Thay đổi thành phần bố cục hồ thủy sinh

Đá và gổ lủa là những vật liệu không thể thiếu được để tạo nên bố cục tự nhiên cho bể hồ thuỷ sinh. Chúng hiện hửu trong thiên nhiên với những hình thù và góc cạnh rất khó để chúng ta tự tái tạo lại trong môi trường nhân tạo. Một cấu trúc đẹp có thể được tạo thành bởi những kết hợp giữa các tảng đá và gổ lủa với những kích thước tương đồng. Khi có sự phối trí và kết hợp hài hoà giữa 2 loại vật liệu này, chúng sẻ cho phép chúng ta mô phỏng và thu gọn được những nét đẹp của thiên nhiên hoang dã vào trong môi trường nhỏ hẹp của bể hồ thuỷ sinh. 

bố cục hồ thủy sinh


Khởi đầu với những điều căn bản

Một trong những bể thuỷ sinh đầu tiên của tôi có bố cục rất đơn giản, chỉ có những tảng đá lấy từ các dòng sông và cây Echinodorus tenellus. Thật vậy, chỉ với bố cục của các tảng đá theo phong cách iwagumi là những bước khởi đầu về phương cách chơi thuỷ sinh của tôi. Cách phối trí và kết hợp những tảng đá giữ vài trò rất quan trọng để tái tạo cảm tưởng một cánh đồng cỏ xanh mướt trải dài ra đến tận chân trời mà cấu trúc của nó chỉ có vỏn vẹn duy nhất một loại đá và một loại cây thuỷ sinh. Loại đá được dùng trong bố cục này là những tảng đá có nguồn từ các dòng sông với mặt phẳng trơn láng, đậm màu và có chút ít lồi lỏm hằn lên một vài nơi trên các tảng đá. Sự kết hợp giữa các tảng đá từ các dòng sông với những kích thước khác nhau sẻ tạo nên cảnh tượng các tảng đá hoang sơ trên môt cánh đồng cỏ trải dài.Mặc dầu kích thước của các tảng đá có những khác biệt khá rõ ràng về kích thước, chúng ta vẩn có thể tái tạo một cảnh thiên nhiên hoang dã thoáng rộng chỉ với các tảng đá vì chúng thường có những hình thù và cấu trúc giống nhau. Đối với gổ lũa, cũng tương tự như thế; sự kết hợp giữa vài miếng gổ lũa sẻ tạo nên cảnh tượng của những nhánh tàng hay gốc rể của một cây cổ thụ khổng lồ. Khi áp dụng những gì vừa đề cập khi sắp xếp các vật liệu, thì đó chính là một trong những kỷ thuật căn bản nhất, và cũng là đặc tính nổi bật nhất của bể hồ thuỷ sinh vậy.

Thay đổi vật liệu hồ thủy sinh

Sẻ có nhiều thay đổi một khi bố cục của bể hồ thuỷ sinh được khai triển rộng ra thêm, nhất là khi số lượng đá và gổ lũa sử dụng gia tăng. Ấn tượng chung của bể sẽ thay đổi khi sự sắp xếp của các loại cây thuỷ sinh được thay đổi, mặc dầu bố cục căn bản của đá và gổ lũa không thay đổi. Nói một cách khác, bố cục trong bể hồ thuỷ sinh là sự theo đuổi của một sự kết hợp hài hoà giữa vật liệu cấu trúc và các loài cây thuỷ sinh.

Có đôi lúc, tôi cho sắp xếp hàng loạt các bố cục theo phong cách iwagumi bằng cách thay đổi các loại đá, nhưng vẩn giữ cây thuỷ sinh và loại cá như nhau, hoặc tôi thay đổi cây thuỷ sinh (souzou haishoku, và giữ nguyên bố cục của các tảng đá hoặc gổ lũa. Các phương cách này cực kỳ quan trọng trong việc tìm kiếm ra những tiêm năng bố cục khác nhau. [b] Đấy chính là con đường tắc nhanh nhất để trở nên quán triệt và nâng cao tay nghề đến một tầng siêu việt hơn trong thú chơi thuỷ sinh.

