Cá la hán rất khó đẻ trong môi trường bể kính, muốn lai tạo cần phân biệt đực cái. Sau 1 năm tuổi cá có thể sinh sản. Cá mái có con tháng xả trứng 3 lần, có con 2,3 tháng mới xả. Tùy vào chế độ dinh dương và thể trạng cá
Phân biệt cá la hán đực, mái
Cá đực: Gù to, người thon, dẹp, nên chọn cá to để tránh bị cá mái đánh
Cá mái: Người nhỏ, không có gù, nhiều châu, hậu môn nhú ra ngoài nhiều,
Ghép cặp
Khi bộ phận sinh dục của cá mái nhú ra là cá sắp đẻ, lúc này bắt đầu ghép đôi. cho cá vào bể ngăn đôi bằng vách kích, khi nào 2 con chịu quấn sát nhau qua vách kích thì cho cá vào 1 bể.
Cá đực và cá mái sẽ bắt đầu giao phối và đẻ trứng
Cách nuôi cá la hán con
Sau khi cá đẻ có thể tách cá bố mẹ ra, sau 3 ngày trứng sẽ nở thành cá bôt. Sau tầm 4 ngày cá con bắt đầu tìm kiếm thức ăn.
Trong giai đoạn cá la hán con mới nở cần tắt lọc, để sủi nhẹ. Có thể cho cá ăn bobo, artemia hoặc trùn chỉ. Ngày 3 bữa, chia nhỏ bữa tránh hỏng nước
Lưu ý, không cho cá ăn quá nhiều nếu không nước sẽ ô nhiễm, gây bệnh chết cá con.
Cá la hán thuộc dòng cá dữ, có tập tính bảo vệ lãnh thổ chỉ nên nuôi với cá dọn bể. Không nên nuôi chung với các loại cá dữ khác như cá rồng, cá hổ….
Thức ăn cá la hán
Cá la hán ăn gì để đẹp nhất là câu hỏi của rất nhiều anh em chơi cá. Với nguồn gốc là cá rô phi lên chúng rất phàm ăn, từ thức ăn tươi, động lạnh hay thức ăn khô. Các loại thức ăn giúp lên gù nhiều nhất thường giàu protein
Cá nhỏ, tôm tép, châu chấu, dế, sâu
Đây là nguồn thức ăn tươi sống mà cá La Hánrất thích và tốt nhất, bạn nên chọn những loại nhỏ vừa miệng như cá chép con, cá trâm, tép,..có kích thước nhỏ để cá dễ ăn và tiện lợi cho việc vệ sinh nước, vệ sinh bể cá.
Thịt bò, gan lợn, thức ăn đông lạnh
Đây chủ yếu là các loại thức ăn tự chế biến cho cá. Thịt bò, gan lợn cắt nhỏ hay xay nhuyễn. Tuy nhiên loại thức ăn này nên cho ăn ít, tránh bẩn nước, sình bụng cá
Thức ăn hạt, viên tổng hợp
Đây là các loại thức ăn bán sẵn tại các cửa hàng cá cảnh. Ưu điểm là tiện lợi nhanh chóng, tuy nhiên sẽ không đảm bảo dinh dưỡng.
Trùn chỉn, bo bo
Đây là các loại thức ăn rất nhỏ, giàu dinh dưỡng chỉ phù hợp với cá la hán con
Kinh nghiệm bí truyền về cách nuôi
Lên màu:
Một sai lầm của người chơi cá la hán là ép cá lên màu mình thích. Tùy vào bản thân loại cá để kích màu tốt nhất. Với mỗi dòng cá hãy tìm hiểu nó mạnh màu gì để đánh đèn phù hợp. Và cá lên màu tốt hơn khi có thêm ánh sáng mặt trời
Nên chọn thức ăn giàu dinh dưỡng và thức ăn bổ trợ cho màu sắc đó, có thể kết hợp thêm các chất bổ trợ như Astaxanthin ( đỏ cam), Xanthophyll ( vàng)
Cá mún đen (Platy Black) hay cá mún nhung là 1 loại cá mún có màu sắc đen toàn thân hoặc 1 phần lớn trên thân. Về đặc điểm sinh học thì giống với các loài cá mún khác
1 số loại cá mún có màu đen như sau:
Cá mún đen
Đây là dòng cá cực hiếm, ko thấy xuất hiện tại Việt Nam. Trên thế giới đã lai tạo được ra nhưng chưa nhập về.
Cá mún đen xanh
Đây là dòng cá mún có phần lớn màu đen ánh xanh, pha lẫn với vàng cam.
Màu sắc cá này khá phổ biến ở các hàng cá cảnh, giá giao động 5-10.000đ / đôi
Cá mún đen vàng
Cá mún trắng đen ( panda)
Nhầm lẫn với các dòng cá khác
Dễ nhầm lẫn với các dòng khác Bình tích khác như cá bình tích đen short body, cá molly đen
Ngoài thiên nhiên, một góc ao, hồ, sông, lạch, nơi có ánh nắng đầy đủ, bên dưới mặt nước thường xuất hiện đủ loại rong, rêu mọc ken dầy, đôi khi trên mặt nước là bèo, lục bình. Khi dưới nước rong rêu phủ kín, bèo, lục bình hầu như vắng bóng và ngược lại, khi trên mặt nước phủ kín bèo, lục bình hoặc đôi khi là lá sen… thì dưới nước không còn cây cỏ gì mọc được.
Nguyên tắc chung để tạo một hồ cá sao cho ít phải chăm sóc nhất: cây và rong trong hồ cá sẽ hấp thụ CO2 (dioxid carbon) và nước để tạo ra hydrat carbon nuôi cây theo chu trình sinh hóa cân bằng (trong điều kiện phù hợp).
Thức ăn cho cá tiêu hóa sẽ bài tiết qua phân và nước tiểu (Amoniac+ nước hình thành Amonium) để nuôi cây. Một phần khác bị oxy hóa thành Nitrite (kết hợp với oxy trong nước) bởi vi khuẩn họ Nitrosomonas, Nitrosococus, Nitrosospira và Nitrosolobus – lập tức chuyển Nitrite thành Nitrat (vô hại). Khi kết hợp với oxy – một phần nitrat chuyển hóa nuôi cây, phần khác sẽ phát triển các đơn bào thủy sinh và nuôi các đơn bào động vật (Plaukton) và nuôi sống cá bằng các loại thủy sinh này.
Để tạo thế cân bằng cho cá và cảnh phải đặc biệt lưu ý:
Chỉ nuôi các loại cá có kích thước nhỏ (để chất bài tiết ít) với số lượng vừa phải (10 con/100 lít) như các loại tetra (Neontetra, Hemigammus…) hoặc cá bảy màu (poecilia – recticulata).
Trồng các loại rong dễ sống như cỏ đuôi chồn (ceratophyllum submersum) rong lá hẹ (gramineus), rong có nguồn gốc Senegal (amania senegaleusis), rong amazon (echinodorus amazonicus), hoặc các loại rong khác nhập vào Việt Nam đã lâu và thích hợp cho hồ cá.
Ánh sáng trong hồ phải đủ cho quá trình quang hợp của cây. Ánh sáng đủ, cây sẽ thải oxy và hấp thụ CO2, trong trường hợp ngược lại, cây sẽ hút oxy và nhả CO2 (cây và cá sẽ chết nếu quá trình này lặp lại thường xuyên).
Nói chung, bạn muốn có một hồ cá và cảnh mà không phải hàng ngày cho thức ăn, cá vẫn sống và cây vẫn mọc thì lẽ dĩ nhiên bạn phải có đủ kiến thức, đủ kiên nhẫn để theo dõi và thực hiện từng bước một.
Cách trồng hoa cúc trắng cũng tương tự giống như cách trồng của những giống cúc khác. Hoa cúc trắng là giống cây dễ trồng, không đòi hỏi quá nhiều về điều kiện đất đai và phương pháp canh tác. Đặc biệt, trồng hoa cúc trắng không quá khó khăn ngay cả với những người vừa mới làm quen vườn.
TÌM HIỂU VỀ HOA CÚC TRẮNG
Hoa cúc trắng tên tiếng Anh là Daisy và tên khoa học là Chrysanthemum (hoặc mums hay chrysanths) hoặc Pyrethrum hoặc Dendranthema, thuộc họ Cúc. Đây là loại cây thân nhỏ, chiều cao khoảng từ 0,5-1m, trên toàn thân đều có lông trắng mềm. Bông hoa cúc trắng chủ yếu mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá với đường kính khoảng từ 2,5-5cm, màu trắng đẹp mắt.
Hoa cúc trắng thường chủ yếu được thu hoạch bắt đầu từ khi hoa chưa nở và phơi khô ở nhiệt độ bóng râm hoặc sấy khô bông hoa cúc bắt đầu từ nhiệt độ thấp. Cứ khoảng 5-6kg hoa cúc tươi thì cho ra đời khoảng 1kg hoa cúc khô.
Hoa cúc trắng cũng được phân loại làm nhiều loại khác nhau như hoa cúc trắng dại, hoa cúc trắng họa mi, hoa cúc trắng baby, hoa cúc trắng mini, hoa cúc trắng nhụy vàng, hoa cúc trắng nhụy xanh…
CÁCH TRỒNG HOA CÚC TRẮNG BẰNG HẠT
Hoa cúc trắng là giống cây thân thảo lâu năm, có củ, dễ trồng, dễ chăm sóc và đặc biệt là không kén đất. Hoa cúc trứng có thể trồng quanh năm nhưng phù hợp nhất là được trồng vào mùa thu, khi thời tiết mát mẻ và có nắng nhẹ.
Chuẩn bị trước trồng hoa cúc trắng bằng hạt
– Hạt giống hoa cúc trắng: Việc tìm mua hạt giống hoa cúc trắng không quá khó. Bạn có thể tìm mua hạt giống tại các cửa hàng, siêu thị hạt giống chất lượng, uy tín và nếu như đảm bảo về chất lượng của hạt giống sẽ giúp cây phát triển, hoa dày dặn và khỏe mạnh.
– Đất trồng hoa cúc trắng: Bạn nên chọn loại đất thịt hoặc đất phù sa mới vì hoa cúc trắng thường có bộ rễ chùm ăn ngang, đất cần đảm bảo đủ dinh dưỡng, đất tơi xốp, đã được thoát nước, xử lý mầm bệnh, đất nên có độ pH khoảng từ 6-6,5.
– Khay ươm: Bồn hoa, chậu hoa hoặc luống hoa đã làm đất sẵn.
– Bình tưới nước cho cây.
Cách trồng hoa cúc trắng bằng hạt
– Thời vụ để gieo: Tốt nhất nên gieo khi thời tiết mát mẻ, dễ chịu
– Sau khi đã chuẩn bị đất và giá thể xong thì nhẹ nhàng sắc hạt vào bề mặt đất, chỉ nên rắc nhỏ một lớp đất mỏng lên bên trên.
– Dùng bình tưới, xịt nhẹ nhàng để làm đất ẩm, tránh tưới mạnh cho đất khiến hạt bị vùi sâu và khó nảy mầm.
– Nên tưới nước mỗi ngày 1 lần, sau khoảng 5-10 ngày thì hạt sẽ ra ho và nảy mầm.
– Tiếp tục chăm sóc cho đến khi cây con cao khoảng chừng 5-7cm, có từ 5-7 lá nhỏ thì nên tách riêng ra trồng. Chú ý, nên tưới vào buổi chiều râm mát để trồng. Sau khi đã trồng xong thì phủ quanh gốc cây bằng mùn rơm rồi tưới nước đẫm cho cây.
