Ý chính trong bài
Đã từ rất lâu, cá vàng đã trở thành một trong những loài cá cảnh phổ biến nhất, bởi chúng có sự đa dạng về chủng loại, màu sắc và có giá thành cũng tương đối mềm. Chính vì vậy khi bắt đầu bước chân vào việc nuôi hay chơi cá cảnh thì hầu như ai cũng đã từng nuôi loại cá này
Giới thiệu về cá vàng
Cá vàng hay còn gọi là cá ba đuôi có tên khoa học là Carassius auratus, đây là loài cá nước ngọt, có kích thước nhỏ và thường được nuôi làm cảnh. Cá vàng được xe là một trong những những dòng cá được thuần hóa sớm nhất, được nuôi nhiều trong các bể cá trong nhà và ngoài trời.
Cá vàng thuộc họ cá chép, với kích thước khá nhỏ nên nó là thành viên nhỏ nhất trong họ cá này. Qua quá trình chọn và lai tạo giống, ngày nay đã có rất nhiều những đặc điểm hình thái và màu sắc khác nhau. Do chúng có sức sống yếu hơn so với loài cá thuần chủng ban đầu nên thường được nuôi ở các bể cá trong nhà.
Đặc biệt hơn, cá vàng còn có khả năng rất đặc biệt đó chính là thay đổi màu sắc theo phổ ánh sáng trong bể nuôi. Cá sống trong bể tối sẽ có màu nhạt hơn vào các buổi sáng và sẽ dần mất màu theo thời gian. Cá vàng có thể phát triển tới chiều dài khoảng 16 – 20 cm. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện sống cá sẽ có những kích thước và màu sắc khác nhau. Tuổi thọ của cá vàng cũng được đánh giá khá cao, chúng có thể sống hơn 20 năm, nhưng đa số cá vàng nuôi tại nhà thường chỉ sống dưới 6 tới 8 năm do chưa đạt được điều kiện sống phù hợp nhất với chúng.
Thức ăn của cá vàng
Cá vàng là một loài động vật ăn tạp, thức ăn của chúng không yêu cầu quá cầu kỳ, kỹ lưỡng. Chúng có thể chịu mặn tối đa là 10% và chịu được hàm lượng oxy trong nước rất thấp. Cá rất háu ăn, tìm mồi liên tục và cũng thải nhiều phân ra môi trường nước, chính vì vậy khi nuôi bạn nên vệ sinh sạch sẽ nước để chúng không bị bệnh. Đặc biệt loài cá này rất thích nước cũ, vì thế bạn không nên thường xuyên thay nước mà khi thay nước hãy giữ lại một ít nước cũ để cá quen với môi trường sống của mình.
Những loại thức ăn mà bạn cẩn chuẩn bị để nuôi cá vàng:
* Thực vật: Chúng ăn chủ yếu các loại rong rêu, rau cỏ, dễ cây hoặc bèo tấm, cá vàng cũng ăn được hoa quả như chuối, bí đỏ, đậu hà lan. Một số rau đặc biệt mà chúng thích thường có rau muống, cải
* Động vật: là một nguồn thức ăn chính của loài này, phần lớn cá vàng sẽ ăn những loài động vật có sẵn trong môi trường sống của chúng như là bọ gậy, giun, tôm tép hoặc các loài giáp xác nhỏ.
* Thức ăn tổng hợp: Vì là loài cá được thuần chủng bởi con người trong mục đích làm cảnh, cá vàng thường cũng hay ăn các loại thức ăn nhân là các loại cám…. giúp tăng trưởng về màu sắc, sức khỏe và trọng lượng cơ thể.
XEM CHI TIẾT TRONG BÀI VIẾT: Cá vàng ăn gì?
Tập tính sống và hình thức sinh sản
Cá vàng sinh sản rất dễ dàng, đặc biệt nếu được nuôi ở trong một chiếc bể lớn với điều kiện môi trường thuận lợi. Đến mùa sinh sản bạn có thể nhận thấy rất dễ dàng sự iao phối cũng như đặc điểm để biết rằng con đực và con cái sắp xảy ra quá trình giao phối. Khi bạn thấy con đực có những đặc điểm sau thì hãy chuẩn bị tâm lý sắp có một đàn cấ con ra đời nhé. Cá đực xuất hiện những nốt sần đẹp ở phần nắp mang, trên ngực và cơ thể có khi cũng có nốt sần, cá tỏ ra bị kích thích và đuổi theo cá cái và xô đẩy nó; cá đực dùng nốt sần kích thích cá cái. Ở cá cái thì bạn cũng có thể nhận thấy một cách khá là dễ dàng khi thấy phần bụng của cá to hẳn lên và lệch về một bên, cá bơi lội chậm chạp, lỗ sinh dục màu đỏ hồng đến đỏ sẫm và hơi lồi ra. Sau khoảng thời gian giao hoan, cá cái sẽ tự chui vào các đám cây để tiết trứng, cùng lúc đó cá đực cũng luôn bám sát cá cái để tiến hành quá trình thụ tinh cho trứng của mình.
