Thú vui bể nước mặn đã du nhập vào Việt Nam gần chục năm nay nhưng dường như đã không thu hút “fan” lắm với người chơi tại nước ta. Đến thời điểm này thì tình hình có vẻ bắt đầu có những sự thay đổi theo hướng tích cực hơn nhưng chủ yếu dành cho dân chơi khá giả.
Từ chi phí đầu tư, cách nuôi dưỡng và dụng cụ chuyên dụng đều gần như còn rất xa lạ và đắt với phần lớn người Việt Nam ta. Được biết chi phí tối thiểu cho 1 bể trung bình khoảng 7 triệu trở lên mới xem như là được. Những bể chỉ sử dụng san hô chết và cá thì ở khoảng 4 triệu (thường thì những bể này xấu và không có sức thu hút).
Với chi phí đầu tư quá đắt như thế, phần bảo dưỡng cũng tương đương và xem ra có phần khó khăn hơn. Ta phải mua từng lít nước biển đổ vào hồ vào mỗi kỳ thay nước do nơi nuôi bán cá biển chuyển tới. Chi phí mỗi lần thay nước có thể lên đến vài trăm tùy theo kích thước hồ của bạn. Bên cạnh đó, việc mua cá thả vào hồ không phải đơn giản là sống mà là ta phải giữ cho nó sống. Nuôi cá cảnh biển khó hơn cá cảnh nước ngọt. Đòi hỏi người chơi phải dành thời gian chăm sóc chúng nhiều, có kiến thức và kiên trì.
Bể Cá biển khác bể cá nước ngọt ở chỗ là có nồng độ muối trong nước và cá biển khác cá nước ngọt là nồng độ muối trong máu luôn thấp hơn so với nước biển. Do sự thẩm thấu nên cá bị mất nước liên tục và chúng phải uống nhiều nước để bù trừ. Chính vì thế nên cá biển không thể nuôi trong bể cá nước ngọt là vậy.
Mặt khác, nuôi cá cảnh biển là một thú vui khá tốn kém vì muốn tái tạo lại môi trường sống của cá biển bạn cần phải đổ ra khá nhiều công sức từ việc làm hồ cho đến pha chế lại nước biển, lắp đăt hệ thống lọc,.v.v… vì cá biển khó thích nghi môi trường nhân tạo so với cá nước ngọt, chưa hết đâu: cá cảnh biển phần lớn khá hung hăng và thói quen đánh nhau của chúng nhiều khi khiến bạn điên đầu trong việc lựa chọn cá nuôi chung trong hồ.
Trong một bể kính nước mặn sẽ không dễ bảo quản các cây thủy sinh, khi ấy nhánh san hô có tác dụng thay thế rất tốt tạo ra một sự mô phỏng thu nhỏ những bãi san hô ngầm mà các loài cá sinh sống.