Cách chọn cá rồng

Hiện nay phong trào nuôi cá rồng đang phát triển rất mạnh, bất kỳ một người mê cá cảnh nào khi đã tận mắt nhìn thấy một chú cá rồng sẽ bị hút hồn bởi sự hùng vĩ kết hợp với dáng bơi uy nghi, vẻ đẹp sang trọng, kết hợp với bộ vẩy lớn óng ánh đi kèm với màu đỏ rực rỡ, màu vàng ánh kim sang trọng hoặc màu bạc kim loại cao cấp… của các chú rồng Huyết Long, Kim Long Quá Bối, Kim Long Hồng Vỹ, Thanh Long, Ngân Long…

Cách chọn cá rồng
Cách chọn cá rồng

Mỗi con đều có một vẻ đẹp riêng nên với mỗi người chơi cá cảnh thường thì cái đích cuối cùng là con cá rồng, vì ngoài vẻ đẹp người ta còn tin vào yếu tố tâm linh và phong thủy, sự may mắn mà chú cá rồng mang lại, một điều hết sức quan trọng là tuổi thọ của nó rất cao, cá rồng càng lớn càng bộc lộ vẻ đẹp của nó.

Cũng giống như các loài cá khác việc đưa ra một tiêu chuẩn chung đánh giá cái đẹp, giá trị của từng loài cá cảnh là không mấy nguyên tắc. Theo một số tài liệu nghiên cứu và kinh nghiệm chơi cá rồng, chúng ta có thể liệt kê những điểm “đẹp” nhất của chúng là:

1. Hình dáng cá

Cơ bản hình dáng của cá rồng là do bẩm sinh mà có, chứ những yếu tố tác động bên ngoài hoặc nhân tạo ít ảnh hưởng đến hình dáng vốn sinh ra đã có của chúng. Theo các chuyên gia và người chơi thì đồng ý rằng: thân mình cá nên rộng và có bề dày song song, kích cỡ của vi, đầu, mắt phải cân xứng với chiều dài và chiều rộng của thân mình cá, đoạn dốc giữa đầu và lưng phải nông, không được sâu quá. Bắt buộc mọi vết lồi lõm có độ dày phải trơn tru từ đầu đến đuôi, không được lộ liễu quá vừa nhìn đã thấy ngay.

2.Màu sắc

Màu sắc của cá rồng là phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Theo nghiên cứu có 5 yếu tố ảnh hưởng đến màu sắc của cá rồng nhiều nhất là: dòng máu (60%), môi trường nước (20%), thức ăn (10%), ánh sáng mặt trời (10%) và giống cá. Giống cá bạn chọn nếu là Đỏ Ớt, Đỏ Máu, Đỏ Cam.

Thí dụ: Nếu bạn mua Huyết Long còn bé thì giống này thuộc 2 dòng Đỏ Ớt và Đỏ Máu, lúc ấy bạn phải chọn đuôi, vi trên, vi dưới (gần đuôi) và Vi hậu môn đều phải có màu đỏ, riêng vi mang cá phải có khoảng 50% màu đỏ. Toàn thân: phía bụng thì có màu hồng và lưng thì màu ngọc (xanh nhạt), vây thì phải sáng và có ánh phản quang, ở vài chú cá cao cấp bạn có thể thấy môi và râu đã đỏ, nhưng không là điều bắt buộc (vì còn nhỏ khoảng 15 cm), khi lớn lên miệng và râu sẽ đỏ. Tùy vào lọai Đỏ Ớt hay Đỏ Máu, khi trưởng thành, màu của nó sẽ qua nhiều giai đọan khác nhau, cụ thể, Đỏ Máu sẽ lên màu sớm hơn (1-3 năm) trong khi Đỏ Ớt chậm hơn (1.5 – 5 năm).

Riêng Kim Long Hồng Vỹ và Kim Long Quá Bối, thì tìm kiếm màu đen hoặc nâu đậm trên vi trên gần đuôi và 1/3 phần trên của đuôi, 2/3 phần còn lại của đuôi cũng như vi dưới, vi hậu môn, và vi mang cá thì thường có màu đỏ cam, vây phải có màu ánh vàng, từ bụng lên đến hàng vảy số 4 và Hồng Vỹ thì lên đến hàng số 5. Với Kim Long Quá Bối phía dưới đáy của Vi trên có những vảy nhỏ màu vàng óng ánh, thẳng hàng với dãy vảy số 5, vảy của Kim Long Quá Bối sẽ tỏa sáng và óng ánh bất cứ lúc nào nếu so với Hồng Vỹ.

3. Vảy, râu cá

Tất cả các vảy phải lớn và phản quang, thẳng hàng thành từng dãy ngang, không xếp lộn xộn. Nhưng khó có thể tìm được một chú cá nào có vảy hoàn toàn tuyệt đối, không có một nhược điểm nào. Cho nên, trong quá trình lựa chọn vảy cá bạn cũng không nên quá chặt chẽ.

Cặp Râu của cá ở đây là tượng trưng cho cặp râu rồng huyền bí, được sắp xếp gọn ghẽ theo chiều ngang, Nó chứng tỏ quyền uy và nghiêm trang, râu rồng thì phải dài và thẳng, chỉ lên trên chứ không được chúc xuống, cả 2 râu phải bằng và giống nhau, màu thì phải đúng lọai mình chọn mua.

4. Vi

Vi hậu môn và vi mang cá phải thẳng và hơi vòng cung, không được cong quẹo. Đặc biệt là vi mang cá, vi này buộc phải dài và nhuyễn. Nhờ có như vậy thì khi cá bơi rẽ ngang phải mở rộng, động tác này giúp cho cá nhìn thấy hoành tráng hơn, thể hiện được độ uy của chúng.

5. Cách bơi

Thước đo để đánh giá cách bơi của cá rồng phụ thuộc vào loài cá và một phần tính cách của người chơi. Có chú cá bơi với phong thái ung dung tự tại như thi sĩ, có chú bơi như một vanạ động viên chuyên nghiệp nhưng có chú bơi với dáng vẻ hung dữ như đang săn bắt con mồi…

cá rồng thích nổi trên mặt nước và thích bơi ở phần trên của hồ, nên bạn chọn chú cá sẽ tiến ra phía trước để xã giao với bạn, trình diễn vẻ tò mò về bạn. cá rồng khỏe mạnh, thường phản ứng rất xung và đầy năng lượng.

Những chú cá “có vấn đề về bong bóng” là những đồng chí thường hay nằm im dưới đáy hồ, hoặc nổi trên mặt hồ, có chú vẫn bơi nhưng đầu chúi xuống đất, khỏang góc độ 45 độ. Đây là những biểu hiện của bệnh đường ruột, bạn đừng nên chọn.

6. Miệng

Miệng luôn luôn ngậm chặt, hàm dưới khớp với hàm trên, do đó người ta gọi thế ngậm “khớp cắn cây kéo”. Tuy nhiên cá bị khớp cây kéo rất khó khám phá ra khi còn nhỏ, chỉ dễ dàng nhận ra nếu cá đã lớn khoảng 20 cm trở lên.

7. Nắp mang cá

Nắp Mang Cá được xem là “bộ mặt” của cá rồng. Chúng ta đặc biệt quan tâm đến miếng nắp này nằm phẳng trên mang cá, không được mở ra, nó phải có màu sáng và phản quang. Đặc điểm này áp dụng cho tất cả các loại cá rồng.

Đối với từng loại ta có cách chọn màu nắp mang tương xứng sao cho biểu đạt được đặc trưng của chúng. Chẳng hạn: Loại Kim long Hồng Vỹ và Kim Long Quá Bối mang cá phải bóng lộn màu vàng 24K, chứ không phải màu vàng nhạt, với Huyết Long thì tùy tuổi, khỏang 30 cm thì có vài mảng đỏ ở đây, đến 50 cm trở lên thì có màu đỏ tươi ở toàn bộ nắp mang cá.

Chúc các bạn chọn lựa cho mình những chú cá rồng lý tưởng, nhớ loài cá này thể hiện một phần phong cách của người chơi đó nhé.

Hệ thống lọc cho cá rồng

Là chúa tế của các loài cá cảnh “anh hùng”, cá rồng luôn đòi hỏi một môi trường nước trong sạch. Cũng xuất phát từ phong trào chơi cá rồng ngày càng nở rộ thì trên thị trường nay có khá nhiều các loại máy lọc nước với kích thước, chức năng, giá cả, mẫu mã… đa dạng. Nhưng xét riêng đối với cá rồng, hệ thống lọc nước phải có đầy đủ 3 yếu tố.

  • Phần thanh lọc cặn bã, thức ăn
  • Phần thanh lọc vi sinh
  • Phần thanh lọc bằng các nguyên chất hoá học.

1. Phần thanh lọc các chất cặn bã, thức ăn dư thừa

cá rồng cũng là một trong loài cá cảnh khá phàm ăn và bài tiết các chất bẩn hàng ngày nhiều. Chính vì vậy yêu cầu đầu tiên của hệ thống lọc nước cho loài cá này là phải có phần lọc các chất cặn bã, thức ăn dư thừa. Giống như cấu tạo chung của các máy lọc khác, các chất cặn bã này được gan lọc qua một màng lọc bằng len, hoặc bông gòn v.v…

2. Phần thanh lọc vi sinh

Trong hệ thống lọc nước thì lọc vi sinh hiện nay được ưa chuộng nhất bởi những tính ưu việt của nó. Đặc trưng nổi bật nhất của phần thanh lọc vi sinh đó là khả năng có thể lọc bỏ được các độc tố trong nước.
Trong môi trường nước có 3 độc tố nguy hiểm nhất đối với loài cá rồng: ammonia (NH3), nitrite (NO2-), nitrate (NO3-). Khi trong nước chứa 3 độc tố trên nhẹ thì cũng hiến cá rồng bỏ ăn, yếu dần, nặng thì khiến cá chết trong thời gian ngắn. Nên chú ý rằng cá rồng rất nhạy cảm với với hàm lượng ammonia và nitrate trong nước. Chính vì vậy, phần thanh lọc vi sinh là vô cùng quan trọng, không thể thiếu được trong các biện pháp chăm sóc cá rồng.

Chú ý: trong phần thanh lọc chúng ta nên quan tâm và tạo điều kiện cho các vi sinh, tổ/cụm vi trùng có lợi cho cá rồng. Các tổ/cụm vi trùng có ích này có thể  tiêu thụ ammonia và biến ammonia thành nitrite hoặc tiêu thụ nitrate, và biến nitrite thành nitrate. Một loại vi sinh trong môi trường không có khí oxygen sẽ tiêu thụ nitrate và biến nitrate thành khí nitrogen (N2) thoát vào không khí. Dựa theo các tác dụng của các tổ/cụm vi sinh hữu ích này, chúng ta nên tạo điều kiện cho chúng một chỗ “sinh sống” tốt để có khả năng sinh sôi và phát huy tác dụng hơn để bảo vệ cho cá rồng.

3. Phần thanh lọc bằng các nguyên chất hoá học

Các nguyên chất hoá học trong hệ thống lọc thông thường có than kích hoạt, các chất hoá học được dùng để hấp thụ các chất ions như đồng, managense, sắt, phosphorous, calcium, chlorine…

Trên đây là 3 phần quan trọng nhất trong hệ thống lọc nước cho cá rồng. Nắm được cụ thể các yêu cầu đó giúp bạn có thể lựa chọn lọc máy lọc nào là tốt nhất cho những chú cá rồng đáng yêu.

