Tập quán sinh sản của cá nước mặn (cá cảnh biển)

Cá cảnh biển, một nguồn lợi kinh tế của đại dương, một thú chơi tao nhã gắn liền với thiên nhiên mà con người đang hướng tới. Một trong những điểm thú vị thu hút dân chơi cá cảnh biển chính là những tập quán sinh sản vô cùng đặc trưng, có nhiều nét riêng so với các loài cá khác.

Sau đây là một số tập quán sinh sản tương đối đặc trưng, là niềm “tự hào” của cá cảnh biển.

Chia sẻ trách nhiệm

Trước khi bắt tay vào quá trình sinh đẻ của mình, cặp cá Clownfish dọn “ổ” rất kỹ lưỡng gần nơi có cỏ chân ngỗng để đẻ trứng. Cả cá bố và mẹ đều chăm sóc trứng và bảo vệ trứng trước sự tấn công của những con cá khác đang rình rập. Sau 8 ngày, trứng sẽ nở khoảng một giờ sau khi trời tối vì đây là lúc tránh được ánh mắt dòm ngó của những loài ăn thịt, thậm chí là cha mẹ chúng. Và chúng bắt đầu một cuộc sống mới tự lực cánh sinh. Đối với người nuôi, nên đem trứng ra một hồ riêng dành cho cá con.

sinh sản cá biển
Cá biển sinh sống chung thủy

Chung thuỷ một vợ một chồng

Mùa đẻ trứng của cá ông tiên là từ tháng năm đến tháng mười, chịu sự tác động lớn từ yếu tố nhiệt độ và ánh sáng. Cá sẽ không đẻ trứng nếu nhiệt độ xuống dưới 22oC. Chuyện đẻ trứng thường diễn ra trong khoảng thời gian từ 10 phút trước lúc mặt trời lặn đến 5 phút sau khi mặt trời lặn mỗi ngày. Trứng sau khi đẻ ra sẽ nổi trên mặt nước cho đến khi nở. Đối với cá ông tiên ở Đại Tây Dương, trứng nở trong vòng 18 đến 30 giờ.

Cá ông tiên giống Queen và Blue thường cặp với nhau suốt cả năm và được xem là loài cá chung thủy, chỉ một vợ một chồng. Một con cá mái có thể đẻ 25-27 ngàn trứng mỗi tối trong thời kỳ sinh sản. Sau khi nở từ ba đến bốn tuần, cá con lớn rất nhanh,có thể dài đến 15-20mm và tách ra “ở riêng”.

Búi trứng

Lionfish cũng là loài sống theo đàn cá mới với duy nhất một con cá trống. Cá đẻ lúc giữa đêm, đẻ ra những búi trứng. Mỗi búi chứa khoảng 2.000 trứng. Sau 24 giờ, trứng sẽ được giải phóng và 36 giờ sau thì nở ra cá con. Thức ăn chính của cá con là sinh vật phù du.

Thay cá trống hoàn thành trách nhiệm

Hawkfish có tập quán sống thành đàn nhưng chỉ có duy nhất một con cá trống đồng thời cũng là con cá lớn nhất trong đàn. Khi con cá trống chết hay mất tích, một trong số các con cá mái sẽ biến đổi thành con trống để thay thế vị trí đó.

Cá Hawkfish đẻ trứng lúc chạng vạng. Con trống thiết lập lãnh thổ cho hai đến bảy con cá mái và đêm nào cũng rảo quanh để chọn bạn đời ưng ý nhất. Rồi sau đó, cả hai bơi lên gần mặt biển để đẻ trứng. Giai đoạn này kéo dài khoảng ba tuần. Giống Hawkfish được người nuôi trong bể chủ yếu là Longnose Hawkfish.

Lưu ý khi vận chuyển cá cảnh nước mặn (cá cảnh biển)

Thường thì sử dụng túi bằng bao Nilon với mật độ cá thấp. Nilon cũng phải khá dày, theo quy cách thì dày 55×4,5cm, 45x25cm, 45x15cm…

Khi sử dụng túi 2 lớp nilon, giữa 2 lớp nên lót thêm giấy hoặc nilon màu đen vừa có thể che nắng và đảm bảo cá được yên tĩnh, vừa làm dày thêm bao bì để phòng vỡ túi khi bị vây cá đâm vào, đảm bảo an toàn trên đường vận chuyển.

