Cá sấu hỏa tiễn ăn gì? Hình ảnh, giá cả và những điều lý thú

Cá sấu hỏa tiễn cảnh được du nhập vào Việt Nam để nhằm đáp ứng nhu cầu chơi cá của đông đảo người dân. Với loài động vật có đặc tính khá là hung dữ này, việc nuôi nó cũng không phải điều dễ dàng. Chính vì vậy hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về loài cá này để có phương pháp nuôi đúng nhất các bạn nhé.

Giới thiệu về cá sấu hỏa tiễn

cá sấu hỏa tiễn

Cá sấu hỏa tiễn có tên gọi khác như: Tên gọi khác: Cá sấu hỏa tiễn, Cá láng đốm, Cá nguyên thủy, Cá hóa thạch sống, Cá Phúc Lộc Thọ, Cá mỏ vịt, Cá nhái đốm

Tên khoa học là: Lepisosteus Oculatus Winchell

Tên tiếng anh: Spotted gar

Video Cận cảnh sự hung dữ của cá hỏa tiễn – Nguồn Hoàng Trung TV

Chúng là loài cá nước ngọt được tìm thấy nhiều nhất ở vùng Bắc Mỹ, cá sấu hảo tiễn thuộc loại động vật ăn thịt. Chúng tuộc ngành động vật có dây sống, lớp cá vây tia, bộ cs láng và nằm trong họ mõm dài. Trung bình chúng có cân nặng từ khoảng 5-7 kg với kích thước phổ biến là 112 – 150 cm. Loài này có tuổi thọ khá cao, nếu được chăm sóc và được sống trong điều kiện thích hợp chúng sẽ có tuổi thọ khoảng 10 năm. Tuy nhiên chúng có tập tính hung dữ, sinh trưởng nhanh và rất phàm ăn nên thường không nên nuôi chung chúng với những loài cá nhỏ khác, tránh tình trạng chúng sẽ ăn thịt những loài cá khác.

cá sấu hỏa tiễn nuôi trong bể ngầm
Cá sấu hỏa tiễn nuôi trong bể ngầm

Cá sấu hỏa tiễn có thể sống được ở nhiều môi trường sống đa dạng với độ mặn khác nhau, từ hồ nước ngọt cho đến đầm lầy, rồi đến vùng nước lợ, vùng cửa sông và vùng vịnh. Chính bởi vậy, nó rất dễ nuôi bất kỳ ở nơi đâu bạn cũng có thể nuôi chúng một cách dễ dàng. Loài cá này bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2000 và nhanh chóng trở nên phổ biến hơn, hiện nay có rất nhiều người nuôi cá cảnh yêu thích và đang nuôi loài cá này.

Về hình dáng của cá sấu hỏa tiễn thì rất dễ có thể nhận dạng. Bởi loài cá này có thân hình ngư lôi, có màu nâu hoặc màu ô liu với bề mặt bụng màu xám, trên thân, vây và đầu có có lốm đốm màu đen. Điểm nổi bật ở cá sấu hỏa tiễn đó chính là phần vảy cá. Vảy có hình dạng giống như kim cương, có cạnh gồ ghề, được bao phủ bởi chất lạ như tráng men. Đặc biệt hơn nữa là lớp vảy này không thể tháo gỡ được, đây cũng chính là một cách phòng vệ của loài cá này, vô cùng tuyệt vời. Việc tấn công con mồi đối với cá sấu hỏa tiễn dường như là một vấn đề rất dễ dàng, bởi chúng có cái mõm dài vói hàm răng vô cùng sắc nhọn, rưng được kết cấu theo kiểu răng kép và hàm trên có độ sắc bén hơn giúp cho việc cắn con mồi trở nên dễ dàng hơn.

cá sấu mỏ vịt
Cá sấu hỏa tiễn sẽ cắn vào tay bạn nếu tay bạn để là là mặt nước

Có thể thấy rằng, cá sấu hỏa tiễn là một loài cá thích cô đơn, thích sự tĩnh lặng và tương đối thụ động nhưng bản tính lại cực kỳ hung dữ. Chúng di chuyển rất chậm, săn mồi theo kiểu phục kích lén lút nhưng không phải là kẻ thích những màn săn giết đẫm máu.

Không riêng gì loài cá sấu hỏa tiễn mà đối với tất cả những loài cá khác cũng vậy, tốc độ sinh trưởng của chúng hoàn toàn phụ thuộc và điều kiện môi trường sống và chế eddooj dinh dưỡng. Để cá hỏa tiễn sinh trưởng và phát triển tốt, người nuôi cần đảm bảo cung cấp môi trường sống có độ pH = 6 – 7, dH = 15 – 20, t0 = 20 – 25oC . Đặc biệt nười nuôi cần phai theo dõi nhiệt độ dưới nước, nếu như nhiệt độ xuống thấp thì nên sử dụng thiết bị sưởi để sưởi ấm cho cá, tránh trường hợp cá mắc phải một số loại bệnh phổ biến như: bệnh nấm, bệnh lở loét

Vì cá sấu hỏa tiễn có kích thước cũng tương đối lớn nên người nuôi cần chuẩn bị bể nuôi có chiều dài từ 150 – 200 cm và phải đặt tại nơi có ánh sáng yếu. Chúng có tập tính sống bầy đàn, bởi vậy nên thả từ 2 con trở lên và thường xuyên thay và vệ sinh nước để chúng có môi trường sống tốt nhất.

Đặc biệt, bể hay hồ nuôi cá sấu hỏa tiễn cần phải có nắp đậy xuống mặt hồ khoảng 10 – 20 cm, bời chúng rất thích nhảy lên mặt nước để đớp bóng.

Cá sấu hỏa tiễn ăn gì

Cá sấu hỏa tiễn thuộc loài động vật ăn thịt và rất phàm ăn, thức ăn yêu thích của chúng chủ yếu là những loài động vật tươi sống như: cá chép nhỏ, giáp xác, tôm tép, côn trùng, thủy cầm,…Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn thức ăn có độ đảm bảo không bị hỏn, không nhiễm bệnh để đảm bảo sức khỏe cho cá. Đặc biệt khi cho cá ăn bạn nên cho với một lượng thức ăn vừa phải để cá có thể ăn hết, không gây dư thừa ở nước. Nếu có dư thừa nên tìm cách lấy thức ăn dư ra ngoài để không gây ô nhiễm nguồn nước.

Hình thức sinh sản của cá sấu hỏa tiễn

Trong môi trường bể kính, sấu hỏa tiễn thường không sinh sản được

Cá sấu hỏa tiễn sinh sản theo hình thức đẻ trứng, màu sinh sản chủ yếu của chúng là vào mùa xuân hàng năm. Số lượng trứng mỗi lần đẻ là rất lớn có thể đẻ được khoảng 150.000 trứng cho mỗi lần đẻ với trứng màu đỏ tươi. Chúng thường đẻ trứng lên các cây thủy sinh trong bể, chính vì vậy bạn nên chuẩn bị những khóm cây thủy sinh có kích thước vừa phải để đặt trong bể cá giúp chúng có ổ đẻ đảm bảo nhất. Đặc biệt khi đẻ xong, trứng thường được đê cố định ở mỗi chỗ và không được ấp.

Cá sấu hỏa tiễn bột nở ra sẽ ăn các động vật giáp xác nhỏ, các sinh vật phù du, và nhanh chóng phát triển kích thước

Một số hình ảnh cá sấu hỏa tiễn đẹp

cá sấu hỏa tiễn trắng
Cá sấu hỏa tiễn trắng hay còn gọi cá sấu hỏa tiễn bạch tạng

Rất nhiều người quan tâm cá sấu hỏa tiễn bạch tạng giá bao nhiêu? Câu trả lời là cực đắt, với cái size 30cm thì giá cá rơi vào 30 triệu và không phải lúc nào cũng có hàng

hình ảnh sấu hỏa tiễn
Cá sấu hỏa tiễn cần môi trường rộng
cá phúc lộc thọ rất hung dữ
Sấu hỏa tiễn hay còn gọi là cá sấu mỏ vịt
cá sấu mỏ vịt ăn cá nhỏ
Nên nuôi cùng cá to, tuyệt đối ko nuôi cùng cá nhỏ
Sấu mỏ vịt hay còn gọi cá phúc lộc thọ
Sấu hỏa tiễn rất khỏe nhưng chậm chạm, thích yên lặng

Cá sấu hỏa tiễn ngoài thiên nhiên

Tuyệt đối không được phóng sinh hay thả cá sấu hỏa tiễn ra môi trường ao hồ hay sông ngòi. Đây là loài có khỏe mạnh, sức sống dai, phàm ăn. Chúng sẽ tàn phá môi trường tự nhiên, ăn hết cá nhỏ và sinh vật khác.

Cá sấu hỏa tiễn có thể dài tới 2m khi được sống ở sông ngòi, nơi có diện dích rộng.

Cá sấu hỏa tiễn nặng nhất, to nhất có thể hơn 100kg và dài trên 2m , dễ dàng ăn các loài thủy cầm lớn như vịt, ngan, ngỗng

Bán cá sấu hỏa tiễn giá bao nhiêu?

Bạn có thể mua cá sấu hỏa tiễn tại của hàng cá cảnh lớn tại Hà Nội hay Sài Gòn, nơi chuyên bán cá dòng cá ăn thịt.

Thông thường người chơi cá cảnh sẽ nuôi trong bể kính, nên thường các cửa hàng sẽ bán cá sấu hỏa tiễn bột, dạng size nhỏ, mini

Tùy vào kích thước để đưa ra giá, với các cửa hàng cá cảnh thì bán cá sấu hoả tiễn size nhỏ rơi vào 50k -100k.

Cá sấu hỏa tiễn có ăn được không ? làm món gì?

Câu trả lời là có, đây là loài cá có thể ăn thịt được, thịt của chúng khá ngon. Tuy nhiên khi làm thịt cá rất khó vì chúng có 1 lớp da rất dày và khó cứa đứt.

Trực tiếp chế biến cá sấu hỏa tiễn làm món nướng

Cá sấu hỏa tiễn làm món gì ? thì câu trả lời là hấp sả hoặc làm lẩu hoặc nướng là ngon nhất.

Phát hiện cá sấu hỏa tiễn chết tại công viên Thống Nhất

Tối ngày 5/5/2020 Tại lỗi vào công viên Thống Nhất – Hà Nội phát hiện xác 1 con cá sấu hỏa tiễn khá to, ước chừng 15kg, với ngoại hình rất mập mạp

Nguồn Beatvn
Chú cá sấu hỏa tiễn này khiến khá nhiều người tò mò
Cá ước chừng 15kg
Đến sáng ngày 6/5/ thì cá có sấu hiệu phân hủy

Theo dự đoán thì có thể cá đã chết từ trước trong hồ và được người dân hiếu kỳ vớt lên hoặc do người dân đã vứt vào trong khuôn viên của hồ.

Ngay sau đó người nhân viên vệ sinh đã dọn dẹp sạch sẽ và báo với ban quản lý hồ.

Cá sấu hỏa tiễn là sinh vật ngoại lai, ăn tạp, phàm ăn, có thể hủy hoại các loài sinh vật nhỏ cũng như môi trường bản địa. Vì thế ko nên phóng sinh loài cá ra này tự nhiên.

Cá thần tiên: Giới thiệu, phân loại, cách nuôi và tập tính sinh sản

Cá thần tiên với vẻ đẹp vô cùng độc đáo đã và đang được rất nhiều người yêu thích. Ở bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về các dòng cá thần tiên và chia sẻ cách nuôi cá thần tiên đẹp nhất.

Giới thiệu

Cá thần tiên hay cá “ông tiên” tên tiếng anh là Angel Fish, với đặc điểm mình dẹt, cao, vây dài, sống theo đàn, đây là một loài cá cảnh sống ở nước ngọt được tìm thấy nhiều nhất ở những vùng nhiệt đới.

cá thần tiên
Cá thần tiên đẹp

Với vẻ đẹp quyến rũ uyển chuyển bởi những chiếc vây dài mềm mại, chúng đã và đang trở thành một trong số những loài cá cảnh được biết đến nhiều nhất trên thị trường hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên toàn thế giới.

Tuổi thọ cá thần tiên

Cá thần tiên cũng thuộc vào loại cá cảnh có tuổi thọ khá cao, nếu được chăm sóc đúng cách, được sống trong điều kiện thích hợp tuổi thọ của chúng có thể lên tới 8-9 năm.

Tuy nhiên nếu không không được chăm sóc một cách kỹ lưỡng và đúng cách thì chúng chỉ có thể sống được khoảng 4 năm.

Bể cá thần tiên trong suốt, tuyệt đẹp

Tốc độ sinh trưởng của loài cá thần tiên thông thường phụ thuộc vào chế độ ăn uống, mỗi tháng chúng có thể phát triển chiều dài từ 0,5-1cm, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của chúng sẽ chậm lại khi chúng có độ tuổi từ 6-8 tháng tuổi, chiều dài là 12-15 cm. Khi đạt đến độ tuổi 12-18 tháng tuổi cá sẽ phát triển gần như hoàn thiện về mặt kích thước.