Chăm sóc cây hoa cúc trắng sau khi trồng
– Tưới nước 1 lần cho cây vào buổi sáng sớm mỗi ngày.
– Sau khi cây đã được chuyển sang chậu mới hoặc trồng trên luống khoảng 2 tuần thì nên thực hiện bón thúc bằng phân NPK, hòa loãng cùng với nước sạch, mỗi ngày nên tưới 1 tuần 1 lần.
– Thực hiện thường xuyên vun đất, làm cỏ khi cây còn nhỏ. Sau khi cây đã lớn (khoảng chừng sau khi trồng từ 40 ngày) thì chỉ cần nhổ cỏ cho cây, mà không cần xới.
– Khi cây hoa cúc trắng bắt đầu bước vào giai đoạn trưởng thành thì cần phải thực hiện bấm và tỉa các cành nhánh phụ, nụ phụ để giúp cây tập trung phát triển dinh dưỡng nuôi hoa.
– Khi cây bắt đầu ra nụ thì thực hiện bón thêm phân vi sinh hoặc một số loại phân để kích thích tăng trưởng khác.
– Các loại sâu bệnh như đốm lá, sâu đục thân, nấm mốc sẽ thường rất hay gặp trong quá trình phát triển của cây hoa cúc trắng.
– Sau khoảng từ 70-80 ngày thì cây hoa cúc trắng sẽ cho hoa nở rực rỡ.
HOA CÚC TRẮNG CÓ Ý NGHĨA GÌ?
Ý nghĩa của hoa cúc trắng trong cuộc sống
– Hoa cúc trắng tượng trưng cho sự hiếu thảo
Hoa cúc trắng được cho là loại hoa giúp tượng trưng cho sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Ý nghĩa loài hoa cúc trắng xuất phát từ sự tích hoa cúc trắng, chỉ vì muốn mẹ sống thật lâu nên người con đã ngồi xé thật nhỏ từng cánh hoa. Bởi số cánh hoa trên bông hoa sẽ gắn liền với ngày sống trên cõi đời này của người mẹ.
– Hoa cúc trắng tượng trưng cho sự mạnh mẽ cùng sức sống mãnh liệt
Hoa cúc trắng tuy mỏng manh nhưng không yếu đuối, có thể mọc ở bất cứ đâu, thậm chí là mọc dại ở ngay ven đường hoặc những bài đất trống mà không cần phải chăm sóc. Đây cũng là giống hoa nở quanh năm, dù đó là mùa hè nóng bức hay mùa đông giá lạnh. Vì thế, ý nghĩa loài hoa cúc trắng nhỏ nhắn này luôn tượng trưng cho sức sống mạnh mẽ và mãnh liệt.
– Hoa cúc trắng tượng trưng cho sự giản dị và thanh cao
Cúc trắng vốn là một trong 3 loài hoa xếp vào hàng tứ quý của văn hóa Việt Nam. Hoa cú trắng thể hiện cho sự giản dị và thanh cao, tinh thần cao thượng, muốn xa lánh chốn bon chen, thị phi, không mang danh lợi phù phiếm để tìm đến cuộc sống bình dị. Cũng có thể nói, hoa cúc trắng là sự tượng trưng cho người quân tử.
Ý nghĩa hoa cúc trắng trong tình yêu
Hoa cúc trắng mang đến ý nghĩa đại diện cho tình yêu thuần khiết, trong sáng, chung thủy và cao thượng. Cùng một số loài hoa khác như hoa cúc họa mi, hoa cúc tana hay hoa thạch thảo, hoa cúc trắng sẽ là sự lựa chọn vô cùng hoàn hảo cho những dịp quan trọng như lễ tình nhân, sinh nhật hoặc những dịp đặc biệt khác.
Ý nghĩa hoa cúc trắng trong đám tang
Hoa cúc trắng cũng thường được dùng để bày tỏ sự mong muốn, tiếc nuối, hi vọng mang đến những điều tốt đẹp hơn. Vì thế, người ta thường lựa chọn hoa cúc trắng cho người mất hoặc hoa cúc trắng cắm bàn thờ để gửi lời chia buồn, bày tỏ sự tiếc nuối, chia sẻ, lòng thành kính, biết ơn người đã khuất.
Dùng hoa cúc trắng làm trà
Ngoài việc dùng để làm cảnh, hoa cúc trắng thường dùng để làm trà, trà hoa cúc trắng còn có tác dụng chữa bệnh. Người ta thường ngắt búp hoa cúc trắng khi nở rồi phơi hoặc sấy khô. Trà hoa cúc trắng có tác dụng gì? Hoa cúc sấy khô có chứa hoạt chất Bisabolol mang đến rất nhiều công dụng cho sức khỏe như chống viêm, chống vi khuẩn hoặc chống kích ứng cho da. Ngoài ra, hoạt chất Bisabolol còn có tác dụng giúp phục hồi da, giảm kích ứng dành cho da nhạy cảm, giúp phụ nữ sở hữu làn da rạng ngời.
Nên uống trà hoa cúc trắng hay vàng? Bất kì loại hoa cúc nào cũng mang đến tác dụng dành cho sức khỏe nên tùy theo sở thích của bạn mà bạn hãy chọn loại trà hoa cúc cho phù hợp.
Với việc trồng hoa cúc phổ biến như hiện nay thì vấn đề mua hoa cúc trắng ở đâu không còn quá khó khăn, ngay các khu chợ, bán hàng rong hay các cửa tiệm hoa cũng đều bán loại hoa cúc này.
Cá Neon tên tiếng anh là Paracheirodon innesi thuộc bộ và họ cá chim trắng Characiformes với thân hình nhỏ, với màu sắc xanh đỏ chủ đạo ưa nhìn, bơi theo đàn rất đẹp nên được rất nhiều người ưa chuộng. Hầu hết, giống cá này là giống cá ngoại, nguồn gốc ở Nam Mỹ và nhập vào Việt Nam từ những năm 90.
Khi được chiếu đèn vào thì cá Neon sẽ phát sáng từ vạch xanh dọc theo lưng, nhìn rất long lanh, đẹp,
Cá neon là loài cá chủ yếu sống trong môi trường nước sạch, giàu oxy hòa tan và không gian rộng rãi. Nếu như không đáp ứng đủ các yếu tố về môi trường sống như bên trên, cá sẽ có màu sắc nhợt nhạt và dễ chết.
Đặc điểm các loại cá Neon
Cá Neon Vua ( đỏ)
Cá Neon vua hay Neon Hoàng Đế với đặc trưng là màu đậm, sặc sỡ hơn cá Neon thường. Vạch xanh ở giữa thân chạy dài từ đầu tới cuối đuôi, kích cỡ lớn hơn, có chiều dài lên tới 4-5cm.
Giá cá Neon vua đắt hơn giao động tầm 25.000 đồng/ đôi
Cá Neon thường ( xanh)
Ca Neon thường hay Neon xanh màu nhạt hơn, vạch xanh chỉ từ đầu đến quá nửa người, không tới sát đuôi, kích thước nhỏ hơn khá nhiều
Phân biệt cá Neon thường và Neon vua dựa trên màu sắc và vạch xanh, đỏ. Cá Neon thường có vạch xanh từ đầu đến gần đuôi, vạch đỏ từ đuôi đến giữa thân, còn Neon vua thì vạch xanh đỏ từ đầu đến sát đuôi, màu sặc sỡ hơn
Giá cá Neon thường giao động từ 10-15.000đ/ đôi
Cá Neon Kim Cương
Là loại cá hiếm xuất hiện trên thị trường với đặc điểm đầu xanh ngọc, người trắng và phần đuôi đỏ.
Cá Neon đen
Cá Neon đen với đặc trưng là bạch đen từ mang cá xuống sát đuôi, với kích cỡ khá lớn có thể từ 5-6cm
Giá cá neon đen dao động từ 10-20.000/ đôi
Cá Neon vàng
Cá Neon vàng với đặc trưng màu vàng, loại này cũng khá hiêm trên thị trường so với các loại trên.
Cá neon có dễ nuôi không?
Cá Neon khá dễ nuôi và không yêu cầu cao về đặc tính nước, có thể sống hòa hợp với nhiều loài cá thủy sinh khác như bảy màu, mún, ngựa vằn…
Cá neon nuôi chung với cá nào?
Cá Neon với đặc tính hiền lành, bơi theo đàn, có thể sống với đa phần các cá khác cùng kích cỡ như mún, bảy màu, bã trầu, kiếm, trâm…Cá neon cũng có thể nuôi chung với tép. Tuy nhiên tép mới đẻ có thể bị cá ăn thịt.
Hướng dẫn cách nuôi cá Neon sau khi mua về
Chọn bể nuôi cá Neon
Bể nuôi cá neon nên > 50cm để cá có thể thoải mái bơi. Cá Neon thường bơi theo đàn nên bạn cần mua khoảng từ 15 đến 20 con để chúng có thể chơi với nhau.
Neon là một loài cá cũng khá nhạy cảm với ánh sáng. Bạn nên chú ý không để bể cá ở nơi quá tốt hoặc quá sáng. Ánh sáng quá tối sẽ không làm nổi bật màu sắc của cá neon vua. Ngược lại, nếu ánh sáng quá mạnh sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của cá.
Nuôi cá neon cần phải có lọc để giữ nước sạch và lọc bỏ thức ăn, cặn bã thừa, tránh tình trạng cá bị nấm.
Môi trường nước
Về nhiệt độ nước trong bể cá cần phải duy trì ở mức từ 20 đến 26 độ C. Độ cùng của nước khoảng từ 5 đến 20 dH và độ pH phù hợp nhất là từ 5 đến 7. Bạn có thể mua các loại giấy đo độ dH và pH ở hiệu thuốc hoặc ở những nơi bán đồ nuôi cá đều có.
Cách xử lý sau khi mua về
Trước khi mua cá Neon về bạn sẽ cần chuẩn bị một môi trường thích nghi ban đầu cho cá bằng các bước như sau: Bước 1: Bạn chuẩn bị một thùng xốp có chứa nước. Tiếp theo bạn thả các loại rong rêu dư thừa vào trong thùng xốp đó. Bước 2: Bạn thả ba chiếc lá bàng khô ( nhớ rửa sạch ) vào thùng xốp và ngâm trong vòng 3 đến 4 ngày. Đợi cho nước bên trong thùng chuyển sang màu ngả vàng đậm. Lá bàng thì bạn cứ để yên trong đó, trừ khi lá quá mục thì vớt ra và cho lá bàng khác vào. Tại sao cần có bước cho lá bàng ngâm vào nước? Đó là vì nước lá bàng có khả năng làm giảm độ pH và sát khuẩn rất tốt. Đây là môi trường lý tưởng theo kinh nghiệm của nhiều người nuôi cá chỉ dẫn khi xử lý cá sau khi mua về. Bước 3: sau khi mua cá Neon về, bạn hãy thả chúng vào thùng xốp đã chuẩn bị bên trên và nuôi chúng trong vòng 2-3 ngày, cho cá ăn ít và chỉ cho ăn 1 lần/ 1 ngày. Môi trường nước bằng lá bàng ban đầu sẽ giúp cho cá ổn định và khỏe mạnh hơn cho quá trình nuôi sau này. Cá cũng sẽ thích nghi được với môi trường nước và trở nên lì lợm hơn, không bị yếu. Sau 3 ngày, bạn hoàn toàn có thể chuyển cá sang bể thủy sinh mini và nuôi bình thường.
