Bệnh của hoa lan và cách chữa trị

Những chứng bệnh của hoa lan được xếp vào 4 nhóm như sau:

  1. Nhiễm trùng(Bacterial diseases)
  2. Bệnh nấm (Fungal diseases)
  3. Nhiễm vi khuẩn (viral diseases)
  4. Sâu bọ

Nhiễm trùng – Đốm và thối (Bacterial spot/Rot)

Bệnh nay do vi trùng Pseudomonas và Erwirnia làm cho chết cây và lan sang các cây khác mau lẹ.

Nhiễm trùng - Đốm và thối hoa lan

Nhiễm trùng – Đốm và thối


Dấu hiệu:
Lá hay cuống lá có đốm hay vệt mầu nâu hay đen hay phỏng nước từ từ loang to. Hoa có đốm mầu hồng hay nâu nhạt .Rễ bị nhũn ra và ngửi có mùi hôi.

Cách ngăn ngừa và chữa trị:

  • Hãy cắt bỏ hết những chỗ bị thối và cắt sâu thêm ít nhất là 2 phân vào phần còn khỏe mạnh.
  • Dao kéo cắt cây phải đốt qua lửa để diệt trùng.
  • Rắc bột diêm sinh vào chỗ cắt để khử trùng, khử nấm.
  • Nếu gốc cây hoặc rễ bị thối nên thay chậu bằng chậu sạch và vỏ cây mới.
  • Để xa những cây lành mạnh
  • Tăng cường sự thoáng gió
  • Giảm độ ẩm
  • Bớt tưới nước và tránh làm ướt lá.

Bệnh nấm (Fungal diseases)

  1. Nấm thối đen (Black rot: Phythopthora) thường xảy ra cho lan Cattleya và nhiều loại khác.

  2. Dấu hiệu: mầm non bị thối đen từ gốc lan lên trên và có những chấm mốc trắng bên ngoài. Bệnh này lan ra nhanh chóng từ cây nhỏ đến cây lớn. Thông thường cây sẽ chết, mặc dầu đã cắt bỏ và chữa trị như trên.
  3. Thân cây bị thối hoặc chết khô (Black leg/ Dry rot) thường xảy ra cho các lọai Vanda và Dendrobium do nấm Fusarium và Rhizoctonia. Nguyên nhân nước đọng quá nhiều trong chậu và nhiễm bệnh.

    Dấu hiệu: thân cây bị mềm hoặc khô lại, rụng lá dần dần từ gốc đến ngọn. Chữa trị như trên.
  4. Lá có đốm hay chấm nâu đen hay loang lổ (spot, dot, blotch), hơi sần sùi xảy ra cho Cattleya, Dendrobium, Oncidium, Vanda v.v… do các thứ nấm Cercospora, Colletotrichum, Septoria, Phyllosticta gây ra làm cho lá rụng sớm hơn và làm cho cây cũng như hoa không được tươi tốt và mau tàn.

    Cách chữa trị như trên và phải phun thuốc trừ nấm như Physan, Benomyl, Daconil v.v…, nhưng những chấm này để lại các vết sẹo trên lá không sao hết được ngoại trừ cắt bỏ.

Nhiễm vi khuẩn (viral diseases)

Lan bị nhiễm vi khuẩn, có nhiều thứ rất khó lòng nhận diện, bởi vì vi khuẩn rất nhỏ, dấu hiệu thay đổi và nhiều khi lại giống như các bệnh nhiễm trùng hay nấm. Chỉ có thí nghiệm mới biết chắc chắn. Có một điều nên biết là những cây bị nhiễm trùng hay nấm nếu đã được chữa trị, sẽ không có dấu vết trên các cây con, còn vi khuẩn sẽ lây lan sang các cây con và không có cách gì chữa trị được đành phải vất bỏ, bời vì cây quặt quẹo, yếu đuối, hoa bị lệch lạc, cong queo, có nhửng tì vết và chóng tàn.

Nhưng cũng có 2 thứ vi khuẩn thông thường nhất rất dễ nhận diện đó là: Cymbidium mosaic virus và Odontoglossum Ring spot virus thường lan truyền sang cây khác bởi việc cắt xẻ cây bằng dao kéo không được khử trùng, nước tưới bắn sang cây bên cạnh hoặc côn trùng hút nhựa rồi mang bệnh từ cây này sang cây khác.


Sâu bọ

  • Rệp xanh hay đen (aphid) thường bám vào nụ hoa hay cây non. Rệp không những hút hết nhựa cây mà còn truyền bệnh nữa. Xit bằng nước hay cồn 75% hay dùng cây tăm nhúng vào cồn lấy ra. Phải coi chừng khỏang 5-7 ngày sau trứng sẽ nở và phải diệt lại.
  • Rệp trắng (false spider mites) rất nhỏ nhưng người tinh mắt có thể nhìn thấy đuơc. Rệp hút nhựa cây, nếu không trị ngay, cây sẽ chết và lan rộng mau lẹ nhất là khi nhiệt độ lên cao và ẩm độ lại quá thấp. Rệp trắng hay để lại những chấm vàng nhỏ trên mặt lá Paphiopedilum hay Phalaenopsis . Dùng xà phòng loại sát trùng (insecticidal soap) Mathalion hay pha 1 thía cà phê xà phòng rửa chén với 1 thìa cà phê dầu ăn loại thực vật, 250 ml cồn và 250 ml nuớc cho vào bình xit, lắc cho thật đều rồi xịt 3 lần, cách nhau một tuần lễ.
  • Rệp đỏ (Red Spider mites) cũng rất nhỏ để lại những chấm mầu bạc ở mặt dưới lá Cymbidium hay Dendrobium. Diệt trừ như trên.
  • Rệp bông (mealy bugs) có thể nhìn thấy dễ dàng, thường để lại dấu vết như bông gòn ở cuống hoa, gốc cây. Diệt trừ như trên.
  • Rệp vẩy (scales) có 2 loại: vỏ cứng mầu nâu và gồ cao lên rất dễ nhận ở trên mặt, phía dưới lá hay thân cây. Loại thứ hai rệp sáp mầu trắng hay nâu nhạt, mềm và nhỏ còn có tên Boisduval scales. thường ở dưới lá, cuống hoa và tệ hại nhất là chui vào những ngóc ngách cúa cuống lá, bẹ hoa khó lòng diệt trừ. Loại vỏ cứng chỉ cần lấy ra còn loại mềm phai dùng thuốc diệt trùng loại ngấm vào cây (systemic insectiside) hay dung dịch kể trên phun nhiều lần mới hết.
  • Ruồi trắng (white fly) thường hay bám ở mặt dưới lá đẻ trứng và sinh sàn mau lẹ. Mới đầu chỉ là nhửng vòng trắng nho nhỏ sau đó thành bầy và lan ra các cây khác. Cách diệt trừ như trên.
  • Kiến tưởng như vô hại nhưng thực ra mang rệp và đủ chứng bệnh cho lan cần phải tuyệt diệt bằng Malathion hay Diazinon hay rắc Diazinon hạt trên mặt chậu rời tuới nước cho ngấm xuống.
  • Ốc sên và sên không vỏ (Snails, Slugs). Hai thứ này rất tai hại, không những ăn hoa, nụ còn ăn cả lá hoặc cây non, nhất là loại không vỏ thường trú ấn trong chậu cây. Chúng thường để lại những vết nhớt nên rất dễ nhận ra .Dièt trừ bắng các loại thuốc diệt sên có chất metaldehyde như Correy’s chẳng hạn. Có thể rắc muối dưới đất, nhưng đừng rắc vào trong chậu.Ngoài ra có thể soi đèn vào buổi tối, hay đổ rượu bia vào chiếc đĩa để bắt sên.

3 Công thức cần nhớ

Diệt trừ sâu bọ

  • 1 chai cồn rubbing alcohol 70% 16 Oz
  • 1 chai 16 0z nước lã
  • 1 thìa súp xà bông rửa chén
  • 1 thìa súp dầu ăn
  • 1 ly cà phê đen

Cho vào bình phun (Sprayer) lắc cho thật kỹ. Mỗi khi phun phải lắc cho đều. Tránh phun vào cây để ở chỗ nắng. Phun 4 lần, mỗi lần cách nhau một tuần lễ.

Cây nhập cảng trơ rễ (bare root)

  • 1 thìa súp đường
  • 1 thìa cà phê phân bón 30/10/10
  • 10 giọt superthrive hay 1viên thuốc ngừa thai
  • 2 gallon nước

Khuấy cho đều, ngâm cây trong 4 giờ, lấy ra để cho ráo nước. Ngâm 4 giờ nữa rồi để khô qua đêm. Ngày hôm sau tái tục, cây sẽ không bị khô kiệt (dehydrated) Dùng nước này nhưng không có đuờng ngâm vỏ cây tối thiểu 24 giờ rồi mới trồng.

Diệt trừ kiến và rệp

  • 1 cup 250ml dung dịch 409 hay Fantastik
  • 1 cup isopropyl rubbing alcohol 75%
  • 2 cup nước cho vào bình xit, lắc cho đều trước khi phun.


hoặc

Dr. Bronner’s Peppermint Soap mua ở Health Food Store
Pha 1 thìa cà phê với 1 lit nước, lắc cho kỹ trước khi phun

Cách ngăn ngừa

Tất cả những chứng bệnh kể trên có thể ngăn ngừa được tới 90% nếu chúng ta:

  1. Mua những cây khỏe mạnh không tì vết.
  2. Nuôi cây đúng cách từ ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, tưới nước và thoáng khí.
  3. Để cây xa nhau.
  4. Giữ dao, kéo cho thật sạch
  5. Diệt côn trùng
  6. Quan sát thường xuyên và chữa trị kịp thời.


Tuy vậy khi thấy lá cây vàng úa và rụng toàn bộ chớ vội kết luận là lan bị bệnh, bởi vì có nhiều cây đến mùa thu là vào chu kỳ rụng lá để sang năm lên chồi mới như cây Bletia, Calanthe, Stenoglotis và nhiều giống Dendrobium chỉ ra hoa trên cành đã khô trụi lá. Những đốm hay chấm trên lá cũng không hoàn toàn là do nấm, bị nhiễm trùng hay virus mà chỉ là đặc điểm của cây lan bởi vì có những cây nhiều năm mới rụng lá. Những lá già phần đông đều có dấu hiệu trông chẳng khác gì bị bệnh. Nhiều cây lan khác thiếu chất lục diệp tố (chlorophyll) cũng có hiện tương như vậy. Cây lan Phaius maculata hình bên cạnh là một thí dụ diển hình.

Trên đây chỉ là một vài điều căn bản, muốn thấu hiểu chi tiết hơn xin tham khảo cuốn Orchid Pests and Diseases do Hội hoa lan Hoa Kỳ và Home Orchid Growing của Rebeca Tyson Northen hay những tài liệu khác.


Placentia 5/2006
Bùi Xuân Đáng



Cách chăm sóc lan

chăm sóc hoa lan

Lan nếu được nuôi dưỡng đúng cách, cây sẽ khỏe mạnh, đâm chồi nẩy nụ và hoa sẽ tươi đẹp bền bỉ. Nếu không cây sẽ yếu ớt, không ra hoa lại hay bị nhiễm bệnh và chết.

Nguyên nhân làm cho lan không được khỏe mạnh liên quan đến nhiều vấn đề khá quan trọng như: nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ, tưới nước, phân bón v.v… nhưng 80% là tưới quá thường xuyên. Nên nhớ lan cần ẩm độ cao nhưng không cần tưới quá nhiều nước.

chăm sóc lan
Chăm sóc lan tốt sẽ ra hoa to và đẹp
  • Nóng quá cây sẽ bị còi cọc, lá vàng vọt không lớn được, hoa chóng tàn.
  • Lạnh quá nhựa cây không lưu chuyển được, cây yếu dần và dễ bị bệnh.
  • Thay đổi nhiệt độ đột ngột nụ hoa sẽ thui chột và bị rụng
  • Nắng quá cây sẽ làm cháy lá, úa vàng cằn cỗi.
  • Thiếu ánh sáng cây èo uột, lá mềm và rũ xuống.
  • Ẩm độ quá thấp củ bẹ nhăn nheo, teo tóp lại.
  • Ẩm độ quá cao, cây dễ bị nhiễm bệnh.
  • Thiếu nước cây bị khô cằn, lá bị nhăn nhúm chun xếp lại.
  • Quá nhiều nước cây sẽ bị thối củ, thối rễ
  • Bón quá nhiều cây sẽ bị còi cọc vì muối đọng trong chậu làm cháy rễ, đầu lá bị cháy.
  • Thiếu phân bón thường có những hiện tượng sau:
  • Thiếu chất đạm (nitrogen) cây không lớn, lá từ từ lá vàng úa, lá già trước lá non sau
  • Thừa chất đạm lá xanh mướt, dài và mềm
  • Thiếu chất lân (phosphorous) lá ngắn và nhỏ
  • Thừa chất lân cây thấp, lá ít và dầy, ra hoa sớm, dò hoa thấp ngắn.
  • Thiếu chất cali (potassium) cây bị mềm yếu, lá bị xoăn lại và không ra hoa
  • Thừa cali thân cây và lá bị nhỏ đi, cây không lớn được.

Kinh nghiệm cho biết lan cần rất ít phân bón vì vậy chỉ nên bón thật loãng và thưa, ngoại trừ Vanda, Dendrobium và Cymbidium. Những giống nguyên thủy (species) không ưa nhiều phân bón.
Những khiếm khuyết kể trên làm cho cây yếu ớt nên dễ bị bệnh. Thông thường do những vết trầy, cắt hay gẫy, khi bị quá ẩm ướt vào mùa mưa lạnh lại bị thiếu nắng, không thoáng gió thêm vào quá nhiều phân bón.

Trồng lan bằng gì?

Nhiều người thắc mắc không biết nên trồng lan bằng chất liệu gì cho đúng cách vì trên thị trường có quá nhiều chất liệu và mỗi người trồng một khác. Chúng ta những người chơi lan tài tử thường mắc chung một chứng bệnh: Muốn trồng đủ loại, nhưng lại để cùng một chỗ, trồng với nhiều chất liệu khác nhau mà lại tưới bón như nhau. Xin phân tách từng thứ một để chúng ta chọn lựa, bởi vì chẳng có một thứ nào lý tưởng 100% có thể dùng cho tất cả các loại lan. 

Người ta có thể trồng lan bằng nhiều thứ như vỏ cây, đá, sơ dừa, rêu v.v… Nhưng mỗi chất liệu có những đặc tính khác nhau cho nên có những lợi điểm và khuyết điểm. Chúng ta nên nhớ rằng mỗi loại lan cần một chất liệu trồng khác nhau và mỗi chất liệu lại cần một cách tưới bón thích hợp. Thí dụ loại phong lan không thể dùng những chất liệu trồng cho địa lan hay ngược lại. Loại lan cần nhiều nước không thể dùng chất liệu mau khô được. Ngoài ra còn có những vấn đề phụ thuộc liên quan đến như: Tưới nước, sẵn có trên thị trường, giá cả, tiện dụng hay không? Trong phạm vi bài này chúng tôi chỉ xin đề cập đến nhưng thứ có sẵn và thông dụng trên thị trường Hoa Kỳ mà thôi.

Vỏ thông (Fir Bark)

Thứ này thông dụng hơn cả, rẻ tiền, dễ mua, giữ nước và độ ẩm, khá thích hợp cho nhiều thứ lan cho nên nhiều người dùng. Điều bất tiện là thứ này giữ chất muối có sẵn trong nước và trong phân bón, chỉ giữ được chừng 2/3 số Nitrogene trong phân bón và thông thường sẽ bị mục nát trong khoảng 2-3 năm.

vỏ thông
Vỏ thông – giá thể trồng lan rất tốt
gỗ thông

Fir Bark có 3 hạng:

  1. Lớn (coarse) to khoảng 3/4” trở lên dùng cho các cây lớn, cần tưới nhiều và thoát nước.
  2. Vừa (medium) từ 1/4 đến 1/2” dùng cho những cây trung bình và rễ nhỏ.
  3. Nhỏ (fine) từ 1/8 đến 1/4” dùng cho các cây còn nhỏ hoặc những loại cần giữ nuớc lâu hơn.

Xin đừng nhầm lẫn với loại Pine bark, cũng là vỏ thông nhưng có lẫn gỗ trong đó, thứ này mau mục, úng nước, lên men mốc trắng, dầu thông trong gỗ sẽ làm hại rễ. Lan không ưa thứ Pine Bark này.

Gỗ thông đỏ (Red wood shaving)

Thứ này cũng không quá đắt, giữ nước nhiều nước và độ ẩm, lại nhiều acide cho nên chỉ dùng dưới 50%, trừ được nấm men trắng. Sên không vỏ (slug) không ưa thứ này. Điều bất tiện là thứ này trồng không chặt cho nên phải cột cây vào chậu và khó tìm loại gỗ tốt.

Rễ cây dương sỉ (Tree fern)

Thứ này mau khô, lâu bền dược trên 3 năm mới mục, nhẹ thích hợp với những rổ treo (hanging basket)

Sơ dừa, vỏ dừa (Coconut fiber, chip)

Sơ dừa dùng để lót đáy chậu hay rổ treo hoặc trồng những loại lan cần ráo nước. Khuyết điểm mau khô và nhẹ cho nên châu hay bị đổ.

Vỏ dừa cắt nhỏ có hai loại vừa (Medium) và nhỏ (fine). Ưu diểm là ngấm nước mau hơn và giữ độ ẩm lâu hơn, Nhưng phần đông các loại sơ dừa đều có nhiều muối ở trong, nên cần phải ngâm nước vài ngày, xả cho sạch rồi mới trồng được. Theo kinh nghiệm các giống lan Laelia không ưa trồng bằng sơ dừa.

Rêu (Sphagnum moss)

Loại rêu bản xứ hoặc Canada mầu nâu đen hoặc nâu xanh không nên dùng vì phẩm chất xấu và trong rêu có nhiếu chất làm cho cây lan yếu đi. Chỉ nên dùng loại rêu nhập cảng từ New Zealand hoặc Brasil mầu vàng rơm để trồng lan vì trong rêu có tác dụng trừ nấm mốc. Khi trồng, không nên nén quá chặt mới chưá được nhiều nước. Rất tốt để trồng lan trên cành cây và chậu gỗ nhưng quá đắt tiền, chóng hư mục và giữ muối cho nên cứ vài tháng phải xả nước cho nhiều hay ngâm trong nước.

Than (Charcoal)

Than trồng lan không phải là thứ lan đốt lò đã làm sẵn từng viên. Than phải đốt từ củi dùng cho viêc trồng trọt (Agriculture charcoal). Than có ưu điểm lâu bền từ 5-6 năm mới phải thay chậu và chỉ dùng một cỡ cho đủ thứ cây lớn nhỏ. Sên không vỏ (Slug) không ưa sống trong than. Nhược điểm quá đắt và giữ chất muối và phân bón cho nên cứ hai tháng phải xả thật nhiều nước cho sạch.

Đá núi lửa (Lava rock)

Đá núi lửa có ưu điểm dễ ngấm nước, không bị mục, thoáng hơi và không quá nặng. Rất tốt để lót đáy chậu thay cho chất xốp đậu phọng (Peanut foam) Nhược điểm là giữ chất muối cho nên cứ 2 tháng phải xả nước cho sạch. Sên không vỏ ưa trú ngụ trong kẽ đá.

Đá xốp (Pumice rock)

Đá pumice là một loại lava rock nhưng nhẹ hơn và thấm nước, lâu bền không bị mục nhưng cũng có nhược điểm là giữ muối vì thế có nhiều loại lan không ưa loại đá này.

Đá bọt (Perlite or sponge rock)

Đá bọt rất nhẹ và thấm nước, dùng để trộn với vỏ thông hoặc rễ cây để cho thoáng khí rất thích hợp cho các loại lan có rễ nhỏ.

Một vài công thức trồng lan

Người ta trồng lan với khá nhiều công thức khác nhau, sau đây là một vài công thức khá thông dụng và kết quả mỹ mãn.

LAN ĐẤT CYMBIDIUM
Vỏ thông nhỏ 1/8 – 1/4”; (Fine grade)5 phần
Vỏ thông vừa 1/2”; (Medium grade)2 phần
Vỏ dừa nhỏ hoặc lớn (Coconut chip)2 phần
Cát số 121 phần
Gổ thông đỏ (red wood shaving)1/2 phần
CATTLEYA, LAELIA, SCHOMGBURKIA, PHALAENOPSIS v.v…
Vỏ thông vừa 1/2”6 phần
Vỏ dừa lớn 1/2” 
2 phần
Đá xanh hay đá xốp2 phần
Perlite
1 phần
Gỗ thông đỏ1/2 phần
DENDROBIUM
Vỏ thông vừa 1/2”4 phần
Vỏ dừa 1/2”2 phần
Đá xanh hay đá xốp4 phần
Gỗ thông đỏ1/2 phần
NỮ HÀI VÀ CÁC CÂY CÓ RỄ NHỎ NHƯ MILTONIA, ONCIDIUM
Vỏ thông nhỏ 1/8”6 phần
Vỏ dừa nhỏ 1/4”2 phần
Than nhỏ 1/8-1/4”1 phần
Đá bọt Perlite1 phần
Gỗ thông đỏ1/2 phần

Placentia 4-2004
Bùi Xuân Đáng

Cách tưới nước và bón phân cho lan

tưới nước hoa lan

Tưới nước và bón phân là việc tối ư quan trọng trong việc trồng lan và 2 việc này thường đi đôi với nhau. 

Tưới nước cho lan

Luôn luôn nhớ rằng nếu không tưới trong vòng một tháng cây lan chỉ bị khựng lại chứ không chết, ngược lại nếu tưới hàng ngày sẽ bị thối rễ và chết. Ở trong rừng núi có khi mấy tháng mưa liền liền mà lan vẫn không sao vì bám vào cành cây cho nên rễ không bị úng nước như trồng ở trong chậu, và nếu không mưa lan cả tháng lan vẫn tươi tốt vì ở đó độ ẩm rất cao.

tưới nước hoa lan
Cần lưu ý khi tưới nước hoa lan


Vậy bao nhiêu lâu chúng ta tưới một lần? Mỗi tuần một lần hay hai lần? Một tuần hay hai tuần một lần? Vấn đề này tùy theo kinh nghiệm và phụ thuộc vào những điều kiện dưới dây:

  1. Thời điểm vào mùa hè hay mùa đông? Nhiệt độ cao hay thấp?
  2. Nơi để lan ở trong chỗ rợp mát hay ngoài nắng? chỗ đó gió nhiều hay ít?
  3. Chậu bằng đất hay chậu nhựa? Chậu to hay chậu nhỏ?
  4. Vật liệu trồng lan dùng vỏ cây, đá, rễ cây (tree fern) hay rêu (sphagnum moss)?
  5. Loại lan nào? bỏi vì Cattleya cần phải khô rồi mới tưới, còn Paphiopedilum lúc nào cũng phải ẩm ướt. Cây lớn hay cây nhỏ?
  6. Cách tưới ra sao? Tưới thật đẫm hay tưới sơ qua?

Nghe qua dường như khó hiểu, tuy nhiên có một lời khuyên tổng quát: Khi cây mọc mạnh ra nhiều rễ tưới nhiều, khi cây ngừng tăng trưởng bớt tưới. Theo kinh nghiệm vào mùa hè cây đang mọc mạnh rễ ra nhiều, trung bình mỗi tuần hay 3-4 ngày một lần cho tất các loại lan, ngoại trừ Cymbidium, Paphiopedilum, Odontoglossum, Miltonia lúc nào cũng phải ẩm ướt cho nên có thể tưới 2 ngày một lần, riêng loại Vanda mỗi ngày 2-3 lần. Mùa thu cây đã ngừng tăng trưởng, bớt tưới đi khoảng tuần một lần, mùa đông 10-15 ngày một lần ngoại trừ Dendrobium mỗi tháng 1 lần hoặc không cần tưới từ tháng 11 như loại Dendrobium nobile chẳng hạn.

Nhưng tưới bao nhiêu nước cho đủ? Mùa hè tối thiểu, mỗi tháng một lần tưới đi, tưới lại cho thật sũng nước cho ngấm vào trong vỏ cây, đá hay vật liệu trồng lan và để xả cho sạch những chất muối có sẵn trong nước và phân bón. Vào mùa thu nên tưới thêm với Epson Salt theo chỉ dẫn ở dưới. Lan trồng trên các khúc cây (mounted) cần ngâm vào nuớc 15 phút mỗi tuần, nhưng nhớ phải thay nước nhiều lần, vì mỗi lần nhúng cây khác vào sẽ nước không còn sạch và dễ nhiễm bệnh.

Lan trồng trong chậu đất mau khô nước hơn trong chậu nhựa. Chậu lớn hay cây lớn tưới thưa hơn chậu nhỏ và cây nhỏ.

Có người hỏi ta nên tưới bằng nước gì? Nước lọc, nước máy, nước mưa, nước giếng hay nước trong hồ bơi, hồ cá? Nước mưa tốt nhất, nước lọc Reverse Osmosis (ROS) hay nước cất (Distilled) đều tốt nhưng quá tốn kém, nước lọc qua bình Deironized tốt nhưng cũng hơi tốn tiền. Không nên dùng nước hồ bơi vì có nhiều Chlorine.

Nước máy, nước hồ cá và nuớc giếng có ít cặn chỉ số dưới 300ppm (Part per million) hay TDS (total dissolved salt) tốt, dưới 500ppm tạm được, trên 700ppm không nên dùng dể tưới lan. Nước máy mỗi vùng đêù khác nhau vì có pha thêm nước giếng nhiều hay ít. Muốn biết chỉ số này hãy hỏi công ty cung cấp nuơcù hoặc lấy mẫu nhờ tiệm nước lọc đo hộ.

Một vài loại lan như: Disa đòi hỏi phải nưới bằng nước mưa, nước lọc ROS hay nuớc cất. Một vài loại khác như: Draculla, Masdevalia v.v… cũng đòi hỏi nước khá tinh khiết.
Ngoài vấn đề cặn trong nước còn có vấn đề chỉ số nồng độ pH, từ 4.0 đến 8.0 đều có thể tưới lan được. Nhưng nếu trên 8.0 hay dưới 4.0 sẽ làm cho phân bón bị vô hiệu quả.

Mùa hè nên tưới nước nên tưới vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều gần tối, không khí mát mẻ sẽ giúp cho rể cây mọc mạnh. Các mùa khác nên tưới vào buổi sáng để cho lá cây được khô vào buổi tối khi nhiệt độ xuống thấp, tránh các bệnh tật dễ phát sinh trong môi trường lạnh và ướt át. Loại lan Hồ Diệp Phalaenopsis chẳng hạn nếu đọng nước trên lá non vào ban đêm sẽ bi thối ngọn và chết.

Tưới quá thường xuyên làm cho rễ lúc nào cũng ướt không hút được dưỡng khí nuôi cây và làm cho vật liệu nuôi cây chóng bị mục. Lá cây bị vàng và nhăn nheo, rễ mềm và ngả mầu nâu là dấu hiệu tưới quá nhiều. Trường hợp này cắt bỏ rễ thối, rắc bột Sulfur (diêm sinh) rồi cho vào túi nylon cột chặt lại, chờ cho rễ mọc khoảng 2 phân sẽ trồng lại.

Tưới quá ít sẽ làm cho rễ không mọc sâu xuống đước, muối sẽ đọng lại trong chất liệu trồng cây làm cho rễ bị khô, trở nên mầu xám dễ gẫy. Thấy lá non Oncidium, Miltonia hay bất cứ loạiï nào có lá dài bị chun xếp lại hay đổi thành mầu xám là dấu hiệu tưới không đủ nước.

Bón phân cho lan

Chúng ta nên nhớ rằng lan mọc trong rừng núi đâu có phân bón mà vẫn tươi tốt. Lan chỉ nhờ phân chim, lá mục và các khoáng chất lẫn trong không khí hay nước mưa mà sống. Các nhà trồng lan chuyên nghiệp đã nghiên cứu riêng rẽ từng loại lan cho nên họ bón lan rất chính xác. Chúng ta là những người chơi lan tài tử thường hay mắc phải lỗi lầm bón quá nhiều.

Phân bón có 2 loại hữu cơ (organic) và nhân tạo.

Phân bón hữu cơ do thiên nhiên mà ra như phân bò, nước cá chẳng hạn thường có chỉ số 5-1-1 Loại này hơi phức tạp một chút, cần phải có một vài yếu tố phụ như vi khuẩn, nhiệt độ cho nên tác dụng chậm chạp vả lại nặng mùi dễ thu hút các côn trùng, cho nên không nên dùng. Một thứ khác khá tốt là phân bò đã mục (cow manure) tiết bó (blood meal) pha loãng với nước rồi để một vài ngày cho trong nước rất thích hợp với lan Phaius (hạc đính).

Phân bón nhân tạo dù là nước hay bột cũng dễ hòa tan trong nước và có tác dụng trong vòng một giờ. Phân bón thường mang 3 nhóm chữ số như 30-10-10, 15-15-15, 10-30-20. Nhóm đầu chỉ số lượng Nitrogene giúp cho cây lá mọc mạnh, nhóm thứ hai chỉ số Phosphorus giúp cho hoa, quả. Nhóm thứ ba chỉ số Potassium giúp cho củ và rễ. Nhưng thực ra trong phân bón còn có nhiều chất khác cần thiết cho cây như sắt, kẽm, đồng, v.v… nhưng số lượng rất nhỏ không đáng kể. Trên thị trường có rất nhiều phân bón với công thức khác nhau. Nhà sản xuất nào cũng nói là cuả mình hay và đúng hơn cả. Mới đây viện đại học Michigan sau nhiều năm nghiên cứu đã cho ra một công thức 19-4-23 khá thành công. Nhưng cũng có nhiều nhà khoa học không đồng ý và khuyên nên bón với loại có công thức đồng đều thí dụ: 7-7-7. Do đó mỗi người dùng một loại phân có công thức khác nhau. 

Những mầu sắc xanh, đỏ hay vàng là chỉ do nhà sản xuất dùng để dễ phân biệt chứ không có một tác dụng nào cả. Phân bón làm thành viên, que không thích hợp cho lan không nên dùng vì quá mạnh sẽ làm cháy rễ.

Phân bón hột loại chậm tan (Slow release) chỉ nên dùng trong trường hợp lười bón phân hoặc dùng cho Cymbidium là loại cần nhiều phân bón. Thứ phân này cần phải có nhiệt độ trên 70°F mới làm vỡ vỏ bọc bên ngoài.

Nếu nuôi nhiều và có thì giờ, mùa hè khi cây mới mọc cần bón loại 30-10-10, khi cây đã ngưng tăng trưởng vào mùa thu bón loại 10-30-20 (Blossom booster) thúc cho hoa nở. Nếu chỉ có ít cây và không muốn đổi loại phân nên dùng 15-15-15-hoặc 20-20-20. Không nên mua loại phân trong Nitrogene có chất Urea bởi vì chất này cần có một thời gian mới tác dụng, nên phân chưa kịp ngấm đã tưới đi mất.

Nên nhớ chỉ bón ¼ hay ½ một thìa cà phê gạt cho 1 gallon nước. Nên áp dụng câu Weekly và Weekly nghĩa là bón rất loãng và bón mỗi tuần một lần.

Khi thấy đầu lá bị đen lại đó là đấu hiệu bón quá nhiều phân và có muối đọng trong chậu. Nên tưới bằng Epson Salt tức là Magnesium Sulfate, 1 thìa súp cho 1 gallon nước để rã hết chất muối. Sau đó tưới thật đẫm để xả cho sạch. 
Xin nhớ kỹ mấy điểm sau đây:

Thấy cây lan èo uột vàng úa mà bón nhiều phân, tưới nhiều nước là giết cây lan mau lẹ. Đừng bao giờ bón phân khi chậu cây quá khô, cây sẽ bị khựng lại.

Luôn nhớ Lan không ưa những thứ phân bón quá manh tức là có chỉ số quá cao .Thí dụ 30-10-10 dễ bị cháy lá cháy rể hơn là loại 7-1-1 . Nếu muốn cho hoa nở nhiều mà dùng phân 0-50-30 hay 10-30-20 quanh năm cây sẽ yếu dần và chết.Chúng ta chỉ nên dùng những thứ phân đã dược pha chế sẵn vì đã dược các nhà khoa hoc dung hòa các nhóm chỉ số như đã trinh bầy ở trên. Ngoài ra khi cây đã đâm chồi hoa hay ra nụ không cần bón phân nữa.

Nên tưới nước vào ngày hôm trước hoặc 4-5 giờ trước rồi mới bón phân. Đừng bao giờ tưới bón khi nhiệt độ xuống dưới 50°F


Placentia 4-2004
Bùi Xuân Đáng

Cách mua lan

Những người mới chơi lan thường hay mắc chung một khuyết điểm: Thấy bông hoa đẹp cây, rễ tốt tươi như loại Vanda chẳng hạn, đã vội vã mua ngay. Do đó không được bao lâu cây lan sẽ chết hoặc không ra hoa. Bởi vì Vanda là loại cây thường mọc ở vùng nhiệt đới ấm áp quanh năm, ẩm độ cao lại cần nhiều ánh nắng cho nên muốn nuôi phải biết cách trồng. 

Cách mua lan
Cách mua lan cần chú ý khá nhiều vấn đề

Mỗi giống lan có một môi trường sinh sống khác nhau

Chúng ta nên nhớ lan mọc ở 5 châu, 4 biển, núi cao đầy sương gió, rừng rậm âm u, đầm lầy ẩm thấp. Mỗi giống lan có một môi trường sinh sống khác nhau. Một vài cây lan vẫn thường mọc ở vùng nhiệt đới như Thái Lan, Việt Nam, Mexico, Hawaii hay Florida thời tiết ấm áp, độ ẩm cao, nắng mưa điều hòa khó lòng chịu nổi cái lạnh và khô ráo của California, ngoại trừ ta sẽ nuôi lan trong nhà kính. Ngay tại miền Nam California, khí hậu ở Riverside cũng khác hẳn với Fountain Valley, vì vậy ta cần tìm hiểu về những điểm sau đây trước khi quyết định mua lan:

  1. Nơi chúng ta sẽ để lan, mùa hè nóng tới bao nhiêu độ, muà đông lạnh nhất là bao nhiêu độ, trung bình là bao nhiêu? Vì nóng quá hay lạnh quá cây sẽ bị cằn cọc lại và sẽ chết.
  2. Chỗ đó có đủ nắng hay không? Nắng buổi sáng hay buổi chiều? Ánh nắng rất cần thiết cho cây tăng trưởng và nở hoa. Thiếu ánh nắng cây sẽ èo uột và không ra hoa. Làm sao để biết ta có đủ nắng hay không? Nếu lá xanh thẫm, mềm và rũ xuống tức là thiếu nắng. Lá vàng ngả mầu tía, cây bị cọc lại là quá nhiều nắng. Lá cây mầu xanh hơi vàng như trái olive là đủ nắng.

Sau khi tìm hiểu về nơi chúng ta sẽ để lan, ta sẽ tìm mua cây lan nào thích hợp với môi trường đó.

Các chậu lan cần có bảng tên để giúp chúng ta hiểu rõ về sự nuôi trồng bởi vì ngoài vấn đề nhiệt độ, ánh nắng còn liên quan đến việc tưới nuớc bón phân v.v… Bảng tên toàn những danh từ khoa học tuy khó đọc nhưng mỗi ngày một quen. Hơn nữa nhìn vào bảng tên cây, người ta có thể đánh giá trình độ của người chơi lan.

Sau đây là tên viết tắt của một vài loại lan:

Aer.Aerides
AervdAeridovanda
AngcmAngraecum
AscdaAscocenda
Ascf.Ascofinetia
Asctm.Ascocentrum
B.Brassavola
Blc.Brasolaeliocattleya
Bro.Broughtonia
CCattleya
Chtra.Christieara
Ctna.Cattleytonia
CymCymbidium
DenDendrobium
Enc.Encyclia
Epc.Epicattleya
KawKagawara (ascocenda x renanthera)
Lc.Laeliocattleya
Neof.Neofinetia
Onc.Oncidium
Phal.Phalaenopsis
Ren.Renanthera
RhctmRhynchocentrum
RhrdsRhynchorides
RhvRhynchovanda
RhyRhynchostylis
SophSophronitis
SlcSophrolaeliocattleya
V.Vanda


Nếu chúng ta muốn có một vườn lan nở quanh năm đừng nên mua toàn một thứ. Thí dụ lan đất, lan Úc đa số chỉ nở vào mùa xuân. Muốn nhận diện các giống lan để dễ dàng chọn lựa ta nên mua một cuốn sách bỏ túi Golden Guide Orchids giá 8$, hay cuốn The Illustrated Encyclopedia of Orchids giá 40$ hoặc cuốn sách mới nhất Botanica’s Orchids giá 25$. Những cuốn này có khá nhiều hình ảnh những cây lan, chúng ta ghi tên những cây muốn mua. Như vậy không sợ mua phải những thứ không thích hợp với chỗ chúng ta sẽ để lan.

Tìm hiểu về cây lan cũng chưa đủ, ta còn cần tìm hiểu về trình trạng và xuất xứ của cây lan nữa:

  1. Chúng ta nên mua những khỏe mạnh, tươi tốt không có những đốm đen, vệt lõm xuống dấu hiệu của bệnh tật và vi rút (virus). Bệnh tật có thể chữa được nhưng vi rút bất trị và sẽ lây lan sang cây khác.
  2. Những cây lan rừng không còn rễ (bare root) hay rễ đã chết khô cần phải có một thời gian khá dài mới ra rễ hay hồi phục được. Trường hợp này pha 10 giọt SuperThrive (hormone) xin đừng lầm với loại Rootone, một muỗng canh B1 và một muỗng cà phê đường trong một gallon nước, nhúng cây lan vào chừng 6 giờ rồi bỏ vào túi nylon cột kín lại. 2 ngày sau xả nước ấm, để cho ráo rồi bỏ vào túi cột kín, chờ khi ra rễ dài chừng 2 phân mới đem trồng. Thời gian này có thể là một vài tháng hay lâu hơn.
  3. Phần đông chúng ta mua cây tại các vườn lan từ Hawaii, Florida hay ngay cả các vườn lan từ miền Bắc California là nơi từ nhiệt độ, độ ẩm, ánh nắng v.v… hoàn toàn khác hẳn với nơi ta để lan, cho nên thế nào cây cũng bị khựng lại hay bị thui chột (shock). Do đó chúng ta đừng vội mang ngay ra sân hay vườn trước khi cho cây làm quen dần dần với thời tiết. Nghĩa là đừng mang ra ngoài khi trời còn quá lạnh và cũng đừng mang ngay ra ngoài nắng. Hãy để vào chỗ rợp mát và thoáng gió sau đó sẽ di chuyển dần dần ra chỗ có nắng.

Tốt hơn hết là chúng ta nên mua cây tại các vườn lan địa phương nơi có cùng thời tiết, khí hậu với chúng ta. Nhưng khi mang từ ngoài vườn vào trong nhà cũng không nên để quá lâu bởi vì trong nhà độ ẩm rất thấp trừ khi chúng ta tăng cường độ ẩm cho cây bằng cách để các chậu cây trên khay nước.

Thấu triệt được những đỉểm trên, chúng ta coi như đã thành công được 2/3 chặng đường dẫn tới thành công.



Placentia 2-2004
Bùi Xuân Đáng

Trồng lan dễ hay khó

Nhiều người cho là Lan rất khó trồng và mất nhiều công sức. Điều này chỉ đúng một phần nếu so với trồng hoa hồng, hoa cẩm chướng chẳng hạn. Nhưng nếu so với lan đất Cymbidium thì cũng dễ trồng như nhau. Chỉ cần tốn chừng 30 phút một tuần cho 50 chậu lan đủ loại.

 Chúng nên nhớ là Lan mọc ở núi cao, rừng rậm trên khắp 5 châu, thời tiết, khí hậu mỗi nơi một khác, do đó chúng ta cần tìm hiểu 2 điều quan trong sau đây:

  1. Đừng bao giờ thấy cây lan có hoa đẹp mà vội vã mua ngay. Cần tìm hiểu cây lan này có thích hợp với nhiệt độ và ánh nắng chỗ chúng ta sẽ để lan hay không?
  2. Chúng ta sẽ để cây lan đó ở đâu, trong nhà hay ngoài vườn, mùa đông lạnh xuống là bao nhiêu độ? Mùa hè nóng tới bao nhiêu độ? Chỗ để lan có đủ ánh nắng hay không? Nắng buổi sáng hay buổi chiều?

Khi trồng Lan cũng như khi trồng bất cứ lọai cây nào ta phải hiểu rõ loại cây đó cần đến những vấn đề chính như nhiệt độ, ánh sáng, tưới nước, bón phân ra sao?

trồng lan khó hay dễ
Trồng Lan cần phải có kinh nghiệm và hiểu rõ

Nhiệt độ

Người ta chia Lan trong 3 loại nhiệt độ sau đây:

Thấp nhấtCao nhấtLoại lan
C = Cool Lạnh
40-50 °FDưới 80 °FPaphiopedilum 
I = Intermediate Vừa
55-65 °F 
Dưới 85 °F 
Phalaenopsis, Cattleya
W = Warm Ấm60-65°FDưới 100°FVanda

Trên đây chỉ là nhiệt độ lý tưởng, thực ra lan có thể chịu lạnh hay nóng hơn một vài giờ mà không sao cả, nhưng không thể chịu lâu dài được. Cũng có những loại chịu được cả nóng lẫn lạnh như Cymbidium, Dendrobium Australia v.v… Vì vậy khi mua lan cần biết rõ cây đó thuộc lọai nào. Ngoài ra nhiều cây lan cần sự khác biệt về nhiệt độ giữa ngày và đêm phải chênh lệch từ 10-15°F, chẳng hạn như Cymbidium cần ban đêm phải dưới 55°F mới ra hoa.

Ánh nắng

Những loại lan cần ánh nắng như sau:

Full sun nhiều nắngVanda, Cymbidium, Dendrobium
Bright light nắng sáng hay chiềuCattleya, Oncidium, Odontoglossom
Shade bóng rợpMasdevalia, Phalaenopsis, Paphiopedilum

Ánh nắng mùa hè ơ miền Nam California thực là gay gắt nếu không có lưới che, lá lan có thể cháy nắng trong vòng nửa giờ. Nhưng nếu thiếu ánh nắng lan sẽ không ra hoa. Nhà bên cạnh, lan nở đầy vườn mà chúng ta không có hoa, vì họ có nắng mà ta không có. Làm sao để biết ta có đủ nắng hay không? Nếu lá xanh thẫm, mềm và rũ xuống tức là thiếu nắng. Lá vàng ngả mầu tía, cây bị cọc lại là quá nhiều nắng. Lá cây mầu xanh hơi vàng như trái olive là đủ nắng.

Tưới nước

Chúng ta luôn nhớ rằng 70-80% lan bị chết là vì tưới quá nhiều. Lan mọc ở trong rừng, trong núi có khi mấy tháng không mưa mà vẫn sống. Cho nên định luật chung, vào mùa hè khi cây lan ra mầm mới, rễ cây mọc nhiều, tưới nhiều nước. Bớt tưới nước vào mùa thu khi cây ngưng tăng trưởng và vào mùa đông chỉ tưới nhẹ cho cây khỏi bị khô, ngoại trừ trường hợp cây đang ra hoa. Thông thường tại Orange County muà hè tưới 2-3 lần một tuần. Loại Vanda cần tưới mỗi ngày vài ba lần, mùa đông mang vào trong nhà để ở cửa sổ có nắng. Mùa thu mỗi tuần 1 lần. Mùa đông, dầu mùa xuân 2 tuần một lần ngoại trừ khi có gió Santa Ana. Mùa hè khi tưới nước, phải tưới cho thật đẫm, có khi tưới đi rồi tưới lại.

Ẩm độ và gió

Lan ưa ẩm độ 50-60% riêng loại Vanda cần ẩm độ 70-80%. Mùa hè nên phun nước xuống đất để tăng thêm độ ẩm, không nên tưới vào lá. Lan ưa ở chỗ thóang gió, nếu kín gió lan mọc chậm và dễ bị bệnh

Bón phân

Phân bón lan thường mang 3 nhóm chữ số như 30-10-10, 15-15-15, 10-30-20. Nhóm đầu chỉ số lượng Nitrogene giúp cho cây lá mọc mạnh, nhóm thứ hai chỉ số Phosphorus giúp cho hoa, nhóm thứ ba chỉ số Potassium giúp cho củ và rễ. Do đó mua hè khi cây mới mọc cần loại 30-10-10, khi cây đã ngưng tăng trưởng vào mùa thu bón loại 10-30-20 (Blossom booster) thúc cho hoa nở. Nếu chỉ có it cây và không muốn đổi loại phân nên dùng 15-15-15 hoặc 20-10-20. Không nên mua loại phân trong Nitrogene có chất Urea bởi vì chất này phải cần có một thời gian mới tác dụng. Nên nhớ chỉ bón 1/4 hay 1/2 một thìa cà phê gạt cho 1 gallon nước. Nên áp dụng câu Weakly và Weekly nghĩa là bón rất loãng và bón mỗi tuần một lần. Khi thấy đầu lá bị đen lại đó là đấu hiệu bón quá nhiều phân và có muối đọng trong chậu. Nên tưới bằng Epson Salt tức là Magnesium Sulfate, 1 thìa súp cho 1 gallon nước để rã hết chất muối. Sau đó tưới thật đẫm để xả cho sạch.

Khi thấy cây lan èo uột vàng úa mà bón thêm phân, tưới thêm nước là giết cây lan mau lẹ.

Thay chậu

Khi cây đã quá lớn mọc ra ngoài chậu, khi bị thối rễ hay đã quá 2 năm, nên thay chậu vì vỏ cây nuôi lan đã mục. Nếu không thay sẽ bị úng nước và thối rễ. Chậu đất hay chậu nhựa đều tốt, nhưng chậu nhựa cần đục thêm lỗ cho thoát nước. Nên chọn chậu vừa đủ cho lan mọc trong 2 năm. Đa số người mới trồng thường dùng chậu quá lớn, lúc nào cũng ẩm ướt hay bị thối rễ. Lan có thể trồng bằng vỏ cây, đá, gạch vụn v.v… Vỏ cây thông (Fir bark) tiện lợi và rẻ hơn cả.

Vỏ cây nhỏ (fine) cỡ từ 1/8 đến ¼ inche dùng cho các cây nhỏ hoặc các loại Cymbidium, Oncidium, Paphiopedilum hoặc chậu dưới 4 inches.
Vỏ cây vừa (medium) cỡ từ ¼ đến ½ inche dùng cho Cattleya, Dendrobium Phalaenopsis hoặc chậu từ 4 đến 8 inches.
Vỏ cây lớn (coarse) dùng cho các các loại Vanda hay chậu lớn trên 10 inches.
Thời gian tốt nhất để thay chậu là khi mầm non vừa ra rễ thông thường là vào mùa Xuân. Cắt bỏ các rễ thối, các củ hay nhánh đã già. Nếu muốn tách ra nhiều chậu phải để it nhất là 3 nhánh hay 3 củø. Sau khi thay chậu, để lan vào bóng mát và ngưng tưới từ 1 đến 3 tuần lễ để thúc cho rễ chóng mọc, ngoại trừ những loại Paphiopedilum, Phalenopsis, Masdevalia.

Sâu bọ ốc sên

Chúng ta có thể diệt các loại sâu bọ bằng xà phòng rưả bát, Mathalion 50 hay Diazinon Ultra pha với nước và phun vào thân hay lá. Ốc sên và sên không vỏ, rắc bột trừ sên hiệu Correy’s trên gốc cây hay mặt chậu.

Những loại lan có thể trồng ở ngoài vường tại Orange County.

Brassavola digbyana, nodosa. Cattleya,Cymbidium, Dendrobium australia formosum, nobile, Encyclia, Oncidium, Paphiopedilum, Schomburgkia, Stanhopea và Zygopetalum.

Những loại lan để ở cửa sổ hoặc đèn trong nhà

Mini cattleya, Phalaenopsis, Masdevalia, Miltonia, Pleuratholis, tuy nhiên trồng lan trong nhà cần tăng thêm hơi ẩm và gió.

Trên đây chỉ là những điều căn bản. Muốn trồng lan thành công, cần quan sát và nhận xét cách trồng của những vườn lan địa phương, học hỏi các bạn bè và các hội hoa lan cũng như rút kinh nghiệm bản thân. Nếu cần được chỉ dẫn thêm xin gọi điện thoại số 714-524-832.

Một vài địa chỉ cần biết (Dành cho những thành viên định cư ở Mỹ)

  • ORANGE COUNTY BRANCH OF CYMBIDIUM SOCIETY OF AMERICA
    7 giờ tối thứ Tư, tuần lễ thứ 2 tại Garden Grove Community Center, 11300 Stanford Ave Garden Grove
  • NEWPORT HARBOR ORCHID SOCIETY
    7 giờ tối thứ Ba, tuần lễ thứ 3 taị Neighborhood Community Center, 1845 Park Ave, Costa Mesa.
  • ORANGE COUNTY ORCHID SOCIETY
  • 7 giờ tối thứ Tư, tuần lễ thứ 3 tại Yorba Linda Library, 18181 Imperial Highway Yorba Linda. Niên liễm $15.
  • SOUTHERN CALIFORNIA ORCHID SPECIES SOCIETY
    Chiều Chủ Nhật, tuần lễ thứ 2 tại. Placentia Library, 411 E. Chapman, Placentia.
  • SOUTH COAST ORCHID SOCIETY
    8 giờ tối thứ Hai, tuần lễ thứ 4 tại Whaley Park Clubhouse, 5620 E. Altherton st. Long Beach.
  • LONG BEACH AMATEURRS ORCHID SOCIETY
    7 giờ tối thứ Hai, tuần lễ thứ 2 tại Lakewood Village Community Church,4527 Sunfield Ave. Long Beach.
  • SOUTH BAY ORCHID SOCIETY
    7 giờ tối thứ Sáu, tuần lễ thứ 3 tại South Coast Botanic Garden, 26300 Crenshaw Blvd. Paloverdes Peninsula.
  • SAN GABRIEL VALLLEY ORCHID HOBBYISTS
    8 giờ tối này thứ Năm, tuần lễ thứ 3 tại Aboratum of LA County, 301 N. Baldwin , Arcadia.
  • RIVERSIDE & SANBERNADINO COUNTY ORCHID SOCIETY
    7:30 tối Năm tuần lễ thứ 2, ngoại trừ tháng 6 tại San Bernadino County Museum 2024 Orange Tree Lane, Redlands.
  • American Orchid Society
    16700 AOS Lane, Delray Beach, Florida 33446- 4351 Điện Thoại 561-404-2000. Hội viên sẽ được biếu sách hướng dẫn, niên giám các hội và các nhà trồng lan cùng nguyệt san ORCHIDS.
  • Orange County Farm Supply
    1826 W. Chapman, Orange 714-978-6500 bán các vật liệu cho việc trồng lan

Bùi Xuân Đáng

Cách tạo bonsai Tanuki

bonsai Tanuki

Giá trị của việc tạo ra một cây bonsai từ hai nguồn vật liệu cây riêng biệt (một trong hai là cây đã chết lâu năm) thường là một vấn đề tranh luận đáng kể trong cộng đồng bonsai phương Tây. Những tác phẩm như bonsai “tanuki” của người Nhật hay “cây ghép phượng hoàng” của người phương Tây là một trong những tác phẩm như thế. Bất chấp tên của chúng là gì, quá trình thực hiện tác phẩm căn bản là giống nhau.

Những khúc gỗ chết lớn với hình dáng thú vị được sử dụng làm dáng cây. Các dụng cụ mài hoặc khoan gỗ được sử dụng để tạo những đường rãnh trên thân gỗ chết và sau đó một cây trẻ (thường là cây bách xù) được ghim chặt vào, khâu hoặc dùng cách khác để gắn chúng trên đường rãnh. Sau một thời gian, cây con phát triển theo đường rãnh, những đinh vít được tháo bỏ và sản phẩm ghép hình thành, sản phẩm này sau đó vẫn sử dụng các kỹ thuật bonsai truyền thống để chăm sóc.

Quan điểm của người Nhật

Từ “tanuki” trong tiếng Nhật được hiểu là “kẻ lừa đảo, lén lút”. Những câu chuyện dân gian của người Nhật khắc họa hình ảnh “tanuki” là một người ăn mặc chải chuốt, anh ta đến thăm từng nhà trong ngôi làng, lừa đảo người dân cho anh ta tiền và thức ăn, hay là một người có tài “bẻo mép” lừa lọc người khác. Những người Nhật làm bonsai tanuki xem như là một sự tiêu khiển thú vị và vui vẻ, nhưng không xem chúng ngang hàng với các loại bonsaithông thường khác. Chúng ta sẽ không thấy “bonsai tanuki” xuất hiện trong những buỗi biểu diễn chuyên nghiệp ở Nhật bởi vì họ không xem tanuki như là một loại bonsai có giá trị. Họ xem nó như một thứ đồ giả mạo. 

Cách tiếp cận của người phương Tây

Nhưng chúng có phải đồ giả không? Có lẽ đây là câu hỏi về quan điểm. Từ “cây ghép phượng hoàng” được đề xuất lần đầu tiên bởi nghệ nhân bonsai nổi tiếng Dan Robinson, Washington là nơi tập trung của các cây bonsai được thiết kế một cách ngoạn mục và cổ điển, nhưng cũng bao gồm những bộ sưu tập tanuki bonsai gây ấn tượng, hoặc như Dan nói: “Cây ghép phượng hoàng giống như chim phượng hoàng trong thần thoại Hy Lạp cổ, hồi sinh trở lại và huy hoàng hơn bao giờ hết từ nắm tro tàn của cái chết. Cây bonsai phượng hoàng dùng khúc gỗ cổ xưa có thời gian chết lâu và cây trẻ làm vật liệu để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật tuyệt hơn tổng số từng phần của chúng”. 

Bất kỳ lúc nào, giống như một họa sĩ hay là một nhà điêu khắc, mục đích của chúng ta là để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật mà gợi lên những cảm xúc nhất định, và vì thế loại bonsai này có giá trị như bất cứ loại bonsai nào khác. Đây là một cuộc tranh luận sẽ được tiếp tục ở cộng đồng bonsai phương Tây trong nhiều năm nữa. Tuy nhiên, mục đích của chúng ta ở đây là đưa ra những kỹ thuật hoặc máy móc đơn giản để tạo ra một cây bonsai tanuki. Dưới đây là những bước làm cụ thể:
 

Lựa chọn thân gỗ chết.

Việc chọn thân gỗ chết để làm cây bonsai tanuki là một việc cần phải hết sức lưu ý. Chất lượng gỗ rất quan trọng, vì thế, không phải tất cả các loại gỗ chết đều được sử dụng, bất chấp hình dáng của nó có hấp dẫn như thế nào. Thân gỗ chết cần phải chặt và rất cứng. Gỗ thường được sử dụng là gốc cây bách xù từ sa mạc phía tây. Loại gỗ này rất già và đủ cứng để đóng đinh xung quanh nó.
 
Bạn phải cẩn thận đối với nước bởi vì bất cứ khúc gỗ chết nào tiếp xúc liên tục với nước hoặc độ ẩm thì cuối cùng cũng đi đến mục nát và đòi hỏi sửa lại hay thay thế. Phần phía trên của khúc gỗ không tiếp xúc với đất hoặc chất bẩn sẽ giữ được lâu hơn những phần ở trong đất vì chúng sẽ mục nát nhanh chóng nếu chúng không đủ độ dày và chắc. Một vài người sơn khúc gỗ chết với chất bảo quản gỗ để tránh ảnh hưởng của độ ẩm. Điều này có thể là một ý tưởng tốt. Có rất nhiều loại sơn khác nhau có sẵn trong siêu thị. Tuy nhiên, bạn nên để ý đến hóa chất trong sơn để tránh làm hư hỏng cây sống mà được trồng ghép vào thân gỗ chết.
 

Lựa chọn chậu chứa

Cây bonsai tanuki không phải là loại cây có ngay được mà chúng cần thời gian phát triển Cứ cho rằng chúng ta có khả năng làm những cây trưng bày trong triển lãm từ 3 đến 5 năm. Vào lúc ban đầu, bạn nên chọn chậu chứa hơi to. Cuối cùng bạn nên chuyển cái cây đang trồng sang một chậu chứa thích hợp cho trưng bày. Cũng có thể tận dụng cái gì đó bình dị như là miếng nhựa lớn trũng của xe buýt hoặc một hộp trồng làm bằng gỗ.
 

Lựa chọn cây

Cây bách xù thường là loại cây nguyên liệu được lựa chọn cho việc tạo ra một cây bonsai tanuki. Ngoài ra các cây thông, thủy tùng, linh sam, độc cần cũng có thể dùng làm thân cây bonsai được. Những loại cây này có độ mền dẻo phù hợp để đóng đinh, khoan lỗ, bắt vít… Nếu bạn chọn những cây khô (họ đỗ quyên) thì phải thật cẩn trọng vì thân cây và các nhánh rất dễ gãy, vỏ cây giòn dễ vỡ không thể chịu đựng những vết rạn nứt.
 

Các bước thực hiện

Trong bài này chúng tôi chọn cây bách xù Shimpaku làm thân gỗ chết để tạo cây bonsai tanuki. Dưới đây là hướng dẫn từng bước một để tạo một cây bonsai tanuki. Trong bài, tính nghệ thuật không được tập trung lắm mà chỉ là các bước cơ bản cần thiết để hoàn thành cây. Cách bạn bố trí trên cây gỗ chết như thế nào, nơi mà bạn bào những đường rãnh và bạn bố trí thân và nhánh như thế nào sẽ chủ yếu dựa trên cấu trúc chính vững chắc của thiết kế bonsai. 

  • Bước 1
    Chuẩn bị chậu chứa bằng cách khoan 4 lỗ ngang  bằng nhau trên miếng mica. Những lỗ này nên vừa đủ lớn để phù hợp với 2 dây đồng xuyên qua, mỗi lỗ dày khoảng 2.5mm. Đặt một màng ngăn các lỗ thoát nước giống như với bất kỳ cây bonsai nào.
Cách tạo bonsai Tanuki bước 2
  • Bước 2
    Xác định góc mà tại đó khúc gỗ chết sẽ được bố trí vào trong chậu chứa. Chân của thân gỗ chết nên bằng phẳng và song song với đáy của chậu. Để thực hiện, sử dụng bút đánh dấu màu đen và vẽ một đường lên thân gỗ chết song song với đáy chậu. Sau đó sử dụng cái cưa tay, cưa gỗ và vì thế đáy sẽ trở nên bằng phẳng và song song.
Cách tạo bonsai Tanuki bước 2

Cách tạo bonsai Tanuki cưa gỗ
Cách tạo bonsai Tanuki tạo hình
  • Bước 3
    Sử dụng khoan để khoan những lỗ cho 4 đinh ốc nhỏ.  Những vòng mắt nhỏ nên chìm vào trong phần gỗ cứng, chắc chắn. Những vòng mắt nhỏ cần thiết gần với chân cây và cuối cùng sẽ được xâu thành chuỗi với dây đồng để giữ vững gốc cây đúng vị trí. Sẽ không thấy chúng khi phủ đất.
Cách tạo bonsai Tanuki bước 3
  • Bước 4
    Đá nên được đặt dưới vật chứa để nâng cao phần thân gỗ chết bị che dưới lớp đất, do đó làm giảm số lượng thân gỗ chết trong đất ẩm và làm chậm lại tiến trình thối rửa không thể tránh khỏi. Dùng những hòn đá bể để lát hoặc đá phiến chất đống để đạt được chiều cao mong muốn. Cắt những hòn đá với kích thước phù hợp với gốc cây và đặt vào dưới đáy chậu chứa.
Cách tạo bonsai Tanuki bước 4
  • Bước 5
    Chọn cây vật liệu, trong trường hợp này cây bách xù Shimpaku với đường kính gốc cây khoảng 2cm. Lấy bỏ tất cả những cây bụi giữa thân của cây gỗ chết và thân của cây bách xù sống. Dùng một cây bút chì đánh dấu vẽ một đường lên thân gỗ chết làm dấu nơi rãnh bạn muốn cắt đến đâu. Tiếp theo, lấy cây bách xù ra khỏi thùng chứa của nó, gói chúng trong túi nhựa và cột chặt bằng dây thừng. Bước này rất quan trọng. Những rễ nên giữ nguyên vẹn và không khô trong suốt quá trình.
Cách tạo bonsai Tanuki bước 5
Cách tạo bonsai Tanuki - bọc đất
  • Bước 6
    Dùng máy bào khô hoặc dụng cụ bào phù hợp (của chúng tôi là khoảng 1.5cm), cắt một đường rãnh vào trong thân gỗ chết. Đường rãnh cần ít nhất một nửa chiều sâu (hoặc hơn) của đường kính thân Shimpaku và ít nhất một nữa chiều rộng. Nhớ rằng bạn đang làm đối với cây có thể trình diễn 3 đến 5 năm. Nếu bạn làm đường rãnh quá nông, cây cuối cùng sẽ đẩy chính nó ra khỏi đường rãnh. Nên cẩn thận. Những mẫu bào thì rất sắc và không quan tâm đặc biệt nếu bạn cắt phần thịt hoặc phần gỗ. Nên cẩn thận với các máy mài và máy bào.
Cách tạo bonsai Tanuki bước 6
Cách tạo bonsai Tanuki bước tạo hình
  • Bước 7
    Bắt đầu tại phần gốc, để cây bách xù vào trong đường rãnh của thân gỗ chết. Sử dụng mũi khoan nhỏ để khoan một lỗ xuyên qua cây Shimpaku còn sống và cột chặt vào gốc cây. Sau đó dùng đá cuội dài thích hợp hoặc đinh vít phù hợp với miếng đệm nhỏ và bảo đảm cây bách xù vừa khít vào trong rãnh của thân cây chết. (Miếng đệm ngăn cản đầu đinh ốc khỏi chìm vào trong thân của cây bách xù quá sâu. Di chuyển lên trên một vài cm và đặt gần đinh ốc. Cố gắng dùng càng ít đinh ốc càng tốt. Làm chậm chậm từ từ đáy lên đỉnh cây. Chú ý: chắc chắn rằng bạn bảo đản phần chân đế của cây (nơi mà chứa bộ rễ), cột nhẹ bên trái, bên phải phía trước hoặc phía sau của gốc cây gỗ chết được cho là đặt trên đính mấy hòn đá trong chậu chứa.
Cách tạo bonsai Tanuki bước 7
Cách tạo bonsai Tanuki bước 7a
Cách tạo bonsai Tanuki bước 7b
  • Bước 8
    Luồn 2 sợi dây đồng xuyên qua lỗ bạn khoan trên chậu chứa ban đầu. Dùng dây đồng chứ không phải nhôm mà có khuynh hướng co giãn và thay đổi thời tiết trong trường hợp này. Đặt một tầng đất bonsai ở phần đáy chậu chứa và bố trí các hòn đá bể vào lỗ phù hợp xung quanh trung tâm lỗ và trên đỉnh một lớp mỏng đất. Lấy bỏ miếng nhựa xung quanh bộ rễ của cây Shimpaku và đặt cây tanuki vào trong thùng chứa. Rất quan trọng rằng bạn phải nhẹ nhàng với hệ thống rễ trong mức có thể và chỉ lấy bỏ đủ đất và rễ cho phép bạn bốt trí dáng đúng và che phủ rễ.
Cách tạo bonsai Tanuki bước 8
  • Bước 9
    Cột cây tanuki vào một nơi bằng cách luồn 2 sợi dây xuyên qua mỗi mắt nhỏ và xoắn lại cho chắc chắn. Sử dụng máy đóng đinh ốc để xoắn chặt sợi dây nếu thấy cần thiết. Gốc cây và shimpaku phải được giữ cố định. Cho đất trồng bonsai vào trong thùng chứa và trộn lên để loại ra những bóng khí trong cấu thành thường có. Sau này, nhúng cây trong nước và bảo vệ khỏi mặt trời và những cơn gió khô trong khoảng 2 tuần lễ. Sau đó lại đem trở lại vùng đầy nắng. Bắt đầu cho bón phân 3 đến 4 tuần. Bón phân mạnh trong 2 năm tiếp theo. Bạn muốn khuyến khích sự phát triển càng nhiều càng tốt. Không thay chậu cây trong ít nhất 2 năm.
Cách tạo bonsai Tanuki bước 9
  • Bước 10
    Cây tanuki hoàn chỉnh bây giờ đã sẵn sàng để phát triển như là một cây bonsai. Có rất nhiều việc để làm, nhưng không phải trong một lúc. Cái cây cần bây giờ là thời gian để phát triển. Một khi bạn biết cây đang lớn lên và khỏe mạnh, bạn có thể bắt đầu chằng lưới và định hình nhánh cây và chạm khắc tỉa tót và xử lý vùng cây gỗ chết. Sau khoảng 1 năm, cây sẽ trở nên cứng theo hình dáng theo sở thích, những đinh vít có thể được lấy ra mà không lo sợ cây sẽ trở lại như ban đầu.
Cách tạo bonsai Tanuki bước 10
bonsai Tanuki thành phẩm
Bonsai Tanuki thành phẩm hoàn chỉnh

Tiêu chí đánh giá cây cảnh nghệ thuật

Đánh giá một cây cảnh nghệ thuật như thế nào là đẹp, là giá trị giúp cho người trồng cây biết cây của mình đẹp ở đâu, chưa đẹp ở đâu để tìm cách khắc phục, người thưởng ngoạn có biết được vẻ đẹp của cây cảnh nghệ thuật mới thoả mãn nhu cầu hưởng thụ thẩm mỹ, ban giám khảo có những tiêu chí đánh giá rõ ràng mới có cơ sở khách quan, khoa học, chính xác để phân định các giải thưởng.

Dưới đây là một số những tiêu chí đánh giá cây cảnh nghệ thuật mà trước nay vẫn được áp dụng ở nhiều nơi:

1. Cổ mộc

Tức là cổ thụ, thường là cây lâu năm, đạt đết sự cổ lão. Ta thường gặp 2 trường hợp:

  • Cổ lão nhân tạo: Do tác giả dùng các biện pháp kỹ thuật làm cho vỏ thây cây sần sùi, bướu sẹo, hang hốc, phần gỗ bị lũa đi, rêu mốc… Đó là những việc cần làm và nếu khéo léo thì cũng đạt hiệu quả nghệ thuật cao. Nhưng dễ nhận ra bởi cây không có sự cổ lão đồng bộ mà chỉ cổ lão ở những bộ phận có thể tác động kỹ thuật mà thôi.
  • Cổ lão tự nhiên: Do thời gian, cây đạt đến sự cổ lão đồng bộ từ những chiếc rễ nổi trên mặt đất đến thân, cành, nhánh và từng chiếc dăm đều có sự già nua đồng màu (màu thời gian). Cây trải qua bấm sửa nhiều lần nên các đốt của cành, nhánh, dăm đã thực sự chùn ngắn lại. Bộ lá cũng tự thu nhỏ lại một cách tự nhiên dù lá tó như lá đa, đề, dù lá nhỏ như tùng la hán… Toàn cây như đanh lại, đầy vẻ phong sương và năm tháng.
bonsai cổ thụ
Bonsai gốc cổ thụ đang được chăm sóc

Cây cổ lão tự nhiên quý hơn nhiều so với cây cổ lão nhân tạo. Nghệ thuật của thời gian góp phần quan trọng làm nên giá trị của cây cảnh nghệ thuật. 

2. Kỳ mộc

Là yêu cầu chung trong cây cảnh nghệ thuật. Có kỳ mới làm cho một cây cảnh nghệ thuật thoát ra khỏi sự chân phương, lành và đơn điệu, mới tạo nên một kỳ mộc. Kỳ là những đường nét vặn xoắn, khoảng gập đột ngột, dị thường… từ những chiếc rễ nổi trên mặt đất đến góc, thân, cành của cây.

Kỳ cũng do 2 khả năng:

  • Do cây bị tác động bởi các yếu tố thiên nhiên hay môi trường sống khắc khổ mà tạo ra. Người nghệ nhân khai thác được và tận dụng một cách hợp lý, phô diễn được nét kỳ của tự nhiên.
  • Do con người tạo ra: từ một cái cây bình thường, hoặc rất khó xử lý, người nghệ nhân có tư duy nghệ thuật nhất định, nắm vững sinh lý của cây, có kỹ thuật vững tay để tạo nên những đường nét kỳ lạ, độc đáo cho rễ, thân, cành và tạo hình tổng thể đặc sắc làm nên vẻ đẹp kỳ thú của cây mà ngay cả biến cố thiên nhiên cũng không tạo ra được. Sự kỳ lạ nhân tạo cũng được đánh giá cao.

3. Mỹ

Là vẻ đẹp tổng thể của cây cảnh nghệ thuật, chính là cái hình hài của toàn cây. Hình phải bắt mắt, nhìn qua đã có cảm tình, gây được ấn tượng, tạo được cảm xúc mạnh cho người thưởng ngoạn. Hình phải tôn được giá trị của cái cổ và cái kỳ. Đã có cổ và kỳ nhưng tạo hình tổng thể yếu thì giá trị của cây cảnh nghệ thuật cũng giảm đi.

Chúng tôi nghĩ rằng 3 tiêu chí cơ bản là đủ để đánh giá một cây cảnh nghệ thuật đẹp như thế nào. Song cũng có tài liệu nói đến tiêu chí “Văn” tức là chủ đề, ý cảnh hay tên của tác phẩm. Nếu cây có giá trị nghệ thuật cao lại có chủ đề hay thì tốt. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng nên là chủ đề “mở” để người thưởng ngoạn khi xem cây sẽ suy tưởng, liên tưởng rồi tự đặt ra chủ đề cho hợp cảnh, hợp tình thì cái hay (cái văn) sẽ đa dạng và phong phú hơn.

Chúng tôi nghĩ rằng 3 tiêu chí cơ bản là đủ để đánh giá một cây cảnh nghệ thuật đẹp như thế nào. Song cũng có tài liệu nói đến tiêu chí “Văn” tức là chủ đề, ý cảnh hay tên của tác phẩm. Nếu cây có giá trị nghệ thuật cao lại có chủ đề hay thì tốt. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng nên là chủ đề “mở” để người thưởng ngoạn khi xem cây sẽ suy tưởng, liên tưởng rồi tự đặt ra chủ đề cho hợp cảnh, hợp tình thì cái hay (cái văn) sẽ đa dạng và phong phú hơn.

Trong thực tế, nhất là các ban giám khảo lại thường tiến hành theo quy trình ngược lại:

  • Nhìn tổng thể xem hình cây có đẹp không.
  • Sau đó mới đi vào các chi tiết có kỳ lạ và cổ thụ hay không.


Nếu cây đạt được 3 tiêu chí (cổ, kỳ, mỹ) thì chắc chắn là 1  cây cảnh nghệ thuật đẹp. Việc phân định, xếp loại giải thưởng chắc sẽ dễ thống nhất hơn. Cần vượt qua cách đánh giá theo niêm luật cũ mang nặng tính sao chép.

Quy tắc trong nghệ thuật bonsai

Cũng như tất cả các loại nghệ thuật khác, cách trưng bày bonsai thường không tuân theo một phong cách truyền thống hay sự chỉ dẫn nào. Nhưng có một số chỉ dẫn tuyệt vời cho việc tạo ra một cây bonsai đẹp, và chúng rất có giá trị cho những ai đang theo đuổi nghệ thuật bonsai đầy quyến rũ này.

Hầu hết những qui tắc này đều bắt nguồn từ nghệ thuật bonsai của Nhật Bản cách đây vài thế kỷ. Chúng phân tích rất kỹ những điều nên làm và không nên làm khi muốn tạo ra một cây bonsai theo ý muốn. Đa số mọi người đều có thể tạo ra cho mình một cách nhìn hoàn mỹ đối với một tác phẩm bonsai thông qua những qui tắc trên. Tuy nhiên, để tạo ra một cây bonsai đẹp vẫn phải phụ thuộc vào tài năng, kinh nghiệm, cảm hứng nghệ thuật, và sự tìm tòi khám phá…

quy tắc trong nghệ thuật bonsai
Bonsai có những quy tắc nghệ thuật riêng


Những qui tắc về thân cây và Nebari

  1. Nên để chiều cao thân cây gấp 6 lần đường kính rễ cây.
  2. Thân cây nên để hơi nghiêng về phía trước hướng về bên phải người xem.
  3. Gốc cây nên được tạo dáng xòe ra và để cho nó nhô lên trên nền chậu, như thế trông nó giống như đang bám vào đất để giữ cho cây đứng thẳng.
  4. Rễ cây nên được để nhô lên từ gốc cây xòe trên nền chậu.
  5. Không nên để những nút sần mọc trên rễ cây (vì người xem sẽ để ý nhiều đến nó).
  6. Nên tạo dáng ngọn cây hơi nghiêng về phía trước hướng về phía người xem.
  7. Thân cây nên được giữ thon từ dưới lên trên để trông nó như là đang mọc vươn lên, nhưng không được làm thon ngược lại từ trên xuống.
  8. Những chồi ghép nên được ghép với số lượng vừa phải để tạo được dáng cây hài hòa, hoặc ghép chúng đủ thấp để không nhìn thấy những mối ghép từ nebari.
  9. Uốn thân cây sao cho những điểm uốn trên thân không mang hình “ức bồ câu” (những điểm uốn nên được uốn cong hướng về phía người xem).
  10. Nên tạo dáng ngọn cây theo hướng của gốc cây. Độ uốn của cây cần phải được đảm bảo.
  11. Không để cây tự mọc ra phía sau. Đây là một trong những qui tắc của tôi và rất khó giải thích vì sao. Nó liên quan đến độ uốn cong của thân cây. Nếu một thân cây tự mọc ra phía sau thì sẽ tạo ra một điểm uốn hình chữ “C”.
  12. Đối với những thân cây thẳng bình thường và thẳng không bình thường thì ngọn cây nên được giữ sao cho nó mọc cao hơn gốc cây.
  13. Trên những thân cây thẳng bình thường, nếu có quá nhiều điểm uốn hình chữ “S” sẽ làm cho cây trông rất nặng nề mất đi vẻ tự nhiên vốn có của nó.
  14. Với những cái cây mọc nhọn hướng lên cao thì những điểm uốn nên được uốn gần nhau (cần để ý đến vị trí của cành cây).
  15. Một cây chỉ nên mang một ngọn.
  16. Đối với hai thân cây đôi thì nên được tách ra ở chỗ gốc cây, không để cây nào cao vượt lên trên cây nào.

Nhánh cây

  1. Tạo những nhánh cây sao cho chúng không mọc ngang, hoặc không để những nhánh cây mọc đâm ngang thân cây.
  2. Trên nhánh không nên để lộ những nút mắt sần (làm cho người xem chú ý đến nó).
  3. Nhánh đầu tiên nên được đặt nằm ở khoảng 1/3 chiều cao thân cây tính từ gốc.
  4. Còn những nhánh cây được ghép thành công nên để chúng nằm ở những vị trí trong khoảng 1/3 thân cây còn lại tính đến ngọn cây.
  5. Nhánh cây cần phải cho chúng mọc ra từ phía bên ngoài của những điểm uốn (để không làm nhánh cây bị phình ra).
  6. Đường kính nhánh cây nên được cân đối với thân cây. Những nhánh cây được xem là quá khổ là những nhánh có đường kính dày hơn 1/3 đường kính thân cây.
  7. Nếu cho nhánh thứ 1 mọc ở bên trái thì nhánh thứ 2 sẽ để nó mọc bên phải và ngược lại (khi đó nhánh thứ 3 nên để nó mọc phía sau).
  8. Nên để những nhánh cây mọc xen kẽ nhau, không nên để chúng mọc song song.
  9. Nên giảm bớt kích thước và đường kính của những nhánh cây nếu không thì chúng sẽ trông như là đang leo lên.
  10. Nên chừa một khoảng trống đủ rộng giữa những nhánh cây.
  11. Nên để những nhánh đầu tiên hay những nhánh thứ 2 (còn gọi là nhánh trái và nhánh phải) hướng về phía trước, phía trung điểm của tầm nhìn để thu hút người xem.
  12. Những nhánh thứ nhất, thứ hai, thứ ba nên được để cách với nhánh ở phía sau 120o để tránh trường hợp chúng tự che nhau ở phía sau cây.
  13. Trên thân cây, mỗi vị trí chỉ nên tạo một kiểu nhánh, không nên để chúng vừa mang hình bánh xe vừa mang hình nan hoa hay là để những nhánh cây xoắn lại hoặc những nhánh cây thẳng đuộc (vì như thế chúng sẽ tự làm chúng trông rất vô duyên).
  14. Nên tạo hình những nhánh cây sao cho chúng tạo thành một hình tam giác lệch với ngọn cây tượng trưng cho trời, góc ở giữa tượng trưng cho con người và góc ở phía dưới tượng trưng cho mặt đất.
  15. Nên để những nhánh thuộc lớp thứ 2 mọc xen kẽ trái và phải và cần phải tuân theo những qui tắc chính trong cách sắp nhánh cây, ngoài ra, không để những nhánh cây khác mọc chỉa lên hay chỉa xuống. Như vậy ta sẽ tạo ra được một lớp đệm lá.
  16. Để tạo ảo giác cho cây bonsai già, ta để những nhánh phía dưới cây rũ xuống. Những thân cây tươi trẻ thì có nhiều nhánh mọc vươn lên. Với những nhánh ở gần ngọn ta nên tạo dáng sao cho chúng nằm ngang hoặc mọc vươn lên từ khi chúng còn là những nhánh non.
  17. Nhìn chung ta nên tạo dáng sao cho những nhánh cây đổ xuống tuân theo các qui tắc dành cho những thân cây thẳng, ngoại trừ thân cây mọc nghiêng.
  18. Đối với những cây đôi, không nên để những nhánh cây xen vào giữa các cây vì chúng sẽ đâm ngang vào thân cây. Khi đó những nhánh cây gần phía ngoài các cây sẽ tạo nên một hình tam giác “lá”.
  19. Không để những tán lá che khuất “jin”.

Chậu

  1. Cây bonsai nên được đặt sau vạch chính giữa của chậu, và bên trái hoặc bên phải của vạch trung tâm.
  2. Độ sâu của chậu phải bằng đường kính thân cây, ngoại trừ những cây có dáng rũ xuống.
  3. Nên sử dụng những chậu có màu men thích hợp cho việc tưới tiêu và chăm sóc cây, những màu men đó cần phải hài hòa với màu sắc của hoa.
  4. Nên chọn những chậu có chiều rộng gấp 2/3 chiều cao của cây. Với những cây lùn thì chiều rộng chậu phải gấp 2/3 bề rộng thân cây.
  5. Kiểu dáng chậu cũng cần phải phù hợp với kiểu dáng của cây bonsai. Chậu hình chữ nhật thì thích hợp với những cây dáng thẳng không uốn éo nhiều, còn với những cây thẳng không bình thường, những cây mà có nhiều điểm uốn trên thân thì chậu hình oval hay hình tròn là thích hợp nhất. Đối với những cây bonsai lớn thì ta nên trồng chúng sâu trong những chậu hình chữ nhật.

Chăm sóc

  1. Cần trộn chung nhiều loại đất vào một chậu, không nên phân ra thành nhiều lớp đất (Đây là qui tắc mới, vẫn sẽ có nhiều tranh cãi).
  2. Ta cần bón phân đầy đủ theo nhu cầu của cây (Đây là qui tắc mới, vẫn sẽ có nhiều tranh cãi).
  3. Ta nên tưới nước từ trên xuống, tránh để bonsai bị ngập trong nước, vì điều này sẽ cản trở sự tích tụ muối của cây.
  4. Ta tăng độ ẩm của cây bằng cách đặt chậu cây vào một khay đựng nhiều đá cuội và nước hay đặt chậu bonsai ở dưới một cái ghế dài ẩm ướt, nhưng không được để sương bám trên cây (Đây là qui tắc mới, vẫn sẽ có nhiều tranh cãi. Vì sương mù làm tăng sự tích tụ muối trên lá, và thực tế thì nó không có tác dụng gì trong việc làm tăng độ ẩm cho cây).
  5. Ta cần dọn sạch hết những hạt cát mịn từ bất kì hỗn hợp đất nào, chỉ nên sử dụng những hòn đá thô và nhỏ.
  6. Chỉ tưới nước khi nào cây thực sự cần được tưới, không tưới chúng theo một thời khóa biểu cố định nào.
  7. Cho cây tiếp xúc nhiều với nhiệt độ môi trường bên ngoài. Chỉ với những cây bonsai nhiệt đới và cận nhiệt đới (với hầu hết các bộ phận) đều thích hợp cho việc để chúng ở trong nhà. Nếu chúng được đặt trong nhà thì phải đảm bảo rằng nhiệt độ môi trường thấp, phù hợp để có thể tạo nên tình trạng tiềm sinh cho cây.

Kết luận

Sách Kỹ thuật trồng ghép bonsai I của John Naka được xuất bản năm 1973, tại học viện bonsai California, là phần luận án hay hơn mong đợi trong lĩnh vực “những qui tắc” trồng và ghép bonsai mà tôi đã tìm thấy. Bất kỳ ai đều có thể tạo ra cho mình một cây bonsai đầy sức thuyết phục khi làm theo những qui tắc trên. Khi chúng đã được nghiên cứu kỹ lưỡng thì bạn có thể bắt đầu công việc tạo cho mình một cây bonsai ưng ý, mà không cần phải đắn đo suy nghĩ nhiều khi áp dụng “Những qui tắc” trên là đúng hay là sai.

Tác giả Brent Walston
Đức Khiêm dịch
Nguồn evergreengardenworks.com


Đất cho bonsai

Đất luôn là mối quan tâm hàng đầu của những nhà nghệ thuật trồng và tạo dáng bonsai khi họ muốn tạo ra một cây bonsai đầy sức quyến rũ… 

Những điều cơ bản

Đất trồng thường là một vấn đề lớn đối với những nhà yêu thích trồng bonsai. Mặc dù bạn có thể mua đất trồng từ những nhà vườn, nhưng giá cả để mua chúng thì khá đắt đỏ. Chính vì thế mà bạn nên tự tạo ra đất trồng theo cách của riêng bạn. Để tạo ra một loại đất trồng tốt cho cây bonsai, bạn cần tuân thủ theo nhiều điều cần thiết. Nếu áp dụng tốt những điều ấy thì bạn sẽ đạt được một kết quả tốt và chúng tôi chắc rằng đó chính là thành quả thực sự do chính bạn gặt hái được. Đối với bản thân của từng chuyên gia thì họ sử dụng những kiến thức của chính họ để chọn ra những loại đất thật sự phù hợp với từng cây bonsai riêng biệt.

đất trồng bonsai
Đất trồng bonsai rất quan trọng

Cách di chuyển

Thông thường một chậu bonsai chỉ cần một ít đất để sống và phát triển. Nhưng một chút đất này rất quan trọng vì nó cung cấp nước, không khí và những chất dinh dưỡng khác cần thiết cho cho cây. Tuy nhiên, không phải chỉ vì lí do này mà ta mới trồng bonsai với loại đất phù hợp, mà bởi vì sức khỏe và sự phát triển của cây thực sự phụ thuộc hoàn toàn vào loại đất ta đem trông cho cây.

Cách chọn đất

Để đạt được kết quả tốt nhất, ta cần phải chọn được một loại đất mà nhất thiết phải hội tụ đầy đủ nước, chất dinh dưỡng và muối khoáng. Nếu như ta thêm vào đất thành phần các chất hữu cơ đã được chế biến thì khả năng trữ nước và các chất dinh dưỡng trong một diện rộng sẽ rất tốt. Cũng vì thế mà đất luôn là mối quan tâm hàng đầu của những nhà nghệ thuật trồng và tạo dáng bonsai khi họ muốn tạo ra một cây bonsai đầy sức quyến rũ.

Cần tạo hệ thống thoát nước

Vấn đề tiếp theo mà chúng ta cần chú ý đó chính là hệ thống thoát nước. Nước thì cần thiết để cây tồn tại, nhưng ta cũng cần tưới nước cho cây với thời lượng phù hợp, vừa phải. Nếu tưới nước quá nhiều sẽ làm cho rể cây bị úng, điều đó đồng nghĩa với việc là bao nhiêu nỗ lực và cố gắng của chúng ta sẽ trở thành một con số không to tướng, nghĩa là chúng ta thất bại. Chính vì thế mà việc thoát nước cần được làm một cách bài bản và kỹ lưỡng, bằng cách ta trộn đất với những viên đá nhỏ, vì những viên đá này có thể tạo những khoảng không để lượng nước dư thừa có thể thoát ra một cách dễ dàng qua những lỗ nhỏ được khoét sẵn ở dưới đáy mỗi chậu. Mặt khác, ngoài khả năng giúp cây thoát nước, hệ thống thoát nước còn giúp cây hấp thụ tốt hỗn hợp không khí trong môi trường. Và điều quan trọng chính là cây bonsai của chúng ta có được những yếu tố phù hợp cho sự phát triển của mình.

Những điều cần lưu ý khác

Như được biết, tất cả các loài bonsai cần được trồng trong loại đất mà nó có thể giữ nước và cũng trong loại đất đó lượng nước dư thừa có thể thoát ra. Đây quả là một điều trái ngược. Ví dụ cây thông và cây bách xù là những loại cây không cần nhiều nước, điều đó cho ta biết một cách gián tiếp rằng chúng cần một loại đất mà khả năng giữ nước không đòi hỏi phải tốt lắm. Còn đối với những loại cây trồng nhỏ và cây ăn quả thì ngược lại, chúng cần rất nhiều nước và qua đó ta có thể biết rằng ta sẽ phải trồng chúng trong loại đất có khả năng giữ nước cao. Bên cạnh đó, ta cũng không thể quên những hòn đá nhỏ dùng để thoát nước, vì nếu giữ nước không thôi thì rể cây sẽ bị úng và chết.

Hữu cơ hay vô cơ?

Có hai loại đất trồng: vô cơ và hữu cơ. Bất cứ loại đất nào thì ta vẫn phải đảm bảo rằng chúng có khả năng thoát nước và giữ nước. Việc tạo ra đất hữu cơ cũng khá dễ dàng, chúng ta chỉ việc lấy những thành phần tự nhiên có sẵn trong vườn hoặc từ những nguồn khác đem trộn lại và tạo ra đất hữu cơ. Còn đối với đất vô cơ thì ngược lại, ta mất nhiều thời gian và công sức để tạo nó. Một điều đáng chú ý là dung nham núi lửa và đất sét nung thì rất cần thiết trong việc tạo ra một loại đất mới.

Cách hoàn hảo nhất

Để có được một cây bonsai lý tưởng, ta cần sử dụng một loại đất chứa 50% sỏi và 50% mùn. Hai thành phần này được trộn lẫn sao cho phù hợp với từng loại cây. Chất hữu cơ được lấy từ lá cây và được đem trộn lẫn với vỏ cây, đôi lúc ta cũng gặp một số vấn đề xoay quanh phần chất hữu cơ. Chúng có vai trò trữ nước rất lớn và đẩy nước xuống phía dưới. Còn với đất vô cơ thì chúng trữ một lượng nước nhất định và làm cân bằng lượng nước thừa ở đáy chậu. Cuối cùng chúng tôi xin giới thiệu với các bạn một loại đất sét trắng ở Nhật Bản có tên Akadama – nó rất tốt và thường được chuyên dùng cho việc trồng bonsai, nhưng chúng ta phải mua chúng từ các nhà vườn.

Chăm sóc cây mai ghép

mai cảnh

Cây mai ghép là cây mai kiểng, phải chăm sóc đặc biệt hơn, nhiều người mua cây mai ghép về trồng hay bị chết, nhất là nhánh mai ghép là mai màu trắng. Loại mai bạch thường sống yếu hơn các giống mai màu khác do cây mỏng manh hơn, lâu lớn hơn, không dành dưỡng chất bằng các giống mai Giảo, mai Huỳnh Tỷ, mai Cam v. v… 

chăm sóc mai cảnh
Chăm sóc mai cảnh rất quan trọng

Mai Trắng phải ghép lên trên cao, tráng nhựa cây dẫn lên ngọn nhiều hơn các nhánh bên dưới, bên trên còn có nhiều sương nắng, quang hợp tốt, xanh tươi hơn các nhánh bên dưới 

Mai Cam, mai Giảo ghép ở các nhánh kế, mai Huỳnh Tỷ ghép ở dưới cùng vì nhánh mai nây rất mau lớn mập to hơn các loại khác 

Phải nhớ cắt bỏ hết những nhánh, tược nào mọc lên từ thân cây mẹ (gốc ghép), để tập trung nuôi nhánh ghép.Thí dụ: như gốc ghép là cây mai Tứ Quý, khi ghép các loại mai khác rồi, hễ thấy tược mai Tứ Quý nào mọc ra là phải cắt bỏ ngay, không thì nhánh mai Tứ Quý tranh hấp thụ hết chất dinh dưỡng (nhựa), các nhánh mai ghép sẽ yếu ớt rồi chết dần.

Có nhiều giống mai ghép, mới 1-2 năm đầu tiên ít đậu hoa, như cây mai xanh Phước Lộc Thọ, mai Huỳnh Tỷ, mai 48 cánh, mai 120-150 cánh v. v… Do cây còn nhỏ, các năm đầu có thể rụng trên 50% nụ hoa, nhưng đến lúc cây già cỡ 2-3 năm trở lên, cây sẽ đậu được nhiều hoa hơn. Các giống này cần chăm sóc đặc biệt, đến gần Tết cỡ tháng 9-10 âm lịch, phải bón thúc thêm phân DAP hay phân tổng hợp NPK với tỷ lệ lân cao để kích thích ra nhiều hoa, phân này có bán Ở các điểm bán cây kiểng.

Cây mai ghép sau khi trưng bày chơi qua mấy ngày Tết, phải đem ra ngoài để vào chỗ hơi râm mát trước rồi mới đem từ từ ra ngoài nắng, tránh để chỗ có nắng 100% ngay cây mai sẽ bị héo lá. Cắt tía bỏ bớt những đọt non quá dài, tạo dáng ngay cho cây được tròn trịa. Nếu không cần hạt để gieo làm giống, nên lảy bồ hết các hạt non để tập trung nhựa nuôi cây mai cho tưới tốt hơn. Sau Tết, cây mai đã mất sức nên phải bón thêm phân, có phân nào bón phân đó cũng được, tiện nhất là phân bánh dầu miếng, loại đã ép dầu rồi, bê nhỏ ra cỡ bầng 2 ngón tay, đào sâu chừng bốn, năm lỗ, sát vành chậu chung quanh gốc cây, bồ phân bánh dầu vào rồi lấp đất lại cho thật kỹ. Khi tưới nước bánh dầu sẽ tan ra từ từ bón cho cây mai được 4-5 tháng. Mỗi gốc mai lốn bón cỡ 200g bánh dầu miếng là vừa, khi nào thấy có kiến thì nên xịt thuốc trừ kiến.

Đến đầu mùa mưa nên vô phân bánh dầu miếng thêm một lần nữa cho cây mai ra chồi nảy tược mới, là đã bón đủ phân hữu cơ cho cả năm. Ngày nay sở Nông nghiệp có nhập loại phân hữu cơ đậm đặc của Úc, tên là phân Dynamic Lifter, đã được diệt hết mầm cỏ, bón không mọc cỗ rất tiện lợi và qua chế biến đã có thêm vô nhiễn nguyên tố đa lượng, vi lượng như. sắt, đồng, kèm. Ma ngan, Magie, molipden, bo v v bón cho cây gì cũng tốt.

Đến gần tết mới bón thúc thêm phân hóa học, để cây mai cho ra nhiều hoa to đẹp. Khi nụ hoa gần nở, bón thêm phân Kali cho nụ hoa cứng cáp, màu sắc tươi đẹp và lâu tàn hơn.

Cây mai năm Nhuần. Mỗi chu kỳ, 12 tháng cây mai sẽ rụng lá và ra hoa. Năm 1998 là nhuần hai tháng 5 âm lịch, thời gian kéo dài đến 13 tháng. Lá cây mai sẽ già sớm, tự rụng lá và ra hoa sớm trước Tết. Muốn tránh lá mai rụng sớm, các năm Nhuần nên lảy bỏ hết lá trước một lần vào giữa năm, rồi bón thêm phân, cây mai sẽ ra lá mới vào mùa mưa, tươi tốt xum xêu, đến gần tết, lá mai sẽ già cứ canh lảy lá mai như các năm bình thường, để kịp ra hoa đúng tết.

Huỳnh Văn Thới
Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Tân Bình

Môi trường nước lý tưởng cho cá Rồng

cá rồng huyết long

Nước đối với cá rồng, cũng như không khí đối với người. Một môi trường nước có độ pH thích hợp, trong sạch luôn đảm bảo cho những chú cá rồng mạnh khoẻ, thoả sức giương hùng trong thế giới loài cá cảnh khác.

Cá rồng thích loại nước hơi mềm độ pH giao động trong khoảng 6.5 – 7, với chất nước này sẽ làm cá rồng phát triển màu nhanh và rực rỡ hơn. Theo kinh nghiệm của người nuôi trong quá trình quản lý nguồn nước cho cá rồng thường sử dụng kết hợp với als bàng khô. Rất tốt nếu ta trộn nước lá bàng để tạo thành màu nước hơi màu trà tương tự màu nước từ thiên nhiên nơi cá thường sinh sống. Đồng thời nước lá bàng cũng gia tăng thêm lượng acid humic cho cá phát triển và giúp cá bình tĩnh hơn.

cá rồng huyết long
Môi trường nước rất quan trọng với cá rồng

Độ pH trong bể cá cũng như các yếu tố khác không phải tại thời điểm nào cũng như nhau mà chúng luôn có biến đổi. Sự biến đổi của các yếu tố có nhiều nguyên nhân tác động khác nhau. Vì vậy ta luôn kiểm tra độ pH ít nhất mỗi tuần hoặc 2 lần tuần. Độ pH không thích hợp có thể làm giảm khả năng miễn nhiễm của cá rồng vì cá không thể thích nghi với độ pH quá khác biệt. Cũng giống như các loài cá khác sẽ luôn có “ngưỡng” quy định về độ pH cho từng loài. Riêng cá rồng độ pH trong khoảng 5 hoặc thấp hơn sẽ sản sinh rất nhiều bệnh truyền nhiễm cho cá. Nhưng độ pH từ 9 trở lên cũng giết chết cá.
pH trong khoảng 7.5 – 8,5 là lý tưởng để duy trì sự phát triển của các loại vi sinh hữu ích.

Việc thay nước luôn có ý nghĩa quan trọng để có môi trường nước trong sạch. Riêng đối với cá rồng ta nên tiến hành càng thường xuyên càng tốt nhưng chỉ với một lượng nhỏ. Nếu ta thay thường xuyên và toàn bộ bể cá thì các yếu tố trong bể sẽ thay đổi nhanh chóng, tác động đột ngột đến cá. Quá trình tác động đột ngột này rất dễ làm cá yếu. Thay mỗi tuần khoảng 20% lượng nước là cần thiết, cá sẽ cảm thấy thoải mái và phát triển tốt. Bạn có thể dùng bảng theo dõi lượng nitrate được phép trong mỗi lít nước để thực hịên việc thay nuớc. Nhưng đối cá rồng đem thi đấu thì nên thay nước mỗi ngày. Bởi chúng vừa trải qua quá trình giao đấu quyết chiến nên ít nhiều chúng đều bị thương tích. Môi trường nước không sạch sẽ tạo điều kiện cho các kí sinh trùng bám, cá rồng dễ bị nhiễm trùng. Thường xuyên đưa nước mới vào hồ thì tốt hơn bất kì loại máy lọc nào có trên thị trường.

Mỗi lần thay nước ta nên cho một lượng muối nhỏ để làm dịu cá rồng và giúp cho hệ thống miễn nhiễm ngăn ngừa bệnh tật, đồng thời muối cũng giúp giảm lượng nitrate gây ngộ độc cho cá. Nước sạch sẽ giúp lượng amonia ở mức tối thiểu, và lượng nitrit ở mức dưới 0.3mg/lít và giữ cho nước luôn ở điều kiện tốt nhất. Không nên thay nước quá 50% mỗi lần hoặc giặt các bông giặt và các hạt lọc trong cùng thời gian, vì khi đó có thể nảy sinh sự tiêu diệt hàng loạt lượng vi khuẩn hữu ích cũng có thể gây tổn hại đến cá do các vi sinh chết tạo ra một lượng amonia hoặc thay đổi pH đột ngột.

cá rồng chỉ đẹp khi khỏe mạnh và chỉ khỏe mạnh khi được ở trong môi trường nước sạch.