Tỉ lệ vàng (Golden Ratio) trong thủy sinh

“Tỉ lệ vàng” (Golden Ratio) được phát minh vào thời kỳ xa xưa bởi kiến trúc sư Vitruvius, ông cho rằng: “Không gian được chia thành những phần bằng nhau để tạo sự dễ chịu và thẩm mỹ, giữa những phần nhỏ nhất và lớn nhất phải có mối liên quan giống như giữa phần lớn hơn này với tổng thể”

Từ thời kỳ Phục Hưng, các họa sĩ đã sử dụng và áp dụng công thức cho các đối tượng khác nhau. “tỉ lệ vàng” cũng được áp dụng vào khuôn mặt người.

Tỉ tệ có thể được hiểu tóm tắt như sau: Tỉ lệ phần nhỏ đối với phần lớn bằng với tỉ lệ phần lớn với tổng thể. Theo toán học, tổng thể là 1, phần lớn là 0.618 và phần nhỏ là 0.3.82. Khi vẽ lên hồ thủy sinh, chúng ta sẽ có 4 chỗ giao nhau, 4 chỗ là là bốn chỗ được tập chung nhiều nhất. Những giao điểm này cũng biểu thị những vùng khác có thể là vùng âm (negative) hoặc dương (positive), những vùng này không cần có tâm điểm cho hồ thủy sinh. Các đường nằm ngang có thể được dùng là “đường chân trời” (đường nằm giữa nước và nền). Những điều này sẽ được làm sáng tỏ bên dưới bằng hình ảnh

Tỉ lệ vàng trong thủy sinh


Trong hồ thủy sinh hình lòng chảo bên dưới với loài Rotala sp ‘Green’ and Glossostigma elatinoides, nơi nào là tâm điểm? Tâm điểm nằm ở giao điểm trên bên phải nơi hai mô đất gặp nhau. Cụ thể hơn, trong một hồ dạng lòng chảo, giao điểm vàng sẽ nằm vào vùng âm (ví dụ: phần nền) chính giữa 2 mô đất.Trong bố cục thứ 2 dưới đây, giao điểm phía trên bên phải có vẻ như là tâm điểm, và cũng là điểm biến mất (vanishing point) nơi mà cây kết thúc và vùng âm (nền đen) bắt đầu. Đường ngang phía trên cũng nằm trùng với “đường chân trời” của hồ thủy sinh.Cho ví dụ thứ ba, tôi chọn hồ theo kiểu Hà Lan, 
tâm điểm có vẻ như rơi vào bụi cây Ammania gracilis đầy màu sắc ở phía trên bên phải. Đây có phải là tâm điểm đúng?Hãy ghi nhớ là, những điều này không phải là bắt buộc và cứng nhắc. Có nhiều hướng dẫn khác giúp bạn tạo bố cục hồ thủy sinh. “Tỉ lệ vàng” chỉ là một trong số đó.

Làm cách nào để áp dụng “tỉ lệ vàng” vào hồ của bạn?

Khi lần đầu thiết lập hồ, tôi nghĩ là sẽ có ích nếu bạn lấy thước và đánh dấu các chỗ quang trọng. Đo chiều dài hồ và nhân với 0.618. Ví dụ: một hồ dài 36 inches x 0.618 = 22.25 inches. Vẽ đường thẳng đứng. Tương tự với hướng ngược lại, đo 22.25 inches và vẽ đường thẳng đứng thứ 2. Tiếp tục đo chiều cao hồ và nhân 0.618. Làm tương tự chúng ta có 2 đường nằm ngang. Khi bạn hoàn tất bạn sẽ có hình chữ nhật chết ở giữa và 4 giao diểm giống như các hình ở trên. Bây giờ nếu bạn muốn áp dụng “tỉ lệ vàng” thì bạn đã biết đâu là tâm điểm và nơi nào nên làm đường chân trời…

Câu hỏi - Thắc mắc - Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *