Trân Châu Cuba – Hemianthus Callitrichoides “Cuba”

Phân loài Hemianthus này nhanh chóng tạo nên 1 tấm thảm dày màu xanh sáng bò sát nền hồ. Bọt ôxy đọng trên lá, phản chiếu dưới ánh đèn tạo ra một cảnh trí lung linh nơi tiền cảnh. Hemianthus callitrichoides có thể được trồng thẳng xuống nền hay cột vô đá & lũa, chúng thích hợp cho cả hồ to lẫn hồ nhỏ.

Trân Châu Cuba
Trân Châu Cuba

Hemianthus callitrichoides được tìm ra bởi Holger Windeløv tại vùng bờ sông không xa Las Pozas cách Havana 90 km về phía đông trong mùa khô. Chúng bám rễ trên bãi đá sỏi, cách dòng nước sông khoảng 50cm. Thảm cây dường như mọc ken dày nhằm chống lại dòng chảy xiết về mùa mưa, khi ấy chúng bị chìm sâu dưới 1m nước. Theo tài liệu, Hemianthus callitrichoides chỉ được tìm thấy ở Cuba, tuy nhiên người ta cũng tìm được chúng tại khu vực Bắc Mỹ. Hemianthus callitrichoides thuộc họ Scrophulariaceae, có liên quan tới phân nhánh Callitriche thường phân bố nhiều ở phía Bắc.

Hemianthus callitrichoides rất nhỏ (3 – 6 cm) vì vậy chúng rất khác với Hemianthus micranthemoides (trân châu thường) bởi thân ngắn và lá cực nhỏ. Hemianthus callitrichoides ra hoa theo kiểu độc nhất vô nhị, giúp chúng dễ dàng lan nhanh. Hoa 4 cánh ( các loài khác là 5) quả chỉ có 1 khoang chính giữa chứ không phải là 2 như loài trân châu khác. Dễ dàng phân biệt Hemianthus callitrichoides với loài trân châu thường. Hơn nữa lá chúng cũng sẫm hơn lá trân châu thường 1 chút.

Các trại rong thường ươm cạn Hemianthus callitrichoides, cấy chúng lên các giá thể sợi len hay sơ dừa. Nên trồng Hemianthus callitrichoides thành thảm dày làm tiền cảnh trong hồ thủy sinh. Một giá thể có thể được tách thành 7 – 8 cụm, trồng cách nhau vài cm. Chỉ sau 3 – 4 tuần chúng đã tạo nên 1 tấm thảm xanh rì tuyệt vời. Khi bọt ôxy đọng trên lá sẽ tạo ra hiệu ứng rất lung linh cho hồ.

Hemianthus callitrichoides không đòi hỏi về ánh sáng, nhưng càng cung cấp nhiều, chúng càng nhanh phát triển 1 cách khỏe mạnh. Trong môi trường yếu sáng, chúng mọc dài ra tới 20 cm. Hemianthus callitrichoides là loài phát triển nhanh nên đòi hỏi bổ sung dinh dưỡng trong vòng 3 – 4 tuần, nếu trong hồ có nhiều cá thì lâu hơn. Khi thiếu sắt chúng có biểu hiện vàng lá non. Tuy nhiên, ta có thể giải quyết bằng cách châm loại phân nước có chứa sắt theo liều lượng chỉ định. Khi chúng mọc quá dày, ta cần tỉa bớt theo kiểu xén cỏ. 

Cũng giống các loài cây khác, chúng phát triển mạnh khi có Co2 nhưng đôi khi không cần CO2 chúng vẫn tạo ra bọt khí trên lá. Hemianthus callitrichoides thích hợp nhiệt độ khoảng 25 ºC và dao động từ 20 tới 28 ºC. 

Hemianthus callitrichoides có thể là loài cây tiền cảnh dể chịu và đẹp nhất với thảm xanh sát nền, dễ dàng tạo ấn tượng với những bong bóng nhỏ li ti trên lá. Tuy nhiên cũng cần để ý tỉa bớt các loài cây khác mọc trùm lên Hemianthus callitrichoides. Cho tới nay, loài cây này còn khá mới mẻ trong giới thủy sinh nên thông tin, tài liệu còn khá ít ỏi.

Choi lưới – Loài cây thủy sinh khó tính nhất

Điểm cơ bản của choi lưới: Bất cứ ai khi nhìn thấy loài cây thuộc xứ sở Madagascar này đều kinh ngạc vì vẻ đẹp của nó. Choi lưới luôn tạo điểm nhấn khi bạn trồng chúng vào hồ. Bạn sẽ cảm thấy chán nản khi thấy 1 cây choi còi cọc hay 1 cái củ choi trần trụi. Rất khó khăn và tốn kém khi vận chuyển 1 cây choi lưới hoàn chỉnh, vì vậy mọi người thường tin tưởng khi bắt đầu trồng bằng củ.

Cây Choi lưới
Choi lưới rất khó tính

Tên gọi

Trong vài thập kỷ gần đây, tên khoa học của loài này được đổi từ A. fenestralis sang A. madagascariensis. Bạn thường thấy cả 2 tên này ở mọi nơi. Vậy không hay lắm, Fenestra tiếng latin có nghĩa là cửa sổ – từ này hàm ý miêu tả chiếc lá đặc trưng. Tuy nhiên hầu hết cây họ choi đều xuất xứ từ madagascar, để tránh nhầm lẫn, ta cứ gọi là choi lưới.

Chậm lớn

So với các loài choi khác, choi lưới phát triển rất chậm. Nếu đem so với loài bolbitis thì choi lưới lại nhanh hơn. Cây thường được ươm từ củ (nơi dự trữ năng lượng), có vẻ như nó sẽ mọc hoài, nhưng không hẳn thế. 

Về chất nền

Hầu hết các loại cây thích nghi với sỏi nhỏ. Các cây họ choi vẫn phát triển cho dù bạn trồng chúng hay không, chất nền sẽ tạo ra chút khác biệt. Ta thường trộn thêm chất khoáng vào nền vì hay quên bón phân định kỳ. Tuy nhiên nếu bạn đều đặn bón thêm chút ít phân, sẽ cho kết quả khác ngay.

Lá đặc trưng

Nhìn chiếc lá ta sẽ hiểu vì sao gọi là lưới hay cửa sổ. Đối với nhiều người, chiếc lá mong manh sẽ hút tầm mắt nhưng cũng là lý do loài này khó trồng. Nhiều ánh sáng thì sợ tảo, ít thì sẽ làm cây chậm lớn. Plecostomus và silver dollars là những loài cá nguy hiểm cho những chiếc lá. Đôi khi cái vợt của bạn vướng vào lá choi lưới và làm bật cả rễ cây lên. Tuy nhiên, choi lưới cũng mau chóng hồi phục hoàn toàn trở lại.

Cuống lá

Cuống và phần lá làm cho cây không phải lúc nào cũng mọc thẳng hay theo hướng bạn muốn. Hãy nghĩ tới cách người ta tạo dáng bonsai, dùng dây đồng dựng những chiếc lá theo chiều bạn thích. Chúng sẽ đổi hướng nhanh hơn cả cây thích lá đỏ nhật bản.

Giảm ánh sáng

Cây xanh cần ánh sáng để phát triển, tuy nhiên nhiều ánh sáng quá sẽ “đốt cháy” lá cây, tạo điều kiện cho tảo xâm nhập. Giảm ánh sáng bằng cách thả các loại bèo phía trên choi lưới (sau khi cây đã phát triển ổn định). Bèo sẽ hút ánh sáng và bạn nên vớt bỏ chúng hàng tuần. Bèo cũng hút hết các chất dư thừa trong nước, ngăn tảo phát triển. 

Vài cách trừ tảo

Khi thả vào đội quân tôm tép diệt tảo, bạn chú ý khi đã hết tảo phải cho chúng ăn hoặc vớt ra ngay. Nếu chúng đói thì chả ngại gì mà không chén các loại cây trong bể. bạn cũng có thể thả chuột oto, nhưng cũng chẳng tin tưởng cho lắm.

Cắt bỏ hoa của cây mới trồng

Các loài choi khác thường ra hoa khi đã phát triển tốt. Nếu để hoa nở rồi kết hạt, cây sẽ héo và chết. Ngắt bỏ hoa chính là tránh điều này xảy ra với cây choi lưới của bạn. Nếu bạn muốn lấy hạt để gieo cây con, giảm mực nước xuống và đợi trong 4 năm nhé!

Cách nhân giống

Những người yêu thích choi lưới nhân giống bằng cách phân nhánh. Bụi hình trên có 3 nhánh, nhưng nếu cắt rời chúng ra thì phần củ sẽ quá nhỏ để cung cấp năng lượng cho lá. cách tốt nhất là để chúng chia nhánh 1 cách tự nhiên.

Trồng vào chậu

Cây trồng trong chậu sẽ phát triển tốt hơn là trồng thẳng xuống nền vì chùng ít bị ảnh hưởng khi ta di chuyển vị trí. Chúc bạn thành công với loài cây ấn tượng này.