Tham khảo video hệ thống lọc bể cá rồng do thành viên Lưu Giang Nam set up. Cực kì chuẩn mực đảm bảo các yếu tố sạch nước, ổn định, thẩm mỹ cao

Bộ lọc nước cá Rồng 2019





Những yếu tố giúp lên màu cho Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ

kim long

Trong thú chơi tiêu khiển của cá rồng, Kim Long Quá Bối được xem như đứng hàng đầu trong các loại cá rồng vì màu sắc rực rỡ của chúng. Dĩ nhiên màu sắc của cá rồng luôn là lý do có nhiều ma lực quyến rủ người xem, cũng như người chơi, nhưng bằng những phương pháp nào chúng ta có thể mang ra được hết tiềm năng và duy trì màu sắc của Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ? Đây là chủ đề của bài viết này, và cũng như những bài viết trước, tin hay không tin, các bạn là người hoàn toàn quyết định. Chủ đích của bài viết chỉ mong được chia sẽ một vài kiến thức/kinh nghiệm trong thú chơi Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ. 

kim long
Kim long



Trước tiên tôi xin được khẳng định mỗi một loại cá rồng đều có những nét đẹp riêng của chúng, nhưng vì đây là bài viết chủ đề về Kim Long Quá Bối, nên phải nói nhiều đến giống loại này. Nếu phải so sánh về cách nuôi dưỡng giữa Kim Long Quá Bối và Huyết Long, thì phương thức nuôi và chăm sóc Huyết Long đòi hỏi nhiều công sức và sự nhẫn nại hơn. Lý do là vì với Kim Long Quá Bối, giống tốt, ở kích thước 25-30 cm, các bạn đã có thể thích thú và trâm trồ khi quan sát chúng, vì màu sắc của Kim Long Quá Bối ở tuổi này đã phát triển và khi được kích thước 38-40cm thì hầu như chúng ta có thể đoán biết được đến ~90% tiềm năng của chúng. Nhưng đối với Huyết Long, thì ơ kích thước tương tự , chúng ta khó lòng mà tiên đoán, vi Huyết Long lên màu rất chậm , lắm lúc phải chờ đợi đến năm thứ 3/4 để có thể thấy được màu sắc của Huyết Long.

Vì đây là bài viết về màu sắc nên tôi sẽ chú trọng và đi vào chi tiết về những yếu tố và phương thức để có thể khả dĩ giúp cho Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ lên màu. Những yếu tố này được chia theo tỉ lệ bách phân như sau:

  1. Di truyền (~60%)
  2. Phẩm chất nước của bể (~20-25%)
  3. Thức ăn (~15%)
  4. Ánh sáng/Đèn (~5%).

1. Di Truyền

Yếu tố này chúng ta sẽ không thay đổi hay làm gì được ở phần này. Muốn có một Kim Long Quá Bối với màu sắc và hình dáng mê hoặc lòng người, quan trọng nhất vẩn là di truyền. Câu “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” thật là chí lý ở đây, tuy nhiên giống cá đẹp thì sẽ ít có vì trong một bầy cá thường chỉ có 5-6 con tuyệt đep, và chúng thật đắt tiền. Đây là điều kiện tiên quyết, không thể bàn cải chi ở đây, ngoại trừ chuẩn bị tiền thật nhiều để mua.

2. Phẩm chất nước của bể

a. Kích thước của bể/Hệ thống lọc nước

Đầu tư vào một bể/hồ có kích thước ít nhất là 150cmX60cmX60cm là điều cần thiết, vì cá rồng lớn rất mau, bạn sẽ tiết kiệm được tiền bạc và thời gian di chuyển cá sau này (nếu không muốn bàn đến chuyện cá bỏ ăn khi phải chuyển bể/hồ). Nếu khả năng tài chánh không là vấn đê, bạn nên bỏ tiền mua/thiết kế một hệ thống lọc thật hửu hiệu có khả năng thanh lọc/ xử lý các chất thải của cá, ammonia, nitrite, nitrate. Các độc tố này có liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và sự lên màu của cá.

b. Độ pH

Mặc dầu Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ có thể sống khoẻ mạnh trong môi trường nước hơi acid của Huyết Long (pH 6-6.5), nhưng thật sự không tốt cho màu sắc của Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ. Độ pH nước của Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ nên ở độ nước kiềm (pH ~ 7.5-8.0). Khác hẳn với Huyết Long cần lên màu đỏ, và màu đỏ như đã đê cập trong bài viết về Huyết Long, sẽ có đặc tính lây lan trong môi trường nước acid. Đối với Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ, sư lên màu của chúng hoàn toàn ngược lại. Sắc tố chủ yếu về màu sắc của Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ là màu đen. Màu đen sẽ phối hợp với các màu khác, mà theo yếu tố di truyền cá đã thừa hưởng từ bố mẹ của chúng, để lên các sắc màu như: vàng, xanh lá cây, tím, xanh da trời.

Màu đen trong một môi trường nước kiềm (pH ~7.5-8.0 hoăc cao hơn, nhưng đối với KL chúng ta không nên để độ pH lên cao quá 8.0) sẽ có đặc tính lây lan, không tích tụ lại một chổ trong các tế bào màu sắc. Màu đen cần phải có đặc tính lây lan/di chuyển này để có thể pha trộn với các màu sắc tích tụ từ thức ăn vừa nêu trên, cộng thêm yếu tố phản quang của mặt trời/anh sáng/ ánh đèn để tạo nên các màu sác mà chúng ta thường thấy ở Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ. Đây là sự khác biệt căn bản trong thể chế nước giữa Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ và Huyết Long.

Theo yếu tố di truyền, Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ sẽ thừa hưởng các tế bào màu sắc ở 3 vị trí. Phần trên cùng của vẩy thường là các mô tế bào tích tụ sắc tố đen, dưới đó là các mô tế bào có đặc tính phản quang, và bên dưới là các mô tế bào tích tụ các màu sắc vàng, xanh.

Các mô tế bào ở phần giữa có đặc tính phản quang, là các tế bào giúp chúng ta thấy được sự óng ả của màu sắc nơi cá. Chúng là các tinh thể trong suốt như thuỷ tinh, và có thể tìm thấy trong các thưc ăn có nhiều chất purines. Càng nhiều chất purines trong thức ăn tích tụ ở các mô tế bào phản quang này, sự óng ánh của cá càng rực rỏ và đẹp hơn.

Khi các mô tế bào tich tụ chất melanin (màu đen) phối hợp với các mô tế bào phản quang, và khi ánh sáng rọi vào thân thể cá, các mô tế bào sắc tố đen này có khả năng di chuyển hay tích tụ (do di truyền). Nếu di chuyển được, màu đen sẽ có tác dụng cản trở sư phản quang, và vì thế chúng ta sẽ thấy được nền vẩy màu xanh da trời/tím (xanh da troi hay tím tuỳ theo sư phối trí của chất melanin). Trong trường hợp vì yếu tố di truyền, các mô tế bào melanin không di chuyển được, nên không cản trở được các tinh thể có đặc tinh phản quang, chúng ta sẽ thấy được màu xanh lá cây nếu chất Beta- carotenoids tích tụ ít, hoặc chúng ta sẽ nhận thấy được màu vàng nếu chất Beta-carotenoids tich tụ nhiều trong các mô tế bào tích tụ sắc tố.

3. Thức ăn

Như đã nêu trên, màu sắc của Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ tuỳ thuộc vào sự phối hợp giũa các hoá chất tích tụ từ thức ăn, và các tế bào phản quang.

a. Màu vàng

Nên cho cá ăn thức ăn có nhiều chất beta-carotenoids , rất nhiều trong tôm/tép. Đây là lý do tại sao ma các loai giống cá rồng thường được cho ăn loại thức ăn này.

b. Màu đen

Nên cho cá ăn các loai dế/gián. Trong lớp vỏ cứng bọc bên ngoài của bọn này có tích tụ nhiều chất melanin. Các bạn cũng chẳng nên vặt chân của bọn này làm gì , vì chúng chứa nhiều chất melanin. cá rồng sinh sống ngoài thiên nhiên, nào có ai vất bỏ chân của các loại côn trùng này giùm chúng, chúng xơi tươi nguyên con.

c. Sự óng ánh tích tụ nhiều ở các thưc ăn có chứa nhiều chất purine

Thịt bò, thìt gà, thịt heo, tim gà, tim bò. Chắc bạn đang thắc mắc là có nên cho Kim Long Quá Bối? Kim Long Hồng Vỹ ăn mấy thứ này không? Và nơi môi trường thiên nhiên của cá rồng làm gì có mấy loại thức ăn này?

Câu trả lời dĩ nhiên là không có, nhưng bạn có muốn cá của bạn lên màu vẩy óng ả hay không? Tôi vẫn thường cho cá của toi xơi tuần một lần một trong các nhóm thức ăn nêu trên, thái nhỏ, nhưng bạn phải tập, vi đây không phải là món ăn chính của chúng.

Cá mồi là nguồn calcium cần thiết cho cá, bạn nên để món này vào thực đơn của Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ.

4. Ánh sáng/Đèn

Ánh sáng rất cần thiết cho sự tích tụ của chất Beta-carotenoids, vì khi cặp mắt của cá tiếp nhận được ánh sáng qua các mô tiếp nhận ánh sáng ở võng mạc sẽ kích thích một chuổi phản ứng hoá học mà cuối cùng là dẩn đến sự tích luỹ của Beta-carotenoids nhận được từ thức ăn. Kim Long có được tên là Kim Long , nếu nhìn trên phương diện phân tử học thì tất cả bắt nguồn từ đây. Chất calcium rất quan trọng vì chất beta-carotenoids cần phải đi cặp với calcium để được vào trong các tế bào xanthophores là nơi cất giữ sắc tố vàng.

Mặc dầu anh sáng/đèn cần thiết, nhưng nếu lạm dụng sẽ làm cho chất melanin trên phần trên của lưng cá (vẩy hàng thứ 6) phát triển mạnh, vi đây là nơi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều nhất. Vẩy của hàng thứ 6 sẽ trở nên xám đen hơn, và vì thế vẩy của hàng thứ 6 sẽ khó lên màu, và sẽ lên màu chậm hơn.

Ánh sáng đối với Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ không cân thiết phải bật lên nhiều giờ như Huyết Long, 4-8 tiếng/ngày cũng đã đủ vì yếu tố melanin.

Có một điều các bạn cần nên lưu ý là với Huyết Long, Huyết Long sẽ thích nước cũ nhưng phẩm chất nước phải tốt (tuỳ thuộc vào hệ thống lọc nước của bạn), vì nước cũ sẽ là nước acid vì cá thở ra khí CO2, và các chất dơ, cộng thúc ăn sẽ làm nước trong bể từ từ ngày càng acidic. Nếu hệ thống lọc nước tốt và hưu hiệu , sẽ thanh lọc các độc tố, nhưng nước vẫn thích hơp cho Huyết Long vì nước cũ vẩn giữ đặc tinh acid. Màu đỏ có đặc tính lây lan trong môi trường acid!

Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ (vẫn cần một hệ thống lọc nước tốt) , thi hoàn toàn ngược lai, vì melanin (màu đen) sẽ lây lan trong môi trường nước kiềm, và sự lây lan của chất melanin rất cần thiết cho sư phối hơp với các sắc tố khác để lên màu như đã nêu trên. Như đã trình bày, nước của bể cá tư từ sẽ biến dạng qua nước acid, nên không thích hợp mấy cho sự lên màu của Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ (đây là cho căp mắt của chúng ta, chứ thật sư giống cá rồng nào cũng vẫn thích thể chế nước mềm và acid; nhưngKim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ vẫn sống vui, và sống khoẻ ở một thể chế nước hơi kiềm) Vì biết được đặc tinh và yếu tố cần thiết để lên màu của Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ, nên chúng ta điều chỉnh môi trường nước chút đỉnh để cho hợp nhản với chúng ta.

Nếu bạn nào từ trước đến giờ không hiểu tại sao Huyết Long nên giữ nước củ, mà Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ lại phải thay nước mới thuờng xuyên, thì đây là lý do !!!! 

Hy vọng trong khuôn khổ hạn hep của bài viết, tôi đã phần nào giải đáp một số thắc mắc và sự khác biệt căn bản giũa cách nuôi và chăm sóc thế nào để có thể tận dụng được tiềm năng màu sắc tiềm ẩn trong những chú cá Kim Long Quá Bối/Kim Long Hồng Vỹ hay Huyết Long. Chúc các bạn có được những chú cá rồng tuyệt đẹp.

Bệnh xệ mắt ở cá rồng

cá rồng bị xệ mắt

Hiện tượng xệ mắt ở cá rồng là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi. Hiện tại, có người cho rằng đó là vì di truyền, trong khi người khác cho rằng đó là vì chế độ dinh dưỡng nhưng có người lại thấy chính môi trường đã gây nên bệnh này.

Giới thiệu về bệnh xệ mắt

Cá rồng bị coi là xệ mắt một khi tròng mắt của nó hướng xuống một cách thường trực như thể nó luôn nhìn xuống. Điều này thường chỉ xảy ra với một con mắt, con còn lại bình thường. Mức độ xệ mắt thay đổi từ hơi liếc xuống cho đến rất nặng – tức hầu hết phần trên của con ngươi lồi hẳn ra ngoài.

Cũng có trường hợp cả hai mắt bị xệ. Những trường hợp như thế này, mức độ xệ thường rất nhẹ và được gọi là “mắt xếch”. Một cá rồng bị coi là “mắt xếch” khi cả hai tròng mắt hơi hướng xuống phía dưới. Có nhiều tranh cãi về việc cá rồng xệ mắt nhẹ ở cả hai mắt nên được gọi là xệ mắt hay “mắt xếch”. Vậy “mắt xếch”, tức bệnh xệ mắt nhẹ ở cả hai mắt một cách ngẫu nhiên, có làm mắt cá rồng trông cân đối? Có nên gọi đấy là “mắt xếch” thay vì xệ mắt? Đó là những điều mà độc giả nên cân nhắc và tự đưa ra kết luận.

Hiện tượng xệ mắt ở cá rồng là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi. Hiện tại, có người cho rằng đó là vì di truyền, trong khi người khác cho rằng đó là vì chế độ dinh dưỡng nhưng có người lại thấy chính môi trường đã gây nên bệnh này.

Người chơi cá rồng coi bệnh xệ mắt như là một trong những “khiếm khuyết” mà cá rồng có thể mắc phải. Những khiếm khuyết khác về ngoại hình đối với cá rồng, dù phổ biến hay không, bao gồm môi trề, tật cắn đuôi và quăn râu. Những khiếm khuyết này ảnh hưởng đến vẻ đẹp tổng quát của một cá thể và chắc chắn làm giảm giá trị của nó.

Như người ta thường nói “đẹp xấu tùy vào mắt của mỗi người”. Việc những “khiếm khuyết” này ảnh hưởng đến vẻ đẹp và hình dáng tổng quát của một cá thể chắc chắn thuộc về một chủ đề khác mà chúng ta sẽ không bàn đến ở đây. Chỉ biết rằng, theo các tiêu chuẩn triển lãm, sự hiện diện của những “khiếm khuyết” này được xem xét đến trong quá trình chấm điểm. Tuy nhiên, mức độ khiếm khuyết đủ để gây khó chịu đối với người chơi cá sẽ phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm của mỗi người.

Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh xệ mắt

1. Dinh dưỡng:


Nghe nói rằng thực phẩm giàu chất béo khiến chất béo tích tụ bên dưới tròng mắt. Có lẽ điều này được phát hiện thông qua việc giải phẫu những cá thể mắc bệnh xệ mắt.

Một yếu tố dinh dưỡng khác cũng cần phải lưu ý là các loại thức ăn cứng. Tôi đoán rằng giả thuyết này hình thành từ việc cá rồng bắt đầu “nhìn xuống” mỗi khi nhai là hậu quả của việc “phùng mang”. Nhưng tròng mắt cá rồng thực sự nhìn xuống hay chỉ trông có vẻ như đang nhìn xuống?

2. Di truyền:

Di truyền cũng có thể là một nguyên nhân, nhưng rất khó để có thể chứng minh điều đó là đúng hay sai. Dù sao đi nữa, bất kỳ giả thuyết khoa học nào không thể chứng minh là sai thì đều có phần đúng cho đến khi được chứng minh ngược lại.

Một nguyên nhân nữa về di truyền có thể vì mức độ tò mò của mỗi cá thể. Giống như con người, mỗi cá thể đều có cá tính riêng. Có lẽ, những con cá rồng càng tò mò thì càng dễ bị mắc bệnh xệ mắt.

3. Môi trường:

Những yếu tố về môi trường cũng góp phần gây ra bệnh xệ mắt ở cá rồng. Một trong những yếu tố như vậy đó là sự phản xạ từ đáy hồ và chiếu sáng mạnh từ nắp hồ. Khi để đèn vào ban đêm, chúng ta có thể quan sát thấy mắt cá rồng xoay xuống dưới khoảng 30 độ. Có phải ánh đèn từ trên nắp gây ra triệu chứng này? Có lẽ vậy. Lại nữa, nếu bạn bật đèn phòng bất thình lình khi phòng đang tối, bạn cũng phải nheo mắt cho đến khi quen với ánh sáng xung quanh. Vậy bạn có thể mong đợi gì hơn ở cá một khi chúng không hề có mí mắt?

Làm sao mà sự phản xạ từ đáy hồ lại liên quan đến chứng bệnh này? Nó có thể là nguyên nhân bởi vì trong môi trường tự nhiên rất ít có sự phản xạ. Sự phản xạ thường xuyên hiện hữu trong hồ kiếng thông qua các bề mặt trơn láng. Bởi vì nó là yếu tố chỉ xuất hiện trong hồ kiếng, nên nó có thể là nguyên nhân gây nên bệnh xệ mắt. Những bằng chứng gián tiếp hỗ trợ cho giả thuyết này đó là bệnh xệ mắt có thể được “chữa trị” bằng cách thả cá rồngvào hồ làm bằng sợi thủy tinh. Tuy nhiên, hồ sợi thủy tinh cũng được sử dụng để ngăn cá rồng nhìn ra ngoài. Vì hồ kiếng được đặt ở khoảng cách nhất định so với sàn, nên vô tình nó khiến cá rồng hay nhìn xuống. Một cách khác để loại bỏ sự phản xạ từ đáy hồ là trải sỏi hay trồng cây thủy sinh. cá rồng thường được nuôi trong hồ trống để dễ chăm sóc và do đó, chỉ cần trải một lớp sỏi mỏng là được.

Một nguyên nhân khác gây nên bệnh xệ mắt thường được nhắc tới là thói quen nhìn xuống của cá rồng. cá rồng, loài cá rất thông minh, cũng hết sức tò mò. Khi cá được nuôi trong hồ cao thì chúng có xu hướng nhìn xuống bên dưới để quan sát những vật chuyển động bên ngoài hồ. Đó có thể là trẻ em hay vật nuôi như chó, mèo. Như vậy, để hạn chế “thói quen” nhìn xuống, người ta dự định thả những con cá rồng xệ mắt xuống ao, hồ sợi thuỷ tinh hay che tất cả các mặt của hồ kiếng lại, chỉ để hở phần nắp hồ. Những thủ thuật như thế này đều ít nhiều thành công.

Một giải pháp nữa thường được nhắc đến đó là thả 1-2 trái bóng bàn vào hồ. Điều này sẽ hấp dẫn sự chú ý của cá rồng và khiến nó nhìn lên trên. Tuy nhiên, tôi thấy rằng cách này chỉ gây ra sự chú ý của cá rồng trong vài ngày đầu. Một khi cá rồng đã quen với thứ vật thể nổi lềnh bềnh chán ngắt này, nó sẽ không thèm quan tâm đến nữa. Một cách khác là bố trí đèn nhấp nháy ngay trên nóc hồ. Có lẽ cách này tốt hơn vì ít ra thì ánh sáng cũng còn chuyển động.

Loại đèn nhấp nháy có lẽ giống như đèn gắn trên xe đạp hay đèn trang trí trong mùa Giáng Sinh. Tôi thích đèn Giáng Sinh vì nó không đơn điệu và gây được nhiều chú ý. cá rồng có vẻ thích thú với các loại đèn này hơn so với những quả bóng bàn. Ngày nay, những loại đèn như vậy thậm chí còn có thể phát ra âm thanh và thay đổi kiểu nhấp nháy.

Một nguyên nhân nữa có thể gây nên bệnh xệ mắt ở cá rồng đó là khi bạn thả những loài sống ở mặt đáy vào hồ cá rồng. Tôi thấy thả cá khác vào chung hồ cũng tốt thôi, vì chúng làm cho hồ thêm sinh động. Nhưng chúng lại ảnh hưởng đến cá rồng theo cách tương tự như trẻ em và thú nuôi.

Kết luận về cá rồng bị xệ mắt

Để kết luận, tôi cho rằng câu trả lời chính xác nhất là cân nhắc đến tất cả mọi yếu tố và quyết định thiết kế hồ và phương pháp nuôi cá rồng một cách phù hợp. Điều này bao gồm vị trí đặt hồ, môi trường cũng như số lượng mặt kiếng, chiều cao hồ, môi trường xung quanh, cách thức nuôi dưỡng, v.v…

Nếu bạn cố gắng chữa bệnh xệ mắt, thì hãy thực hiện càng sớm càng tốt. Nghe nói cơ hội thành công sẽ cao hơn khi bệnh xệ mắt còn nhẹ. Một khi bệnh quá nặng, việc chữa trị sẽ rất khó khăn, nếu không muốn nói là không thể. Tuy nhiên, lưu ý rằng có trường hợp bệnh xệ mắt tái xuất hiện sau khi đã được “chữa trị”. Có lẽ, đó là vì môi trường chưa được điều chỉnh hay vì chế độ nuôi dưỡng. Nếu nguyên nhân xệ mắt là do di truyền, thì người nuôi cá hầu như không thể phòng ngừa được và có lẽ nên chữa bệnh một khi nó xuất hiện, đành phải làm như vậy thôi.

Những phương pháp này có thể có tác dụng với người này nhưng lại khiến người khác thất vọng. Dù sao đi nữa, nên nhớ rằng quá trình chữa trị phải mất từ nhiều tuần đến nhiều tháng. Do đó, kiên nhẫn là đức tính rất quan trọng trong việc chữa trị bệnh xệ mắt.

Tóm lại, hãy sống và để cho sự sống được tiếp diễn. Hãy vui thú với việc nuôi những con cá rồng tuyệt vời và đừng bị ảnh hưởng quá nhiều bởi những khiếm khuyết như thế này. Sau cùng, có nhiều thứ để bàn về cá rồng hơn là chỉ về con mắt của chúng.

Tên gọi – Thuật ngữ trong cá Rồng

cá rồng

Anh em rảnh rỗi đọc và tìm hiểu ( Nguồn: Facebook Tâm Khắc Tam)

CÁC THUẬT NGỮ VÀ TÊN GỌI CỦA CÁ RỒNG

cá rồng

I. CÁC THUẬT NGỮ

1. Fafulong (Âm Hán-Việt: Phúc Long): Là những con cá rồng bị tật xương sống, ngay phần gáy (gần đầu) cá bị gãy khúc và nhô lên.

2. King: Là những con cá rồng bị tật xương sống, ngay phần giữa lưng cá bị gãy khúc và nhô lên khiến hình dáng cá bị gù.

3. Grand Tail: Đuôi cá phát triển to dị thường, người ta hay gọi là bộ đuôi phượng hoàng.

4. Batik (tên gọi của Myanma): Là những con cá rồng có châu vằn vện trên vảy. Loại này ở Malaysia người ta còn gọi chúng là Nami.

5. Short body (đoản thân): Là những con cá rồng bị tật xương sống khiến thân rất ngắn.

6. Body short: Ý nói đến những con cá có dáng ngắn và mình dày hơn những con bình thường. Loại này không phải là dòng cá short (đoản thân).

7. King short: Là những con cá rồng bị tật xương sống khiến thân rất ngắn lại bị gẫy khúc ngay giữa lưng. Nhìn dáng cá vừa lùn vừa gù rất độc đáo.

8. Spoon head: Những con cá có đầu hình chiếc muỗng, thông thường thuật ngữ này hay dùng cho những cá thể có phần đầu hình chữ V.

9. Bullet head: Những con cá có đầu hình viên đạn, thông thường thuật ngữ này hay dùng cho những cá thể có phần đầu hình chữ U.

10. Yi Tiao Long-YTL (Nhất Điều Long): Là những cá thể có hàng vảy thứ 6 (trên lưng) xếp chồng lên nhau thẳng tắp một đường và liền lạc.

11. Certificate: Giấy chứng nhận xuất xứ, nguồn gốc và dòng cá do tổ chức Cites quy định. Cites là viết tắt của cụm từ “Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora” là Tổ chức đảm bảo Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp.

12. Crossback Belly: Là cá rồng đột biến về sự phát triển viền vảy và màu sắc, ánh kim và màu sắc của những cá thể này phát triển ở cả phần bụng cá (hàng vảy 1, 2), đó là sự khác thường so với những cá thể thông thường. Và lòng vảy của dòng này luôn có màu nâu chocolate nhìn rất hấp dẫn.

13. Pom (White tank treatment/WTT): Là phương pháp chúng ta nuôi cá trong môi trường hoàn toàn trắng, đảm bảo không để ánh sáng bị phân tán ra ngoài môi trường xung quanh, kết hợp cùng đèn trắng thuỷ sinh (thay cho ánh sáng mặt trời) chiếu sáng 24/24 để kích thích vảy cá leo cao.

14. Tanning: Là phương pháp chúng ta tem đèn ngang bể cá, mục đích là để quang phổ của bóng đèn gây lão hoá vảy cá, giúp chúng sản sinh tế bào tạo ra màu sắc nhiều hơn, đậm hơn.

II. TÊN GỌI CÁC DÒNG CÁ

1. Red Tail Golden (Âm Hán-Việt: Kim Long Hồng Vỹ): Là loài kim long có nguồn gốc ở Indonesia.

2. Highback (Âm Hán-Việt: Cao lưng): Là dòng cá được lai tạo từ các dòng cá nguyên thuỷ của Indonesia và Malaysia. Có thể chúng được phối từ 2 cá thể khác dòng và cũng có thể chúng được phối chéo để cho ra đời những dòng cá mới, mang đầy đủ nét đẹp nổi trội của các dòng cá nguyên thuỷ. Tuỳ vào con giống lai tạo mà chúng sẽ được các trại cá đặt cho những cái tên khác nhau, trong đó phổ biến nhất gồm:
2.1. Highback Golden (Âm Hán-Việt: Cao Lưng Hồng Vỹ): Là con lai giữa Red Tail Golden và Quá bối.
2.2. Premium Red Tail Gold: Là dòng lai chéo giữa Highback Golden và Quá bối.
2.3. Supreme Red Tail Gold: Là dòng lai giữa Premium Red Tail Gold và Quá bối.
2.4. Và từ các dòng lai được tuyển chọn những cá thể xuất chúng, người ta tiếp tục cho lai chéo với nhau để tạo ra các dòng cao lưng mang phẩm chất ngày càng cao hơn và đẹp hơn như Super Highback (Cao Lưng chất lượng tốt), Highback High Quality (Cao Lưng phẩm chất cao), Special Highback (Cao lưng đặc biệt)…
2.5. Highback Splendour: Là dòng lai giữa Huyết Quá Bối (con lai giữa Huyết long và Quá bối) với một con Highback phẩm chất tốt.

3. Crossback/Xback (Âm Hán-Việt: Quá Bối): Là tên gọi chung dành cho dòng kim long có ánh kim lan đến hàng vảy trên lưng. Trong giòng họ nhà rồng vàng (kim long) cũng dựa vào nền vảy mà người ta sẽ chia nó ra thành nhiều chi, mỗi một chi sẽ có 1 cái tên thể hiện màu sắc chủ đạo của nền vảy:
3.1. Blue Based Crossback/ Electric Blue Crossback/ Royal Blue Crossback/ Emerald Blue Crossback: Quá bối có nền vảy lam.
3.2. Golden Based Crossback / Pahang Gold Crossback : Quá bối nền vảy vàng.
3.3. Purple Based Crossback / Sapphie Crossback : Quá bối nền vảy lam ánh tím.
3.4. Platinum Crossback: Quá bối vảy bạch kim.
3.5. Golden Head Crossback: Quá bối đầu vàng.
3.6. Fullhelmet Crossback: Quá bối phủ kín đầu vàng (cao cấp hơn loại đầu vàng thông thường).
3.7. Crossback 24K: Quá bối có màu vàng, trong bể kính có ánh đèn vàng, nhìn cá như thỏi vàng di động.
3.8. Crossback 24K9999: Quá bối có màu vàng và ánh kim cực mạnh. Loại này cao cấp hơn Quá bối 24K.

4. Chủng loại lai giữa quá bối và huyết long cũng được chia ra nhiều loại, dựa vào đặc tính di truyền của mỗi cá thể mà chúng được phân loại ra thành những chi khác nhau:
4.1. Tong Yan: Cá thể mang gen của huyết long nhiều hơn, tuy nhiên vẫn có những nét đặc trưng của quá bối.
4.2. Red Splendour: Cá thể có các đặc điểm nổi trội của huyết long, hầu như ít thấy đặc điểm của quá bối.
4.3. Crossback Splendour/Rose Gold : Cá thể mang cả 2 đặc điểm của huyết long và quá bối.

5. Banjar Red/Armou Red 
Trước đây giới chơi cá rồng thường hay gọi loại này là “huyết long loại 2”. Nhưng sau này nhiều người không đồng ý với tên gọi này nên tại Việt Nam gọi cá dòng này là hồng long.

6. Super Red Arowana
Đây không phải tên của một dòng cá như nhiều người lầm tưởng. Thực tế nó là tên quốc tế để dùng cho tất cả các dòng cá mà viền vảy có màu đỏ, Việt Nam gọi chung là huyết long. Một số Certificate của huyết long Indo (ví dụ các trại 3bro, Elkindo, N1wanred…) thường có cụm từ “Super Red Arowana” in trên đó. Trong giòng họ nhà rồng đỏ (huyết long), dựa vào nền vảy mà người ta cũng sẽ chia nó ra thành nhiều chi, mỗi một chi sẽ có 1 cái tên thể hiện màu sắc chủ đạo của nền vảy như:
6.1. Blood Red: Huyết long nền vảy đỏ đậm.
6.2. Chilli Red: Huyết long nền vảy đỏ tươi.
6.3. Blue Based Red: Huyết long nền vảy lam.
6.4. Green Based Red: Huyết long nền vảy lục.
6.5. Emerald Red: Huyết long nền vảy lục lam.
6.6. Violet Fusion: Huyết long nền vảy ánh tím.

Phân loại cá Rồng Châu Á

kim long

Cá rồng châu Á

Cá rồng Châu Á là loại cá được xếp vào hàng đầu trong thế giới cá cảnh, vì sự ưa chuộng rộng rãi, giá trị cao và vẻ đẹp của nó. Nét độc đáo của hình dạng, miệng rộng và vẩy sáng đã làm cho cá rồng trở nên đặc biệt. cá rồng là tượng trưng cho sự may mắn, phát tài lộc, và đem lại hạnh phúc do đó cá rồng trở thành con vật được cưng chiều nuôi nấng trong nhà để làm cho Phong Thủy được tốt hơn.

Cá rồng châu Á
Cá rồng châu Á

Cá rồng châu Á được chia ra làm 4 loại tùy theo màu sắc tự nhiên khác nhau của từng giống:

  • KIM LONG QUÁ BỐI từ Malaysia (Cross Back Golden Malaysia).
  • HUYẾT LONG (Super Red) từ tỉnh West Kalimantan, Indonesia.
  • KIM LONG HỒNG VỸ (Red Tail Golden) từ tỉnh Pekanbaru, Indonesia.
  • THANH LONG (Green Arowana)

Video Cá rồng Châu Á

https://www.youtube.com/watch?v=KNaP-kQCWrk
Video cá rồng

A. KIM LONG QUÁ BỐI (Cross Back Golden)

Có nhiều tên cho loại cá này, có người gọi Kim Long Quá Bối, Lưỡi xương rồng Mã Lai (Malayan Bony Tongue), Bukit Merah Xanh (Bukit Merah Blue), Đài Bắc Thanh Hoàng Long (Taipie Blue Golden) và Vàng của Mã (Malaysian Gold).

KIM LONG QUÁ BỐI
KIM LONG QUÁ BỐI

Cá này khi trưởng thành sẽ có màu suốt qua lưng. Lý do có nhiều tên là vì cá này được tìm thấy tại nhiều nơi trên lãnh thổ Malaysia như Perak, Trengganu, hồ Bukit Merah và Johor.


Vì lý do nguồn cung ứng thấp, và nhu cầu thì quá cao, cho nên loại cá này thuộc dạng đắt nhất, và yếu tố làm cho giá tăng cao hơn là vì ngoài sự hiếm hoi có sẵn, kỹ thuật ép đẻ thành công cũng thấp. hiện nay các trại cá ở Sing và Mã Lai đang ép giống cá này.

Kim Long Quá Bối còn được phân loại xa hơn tuỳ theo màu của vẩy cá, bao gồm: nền Xanh, Tím, Vàng, Xanh Lục, và nền Bạc. Từ ngữ nền Xanh và nền Tím được dùng lẫn lộn tuỳ theo từng trại cá ép vì dải màu sậm trên sống lưng cá khi nhìn ở góc nghiêng thì có màu xanh dương đậm, nhưng khi nhìn ở một góc độ khác thì thành màu tím sậm. Nền Vàng là loại có vẩy màu vàng 24K, óng ánh từ viền vảy vào đến tâm vảy. Thay vì tâm vảy màu xanh hoặc màu tím.

Cá nền vàng này quá bối (màu qua lưng) nhanh nhất so với các loại cá khác. Kim Long Quá Bối có một sắc màu toàn vẹn nhất, khi trưởng thành, toàn thân vàng ửng như 1 thỏi vàng 24K bơi lơ lửng trong hồ.

Tuy nhiên ưu điểm là họ đã sản xuất ra những loại cá mới, lạ và sặc sỡ hơn. Điển hình các loại cá mới như Platium White Golden (Bạch Ngọc/Bạch Kim) và Royal Golden Blue (Hoàng Triều Thanh Long) là giống mới được sản xuất gần đây.

B. HUYẾT LONG (Super Red)

Đây là loại Rồng Châu Á có màu đỏ. cá rồng Đỏ phát hiện tại nhiều vùng thuộc địa phận Tây Kalimantan ở Indonesia, địa danh nổi nhất là Sông Kapuas và Hồ Sentarum, tại đây, loại Rồng Đỏ (Đỏ Ớt và Đỏ Máu ? Chilli and Blood Red) được phát hiện đầu tiên. Đây là loại cá phổ biến nhất trong các loại cá rồng, nguyên nhân là vì màu sắc sặc sỡ đồng thời giá cả mềm hơn loại Kim Long Quá Bối. Điểm nổi bật là vi, đuôi, miệng, râu đã trổ màu đỏ từ khi còn bé, các tay chơi cá thật khó cưỡng nổi ham muốn và rất thích làm chủ 1 chú cá này. Khi lớn lên màu đỏ bắt đầu xuất hiện ở những phần thân thể khác như nắp mang cá, viền của vẩy, làm cho toàn thân cá ửng đỏ lên.

HUYẾT LONG
HUYẾT LONG



Rồng Đỏ được chia ra làm 4 loại khác nhau: Đỏ Ớt (Chilli Red) Đỏ Huyết (Blood Red), Đỏ Cam (Orange Red) và Đỏ Vàng (24K) (Golden Red). Thời gian gần đây những rồng đỏ này được góp lại và gọi chung cùng tên là Huyết Long (Super Red) hoặc Rồng Đỏ cấp 1 (1st Grade Red).

Cả 2 loại Đỏ Ớt và Đỏ Máu đều xuất xứ từ nguồn nước nổi tiếng ở miền Tây Kalimantan, Indonesia có tên gọi là Sông Kapuas và Hồ Sentarum. Hồ Sentarum bao gồm nhiều hồ nhỏ nối liền với nhau và tập hợp lại tại đầu cuối của Sông Kapuas. Trong nước này chứa nhiều cây gẫy lâu năm chìm trong lòng sông hồ tạo thành môi trường tốt cho cá rồng sinh sống, nhưng với sự ô nhiễm,chất thải, bùn bẩn, nước tù đã ảnh hưởng không ít đến màu sắc nguyên thủy của cá rồng tại đây. Một nguyên nhân khác ảnh hưởng đến màu sắc nguyên thủy của cá rồng Đỏ là sự ép giống lộn xộn đã sản sinh ra nhiều màu khác nhau. Có những giống có mình dày hơn, miệng cong và sâu hơn, có giống màu đỏ tươi hơn, màu nền sậm hơn. Vì sự khác biệt này, những người lái cá đầu tiên ở Indonesia chế ra 2 tên gọi chung cho 2 nhóm rồng hoá đỏ chính được tìm thấy trong vùng: Đỏ Ớt (Chilli Red) và Đỏ Máu (Blood Red). Những tên này được gán cho cá là vì độ Đỏ giữa 2 loài cá này. Đỏ ớt có màu đỏ tươi và Đỏ Máu có màu đỏ đậm hơn giống như máu bầm. Bên cạnh màu sắc, 2 loại cá này cũng có hình dạng khác nhau. Đỏ Ớt có thân mình rộng và dày hơn, trong khi Đỏ Máu thì dài và dẹp hơn.

Sự khác biệt này có thể dễ dàng nhận ra khi nhìn chú Đỏ Ớt thì độ dày ngang từ sống lưng qua bụng đến đuôi đều dày và rộng trong khi Đỏ Máu từ thuôn hơn khi nhìn từ gáy đến phần đuôi. Điểm khác biệt khác dễ nhận dạng là Đỏ Ớt có cặp mắt thật to, màu đỏ và đuôi hình Kim Cương. Trong khi Đỏ Máu thì có cặp mắt trắng và nhỏ, đuôi thì mở rộng hình cánh quạt (Fan-Shaped Tail). Cặp mắt của Đỏ Ớt rất to và rộng. Phần đuôi của Đỏ Ớt giống như hình viên Kim Cương và mọc dài ra phía sau khi trưởng thành. Mặt khác, Đỏ Máu thì có cặp mắt nhỏ hơn nhiều nhìn vào thấy bình thường hơn và tròn trịa hơn. Riêng phần đuôi thì xoè ra như cánh quạt thật đẹp.

Đỏ Cam (Orange Red) Đây là loại cá rất phổ biến trong giới ép cá đẻ vì dễ thành công hơn, loại không phải là loại “Hoá đỏ” (Red-turning type). Khi trưởng thành chú cá này trình diễn vây màu Vàng Cam phủ đầy mình rất rõ khi so sánh với Đỏ Ớt và Đỏ Máu. Sự khác biệt thể hiện rõ hơn khi phần Vi trên + dưới và đuôi cũng không được màu đỏ như 2 loại đàn anh trên.

Đỏ Vàng (Golden Red) là hậu quả của sự ép đẻ khác giống đã cho ra 1 thế hệ có chất lượng nửa vời, chỉ vì sự ép đẻ rất thành công dễ dàng cho những trại cá chủ trương bán rẻ nhưng bán nhiều. Đỏ Xanh Lục (Banjar Red) là một chế tác của các ông lái cá tài tử ép đẻ giữa cá mái Đỏ Xanh Lục, Hồng Vỹ hoặc Thanh Long với Huyết Long đực chính hiệu để tăng năng xuất về cá con.

C. KIM LONG HỒNG VỸ (Red Tail Golden)

Được biết đến với tên Kim Long Hồng Vỹ hoặc Kim Long Indo, loại này được xếp hạng chung trong gia đình Kim Long với Kim Long Quá Bối. Bởi vì Kim Long Hồng Vỹ sẽ không bao giờ đạt được màu vàng 24K như Kim Long Quá Bối, và màu vàng của Kim Long Hồng Vỹ sẽ không bao giờ vượt qua khỏi lưng mà khi trưởng thành luôn luôn có 1 vệt đen lớn kéo dài từ đầu đến đuôi cá. Cũng giống như đồng chí Kim Long Quá Bối, Kim Long Hồng Vỹ cũng khác loại tuỳ theo màu sắc từng con, như nền xanh, xanh lục và nền vàng. Khi còn bé Kim Long Hồng Vỹ không có màu sắc gì trong khi Kim Long Quá Bối đã thể hiện màu mè rõ ràng, sáng lóng lánh, và màu cũng đã xâm nhập lên hàng vảy thứ 5 rồi.

KIM LONG HỒNG VỸ

KIM LONG HỒNG VỸ

D. THANH LONG (Green Arowana)

Đây cũng là 1 loại trong giống họ cá rồng, thường tìm thấy ở Thái Lan, Mã Lai, Miến Điện, Indonesia và Campuchia. Vì loại này sống ở nhiều phong thổ khác nhau và rộng rãi như vậy nên hình dạng và màu sắc cũng có thể khác nhau. Hầu hết những loại Thanh Long tìm thấy ở những nơi này có màu xám xanh ở thân mình và đuôi có sọc xanh xám đậm. Hình dáng Thanh Long cũng đặc trưng khác thường hơn so với các loại cá rồng khác, đầu và miệng thì tròn và to hơn.

Thanh Long

Thanh Long



Rất bình thường các chú cá này được hầu hết các tay mới tập chơi cá dùng làm bước khởi đầu cho sự nghiệp chơi cá cảnh sau này vì, vừa rẻ vừa dễ kiếm. Sau đó đã góp nhặt ít kinh nghiệm rồi mới bắt đầu chuyển qua Kim Long Hồng Vỹ, Kim Long Quá Bối hoặc Huyết Long.

Cá rồng Kim Long Quá Bối (Scleropages Macrocephalus)

Kim long quá bối

Cá rồng Kim Long Quá Bối là gì?

Giống quá bối quá nổi tiếng vì một đặc điểm là sự uy nghi, đặc thù chỉ có quá bối mới có được là khi trưởng thành, toàn thân cuả quá bối sẽ là màu vàng ròng 24K, tượng trưng cho sự quý phái của các bậc đế vương. Giống loại quá bối này thường được gọi là vàng ròng 24K (24K gold).

Kích thước: Lớn hơn 90cm ngoài thiên nhiên
Phân bố: phân bố ở bang Pahang và hồ Bukit Merah, bang Perak, Malaysia
Yêu cầu n ước: Mềm, độ acid vừa phải
Nhiệt độ: 24-32 độ C

Kim long quá bối
Cá rồng Kim Long Quá Bối


Kim Long Quá Bối (Crossback Golden) còn được gọi là “Malaysia Golden” hay “Malayan Bonytongue”, đây là một trong hai giống cá rồng đẹp và mắc tiền nhất trên thị trường cá cảnh (loài kia là huyết long) thực tế đây là giống loại cá rồng Châu Á đắt tiền nhất. Mặc dầu huyết long rất khó khăn để ép giống thành công, nếu không nói là khó nhất trong các loại cá rồng, nhưng khi so sánh về giá cả cũng phải xin chào thua quá bối Giống. Loại này chỉ được ép giống và nuôi tại các trại cá rồng tại Malaysia và Singapore. Vì thế, số lượng của chúng trong các trại cá cũng không được nhiều

Video cá kim long quá bối



Thật không may, đợt nghiên cứu của nhà khoa học Pouyaud và đồng sự vào năm 2003 đã bỏ qua giống cá này với lý do không có đủ mẫu vật để nghiên cứu. Vì vậy, giống này hiện vẫn được xếp chung với thanh long dưới tên khoa học Scleropages formosus, tuy nhiên, căn cứ vào các đặc điểm bề ngoài, chúng rất tương đồng với loài kim long hồng vĩ, điều này giúp suy đoán rằng cả hai có quan hệ họ hàng gần với nhau. Kim Long Quá Bối phân bố ở bang Pahang và hồ Bukit Merah, bang Perak, Malaysia (có tài liệu còn liệt kê thêm các bang Johor và Trengganu). Chúng có đầu to và thân tương đối ngắn so với các giống cá rồng châu Á khác. So với kim long hồng vĩ, Kim Long Quá Bối có màu vàng sáng hơn và luôn phát triển lên đến hàng vảy thứ năm. Nhìn chung, một con Kim Long Quá Bối chất lượng phải có màu sắc trên vảy, nắp mang và vùng xung quanh mắt sáng và đều, màu sắcphát triển lên tới lưng, đặc biệt là vùng gần vây lưng khi cá còn rất nhỏ (dưới 15 cm).

Bản đồ phân bố Kim Long Quá Bối

Địa bàn phân bố tự nhiên của Kim Long Quá Bối gồm bang Pahang và hồ Bukit Merah, bang Perak. Địa bàn phân bố tự nhiên của thanh long Nami ở hồ Muda, bang Kedah, Malaysia.

bản đồ phân bố
Bản đồ phân bố kim long quá bối

Để so sánh, bà con họ gần nhất với quá bối là Kim Long Hồng Vỹ, chỉ có thể có viền vàng lên đến vẩy hàng thứ 4. Vẩy hàng thứ 5 và 6 của Kim Long Hồng Vỹ sẽ có màu đen đặc thù cho giống loại này. Đồng thời độ vàng kim óng ả của Kim Long Hồng Vỹ không thể nào so sánh được với màu vàng của quá bối. Nếu màu vàng của quá bối là màu của vàng ròng 24 K, thì màu vàng của Kim Long Hồng Vỹ là màu vàng của 12K. Phần vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi của quá bối và Kim Long Hồng Vỹ sẽ nhìn tương tự như nhau, với màu xanh đậm hay đen cho vây lưng và 1/3 phần trên của vây đuôi. Các vây còn lại sẽ có màu đỏ cam.

Trong môi trường sống ngoài thiên nhiên như sông ngòi, ao hồ, những điểm về màu sắc vừa nêu trên của quá bối sẽ có thay đổi đôi chút. Vì phải sinh sống dưới ánh nắng mặt trời gần 12 tiếng mổi ngày, 365 ngày một năm, một số quá bối sẽ có sống lưng đen như Kim Long Hồng Vỹ, tuy nhiên khi được mang vào nuôi dưỡng trong môi trường bể kiếng với phông nền với các màu sắc đậm, màu vàng ánh kim của vẩy hàng thứ 5th và 6th sẽ trở lại trong khoảng 2 – 4 tháng. Vì thế, các nhân viên trại cá rồng với ý định sẽ mang cá đi dự thi, triển lảm, hay chụp ảnh quảng cáo thương hiệu, sẽ thuyên chuyển những con quá bối đã được chọn vào trong môi trường bể kiếng trong vài tháng trước ngày trọng đại để chuẩn bị.

Kim Long Quá Bối được chia thành nhiều loại bao gồm “blue-based”, “purple-based”, “green-base”, “gold-based” và “silver-base” tuỳ thuộc vào màu sắc ở tâm vảy. Các loại “Blue-based” và “purple-based” là như nhau vì màu xanh hay tím là tuỳ vào góc nhìn, khi còn nhỏ loại cá này thường sậm màu. Những con có màu xanh đậm và sáng lan rộng trên vảy và nắp mang lớn lên sẽ rất đẹp. Với loại này, màu xanh ở tâm vảy thường lan rộng làm màu vàng trên viền vảy hẹp lại (thin-frame). Loại “gold-based” khi còn nhỏ thường có màu vàng nhạt, màu sắc của chúng phát triển lên lưng sớm hơn so với những loại khác. Loại này trông rất hấp dẫn bởi vì khi trưởng thành toàn thân vàng óng giống như thỏi vàng 24K di động! Với loại này, màu vàng đậm ở tâm vảy thường co lại làm màu vàng trên viền vảy rộng (thick-frame).

Kim long quá bối
Cá rồng kim long


Hầu hết, quá bối khi còn non sẽ nhìn như có nhiều màu ánh tím, nhưng ánh màu này có thể sẽ thay đổi khi chúng lớn. Vì thế, kể cả các nhân viên trại cá hay người sành điệu cũng chỉ có thể đoán được tương lai về màu sắc của quá bối với khoảng 70 – 80% độ chính xác khi chúng trưởng thành là màu gì. Những phỏng đoán về màu sắc của quá bối sẽ chính xác hơn khi cá đạt được kích thước từ 25cm trở lên. Ngoài màu nền chủ yếu của vẩy là màu nền tím, một số ít quá bối sẽ có màu nền màu xanh nước biển, vàng hay xanh lá cây. Một con quá bối có kích thước 20 cm, với thành viền mỏng vẩn có thể biến dạng thay đổi thành thành viền dầy khi đạt được kích thước khoảng 30 – 40cm. Vì thế khi chọn mua cá rồng quá bối, ta nên lựa chọn cho thật cẩn thận và hãy yêu quý chúng không cân biết màu sắc sau này của quá bối lúc trưởng thành sẽ là màu gì.

Trong các màu nên của quá bối, màu nền vàng thường rất hiếm, và khi hoàn toàn trưởng thành, quá bối nền vàng sẽ trở nên một thỏi vàng ròng 24K biết bơi, và chúng rất có khả năng làm choáng ngạt người xem. Mặc dầu không tuyệt đối chính xác 100%, có vài đặc điểm mà quá bối nền vàng cần phải có khi còn non, mà người chơi có thể xem xét. Những đặc điểm đó như sau:

  1. Tất cả vây của quá bối nền vàng cũng như vẩy cá trên cơ thể cũng sẽ có màu nhạt hơn
  2. Khi nhìn quá bối nền vàng lúc còn non từ xa, chúng sẽ nhìn có vẻ vàng hơn là xanh/tím.
  3. Viền xoang bao bọc đồng tử (tròng đen) của quá bối nền vàng thường sẽ phải là màu vàng. Vì thế, nếu viền xoang mắt bao bọc tròng đen của quá bối nếu có màu đỏ, thì không thể nào là quá bối nền vàng được.


Thực tế, đôi khi rất khó phân biệt Kim Long Quá Bối thuộc loại nào kể trên vì ngày nay người ta lai chéo (cross breed) các loại với nhau. Việc lai chéo cũng giúp tạo ra những loại Kim Long Quá Bối đặc biệt như “platinum” và “royal blue”. Những loại mới này rất đẹp nên giá cũng rất cao và thường được bán qua các thị trường cao cấp như Nhật Bản và Đài Loan.

Những con quá bối với màu xanh dương-xanh lá cây trên cơ thể và chúng thường được gọi là “Emerald Blue” (tạm dịch là hoàng thạch xanh) hay vẩy có màu tím đậm còn được gọi mà “Bukit Merah Blue”.

Nhìn chung, Kim Long Quá Bối là một trong những giống cá rồng đắt nhất bởi vì chúng hiếm và sinh sản ít hơn so với những giống cá rồng khác. Để tham khảo, chúng tôi xin liệt kê bảng xếp hạng Kim Long Quá Bối của William Goh (http://dragonfish.com)

  • Hạng thường: loại “gold-based”, “blue-based” nhạt màu và các loại nền khác. Màu phát triển lên 50% hàng vảy thứ 5. Màu sắc nhạt hơn so với loại A và AA.
  • Hạng A: loại “emerald blue-based” tức nền xanh ngọc, loại “blue-based” xuất xứ từ hồ Bukit Merah và “gold-based”. Màu phát triển lên 50% hàng vảy thứ 5. Cá dưới 8 tháng tuổi và kích thước dưới 20 cm. Điểm quan trọng nhất đó là đầu cá phải có dạng “spoon head” và môi không bị trề.
  • Hạng AA: loại “emerald blue-based” tức nền xanh ngọc và loại “blue-based” xuất xứ từ hồ Bukit Merah. Màu phát triển lên toàn bộ hàng vảy thứ 5 và một ít “châu” xuất hiện ở gốc vây lưng. Cá dưới 8 tháng tuổi và kích thước dưới 20 cm. Điểm quan trọng nhất đó là đầu cá phải có dạng “spoon head” và môi không bị trề.
  • Hạng AAA: loại cá rất hiếm. Màu phải phát triển lên đến hàng vảy thứ 6 trên lưng và một ít”châu” xuất hiện ở gốc vây lưng. Cá dưới 8 tháng tuổi và kích thước dưới 20 cm. Điểm quan trọng nhất đó là đầu cá phải có dạng “spoon head” và miệng đều một cách hoàn hảo.
  • Hạng AAA+: loại cá cực hiếm gồm “gold head”, “full gold” và “platium”. Màu phải phát triển lên đến hàng vảy thứ 6 trên lưng và một ít “châu” xuất hiện ở gốc vây lưng. Cá dưới 8 tháng tuổi và kích thước dưới 20 cm. Loại “gold head” có những vệt màu vàng trên đầu, loại “full gold” toàn thân màu vàng còn loại “platinum” toàn thân ánh bạc. Giá đặc biệt cao.

Những thắc mắc về Kim Long Quá Bối

Một thắc mắc thông thường được hỏi là “Quá bối ngoài hoang dã có đẹp hơn quá bối được nuôi trong môi trường nhân tạo?”

Câu trả lời thường sẽ là “không”. Lý do – người chơi cá rồng vì bất cứ một lý do gì có thể thả con cá quá bối không được hoàn hảo của họ về với thiên nhiên. Trong hoang dã những con quá bối không được đẹp này có thể sẽ bắt cặp với huyết long, Kim Long Hồng Vỹ, thanh long và tạo nên những con quá bối lai tạo không được đẹp cho lắm với những màu sắc yếu kém, không giống cả bố lẩn mẹ. Chỉ có cá quá bôi bán ra từ trại cá có tiếng đã được chọ lựa kỷ càng trước khi được cho ép giống là nên đáng được người thưởng ngoạn lựa chọn và thu mua.

Môt câu hỏi khác “Làm sao tôi có thể biết sự khác biệt giữa quá bối hoang dã và quá bối có nguồn gốc từ trại cá?”

Cá quá bối hoang dã sẽ có phần đầu tròn hơn. Cặp râu của quá bối nơi hoang dã sẽ dài hơn vì chúng được xử dụng nhiều trong chức năng săn mồi. Màu sắc của quá bối hoang dã sẽ rất nhạt nhòa không ấn tượng vì phải sinh sống dưới ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên nếu được nuôi dưỡng trong môi trường bể kiếng, thì chỉ trong vài tháng, tiềm năng màu sắc của quá bối sẽ thay đổi như đã đề cập.

Cuối cùng “Làm sao tôi có thể lựa quá bối với phẩm chất cao?”

Đầu tiên bạn phải xác quyết đay là con quá bối chứ không phải là Kim Long Hồng Vỹ. Khi ở kích thước từ 15 – 20 cm, các hạt trai li ti giáp cận với vây lưng phải có. Đặc điểm này vô cùng quan trọng khi lựa chọn và mua quá bối, vì đây là nơi mà hàng vẩy thứ 6th sẽ xuất hiện đầu tiên. Nếu cá đã được 20 – 25 cm, mà chưa có đặc điểm này, thì bạn nên nghi ngờ ngay lập tức! Kế tiếp là vẩy của quá bối phải rực sáng và có đặc tính phản xạ ánh kim khi so sanh với Kim Long Hồng Vỹ.

Về giá cả, quá bối phải đắt hơn Kim Long Hồng Vỹ từ 4 – 5X cho một con quá bối với phẩm chất trung bình. Vì thế nếu bạn thấy một con quá bối mà giá được bán ra quá hời thì hãy nên cẩn thận. Xin lưu ý là quá bối platinum sẽ đăt gần gấp đôi giá con quá bối trung bình. Câu “tiền nào của nấy” rất đúng trong trường hợp này. Cá quá bối có nhữn đặc điểm càng hiếm thì càng có nhiều người ưa chuộng và giá sẽ càng cao.

Một khi bạn đã biết chắc chắn 100% đây là quá bối thì hãy xem xét thêm các điểm sau đây:

  1. Vóc dáng của cá rồng kim long quá bối phải thon dài và bản rộng, cân bằng và vây thật to.
  2. Vây đuôi, vây lưng và vây hậu môn phải thật to và bung xòe. Tất cả những đường chỉ đen trên 3 vây này phải đậm nét và rõ ràng.
  3. Các hàng vẩy trên cơ thể cá phải rực sáng, và có đặc tính phản xạ. Càng sáng càng tốt.
  4. 3 lằn chỉ vàng phía trên đôi mắt phải là màu vàng đậm.
  5. Nếu bạn đang dự tính mua cá quá bối với kích thước từ 20 cm trở lên, hàm dưới của nên có lằn chỉ vàng chạy dọc theo viền của hàm dưới. Đặc điểm này hiếm, nhưng nếu có được thì đây là một trong những dấu chỉ của một con quá bối đầy tiềm năng.

Cá rồng Huyết Long (Scleropages Legendrei)

Cá rồng Huyết Long

Kích thước: Lớn hơn 90cm ngoài thiên nhiên
Phân bố: thượng lưu sông Kapuas và vùng hồ Sentarum, tỉnh Tây Kalimantan, đảo Borneo, Indonesia
Yêu cầu nước: Mềm, độ acid vừa phải
Nhiệt độ: 24-32 độ C

Huyết long
Cá rồng huyết long
Video thực tế cá rồng Huyết Long không tật lỗi

Huyết long (super red) là loài cá rồng phân bố ở thượng lưu sông Kapuas và vùng hồ Sentarum, tỉnh Tây Kalimantan, đảo Borneo, Indonesia. Hồ Sentarum là một tập hợp gồm vô số những hồ nhỏ ăn thông với nhau bằng hệ thống kinh rạch chằng chịt và đổ ra sông Kapuas. Vùng này phủ đầy bùn đất phát sinh từ lá cây và gỗ mục tạo ra môi trường sống hoang dã cho loài cá sơ khai này, dòng nước đen và nguồn thức ăn đa dạng có tác động tích cực lên màu sắc và hình dạng của chúng. Sự đa dạng về môi trường sinh thái này có thể là nguyên nhân tạo ra vô số những đặc điểm phân hoá ở loài huyết long. Chẳng hạn một số cá thể có thân rộng, một số khác có đầu hình muỗng (spoon head), một số có màu rất đỏ hay một số lại có màu nền rất sậm. Nghiên cứu của các nhà khoa học ở trường Đại học Quốc gia Singapore vào năm 2005 trên 41 cá thể huyết long hoang dã cho thấy độ khác biệt về gen giữa các cá thể là khá lớn, điều này chứng tỏ sự tồn tại của những dòng cá huyết long khác nhau. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại không đề cập gì đến đặc điểm bề ngoài của chúng. Việc nghiên cứu xa hơn trong tương lai có lẽ sẽ gặp nhiều khó khăn vì số lượng cá huyết long đang bị suy giảm nghiêm trọng do những biến đổi về môi trường mà chủ yếu là việc khai thác rừng.

Hiện tại huyết long đứng hàng thứ hai sau quá bối về giá cả, huyết long trong quá khứ đã có lúc còn đắt hơn cả quá bối. Thời gian phải chờ đợi, từ 4 – 6 năm, để cho huyết long trưởng thành và ép giống là lý do tại sao huyết long đã quá đắt trong quá khứ. Tuy nhiên, ngày nay, vì các trại cá rồng đang có giấy phép của CITES để nuôi, ép giống và kinh doanh tại Singapore, Maylaysia, và Indonesia đã tạo nên thặng dư và làm chên lệnh cán cân cung va cầu, nên giá thành của huyết long đã phần nào giảm bớt rất nhiều.

Huyết long thường được biết qua tên phổ thông là huyết long loại 1. Loại này sau khi trưởng thành khoảng đô 3 – 4 năm tuổi hay đôi lúc lâu hơn thì phần nấp mang, vây lưng, hậu môn và đuôi , cùng với các hàng vẩy trên cơ thể sẽ chuyển màu thành màu đỏ rực. Ấn tượng khi thấy một con huyết long, thuần chủng thật to lớn uy nghi và oai vệ bơi lội trong bể quả thật là một hình ảnh khó quên cho nhiều người. Vẻ đẹp của huyết long quá quyến rủ đến độ như bị nghiện cho những người yêu thích chúng được biểu hiện qua bằng chứng là chúng luôn được giới thưởng ngoạn săn lùng để mua.

Thực tế, dựa trên màu sắc của chúng, những nhà kinh doanh cá rồng trước đây đã chia huyết long thành hai loại đó là “chili red” phân bố ở vùng phía Nam và “blood red” phân bố ở vùng phía Bắc hồ Sentarum.

  • Chili Red: Cá có màu đỏ tươi, thân rộng và dày, dày đều từ đầu cho đến đuôi… Loại “chili red” có nền xanh “green-based”, đầu hình muỗng (spoon head) và đuôi hình thoi. “chili red” có mắt màu đỏ và to. Mắt “chili red” lớn đến nỗi có khi viền ngoài của nó “chạm” đến đầu và hàm dưới
  • Blood red: Cá có màu đỏ sậm, thân dài và mảnh, thuôn về phía đuôi. loại “blood red” có màu đỏ sậm, nền đen nâu “dark-based”, đầu hình viên đạn (bullet head) và đuôi hình quạt. loại “blood red” có mắt nhạt màu và nhỏ hơn. Đuôi của “blood red” hình quạt trông đẹp hơn đuôi hình thoi của “chili red”.


Đặc điểm này phát triển khi cá còn non giúp chúng ta có thể phân biệt được 2 loại cá một cách dễ dàng.

Huyết long máu có nhiều hơn về số lượng, nên giá cả của chúng cũng vì thế mà rẻ hơn đôi chút so với huyết long ớt. Huyết long ớt khan hiếm hơn về số lượng, nên giá cũng sẽ đắt hơn huyết long máu. Về phần màu sắc đỏ, huyết long máu sẽ lên màu nhanh hơn huyết long ớt, nhanh nhất có thể từ 1 năm và kéo dài cho đến 3 năm. Khả năng lên màu đỏ sớm là lý do tại sao huyết long máu rất được ưa chuộng trong giới chơi cá rồng.

Dù có khác biệt, cả hai đều chuyển sang màu đỏ thực thụ khi đến tuổi trưởng thành. “Chili red” lên màu chậm hơn 1-2 năm so với “blood red” nhưng màu tuyệt đẹp với loại vảy bản mỏng “thin frame”. Quá trình lên màu của cả hai tương tự như nhau. Màu cam thường là màu trung gian trước khi cá chuyển sang màu đỏ. Cá biệt có con đến 8 tuổi mà vẫn nhợt nhạt nhưng bỗng lên màu đỏ rực chỉ trong một thời gian ngắn làm người nuôi ngỡ ngàng. Việc đánh giá về huyết long đôi khi gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi nhiều nỗ lực và kiên nhẫn để phát hiện ra tiềm năng thực sự của một con huyết long non.

vảy cá rồng
Cả cá rồng huyết long

“Chili red” và “blood red” là tên gọi của các loại cá rồng hoang dã. Nên nhớ rằng các cá thể hoang dã bị cấm mua bán vì chúng là động vật cần được bảo vệ. Các trang trại cá cảnh thường lai chéo hai loại cá này với nhau để cho ra giống huyết long “super red”, cho nên trên thực tế, dòng huyết long thuần chủng đúng nghĩa không hề tồn tại trên thị trường cá cảnh cho dù có những cá thể mang đặc điểm của “chili red” hay “blood red”.

Cá huyết long chất lượng cao thường có màu vây đỏ sậm và đều ngay từ khi còn nhỏ. Chúng còn có màu sắc nổi bật và lưng thật sậm màu. Những con cá đẹp cũng có nhiều màu ánh kim trên thân. Đặc điểm này hiện rõ khi quan sát cá dưới ánh sáng tự nhiên. Khi cá đạt 25-30 cm, nắp mang và viền vảy phải có màu tím hay đỏ nâu, còn nếu chỉ hanh vàng là không đạt.

Huyết long loại hai như “Banjar red” cũng thường được bán lẫn lộn như huyết long chính hiệu nhưng có thể nhận biết vì vảy và vây của chúng luôn nhạt màu hơn. Những loại huyết long thương mại khác như “golden red” và “orange red” cũng là cá lai và không bao giờ đạt đến màu đỏ thực sự. Tuy nhiên, nếu cá kém chất lượng được cho ăn chất lên màu thì rất khó phân biệt vì chúng cũng đỏ rực như huyết long. Người nuôi cá không nên ham rẻ, tốt nhất là mua cá từ nguồn cung cấp uy tín, cá có gắn chip và cấp giấy chứng nhận đàng hoàng.

Như tất cả các giống loại cá rồng Á Châu, trại cá cũng có những tiêu chuẩn để đánh giá phẩm chất của huyết long. Ví dụ, một con huyết long có tên gọi là Ruby red (huyết long xanh/tím) , có vây , môi, cặp râu thật đậm đỏ, và hàng vẩy màu xanh đậm sẽ có giá rất cao ở kích thước từ 12-15cm. Loại Ruby Red này giá còn đắt hơn cả loại quá bối hạng trung bình. Vì thế, đối với những con huyết long có phẩm chất thuộc hàng tuyệt phẩm, sẽ nhìn đẹp, và đắt giá hơn bất kỳ con quá bối nào. Tương tự như thê, giống loại kim long hồng vỹ nếu vì vài đặc điểm hiếm quý và đẹp nào cũng có thể đắt giá hơn huyết long. Sự đột biến của genes, và kết quả của ép giống đồng huyết thường tạo nên những bất ngờ tuyệt vời.

Bản đồ phân bố

phân bố cá rồng
Phân bố cá rồng Huyết Long

Địa bàn phân bố tự nhiên của huyết long (Scleropages legendrei): thượng lưu sông Kapuas và hồ Sentarum, tỉnh Tây Kalimantan. Địa bàn phân bố của thanh long Borneo (Scleropages macrocephalus): các nhánh sông Melawi và Pinoh (dòng greytail), tỉnh Tây Kalimantan và sông Barito (dòng yellowtail), tỉnh Trung Kalimantan.

Những thắc mắc về Huyết Long


Sư phát triển về màu sắc của huyết long thường là chủ đề rất thú vị và đầy kịch tính. Có bạn sẽ rất may mắn khi sở hửu một con huyết long mà chỉ trong 1 năm đã lên màu đỏ (cực hiếm). Trong khi đó, những bạn khác thì không được may mắn như thế, và thời gian chờ đợi từ 4-5 năm là chuyện thường tình. Rất nhiều bạn thường than phiền rằng: “cá tôi đã nuôi được 3-4 năm mà chẳng thấy màu đỏ nơi đâu ?” “Cá tôi chỉ có màu cam nhạt, còn màu đỏ đâu thì chẳng thấy ?” Có phải những bạn này đã bị lường gạt bởi trại cá hay lái cá ? Câu trả lời là “rất có thể” và “không”.

Câu trả lời “rất có thể” đã bị lường gạt nằm trong phần phân tách sau đây. Huyết long thường được cho nhân giống với kim long hồng vỹ hoặc thanh long hay thanh long chỉ vàng với mục đích để nâng cao phẩm chất và tạo thêm sắc tố đỏ nơi vi kỳ của thanh long hay thanh long chỉ vàng. Kết quả của cuộc tình có tính toán này thường cho ra bọn hậu duệ với hàng vẩy trên cơ thể như thanh long hoặc thanh long chỉ vàng, không có chi thay đổi. Bầy hậu duệ này sẽ được phân loại là huyết long loại 1.5 thay vì là huyết long
loại 1.

Huyết long loại 1, đúng huyết thống thường chỉ có thể đi vào chu kỳ sinh sản vào lúc 4-5 năm tuổi hay cao hơn. Tuy nhiên một khi đã bị lai tạo với một giống loại khác, bon hậu duệ huyết long 1.5 giờ đây sẽ có thể “biết yêu” ở tuổi sớm hơn vào năm thứ 3. Vì thế , thời gian chờ đợi sẽ được rút ngắn lại gần phân nữa và giá cả của loại này cũng vì thế mà rẻ hơn rất nhiều.Các trại cá sản xuất loại huyết long 1.5 cho thị trường cá rồng thường là các trại không đủ vốn kinh doanh. Người tiêu thụ khi yêu thích huyết long, nhưng không đủ khả năng tài chánh , thì sẽ đành ép lòng chịu mua huyết long 1.5. Vì thế trong những lần đi tham quan, khảo giá thị trường, bạn bất chợt thấy một con huyết long nhìn cũng đẹp, nhưng giá tiền thì chỉ bằng 1 phần nào của giá cả huyết long trên thị trường, bạn nên cẩn thận. Một số lái cá ranh mảnh hoặc rất có thể cả chủ tiệm cá cũng chẳng biết vì kém kiến thức về cá rồng, sẽ bán cho bạn con cá rồng đó như là huyết long loại 1, nhưng thật ra chỉ là huyết long loại 1.5. Màu sắc của loại huyết long 1.5 này , cứ mổi năm trôi qua, màu sắc càng phai nhạt đi, trong khi huyết long chính thống thì màu sắc càng tăng theo với thời gian.