Các loại cá thần tiên đẹp

Cá thần tiên 3 vạch

Nổi bật với 3 vạch dọc thân cá, đây là dòng cá khỏe, ưa chuộng tại Việt nam, giá cũng khá rẻ, cá lớn giao động 20-40.000đ/con tùy kích cớ

Cá thần tiên 3 vạch

Cá thần tiên vân thạch -Marble

Đây là loại cá phổ biến nhất trong dòng thần tiên, dễ nuôi so với những loài cá khác. Cơ thể chúng có màu trắng bạc và đen lốm đốm xen kẽ lẫn nhau nhưng thường nghiêng về màu đen nhiều hơn là màu trắng.

Giá cá thuộc loại rẻ nhất, giao động từ 10-30.000đ / con tùy kích cỡ

Cá thần tiên vân thạch

Cá thần tiên Mana

Đây là dòng cá đang khá nổi tại Việt Nam, được nhiều người săn đón. Cá thần tiên Mana Đài sẽ đắt và đẹp hơn cá Việt Nam.

Cá thần tiên Mana

Cá thần tiên 3 màu

Là loài có vây lưng rộng lớn và cao vút vây bụng nhọn và dài. Cơ thể màu trắng bạc bề mặt có các chấm đen nhỏ lớn đỉnh đầu màu vàng, cam óng ánh.

Cá thần tiên 3 màu

Cá thân tiên đen vây dài

Hay còn được gọi là Hắc Thần Tiên, Hắc Ông Tiên, Yến Đen, loài này toan thân có màu đen tuyền, vây dài vô cùng độc đáo.

Cá thân tiên đen vây dài

Cá thần tiên ai cập

hay còn có tên Altum Angel, đây là dòng cá được săn lùng nhiều nhất và có giá khá cao. Đặc điểm cá thần tiên ai cập là vây rất to, căng, kéo dài đến sát hậu môn cá

Cá thần tiên ai cập

Cá thần tiên trắng mắt đỏ

Cá thần tiên trắng có 2 loại là thần tiên trắng mắt đen và thần tiên trắng mắt đỏ ( Albino). Dòng mắt đỏ nhìn nổi và đẹp hơn

Cá thần tiên trắng mắt đỏ

Cá thần tiên vằn ( Zebra Angelfish )

Zebra Angelfish - Cá thần tiên vằn

Với đặc điểm đường vằn được mọc dọc theo hai bên thân có từ 3 đến 5 đường.

Cá thần tiên Red Devil

Nổi bật với màu đỏ giảm dần từ đầu xuống bụng, pha lẫn với các mảng đen

Cá thần tiên Red Devil

Nổi bật với màu đỏ giảm dần từ đầu xuống bụng, pha lẫn với các mảng đen

Cá thần tiên đầu vàng

Tên khác là Cá Thần Tiên Vàng Kim Sa, đây loài khá là đặc biệt, toàn thân chúng có màu trắng bạc duy nhất chỉ phần đỉnh đầu là nổi bật hơn với màu vàng, loại này hiện nay trên thị trường rất hiếm.

Cá thần tiên đầu vàng

Cách nuôi cá thần tiên

Chọn bể nuôi cá thần tiên

Cá Thần Tiên có vây khá cao nên yêu cầu kích thước bể cần to:

  • Chiều cao, rộng tối thiểu 40cm, dài 50cm để cá phát triển toàn diện
  • Độ Ph từ 6-7
  • Nhiệt độ ~23 -27 độ C
  • Ánh sáng vừa, không cần quá mạnh
  • Trong bể nên trồng thêm thủy sinh hoặc tiểu cảnh đơn giản để trang trí.
  • Trong bể cần có sủi oxi

Lọc nước và ánh sáng

Lọc nước là yếu tố bắt buộc cần có để tránh nước bị ô nhiễm gây bệnh hay nấm cho cá, với bể <60cm thì bạn cần lọc thác hoặc lọc thùng treo là được, không cần lọc phải quá khỏe.

Để cá lên màu đẹp và long lanh thì nên có đèn, có thể là đèn kẹp hoặc đèn treo.

Môi trường nước

Nếu bạn dùng nước giếng hay nước mưa thì có thể cho trực tiếp vào bể, nếu là nước máy thì cần để 24h bên ngoài để nước bay hết clo, như vậy sẽ an toàn cho cá

Trong quá trình nuôi thì 2 tuần nên thay khoảng 30-50% nước trong bể, khi châm nước lại thì nên cho từ từ tránh cá bị sốc nước.

Chọn cá thần tiên

Khi mua cá cần lưu ý chọn cá có vây căng, bao gồm vây lưng, vây bơi và vây đuôi. nếu vây cúp có nghĩa là cá yếu đang stress hoặc cá bệnh. Ngoài ra cá không bị nấm, không có chất nhầy trên người, màu sắc cần tươi sáng, bơi lội nhanh nhẹn.

chọn cá thần tiên đẹp
Vây cá cần căng, màu sắc tươi sáng, hoạt bát

Khi mua cá về nên thả cả bịch cá vào hồ tầm 30p-1 tiếng để cá quen nhiệt độ nước. Nếu cẩn thận hơn có thể sát khuẩn cá trước bằng thuốc xanh metilen hoặc để cá riêng tầm 1 tuần để theo dõi.

Chăm sóc cá thần tiên

Cá thần tiên cần cho ăn 1-2 lần/ ngày. Thay nước định kỳ 2 tuần 1 lần, hoặc có thể sớm hơn nếu mật độ cá dày.

Cá thần tiên ăn gì?

Cá thần tiên không phải là loài động vật ăn tạp, thường không ăn hoặc rất ít ăn thức ăn cho cá cảnh dạng viên, chúng thích ăn thức ăn ở dạng mảnh, chúng cũng rất thích ăn động vật nhỏ, thức ăn của chúng thường là: giun, bọ gậy, bo bo, atemia hay cá con.

Chính vì thế, khi nuôi cá thần tiên bạn nên chú ý đến việc nuôi kết hợp chúng với các loài cá khác, bởi chúng rất dễ có thể ăn cá con của các loài cá khác, kể cả cá bảy màu trưởng thành cũng có thể trở thành miếng mồi béo bở của chúng.

Nguồn video: Duy Cá kiểng

Cá thần tiên nuôi chung với cá nào

Cá Thần tiên nuôi chung được với phần lớn cá thủy sinh khác như cá mún, cầu vồng, tên lửa, phượng hoàng, chuột, neon…

Tập tính sinh sản cá thần tiên

Cá thần tiên là loại cá đẻ trứng, cá bố mẹ sẽ bảo vệ trứng và cá con khi mới nở , trong thời gian này cá rất dữ, sẽ đuổi đánh các loại cá khác đến gần ổ trứng

cá thần tiên đẻ trứng
Trứng cá thần tiên bám trên lá

Phân biệt cá thần tiên đực và cái

Để phân biệt cá cái và cá đực là rất khó, người ta chỉ có thể biết được một vài điều dựa vào đặc điểm sau:

  • Cá thần tiên đực có vây trên to hơn cá mái
  • Đuôi cá đực có 2 vây bên ngoài dài ( ảnh khoanh tròn đỏ)
  • Cá cái và cá đực khác nhau ở khoảng cách ở giữa vi bụng và vi hậu môn. Với cá mái thì khoảng cách này rộng hơn một chút.
Phân biệt cá thần tiên đực và cái
Cá trống có vây trên to
phân biệt cá thần tiên trống và mái
Vây đuôi cá đực có 2 vây dài, cá cái không có

Cá mái khi trứng già thì bụng to, bơi chậm chạp. Lúc này cá trống nối đuôi theo cá mái để ve vãn. Cũng nhờ vào điểm này mà chúng ta có thể nhận biết và phân tách đúng cặp cá để đưa đi giao phối, bắt đầu quá trình sinh sản.

Bể đẻ

Khi nuôi cá ông tiên bạn không nên để bể với diện tích quá nhỏ, thông thường cũng phải chứa được tầm 50-60 lít nước. Đặc biệt, bạn nên đặt trong hồ một cụm rong sao cho khoảng cách từ đầu cụm rong cho tới mặt nước là 20 cm.

Ngoài ra bạn cũng có thể dùng một cục gạch mới, rửa sạch và đặt dựng trong bể để làm ổ đẻ cho cá. Bởi cá rất thích bơi lượn nên bạn cần phải để một khoảng trống từ vật làm ổ đẻ đến mặt nước ít nhất là 10 cm để có chỗ cho cá bơi lượn,..

cá thần tiên con mới nở
Cá thần tiên mới nở

Lúc này, khi chúng phát hiện thấy có ổ đẻ ở trong bể, chúng sẽ bắt đầu bắt cặp, làm quen và tiến tới quá trình giao phối. Cá thần tiên là một loài cá đẻ trứng, trước khi đẻ trứng cá trống sẽ làm nhiệm vụ dưới chất nhờn lên ổ đẻ, tiếp theo con cái sẽ đẻ trứng lên đó. Sau khi đẻ trứng, cả cá bố và cá mẹ đều làm nhiệm vụ canh giữ trứng.

Cá thần tiên đẻ rất nhiều, mỗi lứa chúng có thể đẻ đến vài trăm đến cả ngàn trứng, tuy nhiên ở lứa đầu tiên số trứng sẽ ít hơn và được tăng dần ở những lứa khác nhau.

Khoảng 2 ngày sau đó thì trứng sẽ nở, lúc này bạn nên tách riêng cá con sang một bể mới để tiện chăm sóc hơn, bởi cá bố mẹ rất dễ có thể sẽ ăn chính những con cá con của mình. Sau khi nở, cá con sẽ sống bám vào ổ và phải đến 3-4 ngày sau chúng mới có khả năng tự kiếm ăn và rời khỏi ổ.

Chăm sóc cá con

Để cá con nhanh lớn bạn nên cho chúng ăn bo bo, bột trứng hoặc Biscotte. Sau đó khoảng chừng 10 ngày cá con đã bắt đầu ăn được lăng quăng và khoảng 2 tháng tuổi là chúng đã được coi như những chú cá thần tiên trưởng thành với kích cỡ 3-5cm

Một số hình ảnh cá thần tiên đẹp

Thần tiên xanh size 9
Thần tiên xanh
cá thần tiên manacapuru
Cá thần tiên manacapuru
cá thần tiên albino
Cá thần tiên trắng albino
thần tiên đen
Thần tiên đen
thần tiên Ai cập
Cá thần tiên Ai Cập

Hình ảnh cá thần tiên đẹp
Thần tiên có màu hồng
Video cá thần tiên đuôi dài

Cá thần tiên giá bao nhiêu?

Giá cá thần tiên tùy thuộc vào dòng cá và kích thước. Với cá nhỏ giá giao động 10 – 20.000, cá lớn giao động từ 25.000đ trở lên. Như dòng cá thần tiên ai cập có thể lên đến 150.000đ 1 con

Mua cá thần tiên ở đâu?

Cá thần tiên khá phổ biến, có thể mua ở hầu hết các hàng cá cảnh.

Ở Hà Nội có thể mua ở Làng Yên phụ, Đường Hoàng Hoa Thám, chợ mơ, bốt Hàng đậu…

Ở Sài Gòn có thể mua ở cá cảnh Trung Tín, Sài gòn WorldFish ở Trường Trinh, P15, Tân Bình, hay Sài Gòn Aqua, cá cảnh Hồng Anh…

Hoặc bạn có thể lên Facebook vào nhóm mua bán cá thần tiên

Cá Tứ Vân ( Xecan): Giới thiệu, thức ăn và cách nuôi sinh sản

Cá tứ vânlà một trong những loài cá cảnh rất dễ nuôi, có kích thước tương đối nhỏ và được rất nhiều người yêu thích. Chắc hẳn rằng, đối với những người chơi thủy sinh thì đây sẽ là một loài cá rất phù hợp, với giá thành mềm mà cách chăm sóc lại vô cùng dễ. Để hiểu hơn về cách nuôi cũng như cách thức chăm sóc cho cá tứ vân phát triển tốt, chúng ta hãy cùng theo dõi ở bài viết dưới đây nhé.

Giới thiệu về cá tứ vân

cá tứ vân
Cá tứ vân – Cá xecan

Cá tứ vân – Cá xecan hay còn được gọi với cái tên khác là cá đòng đong bốn sọc, chúng có tên  khoa học là Puntius tetrazona, là một loài Cyprinidae nhiệt đới. Trong tự nhiên, cá tứ vân thường được phân bố và xuất hiện nhiều nhất ở Malaysia, Campuchia, Thái lan, Indonesia và Việt Nam.

Cá tứ vân có thân hình hình ovan, kích thước tối đa của chúng khoảng từ 4-10 cm. Chúng có một thân hình nhỏ, màu sắc vô cùng độc đáo và nổi bật. Màu nền của thân cá có từ màu bạc đến vàng nâu, xanh,

Điểm đặc trưng nhất của loài là có 4 sọc đứng, cũng vì lý do đó mà chúng có cái tên là tứ vân. Chủ yếu chính là cá sọc đứng màu đen, chúng có điểm độc đáo nữa chính là phần góc vi và mũi có màu đỏ, nhìn rất đáng yêu.

Chúng thường có tập tính sống theo đàn và rất hiếu động, chính vì vậy chúng rất hay bắt nạt những loài cá có kích thước nhỏ hơn chúng.