Phương pháp trồng dương xỉ châu Phi (Bolbitis)

dương xỉ châu phi

Nguồn gốc: hiển nhiên là từ Phi Châu, nơi mà Bolbitis mọc hoang dã. Bạn thường không mấy khi thấy chúng xuất hiện trong các tiệm thủy sinh địa phương bởi vì: 

  • Bolbitis không sẵn hàng
  • Bolbitis khó trang trí
  • Bolbitis chậm phát triển
  • Bolbitis khá mắc tiền

Thường khan hiếm hàng

Các tiệm bán lẻ chỉ thỉnh thoảng mới có bolbitis trong danh sách của mình do nguồn cung cấp không đều đặn. Những người chủ trại cây thủy sinh vẫn chưa có nhiều thông tin về cách ươm loài dương xỉ khó tính này.

Lá nước của Dương xỉ Châu Phi Mini.
Dương xỉ Châu Phi Mini.

Khó trang trí

Gắn cây vào đá (quay mặt phải lá lên) và ngồi chờ chúng mọc? sai lầm rồi! Chúng sẽ rữa ra thôi. Bạn phải buộc chặt chúng cho tới khi cây bám rễ vào đá. Chính vì thế bạn sẽ không bao giờ thấy người ta để hàng đống bolbitis trong 1 hồ như các loại rong khác. Người bán sỉ cũng không thể vận chuyển bolbitis đã buộc sẵn, quá trình chuyển hàng sẽ làm chúng bị rời ra.

Phát triển chậm

Về phân loài, chúng thuộc họ Polypodiopsida, thường mọc tốt khi được trồng ở phía bắc nhà bạn. Lý do là chúng không sống được ở nơi nhiều nắng quá, ánh nắng làm chúng tàn héo. Vì vậy nên thả thêm các loại bèo để che bớt ánh sáng cho bolbitis. Vì bolbitis phát triển chậm nên khi dư ánh sáng, tảo sẽ xâm chiếm và cạnh tranh dinh dưỡng của chúng, điều này còn tệ hại hơn cả bị héo úa. Trồng bolbitis trong môi trường ánh sáng yếu làm chúng mọc rất chậm, bù lại những cụm từ 1-2 năm trông rất chắc chắn và đẹp.

Không hề rẻ

Nếu bạn kiếm được giá thể bolbitis thì giá sẽ rẻ hơn nhưng ban đầu trông không ấn tượng. Để tránh mọi rủi ro, bạn mua 1 cụm bolbitis buộc sẵn, nhưng giá sẽ rất mắc.Người ta đã thử nghiệm buộc bolbitis lên rìa 1 đập tràn và kết luận rằng chúng phát triển rất tốt trong môi trường có dòng chảy mạnh. Quan sát nơi xuất xứ cũng thấy chúng xuất hiện ở môi trường tương tự.

Giá thể cho Bolbitis

Nếu bạn mua bolbibis sẵn trên giá thể, đừng tách cây ra hay buộc lên thứ gì khác. Bạn chỉ cần cài giá thể lên lũa và để cho bộ rễ ăn vào gỗ. Bạn có thể nghi ngờ đôi chút, quá trình này cần thời gian. Một lần nữa, ta không thể đem so sánh với tốc độ phát triển của rong được.

Cá nào nguy hiểm

Thứ nhất là plecos, chỉ qua 1 đêm con quái vật này sẽ phá huỷ hoàn toàn công trình của bạn. Nếu bạn muốn giải quýêt nạn rêu, hãy thả chuột oto hoặc các loại tép ăn rêu. Tránh xa các loài cá lớn, đặc biệt là cichlids (ngoại trừ phượng hoàng và cá dế). Ngay cả cá vàng và koi cũng vậy. Danh sách này còn có thêm silver dollar, barb. Chúng có thể không khoái bolbitis, nhưng chỉ sau khi gặm lá cây chúng mới nhận ra điều đó. Tốt nhất là tránh xa những loại đáng ngờ. 

Cẩn thận khi di chuyển

Mặc dù bolbitis bám vào gỗ để tránh bị cuốn theo dòng chảy, nhưng sự gắn kết này khá mong manh. Ta dễ dàng gỡ chúng ra khỏi chậu hoa hay tảng đá. Bolbitis gắn kết tốt nhất là với gỗ mềm. Loại gỗ thích hợp dùng cho bolbitis là tuyết tùng.

Kết luận

Chúng ta có thể đồng ý với nhau là bolbitis không dành cho tất cả. Nếu trót yêu thích loài cây này thì bạn phải đầu tư thời gian. Tuy nhiên, đặc tính mọc chậm của chúng có khi lại là một trong những lợi thế lớn nhất. Tăng cường CO2 sẽ cho thành quả nhanh hơn. Lúc đó bạn sẽ nói: “Khi nào nên thu hoạch nhỉ?”

Dương xỉ – Một yếu tố cơ bản trong thủy sinh

Cây dương xỉ đóng một phần không nhỏ trong hồ thủy sinh. Hãy cũng tìm hiểu cách phát triển và chăm sóc chúng.

