Chăm sóc hoa và cây cảnh ngày Tết

Mỗi loài hoa phù hợp với một chỗ trưng bày và cách chăm khác nhau. Thu hải đường, tulip… nên trưng trong phòng lạnh. Địa lan nên tưới nước vào ban đêm.

Mỗi loài hoa, cây cảnh có một “tính nết” khác nhau. Để giữ hương sắc của chúng, người chơi phải nắm được “nhu cầu” của mỗi loài. Giò lan ngọc điểm Đài Loan một cành giá “mềm” cũng gần hai triệu đồng. Quý, nhưng nếu không biết chăm sóc, loài hoa này rất nhanh “xuống sắc”.  

Chăm sóc hoa và cây cảnh ngày Tết

Hoa quý tộc

Chị Thảo, chủ cửa hàng hoa Thạch Thảo, đường Trần Quang Diệu, quận 3, TP HCM, chỉ bình hoa tulip lạc giữa những bó hồng rực rỡ, nói: “Tulip là hoa quý tộc, giá từ 25.000 đến 30.000 đồng một bông. Giá đắt nhưng hầu như năm nào cũng thiếu hàng. Loài này phải chăm sóc khá cầu kỳ”. Tulip là giống hoa ưa lạnh nên khi cắm, thay vì cho nước thì phải bỏ nước đá. Hoa sẽ đẹp và giữ được lâu nhất (7 đến 8 ngày) nếu được trưng trong phòng lạnh, được thay nước đá hằng ngày và thêm vào bình một nhúm đường, trong khi để bình thường chỉ tươi được hai đến ba ngày”.

Vài năm gần đây, hoa tulip, hoa ly Pháp, hoa hồng nhập khẩu, hoa lan… hút hàng không chỉ trong dịp Tết mà ngay cả trong ngày bình thường. Hoa ly ưa nước sạch nên phải chăm thay nước, tỉa lá, cắt cành mỗi ngày để hoa dễ dàng hút nước, lâu héo. 

Năm nay, chợ hoa công viên 23/9 ở TP HCM phong phú hơn bởi những chậu dâu tây từ Đà Lạt đưa xuống tranh tài cùng những chậu thanh long từ Bình Thuận, quất từ Bắc vào. Anh Hà, nhân viên bán hàng, cho biết dâu tây có thể trưng hết mùa Tết. Đặc điểm chung của các loại cây hoa cảnh của xứ lạnh là cần ít nước, nước tưới phải đủ độ lạnh thì mới tươi lâu.

Chăm sóc thủ công hay dùng hóa chất?

Ngoài những biện pháp thông thường như trên, để giữa hoa tươi lâu, theo ông Phạm Việt Dũng, chuyên viên Khu Nông nghiệp công nghệ cao TP HCM, cần sử dụng thêm một số hóa chất để kéo dài “tuổi thọ”. Với các loài lan trồng trong chậu thì điều đầu tiên nên tránh là để cây bị thối gốc. Vì thế, với hoa lan, phải tưới nước vừa phải, thêm thuốc aspirine, axit citric để hạ độ pH khiến vi khuẩn không thể phát triển được. Ngoài ra trong nước cắm hoa còn phải thêm một số thuốc bảo quản như STS, MCP, KMN04 để giúp hoa nở đều, tươi lâu, giữ nguyên màu sắc. 

Cũng có thể sử dụng phương pháp thủ công, nhưng người chơi sẽ vất vả hơn. Anh Khải, chủ cửa hàng hoa tươi Khải Châu, đường Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình, “bật mí”, mỗi loài hoa phù hợp với những chỗ trưng bày và những cách chăm khác nhau. Thu hải đường, tulip… nên trưng trong phòng lạnh; địa lan, mã tiên hồng, ngọc điểm Đài Loan, ngọc điểm Thái thì cần phải tuân thủ nguyên tắc “3 nắng 7 mát”. Riêng địa lan nên tưới nước vào ban đêm, mã tiên hồng thì luôn giữ ẩm cho gốc, ngọc điểm Thái và ngọc điểm Đài Loan thì nên tưới phun sương giữ ẩm cho cánh hoa.

bonsai, cây cảnh tạo hình

bonsai thường được trưng trong ngày Tết để thể hiện ước vọng về một năm mới của chủ nhân. Nghệ nhân bonsai Lê Phi Hùng ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre nói: “bonsai phải lấy gốc làm trọng, rồi đến bộ rễ nổi và thân mềm mại duyên dáng. Các thế của bonsai như phượng vũ, ngũ phúc, huynh đệ, phụ tử, mẫu tử, long giáng, phượng vũ long đàn, bạt phong hồi đầu, trực liên chi… đều nói lên triết lý của cuộc sống”. 

bonsai tạo dáng là sự thu nhỏ của cây già lâu năm, mang phong thái cao quý. Để có được điều này, nghệ nhân phải tác động từ việc chọn giống, chậu, bón phân, tưới nước, uốn thân cành. Dáng già nua, sần sùi, bộ rễ sung mãn hay kiêu hãnh… của bonsai thường được nghệ nhân uốn qua từng cách chăm sóc gốc, thay đất hằng năm cho cây. Với loại cây cảnh này, cách chăm sóc trong ngày Tết khá đơn giản. 

Nghệ nhân Lê Quang Vinh ở phường 11, quận Gò Vấp, TP HCM, lưu ý, chỉ cần tưới nước cho bonsai mỗi ngày hai lần vào sáng sớm và chiều tối là đủ. Mặt khác, để giữ vẻ đẹp tươi tắn cho cây trong dịp Tết, người chơi không nên để lâu trong nhà mà nên cho “tắm nắng”.

Đối với cây cảnh tạo hình, nghệ nhân Nguyễn Văn Công ở xã Hưng Khánh, huyện Chợ Lách, Bến Tre, cho biết, khâu quyết định là tạo bộ khung. Sau đó, nghệ nhân sẽ buộc cành lên bộ khung này để cây bén rễ, phủ lá. Cuối cùng là việc cắt, tỉa để tái hiện sinh động tất cả những con vật, đồ vật, đến nhà cửa… Dịp Tết, cây cảnh tạo hình thường được đặt trong sân vườn, trên đường để thể hiện chủ đề của năm. Với loại cây cảnh này, người chơi nên chú ý nhiều vào việc chăm sóc lá, tưới tắm cho cây và tỉa cành.

Thùy Vân – Thái Ngọc

Cách giữ hoa tươi lâu tàn

Trong năm, chắc hẳn sẽ có rất nhiều dịp được tặng hoa như ngày Valentine, 8/3, sinh nhật, kỉ niệm hay chỉ đơn giản là bạn mua hoa về chưng cho căn phòng của mình và sau đây xin giới thiệu một vài cách giữ cho hoa tươi lâu. 

Cách giữ hoa tươi lâu tàn

I. Dành cho tất cả các loại hoa

  • Rửa bình hoa thật sạch trước khi cắm hoa. Nếu rửa bằng xà phòng thì nhớ xúc cho hết hẳn xà phòng bởi nếu còn sẽ làm thay đổi độ pH của nước và khiến hoa nhanh tàn.
  • Khi cắt phải dùng kéo thật bén để không làm rộng các vết cắt trên cây hoa.
  • Cắt cuống hoa trực tiếp khi ở dưới nước để nhựa không che lấp chỗ hút nước của hoa ( các bạn để ý nếu hoa không cắm vào nước ngay chỗ cuống hoa rất đen , đó là nhựa cây đấy )
  • Thay nước hoa mỗi ngày vào lúc sáng sớm và chiều tối, buổi tối và nên mang ra ngoài sân để hoa được hứng những giọt sương mai.
  • Bạn nên rửa sạch các cành hoa trước khi cho vào bình vì những bùn đất bám vào các cành hoa, nếu không được rửa sạch sẽ làm cho nước mau dơ, có mùi hôi khó chịu.
  • Bạn phải tước bỏ tất cả những lá nhất là những lá ở dưới gốc. Nếu bạn để nhiều lá quá, cành hoa sẽ gặp nhiều cản trở trong việc hút nước nuôi hoa. Nếu muốn có lá cho cành hoa thêm đẹp, bạn chỉ nên để lại một vài lá ở gần hoa mà thôi.
  • Dù cành hoa ngắn hay dài, bạn cũng nên cắt bỏ đi một phần ở cuối cành hoa. Với vết cắt mới này, cành hoa sẽ hút được nhiều nước giữ cho hoa được tươi luôn tốt nhất là bạn nên cắt chéo và nếu có thể, bạn nên chẻ phần cuối của cành hoa ra làm tư.
  • Khi cắm hoa vào bình, bạn không nên cắm dày quá. Phải tùy theo chiều rộng hẹp, lớn nhỏ của chiếc bình mà bạn cắm ít hay nhiều hoa.
  • Bạn nên cắm từng cành vào lọ. Đừng bao giờ bạn cầm cả bó hoa bạn mua sẵn ngoài chợ hay bó hoa ai đó tặng cắm cả vào lọ. Muốn cho hoa tươi lâu, bạn phải cắm như thế nào cho nó thoáng khí và rộng rãi. Trừ một vài loại cành nhỏ và ngắn như hoa cẩm chướng, bạn có thể cắm cả bó vào lọ.
  • Khi cắm hoa, bạn nên cho vào lọ một viên Aspirine vì thuôc sẽ trừ các độc tố trong nước, giúp cho hoa tươi lâu.
  • Bạn có thể thêm vào tí nước Javel để kích thích hoa, giúp hoa nở đều.
  • Bạn phải nhớ thay nước hoa ít nhất mỗi ngày một lần. Nước cũ có nhiều chất độc sẽ làm cho hoa kém tươi. Mỗi khi thay nước, bạn nên cho vào 1/2 viên aspirine.
  • Khi thay nước, bạn nên đổ cả nước cũ và nước mới vào. Làm như vậy sẽ hao nước, nhưng hai, ba gáo nước thì nhằm vào đâu so với bình hoa mà bạn ưa thích.
  • Bạn không được kê lọ hoa của bạn vào chỗ nóng quá hay vào chỗ có gió lùa, tránh gần cửa sổ hoặc gần nơi đèn điện, bếp núc.
  • Sau một hay hai ngày cắm trong lọ, hoa kém tươi bạn nên nhúng gốc hoa vào nước sôi, rồi cắt bỏ chỗ ấy đi. Sau đó, bạn cắm hoa vào nước mới thay. Trong khi làm công việc này, bạn nhớ phải làm cho thật nhanh. Vì giữa hoa và nước sôi, nếu bạn để lâu chuyện gì sẽ xảy ra chắc các bạn cũng biết trước rồi.
  • Nếu gặp lúc trời oi bức quá, bạn có thể phun nước lên cành hoa hoặc cho vào lọ vài viên nước đá, để cho hoa được tươi mát.
  • Bạn nên nhớ đừng bỏ đường vào lọ như có người thường làm. Làm như vậy không ích gì mà lại bẩn nước, tốn đường.
  • Điều sau cùng mà chúng tôi nói với các bạn là các bạn đừng nên lập dị cắm hoa trong những chiếc bình hình thù quái dị và màu sắc sặc sỡ. Về điểm này, chúng tôi chỉ muốn nhắc lại ý kiến của một nhà vạn vật học chuyên khảo cứu về hoa.
  • Nếu muốn giữ hoa ở hình dáng ban đầu, không nở xòe ra và rơi rụng cánh, có thể dùng keo xịt tóc, cầm bình xịt cách hoa khoảng 30 cm phun hướng lên.

II. Dành cho từng loài hoa

  • Hoa hồng là loại hoa rất dễ chịu. Vì thế bạn không nên tỉa hết gai như một vài người thường làm vì nếu như làm thế hoa sẽ bị thương. Khi thay nước, bạn không nên rút hoa ra khỏi lọ. bạn nên cắt gốc hoa mỗi ngày một lần. Buổi tối, đem hoa ra sương cho hoa “hít” khí trời. Bạn nên ngắt bớt cánh hoa bị úa màu để luôn có một bình hoa tươi mới. Khi hoa héo, có thể dốc ngược lại để giữ thành đóa hoa hồng khô. Với hoa hồng, cần chọn mua những hoa không bị nở toét. Nếu mua cả đóa, nên loại những hoa có dấu hiệu héo úa ra khỏi đóa vì chỉ cần 1 hoa héo có thể sẽ ảnh hưởng đến các hoa xung quanh. Ngoìa ra bạn có thể cho thuốc B1 vào lọ cắm hoa hồng bạn sẽ được một bình hồng tươi rất lâu.
  • Hoa mai cần rất nhiều nước. Vì thế, các bạn phải dùng một lọ hoa lớn và cao, đựng được nhiều nước, khi cắm hoa vào lọ bạn nên đốt cho gốc hoa cháy sơ sơ. Mỗi ngày bạn nên châm nước luôn luôn.
  • Hoa mẫu đơn cần rất nhiều nước. Vì thế vài giờ bạn phải thêm một lần. Về ban đêm, bạn nên rút hoa ra khỏi lọ, ngâm hoa vào chậu nước cho nước ngập đến đài hoa.
  • Hoa tử đinh hương là một loại hoa dài, bạn phải dùng lọ lớn để cắm. Trước khi cắm, bạn phải tước vỏ hoa tới độ chừng 1/2 cành hoa, hoặc bạn dùng dao khía chữ thập lên thân hoa. Như thế thân mới có thể hút được nước kịp cho hoa
  • Hoa tuplip là loại hoa thuộc dòng họ lạnh, độ bền thường kéo dài từ 5-7 ngày nếu bình hoa được để trong phòng lạnh. Khi cắm thả đá lạnh, mỗi ngày thay nước một lần. Nước đá từ từ chảy ra sẽ giúp hoa tươi lâu hơn.
  • Hoa cẩm chướng là loại hoa khá bền, cách chăm sóc tương tự hoa hồng. Các bước cơ bản là cắt gốc, tỉa lá… Tương tự, bạn có thể áp dụng cách chăm sóc này với hoa cúc và một số loại hoa khác.
  • Hoa loa kèn khi cắm, nên cắt gốc, lấy băng keo quấn sơ ở dưới gốc hoa để tránh gốc bị toe ra. Vì thân hoa loe kèn là thân ống (thân rỗng) nên thân rất dễ bị dập nát. Nếu bảo quản tốt, hoa loa kèn có thể cắm được rất bền. Ngoài ra, bạn cũng nên thay nước hàng ngày.
  • Hoa ly ly là loại hoa rất bền, thơm. Khoảng 2 ngày thay nước một lần. Tắm cho hoa mát bằng cách xịt nước hàng ngày.
  • Hoa sen nếu muốn lâu tàn nên bịt bùn vào gốc hoa, sau đó cắm vào nước muối nhạt.
  • Hoa cúc là loài hoa bình dị và có sức sống mãnh liệt, nếu hoà một chút urê vào nước cắm sẽ giữ cúc tươi cả tháng.


Còn đối với hoa giả, bằng nhựa hay vải qua thời gian rất dễ bám bụi, bạn đừng rửa hoa trong nước. Ðặt hoa vào một cái túi bỏ thêm một lượng muối tương ứng với cỡ hoa, cột túi lại, lắc mạnh trong vài phút. Tất cả bụi sẽ bám vào muối, bạn sẽ có bình hoa y như mới.

Cách bố trí cây xanh trong nhà

Không chỉ đơn thuần mang lại bóng mát, màu sắc, hương thơm…, cây xanh còn góp phần rất lớn trong việc tạo vi khí hậu trong lành, giảm bớt khói bụi, khí độc. Ðiều này ai cũng đã biết. Nhưng việc bài trí cây xanh trong nhà là cả một nghệ thuật thì không phải ai cũng hiểu rõ.

 Cha ông ta khi trồng cây quanh nhà hay tạo vườn, làm hoa viên đều còn kèm theo việc khai thác lợi ích thực tế, ví dụ cây trồng làm thuốc, làm rau xanh hay trái cây chứ không thuần túy trang trí. Bố cục cây xanh trong vườn nhà của người Việt tương đối tự do, linh động theo hoàn cảnh mỗi nhà và dùng cây cối như một yếu tố hỗ trợ phong thủy cho nơi cư trú. Bởi cũng như các thành phần khác trong không gian cư trú, cây xanh chịu tác động của môi trường và thích ứng với môi trường thông qua biểu hiện hình thế cao – thấp, to – nhỏ, cứng – mềm… là các đặc tính của những mặt đối lập trong âm dương và ngũ hành sinh khắc. Chọn lựa cây xanh trồng trong nhà ở nếu hài hòa âm dương, ngũ hành thì không những đem lại thẩm mỹ cao mà còn thúc đẩy sinh khí hưng vượng cho nơi cư ngụ. Vì nhà ở trong đô thị chật hẹp, đất trồng cây trở nên khan hiếm, việc đưa cây xanh vào nội thất rất quan trọng để hình thành nên các cảnh quan thiên nhiên thu nhỏ, cải thiện môi trường ở và điều chỉnh luồng khí, chống lại các tác động xấu từ bên ngoài.

Cách bố trí cây xanh trong nhà

Trên thế giới nổi tiếng về nghệ thuật vườn là các nước trong khu vực châu Á, như Nhật Bản và Trung Quốc. Vườn Nhật Bản đặc sắc nhất là tính tượng trưng và tính cô đọng thể hiện trong nghệ thuật cắm hoa (Ikebana) và bố cục vườn Thiền (Zen Garden) – rất đơn giản, nhưng đầy hàm súc, ẩn dụ qua từng bố cục, như vườn khô -Karesansui, chỉ với vài tảng đá và sỏi cuội thể hiện quan hệ Thiên – Ðịa – Nhân. Còn nghệ thuật vườn Trung Quốc lại chủ yếu nhấn mạnh việc mô phỏng tự nhiên và thay đổi tâm trạng cho người thưởng ngoạn bằng các thủ pháp chia cắt, đóng mở, rẽ ngoặt… mang nhiều yếu tố xếp đặt.

Hiện nay nhiều nhà biệt thự ở Việt Nam thiên về phong cách Nhật Bản, sử dụng thủ pháp này với sự giản lược chi tiết rườm rà, ít cây cối hơn và đưa thêm một số yếu tố như sàn gỗ ghép, đèn đá, máng dẫn nước, chọn lọc cây cảnh để mang lại không gian vườn cây xanh vừa phải trong bố cục nội thất. Tuy có khá nhiều loại cây đang trồng ở ta vốn có xuất xứ từ khắp nơi trên thế giới, nhưng khi phát triển ở Việt Nam, chúng vẫn được chọn lựa và bố trí theo một cách thức mang bản sắc văn hóa địa phương rõ rệt.

Các kiến trúc sư chuyên về nội thất gần đây có những nghiên cứu đi sâu tới sự phân bố cây xanh trong nhà trên cơ sở không gian, thời gian và đặc tính. Cây xanh cho nội thất nên là những loại cây phù hợp với môi trường sống ít ánh sáng trực tiếp và chịu bóng râm. Tất nhiên trong điều kiện nội thất thì khó có loại cây nào bền lâu mà phải thường xuyên luân chuyển, đưa cây ra ngoài khí trời hoặc thay đổi thường xuyên thì cây mới xanh tươi.

Ở không gian giao thông là những vùng đi lại và tập hợp người nhiều như hành lang, cầu thang, hàng hiên, lối đi trong vườn (theo phong thuỷ có tính dương) cần trồng những cây nhỏ, ít gai nhọn hay cành chĩa, thân lá gọn và không vướng víu như trúc Nhật hoặc hoa, cây bụi thấp, mềm mại, không che khuất tầm nhìn và cản trở di chuyển – là những cây có tính chất âm.