Làm tốt bước này thì cá sẽ rất khỏe, ko bị bệnh, và ko lây bệnh sang cá trong bể.
Thức ăn cho cá Neon
Thức ăn cho cá Neon khá đơn giản nên khi bạn không phải quá lo lắng. Cá Neon là loài cá thích ăn tạp. Chúng thường ăn mùn bã từ thực vật, các con côn trùng, giáp xác, bobo, trùn chỉ hoặc các loại thức ăn viên có kích cỡ nhỏ.
Kỹ thuật nuôi cá Neon sinh sản
Cá Neon là một trong những loại cá khó đẻ và đòi hỏi rất nhiều vào yếu tố môi trườngvà kỹ thuật nuôi. Hiện tại ở Việt Nam đã nuôi sinh sản được loài cá neon khó tính này Loài cá này khi đã trưởng thành sẽ có chiều dài từ 3 đến 5 cm. Giữa các đợt đẻ, bạn cần tách riêng đực và cái để có chế độ nuôi vỗ.
Trong tự nhiên, cá bố mẹ sẽ làm tổ ở những nơi có thực vật nổi và ít ánh sáng để ẩn nấp. Còn trong sinh sản nhân tạo như bạn nuôi, những bể nuôi chứa khoảng 20 đến 30 lít nước, căng một tấm lưới các phần đáy vài cm để cá bố mẹ không ăn trứng. Đồng thời, trong bể bạn cần đặt một ít rong và các loài thực vật thủy sinh khác để tạo chỗ trú ẩn giống như tự nhiên, bên ngoài thì che hoặc giảm một chút ánh sáng là tốt nhất.
Bên cạnh đó, đừng quên dùng máy lọc nước tuần hoàn để có thể loại bớt được tinh dịch gây ô nhiễm. Lưu ý rằng, không cho cá ăn khi cá bố mẹ đã được tách ra và chờ đẻ vào sáng hôm sau. Nhưng nếu sau ba ngày, cá vẫn chưa đẻ thì cho vào để để nuôi vỗ lại. Vậy làm sao để nhận biết được cá Neon đẻ?
Khi đẻ, cá bố sẽ dùng miệng thúc vào cá mẹ, đồng thời bơi ngang trước cá mẹ và rung rung các vảy, sau đó sẽ bơi vào các lùm thực vật. Cá mẹ sẽ bơi theo cá bố, cả hai ép sát vào nhau bằng cách dùng vây ngực giữ chặt nhau. Cá bố sẽ dùng các vây hậu môn để móc vào vây của cá mẹ. Cặp cá sẽ xoay tròn theo trục thân rồi phóng tinh và trứng ra, khi đó trừng sẽ rớt xuống đáy hoặc đọng vào lá. Mỗi lần đẻ cá Neon sẽ đẻ từ 100 đến 300 trứng, mỗi vụ sẽ có từ 4 đến 6 lần đẻ. Bạn nên dùng chất chống nấm trong bể bởi vì trứng cá rất dễ bị bệnh nấm. Trứng cá cũng nở rất nhanh sau 24 đến 36 giờ, sau khoảng 5 đến 6 ngày cá sẽ bắt đầu bơi và tìm kiếm mồi tự do.
Các loại bệnh mà cá Neon hay gặp phải
Cá Neon bị nấm, thối thân
Đây là dấu hiệu của nước bị dơ bẩn, không ổn định vi sinh. Cần khắc phục triệt để bằng cách tạo vi sinh, giữ cho nước luôn sạch bằng hệ thống lọc. Chỉ cần giữ nước sạch là cá sẽ hết nấm, hoặc có thể tách cá ra tắm muối hoặc ngâm với lá bàng.
Cá Neon bị sình bụng, xù vảy
Nguyên nhân do cá cho ăn nhiều, không tiêu, cần giảm lượng thức ăn xuống, bổ sung thêm vi sinh vào bể.
Cách trồng dưa lưới không yêu cầu quá nhiều về kỹ thuật, thậm chí là bạn có thể tự trồng tại sân thượng trong ngôi nhà của bạn. Nếu như lần đầu trồng dưa lưới và vẫn đang loay hoay tìm cách thì hãy tham khảo ngay những hướng dẫn sau đây của chúng tôi nhé.
Dưa lưới xuất xứ tại Nhật Bản mang đến hàm lượng dinh dưỡng khổng lồ có ích cho sức khỏe con người. Theo Wikipedia, dưa lưới(tên khoa học là Cucumis melo L), thuộc họ bầu bí (Cucurrbiaceae), là loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn nhưng lại mang đến hiệu suất cao, có thể trồng được trong nhiều vụ.
Trong thịt quả dưa chủ yếu là màu vàng da cam nghiêng vàng đỏ. Hiện nay, dưa lưới đang được trồng phổ biến tại các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Rất nhiều người đã trồng dưa lưới trong thùng xốp hay chậu to thành công, thu hoạch nhiều quả.
Chuẩn bị trồng
Thời vụ phù hợp trồng dưa lưới
Dưa lưới vốn là loại cây chịu lạnh kém, ưa nhiệt nên chủ yếu được trồng khi thời tiết ấm áp hoặc vào mùa nắng. Có 2 thời điểm phù hợp nhất để trồng dưa lưới gồm:
Vụ Xuân Hè: Bắt đầu trồng từ tháng 2 đến khoảng đầu tháng 3 và thu hoạch vào khoảng tháng 4, tháng 5.
Vụ Thu Đông: Bắt đầu trồng từ tháng 8, tháng 9 và thu hoạch vào khoảng tháng 11, tháng 12.
Trong thời gian này, vẫn có thể đan xen giữa 2 vụ với thời gian khoảng từ tháng 2 đến tháng 9. Không nên trồng dưa vào thời gian lạnh vì cây có thể kém phát triển, nhiều sâu bệnh, quả nhỏ và cây kém phát triển, cho năng suất và chất lượng thấp.
Lựa chọn hạt giống dưa lưới
Dưa lưới có rất nhiều loại hạt giống và chủng loại khác nhau, tốt hơn hết, bạn nên chọn loại hạt phù hợp nhất với vùng miền, khí hậu và đất của mình. Lựa chọn những hạt giống F1 thuần chủng mặc dù có giá đắt hơn một chút (mức giá giao động từ 500đ-1000đ/ hạt hoặc 5000đ-7000đ/hạt) nhưng chúng sẽ mang đến tỷ lệ nảy mầm cao, cho chất lượng quả tốt. Nếu như những hạt giống lai ghép sẽ mang đến tỷ lệ nảy mầm thấp, chất lượng thấp. Bạn nên mua hạt giống tại những cửa hàng bán hạt giống uy tín là tốt nhất.
Chuẩn bị đất trồng dưa lưới
Đất trồng mang đến nhiều dinh dưỡng sẽ giúp cây đạt hiệu quả cao, ví dụ như đất tribat, đất phù sa, đất cát pha và thịt nhẹ. Ngoài ra, đất cần phải đảm bảo về tính thoát nước, tơi xốp, giữ ẩm tốt. Tại những cửa hàng cây giống cũng có bán đất trồng dưa lưới hoặc bạn cũng có thể tự làm đất hữu cơ bằng cách như:
Cách 1: Trộn khoảng 40% than bùn+ 30% tro trấu + 30% mùn hữu cơ. Sau khi trộn xong thì bón lót thêm bằng phân Dynamic với tỉ lệ 3-4-4 với lượng bón lót khoảng 50g/chậu (nên trộn thật đều trước khi thực hiện trồng).
Cách 2: Sử dụng xỉ than tổ ong, ngâm trong nước 1 ngày 1 đêm. Cứ khoảng vài tiếng bạn lại thay nước một lần để giúp loại bỏ tạp chất trong than. Sau đó, vớt xỉ than tổ ong ra ngoài đật thật vụn, trộn kèm đất + trấu. Tỉ lệ trộn sẽ là: 40% đất + 40% xỉ than + 20% trấu. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho thêm phân bò, phân gà, xơ dừa đã ủ hoai mục để giúp tăng chất dinh dưỡng trong đất.
Chú ý: Đất trồng dưa lưới nên được luân canh liên tục để đất không bị cạn kiệt chất dinh dưỡng, tiềm ẩn sâu bệnh hại. Nếu trồng ở ruộng, vườn, nên thu gom cây cũ, cỏ dại, rơm rạ và tiêu hủy. Sau đó rải vôi, phun thuốc để làm sạch trứng, ấu trùng, nhộng. Trên đất phải bổ sung tro trấu, phân chuồng để giúp làm tăng chất dinh dưỡng.
Chuẩn bị thùng xốp hoặc chậu to
Nếu muốn cây ra nhiều quả to, đẹp thì cần chọn thùng xốp to. Có thể mua mua xốp này tại các cửa hàng hoa quả hay các cửa hàng cá, hải sản. Giá sao động tầm 20-40k/ thùng với kích cỡ 50x50x30cm
Lựa chọn vị trí để trồng dưa lưới
Đặc tính của dưa lưới vốn là loài ưa sáng ngoài trời nên cần trồng tại vị rộng, nhiều nắng. Thông thường, trồng dưa lưới ngoài ruộng, trồng tại khu vườn rộng. Nếu bạn không có vườn rộng, có thể trồng trong chậu hay thùng xốp đặt ở khoảng sân rộng trước nhà hoặc tại sân thượng hoặc ban công.
Nếu như những khu vực này có diện tích quá bé, bạn không nên trồng dưa lưới vì nếu trồng tại không gian hẹp thiếu ánh sáng, cây sẽ cho ra quả bé và chất lượng quả không cao.
Khoảng cách trồng dưa lưới là 50cm để cây có không gian leo, đón nhận đủ ánh sáng. Cứ cách 50 cm lại đặt 1 thùng xốp hoặc chậu
Cách trồng dưa lưới bằng thùng xốp
Trước khi thực hiện những bước trong cách trồng dưa lưới bằng hạt, bạn cần phải trải qua khâu gieo hạt và tách cây con.
Bước 1: Hướng dẫn ươm hạt
Tùy theo hạt giống mà bạn chọn, nếu như như hạt giống F1 thì bạn không cần phải ngâm ủ mà có thể ươm trực tiếp vào đất. Đối với những loại hạt giống khác, bạn cần phải ngâm hạt trong khoảng 2 tiếng với nhiệt độ nước từ 28-32 độ C rồi ủ trong khăn ẩm khoảng từ 24-36 giờ.
Hạt giống của dưa lưới sau khi ủ sẽ được cho vào bầu ươm hoặc khay ươm. Bạn hãy đào mỗi lỗ trên bầu hoặc khay rồi đặt hạt vào và phủ một lớp đất nhỏ.
Hạt giống trong từng lỗ cần phải được che mưa nắng, tránh côn trùng xâm phạm và ươm trong khoảng 10-14 ngày. Đến khi nào hạt giống lên lá thứ 2 thì mới tiến hành trồng.
Lưu ý: Cần phải dùng bình xịt để tưới cho đều và an toàn cho hạt nảy mầm, luôn đảm bảo độ ẩm trong đất.
Bước 2: Trồng cây con vào thùng xốp
Sau khi hạt ươm cho 2 lá thì bắt đầu tiến hành đưa ra đất trồng. Khi trồng trong thùng xốp thì mỗi thùng 1 cây theo khoảng cách là 0,5m để cây phát triển tốt nhất.
Bạn có thể thực hiện đào một lỗ nhỏ rồi nhẹ nhàng tháo bầu ươm, đặt cây con vào vị trí vừa đào lỗ. Trong quá trình tháo bầu ươm cần làm nhẹ nhàng, tránh đứt rễ khiến cây bị chột.
Tiếp tục, dùng tay nén nhẹ nhàng đất vào bầu ươm, xung quanh gốc và tưới đẫm nước cho cây. Cây con cần phải được trồng vào thời điểm khô ráo, mát mẻ vào buổi chiều mát hoặc khi nắng đã tắt. Mỗi ngày tưới 2 lần, đảm bảo lượng nước vừa đủ để cây thích nghi và phát triển.
Bước 3: Chăm sóc cây dưa lưới sau khi trồng
Tưới nước: Vốn là giống cây không cần quá cầu kỳ chăm sóc. Khi ở giai đoạn vẫn là cây con, bạn không cần phải tưới nhiều nước, chỉ cần tưới đủ ẩm đất là được. Khi cây ra khoảng 3-4 lá, bạn nên tưới khoảng 0,5-0,7 lít nước/cây/ngày. Nếu như những ngày quá nắng nóng, thì cần tưới tăng hơn. Và những ngày ẩm trời, nên rút bớt lượng nước để tránh tình trạng bị úng và thối rễ.
Bấm ngọn: Chăm sóc đến khi cây được khoảng 5-6 lá thì bắt đầu thực hiện bấm ngọn, những nhánh to khỏe nhất thì để lại. Công việc bấm ngọn này sẽ vẫn tiếp tục cho đến khi cây được khoảng 15-16 lá với nhanh nhỏ hơn. Việc bấm ngọn này sẽ giúp cây tập trung phát triển rễ và tập trung chất dinh dưỡng cho việc ra hoa tạo quả.
Lưu ý: Bạn chỉ nên bấm ngọn khi thấy thật cần thiết và thực hiện công việc này vào sáng sớm để giúp tránh cho các mầm bệnh bị sản sinh, các vết thương hở trên cây.
Bón phân: Tùy theo từng giai đoạn phát triển mà nhu cầu dinh dưỡng của cây cũng khác nhau. Ở giai đoạn đầu, cây cần phải có nhiều phân đạm. Ở giai đoạn tạo hoa đậu quả thì cần nhiều phân lân và ở giai đoạn chuẩn bị thu hoạch cần nhiều kali.
Chú ý: Nếu cây được 3-4 lá thì bạn tưới đạm loãng, có thể hòa cùng nước. Tưới đạm ở thời điểm này sẽ giúp cây ra lá nhanh và vươn dài. Nếu cây đã bắt đầu ra nhiều lá và nụ non. Bạn tưới đạm:lân:kali theo tỉ lệ 3:1:2 hòa cùng với nước để tưới cho cây. Nếu cây bắt đầu có quả non nhú thì cần phải tăng tỉ lệ phân lên khoảng bằng khoảng ⅔ so với trước để hỗ trợ khả năng tạo quả.
Bước 4: Tạo giàn leo
Làm giàn: Cần phải có biện pháp dùng dây treo hoặc giàn để làm giảm sức nặng của trái dưa. Làm giàn khi cây bắt đầu xuất hiện 5-6 lá. Bạn có thể dùng đến cọc tre, thanh gỗ để cây leo giàn
Nếu trồng tại ban công, bạn cũng có thể tận dụng luôn hàng rào này để cho cây leo bằng cách dùng dây nilon buộc ngọn cây vào thanh hàng rào đó. Còn nếu bạn muốn trồng dưa lưới lâu dài, có thể đầu tư ngay một giàn bằng lưới sắt cố định.
Bước 5: Thụ phấn
Chăm sóc khi cây thụ phấn: Sau khi cây ra hoa, cây sẽ thụ phấn trong khoảng 3-5 ngày. Nếu như số lượng quá ít có thể thụ phấn bằng tay, nếu quá nhiều hoa thì có thể nhờ đến sự giúp đỡ của ong. Ngoài ra, cách trồng dưa lưới hiệu quả là bạn không nên để lại quá nhiều quả 1 cây, chỉ nên để mỗi cây 1 quả. Do trọng lượng dưa lưới khá nặng nên sẽ khiến cây không trụ nổi. Bên cạnh đó, làm như vậy sẽ khiến quả dưa thêm thơm ngon hơn.
Lưu ý sâu bệnh
Theo dõi bất kỳ mảng trắng, phấn hoặc đốm lá, rệp trên thân cây của bạn, đó là dấu hiệu của phấn trắng. Nếu cây của bạn bị nhiễm phấn trắng, hãy loại bỏ tất cả các bộ phận của cây bị ảnh hưởng và phun thuốc diệt nấm pha loãng vào sáng sớm.
Thu hoạch dưa lưới
Dưa lưới thường thu hoạch được sau khoảng 3 tháng trồng. Quả dưa lưới chín sẽ có màu trắng ngà, gân lưới xuất hiện thấy rõ hơn. Nhìn theo phần cuống của quả sẽ thấy những vết nứt xung quanh. Lưu ý là trước khoảng 5-7 ngày thu hoạch, bạn ngưng tưới nước để dưa ngọt hơn.
Với những kiến thức về cách trồng dưa lưới trên đây, hy vọng bạn sẽ trồng được vườn dưa đạt năng suất và chất lượng cao.
Cách trồng cà chua cũng vô cùng đơn giản, không cầu kỳ như nhiều loại cây khác. Do vậy, cà chua đang được trồng rộng rãi tại vườn, trong thùng xốp, thậm chí là trong các chậu cây cảnh để trang trí.
Trong thành phần của cà chua rất giàu vitamin A, C, K, magie, niacin, phospho, đồng, kết hợp cùng các vi chất cần thiết khác để duy trì cho người dùng một sức khỏe thật tốt. Bạn có thể thưởng thức cà chua sống bằng cách làm salad, kẹp ăn cùng bánh mì, sinh tố, thậm chí là nấu canh, nấu soup, chế biến các món ăn… Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn cách trồng cà chua đơn giản tại nhà nhưng lại vô cùng sai quả và tươi ngon.
Chuẩn bị trước khi trồng cà chua
Nguyên liệu và dụng cụ
Hạt giống cà chua
Đất tơi xốp
Khu vực trồng hoặc vật liệu trồng: thùng xốp, chậu…
Phân bón
Thời điểm nên trồng cà chua
Cà chua có khả năng sinh trưởng và phát triển rất tốt nên hầu như quanh năm đều có thể trồng cà chua. Tuy vậy, muốn cây ra hoa, đậu quả và mang đến năng suất cao thì bạn nên chọn thời vụ trồng cà chua phù hợp.
Vụ 1 (vụ sớm nhất trong năm): Bắt đầu trồng từ khoảng tháng 7-8 và thu hoạch sẽ vào khoảng cuối tháng 10-12.
Vụ 2 (vụ chính trong năm): Bắt đầu trồng vào khoảng tháng 9-10 và thu hoạch sẽ vào khoảng tháng 2-3 năm sau.
Vụ 3 ( vụ muộn nhất trong năm): Bắt đầu trồng từ khoảng tháng 11-12 và thu hoạch sẽ vào khoảng tháng 3-4 năm sau.
Lựa chọn hạt giống cà chua
Bạn nên lựa chọn hạt giống muốn trồng vì cà chua có khá nhiều loại như: cà chua bi, cà chua Đà Lạt, cà chua có hình giống quả lê, cà chua anh đào có hình tròn và vị ngọt, cà chua bát (loại to) có vị chua thường bán ngoài chợ… Màu sắc của cà chua cũng rất đa dạng, từ đỏ đến vàng, kích thước nhỏ giống quả nhỏ đến to như quả cam hay quả bưởi (dòng cà chua Amana Orange, Beefsteak, Rosso Sicilian Organic…)
Tốt hơn hết là bạn nên chọn trồng những loại giống cà chua đã phổ biến và được ưa chuộng tại Việt Nam như cà chua hữu cơ. Những cây giống cà chua hữu cơ thường đã được 1 tháng tuổi và được bán tại các cửa hàng cây giống. Còn nếu như trồng bằng hạt thì bạn nên gieo trước 1 tháng để kịp thời vụ trồng.
Lựa chọn vị trí để trồng cà chua
Cà chua vốn là một loại cây ưa sáng, vì thế, bạn cần phải tìm được vị trí trồng thật thích hợp, có nhiều ánh nắng, thoáng gió, ánh nắng đầy đủ vào buổi sáng và buổi chiều. Vị trí này cần đảm bảo nằm trong khu vực chiếu sáng khoảng từ 6-8 tiếng mỗi ngày.
Bạn không nên trồng cà chua tại khu vực thiếu nắng, ẩm thấp vì ở những vị trí này sẽ khiến cây dễ bị bệnh, quả bé, ít quả. Trong khi đó, nếu được cung cấp đầy đủ điều kiện về ánh sáng, cà chua sẽ cho quả thơm ngon và chín mọng.
Vì thế, nếu như trồng trong vườn, bạn nên chọn khu vực có đất vườn rộng, cạnh bờ tường hoặc dưới các tán cây. Nếu như trồng tại nhà thì nên đặt cây trên sân thượng, hành lang hoặc ban công.
Đất để trồng cà chua
Lựa chọn loại đất hữu cơ, giàu chất dinh dưỡng, đã được phơi ải để loại trừ sâu bệnh là phù hợp nhất. Nếu như không có đất trong vườn, bạn có thể ra những tiệm cây cảnh để mua đất.
Đối với những bạn tự làm đất, bạn có thể trộn thêm trấu và đất trộn để giúp làm tăng độ tơi xốp. Bổ sung phân gà đã ủ hoai mục hoặc phân bò, phân chuồng hữu cơ sẽ giúp làm đất tơi xốp. Trước khi trồng nên phơi nắng đất vài ngày để giúp hạn chế sâu bệnh.
Hướng dẫn cách trồng cà chua tại nhà
Cách trồng cà chua cũng như những loại cây khác, có thể trồng bằng hạt giống, bằng quả hoặc bằng cây con.
Cách trồng cà chua bằng hạt giống
Bước 1: Sau khi đất đã tơi xốp và có nhiều chất dinh dưỡng thì bạn hãy cho cà chua vào các chậu ươm đã chuẩn bị sẵn.
Bước 2: Tiếp theo, bạn rải hạt cà chua lên đất và tưới phun sương nhẹ cho đến khi ẩm đất.
Bước 3: Đặt chậu nơi có đầy đủ ánh sáng chiếu vào.
Bước 4: Chờ ngày hạt nhú mầm và trổ lá (sau khoảng 1 tháng thì cây con hoàn thiện). Trong thời gian này, nhớ chú ý tưới phun sương để đất không bị khô khiến mầm bị chết hoặc héo.
Cách trồng cà chua bằng hạt từ quả tươi
Ngoài ra, cũng có một cách khá hay hiện đang được áp dụng bằng cách trồng từ quả cà chua tươi. Bạn chỉ cần chọn 1-2 quả cà chua mọng, đỏ tươi, đã chín già.
Bước 1: Thái quả cà chua thành những lát mỏng với độ dày vừa đủ
Bước 2: Đặt những lát cà chua đã thái mỏng này vào chậu ươm (đất tơi xốp đã chuẩn bị sẵn như cách trồng bằng hạt).
Bước 3: Phủ thêm một lớp đất nhỏ lên phía trên những lát cà chua này
Bước 4: Tưới phun sương cho đất trong chậu mỗi ngày, sau khoảng 7-10 ngày thì hạt sẽ nảy mầm
Bước 5: Sau khoảng 1 tháng, bạn hãy đưa cây ra vườn hoặc những thùng xốp để trồng.