Quan hệ giữa ánh sáng và dương xỉ

Dương xỉ châu phi và các loại dương xỉ họ Microsorum là những loài có điều kiện sống thích hợp với ánh sáng nhẹ. Hầu hết mọi người đều nghĩ chúng thích ánh sáng nhẹ.Vâng ,chúng mọc tốt trong môi trường ánh sáng yếu, nhưng nếu bạn thích chúng mọc với tán lá to và rám nắng một chút thì cung cấp đủ ánh sáng là một điều không thể bỏ sót. Hầu hết các loại dương xỉ thích ứng với ánh sáng mặt trời yếu, bất kể thể nước hay thể cạn, nhưng chúng có thể thích nghi với môi trường một cách dễ dàng. Chỉ từ ngoại thể của chúng, bạn có thể thấy khi dương xỉ mọc gần mặt nước, cuống lá của chúng dày và ngắn, còn lá của chúng thì hẹp và xanh đậm. Nhưng khi chúng mọc được trên giá thể và mọc dưới ánh sáng yếu, lá của chúng sẽ to và trong. Những người chơi thủy sinh thiết kế những mẫu hồ pha trộn giữ nhiều phong cách sẽ phải chỉnh anh sáng cần thiết cho nhiều loại cây khác nhau trong một bể.Ví dụ như chúng ta đặt gỗ lũa ở tầm thấp trong bể, khi những cây đỏ mọc cao lên trên,chúng sẽ tạo một khoảng “bóng râm” đó sẽ là những nơi có môi trường tốt nhất cho các loài dương xỉ và anubias.

cây dương xỉ
Cây dương xỉ thủy sinh


2 yếu tố khác để trồng tốt dương xỉ

CO2 và dòng chảy của nước là 2 yếu tố khác để trồng Bolbitis và Java ferns.Nếu bạn quan sát kỹ vào gốc và rễ của những cây này, bạn sẽ thấy nó thuộc loài thân mộc, vậy nên nó hợp với nơi có dòng nước chảy và có đủ Co2. Nhưng nếu bạn trồng nó ở nơi có dòng chảy yếu, bộ rễ của nó sẽ có điều kiện tốt hơn để để bám nhưng đồng tất nhiên, bộ lá của nó sẽ ko đẹp như khi ở nơi có dòng chảy mạnh.

Nếu rêu tóc mọc trên dương xỉ châu fi và các loại dương xỉ Java,  đồng nghĩa là lượng CO2 của bạn thấp hoặc là bạn đã bơm quá nhiều phân nước và dòng chảy ko đủ. Để tránh vấn đề này, trước tiên bạn phải cắt những lá đã “dính chưởng” , giảm số lượng cá và giảm lượng thức ăn lẫn lần cho ăn. Nếu nhiệt độ trên 28 độ, bạn có thể thay nước thường xuyên để cải thiện chết lượng nước. Vớt cá chết và lá rữa có thể cải thiện nước nhanh hơn. Và giảm bớt sự thất thoát hệ vi sinh. Những bước đó có thể dùng để “đồ sát” lũ rêu tóc. Dương xỉ và các loại cây mau xanh sinh trưởng tốt với nhiệt độ ~ 22-24 độ C với lượng CO2 cao; dòng chảy tốt. Nếu bạn dự tính trồng dương xỉ và các loại cây màu xanh vào mùa hè. Bạn phải tránh để nhiệt độ quá cao; thiếu CO2, chất lượng nước không tốt và hệ vi sinh không ổn định.

Cột dương xỉ như thế nào ?

Hầu hết trong tự nhiên các loại dương xỉ có đặc tính là bám và bò trên đá hoặc các loài cây cạn. Chúng ta có thể mô phỏng môi trường sống tự nhiên của chúng bằng cách cột chúng lên lũa hay đá. Kỹ thuật này thường được dùng trong trường phái Tự nhiên, hoặc còn được gọi là “Amano” hay “ADA”. Để chúng có đủ chỗ để sinh trưởng, khi chúng ta cột dương xỉ lên lũa hay đá, khi cột chúng ta phải chừa chỗ cho rễ của chúng bám. Chúng tôi dùng dây để cột chúng, khi chúng đã mọc rễ đủ để bám, chúng ta có thể có thể tháo dây ra, khi đó chúng ta sẽ có 1 tác phẩm tự nhiên sống trong bể của bạn.

  1. Cắt hết lá và giữ phần thân.
  2. Dùng dây cột 2 hay 3 thân dương xỉ vào gỗ lũa.
  3. Khi rễ phát triển, dương xỉ sẽ bò lên gỗ lũa và có thể cắt bỏ dây.