Các không gian riêng như phòng ngủ, phòng làm việc, phòng trà (thuộc âm) thiên về tĩnh, thông thường cây trồng có tính trang trí điểm xuyết nhẹ nhàng, nên cây trồng chỉ là bổ sung tính dương thêm, chứ không phải làm cho không gian tưng bừng sắc hoa lên. Có thể đặt cây bonsai, xương rồng (bàn làm việc), chậu hoa và lá sáng màu chứ không nên dùng những cây sậm màu hoặc rũ mềm sẽ trông càng thêm tối. Trong phòng làm việc có một cây xương rồng nhỏ trong chậu xinh xinh đặt góc bàn hoặc cây bonsai thế sẽ rất tốt. Những cây như phát tài hoặc các loại hoa đều phù hợp giúp thư giãn hơn khi làm việc.

Ở phòng khách, những không gian đối ngoại như tiền sảnh, phòng ăn vào dịp lễ tiệc nên chọn đặt các cây có tính trang trọng, cân đối, bề thế và nghiêm túc. Ví dụ chậu mai thế hay kim quất ngày Tết, chậu phát tài góc phòng khách hoặc phát tài núi đặt đầu cầu thang đều là những cây có dáng đẹp, hoa tươi. Cần chú ý cây có những sắc xanh, đỏ và vàng tượng trưng cho mùa xuân – hè, kích hoạt nguồn khí. bonsai đẹp và tuổi thọ cao như si, đa đều phù hợp để vừa trang trí vừa tương hợp với nội thất. Những cây này cũng đòi hỏi gia chủ có thời gian chăm sóc và hiểu biết về nghệ thuật bonsai.

Ðối với không gian bếp, có thể bố trí những cây nhỏ gọn, tránh vướng víu và có tác dụng khử mùi, giảm khói như dương xỉ. Phòng ăn thì nên đặt một số chậu cây có sắc màu tươi vui kích thích tiêu hóa, ví dụ như tía tô cảnh, đỗ quyên, lá đỏ.

Với không gian chuyển tiếp trong ngoài (như hàng hiên, bậu cửa sổ, bồn hoa logia) thì cây trồng chọn lựa dễ hơn do có tiếp xúc trực tiếp mưa nắng bên ngoài, nhưng cũng cần lưu ý độ sáng của mặt lá, tầm nhìn và sự tương ứng với không gian kế cận.

Ở ngoài vườn có thảm cỏ xanh mượt thì cần thêm cây cao dáng thẳng; bồn cây chủ yếu là lá tròn nhỏ xanh với những hoa lớn đỏ. Cây xanh vươn lên thuộc dương, phần bóng râm thuộc âm, do đó dù đất có rộng vẫn nên dành ra khoảng trống để ánh sáng chiếu vào, làm hồ nước, tạo cao thấp và thay đổi độ cao cây, tạo âm dương thay đổi, chứ không nên trồng cây cao kín mít.

Trồng cây trong nhà cần lưu ý cây cối là thước đo trường khí từng không gian nhà ở. Chọn cây phù hợp và chú ý chăm sóc, theo dõi nếu cây bị héo úa hay kém phát triển thì tức là nội khí không tốt, nên thay đổi chủng loại cây hoặc kiểm tra lại môi trường chung quanh để điều chỉnh tương hợp (ví dụ thêm ánh sáng, nước).

Hoài Nam

Cách chọn và đặt cây cảnh trong nhà

Trong phòng ăn nếu đặt một số chậu cây có sắc màu vui tươi như: tía tô cảnh, đỗ quyên, hoa lá đỏ…, bạn sẽ cảm thấy ăn ngon hơn rất nhiều, vì những màu sắc này có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa của bạn.

 Theo kiến trúc sư Cấn Phú Minh, Công ty cổ phần Kiến Trúc DMC Việt Nam (Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội) cây xanh đóng vai trò rất quan trọng trong nội thất nhà phố. Vì đây là yếu tố để hình thành nên các cảnh quan thiên nhiên thu nhỏ, cải thiện môi trường ở và điều chỉnh luồng khí.

đặt cây cảnh trong nhà

Vì vậy cây xanh dành cho nội thất nên là những loại cây xanh tốt, có nhiều mầm lộc phù hợp với môi trường sống ít ánh sáng trực tiếp, tránh những loại cây thô nhám, xù xì, gai góc…

Khi chọn cây cảnh trong nhà, bạn nên tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

Nơi cây “định cư”

Việc này tuỳ theo kiến trúc của nhà và sở thích của gia chủ. Tuy nhiên xu hướng chung là nên đặt cây xanh vào những nơi nhiều ánh sáng, các góc trống, những vị trí mà bạn muốn che khuất tầm nhìn.

Chọn cây

Ở những không gian đối ngoại như tiền sanh hoặc phòng ăn vào dịp lễ tiệc thường đặt các cây có dáng cân đối, bề thế. Ví dụ chậu mai thế hay quất đào ngày tết thường được đặt ở không gian tiền sảnh, chậu phát tài được đặt ở góc phòng khách hoặc phát tài núi đặt ở đầu cầu thang. Đó đều là những cây có dáng đẹp, hoa tươi đem lại điều tốt lành. Bạn cũng cần chú ý những cây có sắc đỏ, xanh và vàng tượng trưng cho các mùa xuân – hè. Theo phong thuỷ, đây là những gam màu kích hoạt nguồn khí luân chuyển.

Những điều nên tránh

Ở những nơi hay đi lại và tập hợp nhiều người như hành lang, cầu thang, hàng hiên, lối đi trong vườn bạn nên trồng những cây nhỏ, ít gai nhọn hay cành chĩa thân lá gọn và không vướng víu như: trúc quân tử hay trúc nhật hoặc hoa cây bụi thấp mềm mại. Như thế sẽ không che khuất tầm nhìn và cản trở di chuyển.

Bổ sung dưỡng khí

Các không gian riêng như phòng ngủ, phòng làm việc, phòng trà thiên về tĩnh nên trồng những cây trang trí có tính điểm xuyết nhẹ nhàng như cây bonsai, xương rồng hoặc phát tài.

Cây trong bếp

Với không gian bếp bạn nên trồng những cây nhỏ gọn, tránh vướng víu và có tác dụng khử mùi, giảm khói như dương xỉ. Phòng ăn nên đặt một số chậu cây có sắc màu vui tươi kích thích tiêu hoá như: tía tô cảnh, đỗ quyên, hoa lá đỏ…

Với các không gian chuyển tiếp trong ngoài như hàng hiên, logia, bậu cửa sổ thì cây trồng lựa chọn dễ hơn do tiếp xúc trực tiếp với nắng gió bên ngoài. Tuy vậy, bạn vẫn cần chú ý đến độ sáng của mặt lá, tầm nhìn và sự tương ứng với các không gian kế cận.

Đừng để cây héo úa

Khi trồng cây trong nhà bạn cần chú ý đến một yếu tố khá quan trọng vì cây cối là thước đo trường khí của từng không gian nhà ở. Vì thế bạn nên lựa chọn phù hợp và chú ý chăm sóc, theo dõi nếu cây bị héo úa hoặc phát triển kém tức là nội khí trong nhà không tốt nên thay đổi chủng loại cây hoặc kiểm tra lại môi trường chung quanh để điều chỉnh cho phù hợp.

Chăm sóc cây cảnh mùa mưa

Những cơn mưa trút xuống làm giảm đi nỗi lo thiếu nước cho các bồn hoa chậu kiểng trong những ngày khô hạn vừa qua, nhưng vần đề nước cho hoa cảnh lại phải lưu tâm ở khía cạnh khác: sự ngập úng.

Các chậu lan: Nếu trong mùa khô ta có tăng cường gióa thể giữ nước như xơ dừa, dớn mịn… ở trên mặt chậu thì giờ đây ta phải xem lại chất trồng để lấy bớt hay thay đổi chất trồng cho thông thoáng hơn. Đồng thời cũng quan tâm phòng ngừa nấm bệnh sau những cơn mưa đầu mùa.

Chăm sóc cây cảnh mùa mưa

Chậu kiểng bồn hoa: Sau khi tạnh mưa ta xem xét các chậu kiểng bồn hoa có thông thoáng không hay nước đầy mặt chậu, không rút thoát đi được! nếu thế thì phải làm thông các lỗ ở đáy chậu để nước thoát ra dễ dàng vì đất hay rễ cây đã bít các lỗ này. Bón thêm phân hữu cơ (nhớ chôn, phủ dưới lớp đất chứ không để phơi bày trên mặt chậu). Cắt tỉa các cành lá dư thừa để cây trống thoáng giúp giảm bớt sâu rầy. Thường xuyên thăm cây nhất là khi chúng ra chồi mới, lá non, sâu rầy hay tấn công vào lúc này.

Cẩm tú cầu (Hydrangea)

Hydrangea Hortensia
Họ : Hydrangeaceae
Tên tiếng Việt : Cẩm tú cầu
Tên Anh, Pháp : Hortensia
Tên Latin : Hortensia Opuloides
Thông điệp : Thank you for understanding
Ý nghĩa : Sự lạnh lùng, vô cảm (Frigidity, Heartlessness, Carelessness)
1. Cẩm tú cầu xanh- Hydeagea opuloides acuminlata
2. Cẩm tú cầu vàng- Hydeagea opuloides Tricolor
3. Cẩm tú cầu tím- Hydrangea macrophylla
4. Cẩm tú cầu hồng- Hydrangea Opuloides
Họ hoa tú cầu, cây hoa đĩa, là những thực vật nước hay đầm lầy. Tên Hydrangea gốc Hy Lạp, có nghĩa là cái chén nước (water- vessel).

Cẩm tú cầu (Hydrangea)

Cây Cẩm tú cầu thuộc họ Hydrangea macrophylla Tú cầu – bát tiên (hydrangeaceae) có nguồn gốc bản địa Đông Á (từ Nhật Bản đến Trung Quốc) , Nam Á, Đông Nam Á (Hymalaya, Indonesia) và châu Mỹ. Là cây thân mộc, hoa vô tính, lúc đầu hoa màu trắng sau biến dần thành màu lam hay màu hồng, màu hoa phụ thuộc vào độ pH của thổ nhưỡng, ưa bóng râm ẩm thấp. Tất cả bộ phân của cây chứa độc tố có thể gây ngộ độc ở người khi ăn phải.

Ở Việt Nam ta có nhiều trên Đà Lạt. Cây thân thảo bụi, sống lâu năm, lá mọc đối theo từng đốt trên thân, lá to, hoa mọc thành chùm ở đầu cành, thân lá nhẵn, hoa màu hồng, trắng, tím rất đẹp. Cây cho hoa vào mùa xuân hè.

Chức năng các nguyên tố dinh dưỡng

Mỗi một nguyên tố dinh dưỡng có một chức năng rõ ràng và năng biệt, thực hiện sự sinh trưởng và phát tnển của cây trồng. Một sự thiếu hụt hay dư thừa nguyên tố dinh dưỡng là nguyên nhân của sự sinh trưởng không bình thường (Bất thường) của cây trồng. Chức năng chính của mỗi nguyên tố thể hiện dưới đây.

dinh dưỡng

Cacbon (C)

  • Là phần tử cơ bản cấu tạo carbohydrat, protein, lipit và axlt nucleic.
  • Tham gia trong thành phần cấu tạo của hầu hết các chất hữu cớ.

Hydro (H)

  • Vai trò trung tâm của sự chuyển hóa trong cây, quan trọng trong sự cân bằng ion và là tác nhân trong hoạt động trao đổi năng lượng của tế bào.

Nitơ (N)

  • Là hợp phần quan trọng của chất hữu cơ cấu tạo diệp lục tố, nguyên sinh chất, axit nucleic, protein.
  • Tăng sinh trưởng và phát triển của các mô sống.
  • Cải thiện chất lượng của rau ăn lá, cỏ khô làm thức ăn gia súc và protein của hạt ngũ cốc.

Phốt pho (P)

  • Có vai trò trung tâm trong quá trình trao đổi năng lượng và protein.
  • Là thành phần của phosphatides, axit nucleic, protein, phospho-lipid, coenzim NAP, NATP,
  • Là thành phần tất yếu của aminoaxit, ATP.
  • Cần thiết cho sự phân chia tế bào, là thành phần của nhiễm sắc thể, kích thích rễ phát triển.
  • Cần thiết cho sự phát triển của mô phân sinh, hạt và phát triển của quả, kích thích ra hoa.

Kali (K)

  • Giúp tăng khả năng thẩm thấu qua màng tế bào, điều chỉnh PH, lượng nước ở khí khổng.
  • Hoạt hóa enzim có liên quan đến quang hợp và tổng hợp hydratcarbon.
  • Giúp vận chuyển hydratcarbon, tổng hợp protein, và duy ra sự ổn định của nó.
  • Cải thiện khả năng sử dụng ánh sáng thi thời tiết lạnh và mây mù, do vậy nâng cao khả năng chống rét và các điều kiện bất lợi khác của cây.
  • Làm tăng độ lớn của hạt và cải thiện chất lượng Quả và rau.

Canxi (Ca)

  • Là thành phần của màng tế bào dưới dạng canxi pectate cần thiết cho sự phân chia tế bào được bình thường.
  • Giúp cho màng tế bào vững chắc, duy trì cấu trúc nhiễm sắc thể.
  • Hoạt hóa nhiều enzim (như phospholipase, arginine, triphosphata).
  • Đóng vai trò như một chất giải độc bằng cách trung hòa axit hữu cơ trong cây.

Magiê (Mg)

  • Là thành phần cấu tạo của diệp lục tố, có vai trò quan trọng trong quang hợp.
  • Là hoạt chất của hệ enzim gắn liến với sự chuyển hóa hydratcarbon, và tổng hợp axit nucleic.
  • Thúc đẩy hấp thụ và vận chuyển lân của cây.
  • Giúp đường vận chuyển dễ dàng trong cây.

Lưu huỳnh (S)

  • Là thành phần của các axit min chứa lưu huỳnh cũng như aminoaxit.
  • Liên quan đến hoạt động trao đổi chất của vitamin, biotin, thiamin và coenzim A.
  • Giúp cho cấu trúc protein được vững chắc.

Đồng (Cu)

  • Là thành phần của men cytochrome oxydase và thành phần của nhiều enzim-ascorbic, axit axidase, phenolase, lactase.
  • Xúc tiến quá trình hình thành vitamina

Kẽm (Zn)

  • Liên quan đến sự tổng hợp sinh học của axit indolacetic.
  • Là thành phần thiết yếu của một số men metallo- enzimes-carbonic,anhydrase,anxohol dehydrogenase.
  • Đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp axit nucleic và protein.
  • Tăng cường khả năng sử dụng lân và đạm.

Sắt (Fe)

  • Cần thiết cho sự tổng hợp và duy trì chất (diệp lục tố trong cây.
  • Là thành phần chủ yếu của nhiều enzim.
  • Đóng vai trò chủ yếu trong sự chuyển hóa axit nucleic, ảnh hưởng đến sự chuyển hóa RNA hoặc diệp lục tố.

Mangan (Ma)

  • Xúc tác trong một số phản ứng enzim và sinh lý trong cây, là một thành phần của pyruvate carboxylase.
  • Liên quan đến quá trình hô hấp của cây.
  • Hoạt hóa các enzim hên quan đến sự chuyển hóa đạm và sự tổng hợp diệp lục tố.
  • Kiểm soát thế oxyhóa- khử trong tế bào ở các pha sáng và tối.

Bo (B)

  • Ảnh hưởng đến hoạt động của một số enzim
  • Có khả năng tạo thức với các hợp chất polyhydroxy khác nhau.
  • Tăng khả năng thấm ở màng tế bào, làm cho việc vận chuyển hydrat carbon được dễ dàng.
  • Liên quan đến quá trình tổng hợp liqnin.
  • Thiết yêu đối với sự phân chia tế bào.
  • Ảnh hưởng với sự lấy đi và sử dụng Ca của cây trồng, giúp điều chỉnh tỷ lệ K/CA trong cây.
  • Thiết yếu với sự tổng hợp protein trồng cây.

Molypden (Mo)

  • Xúc tiến quá trình cố định đạm và sử dụng đạm của cây
  • Là thành phần của men khử nitrat và men nitrogenase.
  • Cần thiết cho vi khuẩn (Rhizobium) cố định đạm cộng sinh ở nốt sần cây họ đậu

Clo (Cl)

  • Là thành phần của axit auxin chloindole-3 acetic mà ở các hạt chưa chín nó chiếm vị trí của axit indole acetic
  • Thành phần của nhiều hợp chất tìm thấy trong vi khuẩn và nấm
  • Kích thích sự họat động của một số Enzim và ảnh hưởng đến sự chuyển hóa hydrat Carbon và khả năng giữ nước của mô thực vật.

Cách nhân giống hoa sen

Nhân giống hoa sen thường dùng phương pháp tách cây nhưng cũng có thể gieo hạt.

Có thể trồng cây hoa sen vào đầm, ruộng, vào chậu hoặc vại.

giống hoa sen

1. Phương pháp tách cây

Trước hết phải làm công tác chuẩn bị. Nếu trồng hoa sen lớn cần chuẩn bị vại (không đục lỗ) trong vại bỏ đất trồng giàu dinh dưỡng, đổ nước vào làm thành bùn (vớt bỏ vật tạp) và thêm một ít phân gà phân lợn làm phân lót. Thời gian trồng nên vào mùa xuân hè, khi nhiệt độ lên tới 25 0C. Hoa sen ưa mọc nơi đủ ánh sáng, ấm áp. Chậu và vại nên đặt ở nơi hướng đông nam, tránh gió. Ngoài ra, khi đào ngó sen làm giống của cây năm trước, cần đào cây chồi đỉnh có 2 đốt hoàn chỉnh, đem chồi đỉnh đặt nghiêng vào trong bùn, sâu 15-20cm, sau khi trồng 1 tuần không nên đổ nước, để cho ngó sen cố định trong bùn, xúc tiến nảy chồi. Khi mới mọc lá nhỏ, cuống lá dài mềm, lá nổi trên mặt nước. Tùy theo lá nổi và độ dài cuống mà đổ nước. Từ khi trồng đến khi ra hoa mất khoảng 110 ngày.

2: Phương pháp gieo hạt

Nói chung, hạt sen có vỏ rất cứng. Chọn hạt sen có vỏ, dùng mũi dao bóc đỉnh hạt khoảng 2-3mm, làm cho nước có thể ngấm vào, bỏ vào nước ngâm 2-3 ngày, chờ hạt phình lên gieo vào chậu (đất chậu được xử lý giống như phương pháp tách cây). Sau đó bỏ chậu vào vại nước, giữ 3-4cm nước trên mặt chậu. Để 8-10 ngày trong điều kiện nhiệt độ 25-30 0C, sẽ có chồi nhỏ, rồi lớn dần thành lá, đến năm thứ 2 cây sẽ ra hoa.

Trồng hoa cúc áp dụng công nghệ cao

Sau nhiều năm nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật cho một số hộ chuyên canh cây hoa cúc ở các vùng như Tây Tựu (Hà Nội), Mê Linh (Vĩnh Phúc), tập thể cán bộ khoa học Bộ môn Hoa và Cây cảnh thuộc Viện Nghiên cứu Rau quả đã hoàn thiện qui trình sản xuất hoa cúc cắt cành (Chrysantheemum sp.) áp dụng công nghệ cao. Mức lợi nhuận đạt 90-120 triệu đồng/ha/vụ so với mức 30-40 triệu đồng như hiện nay. (Một chu kỳ trồng cúc là 4 tháng, 1 năm có thể trồng 2-3 vụ).

Trồng hoa cúc áp dụng công nghệ cao

Phương thức trồng

Cúc cần được trồng trong nhà có mái che tránh mưa nắng bằng lưới, nhà lưới bán tự động hoặc plastíc; có thể điều chỉnh ánh sáng (bằng cách dùng tay kéo lưới che bớt ánh sáng), điều chỉnh độ ẩm (theo tần suất phun mù và tưới cho cây).

Giống

Sử dụng các giống cúc mới được chọn tạo, nhập nội của Đài loan, Hà Lan, Nhật Bản hợp thị hiếu người tiêu dùng gồm cúc cành (có nhiều bông) và cúc đơn (cây chỉ 1 bông) như: Vàng Đài Loan, vàng hè, HL1, CN42, CN43, CN93, CN98… Với cây con khi đem trồng phải cao 5-6cm, có 6-10 lá (nuôi cấy mô); cây giâm cành phải cao 7-8cm, có 6-8 lá. Cây giống phải đồng đều, không bị nhiễm bệnh và mang đầy đủ đặc trưng của giống.

Chuẩn bị đất trồng

Đất được cày sâu, phơi ải và bừa kỹ, lên luống cao 20-30cm, bón phân lót khoảng 15-20 ngày trước khi trồng. Nên bón nhiều phân chuồng sẽ làm cho đất thêm thuần thục, cải tạo được kết cấu của đất, giúp cho cây bền lâu, chất lượng hoa tốt hơn.

Thời vụ trồng

  • Vụ Xuân Hè: Trồng tháng 3,4,5 để có hoa vào tháng 6,7, 8.
  • Vụ Thu: Trồng tháng 5,6,7 để có hoa bán vào tháng 9, 10, 11.
  • Vụ Thu Đông: Trồng tháng 8, 9 để có hoa bán vào tháng 12, 1.
  • Vụ Đông Xuân: Trồng tháng 10, 11 để có hoa bán vào tháng 2, 3.

Mật độ, khoảng cách trồng

Với hoa cúc đơn 1 bông/cây: Vàng Đài Loan, vàng hè, CN42, CN43 nên trồng với khoảng cách 12 x 15cm để có mật độ 400.000 cây/ha; Với hoa cúc cành (nhiều bông/cành) nên trồng với mật độ 15 x 18cm để có mật độ 300.000 cây/ha.

Phân bón

Khối lượng (tính cho 1 sào Bắc bộ 360 m2 ): 1 tấn phân chuồng đã hoai mục, 10 kg urê, 30 kg supe lân, 10 kg Kali clorua, 100kg tấm đậu đã ngâm hoai.

Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng + 2/3 supe lân + 1/3 kali. Lượng phân còn lại chia bón thúc làm 3 đợt. Có thể rạch hàng 2 bên hàng cây, giữa 2 hàng cây để rắc phân kết hợp xới xáo và tưới nước hoặc hòa phân bón vào nước rồi tưới cho cây theo rãnh, phun sương…

Chăm sóc

Làm cỏ thường xuyên cho cây. Việc vun xới chỉ nên tiến hành khi cây còn nhỏ, khi cây đã lớn cần hạn chế. Với cúc đơn để 1 bông phải tỉa cành bấm nụ phụ, còn các bông để chùm thì tỉa bớt cành tăm và ngắt bỏ nụ chính để các nụ bên phát triển đồng đều.

Tưới nước

Cần tưới nước đủ ẩm thường xuyên đặc biệt là thời kỳ cây bắt đầu bén rễ cho đến khi ra hoa.

Các biện pháp kỹ thuật đặc biệt khi trồng hoa cúc trái vụ

Xử lý ánh sáng ngày ngắn để thúc đẩy sự phân hóa mầm hoa và ra hoa bằng cách mỗi ngày che 3-4 giờ vào thời gian từ 16 đến 19 giờ hàng ngày. Thời gian che liên tục trong 15 ngày, cúc sẽ phân hóa mầm hoa và ra hoa theo ý muốn.

Dùng bóng điện loại 100W treo cách ngọn cây hoa cúc khoảng 50-60cm (luôn thay đổi chiều cao dây treo bóng theo độ lớn của cây) với mật độ 1 bóng/10m2. Hàng ngày chiếu sáng từ 22 giờ đêm đến 2 giờ sáng, chiếu sáng liên tục trong thời gian khoảng 1 tháng sẽ làm cho cây không phân hóa mầm hoa và nở sớm.

Thu hái hoa

  • Xử lý trước khi thu hái: Trước thu hoạch 7-10 ngày nên tưới dung dịch phân lân và kali ở nồng độ thấp cho cây: 30 kg P205 + 30 kg K20 cho 1ha, đồng thời phun thuốc diệt trừ sâu bệnh.
  • Kỹ thuật cắt hoa: Cắt hoa vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Dùng dao, kéo sắc cắt riêng các cành hoa có 2/3 số cánh đã nở cách mặt đất 5-10cm.
  • Đóng thùng đem đi tiêu thụ: Xử lý hoa trước khi đóng thùng bằng cách nhúng gốc cành vào dung dịch STS (Silver thiosulphate) 1% cho hoa được tươi lâu, bảo quản được trên đường vận chuyển. Xếp các bó hoa vào thùng carton hoặc hộp xốp với kích thước 120 cm x 60 cm x 60 cm. Mỗi thùng xếp 15 bó (1.200 cành)

Hoa Cúc – Vị thuốc thần tiên của đất trời

Xưa nay phần lớn thơ – từ thưởng thức và ngâm vịnh về cúc đều nhằm vào các loại cúc thưởng ngoạn có đóa hoa rất to. Còn các loại cúc dùng làm thuốc thì có hoàng cúc, bạch cúc và cúc mọc hoang, hoa rất nhỏ, hoàng cúc có tên là hàng hoàng cúc, có vị ngọt, hơi đắng. Bạch cúc còn gọi là là hào cúc, trừ cúc. Bạch cúc tính mát vị ngọt hơi đắng, lại còn gọi là cam cúc (cúc ngọt). Cúc mọc hoang vị đắng tính hàn. Hoàng cúc chủ yếu dùng chữa cảm mạo; bạch cúc dùng chữa trị cao huyết áp, đau đầu chóng mặt, mắt mờ; cúc mọc hoang dùng để chữa trị lở loét, mắt đỏ. Hoa cúc có chứa các thành phần long não volatilization oil, inuli (C6H10O5), glucoside, flavone v.v… Thực nghiệm dược lý chứng tỏ hoa cúc có thể kháng khuẩn, kháng virus (siêu vi trùng) cảm cúm, làm giãn mạch máu, hạ thấp huyết áp, hạ thấp mỡ trong máu. Các bài thuốc nổi tiếng có: Tang cúc ẩm, dùng hoàng cúc chữa trị các chứng cảm mạo; Ngũ vị tiêu độc ẩm, dùng cúc mọc hoang chữa trị đinh nhọt; Kỉ cúc địa hoàng thang, dùng bạch cúc để chữa trị chứng đau đầu, chóng mặt, ù tai, mờ mắt; Viên hạ áp trân cúc, dùng bạch cúc để chữa trị cao huyết áp; lượng hoa cúc làm thuốc thường dùng khoảng 10g, lượng lớn đến 30g, đem sắc uống.

Hoa Cúc



Hoa cúc có thể dùng làm rau ăn, điều này cũng đã có ghi chép trong thời cổ đại, chẳng hạn trong Sở từ của Khuất Nguyên có câu: “Tịch xan thu; cúc chi lạc anh” (bữa cơm tối có hoa thu cúc rụng). Trong “Bản thảo cương mục” chép rằng cam cúc “ăn sống, ăn chín đều được”, “có thể nấu canh ăn”; lại cũng chép rằng “Ắn hoa cúc lâu ngày sẽ có thể kéo dài tuổi thọ”, “nhiều tóc, sinh năng”, “tôn nhan sắc đẹp lên nhiều”, đồng thời cũng khen hoa cúc có 5 cái đẹp: “Hoa tròn vành vạnh như mặt trăng treo lơ lửng trên trời xanh; màu vàng thuần khiết không lẫn màu vàng của đất trời; trồng thì sớm mà ra hoa thì muộn, giống y như đức của người quân tử vậy; vươn lên trong sương giá tượng trưng vẻ kiên trinh, tiết tháo, thanh tao; nước thuốc hoa cúc rót trong chén uống chẳng khác gì uống một thứ nước thần tiên vậy”, nó tượng trưng cho một món ăn, một vị thuốc của đất trời chứa đầy vẻ đạo đức, tiết tháo, kiên trinh, thần tiên, được đánh giá rất cao không có một vị thuốc nào trong trung dược có thể so sánh ngang bằng được. Trong “Diêu khê ngư ẩn tùng thoại” thời Tống có chép “Trong vùng núi sâu ở Nam Dương, Hà Nam, có một con suối nhỏ, nước trong veo, lại có nhiều hoa thơm quả ngọt; dọc hai bên bờ suối đó đều được trồng kín hoa cúc, dân làng hai ba chục hộ ở đấy đều rất thích ăn hoa cúc, uống nước suối, phần đông dân cư đều sống đến 120, 130 tuổi”. “Bản thảo cương mục” cũng có những đoạn ghi chép tương tự, như dùng cam cúc chế thành thuốc viên “băng niên phương” (thang thuốc tăng tuổi thọ), uống vào một năm thì tóc bạc chuyển sang đen, uống hai năm thì răng rụng tái sinh, uống 5 năm thì cụ già 80 tuổi vẻ mặt sẽ rạng rỡ, phấn chấn hẳn lên. Tóm lại, dùng hoa cúc trong ăn uống có thể có lợi cho tuổi thọ rất nhiều, điều đó đã được ghi chép nhiều ở các sách cổ xưa; còn hoa cúc trồng để làm rau ăn thì còn cần nghiên cứu khai thác thêm nhiều nữa để khẳng định thêm giá trị của nó.

Còn về cái thanh tao, cao khiết, sáng trong của hoa cúc thì ngay từ thời Khuất Nguyên, thời Đào Uyên Minh đến nay, các thi nhân của nhiều thời đại đều đã không ngớt lời ngợi ca về mọi phương diện; số tác phẩm hay đẹp được truyền tụng qua ngàn đời về hoa cúc rất nhiều. Nhưng, đối với việc hoa cúc có rụng hay không, thì trong số các thi nhân nổi tiếng thời Tống có một cuộc tranh luận nho nhỏ, trở thành câu chuyện vui. Thơ vịnh cúc của Vương An Thạch có câu:

“Mưa gió hoàng hôn ngập vườn cây; hoa cúc vàng khắp đất này”
(Hoàng hôn phong vũ minh viên lâm, tàn cúc phiêu linh mãn địa kim).

Ấu Dương Tu cười viết:

“Trăm hoa rụng tốt, còn trơ cành cúc khô mọc nhĩ”
(Bách hoa tận lạc, độc cúc chi thượng khô nhĩ).

Tô Đông Pha làm thơ nói khích:

“Hoa cúc mùa thu không rụng như hoa xuân, đó là để báo nhà thơ nhìn cho kỹ”
(Thu anh bất tỉ xuân hoa lạc, Vi báo thi nhân tử tế khán).

Vương An Thạch nghe xong bảo rằng:

“Hoa cúc mùa thu rụng là thơ của Khuất Nguyên, lẽ nào Tử Thiêm không rõ sao?”.

Bản thân Tô Đông Pha cũng có câu thơ vịnh

“Dạo gót tường đông ngửi mùi hoa cúc rụng”
(Man viễn đông li khứu lạc anh).

Trên thực tế, hoa cúc trong phòng chỉ khô quắt lại chứ không rụng, nếu ở ngoài trời mưa to gió lớn cũng có thể rụng, song “vàng khắp đất” thì lại chỉ là lời khuếch đại của nhà thơ mà thôi. Hoa cúc làm thuốc thì hái vào lúc hoa còn chúm chím chưa nở bung ra, dĩ nhiên, không thể là hoa rụng được.

Còn về việc dùng hoa cúc làm ruột gối thì thời cổ xưa cũng đã có ghi chép lại còn lưu truyền trong dân gian cho đến ngày nay. Thành phần volatilization của hoa cúc được người hấp thu từ từ qua miệng, mũi, da làm cho ban đêm người ta dễ ngủ, đến sáng dậy thì đầu óc tỉnh táo, mắt sáng, nét mặt rạng rỡ. Có người dùng hoa cúc phối hợp với những vị thuốc như bạch chỉ chẳng hạn làm thành gói thuốc, dùng để điều trị cho trên 1.000 bệnh nhân mất ngủ, đã kéo dài thêm giấc ngủ được trên 2 giờ, tỷ lệ hữu hiệu trên 90%, không có bất cứ một phản ứng phụ nào. Đối với người già và người huyết áp cao lại càng thích hợp. Trẻ em dùng gối thuốc hoa cúc có thể phòng chữa bệnh rôm sảy.

Hoa cúc có thể ứng dụng rộng rãi trong việc ăn uống để chữa bệnh, như pha chế thành đồ uống, bánh điểm tâm, làm món ăn trong bữa ăn hàng ngày. Trong thức ăn hàng ngày dùng hoa cúc bày ở xung quanh mép đĩa, dùng cánh hoa làm món rau xào, nước hoa cúc đem nấu canh. Hoa cúc nấu với bột cua là một trong những món ăn nổi tiếng của Trung Quốc. Hoa bạch cúc ngâm rượu, không những màu, mùi, vị đều tốt, uống lâu dài không những sẽ bổ ích cho cơ thể, mà còn có thể giải nhiệt của rượu, có thể phối hợp dùng với cẩu khởi tử; nhưng độ rượu chỉ nên thấp thôi.

Cách chọn hoa cưới

Hãy cùng nhau tìm hiểu về cách chọn hoa cưới

1. Chọn Hoa Cưới Theo Mùa

Mùa xuân tượng trưng cho sức sống, hạnh phúc, nên dùng màu xanh non và màu hồng. Mùa hè tượng trưng cho sự sôi động, náo nhiệt, nên sắc vàng tươi, vàng chanh là chính. Mùa thu tượng trưng cho sự lãng mạn, có thể dùng màu vàng úa, vàng cam hơi ngả sang nâu nhạt. Mùa đông là sắc trắng, cộng sắc xanh lạnh.

Cách chọn hoa cưới
  • Mùa thu
    Mùa thu là sự khởi đầu của mùa cưới. Mùa thu với thời tiết khô mát và nắng dịu, là mùa cùa những loài hoa calalyly, cúc mai ý, lan phi yến, những loài hoa này có đặc tính bền, tươi lâu và có thế chống mất nước trong thời gian sử dụng. Vì thế chúng thường được lựa chọn để làm hoa cưới cho các cô dâu. Chọn những loài hoa này các cô dâu sẽ yên tâm vì bó hoa sẽ tươi tắn suốt buổi lễ.Những bông hoa calalyly cuộn như cây kèn thổi lên bản nhạc tượng trưng cho mùa thu. Cúc mai trắng lại mang sự thuần khiết, trong trắng e ấp như chính cô dâu trong ngày vu quy. Lan phi yến màu tím trắng nhạt với mùi thơm mát dịu dàng phù hợp với cô dâu yêu thích sự lãng mạn.
  • Mùa đông
    Mùa đông tiết trời se lạnhcũng là thời điểm lên ngôi của các loài hoa hồng – loài hoa muôn thuở của tình yêu. Mùa này mỗi bông hồng có kích thước to gấp đôi so với mùa hè, những cánh hoa cuncg4 dày hơn, tạo độ bền caco. Vì thế hoa hồng chính là loài hoa chủ đạo để làm hoa cưới cho mùa đông. Bạn nên điểm xuyết thêm những bông lyly, lan thái, địa lan, cẩm tú cầu tạo màu sắc sinh động trẻ trung. Thời tiết se lạnh cô dâu nên chọn những tông màu phấn hồng, đỏ, tạo nên bó hoa cưới ấm áp tràn ngập hạnh phúc trên tay cô dâu, thêm phần rực rỡ cho lễ cưới.Những bông địa lan tượng trưng cho sự vương giải, sang trọng. Ngược với địa lan, lan Thái lại tượng trưng cho sự dịu dàng, mềm mại. Cánh hoa nở rộng của những bông lyly trắng với mùi thơm quyến rũ tượng trưng cho sự hân hoan đón chào niềm hạnh phúc của đôi tân nương – tân lang. Cẩm tú cầu – Một bông hoa lớn gồm rất nhiều bông hoa nhỏ sắc tím nhạt tượng trưng cho sự sinh sôi và nảy nở, sự phát triển tiếp nối của cuộc sống lứa đôi.
  • Mùa xuân
    Mùa xuân chính là món quà thiên nhiên tặng cho các đôi uyên ương. Khí trời mát mẻ với sự khoe sắc của trăm loài hoacho các cô dâu thật nhiều sự lựa chọn. Năm nay xu hướng màu chủ đạo của hoa cưới là hai tông màu trắng và tím. Với sắc tím của Violet xen cùng màu trắng tinh khôi của lan hồ điệp, hoặc những nhánh địa lan xếp xen kẽ trên những đoá hoa báo xuân sẽ tạo sự dịu dàng lãng mạn cho bó hoa cưới. Bó hoa cưới thêm phần nổi bật nếu những điểm xuyết những cây thường xuân, những chùm lá nguyệt quế và những chiếc lá mềm mại tạo nên đường nét rủ mềm trong gió.Violet tượng trưng cho sự thuỷ chung. Lan hồ điệp là những cánh bướm báo hiệu mùa xuân – mùa xây tổ của những đôi uyên ương. Còn những đoá tầm xuân lại mang màu sắc của những xác pháo tươi hồng.
  • Mùa hè
    Nếu bạn tổ chức lễ cưới vào mùa hè, các cô dâu sẽ có rất ít sự lựa chọn hoa cưới hơn, bởi các loài hoa ít hơn và độ bền kém bởi thời tiết nắng nóng. Để có một bó hoa cưới đẹp và bền thì các cô dâu nên chọn các loại hoa cẩm chướng, hồng môn trắng, hướng dương Đà Lạt, lyperu… phối hợp với những loài hoa cỏ đồng nội để tạo nên những bó hoa mang đậm hơi thở tươi mát của thiên nhiên.Hoa cẩm chướng sôi nổi nhiệt thành tượng trưng cho không khí tưng bừng của lễ cưới. Hồng môn trắng tượng trưng cho tình yêu ngày càng đậm đà sâu nặng của cô dâu, chú rể. Hướnh dương Đà Lạt là loài hoa riêng của mùa hè, khiến cho quan khách hai họ như đang sống trong không gian thiên nhiên tràn ngập ánh nắng.

Dù lễ cưới của bạn được tổ chức vào bất kỳ thời điểm nào trong năm thì những loài hoa cùa mùa đó sẽ là sự lựa chọn sáng suốt nhất bởi chúng đã được thiên nhiên dành riêng cho mỗi mua. Nếu bạn chọn những loại hoa trái mùa, tuy có thể sang trọng độc đáo nhưng không chắc đủ độ bền đến hết buổ hôn lễ của bạn. Vì vậy hãy cân nhắc trước khi chọn cho mình bó hoa của ngày hạnh phúc.

