Hoa Cúc – Vị thuốc thần tiên của đất trời

Xưa nay phần lớn thơ – từ thưởng thức và ngâm vịnh về cúc đều nhằm vào các loại cúc thưởng ngoạn có đóa hoa rất to. Còn các loại cúc dùng làm thuốc thì có hoàng cúc, bạch cúc và cúc mọc hoang, hoa rất nhỏ, hoàng cúc có tên là hàng hoàng cúc, có vị ngọt, hơi đắng. Bạch cúc còn gọi là là hào cúc, trừ cúc. Bạch cúc tính mát vị ngọt hơi đắng, lại còn gọi là cam cúc (cúc ngọt). Cúc mọc hoang vị đắng tính hàn. Hoàng cúc chủ yếu dùng chữa cảm mạo; bạch cúc dùng chữa trị cao huyết áp, đau đầu chóng mặt, mắt mờ; cúc mọc hoang dùng để chữa trị lở loét, mắt đỏ. Hoa cúc có chứa các thành phần long não volatilization oil, inuli (C6H10O5), glucoside, flavone v.v… Thực nghiệm dược lý chứng tỏ hoa cúc có thể kháng khuẩn, kháng virus (siêu vi trùng) cảm cúm, làm giãn mạch máu, hạ thấp huyết áp, hạ thấp mỡ trong máu. Các bài thuốc nổi tiếng có: Tang cúc ẩm, dùng hoàng cúc chữa trị các chứng cảm mạo; Ngũ vị tiêu độc ẩm, dùng cúc mọc hoang chữa trị đinh nhọt; Kỉ cúc địa hoàng thang, dùng bạch cúc để chữa trị chứng đau đầu, chóng mặt, ù tai, mờ mắt; Viên hạ áp trân cúc, dùng bạch cúc để chữa trị cao huyết áp; lượng hoa cúc làm thuốc thường dùng khoảng 10g, lượng lớn đến 30g, đem sắc uống.

Hoa Cúc



Hoa cúc có thể dùng làm rau ăn, điều này cũng đã có ghi chép trong thời cổ đại, chẳng hạn trong Sở từ của Khuất Nguyên có câu: “Tịch xan thu; cúc chi lạc anh” (bữa cơm tối có hoa thu cúc rụng). Trong “Bản thảo cương mục” chép rằng cam cúc “ăn sống, ăn chín đều được”, “có thể nấu canh ăn”; lại cũng chép rằng “Ắn hoa cúc lâu ngày sẽ có thể kéo dài tuổi thọ”, “nhiều tóc, sinh năng”, “tôn nhan sắc đẹp lên nhiều”, đồng thời cũng khen hoa cúc có 5 cái đẹp: “Hoa tròn vành vạnh như mặt trăng treo lơ lửng trên trời xanh; màu vàng thuần khiết không lẫn màu vàng của đất trời; trồng thì sớm mà ra hoa thì muộn, giống y như đức của người quân tử vậy; vươn lên trong sương giá tượng trưng vẻ kiên trinh, tiết tháo, thanh tao; nước thuốc hoa cúc rót trong chén uống chẳng khác gì uống một thứ nước thần tiên vậy”, nó tượng trưng cho một món ăn, một vị thuốc của đất trời chứa đầy vẻ đạo đức, tiết tháo, kiên trinh, thần tiên, được đánh giá rất cao không có một vị thuốc nào trong trung dược có thể so sánh ngang bằng được. Trong “Diêu khê ngư ẩn tùng thoại” thời Tống có chép “Trong vùng núi sâu ở Nam Dương, Hà Nam, có một con suối nhỏ, nước trong veo, lại có nhiều hoa thơm quả ngọt; dọc hai bên bờ suối đó đều được trồng kín hoa cúc, dân làng hai ba chục hộ ở đấy đều rất thích ăn hoa cúc, uống nước suối, phần đông dân cư đều sống đến 120, 130 tuổi”. “Bản thảo cương mục” cũng có những đoạn ghi chép tương tự, như dùng cam cúc chế thành thuốc viên “băng niên phương” (thang thuốc tăng tuổi thọ), uống vào một năm thì tóc bạc chuyển sang đen, uống hai năm thì răng rụng tái sinh, uống 5 năm thì cụ già 80 tuổi vẻ mặt sẽ rạng rỡ, phấn chấn hẳn lên. Tóm lại, dùng hoa cúc trong ăn uống có thể có lợi cho tuổi thọ rất nhiều, điều đó đã được ghi chép nhiều ở các sách cổ xưa; còn hoa cúc trồng để làm rau ăn thì còn cần nghiên cứu khai thác thêm nhiều nữa để khẳng định thêm giá trị của nó.

Còn về cái thanh tao, cao khiết, sáng trong của hoa cúc thì ngay từ thời Khuất Nguyên, thời Đào Uyên Minh đến nay, các thi nhân của nhiều thời đại đều đã không ngớt lời ngợi ca về mọi phương diện; số tác phẩm hay đẹp được truyền tụng qua ngàn đời về hoa cúc rất nhiều. Nhưng, đối với việc hoa cúc có rụng hay không, thì trong số các thi nhân nổi tiếng thời Tống có một cuộc tranh luận nho nhỏ, trở thành câu chuyện vui. Thơ vịnh cúc của Vương An Thạch có câu:

“Mưa gió hoàng hôn ngập vườn cây; hoa cúc vàng khắp đất này”
(Hoàng hôn phong vũ minh viên lâm, tàn cúc phiêu linh mãn địa kim).

Ấu Dương Tu cười viết:

“Trăm hoa rụng tốt, còn trơ cành cúc khô mọc nhĩ”
(Bách hoa tận lạc, độc cúc chi thượng khô nhĩ).

Tô Đông Pha làm thơ nói khích:

“Hoa cúc mùa thu không rụng như hoa xuân, đó là để báo nhà thơ nhìn cho kỹ”
(Thu anh bất tỉ xuân hoa lạc, Vi báo thi nhân tử tế khán).

Vương An Thạch nghe xong bảo rằng:

“Hoa cúc mùa thu rụng là thơ của Khuất Nguyên, lẽ nào Tử Thiêm không rõ sao?”.

Bản thân Tô Đông Pha cũng có câu thơ vịnh

“Dạo gót tường đông ngửi mùi hoa cúc rụng”
(Man viễn đông li khứu lạc anh).

Trên thực tế, hoa cúc trong phòng chỉ khô quắt lại chứ không rụng, nếu ở ngoài trời mưa to gió lớn cũng có thể rụng, song “vàng khắp đất” thì lại chỉ là lời khuếch đại của nhà thơ mà thôi. Hoa cúc làm thuốc thì hái vào lúc hoa còn chúm chím chưa nở bung ra, dĩ nhiên, không thể là hoa rụng được.

Còn về việc dùng hoa cúc làm ruột gối thì thời cổ xưa cũng đã có ghi chép lại còn lưu truyền trong dân gian cho đến ngày nay. Thành phần volatilization của hoa cúc được người hấp thu từ từ qua miệng, mũi, da làm cho ban đêm người ta dễ ngủ, đến sáng dậy thì đầu óc tỉnh táo, mắt sáng, nét mặt rạng rỡ. Có người dùng hoa cúc phối hợp với những vị thuốc như bạch chỉ chẳng hạn làm thành gói thuốc, dùng để điều trị cho trên 1.000 bệnh nhân mất ngủ, đã kéo dài thêm giấc ngủ được trên 2 giờ, tỷ lệ hữu hiệu trên 90%, không có bất cứ một phản ứng phụ nào. Đối với người già và người huyết áp cao lại càng thích hợp. Trẻ em dùng gối thuốc hoa cúc có thể phòng chữa bệnh rôm sảy.

Hoa cúc có thể ứng dụng rộng rãi trong việc ăn uống để chữa bệnh, như pha chế thành đồ uống, bánh điểm tâm, làm món ăn trong bữa ăn hàng ngày. Trong thức ăn hàng ngày dùng hoa cúc bày ở xung quanh mép đĩa, dùng cánh hoa làm món rau xào, nước hoa cúc đem nấu canh. Hoa cúc nấu với bột cua là một trong những món ăn nổi tiếng của Trung Quốc. Hoa bạch cúc ngâm rượu, không những màu, mùi, vị đều tốt, uống lâu dài không những sẽ bổ ích cho cơ thể, mà còn có thể giải nhiệt của rượu, có thể phối hợp dùng với cẩu khởi tử; nhưng độ rượu chỉ nên thấp thôi.

Cách chọn hoa cưới

Hãy cùng nhau tìm hiểu về cách chọn hoa cưới

1. Chọn Hoa Cưới Theo Mùa

Mùa xuân tượng trưng cho sức sống, hạnh phúc, nên dùng màu xanh non và màu hồng. Mùa hè tượng trưng cho sự sôi động, náo nhiệt, nên sắc vàng tươi, vàng chanh là chính. Mùa thu tượng trưng cho sự lãng mạn, có thể dùng màu vàng úa, vàng cam hơi ngả sang nâu nhạt. Mùa đông là sắc trắng, cộng sắc xanh lạnh.

Cách chọn hoa cưới
  • Mùa thu
    Mùa thu là sự khởi đầu của mùa cưới. Mùa thu với thời tiết khô mát và nắng dịu, là mùa cùa những loài hoa calalyly, cúc mai ý, lan phi yến, những loài hoa này có đặc tính bền, tươi lâu và có thế chống mất nước trong thời gian sử dụng. Vì thế chúng thường được lựa chọn để làm hoa cưới cho các cô dâu. Chọn những loài hoa này các cô dâu sẽ yên tâm vì bó hoa sẽ tươi tắn suốt buổi lễ.Những bông hoa calalyly cuộn như cây kèn thổi lên bản nhạc tượng trưng cho mùa thu. Cúc mai trắng lại mang sự thuần khiết, trong trắng e ấp như chính cô dâu trong ngày vu quy. Lan phi yến màu tím trắng nhạt với mùi thơm mát dịu dàng phù hợp với cô dâu yêu thích sự lãng mạn.
  • Mùa đông
    Mùa đông tiết trời se lạnhcũng là thời điểm lên ngôi của các loài hoa hồng – loài hoa muôn thuở của tình yêu. Mùa này mỗi bông hồng có kích thước to gấp đôi so với mùa hè, những cánh hoa cuncg4 dày hơn, tạo độ bền caco. Vì thế hoa hồng chính là loài hoa chủ đạo để làm hoa cưới cho mùa đông. Bạn nên điểm xuyết thêm những bông lyly, lan thái, địa lan, cẩm tú cầu tạo màu sắc sinh động trẻ trung. Thời tiết se lạnh cô dâu nên chọn những tông màu phấn hồng, đỏ, tạo nên bó hoa cưới ấm áp tràn ngập hạnh phúc trên tay cô dâu, thêm phần rực rỡ cho lễ cưới.Những bông địa lan tượng trưng cho sự vương giải, sang trọng. Ngược với địa lan, lan Thái lại tượng trưng cho sự dịu dàng, mềm mại. Cánh hoa nở rộng của những bông lyly trắng với mùi thơm quyến rũ tượng trưng cho sự hân hoan đón chào niềm hạnh phúc của đôi tân nương – tân lang. Cẩm tú cầu – Một bông hoa lớn gồm rất nhiều bông hoa nhỏ sắc tím nhạt tượng trưng cho sự sinh sôi và nảy nở, sự phát triển tiếp nối của cuộc sống lứa đôi.
  • Mùa xuân
    Mùa xuân chính là món quà thiên nhiên tặng cho các đôi uyên ương. Khí trời mát mẻ với sự khoe sắc của trăm loài hoacho các cô dâu thật nhiều sự lựa chọn. Năm nay xu hướng màu chủ đạo của hoa cưới là hai tông màu trắng và tím. Với sắc tím của Violet xen cùng màu trắng tinh khôi của lan hồ điệp, hoặc những nhánh địa lan xếp xen kẽ trên những đoá hoa báo xuân sẽ tạo sự dịu dàng lãng mạn cho bó hoa cưới. Bó hoa cưới thêm phần nổi bật nếu những điểm xuyết những cây thường xuân, những chùm lá nguyệt quế và những chiếc lá mềm mại tạo nên đường nét rủ mềm trong gió.Violet tượng trưng cho sự thuỷ chung. Lan hồ điệp là những cánh bướm báo hiệu mùa xuân – mùa xây tổ của những đôi uyên ương. Còn những đoá tầm xuân lại mang màu sắc của những xác pháo tươi hồng.
  • Mùa hè
    Nếu bạn tổ chức lễ cưới vào mùa hè, các cô dâu sẽ có rất ít sự lựa chọn hoa cưới hơn, bởi các loài hoa ít hơn và độ bền kém bởi thời tiết nắng nóng. Để có một bó hoa cưới đẹp và bền thì các cô dâu nên chọn các loại hoa cẩm chướng, hồng môn trắng, hướng dương Đà Lạt, lyperu… phối hợp với những loài hoa cỏ đồng nội để tạo nên những bó hoa mang đậm hơi thở tươi mát của thiên nhiên.Hoa cẩm chướng sôi nổi nhiệt thành tượng trưng cho không khí tưng bừng của lễ cưới. Hồng môn trắng tượng trưng cho tình yêu ngày càng đậm đà sâu nặng của cô dâu, chú rể. Hướnh dương Đà Lạt là loài hoa riêng của mùa hè, khiến cho quan khách hai họ như đang sống trong không gian thiên nhiên tràn ngập ánh nắng.

Dù lễ cưới của bạn được tổ chức vào bất kỳ thời điểm nào trong năm thì những loài hoa cùa mùa đó sẽ là sự lựa chọn sáng suốt nhất bởi chúng đã được thiên nhiên dành riêng cho mỗi mua. Nếu bạn chọn những loại hoa trái mùa, tuy có thể sang trọng độc đáo nhưng không chắc đủ độ bền đến hết buổ hôn lễ của bạn. Vì vậy hãy cân nhắc trước khi chọn cho mình bó hoa của ngày hạnh phúc.

  • Nên: Cách kết hoa lạ mắt, ấn tượng sẽ khiến khách khứa phải dõi mắt theo bạn. Hãy thử với những ý tưởng mới mẻ và bạn sẽ thấy mình là một cô dâu đặc biệt.
  • Không nên: Chọn loại hoa quá hiếm và phải nhập khẩu, chọn loại hoa không đúng mùa là một sai lầm lớn bởi giá tiền sẽ cao và bạn sẽ gặp phải rủi ro khi hoa không được mang đến đúng hẹn

2. Chọn Hoa Theo Phong Cách Lễ Cưới

Trong cuộc sống hiện đại, các cô dâu chú rễ thường chọn cho mình một phong cách cưới mang dấu ấn riêng. Sự lựa chọn hoa phù hợp với phong cách lễ cưới cũng thể hiện sự tinh tế của cô dâu.

  • Nếu bạn muốn đám cưới của mình diễn ra đơn giản gần gũi với thiên nhiên, nên chọn những bông hoa nhỏ với sự phối hợp của cỏ và lá như lypêru, cúc nhỏ, dây leo, hoa hồng nhỏ…
  • Lễ cưới trong khách sạn 5 sao – bạn nên chọn những loại hoa như địa lan, lyly… vì chúng rất sang trọng và quý phái như chính lễ cưới của bạn.
  • Lễ cưới ngoài trời: Do đặc điểm có nhiều ánh sáng nên bạn hãy chọn những loại hoa có tông màu nhạt như ly trắng, cúc, lan hay các loại cẩm tú cầu…
  • Lễ cưới diễn ra trong khán phòng sáng đèn, bạn nên chọn sắc màu đặc trưng trắng – hồng giúp cô dâu thêm nổi bật: cúc trắng, hồng phấn, hồng song hỷ, ly trắng, nên tránh các loại hoa có màu tím, xanh nhạt
  • Tổ chức cưới dã ngoại trong khu resort nên chọn loại hoa đơn giản, các cô dâu chỉ nên kết hoa đeo cổ tay – vì với không gian này cô dâu phải cầm ly rượu đi lại mời khách nên không thể một tay ôm hoa một tay cầm ly rượu. Với lễ cưới này các cô dâu nên chọn nhũng loại hoa có độ bền cao, gam màu phù hợp với hoạ tiết váy cưới như lan, hoa hồng, calalyly…
  • Nếu hôn lễ của bạn tổ chức đãi tiệc trước ngày rước dâu, trong buổi đãi tiệc của nhà gái các cô dâu cũng nên kết hoa để đeo tay. Theo phong tục Việt Nam, ông bà ta thường kiêng cô dâu cầm nhiều bó hoa cưới. buổi đãi tiệc các cô dâu thường mặc áo dài và hoa cưới cũng nên chọn những loại hoa hợp với gam màu áo dài. bạn nên chọn lan, hoa hồng, calalyly, nhấn thêm vẻ mềm mại dịu dàng của tà áo cô dâu.

3. Chọn Hoa Theo Chủ Đề

  • Hoa cho bàn thờ ông bà
    Dù có cử hành hôn lễ ở nhà hay không thì bạn cũng phải chuẩn bị hoa cho bàn thờ ông bà và bàn thờ tôn giáo của gia đình. Có thể quanh năm bạn để sẵn những lọ hoa vải, hoa giấy trên bàn thờ, nhưng đến ngày cưới, bạn nên tạm cất những bình hoa giả ấy đi và chuẩn bị hoa tươi màu sắc trang nhã cho những nơi thờ thiêng liêng này.
  • Hoa trang trí nhà
    Ngày nay, gia đình có tiệc cưới đã chú trọng nhiều đến việc trang trí hoa cho nhà của mình. Ngoài những bình hoa lớn đặt nơi góc phòng khách, bạn cũng có thể tự làm hoặc thuê các cửa hàng hoa làm những vòng hoa to, đủ màu sắc trang trí nơi đèn chùm hoặc tay vịn cầu thang để tôn thêm phần tươi mát long trọng cho ngày cưới của mình.
  • Hoa trên bàn khách
    Với truyền thống của người Việt, khi cử hành lễ đón dâu, họ nhà trai sẽ ghé thăm gia đình họ nhà gái và tất nhiên việc chuẩn bị vài bàn tiệc nhẹ tùy theo số lượng họ hàng thân thuộc là điều chắc chắn phải có. Vậy thì không thể thiếu những bình hoa làm cho bàn tiệc thêm sinh động.
  • Hoa và trái cây trang trí
    Nhiều gia đinh, ngoài hoa còn chọn cho mình những mâm trái cây to để trang trí. Việc kết hợp hoa và trái cây cũng rất đẹp, bạn chỉ nhớ chọn màu sao cho đẹp và hài hòa là được.

