Author: root

  • Cá rồng Huyết Long (Scleropages Legendrei)

    Cá rồng Huyết Long

    Kích thước: Lớn hơn 90cm ngoài thiên nhiên
    Phân bố: thượng lưu sông Kapuas và vùng hồ Sentarum, tỉnh Tây Kalimantan, đảo Borneo, Indonesia
    Yêu cầu nước: Mềm, độ acid vừa phải
    Nhiệt độ: 24-32 độ C

    Huyết long
    Cá rồng huyết long
    Video thực tế cá rồng Huyết Long không tật lỗi

    Huyết long (super red) là loài cá rồng phân bố ở thượng lưu sông Kapuas và vùng hồ Sentarum, tỉnh Tây Kalimantan, đảo Borneo, Indonesia. Hồ Sentarum là một tập hợp gồm vô số những hồ nhỏ ăn thông với nhau bằng hệ thống kinh rạch chằng chịt và đổ ra sông Kapuas. Vùng này phủ đầy bùn đất phát sinh từ lá cây và gỗ mục tạo ra môi trường sống hoang dã cho loài cá sơ khai này, dòng nước đen và nguồn thức ăn đa dạng có tác động tích cực lên màu sắc và hình dạng của chúng. Sự đa dạng về môi trường sinh thái này có thể là nguyên nhân tạo ra vô số những đặc điểm phân hoá ở loài huyết long. Chẳng hạn một số cá thể có thân rộng, một số khác có đầu hình muỗng (spoon head), một số có màu rất đỏ hay một số lại có màu nền rất sậm. Nghiên cứu của các nhà khoa học ở trường Đại học Quốc gia Singapore vào năm 2005 trên 41 cá thể huyết long hoang dã cho thấy độ khác biệt về gen giữa các cá thể là khá lớn, điều này chứng tỏ sự tồn tại của những dòng cá huyết long khác nhau. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại không đề cập gì đến đặc điểm bề ngoài của chúng. Việc nghiên cứu xa hơn trong tương lai có lẽ sẽ gặp nhiều khó khăn vì số lượng cá huyết long đang bị suy giảm nghiêm trọng do những biến đổi về môi trường mà chủ yếu là việc khai thác rừng.

    Hiện tại huyết long đứng hàng thứ hai sau quá bối về giá cả, huyết long trong quá khứ đã có lúc còn đắt hơn cả quá bối. Thời gian phải chờ đợi, từ 4 – 6 năm, để cho huyết long trưởng thành và ép giống là lý do tại sao huyết long đã quá đắt trong quá khứ. Tuy nhiên, ngày nay, vì các trại cá rồng đang có giấy phép của CITES để nuôi, ép giống và kinh doanh tại Singapore, Maylaysia, và Indonesia đã tạo nên thặng dư và làm chên lệnh cán cân cung va cầu, nên giá thành của huyết long đã phần nào giảm bớt rất nhiều.

    Huyết long thường được biết qua tên phổ thông là huyết long loại 1. Loại này sau khi trưởng thành khoảng đô 3 – 4 năm tuổi hay đôi lúc lâu hơn thì phần nấp mang, vây lưng, hậu môn và đuôi , cùng với các hàng vẩy trên cơ thể sẽ chuyển màu thành màu đỏ rực. Ấn tượng khi thấy một con huyết long, thuần chủng thật to lớn uy nghi và oai vệ bơi lội trong bể quả thật là một hình ảnh khó quên cho nhiều người. Vẻ đẹp của huyết long quá quyến rủ đến độ như bị nghiện cho những người yêu thích chúng được biểu hiện qua bằng chứng là chúng luôn được giới thưởng ngoạn săn lùng để mua.

    Thực tế, dựa trên màu sắc của chúng, những nhà kinh doanh cá rồng trước đây đã chia huyết long thành hai loại đó là “chili red” phân bố ở vùng phía Nam và “blood red” phân bố ở vùng phía Bắc hồ Sentarum.

    • Chili Red: Cá có màu đỏ tươi, thân rộng và dày, dày đều từ đầu cho đến đuôi… Loại “chili red” có nền xanh “green-based”, đầu hình muỗng (spoon head) và đuôi hình thoi. “chili red” có mắt màu đỏ và to. Mắt “chili red” lớn đến nỗi có khi viền ngoài của nó “chạm” đến đầu và hàm dưới
    • Blood red: Cá có màu đỏ sậm, thân dài và mảnh, thuôn về phía đuôi. loại “blood red” có màu đỏ sậm, nền đen nâu “dark-based”, đầu hình viên đạn (bullet head) và đuôi hình quạt. loại “blood red” có mắt nhạt màu và nhỏ hơn. Đuôi của “blood red” hình quạt trông đẹp hơn đuôi hình thoi của “chili red”.


    Đặc điểm này phát triển khi cá còn non giúp chúng ta có thể phân biệt được 2 loại cá một cách dễ dàng.

    Huyết long máu có nhiều hơn về số lượng, nên giá cả của chúng cũng vì thế mà rẻ hơn đôi chút so với huyết long ớt. Huyết long ớt khan hiếm hơn về số lượng, nên giá cũng sẽ đắt hơn huyết long máu. Về phần màu sắc đỏ, huyết long máu sẽ lên màu nhanh hơn huyết long ớt, nhanh nhất có thể từ 1 năm và kéo dài cho đến 3 năm. Khả năng lên màu đỏ sớm là lý do tại sao huyết long máu rất được ưa chuộng trong giới chơi cá rồng.

    Dù có khác biệt, cả hai đều chuyển sang màu đỏ thực thụ khi đến tuổi trưởng thành. “Chili red” lên màu chậm hơn 1-2 năm so với “blood red” nhưng màu tuyệt đẹp với loại vảy bản mỏng “thin frame”. Quá trình lên màu của cả hai tương tự như nhau. Màu cam thường là màu trung gian trước khi cá chuyển sang màu đỏ. Cá biệt có con đến 8 tuổi mà vẫn nhợt nhạt nhưng bỗng lên màu đỏ rực chỉ trong một thời gian ngắn làm người nuôi ngỡ ngàng. Việc đánh giá về huyết long đôi khi gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi nhiều nỗ lực và kiên nhẫn để phát hiện ra tiềm năng thực sự của một con huyết long non.

    vảy cá rồng
    Cả cá rồng huyết long

    “Chili red” và “blood red” là tên gọi của các loại cá rồng hoang dã. Nên nhớ rằng các cá thể hoang dã bị cấm mua bán vì chúng là động vật cần được bảo vệ. Các trang trại cá cảnh thường lai chéo hai loại cá này với nhau để cho ra giống huyết long “super red”, cho nên trên thực tế, dòng huyết long thuần chủng đúng nghĩa không hề tồn tại trên thị trường cá cảnh cho dù có những cá thể mang đặc điểm của “chili red” hay “blood red”.

    Cá huyết long chất lượng cao thường có màu vây đỏ sậm và đều ngay từ khi còn nhỏ. Chúng còn có màu sắc nổi bật và lưng thật sậm màu. Những con cá đẹp cũng có nhiều màu ánh kim trên thân. Đặc điểm này hiện rõ khi quan sát cá dưới ánh sáng tự nhiên. Khi cá đạt 25-30 cm, nắp mang và viền vảy phải có màu tím hay đỏ nâu, còn nếu chỉ hanh vàng là không đạt.

    Huyết long loại hai như “Banjar red” cũng thường được bán lẫn lộn như huyết long chính hiệu nhưng có thể nhận biết vì vảy và vây của chúng luôn nhạt màu hơn. Những loại huyết long thương mại khác như “golden red” và “orange red” cũng là cá lai và không bao giờ đạt đến màu đỏ thực sự. Tuy nhiên, nếu cá kém chất lượng được cho ăn chất lên màu thì rất khó phân biệt vì chúng cũng đỏ rực như huyết long. Người nuôi cá không nên ham rẻ, tốt nhất là mua cá từ nguồn cung cấp uy tín, cá có gắn chip và cấp giấy chứng nhận đàng hoàng.

    Như tất cả các giống loại cá rồng Á Châu, trại cá cũng có những tiêu chuẩn để đánh giá phẩm chất của huyết long. Ví dụ, một con huyết long có tên gọi là Ruby red (huyết long xanh/tím) , có vây , môi, cặp râu thật đậm đỏ, và hàng vẩy màu xanh đậm sẽ có giá rất cao ở kích thước từ 12-15cm. Loại Ruby Red này giá còn đắt hơn cả loại quá bối hạng trung bình. Vì thế, đối với những con huyết long có phẩm chất thuộc hàng tuyệt phẩm, sẽ nhìn đẹp, và đắt giá hơn bất kỳ con quá bối nào. Tương tự như thê, giống loại kim long hồng vỹ nếu vì vài đặc điểm hiếm quý và đẹp nào cũng có thể đắt giá hơn huyết long. Sự đột biến của genes, và kết quả của ép giống đồng huyết thường tạo nên những bất ngờ tuyệt vời.

    Bản đồ phân bố

    phân bố cá rồng
    Phân bố cá rồng Huyết Long

    Địa bàn phân bố tự nhiên của huyết long (Scleropages legendrei): thượng lưu sông Kapuas và hồ Sentarum, tỉnh Tây Kalimantan. Địa bàn phân bố của thanh long Borneo (Scleropages macrocephalus): các nhánh sông Melawi và Pinoh (dòng greytail), tỉnh Tây Kalimantan và sông Barito (dòng yellowtail), tỉnh Trung Kalimantan.

    Những thắc mắc về Huyết Long


    Sư phát triển về màu sắc của huyết long thường là chủ đề rất thú vị và đầy kịch tính. Có bạn sẽ rất may mắn khi sở hửu một con huyết long mà chỉ trong 1 năm đã lên màu đỏ (cực hiếm). Trong khi đó, những bạn khác thì không được may mắn như thế, và thời gian chờ đợi từ 4-5 năm là chuyện thường tình. Rất nhiều bạn thường than phiền rằng: “cá tôi đã nuôi được 3-4 năm mà chẳng thấy màu đỏ nơi đâu ?” “Cá tôi chỉ có màu cam nhạt, còn màu đỏ đâu thì chẳng thấy ?” Có phải những bạn này đã bị lường gạt bởi trại cá hay lái cá ? Câu trả lời là “rất có thể” và “không”.

    Câu trả lời “rất có thể” đã bị lường gạt nằm trong phần phân tách sau đây. Huyết long thường được cho nhân giống với kim long hồng vỹ hoặc thanh long hay thanh long chỉ vàng với mục đích để nâng cao phẩm chất và tạo thêm sắc tố đỏ nơi vi kỳ của thanh long hay thanh long chỉ vàng. Kết quả của cuộc tình có tính toán này thường cho ra bọn hậu duệ với hàng vẩy trên cơ thể như thanh long hoặc thanh long chỉ vàng, không có chi thay đổi. Bầy hậu duệ này sẽ được phân loại là huyết long loại 1.5 thay vì là huyết long
    loại 1.

    Huyết long loại 1, đúng huyết thống thường chỉ có thể đi vào chu kỳ sinh sản vào lúc 4-5 năm tuổi hay cao hơn. Tuy nhiên một khi đã bị lai tạo với một giống loại khác, bon hậu duệ huyết long 1.5 giờ đây sẽ có thể “biết yêu” ở tuổi sớm hơn vào năm thứ 3. Vì thế , thời gian chờ đợi sẽ được rút ngắn lại gần phân nữa và giá cả của loại này cũng vì thế mà rẻ hơn rất nhiều.Các trại cá sản xuất loại huyết long 1.5 cho thị trường cá rồng thường là các trại không đủ vốn kinh doanh. Người tiêu thụ khi yêu thích huyết long, nhưng không đủ khả năng tài chánh , thì sẽ đành ép lòng chịu mua huyết long 1.5. Vì thế trong những lần đi tham quan, khảo giá thị trường, bạn bất chợt thấy một con huyết long nhìn cũng đẹp, nhưng giá tiền thì chỉ bằng 1 phần nào của giá cả huyết long trên thị trường, bạn nên cẩn thận. Một số lái cá ranh mảnh hoặc rất có thể cả chủ tiệm cá cũng chẳng biết vì kém kiến thức về cá rồng, sẽ bán cho bạn con cá rồng đó như là huyết long loại 1, nhưng thật ra chỉ là huyết long loại 1.5. Màu sắc của loại huyết long 1.5 này , cứ mổi năm trôi qua, màu sắc càng phai nhạt đi, trong khi huyết long chính thống thì màu sắc càng tăng theo với thời gian.

    Còn về phần câu trả lời “không” , bạn không bị gạt nằm trong phần phân tích như sau: huyết thống, phẩm chất của nước, thức ăn và ánh nắng mặt trời đều có những tác động lên màu sắc của huyết long. Nếu chế độ dinh dưỡng của huyết long thiếu vắng chất beta-caroteine là nguyên nhân chính tạo nên màu sắc đỏ quá mờ nhạt, chậm trể. Thức ăn có nhiều nguồn beta-caroteine này là từ tôm tép. Dế và sâu quy cho ăn cà rốt, và sau đó đem cho huyết long ăn cũng hửu hiệu như cho ăn tôm tép. Ánh sáng mặt trời cũng có tác động quan trọng lên màu sắc của huyết long. Nếu nuôi huyết long trong nhà, thì đèn của bể cá nên được bật lên vài tiếng trong một ngày. Nếu làm thế trong một thời gian dài, ánh đèn sẽ có tác dụng tốt với màu sắc của huyết long.

    Nếu huyết long của bạn là thuần chủng với huyết thống của HL 100%, thì sự phát triển của màu đỏ sẽ trải qua từng giai đoan. Thông thường, những chấm nhỏ li ti sẽ xuất hiện trên viền của các hàng vẩy. Trong giai đoạn đầu, những chấm nhỏ này sẽ là màu vàng, và sẽ chuyển qua màu cam. Trong một thời gian nhất đinh, những chấm vàng cam này sẽ kết nối lại và sẽ bao phủ phần viền của các hàng vẩy trên cơ thể cá. Màu hồng cam trên nấp mang sẽ xuất hiện từng đốm lổm chổm cùng với màu vàng và bạc. Giai đoạn chuyển tiếp của màu cam có thể kéo dài đến cả vài năm. Đây là thời điểm mà các bạn chơi huyết long sẽ cảm thấy chán nản, thất vong, và mất niềm tin, cũng như nghi ngờ về nguồn gốc của con huyết long đang sở hửu.

    Theo như kinh nghiệm cũng như quan điểm của người viết, nhẩn nại là đức tính cần phải có cho những ai chơi cá rồng huyết long. Sụ kiên nhẩn của bạn cuối cùng sẽ được tưởng thưởng xứng đáng. Tôi xin kể cho bạn nghe một mẩu chuyện ngắn về con cá huyết long của một nha sĩ bên Nhật. Con cá của ông ấy chỉ là một màu vàng cam , đây là màu của giai đoạn chuyển tiếp. Và con cá huyết long này cứ trơ trơ trong giai đoạn ởm ờ này trong thời gian kỷ lục là 9 năm. Một ngày nọ, con cá màu vàng cam kia thật sự chuyển mình hóa rồng đỏ, và trở nên màu đỏ rực như máu. Đây không phải chỉ là một câu chuyện riêng lẻ, mà thường rất xảy ra cho giống huyết long. Chúng sẽ chuyển từ màu cam sang màu đỏ rực chỉ trong khoảng vài tuần, khi giai đoạn chuyển tiếp đã chấm dứt. Tôi tin lúc ấy các bạn sẽ biết quý và yêu thích cá huyết long của bạn hơn.

  • Thức ăn, dinh dưỡng cho tép kiểng

    Ngay cả khi tép có tiếng là ăn rêu, chúng không là loài chỉ ăn thực vật. Từ ăn tạp có lẽ thích hợp hơn và như vậy, tất cả thức ăn cả động vật và thực vật chúng đều ăn. Nhưng phải tránh nguồn Protein động vật với số lượng lớn, nên hạn chế. Kết quả những nghiên cứu cho thấy, quá trình lột vỏ tăng cao và chúng chết rất nhanh. 

    Trong bể nuôi chung với nhiều cá thực ra không cần cho chúng ăn, thức ăn thừa của cá rơi xuống luôn đủ cho chúng. Thực đơn của tép có thể là viên khô, thức ăn công nghiệp, đồ sống hoặc đông lạnh, Spinat, dưa leo, đậu Hà Lan… luôn được chúng đón chào nồng nhiệt. Người viết đã thu được kết quả tốt khi sử dụng viên thức ăn chứa lượng Spirulina cao.

    thức ăn tép cảnh
    Thức ăn tép cảnh rất đa dạng, bất kỳ loại thức ăn nào chúng cũng có thể “gặm”

    Lượng thức ăn cần được tiêu thụ hết trong một giờ. Phần còn thừa hút, đưa ra ngoài, vì làm ô nhiễm nước nếu để lâu.

    Ngoài bữa chính, tép còn nhặt nhạnh rêu, vi sinh vật quanh bể nên trong những bể đã ổn định nếu không cho chúng ăn vài ngày cũng không có chú nào chết đói cả.

    Trong vài trường hợp có thể tép nảy ra ý định ngông cuồng gặm cả Moos mềm như Riccia,Pellia, nhưng chỉ xẩy ra ở những bể lớn nhân giống tép với số lượng lớn. Bình thường chúng ta không cần lo lắng đến cây trồng, chúng chỉ gặm đi những phần đã hư hỏng trên cây.

    Để thực đơn cho tép thêm phần phong phú, chúng ta có thể trong khi đi dạo nhặt ít lá khô, rửa sạch nhúng qua nước sôi rồi cho vào bể. Các bạn sẽ thấy tép đổ xô đến tìm tòi thức ăn trên lá, và qua thời gian lá sẽ được gặm bớt đến khi chỉ còn lại cuống. Lá khô có tác dụng tốt làm ổn định quá trình lột vỏ của tép, nhả acidhumin giảm pH, chống nấm, mầm bệnh trong bể và là sân chơi ưa thích của tép.

  • Bể nuôi tép kiểng

    Nền bể

    Dù bằng cát hay sỏi, đen hay trắng, mỗi người có thể thiết kế theo ý mình. Tép kiểng không “quan tâm” đến nhiều lắm. Tuy nhiên cần chú ý không dùng nền đá sỏi quá lớn, thức ăn thừa có thể lọt xuống bên dưới, hư thối làm ô nhiễm nước.

    Thêm một điểm nhỏ: trước khi chọn nền cho bể, cần biết sẽ nuôi loại tép kiểng nào để chọn màu. Tép kiểng đỏ trên nền sáng thường không nổi bằng nền có màu sẫm hơn.

    bể nuôi tép kiểng
    Bể nuôi tép kiểng

    Gỗ lũa

    Nếu có thể, bố trí vài khúc gỗ lũa cho bể. Không phải là bắt buộc nhưng tép kiểng rất thích trèo lên lũa tìm tòi thức ăn bám lên. Cũng cần chú ý không dùng gỗ lũa chất lượng xấu, còn thải ra nhiều tạp chất, sẽ ảnh hưởng đến tép kiểng.

    Cây thủy sinh

    Cũng có thể chọn theo ý thích. Đặc biệt nên bố trí những góc trồng Moos bám trên lũa (Javamoos, Vesicularia dubyana, Pellia, Monosolenium tenerum), đây là những nơi rút vào cho tép kiểng khi thay vỏ và là nơi sống, tìm thức ăn an toàn cho tép kiểng con.

    Trong bể quá ít cây, đôi khi tép kiểng không tìm được nơi trú ẩn cho quá trình thay vỏ. Trong trường hợp xấu, chúng sẽ bị chính đồng loại tấn công do vỏ còn mềm, tép kiểng còn yếu. Đó cũng là lý do khi tép kiểng rút lui lên tầng trên của bể, bám bất động ở điểm nào đó vì không tìm được nơi trú ẩn trong quá trình thay vỏ.

  • Nuôi tép kiểng giai đoạn đầu

    Giai đoạn làm quen với môi trường mới của tép rất quan trọng. Chúng nhạy cảm hơn rất nhiều các loại cá khác.Ví dụ quá trình lột vỏ của tép phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nhiệt độ, các chỉ số khác của nước. Nếu quá trình làm quen nước mới không tiến hành thận trong, sẽ xẩy ra hiện tượng shock với quá trình lột, hoặc các nội quan thương tổn, tép gặp khó khăn ở lần lột vỏ tiếp theo. Những khó khăn mà tép thường phải trả giá bằng sự sống của mình. Người viết không sử dụng đến những từ chuyên môn như áp xuất osmosis, độ dẫn của nước… để đa số người đọc nắm bắt được ngay vấn đề.

    nuôi tép cảnh
    Nuôi tép cảnh

    Tốt nhất, mở túi đựng tép và đổ từ từ vào một cái chậu đủ lớn. Chú ý không để sót lại tép bám bên trong thành túi. Sau đó mỗi mười phút đổ một ít nước bể vào, hoặc dùng một ống dẫn nước từ bể vào, kẹp bớt đầu ống cho nhỏ từng giọt. Hai đến ba tiếng sau khi nước trong chậu gấp hai lượng nước ban đầu, mới chính thức thả tép vào bể. Việc này cũng tiến hành khi chuyển tép từ bể này sang bể khác ngay trong cùng nhà.

    Tép kiểng cần thời gian để làm quen với môi trường, các động vật thủy sinh mới. Khi chất lượng môi trường không ổn, hoặc có kẻ thù đe dọa, có khả năng tép tìm cách thoát ra khỏi bể. Vì vậy người ta thường đậy bể lại trong thời gian mới thả. Khi quan sát thấy nếu đã cả tuần trôi qua mà chúng vẫn tìm cách trốn, cần tìm ra nguyên nhân nhanh chóng để giải quyết, tạo cho chúng nơi sống dễ chịu. Nếu không nguồn vui sẽ không được lâu dài.

    Tóm lại: Tép kiểng làm quen với môi trường mới rất chậm. Các bạn cần kiên nhẫn và dành thời gian cho chúng trong giai đoạn này.

  • Chọn mua tép kiểng

    Khi mua, chọn tép kiểng, không để bị choáng trước những cái tên mỹ miều hấp dẫn của người bán đặt cho. Cũng vì lý do tép là lĩnh vực chưa được tìm hiểu, nghiên cứu cặn kẽ nên những nơi nhập, buôn bán tép lớn hay dễ dãi với tên gọi. Đã có nơi bán loại Crystal Cherry? Xui xẻo cho người mua chưa có thông tin cơ bản ví dụ mua lầm Red Fire(Cherry) dưới tên Red Crystal với giá đắt hơn thực sự.

    mua tép cảnh
    Chọn mua tép cảnh

    Người mua cần chú ý đến biểu hiện khỏe mạnh của tép, cơ động bơi tới lui trong bể và chân trước nhặt tìm thức ăn không ngừng.

    Bộ giáp cần mầu sắc đều đặn, không có điểm lạ như chấm nâu đỏ hoặc mầu lạ không đặc trưng của loại tép đó, thủng lỗ hoặc nổi bọc, mụn.

    Người bán càng vất vả, mồ hôi mồ kê chảy càng nhiều, mặt mũi càng đỏ tưng bừng bao nhiêu khi vớt tép bán càng tốt. Tép khỏe mạnh di chuyển, trốn nhanh như chớp, người vớt phải cần nhiều khéo léo và cử động mới mong tóm được chúng. Những con di chuyển chậm chạp lờ đờ hoặc đứng yên bất động, chúng ta nên để chúng… đứng luôn tại đó, không đưa về nhà.

  • Kinh nghiệm nuôi tép ong sinh sản

    Tôi bắt đầu nuôi tép ong đỏ khoảng 1 năm trước đây. Khởi đầu bằng 1 vài cặp loại thường, mua của một người Mỹ và nuôi chúng trong 1 cái hồ 20 lít. Chúng có vẻ khỏe mạnh nhưng không thấy có tép con mặc dù có 1 vài con tép mái mang trứng trong thời gian ngắn. Sau đó tôi chuyển chúng sang 1 cái hồ khoảng 80 lít, trồng cây thủy sinh có dùng Co2, chúng bắt đầu sinh sản và thấy tép con xuất hiện mỗi lứa vài con… Vài tháng sau, tôi nhập từ Singapore 35 con ong đỏ hạng đặc biệt và thả chúng vào hồ tép mà tôi nói ở trên. Thêm vài tháng trôi qua, tép mái bắt đầu mang trứng và tôi mừng rỡ khi thấy tép con xuất hiện.

    téo ong đỏ
    Tép ong sinh sản

    Trước đó tôi cũng có khá nhiều kinh nghiệm nuôi tép red cherry mà tôi áp dụng phần lớn vào việc nuôi ong đỏ. Tuy nhiên trong quá trình nuôi tôi học được một số điều mà tôi nghĩ nó có ích cho những người đang muốn nuôi thử loài ong đỏ. Tép ong đỏ thật là quyến rũ và dễ nuôi nhưng cần chú ý 1 vài điểm khác biệt với tép cherry.

    Sau đây là những điều tôi đã rút ra từ bản thân về kinh nghiệm nuôi tép ong sinh sản và tôi thường tư vấn những người muốn thử nuôi thử:

    1. Kích thước hồ ít nhất là 90L, rất hiếm khi cho tép đẻ thành công trong hồ nhỏ hơn.
    2. Nhiệt độ từ 21.5 tới 24 độ C, một số người nuôi ong đỏ chung với cherry ở nhiệt độ trên 25 cũng không sao nhưng ở nhiệt độ mát tép ong đạt màu chuẩn và có xu hướng sinh sản dễ dàng hơn. Tôi nhận ra điều này sau nhiều lần nuôi 1 đàn tép có nhiều con mái mang trứng ở nhiệt độ 26, kết quả là rất ít tép con xuất hiện.
    3. Nước có độ cứng vừa phải có vẻ rất phù hợp cho tép sinh sản và lên màu chuẩn.
    4. Một điều rất quan trọng là nên trồng cây thủy sinh nhằm ổn định chất lượng nước và tạo môi trường tự nhiên cho tép.
    5. Máy lọc đi kèm miếng mút chặn đầu hút để không gây nguy hiểm cho tép con.
    6. PH ở 7.4 là lý tưởng với tôi nhưng tôi cũng biết 1 số người nuôi tép đẻ thành công với môi trường axit. Tôi đảm bảo rằng tép sẽ không bao giờ sống tốt trong môi trường kiềm.
    7. Hãy thay nước đều đặn! Ong đỏ rất dễ bị ngộ độc nitrate, chúng yêu cầu nước chất lượng cao để sống khỏe và thay vỏ. Thay 30% nước mỗi tuần. Tôi dùng nước thẳng từ vòi (độ cứng vừa phải, PH 7.6) và dùng thuốc khử Clo (Amquel+ và Novaqua).
    8. Tôi sử dụng hệ thống Co2 với liều lượng nhẹ để giữ cho cây khỏe và nó cũng giúp ổn định PH nữa. Thực ra Co2 không cần thiết trong việc nuôi tép ong đẻ và khá nguy hiểm cho tép khi ta không chú ý tới liều lượng.
    9. Tôi sử dụng hệ thống chiếu sáng quang phổ đầy đủ với 10 tiếng 1 ngày có hẹn giờ.
    10. Tôi không bao giờ dùng bất cứ loại hóa chất hỗ trợ nào vì tép đã nhận đầy đủ chất từ chế độ ăn riêng biệt.
    11. Tôi cho tép ăn HBH Vegetable Wafers và HBC Crab & Lobster Bites. Mọi loại thức ăn dành cho loài giáp xác đều chấp nhận được khi và chỉ khi trong thành phần không chứa nhiều hàm lượng đồng (hãy đọc kĩ nhãn mác). Thỉnh thoảng tôi cho chúng ăn rau xanh luộc (bí hoặc xà lách bina). Tôi cho ăn ngày 1 lần với liều lượng rất nhỏ.

    Tóm lại bạn có thể nuôi ong đỏ trong điều kiện giống như các loài tép nước ngọt khác. Tuy nhiên chìa khóa thành công để cho sinh sản lại phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ và chất lượng nước.

  • Thể tích bể nuôi tép kiểng

    Thể tích cần của bể nuôi tép chỉ đóng vai trò thứ yếu. Ngay cả với bể 12l người ta có thể nuôi được tốt một bầy tép nhỏ.

    thể tích nuôi đép cảnh
    Thể tích nuôi tép cảnh cần hợp lý

    Tất nhiên ở những bể lớn hơn sẽ giảm thiểu hậu quả những sai phạm hay xẩy ra: cho ăn quá nhiều, thay nước không đều đặn, vì thế thể tích nhỏ nhất được khuyên cho bể nuôi tép từ 54l trở lên, cũng là kích thước phổ biến dễ tìm mua của bể làm sẵn trên thị trường. Trở lên trên không có giới hạn tối đa, người viết cũng thỉnh thoảng mơ tưởng đến bể có dung tích lít… bốn năm số, nhưng đó lại là chuyện khác rồi.

  • Số lượng tép kiểng bao nhiêu là đủ?

    Hầu hết tép là loại sống theo bầy. Nếu ai chỉ cho chúng có một, hai “bạn chơi”, có lẽ chẳng có mấy cơ hội nhìn thấy chúng rời khỏi nơi ẩn nấp. Đặc biệt ở những bể thả nhiều cá kích thước tương đối lớn. Điều này thay đổi tức khắc khi chúng hợp được thành bầy, ít nhất từ mười con trở lên. Hầu như sự nhút nhát ở chúng biến mất hoàn toàn.

    mật độ tép cảnh
    Số lượng tép cảnh nên vừa phải

    Đáng tiếc rằng chỉ riêng số lượng vẫn chưa là điều kiện đủ để chúng rời khỏi nơi ẩn nấp trong nhiều trường hợp. Trong bể của người viết thời gian bắt đầu nuôi tép, chỉ một con cá Phượng hoàng duy nhất trong bể đã đủ làm hai mươi chú tép Amano nấp kỹ lưỡng sau đống lũa. Tình hình thay đổi ngay trong ngày đầu tiên khi PH được dời sang bể khác, chú tép đầu tiên đã lò dò khỏi lô cốt. Đến ngày thứ hai cả bầy đã liên tục tuần tra khắp bể.

    Lại có thông tin tép dạo chơi đường hoàng trong bể có nuôi cá Ali hoặc Discus. Những thông tin trái ngược nhau đó làm chúng ta trước mắt có thể bỏ qua việc lập list loại cá nào thích hợp, không thích hợp, ít thích hợp nuôi chung với tép. Nhưng trong mọi trường hợp không thể ít hơn hai, ba con trong một bể. Số lượng được khuyên nên thả từ đầu để có được đàn tép khỏe mạnh phát triển về sau không nên ít hơn năm con, hoặc hơn vài đôi càng tốt.

  • Tép kiểng

    Cùng với cơn sốt tép cảnh trên diễn đàn, người viết muốn cùng các bạn hiểu sâu hơn về những sinh vật xinh đẹp, chăm chỉ và năng động này đang ngày càng được ưa chuộng trong giới thủy sinh toàn thế giới.

    tép cảnh
    Tép cảnh

    Sự xuất hiện chính thức của tép cảnh trong giới thủy sinh bắt đầu vào cuối thập kỷ 80, vẫn hạn chế con số người chơi trong phạm vi chơi, trao đổi riêng lẻ. Ít được để ý trong một thời gian dài, đến khi người ta biết đến khả năng diệt rêu của chúng. Điều này khiến cho nhu cầu tép cảnh tăng cao đột ngột, nhất là cho những bể bị rêu hoành hành, và khi cạnh đó tập quán thú vị của chúng được phát hiện, cơn sốt tép cảnh lây lan không thể ngăn chặn nổi nữa. Sự chăm chỉ, điều kiện nuôi dưỡng không mấy khó khăn, và không kém quan trọng trong vai trò bảo vệ chất lượng môi trường bể, làm chúng hiện diện gần như trong mỗi bể thủy sinh. Quả thực rất thú vị, cũng là những niềm vui khi ngắm nhìn những bầy tép cùng tìm thức ăn, cùng “gây gổ” và lại dàn hòa với nhau. Ai đã quan sát kỹ càng, có lẽ sẽ ngày càng yêu thích chúng hơn.

    Tép là gì?

    Tép thuộc bộ giáp xác, hay còn gọi là bộ giáp xác mười chân. Hiện diện trong nước ngọt, cũng như nước mặn. Tép được cấu tạo bởi hai phần, phần đầu (Cephalothorax) và phần thân sau (Abdomen). Trong phần đầu bao gồm tất cả những nội quan quan trọng, chỉ có ruột chạy xuyên qua phần thân sau đến trước đuôi như ở động vật có xương sống. Tép có năm đôi chân, hai đôi chân trước được sử dụng như dụng cụ đào bới, nhặt tìm, cắt thức ăn (càng, vợt lọc thức ăn đơn bào ở một số loại). Ba đôi chân còn lại làm thành chức năng di chuyển trên nền. Để di chuyển trong nước, tép sử dụng năm đôi vây chèo dưới phần thân sau. Hai đôi râu đặc biệt phát triển rất tốt, có công dụng như cần anten dò tìm, định vị cho tép.

    Tép lớn lên trong cả dòng đời, nhưng bộ vỏ không cùng lớn lên theo, buộc chúng phải thay vỏ, lột xác đều đặn. Trong quá trình này, vỏ nứt ra ở đoạn nhất định giữa vùng tiếp giáp đầu và thân sau, tép giẫy mạnh và thoát ra khỏi lớp vỏ cũ. Tép trong quá trình này thường rút vào nơi yên tĩnh kín đáo trong bể do tấm giáp non còn mềm, dễ bị thương tổn. Chiếc vỏ cũ nên để lại như nguồn dinh dưỡng cao cho những động vật khác trong bể. Khi tép lột xác đều đặn, là dấu hiệu tốt cho thấy sức khỏe tốt và phát triển ổn định

  • Thú chơi tép kiểng giá ngàn đô

    Trào lưu chơi tép kiểng tại TP Hồ Chí Minh đang “thịnh”. Đặc biệt là những loại tép ngoại với những cái tên rất  “oách” như: Reb cherry Shrimp, Caridina sp Tiger (tép cọp), Crytal Red Shrimp (tép ong đỏ), tép Sulawesi… 

    tép ong đỏ
    Tép đỏ

    Đáng nói là giá của những loại tép này cũng không “dễ xài”, từ vài chục USD đến hơn 100 USD. Đặc biệt, loại tép ong đỏ chỉ bằng đầu tăm nhưng có giá đến 1.000 USD/con. Theo anh Lê Đức Huy (quận Phú Nhuận) người chơi tép lâu năm thì loại tép này xuất xứ từ Nhật Bản, có màu trắng, trên đỉnh đầu có chấm màu đỏ, giống biểu tượng của lá cờ Nhật nên tại nước này, loại tép ong đỏ rất quý hiếm và được ưa chuộng. Đây cũng là loại tép khó nuôi vì đòi hỏi môi trường nước tinh khiết, giống của nó đột biến nên khả năng thích ứng với môi trường kém, sinh sản khó nên giá thành rất cao.

    Tại TP.HCM hiện nay giới chơi đang rất hứng thú với những loại tép mới du nhập như tép Sulawesi của Indonesia, tép cọp, tép ong đỏ…

    Hình dáng và màu sắc của những loại tép này khá đa dạng, nhưng nổi bật và được ưa chuộng là màu đỏ, trắng tinh, đen sọc trắng, đen sọc đỏ… “Sự lôi cuốn của những con tép này đối với người chơi là nó làm đẹp cho hồ thủy sinh và đặc biệt hơn là vẻ đẹp về màu sắc của nó. Mỗi loại là một vẻ đẹp riêng” – anh Huy cho biết.


    Anh Minh Hà (quận 3), một người mới tập tành chơi tép chia sẻ: “Nuôi tép cũng phải có chế độ dinh dưỡng với thức ăn riêng dành cho chúng, phải có đầy đủ vitamin thì chúng mới phát triển tốt được. Cái thú vị là nhìn nó bé tí nhưng màu sắc rực rỡ. Thấy con Reb Cherry Shrimp của tôi không, màu đỏ rất lộng lẫy, tôi mua nó của một người bạn, giá gần 100 USD đó”.

    Nhìn mấy con Sulawesi của anh Hà đang tung tăng trong hồ cũng thấy thú vị thật, bé tí tẹo nhưng trông rất bắt mắt. “Cái thú vị chính là ở sự nhỏ bé của nó, thử tưởng tượng một cái hồ mà có nhiều tép với nhiều màu sắc thì thật là thích thú khi ngắm nhìn. Trông chúng như một thứ ánh sáng bé xíu đang phát ra trong làn nước”.