Gỗ lũa hồ thủy sinh

Gỗ lũa là phần lõi cây cứng nhất còn sót lại sau khi cây bị chết, các tác động của nắng, mưa, côn trùng, dòng chảy cuả nước…vv… đều chào thua phần lõi cứng này. Phần lõi cứng của cây thường chỉ có ở những loài danh mộc, có chất lượng gỗ tốt, hoặc những loài sống lâu năm cằn cỗi trên các khu vực đất nghèo dinh dưỡng, Chính vì vậy, lũa tìm được ở đâu không quan trọng, vấn đề chính là ở chỗ chất lượng của chính cục lũa đó.

Gỗ lũa hồ thủy sinh

Đặc tính cơ bản của lũa theo ý kiến chủ quan

  • Chắc, nặng, và chìm ngay khi còn khô hoàn toàn.
  • Không thấm nước, dù được ngâm thật lâu, khi mang ra cưa, bên trong vẫn khô.

Các phương pháp xử lý gỗ lũa

a. Khử màu gỗ lũa
Do lũa có thể ra màu khi ngâm trong hồ thuỷ sinh. Chính vì vậy, chúng ta cần giúp quá trình thải màu nhanh hơn bằng cách:

  • Luộc
  • Ngâm chung với nước oxy già H202, phơi nắng trong vòng 1 tuần.

b. Nối ghép gỗ lũa
Phần quan trọng nhất của việc dùng lũa chính ta tay nghề phối hợp, liên kết, chế tác, thậm chí tạo hình những điểm chưa vừa ý cũa các khối, cành lũa, để phục vụ nhu cầu sáng tạo bố cục cho hồ thuỷ sinh. 

Các phương pháp thường gặp:

  • Dùng cây cước, buộc chúng lại với nhau để tạo hình.
  • Dùng keo 502 và mạt cưa để liên kết.
  • Dùng keo chuyên dùng 2 thành phần để liên kết.
  • Dùng đinh, vít inox để liên kết.

Tuy nhiên, trên thực tế, không phải lúc nào chúng ta cũng may mắn có được những khúc lũa như ý, mà đôi khi chỉ là…gỗ ngấm nước. Có nghĩa là, khi còn khô, chúng nổi, qua một thời gian ngâm, xử lý chúng mới chìm. Đối với loại này, khi nối ghép, chúng ta chỉ nên sử dụng cách thứ 1 và thứ 4 mà thôi. Nếu không, một thời gian sau các đoạn nối của bạn sẽ tự động rời ra từng đoạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *