Cá la hán Kim Mã Lưu (金马骝) = kamalau (KML) = golden monkey (GM)

Kamalau bắt nguồn từ dòng La Hán đời đầu có nền nhạt như xám và ánh kim lục chứ không phải từ Trân Châu La Hán. Công ty Mermaid lai tạo dòng này cũng đồng thời lai tạo cả kamfa do đó vây và châu của kamalau được cải thiện nhiều và gần giống với kamfa. Thân cũng rộng và miệng đỡ trề hơn so với Cá La Hán thường. Kamalau hầu như không có “chữ” trên đầu và thân. Ngày nay, cá la hán kim mã lưu và Trân Châu thường lai với nhau tạo ra những con trung gian rất khó phân biệt.

cá la hán Kim Mã Lưu
Cá la hán Kim Mã Lưu

Cá La Hán Kim Bình Quả = Jing Ping Guo (JPG) = golden apple

Cá la hán Kim Bình Quả là dòng kamfa được Ah Soon và Ah Wee lai tạo và kinh doanh tại công ty A1 Aquarium. Dòng cá này từng đoạt giải 1 thể loại La Hán Đơn Sắc tại triển lãm Aquarama 2003, Singapore. Như tên gọi, dòng cá có bề ngoài tròn trịa như trái táo, thân ngắn, bản cực rộng, màu ánh kim xanh – vàng và mắt sâu. JPG tuy không phổ biến nhưng trông rất ấn tượng.

cá la hán Kim Bình Quả
Cá la hán Kim Bình Quả

Xem thêm về Cá la hán

Cá La Hán Phượng hoàng lửa = Fiery/Fire Phoenix (FP), Red Phoenix (RP)

Tự cái tên cho thấy dòng cá này phải đỏ rực và vì vậy rất nhiều người gọi những con super red và khỉ đỏ của mình là… Phượng hoàng lửa. Thực ra, La Hán Phượng hoàng lửa là kamfa đỏ toàn thân và màu đỏ sẽ rất ổn định chứ không phập phù như super red và khỉ đỏ. Thông tin về Phượng hoàng lửa rất hạn chế, có lẽ kamfa đỏ toàn thân khó lai tạo.

la hán Phượng hoàng lửa
Cá la hán Phượng hoàng lửa

Xem thêm: Đặc điểm, nguồn gốc cá la hán

Cá La Hán (Flower Horn Fish)

cá la hán

Người ta đã biết nhiều về cá la hán sống dưới nước (đặc biệt vùng Đông Nam Á) sau những cơn mưa dông trong hai năm qua. Bằng cách thu thập các xung lượng, trên Thế giới người ta biết đến cá này như loại cá đĩa hoặc giống arowana.
Về cơ bản cá la hán nguồn gốc từ họ Cichlid, mà người ta xếp loại là Cichlasoma, được tìm thấy ở Nam Mỹ. Người ta nghĩ loại lai giống đẹp là họ sau cùng được pha trộn giữa Cichiasoma Trimaculatus, Cichlasoma Festae, Jingang Blood Parrot, v.v… Ngày nay nhiều họ La Hán đẹp là kết quả lai tạo của người chuyên nuôi cá am hiểu và được xuất ra thị trường.

cá la hán
Cá La hán

Theo các báo cáo cho biết cá la hán giống như sự biến thể của một loài cá nào đó. Điều này chỉ có giá trị như là một dự đoán. Thẳng thắn mà nói, La Hán đã trải qua sự lai giống có chọn lọc để ngày nay có được những cá tính của họ Cichlid. Ví dụ, hầu hết những người nuôi cá đang cố gắng tạo ra loại La Hán có đầu gù to hơn, màu sắc sặc sỡ hơn, dấu đen trên mình sậm hơn (lúc này nó tương tự như những chữ Trung Hoa), đuôi và vây cá trông tao nhã hơn và hình dáng to hơn. Không phải kỹ thuật sử dụng hóa học hoặc sinh học để có thể tạo được những đặc điểm của La Hán. Do vậy người ta chưa thể nói La Hán có là do biến thể từ một loài cá nào đó.

Ngoài ra La Hán là loài cá rất khoẻ mạnh, và có thể tồn tại được trong điều kiện nước không thích hợp với các loài cá thông thường nuôi trong bể. Đây cũng là một trong những lý do mà các loài cá kỳ lạ miền nhiệt đới nhận ra nó. Loài La Hán ở Nam Mỹ họ Cichlid là loài cá mang tính địa phương. Do vậy, bản tính tự nhiên của nó rất hung hăng. Không thể sống chung với loài cùng giống. Vài loài cá khác có thể sống chung với loài La Hán này. Thực chất La Hán muốn giải thoát khỏi sự xâm phạm (sự xâm phạm đó có thể là cây gậy hoặc bàn tay con người). Do đó, nó lý giải cho việc khi ta đưa tay vào cá sẽ cắn tùy thuộc vào kích cỡ của nó.

Những kiến thức cơ bản để bảo vệ cá la hán

Bài viết dưới đây hướng dẫn căn bản việc bảo quản cá la hán. Những người nuôi cá kinh nghiệm đều tuân thủ theo. Nhưng cũng có một vài thông tin chưa thích hợp. Nếu bạn có những thắc mắc thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi bằng cách nhấp vào đây (click here).