Cá vàng có khoảng thời gian sinh sản gần như là quanh năm, nhưng đẻ nhiều nhất vẫn là vào tháng 3 và tháng 9. Cá đẻ nhiều đợt, trứng cá có màu trong suốt, ở gần bề mặt nước, thường dính vào cây cỏ. Đặc biệt theo dõi và phát hiện cá đẻ trứng, bạn nên tách trứng ra khỏi cá bố mẹ để trứng có điều kiện nở tốt nhất, đặc biệt môi trường mới dành cho trứng cũng phải được đảm bảo giống với cá bố mẹ.
Tuy nhiên, trứng có nở được và chất lượng của việc ấp trứng còn phụ thuộc vào nhiệt độ, tốt nhất là nên giữ nhiệt độ trong khoảng 21-24 độ C, quá trình này thường xảy ra trong 4 ngày. Nếu nhiệt độ nước cao hơn thì thời gian ấp sẽ ngắn hơn, chỉ còn 2 ngày rưỡi đến 3 ngày. Ngược lại, nếu nhiệt độ thấp thì cá phải ấp trong 6-8 ngày. Cá bột nở ra có thể ăn được tảo và trùng cỏ. Nếu nhìn cá con đều một màu nâu, ta không hình dung được sự biến đổi về sau để cá có màu sắc của cá bố mẹ. Màu vàng hay đỏ bắt đầu thay thế màu nâu đồng, điều này chỉ vào khoảng ngày thứ 60 hay 80 và nhiệt độ của nước không quá 20 độ C. Về hình dạng, cá con được di truyền từ những đặc tính hình thức của cá bố mẹ, đã có thể phân biệt được kể từ những ngày đầu của đời sống của cá con.
Cá con ăn khỏe và lớn nhanh. Sau một tháng, có thể đạt kích thước 2-3cm. Nếu ương nuôi tốt, tỷ lệ sống đạt trung bình 60-70%. Sự trưởng thành sinh dục chắc chắn là vào năm thứ hai. Để tạo cá sinh sản, cần chọn các cá thể 3-4 năm tuổi. Được chăm sóc cẩn thận.
Phân loại các dòng cá
Cá vàng được phân loại dựa vào đặc điểm thân và vây đuôi, cụ thể như sau:
-Thân dài, vây đuôi đơn:
Cá vàng thông thường (Common Goldfish)
Cá vàng sao chổi (Comet)
Cá vàng kim tuyến đỏ (Shubunkin)
-Thân dài, vây đuôi đôi:
Cá vàng đuôi bướm (Jikin)
Cá vàng đuôi công (Tosakin)
Cá vàng Wakin (Wakin)
-Thân ngắn, vây đuôi dài:
Cá vàng đuôi voan (Veiltail)
Cá vàng đầu lân (Oranda),
Hạc đỉnh hồng (Redcap Oranda)
Cá mắt lồi đen (Broadtail Moor Goldfish/Black Moor)
Cá vàng hướng thiên (Demeranchu) hay Hướng thiên nhãn (Telescope)
-Thân ngắn, đuôi ngắn, có vây lưng:
Cá vàng đuôi quạt (Fantail)
Cá vàng ngọc trai (Pearlscale)
-Thân ngắn, đuôi ngắn, không có vây lưng:
Cá vàng Thủy bao nhãn (Bubble Eye)
Cá vàng mắt lồi (Demekin-Celestial)
Cá vàng phượng hoàng (Egg Goldfish)
Cá vàng sư tử (Lionhead)
Cá vàng Lan Thọ (Ranchu)
Cá vàng Lan sư (Lionchu)
Cá vàng Thọ tinh
Cá vàng Pompon
-Ngoài ra còn có một số giống cá khác: Cá vàng gấu trúc, cá vàng xà cừ,…