Số lượng cá trong mỗi bao có từ 1-2 con, nhiệt độ nước trong túi lúc vận chuyển không thể dưới 25 độ C. Khi vận chuyển cá vào mùa đông nên có túi chườm nóng vào thùng đựng đồ để giữ ấm, tốt nhất nên mua cá vào thời điểm những tháng mùa hè hoặc mùa thu.

Những động vật không xướng ống trong đại dương, như trùng ống, san hô… Có thể lấy bông thấm nước mặn và gói riêng từng lớp lại sau đó bỏ chung chúng vào 1 bao nilon, bơm đầy dưỡng khí trước khi vận chuyển đi nơi khác.

vận chuyển cá cảnh nước mặn
Vận chuyển cá cảnh cần lọc lót kỹ càng

Những cá cảnh nước mặn mới được bỏ vào, cần phải tiến hành kiểm dịch bằng thuốc, thường được sử dụng bằng cách cho cá tắm nước ngọt và cách tắm đồng sunfic ngâm 1 vài giây đến vài phút. Trong 1 đến 2 tuần đầu nuôi nên quan sát kỹ các hiện trạng trên cơ thể cá và độ sạch sẽ bên ngoài để có thể xác định được thời gian cho cá ăn lần 1. Nếu cơ thể cá khỏe mạnh, hoạt động bình thường, có thể cho cá ăn sau 1 tuần. Trước hết cho các ăn thức ăn biển khá tốt, hợp khẩu vị, dần dần đến cách thức ăn có nguồn gốc địa phương tương đối dễ mua.

Bệnh thường gặp ở cá cảnh nước mặn (cá cảnh biển)

Quan sát sự di chuyển hay cách ăn uống của chúng sẽ giúp chúng ta phát hiện các dấu hiệu bất thường. Từ đó nếu thấy xuất hiện bệnh, lập tức có phương pháp cứu chữa kịp thời.

Trước tiên, ta cần quan sát cách ăn uống của cá: Khi cho ăn, ta đếm số lượng cá, nếu con nào không chịu tập trung ăn, rời đàn đi riêng lẻ, lập tức theo dõi chặt chẽ hơn.

Thứ hai, ta cần quan sát phân của cá: Màu sắc của phân cũng phản ánh phần nào tình trạng sức khoẻ của của cá. Nếu phân bạc màu và lỏng lập tức chú ý đề phòng cá bị đường ruột. Khi nuôi, ta cũng cần quan sát nếu thấy có cá đánh nhau là phải tổ chức cách ly ngay.

bệnh cá biển
Cá biển mới mua về rất dễ bị bệnh

1. Bệnh đốm trắng

Triệu chứng:
Cá ít di chuyển, đỡ đẫn, thường cọ thân mình vào cạnh bể. Trên mình nổi đầy những đốm trắng. Đây là bệnh lây nhiễm khá nguy hiểm.

Nguyên nhân:
Do những con trùng roi hình ô van gây bệnh

Cách chữa:

  • Thứ nhất là nâng nhiệt độ của nước lên 30 độ C, các ký sinh trùng gặp nhiệt độ cao sẽ bị tiêu diệt
  • Thứ hai đặt những viên gạch mới vào trong nước tiểu người, ngâm 24h, sau đó phơi khô rồi bỏ vào bể cá. Sau 10 tiếng, bệnh cá sẽ thuyên giảm trông thấy.
  • Thứ ba là ngâm cá bệnh trong nước ngọt với tỷ lệ 9 nước ngọt và 1 nước mặn, ngâm từ 1 đến 2 phút. Trong thời gian này, ta cần theo dõi khả năng thích ứng của cá. Nếu thấy cá thở gấp cần khẩn trương vớt cá về bể ngay.
  • Cuối cùng là đổ 10 kg nước biển vào bể (400lít), thêm 0,05g sunphát, tăng cường dưỡng khí, ngâm cá từ 5 đến 10 phút. rồi lại thay nước ngay. Sau 24h sẽ thấy bệnh giảm rõ rệt.