4.Những điều cần tìm hiểu khi đặt hoa cưới

Chủ đề và sắc thái của đám cưới sẽ quyết định cách tổ chức buổi lễ và việc trang trí những không gian đón tiếp. Thế nên việc tìm được một thợ trang trí hoa chuyên nghiệp hiểu được ý của bạn và có thể thực hiện ý tưởng trong tầm ngân sách cho phép là điều quan trọng. Trước khi chọn lựa dịch vụ hay nhà thiết kế hoa cho đám cưới, bạn nên tìm hiểu những thắc mắc sau

  • Phía anh/chị sẽ hoàn tất việc trang trí trong bao lâu?
  • Phong cách nào anh/chị chuyên nghiệp nhất: hiện đại, cổ điển, lãng mạn…?
  • Tôi có thể xem qua danh mục trang trí không?
  • Liệu chúng có phù hợp với đám cưới của tôi và địa điểm đón tiếp không?
  • Chi phí dịch vụ thế nào – trọn gói hay tính riêng từng phần?
  • Giá của mỗi thứ là bao nhiêu như hoa cầm tay của cô dâu, hoa cài áo chú rể, hoa trên bàn tiệc, hoa ở sảnh…?
  • Cửa hàng có thể cung cấp thảm trải lối đi, nến, chân đế nến, cổng hoa….?
  • Khoản tiền dự tính của tôi có kham nổi những thứ ấy?
  • Tôi có thể xem mẫu trước không?
  • Khi nào thì anh/chị bàn giao hoa? Có mất phí vận chuyển không?
  • Khi nào cần hoàn trả những thứ cửa hàng cho mượn?
  • Tôi sẽ được cho biết cách bảo quản hoa của mình chứ?
  • Có bao nhiêu đám cưới trùng với ngày cưới của tôi?
  • Anh/chị có thể gợi ý cho tôi trong việc chọn lựa những loại hoa theo mùa để tiết kiệm chi phí?
  • Anh/chị có những ý tưởng sáng tạo và độc đáo nào không?
  • Tôi phải đặt cọc trước bao nhiêu?
  • Khi nào cần thanh toán hết tiền dịch vụ?
  • Khi nào tôi phải thông báo số lượng cuối cùng bàn tiệc cần trang trí?

5. Đặt hoa cưới vào lúc nào?

Lý tưởng nhất, bạn nên đặt hoa cưới trước ngày tổ chức lễ cưới khoảng 2, 3 tuần, thậm chí có thể là 1 tháng. Chuẩn bị hoa cưới khá phức tạp, bạn nên đặt trước sớm để người cắm hoa có thời gian chuẩn bị những phụ kiện bó hoa, những cách trang trí hoa sao cho phù hợp với nơi bạn tổ chức đám cưới của mình. Nên đặt cọc trước một khoản tiền để giữ chỗ, và nếu có thể thì nhắc nhở cửa hàng hoa về những yêu cầu của bạn sau khi đã đặt hoa.

Mẹo nhỏ cho bạn: Hãy cân nhắc những yêu cầu của bạn trước khi tham khảo sự tư vấn của cửa hàng hoa.Mang theo những tấm ảnh hoặc tạp chí có hình kiểu hoa mà bạn thích, người tạo mẫu hoa cưới sẽ cho bạn biết ý tưởng của bạn có khả thi hay không. Một điều quan trọng: hãy nói rõ loại hoa mà bạn muốn. Đừng nói chung chung là bạn muốn màu “hồng”, bởi có đến hàng chục loại hoa với những sắc hồng rất khác nhau, và bó hoa cưới sẽ khác xa với những gì bạn hình dung ban đầu. Thêm nữa, hãy hỏi kỹ giá cả và cân nhắc khả năng tài chính của bạn, và cuối cùng, tin vào bàn tay và óc thẩm mỹ của người tạo mẫu hoa, và đợi đến ngày cưới của mình.

6.Tiết kiệm chi phí khi mua hoa cưới

  • Bạn cưới vào mùa nào thì nên đặt hoa của mùa ấy, không nên quá cầu kỳ đặt các loại hoa nở không đúng mùa, như vậy vừa đắt tiền mà lại mau tàn.
  • Không nhất thiết phải dùng hoa trang trí dọc các lối đi, sảnh đường, chỉ cần dùng các dải ruy băng kết hợp khéo léo với các loại lá cây cũng tạo hiệu quả thẩm mỹ cao.
  • Khu vực đón khách không cần phải dùng các loại hoa đắt tiền và chỗ nào cũng phải bày hoa, ngược lại, những bông hoa đơn giản cắm trong những chiếc bình độc đáo, xinh xắn sẽ rất lịch sự nhưng cũng không kém phần sang trọng, bắt mắt.
  • Nếu tiệc cưới và hôn lễ tổ chức cùng một địa điểm và thời gian sát nhau, bạn có thể dùng lại hoa của hôm trước nếu chúng vẫn còn tươi, không cần thiết phải thay thế hoa mới toàn bộ.

7. Hoa tươi hay hoa lụa?

Khi chọn một bó hoa thật đẹp cầm tay trong ngày cưới, đại đa số các cô dâu thích chọn hoa tươi. Song, bên cạnh hoa tươi, những bó hoa lụa rực rỡ, bắt mắt với những ưu điểm của nó cũng đang ngày càng được nhiều cô dâu ưa chuộng.

Bạn có băn khoăn về việc chọn hoa tươi hay hoa lụa cho ngày cưới của mình? Hãy xem xét những ưu điểm của từng loại để có thể lựa chọn dễ dàng và chính xác hơn.

10 lý do để chọn hoa lụa:

  1. Trông luôn tươi tắn. Không héo hay biến màu.
  2. Có rất nhiều màu sắc và phong cách để lựa chọn.
  3. Giữ được lâu hơn, và bạn có thể cầm loại hoa mà bạn ưa thích vào mùa thu, dù loại hoa đó chỉ có trong mùa xuân.
  4. Nhẹ hơn hoa tươi.
  5. Rẻ hơn hoa tươi.
  6. Dễ dàng vận chuyển, và không phải bảo quản lạnh.
  7. Không gây dị ứng.
  8. Cánh hoa không bị rụng.
  9. Có thể mua hoặc chuẩn bị bó hoa vài tuần trước khi lễ cưới diễn ra.
  10. Không thu hút ong hay các loại côn trùng khác.

10 lý do để chọn hoa tươi:

  1. Mùi thơm.
  2. Nhiều màu sắc.
  3. Có những chi tiết nhỏ mà hoa lụa không có.
  4. “Truyền thống” hơn hoa lụa.
  5. Có nhiều sự lựa chọn hơn, bởi luôn có rất nhiều cửa hiệu bán hoa cưới, và mỗi cửa hiệu lại có hàng chục, hàng trăm kiểu bó hoa khác nhau.
  6. Sờ vào mềm mại hơn.
  7. Tạo cảm giác sang trọng hơn hoa lụa.
  8. Giá cả thay đổi tuỳ theo mùa.
  9. Lên ảnh đẹp hơn, kể cả khi chụp thật gần.
  10. Có thể ép hoặc sấy khô làm kỷ niệm.

Hãy cân nhắc những yếu tố mà bạn cần ở bó hoa cưới của mình, và so sánh với danh sách trên. Chúc bạn chọn được bó hoa tuyệt vời nhất cho ngày vui của mình!

8. Tự làm hoa cưới

Thay vì phải đặt 2, 3 bó hoa cưới, bạn có thể tự tay làm những bó hoa cưới đơn giản cho mình, chúng sẽ không làm một cô dâu bận rộn như bạn mất thời gian, mà còn đem lại sự lạ mắt và giản dị. Chính tay bạn kết nên bó hoa thật đặc sắc cho ngày vui của mình.

Bạn có thể tham khảo thêm những kiểu bó hoa sau để tự tay làm cho mình.