  • Nên: Cách kết hoa lạ mắt, ấn tượng sẽ khiến khách khứa phải dõi mắt theo bạn. Hãy thử với những ý tưởng mới mẻ và bạn sẽ thấy mình là một cô dâu đặc biệt.
  • Không nên: Chọn loại hoa quá hiếm và phải nhập khẩu, chọn loại hoa không đúng mùa là một sai lầm lớn bởi giá tiền sẽ cao và bạn sẽ gặp phải rủi ro khi hoa không được mang đến đúng hẹn

2. Chọn Hoa Theo Phong Cách Lễ Cưới

Trong cuộc sống hiện đại, các cô dâu chú rễ thường chọn cho mình một phong cách cưới mang dấu ấn riêng. Sự lựa chọn hoa phù hợp với phong cách lễ cưới cũng thể hiện sự tinh tế của cô dâu.

  • Nếu bạn muốn đám cưới của mình diễn ra đơn giản gần gũi với thiên nhiên, nên chọn những bông hoa nhỏ với sự phối hợp của cỏ và lá như lypêru, cúc nhỏ, dây leo, hoa hồng nhỏ…
  • Lễ cưới trong khách sạn 5 sao – bạn nên chọn những loại hoa như địa lan, lyly… vì chúng rất sang trọng và quý phái như chính lễ cưới của bạn.
  • Lễ cưới ngoài trời: Do đặc điểm có nhiều ánh sáng nên bạn hãy chọn những loại hoa có tông màu nhạt như ly trắng, cúc, lan hay các loại cẩm tú cầu…
  • Lễ cưới diễn ra trong khán phòng sáng đèn, bạn nên chọn sắc màu đặc trưng trắng – hồng giúp cô dâu thêm nổi bật: cúc trắng, hồng phấn, hồng song hỷ, ly trắng, nên tránh các loại hoa có màu tím, xanh nhạt
  • Tổ chức cưới dã ngoại trong khu resort nên chọn loại hoa đơn giản, các cô dâu chỉ nên kết hoa đeo cổ tay – vì với không gian này cô dâu phải cầm ly rượu đi lại mời khách nên không thể một tay ôm hoa một tay cầm ly rượu. Với lễ cưới này các cô dâu nên chọn nhũng loại hoa có độ bền cao, gam màu phù hợp với hoạ tiết váy cưới như lan, hoa hồng, calalyly…
  • Nếu hôn lễ của bạn tổ chức đãi tiệc trước ngày rước dâu, trong buổi đãi tiệc của nhà gái các cô dâu cũng nên kết hoa để đeo tay. Theo phong tục Việt Nam, ông bà ta thường kiêng cô dâu cầm nhiều bó hoa cưới. buổi đãi tiệc các cô dâu thường mặc áo dài và hoa cưới cũng nên chọn những loại hoa hợp với gam màu áo dài. bạn nên chọn lan, hoa hồng, calalyly, nhấn thêm vẻ mềm mại dịu dàng của tà áo cô dâu.

3. Chọn Hoa Theo Chủ Đề

  • Hoa cho bàn thờ ông bà
    Dù có cử hành hôn lễ ở nhà hay không thì bạn cũng phải chuẩn bị hoa cho bàn thờ ông bà và bàn thờ tôn giáo của gia đình. Có thể quanh năm bạn để sẵn những lọ hoa vải, hoa giấy trên bàn thờ, nhưng đến ngày cưới, bạn nên tạm cất những bình hoa giả ấy đi và chuẩn bị hoa tươi màu sắc trang nhã cho những nơi thờ thiêng liêng này.
  • Hoa trang trí nhà
    Ngày nay, gia đình có tiệc cưới đã chú trọng nhiều đến việc trang trí hoa cho nhà của mình. Ngoài những bình hoa lớn đặt nơi góc phòng khách, bạn cũng có thể tự làm hoặc thuê các cửa hàng hoa làm những vòng hoa to, đủ màu sắc trang trí nơi đèn chùm hoặc tay vịn cầu thang để tôn thêm phần tươi mát long trọng cho ngày cưới của mình.
  • Hoa trên bàn khách
    Với truyền thống của người Việt, khi cử hành lễ đón dâu, họ nhà trai sẽ ghé thăm gia đình họ nhà gái và tất nhiên việc chuẩn bị vài bàn tiệc nhẹ tùy theo số lượng họ hàng thân thuộc là điều chắc chắn phải có. Vậy thì không thể thiếu những bình hoa làm cho bàn tiệc thêm sinh động.
  • Hoa và trái cây trang trí
    Nhiều gia đinh, ngoài hoa còn chọn cho mình những mâm trái cây to để trang trí. Việc kết hợp hoa và trái cây cũng rất đẹp, bạn chỉ nhớ chọn màu sao cho đẹp và hài hòa là được.

4.Những điều cần tìm hiểu khi đặt hoa cưới

Chủ đề và sắc thái của đám cưới sẽ quyết định cách tổ chức buổi lễ và việc trang trí những không gian đón tiếp. Thế nên việc tìm được một thợ trang trí hoa chuyên nghiệp hiểu được ý của bạn và có thể thực hiện ý tưởng trong tầm ngân sách cho phép là điều quan trọng. Trước khi chọn lựa dịch vụ hay nhà thiết kế hoa cho đám cưới, bạn nên tìm hiểu những thắc mắc sau

  • Phía anh/chị sẽ hoàn tất việc trang trí trong bao lâu?
  • Phong cách nào anh/chị chuyên nghiệp nhất: hiện đại, cổ điển, lãng mạn…?
  • Tôi có thể xem qua danh mục trang trí không?
  • Liệu chúng có phù hợp với đám cưới của tôi và địa điểm đón tiếp không?
  • Chi phí dịch vụ thế nào – trọn gói hay tính riêng từng phần?
  • Giá của mỗi thứ là bao nhiêu như hoa cầm tay của cô dâu, hoa cài áo chú rể, hoa trên bàn tiệc, hoa ở sảnh…?
  • Cửa hàng có thể cung cấp thảm trải lối đi, nến, chân đế nến, cổng hoa….?
  • Khoản tiền dự tính của tôi có kham nổi những thứ ấy?
  • Tôi có thể xem mẫu trước không?
  • Khi nào thì anh/chị bàn giao hoa? Có mất phí vận chuyển không?
  • Khi nào cần hoàn trả những thứ cửa hàng cho mượn?
  • Tôi sẽ được cho biết cách bảo quản hoa của mình chứ?
  • Có bao nhiêu đám cưới trùng với ngày cưới của tôi?
  • Anh/chị có thể gợi ý cho tôi trong việc chọn lựa những loại hoa theo mùa để tiết kiệm chi phí?
  • Anh/chị có những ý tưởng sáng tạo và độc đáo nào không?
  • Tôi phải đặt cọc trước bao nhiêu?
  • Khi nào cần thanh toán hết tiền dịch vụ?
  • Khi nào tôi phải thông báo số lượng cuối cùng bàn tiệc cần trang trí?

5. Đặt hoa cưới vào lúc nào?

Lý tưởng nhất, bạn nên đặt hoa cưới trước ngày tổ chức lễ cưới khoảng 2, 3 tuần, thậm chí có thể là 1 tháng. Chuẩn bị hoa cưới khá phức tạp, bạn nên đặt trước sớm để người cắm hoa có thời gian chuẩn bị những phụ kiện bó hoa, những cách trang trí hoa sao cho phù hợp với nơi bạn tổ chức đám cưới của mình. Nên đặt cọc trước một khoản tiền để giữ chỗ, và nếu có thể thì nhắc nhở cửa hàng hoa về những yêu cầu của bạn sau khi đã đặt hoa.

Mẹo nhỏ cho bạn: Hãy cân nhắc những yêu cầu của bạn trước khi tham khảo sự tư vấn của cửa hàng hoa.Mang theo những tấm ảnh hoặc tạp chí có hình kiểu hoa mà bạn thích, người tạo mẫu hoa cưới sẽ cho bạn biết ý tưởng của bạn có khả thi hay không. Một điều quan trọng: hãy nói rõ loại hoa mà bạn muốn. Đừng nói chung chung là bạn muốn màu “hồng”, bởi có đến hàng chục loại hoa với những sắc hồng rất khác nhau, và bó hoa cưới sẽ khác xa với những gì bạn hình dung ban đầu. Thêm nữa, hãy hỏi kỹ giá cả và cân nhắc khả năng tài chính của bạn, và cuối cùng, tin vào bàn tay và óc thẩm mỹ của người tạo mẫu hoa, và đợi đến ngày cưới của mình.

6.Tiết kiệm chi phí khi mua hoa cưới

  • Bạn cưới vào mùa nào thì nên đặt hoa của mùa ấy, không nên quá cầu kỳ đặt các loại hoa nở không đúng mùa, như vậy vừa đắt tiền mà lại mau tàn.
  • Không nhất thiết phải dùng hoa trang trí dọc các lối đi, sảnh đường, chỉ cần dùng các dải ruy băng kết hợp khéo léo với các loại lá cây cũng tạo hiệu quả thẩm mỹ cao.
  • Khu vực đón khách không cần phải dùng các loại hoa đắt tiền và chỗ nào cũng phải bày hoa, ngược lại, những bông hoa đơn giản cắm trong những chiếc bình độc đáo, xinh xắn sẽ rất lịch sự nhưng cũng không kém phần sang trọng, bắt mắt.
  • Nếu tiệc cưới và hôn lễ tổ chức cùng một địa điểm và thời gian sát nhau, bạn có thể dùng lại hoa của hôm trước nếu chúng vẫn còn tươi, không cần thiết phải thay thế hoa mới toàn bộ.

7. Hoa tươi hay hoa lụa?

Khi chọn một bó hoa thật đẹp cầm tay trong ngày cưới, đại đa số các cô dâu thích chọn hoa tươi. Song, bên cạnh hoa tươi, những bó hoa lụa rực rỡ, bắt mắt với những ưu điểm của nó cũng đang ngày càng được nhiều cô dâu ưa chuộng.