2. Bệnh rách vây, rách da

Triệu chứng: 
Các vẩy cá không lành lặn, những lá vẩy trên cơ thể cá rơi rụng, da cá thối rữa. Nguyên nhân là do chúng đánh nhau hoặc không thích ứng môi trường nước, dẫn đến tổn thương ngoài da.

Cách chữa trị:
Cứ 10 lít nước ta bỏ vào 4 viên furazolidone, ngâm cá khoảng 10, 15 phút hoặc bỏ 0,2g thuốc tím ngam 10 phút, cá sẽ không bị nhiễm trùng, vết thương kín miệng và bệnh sẽ dần khỏi.

3. Bệnh rách mang

Triệu chứng:
Mang của cá bị mất máu, tím tái và thối rữa. Nếu bệnh nặng thì những tua mang lở loét thành lỗ, lan sang quai hàm, việc hô hấp của cá lúc này rất khó khăn.

Cách chữa:

  • Cách thứ nhất, cứ 10 lít nước mặn, ta bỏ vào 0,2 gam furacillin ngâm từ 5 đến 10 phút hoặc ngâm cá trong nước ngọt (9 phần nước ngọt và 1 phần nước mặn)
  • Cách thứ hai, ta cũng có thể ngâm cá trong nước có bỏ sunphát đồng như ở bệnh đốm trắng, sau 24 h bệnh của cá sẽ thuyên giảm đáng kể.

Chọn mua cá cảnh nước mặn (cá cảnh biển)

Cá cảnh nước mặn có các chủng loại đa dạng, màu sắc rất phong phú. Khi chọn mua cá cảnh biển, trước hết phải chọn con to khoẻ. Thực tế người chơi thường chia cá cảnh biển làm hai dòng: một dòng gồm những loài cá sống chung với san hô, hải quì; dòng còn lại sống độc lập, chỉ trang trí thêm biển cảnh bằng đá tự nhiên.

Chọn mua cá biển
Chọn mua cá biển

Chọn mua

Cá cảnh nước mặn có các chủng loại đa dạng, màu sắc và hình dạng cơ thể thay đổi phong phú, đẹp tuyệt. Khi chọn mua cá cảnh biển, trước hết phải chọn con to khoẻ. Cá cảnh biển khỏe mạnh trước hết có màu sắc cơ thể sáng, bơi nhanh, mang nở ra tự do, vây khoẻ, biết tranh nhau ăn. Ngoài ra, cá nước mặn trong lúc vớt và trong quá trình vận chuyển cơ thể có số bị tổn thương, ví dụ như rụng vẩy, vây không hoàn chỉnh, hoặc do áp suất giảm mà không được khoẻ, có thể có những tổn thương với những mức độ khác nhau trong nội tạng, biểu hiện ở chỗ: Bơi lội thất thường và biếng ăn, các loại cá như vậy thì không nên chọn. Nếu trên da có những đốm trắng như hạt gạo hoặc da đọng máu, rách vây… đều là những cơ thể bệnh hoạn, có thể không chọn.

Khi chọn mua cá nước mặn, nên chú ý: Loại nào có thể nuôi chung với loại nào và loại nào không thể nuôi chung với nhau. Các loại các có hình dáng nhỏ không thể nuôi chung với loại cá có hình dáng to, các loại cá tính tình hung hăng không thể nuôi chung với loại cá có tính ôn hoà.

Nếu có nuôi san hô, hải quỳ… trong bể cá nước mặn có thể chọn mua các loại cá thuộc họ miễng sành chum, cá hề, cá quy xanh, cá ba đốm trắng, cá chiêm đốm sọc… Cố gắng đùng chọn mua cá ông tiên, cá điệp, cá mỏ vệt…., vì các loại cá này ăn san hô, hải quỳ và chúng sẽ phá hoại cảnh vật trong bể cá.