Video cá tứ vân thường và cam

Thức ăn của cá tứ vân

Cá tứ vân ăn tạp, chính vì vậy nguồn thức ăn của chúng rất dồi dào và phong phú. Bạn có thể chuẩn bị cho chúng các dạng thức ăn khô dạng cám, dạng viên có kích thước vừa với miệng của chúng. Ngoài ra, để cho nguồn thức ăn của chúng thêm phần phong phú, giúp chũng được phát triển một cách tốt hơn thì bạn cũng nên thêm vào danh sách thực đơn một số loại thức ăn khác như:

– Động vật tươi sống như giun, bo bo, atemia…

– Thức ăn đông lạnh, các loại tảo hay những loại thực phẩm có khả năng kích thích tạo màu, giúp cho cá có thêm những màu sắc rực rỡ và nổi bật hơn.

Cá tứ vân sinh sản

cá xecan xanh
Cá xecan ánh xanh

Để nhận biết và phân biệt cá đực với cá cái không phải là một việc quá khó khăn. Thông thường, cá cái sẽ có kích thước to hơn cá đực cùng lứa tuổi. Cá cái có bụng tròn hơn, vây lưng màu đen, vây bụng màu đỏ nhạt bình thường trong khi cá đực có mũi màu đỏ sáng, sặc sở hơn bình thường, vây lưng có một đường đỏ sáng.

Cá tứ vân có hình thức sinh sản đó chính là đẻ trứng.

Cá có độ tuổi từ 6 – 7 tuần tuổi đã được xem là trưởng thành và có khả năng sinh sản. Lúc đó chiều dài tối đa của chúng có thể là 4- 6 cm.

Cá tứ vân đẻ trứng dính, chính vì vậy bạn nên chuẩn bị một số cụm cây thủy sinh trong bể để cho chúng là ổ đẻ và có nơi để ẩn nấp. Mỗi lần chúng có thể đẻ từ 200 – 700 trứng, chúng thường đẻ vào sáng sớm bởi khi đó nhiệt độ nước thường hạ xuống tháp hơn. Người nuôi nên cân đối lượng nước cũng như kích thước bể phù hợp để có không gian và môi trường cho cá sinh sống, cứ khoảng 80 lít nước sẽ thích hợp cho một cặp cá bố mẹ sinh sản.

• Dấu hiệu cá tứ vân sắp đẻ

– Có thể kích thích sinh sản, bạn nên chọn một cặp cá bố mẹ đẹp, cho ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, dấu hiệu cá sắp đẻ là hay bơi dưới đáy, bụng tròn to, khi đó bạn cần tách ra bể khác và hạ nhiệt độ xuống khoảng 25 độ C.

-Cá tứ vân có hình thức thụ tinh ngoài chính vì vậy, khi cách ly cá bố mẹ khoảng 2 ngày mà thấy cá cái đẻ trứng thì bắt đầu thả cá đực vào.

-Vì cá bố mẹ có tập tính ăn trứng, vì vậy sau khi nhận thấy cá bố mẹ không còn rượt đuổi nhau nữa thì chúng ta nhận biết được cá đã đẻ xong và tách riêng cá bố mẹ ra một bể khác để đảm bảo độ an toàn cho trứng.

-Cá tứ vân đẻ rất nhanh và liên tục, chính vì vậy mà sau khoảng 3 tuần cá bố mẹ đã có thể tiến hành sinh sản lần tiếp theo.

 • Cách ấp trứng hiệu quả.

-Sau khi tách cá bố mẹ ra khỏi khu vực ấp trứng, chúng ta tiến hành nâng dần nhiệt độ nước lên 26 – 28 độ C

-Chúng ta cần loại bỏ những quả trứng bị coi là hỏng ra ngoài, những quả trứng này có màu trắng đục.

-Sau khoảng 48 giờ sau trứng sẽ bắt đầu nở.

• Nuôi cá bột

-Sau khi nỏ cá con có màu trong suốt, chúng ta chỉ có thể nhận thấy 2 chấm đen ở phần đầu đó chính là mắt của chúng.

 -Sau khi nở, cá con còn rất yếu và chưa có khả năng ăn thức ăn nên chúng ta cũng chưa nên cho chúng ăn vội, sau khoảng từ 3-5 ngày mới bắt đầu cho chúng học ăn.

-Khi nhận thấy cá con đã có thể bơi lội một cách tự do, chúng ta cần phải cho chúng ăn ngay sau đó. Tuy nhiên do cá còn quá nhỏ nên miệng của chúng cũng rất nhỏ. Lúc này chúng ta chỉ nên cho chúng ăn thức ăn dạng cám, bo bo artemia dành riêng cho cá con mới nở.

-Khi lớn dần chúng sẽ thích ăn những loại động vật bơi lội trong nước hơn. Sau đó có thể cho ăn các loại động vật thủy sinh lớn hơn, cở con mồi lớn dần theo cỡ miệng của cá.

-Tầm khoảng 3-4 tuần tuổi sau khi chăm sóc tốt cá con đã có thể ăn thức ăn của cá trưởng thành, lúc này ta nên cho chúng ăn thêm nhiều loại khác để chúng được phát triển một cách tốt hơn.

-Tuy nhiên số lần cho ăn trong ngày cũng không nên quá nhiều, khi mới bắt đầu cho ăn bạn nên cho ăn 1 lần trong ngày, sau đó tăng dần 2 – 4 lần/ngày

Một số hình ảnh đẹp về loài cá tứ vân

đàn cá tứ vân
bể thủy sinh
Cá tứ vân thích hợp trong bể Thủy Sinh
Cận cảnh cá tứ vân
Hình Ảnh cá Tứ vân rõ nét

Cá tứ vân bán ở đâu?

Đây là loại cá rất phổ biến ở tất cả các hàng cá cảnh. Bạn có thể mua cá tứ vân trên các cửa hàng cá cảnh tại Hoàng Hoa Thám hay làng Yên Phụ.

Giá cá tứ vân dao động từ 5 – 15k/ đôi.

Cá vàng ( Cá ba đuôi) – Giới thiệu, phân loại, tập tính sống

cá vàng

Đã từ rất lâu, cá vàng đã trở thành một trong những loài cá cảnh phổ biến nhất, bởi chúng có sự đa dạng về chủng loại, màu sắc và có giá thành cũng tương đối mềm. Chính vì vậy khi bắt đầu bước chân vào việc nuôi hay chơi cá cảnh thì hầu như ai cũng đã từng nuôi loại cá này

Giới thiệu về cá vàng

cá vàng đẹp
Cá vàng – cá ba đuôi

Cá vàng hay còn gọi là cá ba đuôi có tên khoa học là Carassius auratus, đây là loài cá nước ngọt, có kích thước nhỏ và thường được nuôi làm cảnh. Cá vàng được xe là một trong những những dòng cá được thuần hóa sớm nhất, được nuôi nhiều trong các bể cá trong nhà và ngoài trời.

Video cá vàng – cá ba đuôi

Cá vàng thuộc họ cá chép, với kích thước khá nhỏ nên nó là thành viên nhỏ nhất trong họ cá này. Qua quá trình chọn và lai tạo giống, ngày nay đã có rất nhiều những đặc điểm hình thái và màu sắc khác nhau. Do chúng có sức sống yếu hơn so với loài cá thuần chủng ban đầu nên thường được nuôi ở các bể cá trong nhà.

Đặc biệt hơn, cá vàng còn có khả năng rất đặc biệt đó chính là thay đổi màu sắc theo phổ ánh sáng trong bể nuôi. Cá sống trong bể tối sẽ có màu nhạt hơn vào các buổi sáng và sẽ dần mất màu theo thời gian. Cá vàng có thể phát triển tới chiều dài khoảng 16 – 20 cm. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện sống cá sẽ có những kích thước và màu sắc khác nhau. Tuổi thọ của cá vàng cũng được đánh giá khá cao, chúng có thể sống hơn 20 năm, nhưng đa số cá vàng nuôi tại nhà thường chỉ sống dưới 6 tới 8 năm do chưa đạt được điều kiện sống phù hợp nhất với chúng.

Clip cá vàng bơi trung tăng ăn mồi

Thức ăn của cá vàng

Cá vàng là một loài động vật ăn tạp, thức ăn của chúng không yêu cầu quá cầu kỳ, kỹ lưỡng. Chúng có thể chịu mặn tối đa là 10% và chịu được hàm lượng oxy trong nước rất thấp.  Cá rất háu ăn, tìm mồi liên tục và cũng thải nhiều phân ra môi trường nước, chính vì vậy khi nuôi bạn nên vệ sinh sạch sẽ nước để chúng không bị bệnh. Đặc biệt loài cá này rất thích nước cũ, vì thế bạn không nên thường xuyên thay nước mà khi thay nước hãy giữ lại một ít nước cũ để cá quen với môi trường sống của mình.

trùn chỉ - thức ăn cá vàng yêu thích
Trùn chỉ – giun đỏ là món ăn khoái khẩu của cá vàng

Những loại thức ăn mà bạn cẩn chuẩn bị để nuôi cá vàng:

* Thực vật: Chúng ăn chủ yếu các loại rong rêu, rau cỏ, dễ cây hoặc bèo tấm, cá vàng cũng ăn được hoa quả như chuối, bí đỏ, đậu hà lan. Một số rau đặc biệt mà chúng thích thường có rau muống, cải

* Động vật: là một nguồn thức ăn chính của loài này, phần lớn cá vàng sẽ ăn những loài động vật có sẵn trong môi trường sống của chúng như là bọ gậy, giun, tôm tép hoặc các loài giáp xác nhỏ.

* Thức ăn tổng hợp: Vì là loài cá được thuần chủng bởi con người trong mục đích làm cảnh, cá vàng thường cũng hay ăn các loại thức ăn nhân là các loại cám…. giúp tăng trưởng về màu sắc, sức khỏe và trọng lượng cơ thể.

XEM CHI TIẾT TRONG BÀI VIẾT: Cá vàng ăn gì?

Tập tính sống và hình thức sinh sản

Cá vàng con
Cá con rất nhỏ khi mới đẻ

Cá vàng sinh sản rất dễ dàng, đặc biệt nếu được nuôi ở trong một chiếc bể lớn với điều kiện môi trường thuận lợi. Đến mùa sinh sản bạn có thể nhận thấy rất dễ dàng sự iao phối cũng như đặc điểm để biết rằng con đực và con cái sắp xảy ra quá trình giao phối. Khi bạn thấy con đực có những đặc điểm sau thì hãy chuẩn bị tâm lý sắp có một đàn cấ con ra đời nhé. Cá đực xuất hiện những nốt sần đẹp ở phần nắp mang, trên ngực và cơ thể có khi cũng có nốt sần, cá tỏ ra bị kích thích và đuổi theo cá cái và xô đẩy nó; cá đực dùng nốt sần kích thích cá cái. Ở cá cái thì bạn cũng có thể nhận thấy một cách khá là dễ dàng khi thấy phần bụng của cá to hẳn lên và lệch về một bên, cá bơi lội chậm chạp, lỗ sinh dục màu đỏ hồng đến đỏ sẫm và hơi lồi ra. Sau khoảng thời gian giao hoan, cá cái sẽ tự chui vào các đám cây để tiết trứng, cùng lúc đó cá đực cũng luôn bám sát cá cái để tiến hành quá trình thụ tinh cho trứng của mình.

Cá vàng có khoảng thời gian sinh sản gần như là quanh năm, nhưng đẻ nhiều nhất vẫn là vào tháng 3 và tháng 9. Cá đẻ nhiều đợt, trứng cá có màu trong suốt, ở gần bề mặt nước, thường dính vào cây cỏ. Đặc biệt theo dõi và phát hiện cá đẻ trứng, bạn nên tách trứng ra khỏi cá bố mẹ để trứng có điều kiện nở tốt nhất, đặc biệt môi trường mới dành cho trứng cũng phải được đảm bảo giống với cá bố mẹ.

Tuy nhiên, trứng có nở được và chất lượng của việc ấp trứng còn phụ thuộc vào nhiệt độ, tốt nhất là nên giữ nhiệt độ trong khoảng 21-24 độ C, quá trình này thường xảy ra trong 4 ngày. Nếu nhiệt độ nước cao hơn thì thời gian ấp sẽ ngắn hơn, chỉ còn 2 ngày rưỡi đến 3 ngày. Ngược lại, nếu nhiệt độ thấp thì cá phải ấp trong 6-8 ngày. Cá bột nở ra có thể ăn được tảo và trùng cỏ. Nếu nhìn cá con đều một màu nâu, ta không hình dung được sự biến đổi về sau để cá có màu sắc của cá bố mẹ. Màu vàng hay đỏ bắt đầu thay thế màu nâu đồng, điều này chỉ vào khoảng ngày thứ 60 hay 80 và nhiệt độ của nước không quá 20 độ C. Về hình dạng, cá con được di truyền từ những đặc tính hình thức của cá bố mẹ, đã có thể phân biệt được kể từ những ngày đầu của đời sống của cá con.

Cá con ăn khỏe và lớn nhanh. Sau một tháng, có thể đạt kích thước 2-3cm. Nếu ương nuôi tốt, tỷ lệ sống đạt trung bình 60-70%. Sự trưởng thành sinh dục chắc chắn là vào năm thứ hai. Để tạo cá sinh sản, cần chọn các cá thể 3-4 năm tuổi. Được chăm sóc cẩn thận.

Phân loại các dòng cá

Cá vàng được phân loại dựa vào đặc điểm thân và vây đuôi, cụ thể như sau:

-Thân dài, vây đuôi đơn:

Cá vàng thông thường (Common Goldfish)

Cá vàng sao chổi (Comet)

Cá vàng kim tuyến đỏ (Shubunkin)

-Thân dài, vây đuôi đôi:​

Cá vàng đuôi bướm (Jikin)

Cá vàng đuôi công (Tosakin)

Cá vàng Wakin (Wakin)

-Thân ngắn, vây đuôi dài:

Cá vàng đuôi voan (Veiltail)

Cá vàng đầu lân (Oranda),

Hạc đỉnh hồng (Redcap Oranda​)

Cá mắt lồi đen (Broadtail Moor Goldfish/Black Moor)

Cá vàng hướng thiên (Demeranchu) hay Hướng thiên nhãn (Telescope)

-Thân ngắn, đuôi ngắn, có vây lưng:

Cá vàng đuôi quạt (Fantail)

Cá vàng ngọc trai (Pearlscale)

-Thân ngắn, đuôi ngắn, không có vây lưng:

Cá vàng Thủy bao nhãn (Bubble Eye)

Cá vàng mắt lồi (Demekin-Celestial)

Cá vàng phượng hoàng (Egg Goldfish)​

Cá vàng sư tử (Lionhead)

Cá vàng Lan Thọ (Ranchu)

Cá vàng Lan sư (Lionchu)

Cá vàng Thọ tinh

Cá vàng Pompon

-Ngoài ra còn có một số giống cá khác: Cá vàng gấu trúc, cá vàng xà cừ,…

Một số hình ảnh đẹp về cá vàng

cá vàng thường
Cá vàng thông thường – hay còn gọi là cá vàng ta, sinh sản ở Việt Nam
cá vàng mắt lồi
Cá vàng mắt lồi đuôi bướm
ranchu
cá vàng ranchu – Loại cá người tròn, ục ịch, đáng yêu
cá vàng lưng gù
Ryukin – Hay còn gọi là cá vàng lưng gù
oranda
Cá oranda hay còn gọi cá vàng đâu lân
hạc đỉnh hồng
Hạc đỉnh hồng

Astxanthin- Thuốc lên màu cho cá đĩa

ASTXANTHIN

Để cá cảnh có màu sắc đẹp sặc sở và khỏe mạnh luôn là mục tiêu nhiều người chơi và nuôi cá hướng đến. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ vai trò của sắc tố – thành phần thiết yếu để tạo nên màu sắc rực rỡ cho cá. Nhiều người theo kinh nghiệm đã cho cá ăn những thức ăn giàu sắc tố trong tự nhiên như các loại tôm tép nhỏ, cá con hay tảo… ngoài ra hiện nay trên thị trường có bán nhiều loại thức ăn dạng viên đã được bổ sung sắc tố (xanthophyll) với nhiều tên gọi và xuất xứ. Tất cả các loại thức ăn kể trên đều tốt và những có tác dụng nhất định. Tuy nhiên, người sử dụng không thể kiểm soát được lượng sắc tố trong các loại thức ăn này, và không thể biết được bao lâu cá sẽ đạt được màu sắc rực rỡ như mong muốn.

Carophyll Pink® 10% CWS là sản phẩm của hãng DSM (trước đây là Roche Vitamins) chứa 10% astaxanthin – là loại sắc tố giúp cá có màu sắc đẹp rực rỡ và tăng sức đề kháng. Gần đây sản phẩm này được sử dụng trên cá cảnh và đã đem đến những tác dụng tích cực. Người chơi cá hài lòng vì vẻ đẹp màu sắc của cá kiểng, trong khi người nuôi cá đảm bảo cung cấp được cho thị trường trong nước và xuất khẩu những lô cá có màu sắc đẹp, khỏe mạnh.

Tuy nhiên nhiều người nuôi và chơi cá cảnh vẫn còn một số băn khoăn về sản phẩm này:

1. Astaxanthin là gì? Công dụng?

Astaxanthin là 1 loại carotenoid, một nhóm sắc tố hiện diện trên một số loài thủy sản, tạo cho cơ, da và trứng thủy sản có màu vàng, cam hay đỏ. Astaxanthin là nguồn sắc tố thiên nhiên tìm thấy nhiều trên cá hồi (cá có cơ và da màu đỏ), một số loài giáp xác. Hiện nay để nhuộm màu cơ, da hay làm cho cá lên màu vàng cam hay đỏ, trong thức ăn cá cảnh thường được bổ sung Astaxanthin hay Canthaxanthin để cá có màu sắc đẹp hơn và dễ tiêu thụ hơn.

ASTXANTHIN

2. Cơ chế tác động của astaxanthin?

Astaxanthin có công thức hóa học là 3,3’ dihydroxy-4,4-diketo-β Carotene. Không phải là hormone nên không gây hại đến khả năng sinh sản của cá. Cá sẽ chuyển hóa Astaxanthin trong thức ăn thành tuaxanthin và tích lũy trong da, làm cá có màu sắc rực rỡ. Cá có khả năng hấp thụ tốt các loại carotenoid theo thứ tự sau: Zeaxanthin (không phổ biến)> Astaxanthin> Lutein (trong thực vật như bắp)

3. Cá sẽ đạt màu sắc rực rỡ (nhìn thấy được) sau khi bổ sung bao lâu?

Cá khi được bổ sung astaxanthin vào khẩu phần ăn liên tục sau 7 – 10 ngày sẽ đạt màu sắc rực rỡ.

4. Nếu bổ sung quá liều có gây ảnh hưỡng xấu cho cá không?

Vì sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên nên khi bổ sung nhiều hơn liều khuyến cáo (200 ppm) cá sẽ mau có màu sắc rực rỡ hơn. Trong trường hợp lượng dùng quá cao cá sẽ tự loại thải qua mang và bài tiết mà không gây hại cho bản thân cá.

5. Nếu ngưng bổ sung astaxanthin thì cá có bị nhạt màu đi không? Tại sao?

Vì cá cảnh thường được nuôi trong điều kiện dễ gây stress(không gần gủi với môi trường tự nhiên và tập tính của cá) nên cá phải huy động lượng sắc tố tích lũy được để chống lại bệnh tật nên sau một thời gian (tùy điều kiện nuôi và mật độ nuôi) màu sắc sặc sỡ của cá sẽ nhạt dần. Tuy nhiên, khi bổ sung trở lại thì sau một thời gian ngắn cá sẽ lại đạt màu sắc rực rỡ.

6. Astaxanthin có phải là hormon và gây mất khả năng sinh sản của cá không?

Carophyll Pink® 10% CWS là một sản phẩm của hãng DSM (Roche Vitamins), Thụy Sỹ. Sản phẩm này có chứa 10% Astaxanthin. Sản phẩm Carophyll Pink chủ yếu được dùng trong thức ăn tôm công nghiệp với công dụng tăng khả năng đề kháng cho tôm và giúp tôm nuôi công nghiệp có sàu sắc đẹp cả khi nuôi (xanh sậm) và sau khi nấu chin (đỏ hồng).

Sản phẩm này đã được dùng khá rộng rãi ở các nước nuôi tôm xuất khẩu như Thái Lan và Việt Nam. Vì vậy một khi sản phẩm tôm từ các nước này được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Châu Âu, Mỹ, tôm phải bảo đảm không chứa các chất kích thích hay hormone (được kiểm tra rất nghiêm ngặt). Điều này chứng minh rằng Astaxanthin hoàn toàn không phải là hormone nên không hoàn toàn không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cá.

7. Cách sử dụng astaxanthin?

Trong thức ăn cá dĩa hay cá la hán hiện nay, Astaxanthin đang được sử dụng theo hai cách:

  1. Đối với thịt/tim bò: trộn 2 gram Carophyll Pink vào 1 kg thịt/tim bò đã xay nhuyễn. Trộn đều hổn hợp cho tới khi hỗn hợp có màu đỏ cam. Ép thịt/tim bò thành miếng mỏng, trữ ở nhiệt độ từ (-) 5 – 0 0C cho cá ăn dần.
  2. Đối với thức ăn viên nổi: một số thức ăn công nghiệp hiện có trên thị trường đã có sẳn 1 lượng nhỏ sắc tố. Để tăng hiệu quả cho thức ăn (để cá có màu đẹp hơn, hay cá la hán mau lên “gù”), người nuôi làm theo cách sau: hòa 2 gram Carophyll Pink vào nước, sau đó rưới đều dung dịch này lên viên thức ăn. Phơi hoặc sấy viên thức ăn thật khô để cho cá ăn dần. Lưu ý bảo quản viên thức ăn nơi khô ráo, thoáng mát.

Sản phẩm Carophyll Pink® 10% CWS được đóng bao:

  • 0,5 kg/hộp
  • 10 gram/gói

Sản phẩm Carophyll Pink® 10% CWS đã được nhiều nghệ nhân tin tưởng sử dụng. Các bạn quan tâm có thể đến tham quan, tìm hiểu thêm kinh nghiệm sử dụng và mua sản phẩm trên tại:

  • Nghệ nhân Tân Xuyên – Cửa Hàng Cá Cảnh Tân Xuyên – 25 Phó Đức Chính, Q. 1, TP. HCM.
  • Vương Văn Hùng (chuyên pha tim bò cho cá dĩa) – 0908161660
  • Nghệ nhân Phan Văn Phúc 213/22/12 Nguyễn Trãi, P.12, Q.5 – ĐT: 8382695

Sản phẩm này cũng được sử dụng tại một số trại cá như: Trại cá Phúc Sơn – Gò Vấp, Trại cá của ông Lý Anh Huê – Bình Thới…

Cá vàng ăn gì? Ưu nhược điểm của mỗi loại thức ăn.

trùn chỉ - thức ăn cá vàng yêu thích

Cá vàng là loại sinh vật cảnh ăn tạp và phàm ăn, thức ăn tươi hay khô thậm chí là cả cơm chúng đều có thể nuốt. Câu “ não cá vàng” là ý nói về bộ nhớ chỉ vài giây của cá vàng, vừa ăn xong nhưng chúng đã quên luôn và có thể ăn tiếp. Chính vì vậy khi nuôi cá vàng cần căn chỉnh cho ăn vừa đủ, mỗi lần cho ăn chỉ tầm 15-20 phút là dừng, ko cho ăn quá nhiều, nên chia nhỏ các bữa ăn.

Các thức ăn thông dụng, phổ thông nhất trả lời cho câu hỏi cá vàng ăn gì:

1. Trùn chỉ

Ưu điểm: Đây là thức ăn tươi yêu thích nhất của cá vàng, hàm lượng chất đạm cao, dễ ăn. Cá con nhanh lớn, cá trưởng thành ăn nhiều sẽ béo tròn, dễ sinh sản.

Nhược điểm: Tuy giàu chất dinh dưỡng nhưng trùn chỉ sống dưới đáy cống rãnh, khá bẩn. Khi mua về cần rửa sạch chất bẩn, giun chết. Việc bảo quản giun là khá khó và không được lâu, phải để chậu giun ở nước sạch, có dòng chảy, nếu không giun sẽ chết, cá ăn phải sẽ nguy hiểm.

trùn chỉ
Trùn chỉ hay còn gọi là giun đỏ

Lời khuyên: Nên mua từng ít một, mua giun về xả dưới vòi nước cho thật sạch, khi giun có màu đỏ tươi thì cho ăn. Nếu không mua được trùn chỉ thì có thể dùng giun đất cắt nhỏ cho cá ăn.

Trùn chỉ sống ở đâu: Nếu bạn không mua được trùn chỉ thì có thể tự bắt, tuy nhiên sẽ khá dơ bẩn vì trùn chỉ sống ở dưới đáy các kênh rạch bẩn, nơi có nguồn nước chảy liên tục và dơ bẩn.

Cho cá vàng ăn gì
Cho cá vàng ăn gì? Câu hỏi rất dễ trả lời

2. Cám cá vàng khô

Ưu điểm: Tiện lợi, nhanh chóng, với thức ăn cao cấp thì khá đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cá. Các loại thức ăn phổ biến cho cá vàng là: Tomboy, Mizuho, cám giải nguyên, M2… Qua thực tế cho thấy thì Tomboy khá khó tiêu nhưng là dòng kích cá đẻ nhanh nhất. Với lượng ăn từ 3-5 bữa 1 ngày thì tầm 3 tuần – 1 tháng là cá sẽ đẻ 1 lứa.

Nhược điểm: Thức ăn khô cá ăn nhiều không tốt có thể gây chổng mông, cá nổi trên mặt nước.

Thức ăn khô
Thức ăn khô Mizuho rất tốt

Lời khuyên: Với thức ăn khô nên ngâm chừng 15p để thức ăn ngấm nước, sau đó mới cho cá ăn.

3. Sâu đỏ đông lạnh

Ưu điểm: Đây là con sâu đỏ trong nước được đóng thành đá, khá giàu chất dinh dưỡng và tiện lợi. Khi cho ăn thì chỉ cần thả vài viên sâu đỏ đông lạnh vào.

Nhược điểm: Chi phí khá cao, nếu bảo quản không tốt sau đỏ có thể bị tan hết thịt, chỉ còn lớp vỏ sâu, giảm giá trị dinh dưỡng

Sâu đỏ đông lạnh
Sâu đỏ đông lạnh

4. Tim bò đông lạnh

Đây là thức ăn cao cấp, giàu chất dinh dưỡng và đắt tiền nhất dành cho cá vàng. Bản chất thức ăn là tim bò, thịt bò, thịt bò xay nhuyễn kết hợp với các chất phụ gia kết dính sau đó cho đông đá.