Bạn có băn khoăn về việc chọn hoa tươi hay hoa lụa cho ngày cưới của mình? Hãy xem xét những ưu điểm của từng loại để có thể lựa chọn dễ dàng và chính xác hơn.

10 lý do để chọn hoa lụa:

  1. Trông luôn tươi tắn. Không héo hay biến màu.
  2. Có rất nhiều màu sắc và phong cách để lựa chọn.
  3. Giữ được lâu hơn, và bạn có thể cầm loại hoa mà bạn ưa thích vào mùa thu, dù loại hoa đó chỉ có trong mùa xuân.
  4. Nhẹ hơn hoa tươi.
  5. Rẻ hơn hoa tươi.
  6. Dễ dàng vận chuyển, và không phải bảo quản lạnh.
  7. Không gây dị ứng.
  8. Cánh hoa không bị rụng.
  9. Có thể mua hoặc chuẩn bị bó hoa vài tuần trước khi lễ cưới diễn ra.
  10. Không thu hút ong hay các loại côn trùng khác.

10 lý do để chọn hoa tươi:

  1. Mùi thơm.
  2. Nhiều màu sắc.
  3. Có những chi tiết nhỏ mà hoa lụa không có.
  4. “Truyền thống” hơn hoa lụa.
  5. Có nhiều sự lựa chọn hơn, bởi luôn có rất nhiều cửa hiệu bán hoa cưới, và mỗi cửa hiệu lại có hàng chục, hàng trăm kiểu bó hoa khác nhau.
  6. Sờ vào mềm mại hơn.
  7. Tạo cảm giác sang trọng hơn hoa lụa.
  8. Giá cả thay đổi tuỳ theo mùa.
  9. Lên ảnh đẹp hơn, kể cả khi chụp thật gần.
  10. Có thể ép hoặc sấy khô làm kỷ niệm.

Hãy cân nhắc những yếu tố mà bạn cần ở bó hoa cưới của mình, và so sánh với danh sách trên. Chúc bạn chọn được bó hoa tuyệt vời nhất cho ngày vui của mình!

8. Tự làm hoa cưới

Thay vì phải đặt 2, 3 bó hoa cưới, bạn có thể tự tay làm những bó hoa cưới đơn giản cho mình, chúng sẽ không làm một cô dâu bận rộn như bạn mất thời gian, mà còn đem lại sự lạ mắt và giản dị. Chính tay bạn kết nên bó hoa thật đặc sắc cho ngày vui của mình.

Bạn có thể tham khảo thêm những kiểu bó hoa sau để tự tay làm cho mình.

Chuẩn bị:

  • 1 cành hoa tú cầu, lựa cành lớn, các cánh hoa đã nở đều.
  • 5 hoa hồng dâu hoặc màu hồng nhạt.
  • Lá dương xỉ đệm ( tùy theo ý thích bạn cũng có thể không cần thiết thêm lá vào)
  • Băng keo quấn hoa, loại màu xanh ( bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán dụng cụ cắm hoa)
  • Ruy băng bóng màu xanh lơ
  • Kéo

Thực hiện:

  • Lấy cành hoa tú cầu làm trụ giữa, sắp xếp 5 bông hồng xoay tròn đều xung quanh cành tú cầu, chú ý, để hoa hồng không nằm quá sát nhau, mà phải được chen lẫn với hoa tú cầu.
  • Sau khi đã kết được thành một bó hoa tròn, bạn dùng thun cột hờ lại. Dùng kéo cắt cho đều gốc, canh chiều dài cho thật phù hợp. Đừng để cành quá dài, sẽ gây vướng víu cho bạn khi mặc áo cưới và cầm hoa.
  • Sau đó, dùng băng keo quấn hoa, quấn quanh thân hoa, từ phần gần đài hoa đến tận cùng gốc. Với lại băng keo dán chuyên dụng này, bạn nên dán chồng lên nhau để đảm bảo hoa được giữ chặt.
  • Cuối cùng quấn thêm ruy băng xanh bóng ở ngoài, cũng theo kiểu xếp chồng lên nhau, cũng từ ruy băng này, bạn hãy thắt một cái nơ, rồi đínn chúng vào sát phần trên của bó hoa.
  • Nếu thích, bạn có thể trang trí thêm bằng những hột bẹt cùng màu sẽ tăng thêm phần sang trọng cho bó hoa cưới mà bạn đã tự tay làm.

Trong ngày cưới thường mọi người chỉ chú tâm đến hoa cho cô dâu mà quên mất hoa còn cần dùng để trang trí cho nhiều nơi khác. Hãy làm mọi nơi đều nở hoa trong ngày vui của bạn nhé.

Chọn hoa cưới theo vóc dáng cô dâu

Bó hoa là điểm nhấn tôn thêm vẻ rạng ngời cho cô dâu trong ngày cưới. Một bó hoa cưới phù hợp sẽ làm bạn đẹp hơn và hãnh diện hơn trước tất cả mọi người.

 Hoa cưới từ lâu đã là một phần không thể thiếu trong ngày cưới do sức sống, vẻ đẹp của nó làm tôn lên nét duyên dáng của cô dâu. Những mẫu hoa cưới luôn luôn hướng đến tiêu chí đó.

Nhưng nói chung, hoa cưới phải gọn nhẹ, tránh rườm rà, phức tạp. Xu hướng hoa cưới năm nay là sử dụng nguyên phụ liệu kết hợp với quả và hạt, tạo được sự lạ mắt. Bó hoa mang phong cách phương Tây nhưng lại mang hơi thở nét Á Đông, hoa được sử dụng phụ kiện lá, hạnh nhân… nhưng được kết hợp với các loại hoa đặc trưng của châu Á như hoa sen, hoa cẩm chướng…

Chọn hoa cưới theo vóc dáng cô dâu

Vì vậy, ngoài những sắc hoa, kiểu hoa theo mẫu, cô dâu có thể nói với chuyên viên cắm hoa những gợi ý của mình để bó hoa ngày cưới có thể kết hợp một cách khéo léo giữa phong cách hiện đại và truyền thống, thể hiện được cá tính và gu thẩm mỹ của chủ nhân.

Bên cạnh việc chọn loại hoa, mẫu hoa, bạn cũng nên chú ý đến kiểu dáng của bó hoa sao cho phù hợp với vóc dáng của mình. Một cô dâu có dáng người nhỏ nhắn không thể mang bên mình 1 bó hoa to và ngược lại. Một cô dâu có chiều cao hơi khiếm tốn không thể chọn bó hoa được tết theo kiểu chảy dài cho dù bó hoa đó rất đẹp. Chuyên viên cắm hoa của Blooming Land có một vài gợi ý giúp bạn chọn một bó hoa thật đẹp trong ngày cưới sao cho phù hợp nhất với mình.

Dáng người tròn

Khi chọn hoa, cô dâu cần lưu ý đến hình dáng và màu sắc của váy cưới, làn da. Nếu cô dâu có dáng người tròn, lại mặc váy xòe thì nên chọn bó hoa vừa phải, để làm giảm bớt cảm giác tròn trịa của cô dâu.

Mặc áo dài, nên chọn các kiểu bó tự nhiên với hoa sen làm chủ đạo.

Mặc áo đầm soa rê và làm lễ ờ nhà thờ nên chọn hoa lan trắng, lan hồ điệp, hoa ly, loa kèn trắng hay hồng trắng.

Mặc áo màu đậm nên chọn các loại hoa có gam mầu sáng để làm nổi bật áo cưới và không làm tối khuôn mặt.

Các cô dâu có dáng người tròn trịa, mập thì không nên chọn những bó hoa nhỏ vì sẽ tạo cảm giác không cân xứng.

Dáng mảnh mai

Với những cô dâu có dáng mảnh mai, nên chọn chiếc áo cưới có đuôi, và chọn bó hoa có dáng ôm hoặc hoa suối. Trang phục màu trắng nên tránh những bó hoa quá cầu kỳ, hoa càng đơn giản, càng đẹp. Vì đôi khi, những bó hoa đẹp quá sẽ làm giảm sức chú ý của mọi người về cô dâu.

Những bó hoa cô dâu màu hồng, trắng xanh, trắng kem, trắng tinh khiết… rất hợp với những cô dâu có cá tính hiền dịu và thuần khiết Á Đông với dáng người mảnh mai, trang nhã. Với kiểu bó tròn hồng trắng kết hợp với ngọc trai nhìn thật sang trọng và tinh tế, hoặc hoa hồng trắng bó tròn cùng với Địa lan xanh lại tạo cảm giác hiện đại và trang nhã.

Dáng cao to

Những bó hoa cưới Lyli phù hợp với những cô dâu cao to một chút, bởi vì Lyli nở to và đầy đặn, những cô dâu nhỏ nhắn không được phù hợp lắm khi cầm những bó hoa cưới Lyli này, bởi vì nó sẽ che mất phần ngực và cái eo thon nhỏ.

Dáng người đậm

Cô dâu có vóc dáng đậm nên cầm bó hoa tết hơi suối nhẹ và chảy dài giống giọt nước.

Dáng người nhỏ nhắn

Nếu bạn có dáng người nhỏ không nên chọn bó hoa quá to sẽ mất cân xứng, bó hoa sẽ không còn là điểm nhấn cho bộ váy nữa.

Cô dâu có vóc dáng nhỏ nhắn nên cầm hoa tròn, nhỏ.

Lợi thế của bó hoa cưới kiểu tròn phù hợp với tất cả các loại váy. Đây là kiểu phổ biến nhất hiện nay bởi sự tiện lợi và trẻ trung của nó. Bó hoa tròn giúp cô dâu dễ cầm và không bị vướng víu, ngoài ra nếu bạn muốn trang trí thêm phòng cưới có thể cắm vào bình để trong phòng.