Khi chọn mua cá nước mặn, nếu 1 loại chỉ chọn lấy 2 – 3 con thì chúng thường đá lẫn nhau do tranh dành địa bàn, nhưng nếu chỉ có 1 loại mà số lượng quá nhiều thì chúng lại đối sử với nhau hòa bình, an toàn vô sự. Số lượng cá nuôi trong bể cá nước mặn không nên quá nhiều, thường thì dựa theo kích cỡ lớn nhỏ trong bể cá mà tăng giảm số lượng cá. Mật độ cá biển tương đối hợp lý, ví dụ mỗi con cá biển dài 10cm nên có 50 lít nước cho chúng như vậy cá không phải chen chúc.

Theo quan niệm của nhiều người cứ mua: thích thì mua về chơi, vừa mang cá về thả lung tung, không quan tâm loài cá nào thì thích hợp với môi trường nào. Không cần phải chờ lâu, chỉ một lúc sau  tự nhiên thấy hồ cá mình bị mất cá hoặc cá chết nhiều, cá bị rách vây, say sát nhiều lý do rất đơn giản đó là do chúng cắn nhau và hiện tượng cá lớn ăn cá bé.Vì vậy trước khi mua cá về thả nên nhờ người bán cá tư vấn những loài cá có thể sống hòa đồng với nhau.

Thú chơi cá cảnh nước mặn (cá cảnh biển)

Thú vui bể nước mặn đã du nhập vào Việt Nam gần chục năm nay nhưng dường như đã không thu hút “fan” lắm với người chơi tại nước ta. Đến thời điểm này thì tình hình có vẻ bắt đầu có những sự thay đổi theo hướng tích cực hơn nhưng chủ yếu dành cho dân chơi khá giả.

cá cảnh nước mặn
Thú vui cá cảnh nước mặn

Từ chi phí đầu tư, cách nuôi dưỡng và dụng cụ chuyên dụng đều gần như còn rất xa lạ và đắt với phần lớn người Việt Nam ta. Được biết chi phí tối thiểu cho 1 bể trung bình khoảng 7 triệu trở lên mới xem như là được. Những bể chỉ sử dụng san hô chết và cá thì ở khoảng 4 triệu (thường thì những bể này xấu và không có sức thu hút).

Với chi phí đầu tư quá đắt như thế, phần bảo dưỡng cũng tương đương và xem ra có phần khó khăn hơn. Ta phải mua từng lít nước biển đổ vào hồ vào mỗi kỳ thay nước do nơi nuôi bán cá biển chuyển tới. Chi phí mỗi lần thay nước có thể lên đến vài trăm tùy theo kích thước hồ của bạn. Bên cạnh đó, việc mua cá thả vào hồ không phải đơn giản là sống mà là ta phải giữ cho nó sống. Nuôi cá cảnh biển khó hơn cá cảnh nước ngọt. Đòi hỏi người chơi phải dành thời gian chăm sóc chúng nhiều, có kiến thức và kiên trì.

Bể Cá biển khác bể cá nước ngọt ở chỗ là có nồng độ muối trong nước và cá biển khác cá nước ngọt là nồng độ muối trong máu luôn thấp hơn so với nước biển. Do sự thẩm thấu nên cá bị mất nước liên tục và chúng phải uống nhiều nước để bù trừ. Chính vì thế nên cá biển không thể nuôi trong bể cá nước ngọt là vậy.

Mặt khác, nuôi cá cảnh biển là một thú vui khá tốn kém vì muốn tái tạo lại môi trường sống của cá biển bạn cần phải đổ ra khá nhiều công sức từ việc làm hồ cho đến pha chế lại nước biển, lắp đăt hệ thống lọc,.v.v… vì cá biển khó thích nghi môi trường nhân tạo so với cá nước ngọt, chưa hết đâu: cá cảnh biển phần lớn khá hung hăng và thói quen đánh nhau của chúng nhiều khi khiến bạn điên đầu trong việc lựa chọn cá nuôi chung trong hồ. 

Trong một bể kính nước mặn sẽ không dễ bảo quản các cây thủy sinh, khi ấy nhánh san hô có tác dụng thay thế rất tốt tạo ra một sự mô phỏng thu nhỏ những bãi san hô ngầm mà các loài cá sinh sống.