Chuẩn bị:

  • 1 cành hoa tú cầu, lựa cành lớn, các cánh hoa đã nở đều.
  • 5 hoa hồng dâu hoặc màu hồng nhạt.
  • Lá dương xỉ đệm ( tùy theo ý thích bạn cũng có thể không cần thiết thêm lá vào)
  • Băng keo quấn hoa, loại màu xanh ( bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán dụng cụ cắm hoa)
  • Ruy băng bóng màu xanh lơ
  • Kéo

Thực hiện:

  • Lấy cành hoa tú cầu làm trụ giữa, sắp xếp 5 bông hồng xoay tròn đều xung quanh cành tú cầu, chú ý, để hoa hồng không nằm quá sát nhau, mà phải được chen lẫn với hoa tú cầu.
  • Sau khi đã kết được thành một bó hoa tròn, bạn dùng thun cột hờ lại. Dùng kéo cắt cho đều gốc, canh chiều dài cho thật phù hợp. Đừng để cành quá dài, sẽ gây vướng víu cho bạn khi mặc áo cưới và cầm hoa.
  • Sau đó, dùng băng keo quấn hoa, quấn quanh thân hoa, từ phần gần đài hoa đến tận cùng gốc. Với lại băng keo dán chuyên dụng này, bạn nên dán chồng lên nhau để đảm bảo hoa được giữ chặt.
  • Cuối cùng quấn thêm ruy băng xanh bóng ở ngoài, cũng theo kiểu xếp chồng lên nhau, cũng từ ruy băng này, bạn hãy thắt một cái nơ, rồi đínn chúng vào sát phần trên của bó hoa.
  • Nếu thích, bạn có thể trang trí thêm bằng những hột bẹt cùng màu sẽ tăng thêm phần sang trọng cho bó hoa cưới mà bạn đã tự tay làm.

Trong ngày cưới thường mọi người chỉ chú tâm đến hoa cho cô dâu mà quên mất hoa còn cần dùng để trang trí cho nhiều nơi khác. Hãy làm mọi nơi đều nở hoa trong ngày vui của bạn nhé.

Chọn hoa cưới theo vóc dáng cô dâu

Bó hoa là điểm nhấn tôn thêm vẻ rạng ngời cho cô dâu trong ngày cưới. Một bó hoa cưới phù hợp sẽ làm bạn đẹp hơn và hãnh diện hơn trước tất cả mọi người.

 Hoa cưới từ lâu đã là một phần không thể thiếu trong ngày cưới do sức sống, vẻ đẹp của nó làm tôn lên nét duyên dáng của cô dâu. Những mẫu hoa cưới luôn luôn hướng đến tiêu chí đó.

Nhưng nói chung, hoa cưới phải gọn nhẹ, tránh rườm rà, phức tạp. Xu hướng hoa cưới năm nay là sử dụng nguyên phụ liệu kết hợp với quả và hạt, tạo được sự lạ mắt. Bó hoa mang phong cách phương Tây nhưng lại mang hơi thở nét Á Đông, hoa được sử dụng phụ kiện lá, hạnh nhân… nhưng được kết hợp với các loại hoa đặc trưng của châu Á như hoa sen, hoa cẩm chướng…

Chọn hoa cưới theo vóc dáng cô dâu

Vì vậy, ngoài những sắc hoa, kiểu hoa theo mẫu, cô dâu có thể nói với chuyên viên cắm hoa những gợi ý của mình để bó hoa ngày cưới có thể kết hợp một cách khéo léo giữa phong cách hiện đại và truyền thống, thể hiện được cá tính và gu thẩm mỹ của chủ nhân.

Bên cạnh việc chọn loại hoa, mẫu hoa, bạn cũng nên chú ý đến kiểu dáng của bó hoa sao cho phù hợp với vóc dáng của mình. Một cô dâu có dáng người nhỏ nhắn không thể mang bên mình 1 bó hoa to và ngược lại. Một cô dâu có chiều cao hơi khiếm tốn không thể chọn bó hoa được tết theo kiểu chảy dài cho dù bó hoa đó rất đẹp. Chuyên viên cắm hoa của Blooming Land có một vài gợi ý giúp bạn chọn một bó hoa thật đẹp trong ngày cưới sao cho phù hợp nhất với mình.

Dáng người tròn

Khi chọn hoa, cô dâu cần lưu ý đến hình dáng và màu sắc của váy cưới, làn da. Nếu cô dâu có dáng người tròn, lại mặc váy xòe thì nên chọn bó hoa vừa phải, để làm giảm bớt cảm giác tròn trịa của cô dâu.

Mặc áo dài, nên chọn các kiểu bó tự nhiên với hoa sen làm chủ đạo.

Mặc áo đầm soa rê và làm lễ ờ nhà thờ nên chọn hoa lan trắng, lan hồ điệp, hoa ly, loa kèn trắng hay hồng trắng.

Mặc áo màu đậm nên chọn các loại hoa có gam mầu sáng để làm nổi bật áo cưới và không làm tối khuôn mặt.

Các cô dâu có dáng người tròn trịa, mập thì không nên chọn những bó hoa nhỏ vì sẽ tạo cảm giác không cân xứng.

Dáng mảnh mai

Với những cô dâu có dáng mảnh mai, nên chọn chiếc áo cưới có đuôi, và chọn bó hoa có dáng ôm hoặc hoa suối. Trang phục màu trắng nên tránh những bó hoa quá cầu kỳ, hoa càng đơn giản, càng đẹp. Vì đôi khi, những bó hoa đẹp quá sẽ làm giảm sức chú ý của mọi người về cô dâu.

Những bó hoa cô dâu màu hồng, trắng xanh, trắng kem, trắng tinh khiết… rất hợp với những cô dâu có cá tính hiền dịu và thuần khiết Á Đông với dáng người mảnh mai, trang nhã. Với kiểu bó tròn hồng trắng kết hợp với ngọc trai nhìn thật sang trọng và tinh tế, hoặc hoa hồng trắng bó tròn cùng với Địa lan xanh lại tạo cảm giác hiện đại và trang nhã.

Dáng cao to

Những bó hoa cưới Lyli phù hợp với những cô dâu cao to một chút, bởi vì Lyli nở to và đầy đặn, những cô dâu nhỏ nhắn không được phù hợp lắm khi cầm những bó hoa cưới Lyli này, bởi vì nó sẽ che mất phần ngực và cái eo thon nhỏ.

Dáng người đậm

Cô dâu có vóc dáng đậm nên cầm bó hoa tết hơi suối nhẹ và chảy dài giống giọt nước.

Dáng người nhỏ nhắn

Nếu bạn có dáng người nhỏ không nên chọn bó hoa quá to sẽ mất cân xứng, bó hoa sẽ không còn là điểm nhấn cho bộ váy nữa.

Cô dâu có vóc dáng nhỏ nhắn nên cầm hoa tròn, nhỏ.

Lợi thế của bó hoa cưới kiểu tròn phù hợp với tất cả các loại váy. Đây là kiểu phổ biến nhất hiện nay bởi sự tiện lợi và trẻ trung của nó. Bó hoa tròn giúp cô dâu dễ cầm và không bị vướng víu, ngoài ra nếu bạn muốn trang trí thêm phòng cưới có thể cắm vào bình để trong phòng.

Các loại mai

Trên thế giới có hơn 20 loại mai khác nhau. Riêng tại Việt Nam, có khoảng 8 loại, gồm: 

  1. Bạch Mai
  2. Hồng Mai
  3. Hoàng Mai
  4. Nhất Chi Mai
  5. Mai Tứ Quý
  6. Mai Chiếu Thủy
  7. Song Mai
Các loại mai

Theo phong thủy từng vùng, những cơn mưa phùn trên đất Bắc và xứ Huế, luôn kèm theo những cơn gió bấc, nên các địa phương phía Bắc có các loại mai như :

  • Song mai: hoa màu trắng muốt, ra hoa và kết trái từng đôi nên được gọi là song mai.
  • Mai mơ: còn gọi là Hạnh mai, thông tục gọi là cây mơ. Tên khoa học là Prunes Mume (Armeniaca Mume), xếp vào họ Rosaceae, có khoảng 300 loại. Cây mai mơ cao từ 6 – 9m, lá rộng tròn và dài, đầu nhọn, có răng cưa. Hoa nở vào đầu xuân, sau đó mới nẩy lá, đài hoa đỏ tía hoặc xanh thẫm, hoa thường có 5 cánh với hai sắc: trắng và hồng. Hoa mai mơ sắc trắng còn được gọi là Lục Ngạc Mai. Hoa kết thành quả, quả khi chưa chín có màu xanh, khi quả chín có màu vàng. Trái có vị chua ngọt, mùi thơm phảng phất rất lâu.

Tại miền Nam, vì thuộc khí hậu nhiệt đới và gần đường xích đạo hơn so với miền Bắc, ngày Tết luôn rơi vào lúc thời tiết nóng, nên ta có thể tìm thấy các loại mai như mai Chiếu Thủy, Nhất chi mai, mai Tứ Quý, Bạch mai, Hoàng mai, Nam mai và một loại mới, đó là mai trắng Miến Điện.