Thức ăn này ít người sử dụng cho cá vàng.

tim bò
Tim bò – Thức ăn cao cấp

5. Tự làm trứng hấp cho cá

Hướng dẫn cách làm đơn giản: Đập trứng vào bát, cho thêm ⅓ -½ lượng nước, hấp cách thủy tầm 5 phút. Để nguội cho cá ăn, không ăn hết cho tủ lạnh ăn dần. Ngoài ra có thể kết hợp thêm với tảo, bí ngô, bí đỏ, men tiêu hóa để kích thích cá ăn và dễ tiêu hóa hơn.

Ưu điểm: Dễ làm, tiện lợi, chi phí thấp, 2 quả trứng có thể ăn 1 tuần.

Nhược điểm: Bẩn nước, ăn xong sẽ có lớp bụi trứng li ti trong bể, cần có lọc tốt và thường xuyên thay nước

trứng hấp
Trứng hấp – thức ăn cho cá vàng

6. Thức ăn khác

Như đã nói thì cá vàng ăn tạp và rất phàm ăn. Bất cứ thứ gì cũng có thể cho cá ăn, tùy vào điều kiện và hoàn cảnh mỗi nơi để chọn thức ăn cho cá. ví dụ:

  • Bèo tấm, xà lách, rau muống… thái nhỏ
  • Bọ gậy, ấu trùng bobo…
  • Tôm, tép, thịt thái nhỏ
  • Thậm chí là cả cơm, cháo nát

Rất nhiều người hỏi cá vàng có ăn cơm không? Câu trả lời là có, tuy nhiên khi cho ăn thường xuyên thì nước dễ bị đục, có màu trắng như nước vo gạo, dưới đây là hình ảnh cá vàng ăn cơm

cá vàng ăn cơm
Cá vàng ăn cơm
Clip bể cá vàng đẹp đang ăn

Chốt lại: Chơi cá vàng là thú vui thư giãn, giải trí sau mỗi giờ làm, giờ học căng thẳng. Không nên bắt chước hay học đòi theo người khác, hãy chăm sóc chúng trong đúng khả năng và hoàn cảnh bản thân, nơi sống. Luôn giữ nước sạch và không cho ăn quá nhiều đấy là tôn chỉ khi nuôi cá vàng.

Cá vàng ăn bao nhiêu là đủ?

Như đã nói thì cá vàng sẽ ăn liên tục, vừa ăn xong sẽ quên luôn mình vừa ăn và sẽ ăn tiếp. Vì vậy nên chia nhỏ bữa ăn và chỉ cho ăn từ 15-20p.

Với cá vàng thì ăn bao nhiêu cũng là không đủ, thế nên bạn cho ăn vừa phải thôi nhé, tránh cá bị sình bụng

Cá Koi (Cá Chép vảy rồng)

Cá chép vảy rồng còn gọi là cá chép Nhật (cá Koi). cá Koi theo tiếng nhật là Nishikigoi, được người Nhật lai tạo giống cách đây hơn 200 năm. Tùy theo màu sắc đặc tính mà người ta còn có nhiều tên gọi cho các con cá. 

  • Con cá có màu nền trắng pha màu đỏ gọi là Kohaku.
  • Cá màu nền trắng pha màu đỏ và thêm một chút màu đen gọi Showa sanke.
  • Cá có màu xám bạc hai bên mang có màu đỏ pha trắng gọi là Asagi và Shusui.
cá chép vảy rồng
Cá chép vảy rồng

Ngoài ra còn có nhiều tên khác nữa để gọi như KohakuSankeShowaOgonKin- ShowaKujakuHi-UtsuriShusuiKomonryuKoromoShowa Sanshoku

cá Koi có thể sống tới cả trăm năm tuổi, bình thường nuôi trong hồ nhân tạo nó cũng thể sống tới 25 – 35 năm. Người Trung Hoa có truyền thuyết “cá chép hoá rồng” hay “cá vượt vũ môn”, tức là con cá chép khi sống trăm năm tuổi có thể lột xác biến thành Rồng để đạp mây vờn gió khỏi phải sống một số phận lặn hụp dưới nước. Không biết nếu khi chúng ta có con cá Koi (tạm gọi là cá chép cảnh Nhật Bản cho dễ hiểu) sống hơn trăm tuổi nó có biến thành rồng bay đi không? Nếu vậy thì cũng hơi tiếc vì chắc chắn bạn sẽ mất đi món tiền lớn. Dẫu sao đây cũng là truyền thuyết mang triết lý đẹp với ước mơ vươn lên của muôn loài trong vũ trụ.

cá Koi khi trưởng thành có chiều dài khoảng 60–90 cm. Nếu nuôi và chăm sóc cẩn thận nó có thể lớn thêm được 5–10 cm mỗi năm.

Không như cá Thanh Long (hay còn gọi là Bạch Long, Hắc Long) thường quậy phá và thức ăn chủ yếu là các loài cá sống nhỏ, cá Koi là một loại cá hiền lành, nó có thể sống chung với các loại cá khác mà không cảm thấy bị phiền nhiễu. Tuy nhiên để tránh tình trạng lây nhiễm bệnh tật người ta thường nuôi cá Koi thuần nhất trong hồ và không nuôi thêm các cá khác.

Hồ nuôi cá Koi

Không giống như các loại cá cảnh khác được nuôi trong hồ kiếng để ngắm nhìn theo chiều ngang, cá Koi được nuôi trong một loại “ao” nhỏ đào trong vườn, do đó chúng ta chỉ ngắm nhìn những chú cá Koi bơi lội lững lờ ở phía trên lưng. Hồ nuôi cá thường được đào sâu xuống theo hình bậc thang (có thể sâu khoảng 2m) để tạo nên nhũng chiều sâu đa dạng, phía dưới được lót bằng những tấm nilon nhựa để nước khỏi thoát đi, dĩ nhiên nếu điều kiện kinh tế của bạn tốt hơn, bạn có thể xây bằng xi măng, như thế hồ của bạn sẽ chắc chắn hơn nhiều và bạn cũng khỏi phải lo lắng lỡ có khi nào tấm lót nilon bị lủng, nước thoát đi hết và Koi của bạn cũng “thăng” luôn.

Dung tích hồ tùy theo mặt bằng có sẵn của bạn, từ 4- 5 mét khối tới vài chục mét khối. Theo nhiều người khuyên bờ hồ nên xây cao hơn mặt nước khoảng 30 – 40 cm để tránh tình trạng chó hoặc mèo săn mất cá Koi của bạn. (Ở Mỹ thì hay có các chú racoon đêm đêm hay rình bắt trộm cá Koi vô cùng).

Quanh bờ hồ người ta có thể trồng vài cây sen để cá có thêm bóng mát trong những ngày hè và cũng để làm giảm bớt sự phát triển của các loại rêu độc hại, hoặc trang trí thêm những ngọn đèn, cây cảnh bonsai hay bàn ghế theo kiểu Nhật cho thêm thơ mộng. Hồ nước cũng cần trang bị thêm một hệ thống bơm lọc để giữ nước luôn được trong sạch và tránh tình trạng bị rêu lan trong nước.
Theo nguyên tắc đối với cá Koi lớn khoảng 30 cm thì cứ mỗi mét khối nước thì được thả một con, cá nhỏ thì ta có thể thả mật độ dày hơn.

cá Koi giống

Hiện nay cá giống ở các nước Châu Âu bán tương đối rộng rãi, cá loại nhỏ (5-10 cm) giá cũng phải chăng từ 10–20€. Cá lớn hơn (30 cm) giá khoảng 1000 Euro. Ðối với cá có màu sắc và hình dạng đặc biệt thì bạn phải tới những nơi bán đấu giá cá được tổ chức mỗi năm vài ba bận, nhưng coi chừng, giá cá sẽ rất đắt từ vài ngàn đến vài trăm ngàn, cá biệt có thể đến cả triệu Euro. Ðó thật sự là một tài sản không nhỏ.

Ðối với các loại cá giống được nhập cảng từ Nhật Bản, giá cá giống có hơi mắc hơn nhưng cũng có thể chấp nhận được.

Trước đây cá giống chủ yếu được lai tạo từ Nhật nhưng bây giờ người Châu Âu cũng biết cách lai tạo giống nên nhiều người cũng có thể nuôi được loại cá này. Không những người ta lai tạo được những chú cá Koi kiểu cổ điển mà còn lai tạo được những chú cá Koi có hình dạng và màu sắc dị kỳ, chẳng hạn như những con cá Koi có đầu gồ ghề, xù xì như kiểu cá đầu lân (như cá vàng 3 đuôi đầu lân). Không biết những con cá Koi có hình dáng dị dạng này có thể sống lâu như những con cá khác hay không, nhưng ấn tượng đầu tiên bạn sẽ thấy nó đẹp và dĩ nhiên giá nó sẽ cao hơn những con cá khác nhiều.

Tiêu Chuẩn đánh giá cá Koi

Ðể đánh giá một con cá như thế nào là “đẹp” có rất nhiều tiêu chuẩn mà người nuôi cũng như ban giám khảo phải tuân thủ theo tiêu chuẩn của người Nhật bản:

  • Màu sắc
  • Sự trưởng thành
  • Hình dạng

Về màu sắc thì màu sắc phải tươi tắn tự nhiên, sự phân chia màu sắc phải rõ ràng, không loang lổ các khoảng màu có hình dạng độc nhất vô nhị. Thí dụ có chú cá Koi toàn thân trắng nhưng trên giữa đỉnh đầu có một đốm đỏ thật lớn, thật tròn như một hình mặt trời trên nền cờ của của con dân Thái Dương Thần Nữ.

Về hình dạng như đã nói ở trên, tuy nhiên đây là sản phẩm của sự biến đổi gen trong cơ thể cá nên tiêu chuẩn này chỉ đứng vào hàng thứ hai, ngoài ra độ lớn và sức khoẻ cá cũng đóng vai trò quan trọng để quyết định giá cả của cá.

Nước nuôi cá Koi

Ðể cá có sức khoẻ vững bền, nước nuôi cá phải luôn được giữ trong sạch. Nồng độ pH luôn phải từ 7 tới 7.5 được coi là lý tưởng. Nên tránh sự thay đổi độ pH quá bất ngờ đột ngột vì như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ của cá.

Nếu nồng độ nitrite trong nước quá cao hoặc bạn có nhu cầu để thay nước hồ thì cũng không nên thay một lần mà nên thay từ từ, cứ 2 ngày rút đi khoảng một phần ba thể tích của hồ cho đến khi nước hồ trong lại.

Bạn cũng nên chú ý đến các loại rong tảo phát triển trong nước, nếu rong tảo phát triển quá nhiều sẽ hút hết nồng độ oxygen trong nước và làm cá nghẹt thở.

Ðể làm giảm sự phát triển của rong tảo bạn có thể trồng thêm những loại cây trong nước như sen, cỏ sậy quanh hồ, một thác nước nhỏ hoặc một vòi phun nước (dạng giếng phun ) cũng có tác dụng đáng kể.

Thức ăn cho cá Koi

cá Koi ăn những loại thức ăn chế biến sẵn có bán trên thị trường, được làm chủ yêú bằng nguyên liệu thào mộc như lúa gạo, bột, được pha thêm thành phần bột cá và các loại vitamin.

Bệnh tật thường gặp ở cá Koi

cá Koi cũng có thể lây nhiễm bệnh tật, các bệnh thưòng gặp như ngứa mình, biếng ăn, lở da rụng vảy, đốm trắng hay lở môi, cũng có những thuốc đặc trị bán sẵn trên thị trường. Cá bệnh nên vớt ra những hồ chứa riêng để theo dõi và điều trị. Trường hợp nặng hơn có lẽ bạn nên mời bác sĩ thú y nếu không muốn thấy chú cá Koi yêu mến của mình lặng lẽ …. đi vào cái lẩu đang sôi.

Thú vui nuôi cá Koi

Nghề chơi cũng thật lắm công phu, thú nuôi cá Koi được nhiều người Châu Âu, người Mỹ cũng biết đến và phát triển như một nghệ thuật. Nhiều dịch vụ khác cũng được “ăn theo” như thiết kế và xây dựng vườn hồ, chăm sóc sức khoẻ cá, thậm chí còn có cả một hotel cho … cá để chăm sóc những chú cá khi chủ nó phải vắng nhà lâu ngày. Nhiều hiệp hội, câu lạc bộ “cá Koi” cũng được hình thành khắp nơi.

Ở Việt Nam chúng ta thú vui nuôi cá Koi chưa được nhiều người biết tới, hy vọng một ngày gần đây nó sẽ trở nên một thú vui có tính cách quần chúng. Còn gì thanh thản hơn sau một ngày lao động đầy căng thằng, mệt mỏi, về tới nhà với tách trà trong tay ngồi dưới bóng mát của bóng cây sau nhà, nghe tiếng chim hót, tiếng nước chảy rì rào như xa, như gần và dưới kia đàn cá chép kiểng nhật bản lượn lờ êm ả như một đám mây ngũ sắc đùa lượn. Hy vọng rằng bạn sẽ mau quên đi những lo âu thường ngày và một ngày nào đó nếu thời cơ đến quỹ gia đình của bạn sẽ được cải thiện đáng kể với cá chép kiểng Nhật Bản.