Cách trồng cà chua từ cây giống con
Với những bạn muốn trồng luôn, có thể mua luôn cây giống từ các cửa hàng cây giống con.
Yêu cầu: Cây con phải đạt đủ chiều cao từ 10-25cm trước khi trồng sang chậu mới hoặc đất mới.
Thực hiện:
Bước 1: Làm đất tơi xốp và khoét 1 lỗ nhỏ rồi cho cây vào (áp dụng trên đất tại vườn, thùng xốp hoặc chậu). Mỗi lỗ nhỏ cách nhau khoảng từ 50-70cm.
Bước 2: Đặt cây cà chua xuống, độ sâu khoảng 50% thân cây (1/2 thân cây. Phần thân dưới sẽ mọc thêm rễ để cây thêm chắc khỏe và có thể phát triển tốt hơn.
Bước 3: Tưới nước ẩm lên đất.
Lưu ý: Nếu trồng cây trong chậu hoặc thùng xốp thì nên cho cây ra ngoài tiếp xúc ánh nắng dần dần, sau đó mới tiếp tục cho cây tiếp xúc ánh nắng hoàn toàn từ 6-8h/ngày. Ngoài ra, nên đục thủng lỗ của chậu hoặc thùng xốp để cây thoát nước, nếu không cây sẽ ngập úng.
Chăm sóc cà chua sau khi trồng
Tưới nước
Trong khoảng 7-10 ngày đầu tiên nên tưới nước đều đặn cho cà chua, tùy theo diện tích trồng hoặc khu vực trồng mà nên tưới nước cho ẩm đất, không nên tưới nhiều vì sẽ làm ngập úng. Nếu trồng trong thùng xốp, chậu thì nên tưới khoảng 0,5l nước/ ngày. Sau 10 ngày thì tăng thêm lượng nước lên, nên tưới vào buổi sáng hoặc tầm 4-5 giờ chiều để cây khô ráo trước khi trời tối.
Chú ý: Trong thời gian cây ra hoa, đậu quả nên tăng thêm lượng nước lên để giúp cây không bị khô héo và không làm quả non bị rụng. Tuy nhiên, bạn không nên tưới dư thừa nước dễ làm cà chua bị sâu bệnh và tổn hại bộ rễ cây, hãy luôn đảm bảo đất thông thoáng, không bị ngập úng.
Nếu vào mùa mưa, mưa nhiều sẽ khiến cà chua ít quả và quả bị nứt, bạn có thể dùng nước vo gạo để tưới cho cây hàng ngày, sẽ rất tốt.
Bón phân cho cà chua
Cà chua cần có rất nhiều chất dinh dưỡng vì có nhiều thân, lá, quả, đặc biệt là giai đoạn ra hoa trổ quả. Bạn cần phải nhớ rằng, cà chua cần lấy quả chứ không lấy lá nên nếu muốn cây ra nhiều quả, quả mọng, bạn cần phải tập trung bón phân khi cây bắt đầu giai đoạn ra hoa.
Tốt hơn hết bạn nên dùng phân hữu cơ dynamic trong khoảng 2 tuần khi cây đậu quả. Hãy bón thêm mỗi gốc cây khoảng 1 thìa dynamic để giúp cây nuôi quả, nên khi mua phân tại các cửa hàng, bạn nên nhờ họ tư vấn kỹ hơn.
Làm giàn, giá đỡ cho cà chua
Thân cà chua rất yếu và dễ gãy nên việc làm giàn, giá đỡ cho cà chua là hoàn toàn cần thiết. Thời điểm cần làm giàn là khi cây cà chua được khoảng từ 1,5-2 tháng tuổi. Việc làm giàn, giá đỡ có thể dùng bằng gỗ, ống nước, cọc tre hoặc sắt để nâng đỡ.
Kích cỡ và diện tích dàn còn phụ thuộc vào giống cà chua bạn chọn trồng. Nếu chỉ trồng trong chậu nhỏ với giống cà chua quả nhỏ thì chỉ cần dùng cọc thép để đỡ cây nhưng nếu trồng trong vườn thì cần phải dựng cọc gỗ và làm giàn tạo thành khung đỡ..
Phòng trừ sâu bệnh
Cà chua rất dễ bị sâu bệnh, do vậy, phải phòng trừ thật sớm. Một số loại sâu bệnh thường gặp chủ yếu ở cà chua là:
Sâu xám: Thường gặp chủ yếu ở cây con mới trồng, ban ngày ở dưới lòng đất, ban đêm cắn cây. Do vậy, bạn nên phơi thật ải đất trước khi trồng để hạn chế loại sâu bệnh này.
Sâu đục quả: Thường chủ yếu đẻ trứng trên lá, đến khi nở thì con sẽ đục lá và ăn quả cà chua. Cách tốt nhất là bạn nên phun thuốc diệt trừ.
Bệnh sương mai: Là bệnh nấm có thể tấn công trong bất kỳ giai đoạn sinh trưởng nào của cây. Nó sẽ gây ra các đốm xám, mốc trên lá và quả mà sau đó chuyển sang màu nâu. Bệnh lây lan và được hỗ trợ bởi thời tiết ẩm ướt kéo dài.Cách tốt nhất là bạn nên loại bỏ những cây bị nhiễm bệnh.
Ngoài những bệnh kể trên, cà chua thường gặp một số bệnh khác như đốm lá, xoăn lá, nứt quả… Do vậy, nếu gặp bất kì hiện tượng bất thường nào, bạn nên đến các tiệm thuốc bảo vệ thực vật để được mua loại thuốc tiêu diệt triệt để.
Thu hoạch cà chua
Sau khoảng 2 tháng trồng, sau khi quả cà chua chuyển từ xanh sang chín đỏ là bạn có thể thu hoạch ngay. Cà chua chín rất nhanh nên bạn hãy thu hoạch sớm, bạn có thể thu hoạch lúc cà chua có 1 phần xanh và 2 phần chín. Tuy nhiên, khi cà chua chín đỏ là giàu dinh dưỡng nhất.
Phân loại và lưu ý với các giống cà chua khác
Về cơ bản các loại cà chua đều có cách trồng giống nhau, tuy nhiên 1 số loại sẽ có những lưu ý khác nhau.
Cà chua bi
Có tên khoa học là Lycopersicum esculentum Miller, đây là loại cà chua có quả nhỏ, đỏ mọng giống viên bi, quả có vị ngọt, thơm thích hợp với ăn sống hay trộn làm salad
Cây cà chua bi có thể trồng trong các chậu nhỏ, ra nhiều quả, nhìn rất đẹp, có thể trồng để trang trí cho căn nhà của bạn.
Lưu ý khi thu hoạch thì phải chọn quả chín đỏ, không thu hoạch quả xanh, ăn sống sẽ không ngon và dễ bị ngộ độc
Cà chua leo giàn ( bạch tuộc)
Đây là giống cà chua đang nổi trên thị trường, cây mọc leo giàn, cho thu hoạch nhiều quả, nhìn rất đẹp mắt.
Cách trồng cà chua leo giàn thì cần chú ý thêm về đất trồng và giàn leo. Đây là loại cây leo, phát triển mạnh mẽ, ưa nắng nên cần nhiều đất trồng. Có thể trồng trong thùng xốp to, làm giàn leo bằng thép để cây phát triển tốt nhất.
Cà chua chuỗi ngọc
Đây là giống cà chua ra quả thành chuỗi nhìn rất đẹp mắt, đặc điểm của loại cà chua này là sinh trưởng lâu, cần thời gian từ 1-1,5 năm, cho thu hoạch rất lớn có thể lên tới 10kg/ cây. Mỗi cây có thể ra từ 20-40 quả
Lưu ý khi trồng cà chua chuỗi ngọc cần làm cột leo hoặc giàn đỡ cao để cây ra chuối quả. Có thể trồng trên ban công nhà để trang trí.
Sau khi trồng 3 tháng thì cây bắt đầu ra hoa và tạo quả liên tục.
Cà chua cherry socola
Đặc điểm của loại cây là giá rất đắt, và hiếm, đây là giống cà chua có quả nhỏ như cà chua bi, có màu nâu socola nhìn rất bắt mắt. Cách trồng tương tự với cà chua bi
Cà chua thân gỗ
Đây là loại cà chua khổng lồ có thân gỗ, cây to, phát triển mạnh, cần chế độ dinh dưỡng tốt và diện tích rộng.
Cây thích hợp trồng tại vườn nhà, có thể cao tới 5m, loại cà chua này trồng rất ít ở Việt Nam. Khoảng cách trồng cà chua thân gỗ lên tới 3-5m
Trên đây là cách trồng cà chua, hi vọng sẽ mang lại những thông tin thực sự hữu ích dành cho bạn.
Cách trồng sen đá cực kỳ đơn giản và không có yêu cầu gì đặc biệt về việc chăm sóc vì sen đá là loài rất dễ sống. Nếu như biết cách trồng, sen đá còn cho ra hoa trông rất đẹp mắt. Vậy cách trồng sen đá như thế nào? Mời các bạn tham khảo những hướng dẫn sau đây của chúng tôi.
Sen đá (tên tiếng Anh là Succulent), thuộc chi Echeveria họ thuốc bỏng (Crassulaceae) hay còn được gọi là hoa đá, liên đài, thuộc giống cây mọng nước, sống lâu năm và phát triển chậm, không cần đến sự chăm sóc thường xuyên.
Tên gọi sen đá xuất phát từ thực tế hình dáng cây, không có thân, chỉ có lá và lá mọng nước, xếp thành hình tròn giống như những bông hoa, đặc biệt là hoa sen. Khi được đặt tại nơi có nhiều nắng, lá cây có thể chuyển từ màu nâu đỏ sang màu tím biếc. Cũng có thể vì lý do này mà khi nhập về Việt Nam, cây được gọi là hoa sen đá.
Trồng sen đá như thế nào?
Thật ra, cách trồng sen đá hoàn toàn không quá phức tạp và có yêu cầu nào về kỹ thuật. Thông thường, sen đá khi đủ tuổi sẽ ra hoa vào mùa hè. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bạn cần phải biết lựa chọn giống sen đá (có rất nhiều giống sen đá khác nhau như: sen đá chuỗi ngọc, sen đá móng rồng, sen đá hoa hồng đen, sen đá kim cương, sen thơm, sen đá nâu, sen đá Phật Bà…), nhân giống sen đá, chọn đất trồng, tưới nước, ánh sáng phù hợp…
Lựa chọn chậu trồng sen đá
Khi chọn chậu để trồng sen đá, bạn nên tìm những chậu có lỗ thoát nước tốt phần đáy để giúp chậu không bị ứ nước. Nếu như chậu không thoát được nước, cây sẽ bị úng khi tưới nước hoặc dầm mưa.
Đất để trồng cây sen đá
Đất trồng là yếu tố cực kỳ quan trọng trong cách trồng sen đá. Mỗi loại sen đá đều có những đặc tính sinh học riêng nên cần có đất trồng phù hợp riêng. Loại đất này cần phải đảm bảo thông thoáng, tơi xốp, không quá ẩm (vì sen đá không chịu được ẩm). Cách pha đất đơn giản nhất là dùng tro trấu, phân bò hoặc tro trấu và trộn theo tỉ lệ 1:1. Hoặc đơn giản hơn nữa là bạn chỉ cần trộn cát, sỏi, đất pha cát và thêm chút phân nữa là được.