  • Mai chiếu thủy: là cây đa niên, gốc to, cành nhánh nhiều. Cao khoảng 1,5m. Lá dài, nhỏ, mọc thành đôi. Hoa nhỏ 5 cánh, mọc thành chùm nhỏ li ti, màu trắng tuyền, có mùi thơm dịu dàng, dễ chịu. Cuống hoa dưới luôn luôn hướng xuống đất nên được gọi là mai Chiếu Thủy.
  • Nhất chi mai: hoa màu trắng pha hồng, thường gặp ở miền Nam.
  • Mai tứ quý: là loại mai có 5 cánh màu vàng tươi, tên khoa học là Ochna Astropurpur. Hoa không nhiều, nhưng tự trổ, không cần trảy lá trước. Loài hoa này được coi là một loại mai kiểng. Vì loài hoa này nở quanh năm, mùa nào cùng có thể trổ hoa nên còn được gọi là mai Tứ Quý. Ngoài ra còn có tên gọi khác là “Mai đỏ”, nguyên do chính là khi hoa tàn 5 cánh hoa vàng rụng hết và 5 đài hoa bên dưới liền biến thành đỏ sẫm. Các đài hoa thay vì xòe ra như trước khi tàn, lại úp vào ôm lấy nhụy, trông như đóa hoa búp vậy. Nhụy hoa bên trong kết hạt, từ màu xanh khi còn non đổi sang màu đen lúc già, to dần, đẩy 5 đài hoa lại nở bung ra lần thứ hai như một đóa hoa mai màu đỏ, chính vì lẽ đó mà mai Tứ Quý còn được gọi là Nhị Độ mai (hoa nở 2 lần, trước vàng, sau đỏ).
  • Bạch mai: cây cao 15m, hoa có mùi thơm dễ chiu như mai Chiếu Thủy. Hoa bạch mai có dáng như hoa sứ, màu trắng trong tượng trưng cho sự tinh khiết, có từ 6 đến 8 cánh tròn lớn, dày, nhụy vàng, có mùi thơm thoang thoảng hòa lẫn sương đêm, thuộc loại hoa hiếm. Mai trắng rất yếu, khó chăm sóc và nuôi dưỡng. Có nhiều ở vùng núi Bà Đen – Tây Ninh, hay ở Bến Tre, Hà Tiên.
  • Nam mai: là một loại mai trắng có rất nhiều ở vùng “Nam kỳ lục tỉnh”, đó chính là cây Mù U. Cây mù u có tên khoa học là Ochrocarpus samensis,thuộc họ Guttiferae (măng cụt). Cây mù u thân mộc, lá mù u to bản, dày, kích thước bằng bàn tay người lớn. Trái mù u tròn, to cỡ ngón chân cái, không ăn được. Hột mù u ép làm dầu thắp đèn (nhiều khói, ít sáng). Hoa mù u 5 cánh trắng và to như hoa Bạch mai.
  • Hoàng mai: mai vàng, còn được gọi là Lạp mai. Lạp là sáp ong, được ví với màu vàng tươi nhuận của hoa mai. Còn hiểu cách khác thì Lạp nguyệt là tháng chạp, vậy Lạp mai là loài hoa mai chỉ nở một lần trong năm vào cuối tháng chạp (tháng 12 âm lịch). Tại Việt Nam, nơi có nhiều mai vàng nhất là trong những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn, thuộc các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng đến Khánh Hòa. Rừng ở các tỉnh cao nguyên cũng có, nhưng ít hơn.

Mai vàng mọc trên rừng còn gọi là “Mai núi”. Mai núi do phải chen tìm đất sống với những cây khác ở địa thế khắc nghiệt trong cuộc sinh tồn nên dáng cây có vẻ đẹp đặc biệt. Hoa lại có nhiều cánh. Có hoa có từ 12 đến 18 cánh. 

Một loại mai vàng khác mọc ở triền cát, rừng ven biển được gọi là “Mai Động”. Dáng cây mai động suông, tròn, hoa ra chi chít, cánh nhỏ. Các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình, Quảng Trị đổ vào, kéo dài đến tận đồng Nai, Tây Ninh, nơi nào cũng có mai vàng. 

Hoa mai vàng mọc thành chùm, có cuống dài treo lơ lửng bên cành, ở nách vệt cuống lá và hơi thưa. Hoàng mai mãn khai sau khoảng 2 ngày thì rụng cánh. Hoàng mai có nhiều loại khác nhau. Có loại cánh lớn, mọc dày, ngược lại, có loại thật mỏng manh với những cánh nhẹ tênh. Có loại màu vàng đậm như Huỳnh Tỷ mai, có loại phơn phớt vàng như mai Giảo v.v…

Cây mai vàng trong rừng rụng lá mùa đông. Cành mai vàng mềm mại hơn cành đào. Hoàng mai chuộng ánh sáng cùng đất thịt và ẩm, ngược lại hoa không chịu được khí lạnh. Người trồng Hoàng mai thường canh ngắt lá đúng ngày để dồn nhựa cho các nhánh ra hoa vào đúng dịp Tết Nguyên Đán. Ngắt lá là một nghệ thuật vì nếu lá ngắt đi không đúng lúc sẽ ảnh hưởng đến ngày hoa nở. 

Theo kinh nghiệm thì cây mai vàng càng già, hoa lại càng đẹp. Do đó, người ta rất ưa chuộng lão mai.

Những cây mai đẹp, bộ rễ đẹp và có thể nảy cành ra hoa từ bộ rễ. Gốc đẹp mang nhiều hình dáng khác nhau. Thân đẹp có dáng thẳng đứng – dáng trực, dáng nghiêng – dáng xuyên phong, dáng đổ – thác đổ. Dáng đứng uốn lượn – “vô nữ bất thành mai”.

Tuy nhiên mai thường được nuôi trồng làm kiểng có hoa. Và dĩ nhiên giá trị của cây mai được quyết định ở vòm hoa. Một vòm hoa mai đẹp là có nhiều hoa từ dưới lên trên, từ phía phải được lấp đầy bằng những chùm hoa, hoa phải nở kín từ trong ra ngoài tạo thành một vòm hoa dày đặc.

Các điểm chú ý khi chọn mua mai

Khi chọn mua một cành mai về chưng trong những ngày Tết, người mua thường để ý các điểm sau: 

Những cành mai có dáng đẹp, với các hình dáng một “lão mai” gốc to, da sần sùi, mọc rong rêu càng tốt, nhánh khẳng khiu và có thể có những hình thể như: Chân quỳ, Hạc bay, Phụng Hoàng…

Ngoài những nét trên, người mua mai còn chú trọng đến sự phân chia các nhánh trên một gốc mai. Nhánh to, nhánh nhỏ, sự sắp xếp các nhánh. Có thể phân chia tên gọi tùy sự phong phú của các tay chơi mai chuyện nghiệp. Nhìn chung có các điểm cần chú ý khi lực một nhành mai: Các cành phân chia thứ lớp, bông rải đều, nhánh to khỏe, nhánh uyển chuyển, nụ bụ bẩm, lá non vừa nhú.

Ngoài ra các người chơi mai chuyên môn cònphân biệt thêm nhiều thứ phụ khác nữa mà chỉ có họ biết mà thôi. Ví dụ như Nhụy Âm Dương, Cành Tứ Quý. Nhụy âm dương là chỉ đạo vợ chồng phu phụ, cành tứ quý chỉ bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông… Đặc biệt là các nhà nho học chơi mai rất công phu. Một cành mai nở không đúng vào dịp Tết, mai vừa nở đã rụng, hoặc các nhánh phân bố không hợp cách là xui xẻo cả năm (Người chơi mai tin như vậy).

Chọn mua mai

Ngày xuân, trong nhà sẽ “không khí” hơn khi có một chậu mai vàng rực rỡ. Thế nhưng, nếu mai nở sớm hay muộn thì niềm vui sẽ không trọn vẹn.
Xin giới thiệu cách chọn để có một chậu mai như ý. 

Chọn mua mai
  • Dáng cành đẹp. Mai đẹp không chỉ ở hoa mà quý ở dáng cây. Nên chọn những cây nhánh đẹp cân đối. Vỏ đen tự nhiên, không đốm vảy nấm mốc. Không nên chọn cây quá nhiều nhánh, các nhánh to nhỏ chênh nhau quá nhiều.
  • Đừng “tham” cây nhiều nụ. Tất nhiên là hoa càng nhiều thì cành mai trông càng đẹp, nhưng hãy nhớ rằng hoa có nở đẹp và lâu bền hay không còn tùy vào khả năng nuôi dưỡng của cành, cây, nhất là trong điều kiện chưng bình.
  • Hãy chọn cành hoặc cây mai có nụ nhiều vừa phải và phân bố đẹp trên cả cành. Các nụ hoa phải đủ “bụ bẫm” để nở kịp ba ngày Tết.
  • Hoa mai đẹp. Cánh hoa mịn, đều nhau, không có cánh hoa bị tật. Màu sắc và độ to của hoa rất đa dạng, tùy vào sở thích mỗi người mà chọn lựa cho phù hợp, chứ đó không phải là tiêu chí chọn hoa mai đẹp.
  • Lưu ý rằng việc chăm sóc cành mai trong điều kiện chưng bình cũng rất quan trọng. Nó giúp hoa nở được lâu, không chóng rụng.
  • Lá mai. Một cành mai đẹp không thể là cành mai trụi lá hoặc lá xanh um nhiều như hoa. Tốt nhất nên chọn cành mai nhiều hoa và nụ, điểm những chiếc lá non xanh mềm hoặc đỏ tía.
  • Nếu trên cành còn sót lại một vài chiếc lá cũ hoặc có thêm vài chiếc lá đã già xanh, hãy ngắt bỏ chúng – điều này sẽ giúp giảm sự thoát hơi nước của cành mai.
  • Cành mai phải tươi, nụ hoa no tròn. Khi mua về nên bọc giấy kín toàn bộ, sau đó ngâm trong bể nước (hoặc ao, hồ…) khoảng 3 – 4 giờ hoặc qua đêm nếu mai bị khô do mất nhiều nước. Sau khi để mai uống no nước, đem cắm vào bình.
  • Khi mua, chú ý chọn cây mai chắc gốc. Lấy tay lắc nhẹ thấy cây và đất ở gốc vững chắc là được. Lựa cây có nụ không bị héo, rũ cuống, vì bị héo chứng tỏ cây đang kiệt sức do thiếu nước, đứt rễ hoặc bị bệnh.