Một trong những phương cách tạo dựng nên bố cục iwagumi căn bản nhất là dùng các loại cây thuỷ sinh thấp lùn như Echinodorus tenellus (như trong bố bể cục thuỷ sinh đầu tay của tôi), cỏ tóc, Glossostigma, Riccia, hay gần đây nhất là loại cỏ trân châu Cuba. Khi dùng phương pháp này, các bạn sẻ hoàn thiện sự hiện hửu của các tảng đá. Tuy nhiên, trong quá trình tìm kiếm va thay đổi phong cách của các bố cục, tôi thường kết hợp những loại cây thuỷ sinh thấp lùn với một số loại cây cao hơn như Eleocharis vivipara va Echinodurus angustifolius. Phương cách này sẻ tạo ra bố cục iwagumi với các ấn tượng hoàn toàn khác lạ.

Thí dụ điển hinh là sự kết hợp bố cục giữa các tảng đá và một số loài cây thuỷ sinh có thân cao. Mặc dậu phương cách này nhìn khác với bố cục chỉ có đá iwagumi, nhưng nó tạo ra một ấn tượng đáng ghi nhớ rằng đây là một loại bố cục mới với sự thay đổi của các loài cây thuỷ sinh. Mặc dầu các bạn đã có thể có những bố cục mà bạn tạm cho là hoàn thiện bằng cách xử dụng các tảng đá hoặc gô lũa, nhưng để đi đến một phong cách hoàn thiện nhất, chúng ta cần phải thử nghiệm nhiều cách thức sắp xếp khác nhau.

Sáng tạo và thay đổi

Trong cuộc tranh tài quốc tế về bố cục thuỷ sinh đã có nhiều biến chuyển. Điều quan trọng mà các bạn cần lưu ý là làm sao tạo nên được sự phối hợp mới giữa cấu trúc của các vật liệu và các loại cây thuỷ sinh, không phải chỉ trong các cuộc so tài, mà quan trọng hơn là làm sao mang được và sửa đổi sao để có thể mang được cái tinh tuý và tự nhiên của thiên nhiên vào bể hồ thuỷ sinh. Những bố cục nào chuyên chở được đặc tính này của thiên nhiên, chắc chắn sẻ được sắp xếp vào các thứ hạng cao trong các cuộc tranh tài quốc tế. Là một trong các vị giám khảo của các cuộc tranh tài này, cá nhân tôi luôn để mắt và đánh giá cao các bố cục như thế này. Tôi có lời góp ý cho những bạn có tư tưởng dự thi trong các cuộc tranh tài quốc tế trong tương lai là hãy SÁNG TẠO với những tư tưởng mới cho các bố cục dự thi, đừng cứng ngắt bắt chước những bố cục đã được đề xuất, miển sao các bạn chuyên chở được thiên nhiên hoang dã vào trong bể hồ thuỷ sinh như tôi vừa đề cập.

Tuy nhiên, sáng tạo là một chuyện, nhưng thí sinh cần phải hiểu đặc tính của môi trường sinh thái của các loại cây thuỷ sinh với môi trường chúng sinh sống. Đừng nên dùng những loại cây không tự nhiên không thích hợp với môi trường. Thí du như gieo các loài cây thuỷ sinh đòi hỏi nhiều ánh sáng trong bóng râm của các cành gổ lũa, hay những cành non vừa chuẩn bị đâm chồi thì đã bị cắt đi.

Một bô cục tự nhiên có thể tạo được ấn tượng tốt nếu được tạo dựng sử dụng các loài cây thuỷ sinh thích hợp và ứng dụng với môi trường sinh thái tự nhiên của chúng. Nếu xử dụng sai, các loại cây thuỷ sinh này theo thời gian sẻ rất khó mà duy trì và bảo trì.

Một bể hồ thuỷ sinh lý tưởng nhất là một bể không cần phải tốn nhiều công sức trong một chuổi thời gian dài.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *