Thú chơi cá cảnh nước mặn (cá cảnh biển)

Thú vui bể nước mặn đã du nhập vào Việt Nam gần chục năm nay nhưng dường như đã không thu hút “fan” lắm với người chơi tại nước ta. Đến thời điểm này thì tình hình có vẻ bắt đầu có những sự thay đổi theo hướng tích cực hơn nhưng chủ yếu dành cho dân chơi khá giả.

cá cảnh nước mặn
Thú vui cá cảnh nước mặn

Từ chi phí đầu tư, cách nuôi dưỡng và dụng cụ chuyên dụng đều gần như còn rất xa lạ và đắt với phần lớn người Việt Nam ta. Được biết chi phí tối thiểu cho 1 bể trung bình khoảng 7 triệu trở lên mới xem như là được. Những bể chỉ sử dụng san hô chết và cá thì ở khoảng 4 triệu (thường thì những bể này xấu và không có sức thu hút).

Với chi phí đầu tư quá đắt như thế, phần bảo dưỡng cũng tương đương và xem ra có phần khó khăn hơn. Ta phải mua từng lít nước biển đổ vào hồ vào mỗi kỳ thay nước do nơi nuôi bán cá biển chuyển tới. Chi phí mỗi lần thay nước có thể lên đến vài trăm tùy theo kích thước hồ của bạn. Bên cạnh đó, việc mua cá thả vào hồ không phải đơn giản là sống mà là ta phải giữ cho nó sống. Nuôi cá cảnh biển khó hơn cá cảnh nước ngọt. Đòi hỏi người chơi phải dành thời gian chăm sóc chúng nhiều, có kiến thức và kiên trì.

Bể Cá biển khác bể cá nước ngọt ở chỗ là có nồng độ muối trong nước và cá biển khác cá nước ngọt là nồng độ muối trong máu luôn thấp hơn so với nước biển. Do sự thẩm thấu nên cá bị mất nước liên tục và chúng phải uống nhiều nước để bù trừ. Chính vì thế nên cá biển không thể nuôi trong bể cá nước ngọt là vậy.

Mặt khác, nuôi cá cảnh biển là một thú vui khá tốn kém vì muốn tái tạo lại môi trường sống của cá biển bạn cần phải đổ ra khá nhiều công sức từ việc làm hồ cho đến pha chế lại nước biển, lắp đăt hệ thống lọc,.v.v… vì cá biển khó thích nghi môi trường nhân tạo so với cá nước ngọt, chưa hết đâu: cá cảnh biển phần lớn khá hung hăng và thói quen đánh nhau của chúng nhiều khi khiến bạn điên đầu trong việc lựa chọn cá nuôi chung trong hồ. 

Trong một bể kính nước mặn sẽ không dễ bảo quản các cây thủy sinh, khi ấy nhánh san hô có tác dụng thay thế rất tốt tạo ra một sự mô phỏng thu nhỏ những bãi san hô ngầm mà các loài cá sinh sống.

Độ cứng và tác hại của nước cứng

Chỉ số pH liên quan đến độ cứng và độ kềm của nước. Khi độ cứng và độ kềm ổn định, độ pH ít thay đổi. Cũng như độ pH, độ cứng của nước có ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của cá cảnh, đến bệnh tật, đến việc tạo màu sắc…

Nước tự nhiên chứa trên ba mili đương lượng gam cation canxi (Ca2+) và magie (Mg2+) trong một lít. Nước nhiều Mg2+ có vị đắng. Tổng hàm lượng ion Ca2+ và Mg2+ đặc trưng cho tính chất cứng của nước. Ngày nay, người ta còn tính cả ion Fe2+ và Na+ vào độ cứng. Độ cứng của nước thiên nhiên dao động rất nhiều và đặc trưng lớn ở nước ngầm.

1. Độ cứng của nước

Độ cứng của nước được quyết định bởi hàm lượng chất khoáng hòa tan trong nước, chủ yếu là do các muối có chứa ion Ca++ và Mg++. Độ cứng của nước được chia làm 2 loại: 

  • Độ cứng tạm thời hay độ cứng carbonat: Tạo bởi các muối Ca và Mg carbonat và bicarbonat, trong đó chủ yếu là bicarbonat vì muối carbobat Ca và Mg hầu như không tan trong nước. Gọi là độ cứng tạm thời vì chúng ta có thể giảm được nó bằng nhiều phương pháp đơn giản. Trong tự nhiên, độ cứng tạm thời của nước cũng thay đổi thường xuyên dưới tác dụng của nhiều yếu tố, ví dụ như nhiệt độ …
  • Độ cứng vĩnh viễn: Tạo bởi các muối khác của Ca và Mg như sulphat, clorua… chỉ có thể thay đổi bằng các phương pháp phức tạp và đắt tiền.
nước cứng
Nước ứng hình thành như thế nào?


Thông thường người ta chỉ quan tâm đến độ cứng tạm thời của nước vì nó có ảnh hưởng nhiều hơn là độ cứng vĩnh viễn. Có nhiều đơn vị đo độ cứng khác nhau, nhưng chủ yếu người ta dùng 3 đơn vị đo: độ dH, mg đương lượng/lít và ppm. Để đơn giản, khi đo độ cứng người ta thường quy về 1 loại muối là CaCO3.

Nước có độ cứng tạm thời lớn hơn 100 ppm được coi là nước cứng, dưới mức đó được coi là nước mềm.

2. Tác hại của nước cứng

Độ cứng vĩnh viễn của nước ít ảnh hưởng đến sinh vật trừ phi nó quá cao, ngược lại, độ cứng tạm thời lại có ảnh hưởng rất lớn. Nguyên nhân là vì thành phần chính tạo ra độ cứng tạm thời là các muối bicarbonat Ca và Mg: Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2, chúng là các muối hòa tan hoàn toàn nhưng không ổn định, không bền. Chúng dễ dàng bị phân hủy thành CaCO3, MgCO3 là các muối kết tủa:

Ca(HCO3)2 => CaCO3 + H2O + CO2
Mg(HCO3)2 => MgCO3 + H2O + CO2

Khi phản ứng phân hủy xảy ra trong cơ thể sinh vật, các muối này kết tủa trong cơ thể sinh vật sẽ gây hại không nhỏ. Ở con người, chúng là nguyên nhân gây ra sỏi thận và một trong các nguyên nhân gây tắc động mạch do đóng cặn vôi ở thành trong của động mạch. Lưu ý là các muối CaCO3 và MgCO3 là các muối kết tủa và chúng không thấm qua niêm mạc hệ tiêu hóa của chúng ta được, chỉ các muối hòa ta mới thấm được thôi. Vì vậy nước cứng chỉ có tác hại do các muối bicarbonat.

3. Các phương pháp làm mềm nước

Có rất nhiều phương pháp làm giảm độ cứng của nước, từ đơn giản đến phức tạp.

a. Làm nóng nước
Đun nóng nuớc sẽ làm giảm đáng kể độ cứng của nước

b. Làm nước lưu động liên tục
Khuấy liên tục hoặc bơm tuần hoàn liên tục cũng có tác dụng, tuy rằng khá chậm và trong nhiều trường hợp, sự phân hủy bicarbonat chậm hơn sự hòa tan bicarbonat mới từ các nguồn khác vào nước 

c. Chưng cất nước
Về nguyên tắc, nước cất có thể coi là H2O tinh khiết hoàn toàn.

d. Lọc RO (Thẩm thấu ngược)
Công nghệ lọc RO cho phép loại bỏ gần như tất cả các chất hòa tan và không hòa tan ra khỏi nước, nước lọc RO có thể coi là H2O tinh khiết (tuy không bằng nước cất)

e. Trao đổi ion
Đây là phương pháp được dùng phổ biến nhất vì có giá thành rẻ kể cả chi phí đầu tư lẫn chi phí vận hành. Nguyên lý của nó là đưa nước qua 1 vật liệu chứa các ion dương hoạt động mạnh hơn Ca++ và Mg++, vật liệu này sẽ hấp thụ các ion Ca++ và Mg++ trong nước và nhả ra các ion mạnh hơn kia, do đó tạo ra các hợp chất carbonat không kết tủa. Vật liệu đó được gọi là Cationit (hay cation-exchange resyn). Thông thường người ta dùng 2 loại cationit là Na-Cationit và H-Cationit tương ứng với các ion là Na+ và H+ và các hợp chất tạo ra tương ứng là Na2CO3 và H2CO3 (H2CO3 sẽ bị phân tích ngay thành H20 và CO2)

Khi các Cationit đã hết khả năng trao đổi, người ta phải “hoàn nguyên” tức là phục hồi lại các ion dương cho nó. Đối với Na-Cationit người ta dùng muối ăn NaCl, đối với H-Cationit người ta dùng axit. 

Thiết bị trao đổi Na-Cationit thông thường có thể hạ độ cứng của nước xuống đến dưới 10 ppm, nếu được thiết kế đặc biệt có thể hạ xuống dưới 2 ppm. Mỗi lít hạt Na-Cationit có khả năng trao đổi khoảng từ 2-6 gam đương lượng tùy loại, tức là có thể làm hạ độ cứng từ 300 đến 1000 lít nước có độ cứng 6 mgdl/lít (300 ppm hay 16,8 dH) xuống 0 trước khi phải hoàn nguyên.

H-Cationit có khả năng trao đổi mạnh hơn Na-Cationit và cũng triệt để hơn vì nó loại bỏ hoàn toàn gốc carbonat ra khỏi nước. Tuy nhiên nó có giá thành cao hơn nhiều lần, chi phí vận hành cũng cao hơn (axit đắt hơn muối ăn) và yêu cầu vận hành cũng nghiêm ngặt hơn do phải dùng axit nên ít được sử dụng

Ngoài cách trao đổi ion dương người ta còn dùng cả trao đổi ion âm (chất trao đổi gọi là Anionit) để loại bỏ các ion HCO3- ra khỏi nước. Phương pháp này thường chỉ được sử dụng trong các nhà máy nhiệt điện, ở đó họ dùng cả Na-Cationit, H-Cationit và Anionit nối tiếp nhau trong 1 hệ thống.

Phương pháp trao đổi ion này được sử dụng rất rộng rãi và là phương pháp cơ bản để làm mềm nước trong công nghiêp. Kể cả đối với các thiết bị RO, để tăng tuổi thọ và giảm tải lên các thiết bị RO, người ta cũng làm mềm nước bằng trao đổi ion trước khi đưa nước vào lọc RO.

Chơi cá cảnh theo phong thủy

Không chỉ là thú vui, nhiều người còn tin rằng nuôi cá cảnh trong nhà sẽ đem lại nhiều điều may mắn và sự an lành, thịnh vượng cho gia chủ nếu thuận theo phong thủy.
Tức là sắp xếp thế nào để trong nhà có nhiều ánh sáng, khí trời, màu xanh cây cối, có cả nước, lửa và làm sao để khoảng cách di chuyển thoải mái, cửa ra vào thông thoáng, mọi người dễ tiếp xúc với nhau để tránh va chạm, lan truyền bệnh tật… Những gợi ý vui vui dưới đây sẽ giúp bạnđược một bể cá cảnh phù hợp với không gian sinh hoạt chung. 

chơi cá theo phong thủy
Cá cảnh với phong thủy


Hướng tốt nhất cho một bể cá là Bắc hoặc Đông Nam. Hướng Bắc thuộc cung Quan Lộc, tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc. Đông Nam thuộc cung Phú Quý, tượng trưng cho sự giàu có. Cá là tài nguyên của nước. Vì thế, đặt bể cá theo hai hướng này sẽ làm cho tài nguyên sinh sôi, nảy nở. Gia chủ nhờ vậy cũng gặp nhiều may mắn. 
Nếu đặt bể cá theo hướng Bắc, bạn nên chọn cá có màu ánh kim như ngân long, mã giáp, ánh trăng… Vì hướng Bắc thuộc hành Thủy. Theo ngũ hành tương sinh tương khắc thì Kim sinh Thuỷ. Nếu bạn đặt bể cá ở hướng Đông Nam thuộc hành Mộc thì nên thả cá có màu đỏ, hồng, cam… Những màu này thuộc hành Hỏa, Mộc sinh Hỏa sẽ đem lại thịnh vượng cho gia đình. 
Nếu bạn làm kinh doanh, tốt nhất đặt bể cá ở hướng Đông Nam nên thả tám con cá màu đỏ và một con màu đen. Vì theo quan niệm của người phương Đông, số 8 tượng trưng cho sự mạnh mẽ. Ngoài ra, thả cá theo nguyên tắc này, bạn còn đạt được sự hài hoà âm dương (màu đen là âm, màu đỏ là dương). Ở không gian rộng như phòng khách, chúng ta nên chọn nuôi cá kích thước lớn như cá rồng, tai tượng, la hán… 
Các loại cá này có dáng vẻ hùng dũng, thể hiện sự sang trọng, quyền uy. Còn không gian hẹp hơn như phòng giải trí, phòng ăn nên nuôi cá nhỏ như cá đuôi én. Ngoài ra, ở nơi cần sự yên tĩnh, bạn nên nuôi loại cá bơi chậm, thong dong như cá ông tiên. Hồ cá không nên để trong phòng ngủ hay làm mình giật mình mất giấc ngủ, chưa kể mùi nước cá, máy sủi bọt, máy bơm kêu liên tục. Do vậy không tốt. 
Cá có màu đen tượng trưng cho sự an lành. Cá vàng tượng trưng cho sự may mắn. Sự kết hợp tốt nhất là hai chú cá vàng (tượng trưng cho sự may mắn và giàu năng lượng) và một chú cá đen ( tượng trưng cho sự an lành). Một chậu cá đặt ở bên trái cửa ra vào (khi từ trong phòng bạn nhìn trực diện với cửa ra vào) sẽ mang lại tài lộc.