Cách chọn Mai trắng

Đối với hầu hết các gia đình ở miền Bắc thì ngày Tết trong nhà thường không thể thiếu hoa đào và cây quất cảnh (tắc kiểng), bởi hai loài hoa cảnh này khá đặc trưng cho không khí xuân thêm phần tươi đẹp, ấm áp hơn. 

Hoa thủy tiên nở trong ngày Tết

Xưa kia thời Pháp thuộc, người Hà Nội chơi Thủy tiên thường tới phố Lãn Ông và phố Thuốc Bắc để mua lại của người Hoa kiều, hoặc dân buôn từ biên giới Trung Quốc về. 

hoa thủy tiên
hoa thủy tiên

Hằng năm cứ vào dịp Tết Nguyên đán, thường là trước Tết từ một tháng đến 15 ngày, người ta mua về rồi ngâm vào nước lã (nước mưa là tốt nhất), từ một đến hai ngày rồi làm vệ sinh, rửa sạch, bóc các vỏ xây xát, cắt bỏ rễ thối… Hằng ngày thay nước trong sạch, rồi tùy thuộc vào sự nảy mầm mà cắt gọt củ để phát nụ. Cắt gọt và hãm nụ sao cho hoa nở theo ý định của mình. Ðó là việc làm tài nghệ của người chơi hoa Thủy tiên.

Xưa kia trong cung đình và ở hội chợ đã có những cuộc thi hoa Thủy tiên. Hội thi hoa Thủy tiên xưa được tổ chức long trọng. Giải thưởng được đặt lên nhang án sơn son thếp vàng gồm có vật phẩm và tiền bạc. Tùy theo từng vùng và từng năm để định giải, thường là có trà mạn, thuốc lá thơm, đôi cốc pha-lê làm bình đựng thủy tiên, v.v. Nhưng bấy giờ đặc biệt phải có bánh pháo.

Người được giải được rước kiệu hoặc xe tay kéo có gọng nạm đồng hoặc bịt bạc. Khi về tới địa phương được người có chức sắc cao nhất và các cụ tiên chỉ mặc áo tụng xanh ra đón. Có cờ hội và cờ đại bái cắm song hàng. Pháo nổ giòn giã liên hồi, làng xóm, bạn bè hân hoan chúc tụng…

Khi còn sinh thời, bác Lộc người phố Bùi Thị Xuân, quận Hai Bà Trưng đã bỏ ra một chỉ vàng để mua cả hòm Thủy tiên từ Phúc Kiến gửi về để chơi và tặng bạn. Bác Lộc cầu kỳ đến mức sau khi tìm được cụ Tiên đã ngoài 80 tuổi để nhờ cụ gọt Thủy tiên, lại đi tìm người chơi cây sành và là nhà báo đưa đến tận nhà cụ Tiên để cụ phổ biến, dạy bảo cho cách chơi, cách gọt. Hằng ngày thay nước cho Thủy tiên, tối đưa ra sân, ngày lại đưa vào nhà, bác Lộc say sưa bưng bình thủy tiên như ôm vào lòng mình một vật báu mà tiền bạc bao nhiêu cũng không mua nổi.

Muốn bảo đảm cho Thủy tiên nở hoa vào Tết Nguyên đán, trước Tết khoảng hai tuần  mới ngâm củ vào nước, làm vệ sinh như đã nói ở phần đầu.  Hằng ngày thay nước trong mát cho đến khi mầm nảy, dùng dao gọt, tốt nhất bộ đồ làm bằng tre cật vót mỏng sắc, hoặc lưỡi dao sáng không gỉ để tránh gỉ sắt làm thối vỏ.

Khi mầm vươn dài khoảng 5 cm, ta có thể dùng giấy mỏng (thay cho dây buộc để tránh xước) ghì nhẹ cho mầm mọc theo hướng mình định. Trong quá trình gọt và tạo dáng của mầm, tuyệt đối không gọt và đụng chạm vào cọng hoa. Ðiều cần biết, mỗi một mầm là một giò hoa sẽ nảy từ trong kẽ lá ra nên phải theo dõi quan sát kỹ.

Nếu do thời tiết rét quá hoa chậm nở, có thể dùng nước ấm đổ vào, hoặc để trong phòng kín có nhiệt độ dưới 20oC để kích thích cho hoa nở mau hơn. Trường hợp thời tiết nồm nóng, dùng giấy mỏng bọc nụ hoa rồi lấy lòng trắng trứng gà quết trên mặt củ để hãm cho tốc độ hoa nở chậm lại. Không nên bọc quá chặt nụ sẽ làm chi nụ bị thui chột. Nếu củ Thủy tiên nào nảy nhiều nhánh cần tách bẻ bớt đi cho đỡ rối rắm, rườm rà. Chỉ nên để một ngọn giữa, hai nhánh trên nhỏ làm hai tay, hai nhánh dưới to làm hai chân, phần dưới ở giữa là bộ rễ. Rễ càng dài càng đẹp, hai nhánh dưới càng mập càng vui mắt.

Chọn bình đứng, phải là thủy tinh pha-lê mới đẹp. Dáng của bình phải có chân như chân cô tây uống rượu. Ðộ sâu khoảng 12 cm là vừa phải, sâu hơn phải kê nhiều sẽ bị xấu. Nơi để bình Thủy tiên, không nên để giữa bàn thờ mà phải để hơi chếch một bên để khỏi phạm húy. Nếu có sập gụ, tủ chè hoặc một chiếc bàn cuốn hay hỷ khảo bằng gỗ gụ, để bình Thủy tiên vào những vị trí ấy càng làm tăng vẻ đẹp và giá trị.

Trang trí nhà với hoa khô

Tùy theo túi tiền mà bạn có cách trang trí riêng cho ngôi nhà thân yêu của mình. Ngoài việc trang trí bằng tranh treo tường, bình gốm, tượng… bạn cũng có thể làm tăng sự duyên dáng của ngôi nhà bằng cách trang trí hoa khô.

Trang trí nhà với hoa khô
Trang trí nhà với hoa khô

 Hiện nay, hoa khô được coi là hàng xa xỉ bởi giá còn khá cao. Tuy nhiên giá hoa khô cũng vô chừng tùy theo sự lựa chọn của bạn, bởi bạn chỉ cần sự đơn giản mà phù hợp chứ không nhất thiết phải dùng những loại hoa quá đắt tiền.

Hoa khô có thể trang trí bất cứ đâu trong nhà, miễn là bạn lưu ý đến vị trí để bảo quản hoa được lâu. Nếu trang trí hoa khô trong phòng khách, bạn phải lưu ý đến sự hài hòa với nột thất. Có thể chọn bình lớn, hoa to để trang trí nếu bạn dùng bộ bàn ghế sô-pha, salon cho phòng khách. Ngoài ra còn phải chú ý đến màu sắc, tốt nhất là nên chọn màu hoa tương phản hoặc màu sáng để làm vui mắt nơi tiếp khách của bạn.

Đối với phòng ngủ, bạn nên chọn loại hoa cánh nhỏ, chưng trong bình hay vòng hoa treo trên cánh cửa. Nên chọn màu ứng với màu của drap trải giường hoặc màu dịu mắt. Nếu chọn vòng hoa để trang trí thì bạn có thể dùng loại vòng hoa phù hợp với từng mùa.

Nếu có ý định trang trí nhà bếp, phòng ăn bằng hoa khô bạn phải lưu ý đến việc chọn hoa và bảo quản hoa. Có thể chọn những loại hoa cánh nhỏ, màu sặc sỡ để tăng không khí vui tươi nhưng không kém phần trang nhã cho phòng ăn. Lưu ý tránh để gần nơi có độ ẩm cao vì có thể làm hoa mau hư.