Nhìn chung, cách thức pha trộn nên linh hoạt và tùy theo vào loại cây mà mình trồng, miễn đảm bảo độ khô thoáng của đất là được. Ngoài ra, bạn có thể trộn thêm nấm Tricoderma vì loại nấm này có thể giúp tiêu diệt nhưng vẫn giữ lại các men vi sinh vật tốt có trong phân. Bên cạnh đó, nấm Tricoderma còn giúp tăng đề kháng và hệ vi sinh vật cho cây để sen đạt năng suất cao.
Cách trồng sen đá bằng hạt
Bước 1: Sử dụng những miếng xốp nhỏ (đã bẻ vụn) rồi lót dưới đáy chậu để tránh đọng nước phía dưới đáy chậu. Lớp xốp này chỉ nên chiếm khoảng ¼ chiều cao của chậu mà thôi.
Bước 2: Cho đất vào chậu, thấp hơn thành chậu tầm 1cm
Bước 3: Ngâm hạt tầm 24 tiếng, sau đó cho hạt vào chậu, phủ 1 lớp đất mỏng lên
Bước 4. Tưới nước, giữ ẩm khoảng 10 ngày thì hạt sẽ nảy mầm.
Cách trồng sen đá bằng lá ( nhân giống)
Bước 1: Chuẩn bị cây giống khỏe mạnh, to, phát triển bình thường. Tách lá từ gốc lên. Mỗi lá sẽ là 1 cây con sau này, cá biệt có lá sẽ ra được 2-3 cây con. Lưu ý là phải tách sát gốc lá, vì đây là phần phát triển thành cây
Bước 2: Chuẩn bị đất trồng tơi xốp, ẩm.
Bước 3. Đặt lá vào chậu cây, để mặt gốc lá tiếp xúc với đất, giữ ẩm cho đất bằng cách phun sương, không tưới nước nhiều kẻo bị thối lá.
Bước 4. Sau tầm 2 tuần lá cây sẽ ra rễ và phát triển thành cây con. Sau 1 tháng thì có thể tách ra chậu cây.
Bước 5: Đặt cây sen đá vào trong rồi nhẹ nhàng vỗ xung quanh chậu. Khi cây đã cố định vị trí thì hãy phủ thêm 1 lớp xỉ than lên xung quanh cây và mặt đất. Lớp xỉ này mang đến tác dụng cố định cây, giảm bốc hơi nước và nếu có tưới cây thì nước cũng không bị bắn xung quanh.
Bón phân và dinh dưỡng
Mặc dù không yêu cầu quá nhiều về dinh dưỡng, tuy nhiên, nếu như muốn cho cây sen khỏe đẹp thì bạn cũng có thể bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho cây bằng các loại phân tan chậm, phân dynamic, phân bón qua lá (20-20-20) hàng tháng.
Ngoài ra, để đảm bảo cây không bị thiếu chất dinh dưỡng và luôn tươi tốt, mỗi năm bạn nên thay đất cho cây khoảng từ 1-2 lần. Đối với một số chậu nhỏ vừa, bạn nên rải khoảng 5-10 viên phân tan chậm lên bề mặt chậu trong khoảng 1 tháng, khi tưới nước, phân sẽ tan từ từ trong đất.
Nếu như bạn không có điều kiện để sử dụng phân tan chậm, có thể ra ngay tiệm cây cảnh để mua phân NPK (tỉ lệ 20-20-20) pha vào nước và tưới lên gốc-lá định kỳ 2 tuần/lần, pha thật loãng hơn chỉ định. Với những người không có đủ điều kiện nữa thì pha thật loãng sữa đậu nành, hoặc bia với nước để tưới tạm cũng được.
Lượng nước tưới
Nước rất quan trọng đối với các loại cây. Tuy nhiên, sen đá lại rất dễ úng nước nên bạn cần phải lưu ý đến lượng nước mỗi lần tưới. Nếu như thấy lá bị vàng héo, rụng dần, thân và lá mềm xuống thì bạn nên tưới ngay vì cây đang bị thiếu nước. Nếu khoảng 3-4 ngày thấy mặt đất trong chậu cây khô thì mới cần tưới nước nhưng chỉ nên tưới một lượng nước vừa đủ mà thôi. Khi tưới, bạn nên tưới vào đất ở mép chậu để nước từ từ ngấm xuống hoặc phun bình nước từ xa, tránh dội trực tiếp vào lá cây hay thân cây.
Ánh sáng
Không nên đặt sen đá trong phòng với bóng râm vì cây thiếu sáng sẽ ra lá ít, thưa hơn, nhanh mềm yếu. Bạn nên cho cây phơi nắng khoảng từ 2-3 ngày một lần, mỗi lần phơi từ 3-4 giờ dưới ánh nắng sớm. Không nên phơi dưới ánh nắng gắt vì sẽ khiến cây bị cháy lá và khó nở hoa.
Sâu bệnh
Vào thời điểm giao mùa, sen đá thường hay xuất hiện rệp trắng gây hại và lây lan thông qua kiến. Nếu như nhìn thấy vệt đen trên lá sen đá, bạn nên đặt riêng cây đó ra và thực hiện phun thuốc diệt kiến cho cây. Lưu ý là không để cho cây bị ẩm và không phun trực tiếp vào cây mà phun dưới xung quanh sàn nhà hoặc xung quanh vườn.
Bạn cũng có thể dùng phương pháp dân gian bằng thuốc lào pha loãng. Sen đá vốn là cây mọng nước nên việc phòng bệnh cho cây thường quan trọng hơn việc tưới cây rất nhiều.
Trên đây là cách trồng cây sen đá đơn giản nhất mà chúng tôi đã tổng hợp và giới thiệu đến bạn, chúc các bạn thành công!
Thông tin bổ sung về SEN ĐÁ
Đặc điểm sinh sống của sen đá rất đặc biệt, chúng sống trên những vùng đất khô cằn hoặc trên đá sỏi giống như xương rồng. Vì thế, tên gọi sen đá cũng được xuất phát từ đặc điểm như vậy.
Ngoài ra, sen đá còn rất dễ thích nghi, rất dễ trồng trên mọi khí hậu, địa hình, nhất là những vùng đất thiếu chất dinh dưỡng, khô cằn như vùng núi đá, sa mạc và sống quanh năm nhờ lá cây dày, mọng nước có khả năng duy trì sự sống nếu chịu hạn hán. Khi lá rụng, chồi sẽ được nảy nở từ lá đó và sẽ mọc lên cây mới. Với cách sinh trưởng như vậy, cây sen đá mang đến ý nghĩa một tình yêu chung thủy, bền chặt, trọn đời, không bao giờ chia lìa, thay đổi.
Trên thế giới hiện nay, ước tính của khoảng hơn 60 họ sen đá khác nhau với gần 100 loài. Nơi có nhiều sen đá phân bố nhất (chiếm tới 90%) là những khu vực cận Xích đạo, khí hậu nóng như Nam Mỹ, châu Phi, châu Úc, Mexico.
Nhờ có ý nghĩa độc đáo và cách trồng sen đá khá đơn giản, dễ chăm sóc nên sen đá cũng rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Sen đá có thể dùng theo nhiều mục đích khác nhau như trang trí ban công, trang trí bàn làm việc, làm bình hoa tiểu cảnh thủy sinh…
Phân loại các loại sen đá
Sen đá kim cương
Sen đá kim cương có nguồn gốc từ Nga, cái tên gọi là kim cương vì có màu trong suốt, tuyệt đẹp. Cây thích hợp trồng quanh năm và không chịu được ánh nắng gay gắt, Cây ưa hạn, không cần nhiều nước, chiếu sáng tầm 3h/ ngày.
Sen đá mini
Đây là loại sen đá có kích thước nhỏ, thường chơi nhiều loại đặt cạnh nhau, thích hợp với người thích sự tỉ mẩn, chau chuốt
Sen đá chuỗi ngọc
Hay còn gọi là sen mắt nai, sen giọt nước. Cây với hình dạng tròn, thành từng trùm rủ xuống, thích hợp với việc treo trên giá hay ban công.
Sen đá móng rồng
Tên gọi đúng như hình dạng lá, trong như những cái móng rồng. Cây mang lại nghĩ nghĩa được che chở, bảo vệ cho người trồng.
Sen đá phật bà
Cây sen đá này có hình dạng nhiều cánh như phật bà quan âm nghìn tay, cây thuộc họ cây thuốc bỏng, mọng nước, phát triển và nhân giống bằng lá rất dễ dàng.
Sen đá hồng tâm
Sen đá hồng tâm với màu hồng nổi bật ở giữa, viền ngoài lá màu xanh rất bắt mắt và nữ tính. Cây tượng trưng cho tình yêu nồng thắm của đôi bạn trẻ
Sen đá hoa hồng
Sen đá hoa hồng xanh có hình dạng giống 1 bông hồng đang nở. nhìn rất đẹp. Đây là lọa cây được tìm mua rất nhiều và khá hiếm trên thị trường
Tìm hiểu về cách trồng rau mầm tại nhà vốn là xu hướng mới của nhiều chị em nội trợ hiện nay. Trồng rau mầm tại nhà không những giúp gia đình tiết kiệm chi phí (vì giá rau mầm trên thị trường khá đắt) mà còn đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm, không phải lo lắng về các chất kích thích hay thuốc trừ sâu.
Bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến chị em cách trồng rau mầm tại nhà rất đơn giản và nhanh chóng, đảm bảo bất kỳ chị em nào cũng có thể làm được.
Rau mầm là gì?
Rau mầm là các loại rau mới nhú mầm của các loại hạt như cải xanh, củ cải đỏ, cải bẹ, hành tây, đậu xanh, đậu đỏ, đậu hà lan, đậu nành, mầm hướng dương, rau muống, rau dền, hạt chia
Thời gian nảy mầm từ 5-7 ngày là có thể thu hoạch, giá trị dinh dưỡng cao gấp 7 lần rau đã phát triển đầy đủ.
Thu hoạch chỉ cần xén sát gốc là có thể ăn được luôn.
Tại sao nên trồng rau mầm tại nhà?
Rau mầm được ngâm và nảy mầm bằng các loại hạt ngũ cốc có đầy đủ các enzyme, vitamin và axit amin có lợi. Chúng cũng cực kỳ dễ trồng ở nhà, trong thùng xốp hoặc bất kỳ loại vật liệu nào. Đặc biệt là chỉ cần tưới nước mà không cần thêm bất kỳ nguồn bổ sung dinh dưỡng nào khác cho cây.
Rau mầm cực kỳ sạch, bổ dưỡng và rẻ tiền, và chỉ mất vài ngày để phát triển và sau vài ngày là có thể ăn được. Mầm làm tăng hàm lượng dinh dưỡng của hạt và làm cho chúng ta dễ tiêu hóa hơn, nhất là đối với trẻ nhỏ
Rau mầm còn là loại rau rất mềm và mọng nước, sử dụng toàn cây, bao gồm cả lá, thân và thậm chí cả rễ. Rau mầm cũng là lựa chọn tuyệt dùng làm bánh sandwich và salad. Nếu bạn chưa bao giờ thử trồng rau mầm tại nhà, chắc chắn bạn đang bỏ lỡ một loại thực phẩm tươi ngon, dễ trồng quanh năm đấy.
Cách trồng rau mầm tại nhà
Có 4 cách trồng rau mầm tại nhà khá phổ biến, đó là trồng rau mầm bằng đất, khăn giấy (hoặc khăn bình thường), trồng rau mầm trên xơ dừa và trồng thủy canh (nước) bạn có thể tham khảo cách trồng phù hợp với điều kiện gia đình mình.
Cách trồng rau mầm bằng giấy ăn trong rổ
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Khăn giấy thường hoặc bông gòn cũng được, giá thể trồng bằng rổ hoặc xoong nồi. Cách trồng rau mầm này không cần đất
Các bước thực hiện:
Bước 1: Thực hiện ngâm hạt rau mầm (nên chọn hạt giống bằng củ cải đỏ hoặc củ cải trắng) và ngâm trong nước khoảng từ 5-6 tiếng với tỷ lệ gồm 3 sôi:2 lạnh. Trong quá trình ngâm sẽ thấy những hạt lép nổi lên bề mặt nước, vớt lên và bỏ đi. Ngâm xong thì vớt hạt ra và rửa sạch.
Bước 2: Thực hiện gieo hạt trên lớp khăn giấy được đựng vào rổ đã tưới đẫm nước (lưu ý, không nên lót khăn giấy quá dày vì lúc thu hoạch sẽ rất khó) và tưới đẫm nước thêm lần nữa rồi mang khay đựng vào bóng tối. Chú ý, nên để nơi khô ráo để mầm không bị úng hỏng.
Bước 3: Thực hiện tưới nước hàng ngày vào sáng và tối, mỗi ngày 1-2 lần. Tốt nhất nên dùng tay để cảm nhận được độ ẩm bên ngoài của rổ, nếu như thấy khay khô quá thì tưới nước 3 lần/ngày. Sử dụng loại bình phun sương là thích hợp nhất.
Bước 4: Đưa rổ ra ánh sáng sau khi gieo hạt 3 ngày, tránh ánh sáng trực tiếp. Thực hiện quy trình như vậy sau 7 ngày thì có thể thu hoạch được.
Cách trồng rau mầm trong đất trong thùng xốp
Nguyên liệu cần chuẩn bị: thùng xốp (kích thước khoảng 40cm x 50cm x 7cm), bìa carton, 2m giấy lót, dụng cụ tưới bằng vòi phun sương, đất đã qua xử lý tạp chất (khoảng 6kg).
Thực hiện trồng rau mầm trong thùng xốp:
Bước 1: Ngâm hạt rau mầm (tương tự như cách ngâm hạt rau mầm trồng trên khăn giấy). Tuy nhiên, sau khi ngâm xong thì cần mang đi ủ hạt giống.
Bước 2: Thực hiện gieo hạt
Trước tiên cần phải đặt thùng xốp tại vị trí thoáng mát, không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp và đổ đất vào thùng với độ dày của đất khoảng 3cm. Tưới thêm một chút nước lên mặt đất rồi phun nước lần 2, mục đích chính là không để cây bị bẩn sau khi thu hoạch.
Khi gieo hạt nên gieo bằng tay, mật độ trung bình giữa các loại hạt rau là 10gr hạt/ 40cm2 bề mặt đất là phù hợp nhất. Sau khi gieo xong thì tưới nhẹ thêm một lần nữa rồi dùng bìa carton đã chuẩn bị trước đậy lên bên trên trong khoảng 2 ngày.
Bước 3: Thực hiện tưới nước hàng ngày
Tốt hơn hết là nên tưới nước bằng vòi phun sương, ngày tưới khoảng 1-2 lần vào sáng và chiều mát. Không nên tưới nhiều nước quá, chỉ cần tạo độ ẩm vừa đủ để cây phát triển là được.
Bước 4: Thu hoạch rau mầm
Sau khoảng 3-4 ngày mầm đã nhú thì di chuyển thùng xốp đến khu vực nhiều ánh sáng nhưng phải đảm bảo không có ánh sáng trực tiếp. Đến ngày thứ 7 sau khi cho ra ánh sáng thì rau bắt đầu xanh là có thể thu hoạch.
Lưu ý: Khoảng từ 1 đến 2 ngày sau khi gieo giở giấy Carton ra, tưới phun sương nhẹ vừa đủ ướt mặt khay. Ngoài ra, trước 1 ngày thu hoạch thì nên giảm tưới hoặc ngưng tưới hẳn tùy theo mức độ ẩm của giá thể. Ngoài ra, khi phát hiện rau mầm phát sinh bệnh, phải cách ly những thùng bệnh ra khỏi khu vực sản xuất để tránh lây lan .
Cách trồng rau mầm bằng xơ dừa, mùn cưa
Ngoài những cách trồng rau mầm trên đây, bạn cũng có thể trồng rau mầm trên xơ dừa hay mùn cưa, cát và chỉ cần có bộ dụng cụ như lọ thủy tinh, xoong nồi… Trồng rau mầm trên xơ dừa bằng cách, bạn dùng khoảng 180gram xơ dừa cho vào dụng cụ đã chuẩn bị sẵn rồi rải đều xơ dừa vào dụng cụ đó với độ dày khoảng 1cm và dùng tay san phẳng, ấn chặt giá thể xơ dừa xuống.
Gieo hạt giống đã ngâm ủ lên bề mặt tương tự như 2 cách làm trên (nên chỉ dùng khoảng 15-20gram hạt giống). Đối với hạt giống có lớp vỏ dày như rau muống cần phải rải thêm 1 lớp giá thể khoảng 1cm lên bề mặt và dùng bìa carton đậy kín, tránh ánh sáng mặt trời, tưới nước đều đặn.
Cách trồng rau mầm thủy canh
Cách này khá phổ biến cần chuẩn bị dung dịch thủy canh hoặc có thể là nước thường, và khay đựng dung dịch. Có thể dùng khay inox hoặc khay nhựa hay thùng xốp kín để đựng.
Bước 1 ngâm hạt, loại bỏ hạt lép, hỏng
Bước 2 cho hạt vào khay, cho dung dịch ngập 1/2 hạt, duy trì lượng dung dịch như thế trong suốt quá trình ươm, phủ kín, che tối khoảng 3 ngày
Bước 3. Sau khi hạt nảy mầm thì mang ra chỗ thoáng, tránh ánh sáng mạnh trực tiếp
Bước 4: Thu hoạch, sau khi chờ khoảng 7 ngày thì hạt mầm đã lớn thì ta thu hoạch
Lưu ý: Thời gian ngâm ủ hạt
Đối với hạt rau cải xanh, rau xà lách, rau dền cần ngâm khoảng 3-5 tiếng và ủ 8 – 12 tiếng.
Đối với hạt mồng tơi cần ngâm khoảng 3-4 tiếng và ủ 12 – 36 tiếng.
Đối với hạt rau cần, rau hẹ, ngò gai (mùi tàu) nên ngâm trong khoảng 8 – 12 tiếng và ủ 12 -24 tiếng.
Đối với hạt rau tía tô, rau kinh giới nên ngâm trong khoảng 3 – 8 tiếng và ủ 12 – 14 tiếng.
Hi vọng, với những cách trồng rau mầm mà chúng tôi giới thiệu, gia đình bạn sẽ có thêm một món ăn mới giàu dinh dưỡng, an toàn để bổ sung vào thực đơn hàng ngày.
Nhiều người cho rằng, cách trồng măng tây xanh khá phức tạp, tuy nhiên, trên thực tế, loại cây này lại trồng rất đơn giản. Trồng măng tây có thể thu hoạch được sau khoảng 6 tháng và cũng là một trong số ít các loại rau được trồng trong vườn sống lâu năm nhất.
Đặc điểm của măng tây
Măng tây xanh phát triển mạnh tại những vùng có khí hậu mát mẻ, nguồn gốc đầu tiên của cây măng tây là các nước châu Âu như Anh, Đức, Tây Ban Nha…và du nhập vào Việt Nam từ rất nhiều năm trước. Hiện nay, măng tây đang được trồng ở một số tỉnh phía Bắc như Đông Anh (Hà Nội), Kiến An (Hải Phòng) hoặc một số khu vực thuộc tỉnh Lâm Đồng.
Điểm độc đáo của cây măng tây là được chia làm 2 giống: giống măng tây đực và giống măng tây cái. Măng tây cái cho quả mọng, trong khi măng tây đực không tiêu tốn năng lượng vào quả nên chúng có thể cho năng suất cao gấp 3 lần so với măng tây cái.
Vì lý do này mà người trồng thường trồng măng tây đực nhiều hơn. Nếu bạn chưa biết cách trồng măng tây và trồng lần đầu tiên, bạn nên trồng khoảng từ khoảng 10-20 cây măng tây mỗi loại. Ngoài ra, cây măng tây cần thời gian lâu dài để phát triển nên bạn cần phải thực sự kiên nhẫn khi trồng măng tây.
Trồng măng tây vào mùa nào
Măng tây thường được trồng vào mùa xuân (một số nơi cũng thường trồng vào mùa hè), khi nhiệt độ từ 15 – 30 độ C, lý tưởng nhất là khoảng 25 độ C và được trồng bằng hạt. Nếu như gieo hạt vào khoảng tháng 8-9 thì trồng cây măng tây vào tháng 2-3. Nếu như gieo hạt vào tháng 2-4 thì đem trồng vào tháng 4-6 (dương lịch).
Gieo hạt măng tây trước khi trồng (ươm giống)
Với diện tích khoảng 1ha, cần khoảng 500g hạt giống và gieo ở mật độ khoảng 18.000-20.000 cây/2ha. Trước khi gieo cần phải ngâm hạt trong 24 giờ vào nước ấm với nhiệt độ khoảng 50-60 độ C (tỉ lệ 2 sôi:3 lạnh) rồi mang rải trong vải đến khi hạt nứt.
Sau khi hạt nứt xong thì đem gieo vào bầu nilon (mỗi bầu nilon có kích thước khoảng 12x7cm). Lưu ý là, trong mỗi bầu nilon cần phải có chá đất sạch, phân hữu cơ và một ít tro bếp, gieo mỗi bầu 1 hạt.
Cây măng tây cần có đất đủ ẩm nên mỗi ngày cần tưới nước đầy đủ. Chăm sóc cho đến khi cây cao khoảng 25-30cm, thân có 1-2 nhánh là đủ tiêu chuẩn. Theo đó, sau khoảng 3-3.5 tháng sau khi gieo, nếu cây sinh trưởng, phát triển tốt và không bị sâu bệnh, khỏe mạnh thì đem ra trồng.
Khoảng cách trồng măng tây
Nếu trồng theo hàng đơn (mật độ khoảng 18.000 cây/ha) : Thực hiện trồng theo tỉ lệ cây cách cây: 40-50cm và hàng cách hàng: 120-150 cm.
Nếu trồng theo hàng đôi (mật độ khoảng 27.000 cây/ha): Thực hiện trồng theo tỉ lệ cây cách cây: 40 – 50 cm. Hàng cách hàng: 120 – 150 cm.
Chuẩn bị đất trước khi trồng
Dù thực hiện theo cách trồng măng tây nào, bạn cũng nên chuẩn bị loại đất tốt nhất. Măng tây phát triển mạnh nhất trong điều kiện đất hơi chua (pH khoảng 6.5). Và là diện tích đất có một phần ánh nắng mặt trời (không cần phải ánh nắng mặt trời trực tiếp), có khả năng thoát nước tốt vì măng tây không phù hợp tại đất quá trũng, ngập úng (tầng canh tác dày khoảng từ 30-40cm).
Loại đất tốt nhất bao gồm: đất thịt nhẹ có cát pha, đất phù sa, đất xám, đất đỏ. Đặc biệt là những loại đất có độ tơi xốp cao, nhiều mùn, giàu chất dinh dưỡng và hữu cơ. Trước khi trồng, đất cần phải loại bỏ tất cả cỏ dại, được đài xới và để ải cùng với phân hữu cơ.
Lưu ý: Đất trồng nên được xới lên đến độ sâu 12 đến 15 cm để cho phép thân cây măng tây bám rễ đúng cách và không bị phá vỡ bởi đá hoặc các chướng ngại vật khác.
Trồng măng tây
Cách trồng măng tây trực tiếp bằng hạt
Bước 1: Ngâm hạt
Mang ra phơi nắng hạt trước khi ủ khoảng từ 2-3 giờ dưới ánh nắng mạnh (ánh nắng chói chang), để cho hạt thật khô (do hạt măng tây giống khá dày và lớn nên khả năng hút nước lâu hơn).
Sau khi cho hạt vào nước thì cần phải xả nước lạnh và chà xát hạt cho đến khi không còn hạt lép và bụi bẩn. Tốt nhất nên ngâm hạt giống măng tây trong khoảng từ 15-20 giờ liên tục, cách 4 tiếng thì thay nước 1 lần. Cuối cùng là vớt hạt ra và rửa sạch lại hạt cho sạch.
Bước 2: Ủ hạt măng tây
Nếu trồng măng tây trên diện tích canh tác lớn và trồng tại nhà, bạn có thể ủ hạt theo những cách sau nếu ủ hạt với số lượng lớn:
Dùng một lớp tro hoặc mùn dày khoảng 1-1,5cm rải lên mặt nền hoặc mặt đất chỗ kín, không có ánh sáng.
Trải tấm lưới đã chuẩn bị lên lớp này rồi tiếp tục rải lên tấm lưới đó một lớp tương tự như lớp ban đầu.
Tiếp tục rắc hạt giống lên lớp rải này và bên trên lớp hạt sẽ rải phủ thêm một lớp tro trấu dày khoảng 1cm.
Lớp trên cùng là tấm lưới, mỗi ngày tưới 2 lần đều đặn vào sáng và tối.
Nếu ủ hạt măng tây tại nhà để trồng với số lượng ít thì chỉ cần đem hạt ủ với tấm khăn tối màu, nhiệt độ thích hợp nhất là khoảng 30-40 độ trong vòng 1 tuần.
Cho hạt vào khăn đã được đặt trong khay nhựa, để khăn ủ hạt vào nơi khuất sáng, kín gió. Cứ khoảng 12 giờ thì phun nước ấm 1 lần.
Trong khoảng từ 9-12 ngày ủ, hạt giống sẽ nứt ra, kiểm tra rồi chuẩn bị mang ra để ươm bầu đất.
Bước 3: Thực hiện làm đất
Cần phải sử dụng loại đất theo đúng yêu cầu như trên, đất phải tơi xốp, sạch sẽ, không có cỏ dại, nhiều chất dinh dưỡng. Trước khi mang hạt ra ươm khoảng 10 ngày thì phải tiến hành rải vôi để diệt sạch sâu bệnh đang sinh sống trong đất.
Đồng thời, ở mỗi bầu đất cũng cần phải có thêm mùn mục, phân xanh, tro trấu hoặc các loại phân ure, phân chuồng ủ hoai mục, cày xới thật kỹ và phơi ải trong nắng.
Bước 4: Thực hiện ươm hạt
Công đoạn này sẽ mất khoảng 2-3 tháng và là công đoạn quan trọng nhất trong cách trồng măng tây. Khi ươm măng tây thì nên ươm trong các bầu đất để tránh bị côn trùng, sâu bệnh phá hoại, nên sử dụng loại túi nilon tự phân hủy là tốt nhất. Thực hiện tiến hành ươm hạt giống như sau:
Cho đất vào bầu ươm và phun một chút nước để tạo độ ẩm.
Dùng ngón tay ấn nhẹ xuống bầu đất để tạo thành một lỗ sâu khoảng từ 1-2 cm.
Đặt hạt giống đã ủ và nứt nanh xuống lỗ của bầu đất rồi lấp nhẹ nhàng bằng một lớp tro trấu đã mục hoặc đất tơi xốp lên bên trên.
Thực hiện tưới phun nhẹ lên trên toàn bộ bầu ươm.
Tiến hành đục lỗ phía dưới đáy bầu đất để giúp bầu thoát nước và đặt tại nơi có ánh sáng để kích thích hạt nảy mầm nhanh hơn.
Cách trồng măng tây bằng cây con
Bước 1: Làm đất trồng
Trước khi tiến hành trồng măng tây phải thực hiện làm đất xong trước khoảng 2 tháng. Quy trình làm đất là cách 15 ngày/lần.
Làm đất lần đầu tiên: Cày thật sâu với bề mặt khoảng 40-50cm, dọn sạch cỏ dại, phun thuốc trừ sâu để diệt mầm cỏ chuẩn bị mọc, cày xới đất thêm lần nữa.
Làm đất lần thứ 2 (sau 15 ngày):Thực hiện rải vôi khắp mặt ruộng và cày xới đều để vôi trộn cùng với đất, phơi nắng 15 ngày để tiêu diệt mầm bệnh và nấm.
Làm đất lần thứ 3: Bón lót đất đã phơi nắng bằng mùn mục, phân chuồng ủ hoai, rơm rạ đã ủ hoai mục, phân hữu cơ tổng hợp để đất có thêm chất dinh dưỡng.
Làm đất lần thứ 4: Trước ngày trồng khoảng 15 ngày hãy cày xới đất cho đến khi tơi xốp, san bằng, làm rãnh, lên luống.
Làm đất lần thứ 5: Bón lót phân lần 2 và cuốc xới đất cho đều, lên luống cho đất trồng. Rãnh nước phải có kích thước rộng vào sâu là 20-30cm, cao khoảng 20-30cm và rộng khoảng 1m để giúp cây không bị ngập úng.
Bước 2: Trồng cây
Đào hố để trồng cây với chiều rộng-sâu khoảng từ 20-30cm, mỗi hố cách nhau khoảng 40-50cm, mỗi hàng cách nhau khoảng 1-1,5m.
Nhấc nhẹ bầu cây măng tây lên, rạch bỏ phần túi nilon rồi vùi cây xuống hố đất, lấp kín, vun chặt gốc.
Phủ lên quanh gốc cây măng một lớp phân chuồng ủ hoai, đất hoặc tro đấu mùn để giúp cây măng giữ thẳng đứng. Tốt hơn hết là nên trồng cây vào buổi chiều mát để cây không bị héo.
Chú ý: Tùy vào điều kiện địa lý từng vùng mà có thể thực hiện cách trồng măng tây theo hàng đôi hay hàng đơn.
Cách trồng măng tây trong thùng xốp hoặc chậu
Chuẩn bị thùng đất, gieo hạt xuống sâu tầm 1cm, tưới nướng ngày 1 lần, khi cây lên tầm 20-30 cm thì thu hoạch. Sau khi thu hoạch thì có thể trồng lứa mới, lặp lại cách trồng.
Chăm sóc cây măng tây sau khi trồng
Thực hiện tưới nước
Nên tưới khoảng 2-3 lần vào mùa nắng nhưng không nên tưới sau 17h để không làm ảnh hưởng trực tiếp đến những cây măng có mầm mới nhú (vì chồi măng chủ yếu sinh sản vào ban đêm), kết hợp giữ ẩm bằng tro trấu, rơm rạ, xơ dừa. Vào mùa mưa, cần phải chú ý tránh ngập úng, đặc biệt là cần phải làm rãnh thoát nước.
Vào mùa mưa, làm rãnh thoát nước, thường xuyên kiểm tra để măng không bị ngập úng gây thối rễ, chết gốc.
Bón phân cho cây măng tây
Lần 1: Bón thúc sau khi trồng khoảng 15-20 ngày bằng phân NPK 15-15-15 pha cùng nước để tưới vào gốc cây và sau đó thì vun đất ở gốc.
Những lần tiếp theo: Cứ cách 10-15 ngày thì bón thúc phân 16-16-8, có thể kết hợp thêm loại phân bón vi sinh. Cứ bón phân như vậy cho đến thời điểm thu hoạch trước tầm nửa tháng thì dừng lại. Khi cây trên 1 tháng tuổi tăng dần lượng phân bón NPK lên 200kg, 250kg, 300kg/Ha.
Ngoài NPK thì có thể kết hợp phun thêm các loại phân bón lá giúp kích thích cây măng phát triển và cho nhiều chồi hơn như Better KNO3, hoặc Đầu Trâu 001, 907.
Lưu ý: Vào mùa mưa, sản lượng măng thu hoạch được sẽ thấp hơn sản lượng măng mùa nắng. Vì thế, trong mùa này, người trồng có thể tạm dừng thu hoạch để chăm sóc cây tốt hơn.
Phòng trừ sâu bệnh
Nếu trước khi trồng măng, người trồng xử lý đất tốt và chăm sóc, bón phân đúng kỹ thuật thì măng tây rất ít khi bị sâu bệnh hại. Tuy nhiên, măng tây cũng có một số đối tượng sâu bệnh như sâu ăn lá, bọ trĩ, rệp… Một số loại bệnh của măng tây vào mùa mưa bao gồm:bệnh thán thư, mốc sương, phấn trắng, thối rễ, đốm lá, thối măng…
Do vậy, người trồng nên ưu tiên những loại thuốc diệt trừ sâu bệnh có nguồn gốc vi sinh và thảo mộc để giúp đảm bảo được tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cho đến khi thu hoạch măng tây. Đối với trường hợp cây măng có rễ bị thối, chết gốc thì cần phun thuốc Wofatox hoặc Dipterex 0,1%.
Cắt tỉa và làm cỏ cho cây măng tây
Ngoài cách trồng cây măng tây thì người trồng cũng cần phải chú ý đến việc làm cỏ thường xuyên. Trong quá trình phát triển của cây, nên kiểm tra và tiến hành cắt bỏ những cây còi cọc, cây già, cây măng tây quá cao có cành lá rậm rạp để giúp tạo độ thông thoáng cho phần gốc phát triển.
Thu hoạch cây măng tây
Măng tây sẽ cho thu hoạch sau khi trồng khoảng từ 6-9 tháng, lứa măng đầu tiên được gọi là măng tơ, có độ cao từ 20-30cm. Loại măng này khá non nên chỉ cần dùng tay nắm chặt sát gốc của chồi măng và nghiêng cây rồi xoay nhẹ là măng có thể tách chồi ra.
Thời điểm thu hoạch lý tưởng nhất là từ 4h-9h sáng, khi thu hoạch xong thì cần đặt trong nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp. Cứ thu hoạch 15 ngày xong thì tạm ngưng 15 ngày để bón cây, chăm sóc cây rồi mới thu hoạch tiếp. Thực hiện chu trình liên tục như vậy trong khoảng 3 tháng thì dừng hẳn, tiến hành cắt bỏ cây già, mỗi bụi chỉ giữ lại khoảng từ 3-4 cây mẹ mà thôi .
Lưu ý: Sau khi thu hoạch măng xong thì không nên tưới phân mà chỉ bón phân cho cây vì khi tưới phân, vô tình sẽ khiến phân tưới vào vết gãy sẽ làm cây bị “xót” và thối dần từ vết gãy xuống đến phần rễ.
Măng tây là loại rau khá đặc thù nên sản lượng thu hoạch trong khoảng 1-3 năm đầu còn khá thấp nhưng đến năm thứ 4 thì cho chất lượng kèm sản lượng cao hơn rất nhiều. Nếu như biết cách chăm sóc, cây măng tây có thể cho thu hoạch tới 20-30 năm.
Trên đây là kinh nghiệm về cách trồng măng tây, hi vọng sẽ mang đến thông tin hữu ích dành cho quý vị và các bạn.