Nói đến cá chép, nhiều người nhớ lại thời gian khoảng hơn 10 năm về trước. Phong trào nuôi cá chép đang thịnh hành. Cá chép được nuôi nhiều khắp từ thành thị đến nông thôn bởi đây là loài cá dễ nuôi, giá thành lại hợp lý. Ngày ấy, người ta chủ yếu nuôi cá chép vàng chứ không phải là chép đen. Tuy nhiên, chúng vẫn chỉ là những con cá cây nhà lá vườn. Dần dần, sau này khi nghề chơi cá cảnh phát triển, có nhiều loài cá đẹp ra đời, cá chép buộc phải nhường chỗ cho những người anh em không quen biết…

Trong những năm trở lại đây, người ta bắt đầu lai tạo ra nhiều loài cá chép tuyệt đẹp, có thể nói là mang tính chất đột phá. Tiêu biểu cho giống cá chép mới là Koi. Koi cũng trở thành một đặc trưng của đất nước mặt trời mọc. Koi cũng giống như những người bà con của nó, rất dễ nuôi và mau lớn. Chúng là loài cá to nên cần môi trường nước khá rộng.

cá Koi ăn tạp, chúng có thể ăn mọi thức ăn mà chúng ta cung cấp.

Trước đây, Koi chỉ có 4 màu cơ bản, nay được người Nhật và Trung Quốc lai tạo, chúng trở nên rát phong phú về màu sắc và hình dáng được rất nhiều người nuôi, đặc biệt là phương Tây. Ngày nay tuy không phải là xuất chúng, nhưng Koi trở thành một loài cá hấp dẫn người chơi và đã có những tổ chức, hội, chuyên chỉ chơi Koi trên khắp thế giới.

Hồ nuôi cá Koi

Không giống như các loại cá cảnh khác được nuôi trong hồ kiếng để ngắm nhìn theo chiều ngang, cá Koi được nuôi trong một loại “ao” nhỏ đào trong vườn, do đó chúng ta chỉ ngắm nhìn những chú cá Koi bơi lội lững lờ ở phía trên lưng.

Hồ nuôi cá Koi
Hồ nuôi cá Koi

Hồ nuôi cá thường được đào sâu xuống theo hình bậc thang (có thể sâu khoảng 2m) để tạo nên nhũng chiều sâu đa dạng, phía dưới được lót bằng những tấm nilon nhựa để nước khỏi thoát đi, dĩ nhiên nếu điều kiện kinh tế của bạn tốt hơn, bạn có thể xây bằng xi măng, như thế hồ của bạn sẽ chắc chắn hơn nhiều và bạn cũng khỏi phải lo lắng lỡ có khi nào tấm lót nilon bị lủng, nước thoát đi hết và Koi của bạn cũng ” thăng” luôn.


Dung tích hồ tùy theo mặt bằng có sẵn của bạn, từ 4- 5 mét khối tới vài chục mét khối. Theo nhiều người khuyên bờ hồ nên xây cao hơn mặt nước khoảng 30 – 40 cm để tránh tình trạng chó hoặc mèo săn mất cá Koi của bạn.
Quanh bờ hồ người ta có thể trồng vài cây sen để cá có thêm bóng mát trong những ngày hè và cũng để làm giảm bớt sự phát triển của các loại rêu độc hại, hoặc trang trí thêm những ngọn đèn, cây cảnh bonsai hay bàn ghế theo kiểu Nhật cho thêm thơ mộng. Hồ nước cũng cần trang bị thêm một hệ thống bơm lọc để giữ nước luôn được trong sạch và tránh tình trạng bị rêu lan trong nước.
Theo nguyên tắc đối với cá Koi lớn khoảng 30 cm thì cứ mỗi mét khối nước thì được thả một con, cá nhỏ thì ta có thể thả mật độ dày hơn.

Kỹ thuật sinh sản cá Koi

Cá Koi có thể đẻ dể dàng trong môi trường nhân tạo khi thuần thục ở 1 năm tuổi . Thường thì được cho đẻ theo từng nhóm nhỏ cân đối trống mái hoặc cá trống nhiều hơn cá mái. Bể đẻ thường không sâu và khá trống trải để sau khi cá đẻ có thể bắt cá bố mẹ ra ngoài. Cá đẻ thường vào sáng sớm, cá trống luôn bám đuổi và thúc vào hông cũng như vùng bụng của cá mái. Cá mái 2- 3 năm tuổi có thể cho 150 đến 200 ngàn trứng/mỗi lần đẻ. Trứng rơi rãi bám lên khắp nơi trong bể: nền, cây thủy sinh, rễ bèo hay lục bình.

Chọn cá bố mẹ

Chọn cá thuần chủng, không lấy cá đực và cái trong cùng một lứa, chỉ chọn hoặc đực hoặc cái. Cá đực có gờ nhám ở vây ngực, lỗ sinh dục lõm khi, vuốt nhẹ bụng phía gần lỗ sinh dục thấy có chất dịch màu trắng chảy ra. Cá cái: sờ vây ngực nhẵn, lỗ sinh dục lồi. Cá đực có nhiều núm tròn trên vây ngực, cá cái thì có thân hình tròn hơn.

nuôi cá koi sinh sản
Nuôi cá koi sinh sản

Cần nuôi vỗ cá bố mẹ: diện tích ao 500 – 1.000 m2 hoặc lớn hơn, độ sâu 1,2 – 1,5 mét. Ao gần nguồn nước để có thể chủ động thay nước, mặt ao thoáng, không bóng cây che, trên bờ không có bụi rậm. Bờ ao cao hơn mực nước thủy triều cao nhất 0,5 m. Nuôi chung cá bố mẹ, mật độ 20 – 25 con/100 m2. Tỉ lệ đực: cái khi nuôi vỗ: 1: 2 hay 1: 3.

Thức ăn và chế độ cho ăn

  • Thức ăn: cám có 35 – 40% đạm, bón phân gây màu định kỳ tạo nguồn thức ăn tự nhiên, lượng phân bón tùy vào màu nước, phải dùng phân chuồng đã ủ hoai.
  • Lượng thức ăn: 5 – 7% tổng trọng lượng đàn, có thể thay đổi tùy vào điều kiện khí hậu môi trường có thuận lợi hay không hoặc tùy vào sức khỏe đàn cá.
  • Cá chép Nhật tương đối dễ nuôi, việc chăm sóc cũng như ao nuôi các loài cá nước ngọt khác.
  • Cải tạo ao trước khi thả giống: quy trình cải tạo ao trước khi thả giống cũng giống như ao nuôi các loài cá nước ngọt khác. Tuy nhiên cần lưu ý: cá chép nói chung thích ăn mồi ở tầng đáy, chủ yếu là động vật đáy, do đó để nâng cao năng suất nuôi và hiệu quả sử dụng ao hồ cần quan tâm đến việc gây nuôi động vật đáy để làm nguồn thức ăn tự nhiên cho cá. Bón phân gây màu: phân chuồng đã ủ hoai 25 – 50 kg/100 m2 và phải bón định kỳ (tùy vào màu nước trong ao có thể bón 1 – 2 lần/tháng).

Chuẩn bị cho cá đẻ

  • Khi cá được 7 – 8 tháng tuổi là đến giai đoạn thành thục.
  • Kiểm tra độ thành thục của cá bố mẹ để chọn cá cho sinh sản. Chọn cá có màu sắc và hình dạng như mong muốn và có độ thành thục tốt như sau:
    • Đối với cá cái: lật ngửa bụng cá, chọn những con bụng to, da bụng mềm đều, lỗ sinh dục sưng và có màu ửng hồng, trứng có độ rời cao, nếu vuốt nhẹ bụng cá từ ngực trở xuống cá tiết ra vài trứng.
    • Cá đực: chọn những con có tinh dịch màu trắng sữa, kiểm tra bằng cách vuốt nhẹ phần bụng gần lộ sinh dục. Tuy nhiên, không nên vuốt nhiều lần vì cá sẽ mất nhiều tinh dịch ảnh hưởng đến tỉ lệ thụ tinh.

Chuẩn bị bể đẻ và giá thể

  • Bể đẻ là hồ xi măng, đáy bằng phẳng và không có vật nhọn. Diện tích 2,5 x 5 x 1,2 m, giăng lưới xung quanh bên trong với mục đích dễ thu gom cá bố mẹ sau khi sinh sản và tiện cho việc theo dõi cá sinh sản. Mực nước cấp vào bể đẻ ban đầu khoảng 0,5 m và phải lấy trước 2 ngày.
  • Cá chép Nhật là loài cá đẻ trứng dính trên cây cỏ thủy sinh nên giá thể là rất cần thiết. Có thể chọn bèo lục bình: vệ sinh sạch sẽ, ngắt bớt phần lá và rễ già để tạo chùm rễ thông thoáng, nên chọn phần rễ 30 cm, phần thân 20 cm là tốt nhất, ngâm vào nước muối 5% để sát trùng, loại bỏ ký sinh trùng khác.

Bố trí cho cá sinh sản

  • Phối màu: màu sắc không nên phối hợp một cách tùy tiện và theo các hướng tương đối sau:
    • Cá bố mẹ đều có màu gấm vàng hay màu gấm bạc cho sinh sản riêng và không phối sinh sản với các màu sắc khác, để có được thế hệ cá con có màu sắc chủ yếu như cá bố mẹ.
    • Cá bố mẹ tương đối có hai màu trên thân là đỏ, đen hay trắng, đen hay đỏ, trắng được cho sinh sản chung với cá có ba màu đỏ, đen, trắng.
  • Mật độ, tỉ lệ đực cái tham gia sinh sản.
    • Trung bình 0,5 – 1 kg cá cái/m2 bể đẻ (khoảng 2 cá cái/m2 bể đẻ).
    • Tỉ lệ đực: cái tham gia sinh sản = 1,5/1 đến 2/1 để đảm bảo chất lượng trứng thụ tinh.
  • Việc lựa chọn cá bố mẹ thường được tiến hành vào buổi sáng: 8 – 9 giờ, khi cá bố mẹ được lựa chọn phù hợp thì cá được đem lên bể đẻ, kích thích dưới ánh sáng mặt trời. Độ chiếu sáng trung bình trên hồ là 8/24 giờ. Đến xế chiều, 16 – 17 giờ cho giá thể vào và tạo dòng nước chảy nhẹ vào hồ. Bố trí hệ thống sục khí để tăng cường oxy. Việc phơi nắng và tạo dòng chảy hay tăng cường oxy là các yếu tố kích thích sự sinh sản của cá.

Hoạt động sinh sản của cá

  • Cá được đưa lên bể như trên sẽ đẻ trứng ngay vào hôm sau, khoảng 4 – 5 giờ sáng. Nếu cá chưa sinh sản thì phải bố trí lại từ đầu và tiếp tục sử dụng các yếu tố kích thích như ban đầu.
  • Tương tự như cá vàng hay cá chép thường, trước khi sinh sản, có hiện tượng cá đực rượt đuổi cá cái. Dưới sự kích thích của nước mới, cá vờn đuổi nhau từ bên ngoài và chui rúc vào ổ đẻ, tốc độ vờn đuổi càng lúc càng tăng thì cá sẽ đẻ dễ dàng. Cá cái quẫy mạnh phun trứng, cá đực sẽ tiến hành thụ tinh nơi trứng vừa được tiết ra. Trong suốt quá trình sinh sản, cá đực luôn bám sát cá cái để hoàn tất quá trình sinh sản.
  • Đối với trường hợp cá không sinh sản, cần vớt giá thể ra vào khoảng 9 – 10 giờ sáng hôm sau, hạ bớt một phần nước trong hồ, tiếp tục để cho cá được phơi nắng trong hồ đến xế chiều cho thêm nước mới vào để kích thích cá đẻ tiếp tục và cho giá thể vào. Tạo điều kiện môi trường như lần đầu, hôm sau cá sẽ đẻ lại.

Ấp trứng

  • Thường xuyên cho nước chảy nhẹ nhàng hoặc thay một phần lượng nước trong thau ấp bằng lượng nước đã dự trữ sẵn. Thau trứng luôn được sục khí liên tục, nhất là trứng sắp nở. Tránh sự chiếu sáng trực tiếp của ánh sáng mặt trời.
  • Trứng thụ tinh sau khoảng 24 giờ sẽ thấy hai mắt đen li ti. Quá trình phát triển phôi cần lượng oxy rất cao, nhất là thời điểm trước và sau khi trứng nở, vì cơ thể cá chuyển từ trạng thái phôi bất động sang trạng thái vận động, quá trình trao đổi chất tăng. Mặt khác, các enzym được tiết để phá vỡ mối liên kết màng trứng chỉ hoạt động trong điều kiện giàu oxy, nếu thiếu oxy thì enzym bị ức chế dẫn đến tỉ lệ nở thấp.
  • Trong giai đoạn cá mới nở, cá dễ chết hàng loạt nếu trên bề mặt có lớp váng. Do thiếu oxy, vì vậy phải tăng cường sục khí sau khi trứng nở.

Ương cá bột

  • Cá mới nở tự dưỡng bằng noãn hoàng trong vòng 3 ngày.
  • Cá từ 3 ngày tuổi cá ăn phiêu sinh, bột đậu nành pha loãng trong nước. Sau giai đoạn này một số cá sẽ trổ màu nhưng chưa rõ nét.
  • Sau 7 – 10 ngày có thể thả cá ra ao. Ao đã được chuẩn bị sẵn và được gây màu thật tốt (bón phân gây màu như đã được trình bày trong phần chuẩn bị ao nuôi vỗ cá bố mẹ). Nguồn thức ăn tự nhiên trong ao lúc này đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tỉ lệ sống của cá bột phụ thuộc nhiều vào nguồn thức ăn tự nhiên này. Ao ương cá bột cần quản lý khắt khe nguồn cá tạp (diệt tạp trước khi thả cá bột, quản lý chặt chẽ nguồn nước ra vào ao thông qua cống, các hang mọi, trời mưa, nước tràn bờ,…).
  • Sau khi thả ra ao vài ngày có thể cho cá tập ăn cám hỗn hợp, tăng dần lượng thức ăn.
  • Việc chăm sóc trong giai đoạn ương quan trọng nhất là theo dõi và quản lý màu nước. Luôn giữ nước có màu xanh lá non, ao luôn được thông thoáng, mặt ao có gió lùa. Tùy điều kiện có thể thay nước 2 – 3 lần/tháng.
  • Để phòng bệnh cho cá cần tuân thủ đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật từ quá trình chuẩn bị ao, bể đẻ, nuôi vỗ cá bố mẹ,… đến khâu quản lý ao ương cá con.
  • Khi cá được khoảng 4 – 5 tháng tuổi, bắt đầu phát triển kỳ, vây theo kiểu dáng, màu sắc đặc trưng của cá là có thể thu hoạch để bán


Tuổi thành thục của cá chép từ tám tháng đến một năm tuổi. Mùa vụ sinh sản chính là mùa mưa, nhưng hiện nay do cá chép đã được thuần hóa nên có thể sinh sản tốt quanh năm. Cá không chăm sóc trứng và có tập tính ăn trứng sau khi sinh sản. Sức sinh sản tương đối thực tế của cá: 97.000 trứng/ kg trọng lượng cá. Tuy nhiên, sức sinh sản này còn tùy thuộc vào điều kiện nuôi, chế độ dinh dưỡng và các yếu tố môi trường khác như: thời gian phát triển phôi khoảng 8 – 42 giờ ở nhiệt độ nước 26 – 310C. Ngoài tự nhiên: cá đẻ ở vùng nước tù có rễ, cây cỏ thủy sinh, độ sâu khoảng 1 mét. Trong điều kiện nhân tạo: nếu có điều kiện tạo mưa nhân tạo, có giá thể là rễ cây lục bình hoặc xơ nilông, nước trong sạch, mát. Đặc điểm của trứng: trứng dính, hình tròn, đường kính 1,2 – 1,3 mm, màu vàng trong, thời gian phát triển phôi: từ 36 – 40 giờ ở nhiệt độ 28 – 300C. Trong điều kiện nuôi ở nước ta, thời gian tái phát dục của cá đực khoảng 15 ngày, của cá cái khoảng 20 – 30 ngày. Thời gian tái phát dục của cá còn tùy thuộc vào bản thân loài và điều kiện sống, mùa vụ …

Cá Koi

Cá chép Koi (tiếng Nhật: 鯉 (こい), La tinh hóa: koi) là một loại cá chép (Cyprinus carpio) thông thường đã thuần hóa, lai tạo để nuôi làm cảnh, có nguồn gốc Trung Quốc nhưng được nuôi phổ biến tại Nhật Bản. Chúng có quan hệ họ hàng gần với cá vàng và, trên thực tế, kiểu cách nhân giống và nuôi cảnh là khá giống với cách nuôi cá vàng, có lẽ là do các cố gắng của những người nhân giống Nhật Bản trong việc ganh đua với cá vàng. Cá chép Koi và các hình xăm trên cá được người Nhật coi là điềm may mắn.

Cá koi
Cá Koi

1. Xuất xứ

Cá chép bắt nguồn từ Trung Quốc. Theo các nhà khảo cổ học, phân tích từ hóa thạch tìm được ở miền Nam Trung Quốc, thì cá chép đã có từ hơn 2 triệu năm. Vào thế kỷ 4, người TQ đã biết lai tạo giống cá chép, để giờ đây giống cá 3 đuôi hoặc cá Tàu đã nổi tiếng trên thế giới. Cá chép được lai tạo để trở thành giống cá đẹp, trưng bày làm cảnh (kiểng) đã phát tán rộng rãi và người Nhật Bản cũng đã nghiên cứu để nhân giống loài cá này đầu tiên tại đảo Niigata. Đầu thế kỷ 20, năm 1914, để tôn vinh hoàng tử Hirohito, Nhật Bản đã cho triển lãm giống cá chép Koi đầu tiên tại Tokyo và đảo Niigata chính thức được mang tên Niigata Koi. Từ đây, cá chép Nhật vói 2 màu chủ đạo “đỏ và trắng” được tôn vinh và mua bán rộng rãi.

Để nghiên cứu thêm về cách lai tạo màu, sinh sản, nhân giống và nuôi dưỡng v.v. từ năm 1950, Nhật Bản đã cử các chuyên gia đến học hỏi tại Trung tâm Khoa học Kỹ thuật thuộc khoa Sinh vật trường Đại học Chicago và khoa Hóa lý thuộc Viện nghiên cứu Illinois, Hoa Kỳ

Cá chép do người Nhật lai tạo đẹp về màu sắc và đắt giá. Do vậy, mỗi khi nhắc đến loài cá chép được lai tạo có nhiều màu sắc đẹp, người ta liên tưởng ngay đến người Nhật và thường được dùng chung một tên gọi là “cá chép Nhật”. Thực ra, cá chép do Nhật Bản lai tạo có tên gọi là Nishikigoi, dịch ra tiếng Việt là cá chép nhiều màu sắc, đến thế kỷ 19 thì có thêm tên gọi KOI. Từ Koi theo tiếng Nhật là cá chép, từ đồng âm khác nghĩa là tình yêu, yêu mến. Như vậy, giống cá này được lai tạo bắt nguồn từ Trung Quốc, Koi là tên do người Nhật đặt và được gọi chung cho tất cả các loại cá chép lai tạo. Hiện nay, trên eBayđang bán một loại cá chép Koi màu trắng sữa đuôi dài, được ghi rõ xuất xứ Việt Nam.

Do cá Koi của Nhật thuộc loại xuất sắc, đắt giá và nổi tiếng, nên người Nhật đã tự đặt ra những quy cách về gam màu, tên gọi để phân biệt từng chủng loại.

2. Chủng loại

cá Koi được chia ra làm 2 loại: Koi chuẩn và Koi bướm.

  • Koi chuẩn: Hình dáng giống như cá nguyên thủy, nhưng được pha trộn nhiều màu sắc rất đẹp (khi được nhìn từ trên xuống, dọc theo sống lưng), do đó cá Koi chỉ thật sự đẹp khi được nuôi ở ao.
  • Koi bướm: Khác với cá nguyên thủy là vi, vây và đuôi dài, khi bơi nhìn uyển chuyển rất đẹp, nên có thể nuôi được ở cả ao và hồ kiếng. Koi bướm còn có những tên gọi khác như “cá chép vây dài” hoặc “cá chép Rồng”.

Từ năm 1980 Nhật Bản mới bất đầu nhân giống loại Koi bướm.

3. Màu sắc

Người Nhật tin rằng những mảng màu trên mình cá chép Koi là những hình xâm luôn luôn mang lại sự may mắn. Tiêu chuẩn về màu được người Nhật đặt tên như sau:

  1. Trắng pha Đỏ = Kohaku
  2. Trắng pha Đỏ+Đen = Showa Sanke
  3. Trắng pha Đen = Utsurimono
  4. Đen pha Trắng = Shiro Bekko
  5. Vàng pha Đen = Ki Utsuri
  6. Bạch kim hoặc Vàng kim = Kinginrin
  7. Xám bạc = Asagi
  8. Trắng, trên đỉnh đầu có một vòng tròn Đỏ = Tancho

và những giống khác như: Sanke, Ogon, Shusui, Matsuba, Chagoi, Soragoi, Karasu (crow), Taisho Sanke, Koromo, Kawarimono.

Hiện nay, không riêng gì Nhật Bản mà các nước châu Âu, châu Á cũng biết cách lai tạo giống Koi, nhưng các mảng màu và màu sắc thì khó sánh được với Koi của Nhật.

4. Phân biệt

Cá chép Koi Trung Quốc và Việt Nam là giống với chép nguyên thủy và Koi Nhật, Koi Pháp có hông ngắn (nhìn ngang) đầu hơi gù…và điều đặc biệt là chỉ Koi Nhật là có màu đỏ chót như đỏ máu và đỏ ớt còn tất cả các loại Koi khác chỉ có màu đỏ cam hay cam. Màu sắc của Koi Nhật rất rực rỡ và có đường biên sắc nét, các mảng màu lớn và đều ở hai bên hông (khi nhìn từ trên xuống, dọc theo sống lưng). Riêng loại Butterfly Koi của Nhật thì vi, vây và đuôi rất dài (có khi bằng 2/3 thân) và màu thì phủ kín đuôi… Việt Nam cũng có giống Butterfly Koi màu trăng sữa, đuôi dài vừa phải, dọc trên sống lưng hàng vảy có pha chút màu đen. Khác với cá Nhật, toàn thân trắng sữa, đuôi dài hơn và đặc biệt là có một hình tròn đỏ chót ngay giữa đỉnh đầu, tượng trưng cho quốc kỳ của Nhật, giá cá này rất cao. Thời gian gần đây xuất hiện giống Koi có màu óng ánh như kim tuyến, nhưng chỉ có trên 2 màu là trắng và vàng mà người Nhật gọi là Kinginrin.

5. Kích thước

Trước đây, cá chép Koi được xác nhận là chiều dài có thể tới 2 m (6 ft) và chúng có thể sống tới 230 năm, rồi suy giảm dần xuống theo các thế hệ. Người ta cho rằng, phần lớn cá Koi hiện nay, có thể dài tới 1 m (3 ft) và tuổi thọ từ 40 đến 60 năm tuổi. Nếu cá Koi được nuôi ở ao thì đến năm thứ 8 có thể chiều dài tối đa của cá đạt đến 1 mét. Hình dưới đây là kích thước tính bằng cm theo tháng tuổi của cá.

6. Cách chọn

Trước hết, phải xác định là nuôi cá ở hồ kiếng hay hồ xi măng. Nếu là hồ kiếng thì nên chọn giống cá Butterfly Koi (chép đuôi dài) vì chúng đẹp ở dáng thướt tha. Chọn cá nhỏ hoặc lớn đều được, khoảng từ 5 cm đến 40 cm tùy từng hồ, vì nuôi hồ kiếng cá bột lớn rất nhanh, nhưng khi phát triển đến 20 cm thì khựng lại và chậm lớn… Nếu nuôi hồ xi măng (hồ ít nhất là 6 m3) nên có hòn non bộ, một vài cây sen và súng vừa trang trí cho đẹp vừa tạo bóng mát cho cá cũng nên có vòi phun hoặc thác nước cho hòn non bộ, chủ yếu là để tạo ôxy cho cá. Để nuôi hồ xi măng nên chọn cá đã phát triển từ 20 cm trở lên, vì hồ xi măng sẽ có rất nhiều vi sinh vật vừa có lợi vừa có hại cho cá, cá nhỏ sẽ khó chống chọi lại được, cũng như sự phát triển của cá ở hồ xi măng sẽ đạt tối đa. Theo kinh nghiệm, cá bột tỉ lệ sống là 50 %, trong khi cá trên 20 cm tỉ lệ sống từ 90 đến 99 %. Vì cá nuôi trong hồ xi măng, cho nên cần chọn loại cá Standard Koi (giống cá đuôi ngắn) vì sức khỏe và đề kháng gần gấp đôi loại Butterfly. Do chỉ nhìn từ phía trên, nên màu cá là quan trọng nhất. Nên chọn cá có những mảng màu lớn và cân đối đều 2 bên, luôn có màu chủ đạo là trắng và đỏ.

Một điểm đáng chú ý nữa và cũng rất quan trọng khi chọn cá Koi là hình dáng của chúng. Nên xem xét kỹ, dáng bơi phải thẳng và uyển chuyển, không có dị tật như: phần cuối thân bị cong lên, hở mang, râu không đều (do bị cụt, mọc lại không được như cũ) và dị tật xấu nhất của cá chép là “méo miệng”. Tỷ lệ méo miệng khoảng 5 %.

Cá chép Nhật Bản – Cyprinus carpio (Carp – Carpe, Koi carp)

cá chép nhật bản

Trong những năm trở lại đây, người ta bắt đầu lai tạo ra nhiều loài cá chép tuyệt đẹp, có thể nói là mang tính chất đột phá. Tiêu biểu cho giống cá chép mới là Koi. Koi cũng trở thành một đặc trưng của đất nước mặt trời mọc. Koi cũng giống như những người bà con của nó, rất dễ nuôi và mau lớn. Chúng là loài cá to nên cần môi trường nước khá rộng.

cá Koi theo tiếng nhật là Nishikigoi, được người Nhật lai tạo giống cách đây hơn 200 năm. Tùy theo màu sắc đặc tính mà người ta còn có nhiều tên gọi cho các con cá:

  • Cá có màu nền trắng pha màu đỏ gọi là Kohaku.
  • Cá màu nền trắng pha màu đỏ và thêm một chút màu đen gọi Showa sanke
  • Cá có màu xám bạc hai bên mang có màu đỏ pha trắng gọi là Asagi và Shusui.
Cá chép Nhật Bản
Cá chép Nhật Bản

Ngoài ra còn có nhiều tên khác nữa để gọi như Kohaku, Sanke, Showa, Ogon, Kin- Showa, Kujaku, Hi-Utsuri, Shusui, Komonryu, Koromo, Showa Sanshoku

cá Koi có thể sống tới cả trăm năm tuổi, bình thường nuôi trong hồ nhân tạo nó cũng thể sống tới 25 – 35 năm. Người Trung Hoa có truyền thuyết “cá chép hoá rồng” hay “cá vượt vũ môn”, tức là con cá chép khi sống trăm năm tuổi có thể lột xác biến thành Rồng để đạp mây vờn gió khỏi phải sống một số phận lặn hụp dưới nước. Không biết nếu khi chúng ta có con cá Koi (tạm gọi là cá chép cảnh Nhật Bản cho dễ hiểu) sống hơn trăm tuổi nó có biến thành rồng bay đi không? Nếu vậy thì cũng hơi tiếc vì chắc chắn bạn sẽ mất đi món tiền lớn.  Dẫu sao đây cũng là truyền thuyết mang triết lý đẹp với ước mơ vươn lên của muôn loài trong vũ trụ.

cá Koi khi trưởng thành có chiều dài khoảng 60–90 cm. Nếu nuôi và chăm sóc cẩn thận nó có thể lớn thêm được 5–10cm mỗi năm.

Không như cá Thanh Long (hay còn gọi là Bạch Long, Hắc Long) thường quậy phá và thức ăn chủ yếu là các loài cá sống nhỏ, cá Koi là một loại cá hiền lành, nó có thể sống chung với các loại cá khác mà không cảm thấy bị phiền nhiễu. Tuy nhiên để tránh tình trạng lây nhiễm bệnh tật người ta thường nuôi cá Koi thuần nhất trong hồ và không nuôi thêm các cá khác.

1. Hồ Cá

Không giống như các loại cá cảnh khác được nuôi trong hồ kiếng để ngắm nhìn theo chiều ngang, cá Koi được nuôi trong một loại “ao” nhỏ đào trong vườn, do đó chúng ta chỉ ngắm nhìn những chú cá Koi bơi lội lững lờ ở phía trên lưng. Hồ nuôi cá thường được đào sâu xuống theo hình bậc thang (có thể sâu khoảng 2m) để tạo nên nhũng chiều sâu đa dạng, phía dưới được lót bằng những tấm nilon nhựa để nước khỏi thoát đi, dĩ nhiên nếu điều kiện kinh tế của bạn tốt hơn, bạn có thể xây bằng xi măng, như thế hồ của bạn sẽ chắc chắn hơn nhiều và bạn cũng khỏi phải lo lắng lỡ có khi nào tấm lót nilon bị lủng, nước thoát đi hết và Koi của bạn cũng ” thăng” luôn.

Dung tích hồ tùy theo mặt bằng có sẵn của bạn, từ 4- 5 mét khối tới vài chục mét khối. Theo nhiều người khuyên bờ hồ nên xây cao hơn mặt nước khoảng 30 – 40 cm để tránh tình trạng chó hoặc mèo săn mất cá Koi của bạn. (Ở Mỹ thì hay có các chú racoon đêm đêm hay rình bắt trộm cá Koi vô cùng).

Quanh bờ hồ người ta có thể trồng vài cây sen để cá có thêm bóng mát trong những ngày hè và cũng để làm giảm bớt sự phát triển của các loại rêu độc hại, hoặc trang trí thêm những ngọn đèn, cây cảnh bonsai hay bàn ghế theo kiểu Nhật cho thêm thơ mộng. Hồ nước cũng cần trang bị thêm một hệ thống bơm lọc để giữ nước luôn được trong sạch và tránh tình trạng bị rêu lan trong nước.

Theo nguyên tắc đối với cá Koi lớn khoảng 30 cm thì cứ mỗi mét khối nước thì được thả một con, cá nhỏ thì ta có thể thả mật độ dày hơn.

2. Cá Giống

Hiện nay cá giống ở các nước Châu Âu bán tương đối rộng rãi, cá loại nhỏ (5-10 cm) giá cũng phải chăng từ 10–20€. Cá lớn hơn (30 cm) giá khoảng 1000 EURO. Ðối với cá có màu sắc và hình dạng đặc biệt thì bạn phải tới những nơi bán đấu giá cá được tổ chức mỗi năm vài ba bận, nhưng coi chừng, giá cá sẽ rất đắt từ vài ngàn đến vài trăm ngàn, cá biệt có thể đến cả triệu EURO. Ðó thật sự là một tài sản không nhỏ.

Ðối với các loại cá giống được nhập cảng từ Nhật Bản, giá cá giống có hơi mắc hơn nhưng cũng có thể chấp nhận được.

Trước đây cá giống chủ yếu được lai tạo từ Nhật nhưng bây giờ người Châu Âu cũng biết cách lai tạo giống nên nhiều người cũng có thể nuôi được loại cá này. Không những người ta lai tạo được những chú cá Koi kiểu cổ điển mà còn lai tạo được những chú cá Koi có hình dạng và màu sắc dị kỳ, chẳng hạn như những con cá Koi có đầu gồ ghề, xù xì như kiểu cá đầu lân (như cá vàng 3 đuôi đầu lân). Không biết những con cá Koi có hình dáng dị dạng này có thể sống lâu như những con cá khác hay không, nhưng ấn tượng đầu tiên bạn sẽ thấy nó đẹp và dĩ nhiên giá nó sẽ cao hơn những con cá khác nhiều.

3. Tiêu Chuẩn

Ðể đánh giá một con cá như thế nào là “đẹp” có rất nhiều tiêu chuẩn mà người nuôi cũng như ban giám khảo phải tuân thủ theo tiêu chuẩn của người Nhật bản: màu sắc, sự trưởng thành và hình dạng.

Về màu sắc thì màu sắc phải tươi tắn tự nhiên, sự phân chia màu sắc phải rõ ràng, không loang lổ các khoảng màu có hình dạng độc nhất vô nhị. Thí dụ có chú cá Koi toàn thân trắng nhưng trên giữa đỉnh đầu có một đốm đỏ thật lớn, thật tròn như một hình mặt trời trên nền cờ của của con dân Thái Dương Thần Nữ.

Về hình dạng như đã nói ở trên, tuy nhiên đây là sản phẩm của sự biến đổi gen trong cơ thể cá nên tiêu chuẩn này chỉ đứng vào hàng thứ hai, ngoài ra độ lớn và sức khoẻ cá cũng đóng vai trò quan trọng để quyết định giá cả của cá.

4. Nước Nuôi Cá

Ðể cá có sức khoẻ vững bền, nước nuôi cá phải luôn được giữ trong sạch. Nồng độ pH luôn phải từ 7 tới 7.5 được coi là lý tưởng. Nên tránh sự thay đổi độ pH quá bất ngờ đột ngột vì như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ của cá.
Nếu nồng độ nitrite trong nước quá cao hoặc bạn có nhu cầu để thay nước hồ thì cũng không nên thay một lần mà nên thay từ từ, cứ 2 ngày rút đi khoảng một phần ba thể tích của hồ cho đến khi nước hồ trong lại.

Bạn cũng nên chú ý đến các loại rong tảo phát triển trong nước, nếu rong tảo phát triển quá nhiều sẽ hút hết nồng độ oxygen trong nước và làm cá nghẹt thở.

Ðể làm giảm sự phát triển của rong tảo bạn có thể trồng thêm những loại cây trong nước như sen, cỏ sậy quanh hồ, một thác nước nhỏ hoặc một vòi phun nước (dạng giếng phun ) cũng có tác dụng đáng kể.

5. Thức ăn

cá Koi ăn những loại thức ăn chế biến sẵn có bán trên thị trường, được làm chủ yêú bằng nguyên liệu thào mộc như lúa gạo, bột, được pha thêm thành phần bột cá và các loại vitamin.

6. Bệnh tật

cá Koi cũng có thể lây nhiễm bệnh tật, các bệnh thưòng gặp như ngứa mình, biếng ăn, lở da rụng vảy, đốm trắng hay lở môi, cũng có những thuốc đặc trị bán sẵn trên thị trường. Cá bệnh nên vớt ra những hồ chứa riêng để theo dõi và điều trị. Trường hợp nặng hơn có lẽ bạn nên mời bác sĩ thú y nếu không muốn thấy chú cá Koi yêu mến của mình lặng lẽ …. đi vào cái lẩu đang sôi.

Nghề chơi cũng thật lắm công phu, thú nuôi cá Koi được nhiều người Châu Âu, người Mỹ cũng biết đến và phát triển như một nghệ thuật. Nhiều dịch vụ khác cũng được “ăn theo” như thiết kế và xây dựng vườn hồ, chăm sóc sức khoẻ cá, thậm chí còn có cả một hotel cho … cá để chăm sóc những chú cá khi chủ nó phải vắng nhà lâu ngày. Nhiều hiệp hội, câu lạc bộ “cá Koi” cũng được hình thành khắp nơi. 

Ở Việt Nam chúng ta thú vui nuôi cá Koi chưa được nhiều người biết tới, hy vọng một ngày gần đây nó sẽ trở nên một thú vui có tính cách quần chúng. Còn gì thanh thản hơn sau một ngày lao động đầy căng thằng, mệt mỏi, về tới nhà với tách trà trong tay ngồi dưới bóng mát của bóng cây sau nhà, nghe tiếng chim hót, tiếng nước chảy rì rào như xa, như gần và dưới kia đàn cá chép kiểng nhật bản lượn lờ êm ả như một đám mây ngũ sắc đùa lượn. Hy vọng rằng bạn sẽ mau quên đi những lo âu thường ngày và một ngày nào đó nếu thời cơ đến quỹ gia đình của bạn sẽ được cải thiện đáng kể với cá chép kiểng Nhật Bản.

Chăm sóc cá Koi

Trong những năm trở lại đây, người ta bắt đầu lai tạo ra nhiều loài cá chép tuyệt đẹp, có thể nói là mang tính chất đột phá. Tiêu biểu cho giống cá chép mới là Koi. Koi cũng trở thành một đặc trưng của đất nước mặt trời mọc. Koi cũng giống như những người loài cá chép khác, rất dễ nuôi và mau lớn. Nhưng chúng ta cũng nên chú ý đến một số kỹ thuật chăm sóc chúng cho thật tốt.

Chăm sóc cá Koi
Chăm sóc cá Koi

Nước Nuôi Cá

Chúng là loài cá to nên cần môi trường nước khá rộng. Ðể cá có sức khoẻ vững bền, nước nuôi cá phải luôn được giữ trong sạch. Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước, nhiệt độ, pH, NH3…Nồng độ pH luôn phải từ 7 tới 7.5 được coi là lý tưởng. Nên tránh sự thay đổi độ pH quá bất ngờ đột ngột vì như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ của cá.

Nếu nồng độ nitrite trong nước quá cao hoặc bạn có nhu cầu để thay nước hồ thì cũng không nên thay một lần mà nên thay từ từ, cứ 2 ngày rút đi khoảng một phần ba thể tích của hồ cho đến khi nước hồ trong lại.

Bạn cũng nên chú ý đến các loại rong tảo phát triển trong nước, nếu rong tảo phát triển quá nhiều sẽ hút hết nồng độ oxygen trong nước và làm cá nghẹt thở.

Ðể làm giảm sự phát triển của rong tảo bạn có thể trồng thêm những loại cây trong nước như sen, cỏ sậy quanh hồ, một thác nước nhỏ hoặc một vòi phun nước (dạng giếng phun ) cũng có tác dụng đáng kể.

Thức ăn

Cá chép Nhật là loài cá ăn tạp, cá ba ngày tuổi tiêu hết noãn hoàng và bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài như: Bo bo và các loài động phiêu sinh khác, cũng có thể ăn lòng đỏ trứng chín.

Cá được 15 ngày tuổi bắt đầu chuyển tính ăn, ăn động vật đáy, do đó giai đoạn này, tỉ lệ sống bị ảnh hưởng lớn. Trong điều kiện nuôi, chúng ta phải cung cấp thức ăn bên ngoài như trùn chỉ, loăng quăng, hoặc gây nuôi tốt các động vật phiêu sinh và động vật đáy để có thể cung cấp tốt nguồn thức ăn tự nhiên cho cá … Vai trò của nguồn thức ăn tự nhiên trong giai đoạn này quyết định tỉ lệ sống của cá.

Cá khoảng một tháng tuổi trở đi ăn thức ăn gống như cá trưởng thành, ăn tạp thiên về động vật như giun, ốc, trai, ấu trùng côn trùng. Cá còn ăn phân xanh, cám, bã đậu, thóc lép và các loại thức ăn tổng hơpï dưới dạng viên hoặc sợi.

cá Koi ăn những loại thức ăn chế biến sẵn có bán trên thị trường, được làm chủ yếu bằng nguyên liệu thào mộc như lúa gạo, bột, được pha thêm thành phần bột cá và các loại vitamin.
Sử dụng thức ăn viên hoặc thức ăn tươi sống, khẩu phần 5% trọng lượng (cỡ cá 15-20 cm), ngày cho ăn 2 lần.

Bệnh tật

cá Koi cũng có thể lây nhiễm bệnh tật, các bệnh thường gặp như ngứa mình, biếng ăn, lở da rụng vảy, đốm trắng hay lở môi, cũng có những thuốc đặc trị bán sẵn trên thị trường. Cá bệnh nên vớt ra những hồ chứa riêng để theo dõi và điều trị. Trường hợp nặng hơn có lẽ bạn nên mời bác sĩ thú.