Bạn cũng có thể tự làm hoa khô tại nhà bằng cách chọn những loại hoa mới nở, đậm màu. Sau đó chốc ngược hoa xuống rồi treo vào chỗ nóng khô nhưng không có gió, nắng hoặc dùng máy sấy tóc sấy cho đến khi hoa khô. Khi hoa khô rồi thì dùng keo xịt tóc xịt lên hoa để giữ màu lâu. Cách làm này đơn giản và không mất nhiều thời gian công sức. Còn cách làm như hoa khô bán trên thị trường thì phải nhuộm hoa khi hoa còn tươi .Nhuộm bằng cách cho màu đặc biệt để nhuộm hoa vào nước cắm hoa cho hoa hút màu nước này rồi mang hoa đi sấy. Sấy xong lại nhuộm khô rồi xịt thuốc giữ cho hoa bền.

Chọn hoa cưới theo tính cách

Trong ngày cưới của mình cô dâu chú rể nào cũng muốn chọn cho mình những sắc hoa tươi thắm nhất làm ngày cưới thêm sang trọng và rực rỡ.

Nhưng chọn hoa thế nào?, và loài hoa nào được coi là tượng trưng cho tình yêu?. Đó chính là hoa hồng, hầu như không có loài hoa nào có thể thay thế được vì sự phổ biến và giá trị mà nó mang lại, đó chính là loài hoa lý tưởng cho đám cưới của bạn.

Chọn hoa cưới theo tính cách


  1. Chọn màu sắc hoa hồng mà bạn yêu thích. Hoa hồng trắng là một sự lựa chọn đẹp và tao nhã cho đám cưới vào mùa đông, còn hoa hồng thích hợp cho đám cưới tổ chức vào mùa hè. Còn hoa hồng đỏ hầu như bạn có thể dùng cho bất kỳ mùa nào trong năm cũng như loại hình đám cưới của bạn. Nếu bạn có một chủ đề cho đám cưới của mình thì hãy chọn màu hoa cho thích hợp với chủ đề đó.
  2. Sau khi đã chọn được màu sắc của hoa, bạn hãy thiết kế phong cách trang trí hoa cho đám cưới của bạn. Nếu chưa có ý tưởng bạn có thể nhờ bạn bè và những người có kinh nghiệm để thiết kế. Từ đó bạn có thể phối kết hợp với những loài hoa khác. Một kiểu thiết kế được nhiều người sử dụng đó phong cách màu tươi mát mang hơi thở của thiên nhiên. Bạn có thể lấy một vài chiếc lông vũ và kết hợp với nhiều màu sắc khác nhau để tạo phong cách riêng cho đám cưới của bạn.
  3. Chọn nơi đặt hoa. Cho dù bạn tự thiết kế hoa cho mình hay thuê người thiết kế thì bạn hãy dành thời gian để tìm hiểu chỗ đặt hoa. Đám cưới là lễ kỷ niệm quan trọng nhất chính vì thế hãy dành thời gian trước ít nhất là hai tuần để đặt hoa. Hãy đến những cửa hàng bán hoa lớn để có thể mua hoa với giá rẻ hơn.
  4. Sau khi nhận hoa bạn hãy bảo quản chúng cẩn thận, và sắp xếp những đóa hoa theo đúng thiết kế của bạn. Nếu có thời gian bạn có thể bó chúng và tạo ra những bó hoa thật đẹp theo trí tưởng tượng của bạn.

Cách chọn mai

Những cành mai có dáng đẹp, với các hình dáng một “lão mai” gốc to, da sần sùi, mọc rong rêu càng tốt, nhánh khẳng khiu và có thể có những hình thể như: Chân quỳ, Hạc bay, Phụng Hoàng… 

cách chọn mai
Cách chọn hoa mai tết

Ngoài những nét trên, người mua mai còn chú trọng đến sự phân chia các nhánh trên một gốc mai. Nhánh to, nhánh nhỏ, sự sắp xếp các nhánh. Có thể phân chia tên gọi tùy sự phong phú của các tay chơi mai chuyện nghiệp. Nhìn chung có các điểm cần chú ý khi lực một nhành mai: Các cành phân chia thứ lớp, bông rải đều, nhánh to khỏe, nhánh uyển chuyển, nụ bụ bẩm, lá non vừa nhú. Ngoài ra các người chơi mai chuyên môn cònphân biệt thêm nhiều thứ phụ khác nữa mà chỉ có họ biết mà thôi. Ví dụ như Nhụy Âm Dương, Cành Tứ Quý. Nhụy âm dương là chỉ đạo vợ chồng phu phụ, cành tứ quý chỉ bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông… Đặc biệt là các nhà nho học chơi mai rất công phu. Một cành mai nở không đúng vào dịp Tết, mai vừa nở đã rụng, hoặc các nhánh phân bố không hợp cách là xui xẻo cả năm (Người chơi mai tin như vậy).

  • Dáng cành đẹp: Mai đẹp không chỉ ở hoa mà quý ở dáng cây. Nên chọn những cây nhánh đẹp cân đối. Vỏ đen tự nhiên, không đốm vảy nấm mốc. Không nên chọn cây quá nhiều nhánh, các nhánh to nhỏ chênh nhau quá nhiều.
  • Đừng “tham” cây nhiều nụ: Tất nhiên là hoa càng nhiều thì cành mai trông càng đẹp, nhưng hoa có nở đẹp và lâu bền hay không còn tùy vào khả năng nuôi dưỡng của cành, cây, nhất là trong điều kiện chưng bình. Nên chọn cành hoặc cây mai có nụ nhiều vừa phải và phân bố đẹp trên cả cành. Các nụ hoa phải đủ “bụ bẫm” để nở kịp ba ngày Tết.
  • Hoa mai đẹp: Cánh hoa mịn, đều nhau. Màu sắc và độ to của hoa rất đa dạng, tùy vào sở thích mỗi người mà chọn lựa cho phù hợp, chứ đó không phải là tiêu chí chọn hoa mai đẹp.
  • Lá mai: Một cành mai đẹp không thể là cành mai trụi lá hoặc lá xanh um nhiều như hoa. Tốt nhất nên chọn cành mai nhiều hoa và nụ, điểm những chiếc lá non xanh mềm hoặc đỏ tía. Nếu trên cành còn sót lại một vài chiếc lá cũ hoặc có thêm vài chiếc lá đã già xanh, hãy ngắt bỏ chúng – điều này sẽ giúp giảm sự thoát hơi nước của cành mai.

Trồng mai trên đất vườn phải là thứ đất đen, đất thịt nhưng không giữ nước để tránh úng thủy. Mai trồng trên các luống vồng cao, có khoảng cách vừa đủ đề cây tăng trưởng. Mỗi năm vào rằm tháng 10 Âm Lịch phải ngắt hết lá để dồn nhựa cho các nhánh ra hoa. Tuốt lá không đúng ngày sẽ ảnh hưởng đến ngày hoa nở. Khi cắt nhánh đem ra chợ phải đốt gốc. Cách đốt gốc cũng góp một phần không nhỏ vào việc giữ cho hoa nở bền hơn. 

Chọn hoa ngày cưới

chọn hoa cưới

Trong các lễ cưới không thể thiếu hoa, hoa không chỉ làm rạng rỡ thêm niềm hạnh phúc trong ánh mắt cô dâu, chú rể, mà hoa còn mang đến niềm hạnh phúc và những ý nghĩa tốt đẹp cho ngày vui của lứa đôi

1. Nên chọn hoa theo mùa

Vì hoa nở vào đúng mùa sẽ đẹp hơn, sắc hoa tươi hơn, hương hoa thơm hơn. Bên cạnh đó, bạn còn tiết kiệm chi phí vì hoa đúng mùa bao giờ cũng rẻ.

Ngoài ra, hoa lụa cũng là một chọn lựa tốt nếu bạn không muốn mất quá nhiều thời gian vào việc chăm sóc bó hoa và lo sợ hoa héo úa hay nhàu nát. Hiện nay hoa lụa cũng có rất nhiều kiểu dáng và màu sắc cho bạn chọn lựa. 

chọn hoa ngày cưới
Hoa ngày cưới


2. Không nên chọn bó hoa cầm tay quá to

Nếu muốn mọi người được nhìn thấy gương mặt xinh đẹp của bạn. Một bó hoa to và rực rỡ màu sắc sẽ hút hết ánh nhìn của người khác chứ không phải vào bạn – nhân vật chính của ngày vui. Nếu bạn có dáng người nhỏ nhắn thì một bó hoa cầm tay nhỏ, vừa xinh sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời.

Hãy để hoa tôn thêm vẻ đẹp của bạn, đừng để nó khiến bạn mờ nhạt đi. Nếu chiếc váy cô dâu có những họa tiết hoa nhỏ thì nên tránh những bó hoa rườm rà và sặc sỡ. Hãy chọn kiểu đơn giản, hoặc có thể chỉ duy nhất 1 loài hoa. 

Nên chọn hoa cô dâu phù hợp với hoa cài áo của chú rể. Như thế, nhìn hai bạn sẽ ăn khớp, đẹp đôi hơn trong mắt mọi người.

3. Hoa trang trí trong đám cưới

Chọn hoa cưới khá quan trọng trong hôn lễ. Thường thì màu hoa, loại hoa sẽ ăn khớp theo sở thích của cô dâu, màu trang phục, cách bài trí ở nhà thờ hay nơi tổ chức hôn lễ 

  • Với lễ cưới trang trọng: hoa cưới có thể dùng Ly Ly, hoa lan, Dành Dành…
  • Lễ cưới truyền thống: Hồng trắng, hồng vàng, mẫu đơn, Tulip, Lan Nam Phi, hoa Nhài…
  • Lễ cưới phong cách độc đáo: Bông lúa mì hoặc hoa Ngô, hoa Chân ngỗng, Hướng dương, hay Atiso nhỏ…


Lưu ý: Nếu vợ chồng bạn chỉ định mời những người thân và bạn bè thân cận nhất thì không nên bày hoa khắp nơi. Còn nếu khách mời đông đảo, và khả năng tài chính cho phép thì không có lý do gì bạn không thể trang trí cho không gian cưới thêm bừng sáng bằng những đóa hoa tươi. 

Tuy nhiên, nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí thì không nhất thiết phải dùng hoa trang trí dọc các lối đi, sảnh đường, chỉ cần dùng các dải ruy băng kết hợp khéo léo với các loại lá cây cũng tạo hiệu quả thẩm mỹ cao.

Khu vực đón khách không cần phải dùng các loại hoa đắt tiền và chỗ nào cũng phải bày hoa, ngược lại, những bông hoa đơn giản cắm trong những chiếc bình độc đáo, xinh xắn sẽ rất lịch sự nhưng cũng không kém phần sang trọng, bắt mắt. Nếu tiệc cưới và hôn lễ tổ chức cùng một địa điểm và thời gian sát nhau, bạn có thể dùng lại hoa của hôm trước nếu chúng vẫn còn tươi, không cần thiết phải thay thế hoa mới toàn bộ.

Đặc biệt, nếu bạn chọn được địa điểm tổ chức đám cưới đẹp thì chi phí cho khoản hoa trang trí sẽ giảm đi đáng kể.

4. Nên đặt hoa cưới vào lúc nào ?

Lý tưởng nhất, bạn nên đặt hoa cưới trước ngày tổ chức lễ cưới khoảng 2,3 tuần, thậm chí là 1 tháng. Chuẩn bị hoa cưới khá phức tạp, bạn nên đặt trước sớm để người cắm hoa có thời gian chuẩn bị những phụ kiện bó hoa, những cách trang trí hoa sao cho phù hợp với nơi bạn tổ chức đám cưới của mình. Nên đặt cọc trước một khoản tiền để giữ chỗ, và nếu có thể thì nhắc nhở cửa hàng hoa về những yêu cầu của bạn sau khi đã đặt hoa.

Mẹo nhỏ cho bạn:

Hãy cân nhắc những yêu cầu của bạn trước khi tham khảo sự tư vấn của cửa hàng hoa. Mang theo những tấm ảnh hoặc tạp chí có hình kiểu hoa mà bạn thích, người tạo mẫu hoa cưới sẽ cho bạn biết ý tưởng của bạn có khả thi hay không.

Một điều quan trọng: hãy nói rõ loại hoa mà bạn muốn. Đừng nói chung chung là bạn muốn màu “hồng”, bởi có đến hàng chục loại hoa với những sắc hồng rất khác nhau, và bó hoa cưới sẽ khác xa với những gì bạn hình dung ban đầu. Thêm nữa, hãy hỏi kỹ giá cả và cân nhắc khả năng tài chính của bạn, và cuối cùng, tin vào bàn tay và óc thẩm mỹ của người tạo mẫu hoa, và đợi đến ngày cưới của mình. 

Cách giữ hoa tươi lâu

Cách giữ hoa tươi lâu

Để giữ cho hoa cắm bình tươi lâu không có một biện pháp đơn lẻ nào giải quyết được mà các bạn phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp. Sau đây xin giới thiệu với các bạn một số biện pháp chính để các bạn tham khảo và áp dụng phối hợp:

1. Bình cắm hoa phải sạch

Trước khi cắm hoa phải rửa bình thật sạch sẽ bằng xà bông, nên phơi khô ngoài nắng, nhất là những bình hoa đã cũ và cắm nhiều loại hoa có cành mềm dễ gây thối nước như hoa huệ, layơn, thược dược…Sau mỗi lần thay nước cũng phải rửa sạch sẽ

2. Thời điểm cắt hoa

Nếu là hoa có sẵn trong vườn nhà thì các bạn nên cắt cành hoa vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, là thời điểm tốt nhất trong ngày vì lúc này cây thoát hơi nước không nhiều, cành hoa đang chứa nhiều nước và carbohydrat.

3. Xử lý hoa trước khi cắm để tăng khả năng hút nước của hoa

Cắt xéo vết cắt để tăng bề mặt hút nước cho cành hoa, đồng thời khi cắm mặt cắt không áp sát đáy bình, cành hoa hút nước dễ hơn. Những loại hoa có thân gỗ như hoa Mai, đào…phải hơ gốc cành trên ngọn lửa một đoạn khoảng 5cm, để ngăn cản sự thoát nhựa từ cành ra ngoài nước bình, đồng thời khi bị đốt các mô chết dẫn nước sẽ tốt hơn. Có thể sử dụng nước ấm để cắm hoa nếu hoa được  đóng gói khô hoặc tồn trữ bảo quản ở nhiệt độ thấp.

Khi cắt hoa từ trên cây nên cắt dài một chút để khi cắm vào lọ bạn có thể cắt ở phần gốc của cành hoa khoảng 3-5cm (nơi có cột không khí trong ống mạch cản trở việc hút nước của cành hoa). Khi cắt bỏ đoạn gốc của cành hoa phải nhúng cả gốc cành vào trong nước hoặc đưa gốc cành vào vòi nước đang chảy để cắt, sau đó cắm nhanh cành hoa vào lọ. Làm như vậy nước trong lọ sẽ tiếp xúc trực tiếp được với cột nước trong các ống mạch của cành hoa, tạo thành một cột nước liên tục chảy đều các cành hoa, giữ cho hoa tươi lâu hơn. Cắt bỏ bớt lá một cách hợp lý để giảm bớt sự thoát hơi nước ở cành hoa.

4. Đảm bảo sự cân bằng nước trong cành hoa

Sau khi cắt rời khỏi cây mẹ, yêu cầu đầu tiên của cành hoa trong lúc này là nước, nên sau khi cắt phải nhanh chóng cắm được cành hoa vào nước cáng sớm càng tốt, để cành hoa trong trạng thái trương nước, nếu không cành hoa sẽ dễ bị héo do chúng vẫn tiếp tục thoát hơi nước nhưng không được bổ sung nên bị thiếu hụt nước. Nếu tình trạng thiếu hụt nước kéo dài cành hoa sẽ không có khả năng tươi trở lại, hoặc nếu có tươi trở lại được thì cũng yếu sức, mau tàn,

5. Sử dụng nước sạch và thay nước hằng ngày

Phải sử dụng nước sạch để cắm hoa (có thể dùng nước ấm khoảng 38-40°C, vì nước ấm vận chuyển vào cành nhanh hơn), không dùng nước có chứa nhiều Calcium, Magnesium. Nước có fluor có thể hủy hoại mô lá, hoa, vì vậy nếu nguồn nước có chứa fluor phải cho chảy vào trong xô, chậu dự trữ chờ một vài ngày cho hóa chất này bay hơi hết mới dùng để cắm hoa. Phải thay nước bình hằng ngày, khi thay nước phải rửa sạch cuống hoa, nhất là phần cắm ngập trong nước.

6. Hạn chế vi khuẩn gây thối

Trước khi cắm, cắt bỏ các lá phía dưới, không để cho lá ngập trong nước gây thối làm cho nước nhiễm khuẩn, vi khuẩn bám xung quanh gốc cành bị chận lại và làm chonước bị nhiễm khuẩn.

Nếu là hoa có thân mềm như cúc, thược dược, layơn…thì mỗi khi thay nước nên cắt bỏ phần gốc cành bị thối. Không nên để nước trong bình quá nhiều, chỉ để vừa đủ để cắm ngập gốc cành khoảng 3-5cm, vì việc hút nước chủ yếu được thực hiện ở chỗ vết cắt. Nếu cắm ngập sâu gốc cành dễ bị vi khuẩn gây thối. Có thể sử dụng một vài loại hóa chất như nước javel, Sulfat đồng, thuốc tím… (nồng độ 0, 05 gam/lít) để ức chế vi sinh vật gây thối, làm cho hoa tươi lâu hơn, với hoa có màu trắng không nên dùng thuốc tím hoặc Sulfat đồng.

7. Vị trí đặt bình hoa

Không đặt bình hoa ở chỗ có ánh nắng trực tiếp chiếu vào, dưới mái tôn nóng, ở những chỗ thường có gió lùa, dưới quạt hoặc trên mặt tivi, radio… vì hơi nóng làm giảm tuổi thọ của hoa, không khí nóng, gió làm cành hoa bị mất nước nhanh, trong khi chúng hút nước không kịp để  bổ sung sẽ làm hoa héo, nhanh tàn. Vào buổi tối trước khi đi ngủ nên đưa bình hoa vào chỗ mát hoặc ngoài sân để chúng “hứng sương”.