Nhiệt độ

Như hầu hết cá loài cá nhiệt đới, La Hán phát triển ở nhiệt độ khoảng 20 – 30 độ C. Đề nghị nhiệt độ dao động 28 – 31 độ C.

Môi trường nước

Một trong những tiêu chuẩn quan trọng bảo quản cá là độ pH trong nước. Độ pH đo lường tính axít hoặc tính kềm trong nước. Độ pH từ 0 – 14. La Hán đòi hỏi nước có tính kềm giữa 7.5 – 8. Để duy trì  môi trường nước ổn định, cần thay nước 1 tuần 1 lần. Nên cho san hô và sỏi để duy trì độ ổn định của pH. Như những loài cá khác, sự thay đổi đột ngột dẫn đến thay đổi độ pH gây ra thiệt hại cho La Hán. Để phòng ngừa vấn đề này, cần phải kiểm tra định kỳ độ pH.

Hệ thống lọc

Nhìn chung La Hán d6ẽ bảo quản. La Hán là loài cá khoẻ mạnh. Nhưng để thấy được những ưu việt của cá (màu sắc, đầu gù và thể trạng nói chung) thì chúng ta nên kết hợp hệ thống lọc hiệu quả. Có khá nhiều hệ thống lọc trên thị trường. Hệ thống lọc nên hội đủ các tiêu chuẩn sau:

  • Dễ dàng vệ sinh
  • Động cơ đủ công suất
  • Lọc bẩn tránh bị nghẹt
  • Sau cùng là việc thay nước cũng rất quan trọng.

Thay nước

Việc thay nước là việc vặt vãnh đôi khi làm người ta ngại. Để duy trì hồ nước được tốt, cần thay nước định kỳ tối thiểu 01 tháng 01 lần. Bảo đảm nước trong sạch; độ pH ổn định và nhiệt độ lý tưởng không cho biết được nước trong hồ có sạch hay không. Ngoài ra, không có hệ thống lọc nào có thể bảo đảm nước sạch hoàn toàn. Hơn nữa nếu nước được thay thường xuyên thì bảo đảm sức khoẻ và sự phát triển của cá. Chắc chắn rằng chúng ta không tính được phần mặt nước bên trên bị bốc hơi. Phần dơ sẽ bị giữ ở lại.

Dòng chảy/lượng nước

Đa số người nuôi sẽ trông chừng lượng nước trong hồ. Nó cũng cần cho sức khoẻ của cá.

Dưới đây là những yếu tố quan trọng cần quan tâm:
Làm dịu bớt sự nóng ấm lên của nước. Nói một cách khác, hãy hòa nước cho nhiệt độ phân phối đều trong hồ.
Nó cũng giúp cho khí oxy được phát tán đều.
Ngăn cản bớt lớp màng trên mặt nước mà chính lớp này làm cản trở sự trao đổi khí giữa không khí bên ngoài và nước trong hồ.

Lợi ích của muối

Muối tạo sự ổn định. Ở một vài khu vực, sự phân hủy muối trong nước không cao, và bể cá có muối làm cho cá có cảm giác như đang “ở nhà”. Muối có tác dụng như thuốc tẩy, giúp giết chết các ký sinh. Muối còn cung cấp điện tích Natri và Clor giúp môi trường sống của cá được ổn định.

Cho cá ăn

La Hán rất háu ăn. Thức ăn chế biến có thể dung làm thực phẩm cho cá. Nên cho cá ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít. Có thể xen lẫn thực phẩm tươi sống và thực phẩm chế biến. Điều này giúp cá có sức khoẻ tốt hơn. Ngoài ra, độ đậm của màu sắc trên mình cá hầu như phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống. Việc ăn uống quá mức sẽ làm cá sẫm màu hơn và việc này cũng không có lợi vì trong cá chứa lẫn hóa chất có hại cho sức khoẻ. Nên cho ăn uống điều độ.

Những đặc điểm cơ bản cá la hán

Loài cá ở vùng Nam Mỹ họ Cichlid thì rất hung hăng và mang tính hoang dã của địa phương. Chúng không thể cùng sống chung với nhau. Do vậy nếu bạn định nuôi 2 con hoặc nhiều hơn trong cùng 1 hồ thì bạn nên ngăn hồ ra. Điều này sẽ ngăn cản sự xung đột giữa chúng, dẫn đến thương vong.

Những chuẩn mực của cá la hán

  1. Hình dáng. Phần này nên dày và có hình oval. Vài biến thể của nó có dạng gần như hình tròn. Bụng đầy đặn và không có nếp gấp.
  2. Màu sắc. Đa phần La Hán có màu đỏ nổi bật từ má đến vùng bụng. Tuy nhiên chúng có thêm màu nền gần như đỏ rực.
  3. Vảy hạt trai. Đa phần có màu xanh với sức hấp dẫn kỳ lạ.
  4. Đốm ngang màu đen. Đốm đen đậm dày nói lên sự khoẻ mạnh của cá. Tuy nhiên không phải con nào cũng được như vậy. Chúng ta nên xem xét mình cá để tham khảo.
  5. Đầu. Không liên quan đến hình dáng, kích cỡ và màu sắc, đầu gù là loài cá được ưa chuộng. Nhưng nó cần được cân đối với hình dáng và kích cỡ của cá.
  6. Mắt. Nằm ở vị trí hai bên đầu. Mắt tròn và mi mắt lanh lợi, dễ nhận thấy.
  7. Vây và đuôi nên thường xuyên ở vị trí thẳng đứng.

Phân Hạng La Hán, Hoa La Lán = lou han, lohan, hua louhan = Flowerhorn (FH)

la hán

Cá la hán là cá lai tạp giữa các loài cichlid cỡ lớn nhưng chủ yếu là loài cichlid 3 chấm – Trimac. Loại cá này xuất hiện vào lối những năm 1994-1997 ở Malaysia rồi lan dần sang các quốc gia khác. cá la hán hay Hoa La Hán thời kỳ đầu tập trung vào hai đặc điểm chính là đầu và “hoa” (mà ở ta hay gọi là “chữ”). Hoa La Hán có rất ít hay hầu như không có châu, những con đầu to phổng phao vẫn còn khá hiếm, đa số cá thường có dạng đầu xương, chỉ hơi căng một chút. Những dạng đầu như thế này ngày nay có thể bị chê là nhỏ. Đặc điểm chung là bụng đỏ, mắt đỏ và lồi, môi dưới trề, vây lưng và vây hậu môn hướng ra xa đuôi, đuôi tròn hay thuôn hình trái đào và tương đối nhỏ so với thân, khi cá già đuôi thường bị sụp.

Hoa La Lán

Các chấm đen hay còn gọi là “hoa” hay “chữ” chạy dọc theo thân cá là một tiêu chí tuyển lựa quan trọng; cách phân hạng theo mô tả dưới đây (www.flowerfish.com) chứng tỏ điều này:

  • Hạng C: “chữ” không liên tục hay chạy chưa đến giữa thân (đa phần những con cá này bị “lại tổ” tức giống hệt loài Trimac – cichlid “3 chấm”).
  • Hạng B: “chữ” chỉ chạy đến giữa thân.
  • Hạng A:
    1. “chữ” chạy liên tục từ gốc đuôi đến đỉnh đầu
    2. “chữ” chỉ chạy đến giữa thân nhưng màu sắc nổi bật.
  • Hạng AA: “chữ” chạy liên tục từ gốc đuôi đến đỉnh đầu và lan lên cả nắp mang.
  • Hạng đặc biệt:
    1. Có thêm hàng “chữ” chạy gần vây lưng gọi là “hoa đôi” (double flowering hay double-row, một số người cho là cá có quá nhiều “hoa” trông bị tối)
    2. “chữ” xuất hiện ngay dưới viền mắt gọi là “lệ rồng” (dragon ‘s tear)
    3. “chữ” tiếng Hoa hay tiếng Ả Rập mang ý nghĩa tốt đẹp.

Lưu ý: cách phân hạng dựa trên “chữ” như thế này ngày nay không còn phổ biến nữa. cá la hán thế hệ về sau tập trung vào các đặc điểm đầu, châu, hình dáng và màu sắc.

Cá la hán Trân Châu (珍珠) = zhen zhu (ZZ), cencu, chen chu = Pearl Flowerhorn

Pearl Flowerhorn

Dòng cá la hán tiếp theo là Trân Châu La Hán hay Châu La Hán, dòng cá này vẫn duy trì các đặc điểm của La Hán đời đầu nhưng có nhiều vảy óng ánh màu xanh lục, xanh dương hay bạc phủ khắp cơ thể. Đây là dòng cá phổ biến nhất cho đến tận ngày nay. Có vô số tên thương mại trên thị trường nhưng về cơ bản chúng ta có thể phân Châu La Hán ra làm hai loại dựa trên màu nền chủ đạo, nền xanh và nền đỏ.

la hán Trân Châu
Trân Châu La Hán – Cá la hán trân châu

Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể phân ra các loại châu bao gồm châu hột và châu sợi. Những con mà châu lan lên tới đầu gọi là châu “quấn đầu”. Những con Kim Cương, KCPLT, Nữ Hoàng Kim Cương đều có thể xếp vào dòng Châu La Hán, đa phần có châu sợi.

Cá La Hán Vàng Hoàng Kim = jing kang (JK), La Hán nền vàng GB (golden based)

Hoàng Kim hay cá la hán màu vàng là những con La Hán lột toàn thân. Gen khiếm khuyết sắc tố hay gen “lột” luôn tồn tại ở các loài cichlid thuần chủng được cho là “chất liệu” để lai tạo cá la hán như Red Devil/Midas và Trimac, do vậy không có gì ngạc nhiên khi gen này xuất hiện ở cá la hán. Gen lột là gen lặn, nó khống chế sự hình thành các sắc tố melanin (đen) và iridophore (ánh kim hay “châu”), vùng da tương ứng sẽ có các cấp độ màu từ đỏ, cam, vàng cho đến trắng.

la hán Hoàng Kim
La hán Hoàng Kim có màu vàng cam

Hoàng Kim là Cá La Hán lột đời đầu, thường có thân màu vàng và bụng đỏ. Tất cả các dòng La Hán như Trân Châu, kamalau hay kamfa đều tiềm tàng khả năng lột nếu cá bố mẹ cùng mang gen lặn này. Các dòng lột về sau trông hơi khác Hoàng Kim với các mảng/đốm/sợi/hoa văn màu trắng trên nền đỏ/cam/vàng nên được gọi chung là “nền vàng” (golden based) hay cá la hán gb lột

Cá la hán vàng gù đẹp

Biểu hiện cá la hán lột

  • Đuôi cá bị cháy, màu nhạt dần
  • Chữ bay và nhạt dần
  • Sắc tố trên vảy cá, da cá mất dần, thường lột về màu trắng, vàng, cam

Xem thêm: hình ảnh các dòng cá la hán

Cá la hán trắng – Tuyết Điêu, Bạch Ngọc

Tuyết Điêu hay Bạch Ngọc là tên gọi của loại La Hán màu trắng toàn thân hay bạch tạng. Khi gen khiếm khuyết sắc tố khống chế sự hình thành của tất cả các sắc tố thì màu mà chúng ta thấy là màu trắng của lớp hạ bì, và nếu hiện tượng này lan ra toàn thân thì cá sẽ có màu trắng tuyền. Trên thực tế, cá la hán có màu trắng toàn thân rất hiếm; thông thường các chóp vây hay đầu vẫn còn dính một chút màu.

Bạch Ngọc
La hán Bạch Ngọc

Dù trên lý thuyết là có thể, nhưng nhưng không ai lai tạo La Hán trắng bởi vì, cũng như cá la hán Hoàng Kim, La Hán trắng không có “châu”. Điều thú vị là một số “Tuyết Điêu La Hán” tuyệt đẹp xuất xứ từ Đài Loan trước đây chính là Red Devil/Midas.

Xem thêm về Cá La hán

Cá la hán King kamfa – Kim Hoa (金花) = kamfa (KF – âm Quảng Đông), jin hua (JH – âm Quan Thoại)

King famfa

Nếu như La Hán dựa trên loài Trimac thì kamfa dựa trên loài Synspilus, do đó mà những nhược điểm về hình dáng như môi trề, đuôi cụp trước đây được cải thiện (xem bài so sánh). Khi kamfa du nhập đến Thái Lan thì người Thái lai tiếp với Texas để tạo ra “dàn lông” và bộ châu dữ dằn hơn và gọi là king kamfa (KKF). Châu thường có dạng sợi lớn và dính vào nhau gọi là châu bệt, những con châu bệt toàn thân gọi là kamfa ngũ sắc.

kamfa
La hán kamfa

Tỷ lệ lên đầu của la hán king kamfa rất thấp và tất cả cá đực đều bị vô sinh, (đặc điểm chung của các dòng cá nhập từ Thái như khỉ đỏ và Red Texas). Những dòng “king lai” ở Việt Nam là châu La Hán đực lai với KKF cái, sau đó chọn ra những cá thể có nhiều đặc điểm của KKF nhất đem lai tiếp hay lai ngược với cá mẹ.

Xem thêm về cá la hán

Cách chọn cá rồng

Hiện nay phong trào nuôi cá rồng đang phát triển rất mạnh, bất kỳ một người mê cá cảnh nào khi đã tận mắt nhìn thấy một chú cá rồng sẽ bị hút hồn bởi sự hùng vĩ kết hợp với dáng bơi uy nghi, vẻ đẹp sang trọng, kết hợp với bộ vẩy lớn óng ánh đi kèm với màu đỏ rực rỡ, màu vàng ánh kim sang trọng hoặc màu bạc kim loại cao cấp… của các chú rồng Huyết Long, Kim Long Quá Bối, Kim Long Hồng Vỹ, Thanh Long, Ngân Long…

Cách chọn cá rồng
Cách chọn cá rồng

Mỗi con đều có một vẻ đẹp riêng nên với mỗi người chơi cá cảnh thường thì cái đích cuối cùng là con cá rồng, vì ngoài vẻ đẹp người ta còn tin vào yếu tố tâm linh và phong thủy, sự may mắn mà chú cá rồng mang lại, một điều hết sức quan trọng là tuổi thọ của nó rất cao, cá rồng càng lớn càng bộc lộ vẻ đẹp của nó.

Cũng giống như các loài cá khác việc đưa ra một tiêu chuẩn chung đánh giá cái đẹp, giá trị của từng loài cá cảnh là không mấy nguyên tắc. Theo một số tài liệu nghiên cứu và kinh nghiệm chơi cá rồng, chúng ta có thể liệt kê những điểm “đẹp” nhất của chúng là:

1. Hình dáng cá

Cơ bản hình dáng của cá rồng là do bẩm sinh mà có, chứ những yếu tố tác động bên ngoài hoặc nhân tạo ít ảnh hưởng đến hình dáng vốn sinh ra đã có của chúng. Theo các chuyên gia và người chơi thì đồng ý rằng: thân mình cá nên rộng và có bề dày song song, kích cỡ của vi, đầu, mắt phải cân xứng với chiều dài và chiều rộng của thân mình cá, đoạn dốc giữa đầu và lưng phải nông, không được sâu quá. Bắt buộc mọi vết lồi lõm có độ dày phải trơn tru từ đầu đến đuôi, không được lộ liễu quá vừa nhìn đã thấy ngay.

2.Màu sắc

Màu sắc của cá rồng là phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Theo nghiên cứu có 5 yếu tố ảnh hưởng đến màu sắc của cá rồng nhiều nhất là: dòng máu (60%), môi trường nước (20%), thức ăn (10%), ánh sáng mặt trời (10%) và giống cá. Giống cá bạn chọn nếu là Đỏ Ớt, Đỏ Máu, Đỏ Cam.

Thí dụ: Nếu bạn mua Huyết Long còn bé thì giống này thuộc 2 dòng Đỏ Ớt và Đỏ Máu, lúc ấy bạn phải chọn đuôi, vi trên, vi dưới (gần đuôi) và Vi hậu môn đều phải có màu đỏ, riêng vi mang cá phải có khoảng 50% màu đỏ. Toàn thân: phía bụng thì có màu hồng và lưng thì màu ngọc (xanh nhạt), vây thì phải sáng và có ánh phản quang, ở vài chú cá cao cấp bạn có thể thấy môi và râu đã đỏ, nhưng không là điều bắt buộc (vì còn nhỏ khoảng 15 cm), khi lớn lên miệng và râu sẽ đỏ. Tùy vào lọai Đỏ Ớt hay Đỏ Máu, khi trưởng thành, màu của nó sẽ qua nhiều giai đọan khác nhau, cụ thể, Đỏ Máu sẽ lên màu sớm hơn (1-3 năm) trong khi Đỏ Ớt chậm hơn (1.5 – 5 năm).

Riêng Kim Long Hồng Vỹ và Kim Long Quá Bối, thì tìm kiếm màu đen hoặc nâu đậm trên vi trên gần đuôi và 1/3 phần trên của đuôi, 2/3 phần còn lại của đuôi cũng như vi dưới, vi hậu môn, và vi mang cá thì thường có màu đỏ cam, vây phải có màu ánh vàng, từ bụng lên đến hàng vảy số 4 và Hồng Vỹ thì lên đến hàng số 5. Với Kim Long Quá Bối phía dưới đáy của Vi trên có những vảy nhỏ màu vàng óng ánh, thẳng hàng với dãy vảy số 5, vảy của Kim Long Quá Bối sẽ tỏa sáng và óng ánh bất cứ lúc nào nếu so với Hồng Vỹ.

3. Vảy, râu cá

Tất cả các vảy phải lớn và phản quang, thẳng hàng thành từng dãy ngang, không xếp lộn xộn. Nhưng khó có thể tìm được một chú cá nào có vảy hoàn toàn tuyệt đối, không có một nhược điểm nào. Cho nên, trong quá trình lựa chọn vảy cá bạn cũng không nên quá chặt chẽ.

Cặp Râu của cá ở đây là tượng trưng cho cặp râu rồng huyền bí, được sắp xếp gọn ghẽ theo chiều ngang, Nó chứng tỏ quyền uy và nghiêm trang, râu rồng thì phải dài và thẳng, chỉ lên trên chứ không được chúc xuống, cả 2 râu phải bằng và giống nhau, màu thì phải đúng lọai mình chọn mua.

4. Vi

Vi hậu môn và vi mang cá phải thẳng và hơi vòng cung, không được cong quẹo. Đặc biệt là vi mang cá, vi này buộc phải dài và nhuyễn. Nhờ có như vậy thì khi cá bơi rẽ ngang phải mở rộng, động tác này giúp cho cá nhìn thấy hoành tráng hơn, thể hiện được độ uy của chúng.

5. Cách bơi

Thước đo để đánh giá cách bơi của cá rồng phụ thuộc vào loài cá và một phần tính cách của người chơi. Có chú cá bơi với phong thái ung dung tự tại như thi sĩ, có chú bơi như một vanạ động viên chuyên nghiệp nhưng có chú bơi với dáng vẻ hung dữ như đang săn bắt con mồi…

cá rồng thích nổi trên mặt nước và thích bơi ở phần trên của hồ, nên bạn chọn chú cá sẽ tiến ra phía trước để xã giao với bạn, trình diễn vẻ tò mò về bạn. cá rồng khỏe mạnh, thường phản ứng rất xung và đầy năng lượng.

Những chú cá “có vấn đề về bong bóng” là những đồng chí thường hay nằm im dưới đáy hồ, hoặc nổi trên mặt hồ, có chú vẫn bơi nhưng đầu chúi xuống đất, khỏang góc độ 45 độ. Đây là những biểu hiện của bệnh đường ruột, bạn đừng nên chọn.

6. Miệng

Miệng luôn luôn ngậm chặt, hàm dưới khớp với hàm trên, do đó người ta gọi thế ngậm “khớp cắn cây kéo”. Tuy nhiên cá bị khớp cây kéo rất khó khám phá ra khi còn nhỏ, chỉ dễ dàng nhận ra nếu cá đã lớn khoảng 20 cm trở lên.

7. Nắp mang cá

Nắp Mang Cá được xem là “bộ mặt” của cá rồng. Chúng ta đặc biệt quan tâm đến miếng nắp này nằm phẳng trên mang cá, không được mở ra, nó phải có màu sáng và phản quang. Đặc điểm này áp dụng cho tất cả các loại cá rồng.

Đối với từng loại ta có cách chọn màu nắp mang tương xứng sao cho biểu đạt được đặc trưng của chúng. Chẳng hạn: Loại Kim long Hồng Vỹ và Kim Long Quá Bối mang cá phải bóng lộn màu vàng 24K, chứ không phải màu vàng nhạt, với Huyết Long thì tùy tuổi, khỏang 30 cm thì có vài mảng đỏ ở đây, đến 50 cm trở lên thì có màu đỏ tươi ở toàn bộ nắp mang cá.

Chúc các bạn chọn lựa cho mình những chú cá rồng lý tưởng, nhớ loài cá này thể hiện một phần phong cách của người chơi đó nhé.

Hệ thống lọc cho cá rồng

Là chúa tế của các loài cá cảnh “anh hùng”, cá rồng luôn đòi hỏi một môi trường nước trong sạch. Cũng xuất phát từ phong trào chơi cá rồng ngày càng nở rộ thì trên thị trường nay có khá nhiều các loại máy lọc nước với kích thước, chức năng, giá cả, mẫu mã… đa dạng. Nhưng xét riêng đối với cá rồng, hệ thống lọc nước phải có đầy đủ 3 yếu tố.

  • Phần thanh lọc cặn bã, thức ăn
  • Phần thanh lọc vi sinh
  • Phần thanh lọc bằng các nguyên chất hoá học.

1. Phần thanh lọc các chất cặn bã, thức ăn dư thừa

cá rồng cũng là một trong loài cá cảnh khá phàm ăn và bài tiết các chất bẩn hàng ngày nhiều. Chính vì vậy yêu cầu đầu tiên của hệ thống lọc nước cho loài cá này là phải có phần lọc các chất cặn bã, thức ăn dư thừa. Giống như cấu tạo chung của các máy lọc khác, các chất cặn bã này được gan lọc qua một màng lọc bằng len, hoặc bông gòn v.v…

2. Phần thanh lọc vi sinh

Trong hệ thống lọc nước thì lọc vi sinh hiện nay được ưa chuộng nhất bởi những tính ưu việt của nó. Đặc trưng nổi bật nhất của phần thanh lọc vi sinh đó là khả năng có thể lọc bỏ được các độc tố trong nước.
Trong môi trường nước có 3 độc tố nguy hiểm nhất đối với loài cá rồng: ammonia (NH3), nitrite (NO2-), nitrate (NO3-). Khi trong nước chứa 3 độc tố trên nhẹ thì cũng hiến cá rồng bỏ ăn, yếu dần, nặng thì khiến cá chết trong thời gian ngắn. Nên chú ý rằng cá rồng rất nhạy cảm với với hàm lượng ammonia và nitrate trong nước. Chính vì vậy, phần thanh lọc vi sinh là vô cùng quan trọng, không thể thiếu được trong các biện pháp chăm sóc cá rồng.

Chú ý: trong phần thanh lọc chúng ta nên quan tâm và tạo điều kiện cho các vi sinh, tổ/cụm vi trùng có lợi cho cá rồng. Các tổ/cụm vi trùng có ích này có thể  tiêu thụ ammonia và biến ammonia thành nitrite hoặc tiêu thụ nitrate, và biến nitrite thành nitrate. Một loại vi sinh trong môi trường không có khí oxygen sẽ tiêu thụ nitrate và biến nitrate thành khí nitrogen (N2) thoát vào không khí. Dựa theo các tác dụng của các tổ/cụm vi sinh hữu ích này, chúng ta nên tạo điều kiện cho chúng một chỗ “sinh sống” tốt để có khả năng sinh sôi và phát huy tác dụng hơn để bảo vệ cho cá rồng.

3. Phần thanh lọc bằng các nguyên chất hoá học

Các nguyên chất hoá học trong hệ thống lọc thông thường có than kích hoạt, các chất hoá học được dùng để hấp thụ các chất ions như đồng, managense, sắt, phosphorous, calcium, chlorine…

Trên đây là 3 phần quan trọng nhất trong hệ thống lọc nước cho cá rồng. Nắm được cụ thể các yêu cầu đó giúp bạn có thể lựa chọn lọc máy lọc nào là tốt nhất cho những chú cá rồng đáng yêu.

Tham khảo video hệ thống lọc bể cá rồng do thành viên Lưu Giang Nam set up. Cực kì chuẩn mực đảm bảo các yếu tố sạch nước, ổn định, thẩm mỹ cao

Bộ lọc nước cá Rồng 2019





Những yếu tố giúp lên màu cho Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ

kim long

Trong thú chơi tiêu khiển của cá rồng, Kim Long Quá Bối được xem như đứng hàng đầu trong các loại cá rồng vì màu sắc rực rỡ của chúng. Dĩ nhiên màu sắc của cá rồng luôn là lý do có nhiều ma lực quyến rủ người xem, cũng như người chơi, nhưng bằng những phương pháp nào chúng ta có thể mang ra được hết tiềm năng và duy trì màu sắc của Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ? Đây là chủ đề của bài viết này, và cũng như những bài viết trước, tin hay không tin, các bạn là người hoàn toàn quyết định. Chủ đích của bài viết chỉ mong được chia sẽ một vài kiến thức/kinh nghiệm trong thú chơi Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ. 

kim long
Kim long



Trước tiên tôi xin được khẳng định mỗi một loại cá rồng đều có những nét đẹp riêng của chúng, nhưng vì đây là bài viết chủ đề về Kim Long Quá Bối, nên phải nói nhiều đến giống loại này. Nếu phải so sánh về cách nuôi dưỡng giữa Kim Long Quá Bối và Huyết Long, thì phương thức nuôi và chăm sóc Huyết Long đòi hỏi nhiều công sức và sự nhẫn nại hơn. Lý do là vì với Kim Long Quá Bối, giống tốt, ở kích thước 25-30 cm, các bạn đã có thể thích thú và trâm trồ khi quan sát chúng, vì màu sắc của Kim Long Quá Bối ở tuổi này đã phát triển và khi được kích thước 38-40cm thì hầu như chúng ta có thể đoán biết được đến ~90% tiềm năng của chúng. Nhưng đối với Huyết Long, thì ơ kích thước tương tự , chúng ta khó lòng mà tiên đoán, vi Huyết Long lên màu rất chậm , lắm lúc phải chờ đợi đến năm thứ 3/4 để có thể thấy được màu sắc của Huyết Long.

Vì đây là bài viết về màu sắc nên tôi sẽ chú trọng và đi vào chi tiết về những yếu tố và phương thức để có thể khả dĩ giúp cho Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ lên màu. Những yếu tố này được chia theo tỉ lệ bách phân như sau:

  1. Di truyền (~60%)
  2. Phẩm chất nước của bể (~20-25%)
  3. Thức ăn (~15%)
  4. Ánh sáng/Đèn (~5%).

1. Di Truyền

Yếu tố này chúng ta sẽ không thay đổi hay làm gì được ở phần này. Muốn có một Kim Long Quá Bối với màu sắc và hình dáng mê hoặc lòng người, quan trọng nhất vẩn là di truyền. Câu “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” thật là chí lý ở đây, tuy nhiên giống cá đẹp thì sẽ ít có vì trong một bầy cá thường chỉ có 5-6 con tuyệt đep, và chúng thật đắt tiền. Đây là điều kiện tiên quyết, không thể bàn cải chi ở đây, ngoại trừ chuẩn bị tiền thật nhiều để mua.

2. Phẩm chất nước của bể

a. Kích thước của bể/Hệ thống lọc nước

Đầu tư vào một bể/hồ có kích thước ít nhất là 150cmX60cmX60cm là điều cần thiết, vì cá rồng lớn rất mau, bạn sẽ tiết kiệm được tiền bạc và thời gian di chuyển cá sau này (nếu không muốn bàn đến chuyện cá bỏ ăn khi phải chuyển bể/hồ). Nếu khả năng tài chánh không là vấn đê, bạn nên bỏ tiền mua/thiết kế một hệ thống lọc thật hửu hiệu có khả năng thanh lọc/ xử lý các chất thải của cá, ammonia, nitrite, nitrate. Các độc tố này có liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và sự lên màu của cá.

b. Độ pH

Mặc dầu Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ có thể sống khoẻ mạnh trong môi trường nước hơi acid của Huyết Long (pH 6-6.5), nhưng thật sự không tốt cho màu sắc của Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ. Độ pH nước của Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ nên ở độ nước kiềm (pH ~ 7.5-8.0). Khác hẳn với Huyết Long cần lên màu đỏ, và màu đỏ như đã đê cập trong bài viết về Huyết Long, sẽ có đặc tính lây lan trong môi trường nước acid. Đối với Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ, sư lên màu của chúng hoàn toàn ngược lại. Sắc tố chủ yếu về màu sắc của Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ là màu đen. Màu đen sẽ phối hợp với các màu khác, mà theo yếu tố di truyền cá đã thừa hưởng từ bố mẹ của chúng, để lên các sắc màu như: vàng, xanh lá cây, tím, xanh da trời.

Màu đen trong một môi trường nước kiềm (pH ~7.5-8.0 hoăc cao hơn, nhưng đối với KL chúng ta không nên để độ pH lên cao quá 8.0) sẽ có đặc tính lây lan, không tích tụ lại một chổ trong các tế bào màu sắc. Màu đen cần phải có đặc tính lây lan/di chuyển này để có thể pha trộn với các màu sắc tích tụ từ thức ăn vừa nêu trên, cộng thêm yếu tố phản quang của mặt trời/anh sáng/ ánh đèn để tạo nên các màu sác mà chúng ta thường thấy ở Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ. Đây là sự khác biệt căn bản trong thể chế nước giữa Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ và Huyết Long.

Theo yếu tố di truyền, Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ sẽ thừa hưởng các tế bào màu sắc ở 3 vị trí. Phần trên cùng của vẩy thường là các mô tế bào tích tụ sắc tố đen, dưới đó là các mô tế bào có đặc tính phản quang, và bên dưới là các mô tế bào tích tụ các màu sắc vàng, xanh.

Các mô tế bào ở phần giữa có đặc tính phản quang, là các tế bào giúp chúng ta thấy được sự óng ả của màu sắc nơi cá. Chúng là các tinh thể trong suốt như thuỷ tinh, và có thể tìm thấy trong các thưc ăn có nhiều chất purines. Càng nhiều chất purines trong thức ăn tích tụ ở các mô tế bào phản quang này, sự óng ánh của cá càng rực rỏ và đẹp hơn.

Khi các mô tế bào tich tụ chất melanin (màu đen) phối hợp với các mô tế bào phản quang, và khi ánh sáng rọi vào thân thể cá, các mô tế bào sắc tố đen này có khả năng di chuyển hay tích tụ (do di truyền). Nếu di chuyển được, màu đen sẽ có tác dụng cản trở sư phản quang, và vì thế chúng ta sẽ thấy được nền vẩy màu xanh da trời/tím (xanh da troi hay tím tuỳ theo sư phối trí của chất melanin). Trong trường hợp vì yếu tố di truyền, các mô tế bào melanin không di chuyển được, nên không cản trở được các tinh thể có đặc tinh phản quang, chúng ta sẽ thấy được màu xanh lá cây nếu chất Beta- carotenoids tích tụ ít, hoặc chúng ta sẽ nhận thấy được màu vàng nếu chất Beta-carotenoids tich tụ nhiều trong các mô tế bào tích tụ sắc tố.

3. Thức ăn

Như đã nêu trên, màu sắc của Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ tuỳ thuộc vào sự phối hợp giũa các hoá chất tích tụ từ thức ăn, và các tế bào phản quang.

a. Màu vàng

Nên cho cá ăn thức ăn có nhiều chất beta-carotenoids , rất nhiều trong tôm/tép. Đây là lý do tại sao ma các loai giống cá rồng thường được cho ăn loại thức ăn này.

b. Màu đen

Nên cho cá ăn các loai dế/gián. Trong lớp vỏ cứng bọc bên ngoài của bọn này có tích tụ nhiều chất melanin. Các bạn cũng chẳng nên vặt chân của bọn này làm gì , vì chúng chứa nhiều chất melanin. cá rồng sinh sống ngoài thiên nhiên, nào có ai vất bỏ chân của các loại côn trùng này giùm chúng, chúng xơi tươi nguyên con.

c. Sự óng ánh tích tụ nhiều ở các thưc ăn có chứa nhiều chất purine

Thịt bò, thìt gà, thịt heo, tim gà, tim bò. Chắc bạn đang thắc mắc là có nên cho Kim Long Quá Bối? Kim Long Hồng Vỹ ăn mấy thứ này không? Và nơi môi trường thiên nhiên của cá rồng làm gì có mấy loại thức ăn này?

Câu trả lời dĩ nhiên là không có, nhưng bạn có muốn cá của bạn lên màu vẩy óng ả hay không? Tôi vẫn thường cho cá của toi xơi tuần một lần một trong các nhóm thức ăn nêu trên, thái nhỏ, nhưng bạn phải tập, vi đây không phải là món ăn chính của chúng.

Cá mồi là nguồn calcium cần thiết cho cá, bạn nên để món này vào thực đơn của Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ.

4. Ánh sáng/Đèn

Ánh sáng rất cần thiết cho sự tích tụ của chất Beta-carotenoids, vì khi cặp mắt của cá tiếp nhận được ánh sáng qua các mô tiếp nhận ánh sáng ở võng mạc sẽ kích thích một chuổi phản ứng hoá học mà cuối cùng là dẩn đến sự tích luỹ của Beta-carotenoids nhận được từ thức ăn. Kim Long có được tên là Kim Long , nếu nhìn trên phương diện phân tử học thì tất cả bắt nguồn từ đây. Chất calcium rất quan trọng vì chất beta-carotenoids cần phải đi cặp với calcium để được vào trong các tế bào xanthophores là nơi cất giữ sắc tố vàng.

Mặc dầu anh sáng/đèn cần thiết, nhưng nếu lạm dụng sẽ làm cho chất melanin trên phần trên của lưng cá (vẩy hàng thứ 6) phát triển mạnh, vi đây là nơi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều nhất. Vẩy của hàng thứ 6 sẽ trở nên xám đen hơn, và vì thế vẩy của hàng thứ 6 sẽ khó lên màu, và sẽ lên màu chậm hơn.

Ánh sáng đối với Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ không cân thiết phải bật lên nhiều giờ như Huyết Long, 4-8 tiếng/ngày cũng đã đủ vì yếu tố melanin.

Có một điều các bạn cần nên lưu ý là với Huyết Long, Huyết Long sẽ thích nước cũ nhưng phẩm chất nước phải tốt (tuỳ thuộc vào hệ thống lọc nước của bạn), vì nước cũ sẽ là nước acid vì cá thở ra khí CO2, và các chất dơ, cộng thúc ăn sẽ làm nước trong bể từ từ ngày càng acidic. Nếu hệ thống lọc nước tốt và hưu hiệu , sẽ thanh lọc các độc tố, nhưng nước vẫn thích hơp cho Huyết Long vì nước cũ vẩn giữ đặc tinh acid. Màu đỏ có đặc tính lây lan trong môi trường acid!

Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ (vẫn cần một hệ thống lọc nước tốt) , thi hoàn toàn ngược lai, vì melanin (màu đen) sẽ lây lan trong môi trường nước kiềm, và sự lây lan của chất melanin rất cần thiết cho sư phối hơp với các sắc tố khác để lên màu như đã nêu trên. Như đã trình bày, nước của bể cá tư từ sẽ biến dạng qua nước acid, nên không thích hợp mấy cho sự lên màu của Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ (đây là cho căp mắt của chúng ta, chứ thật sư giống cá rồng nào cũng vẫn thích thể chế nước mềm và acid; nhưngKim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ vẫn sống vui, và sống khoẻ ở một thể chế nước hơi kiềm) Vì biết được đặc tinh và yếu tố cần thiết để lên màu của Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ, nên chúng ta điều chỉnh môi trường nước chút đỉnh để cho hợp nhản với chúng ta.

Nếu bạn nào từ trước đến giờ không hiểu tại sao Huyết Long nên giữ nước củ, mà Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ lại phải thay nước mới thuờng xuyên, thì đây là lý do !!!! 

Hy vọng trong khuôn khổ hạn hep của bài viết, tôi đã phần nào giải đáp một số thắc mắc và sự khác biệt căn bản giũa cách nuôi và chăm sóc thế nào để có thể tận dụng được tiềm năng màu sắc tiềm ẩn trong những chú cá Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ hay Huyết Long. Chúc các bạn có được những chú cá rồng tuyệt đẹp.