Còn về phần câu trả lời “không” , bạn không bị gạt nằm trong phần phân tích như sau: huyết thống, phẩm chất của nước, thức ăn và ánh nắng mặt trời đều có những tác động lên màu sắc của huyết long. Nếu chế độ dinh dưỡng của huyết long thiếu vắng chất beta-caroteine là nguyên nhân chính tạo nên màu sắc đỏ quá mờ nhạt, chậm trể. Thức ăn có nhiều nguồn beta-caroteine này là từ tôm tép. Dế và sâu quy cho ăn cà rốt, và sau đó đem cho huyết long ăn cũng hửu hiệu như cho ăn tôm tép. Ánh sáng mặt trời cũng có tác động quan trọng lên màu sắc của huyết long. Nếu nuôi huyết long trong nhà, thì đèn của bể cá nên được bật lên vài tiếng trong một ngày. Nếu làm thế trong một thời gian dài, ánh đèn sẽ có tác dụng tốt với màu sắc của huyết long.

Nếu huyết long của bạn là thuần chủng với huyết thống của HL 100%, thì sự phát triển của màu đỏ sẽ trải qua từng giai đoan. Thông thường, những chấm nhỏ li ti sẽ xuất hiện trên viền của các hàng vẩy. Trong giai đoạn đầu, những chấm nhỏ này sẽ là màu vàng, và sẽ chuyển qua màu cam. Trong một thời gian nhất đinh, những chấm vàng cam này sẽ kết nối lại và sẽ bao phủ phần viền của các hàng vẩy trên cơ thể cá. Màu hồng cam trên nấp mang sẽ xuất hiện từng đốm lổm chổm cùng với màu vàng và bạc. Giai đoạn chuyển tiếp của màu cam có thể kéo dài đến cả vài năm. Đây là thời điểm mà các bạn chơi huyết long sẽ cảm thấy chán nản, thất vong, và mất niềm tin, cũng như nghi ngờ về nguồn gốc của con huyết long đang sở hửu.

Theo như kinh nghiệm cũng như quan điểm của người viết, nhẩn nại là đức tính cần phải có cho những ai chơi cá rồng huyết long. Sụ kiên nhẩn của bạn cuối cùng sẽ được tưởng thưởng xứng đáng. Tôi xin kể cho bạn nghe một mẩu chuyện ngắn về con cá huyết long của một nha sĩ bên Nhật. Con cá của ông ấy chỉ là một màu vàng cam , đây là màu của giai đoạn chuyển tiếp. Và con cá huyết long này cứ trơ trơ trong giai đoạn ởm ờ này trong thời gian kỷ lục là 9 năm. Một ngày nọ, con cá màu vàng cam kia thật sự chuyển mình hóa rồng đỏ, và trở nên màu đỏ rực như máu. Đây không phải chỉ là một câu chuyện riêng lẻ, mà thường rất xảy ra cho giống huyết long. Chúng sẽ chuyển từ màu cam sang màu đỏ rực chỉ trong khoảng vài tuần, khi giai đoạn chuyển tiếp đã chấm dứt. Tôi tin lúc ấy các bạn sẽ biết quý và yêu thích cá huyết long của bạn hơn.

Bệnh của cá rồng và cách chữa trị

kênh nắp mang

Bệnh xoăn mang (kênh mang)

Đối với cá rồng việc thiếu chăm sóc, nhiễm bẩn và ký sinh là những nguyên nhân chính gây bệnh cho cá. Việc không thay nước thường xuyên khiến cho lượng nitrat, amôniắc trong nước tăng cao, lượng 02 giảm nên dẫn tới việc thở của con cá khó khăn, nhất là việc lượng cả trong bể dày đặc. Một số loại vi khuẩn ký sinh trong mang khiến cho các cơ cấu mang bị viêm và đẩy vỏ mang phình lên. Quan trọng không kém là không gian trong bể phải đủ cho con cá (tối thiểu là khi con cá trưởng thành thì chiều dài của bể phải gấp 3 chiều dài con cá, chiều rộng = chiều dài cá, chiều cao = chiều dài cá) và máy lọc hoạt động tốt.

xoăn mang
xoăn mang

Triệu chứng:
Trong giai đoạn đầu thì cá thở gấp, mang mở đóng không êm ái. Về sau lớp viền mang cá mở rộng, phơi bày những những cơ cấu ở trong mang. Về sau thì lớp vỏ cứng của mang cũng kênh ra. Việc này làm cho con cá khó thở nên kém ăn và quan trọng là con cá trở nên xấu, mất giá trị.
Cách chữa trị:
Khi thấy cá thở bất thường thì nên thay đổi 20% nước bể mỗi ngày. Tăng cường sủi khí, nếu cần thiết có thể dùng bình oxy bơm vào bể và có gắng duy trì PH là 6,5, duy trì 2 lạng muối/100 lít nước. Một số trường hợp cá bị xoăn nhẹ dùng lá bàng khô ngâm nước rồi lấy nước đó đổ vào bể và lớp xoăn giảm rất nhiều.
Còn nếu cá bị xoăn lớp mỏng viền mang thì có thể dùng biện pháp cắt bỏ rồi chăm sóc với chế độ giàu oxy. Nếu mang cá kênh ra phần vỏ cứng thì chịu, không khắc phục được.

Bệnh xù vẩy

Bệnh này thường xảy ra ở những cá nhỏ và cá yếu. Bệnh này thường hay xuất hiện vào mùa thu và đông.

xù vảy
Xù vảy – kênh vảy

Triệu chứng:
Các hàng vẩy bị kênh lên (phần lớn ở lưng). Trường hợp nặng thì toàn bộ vẩy trên người bị kênh, hai mắt hơi lồi ra. Lúc đó cá bỏ ăn và hay oằn mình.
Nguyên nhân:
Bệnh chủ yếu là do nấm và sự thay đổi quá đột ngột của môi trường, nước quá bẩn và nghèo oxy.
Cách chữa trị:
Với trường hợp thì xự phát hiện bệnh và xử lý càng sớm càng tốt. Đầu tiên là cố gắng duy trì nhiệt độ nước trong bể khoảng 30-31 độ C, tăng cường lượng muối trong bể, bổ xung thuốc bột vàng của Nhật. Một ngày có thể thay nước 2 lần nhưng lượng nước thêm vào và bớt ra thật ít. Trong những ngày đầu trị bệnh không nên cho cá ăn và những ngày sau cho ăn hạn chế. Nếu cá bị nhẹ thì chỉ 2 ngày là hết những vẫn phải duy trì nhiệt độ và thay nước trong 1 tuần. Nếu để bị nặng quá thì khả năng chết cao.

Bệnh xụp mắt (xệ mắt)

Thực ra xụp mắt cũng không phải là bệnh mà là tình trạng đặc trưng của cá rồng. Theo một số thông tin ở nước ngoài thì khả năng xụp mắt do di truyền chiếm tới 60%. Cá trẻ đang trưởng thành khả năng bị xụp mắt rất cao vì còn một số nguyên nhân khác như cách cho ăn (thả nhiều mồi xuống bể một lúc nên tạo cho cá thói quen ăn chìm nên cá đói hay nhìn xuống đáy), ăn quá nhiều (tạo ra lớp mỡ dưới tròng mắt nhiều, đẩy trong ra ngoài), xung quanh bể ở tầng thấp có quá nhiều vật chuyển động (đặt lồng chim, chó, mèo…) nên tạo thói quen quan sát ở thấp…

xệ mắt
Xệ mắt

Cách chữa trị:
Thả vật nổi trên mặt nước (có thể là bóng bàn nhiều mầu), lúc cá bé thì tạo thói quen ăn mồi nổi (như gián, châu chấu, thạch thùng, dế…) với số lượng hạn chế. Vớt mồi còn sót nếu cá không ăn. Nếu cá rồng có giá trị cao như kim hồng vĩ, hồng long thì chỉ nên nuôi một mình 1 bể và đáy bể dán kín. Còn nếu nuôi chung thì tránh nuôi một số loại cá ăn chìm như sam, vịt, lau bể… Nói chung các phương pháp này chỉ nhằm mục đích không cá bị xụp mắt sớm thôi còn nuôi lâu thì gần như con nào cũng bị xụp mắt. Quan trọng nhất là khi mua cá phải chọn cá mắt phải đẹp, vì khi xụp rồi dù ít hay nhiều đều không chữa được…

Bệnh trướng bụng

Bệnh này có lẽ là ít gặp mà có gặp chắc là chết, vì vậy nên phòng là chính.
Triệu chứng:
Cá bỏ ăn, bụng to hơn bình thường, bơi lội khó khăn, có trường hợp nặng thì chổng đầu hoặc đuôi lên trời (gọi chung là trồng cây chuối). Nặng hơn nữa thì ở hậu môn chảy ra nước nhờn.

Nguyên nhân:
Chủ yếu là do ăn uống. Vì vậy nên tránh cho cá ăn quá no vì không phải lúc nào thức ăn cũng đạt tiêu chuẩn gây ra không tiêu và viêm ruột. Nếu cho ăn tôm thì nên bóc cả đầu và râu trước khi cho vào bể vì đầu tôm có 1 cây kiếm có thể đâm thủng ruột cá. Nếu cho ăn dế, gián, châu chấu thì nên ngắt bỏ càng và chân tránh hiện tượng hóc. Nếu cho cá rồng ăn động vật thì phải còn sống, tránh cho ăn động vật chết. Nếu ăn thức ăn đông lạnh thì phải rã đá kỹ. Một số cá rồng bị viêm ruột mãn tính nên hậu môn đỏ và lòi ra (lòi trĩ).
Cách chữa trị:
Bệnh này rất khó chữa, khả năng chết cực cao. Vậy nếu thấy cá bỏ ăn, bụng hơi to, hay oằn mình thì nên thay 1/3 lượng nước, tăng cường bơm hơi, tăng lượng muối và duy trì nhiệt độ ở 30 độ C và có thể thêm một lượng metronidazol rồi theo dõi.

Bệnh đốm trắng

Vốn dĩ bệnh này rất chung cho mọi loại cá. Trên thân, nhất là trên vây, đuôi xuất hiện những đốm trắng và phát triển rất nhanh.

đốm trắng
Đốm trắng

Triệu chứng:
Nước trong bề hơi đục và có mùi tanh nồng. Cá bơi lội hay giật mình, chà xát người vào thành bể, bỏ ăn… trường hợp nặng thì trên vây cá có những điểm trắng như những u nang, gây ra cụt vây. Nếu không chữa kịp thời để bệnh chuyển sang giai đoạn nặng thì cá sẽ chết.
Cách chữa trị:
Những đốm trắng là một dạng nấm, bám trên thân cá và hút chất lỏng trên thân thể cá làm cho cá khó chịu. Loại nấm này phát triển rất nhanh ở 25oC. Vì vậy khi thấy cá bị bệnh nên tăng nhiệt độ (khoảng 32oC), trong trường hợp nhẹ thì cá tự khỏi. Nếu nặng thì ta phải thay nước liên tục với số lượng ít một, bổ xung muối ăn. Nên dùng một số thuốc ở hàng cá và phải chữa khỏi dứt điểm, tránh để bệnh kéo dài.

Cá rồng Châu Á

Cá rồng châu Á (Scleropages Formosus) là một trong những loài cá cảnh hàng đầu bởi vì sự khan hiếm, danh tiếng, giá trị và vẻ đẹp tự nhiên của chúng. Đây cũng là giống loại cá rồng có nguy cơ bị tuyệt chủng nơi hoang dã và được bảo vệ bởi CITES (Hội Nghị Công Ước Quốc Tế Về Giao Thương Các Giống Loại Động Thực Vật Hoang Dã Đang Có Nguy Cơ Bị Tuyệt Chủng) từ năm 1980. Chỉ có huyết long, kim long quá bối, kim long hồng vỹ, thanh long, và thanh long chỉ vàng (yellow tail arowana) bên Nam Á là được cho vào sổ đỏ để được bảo vệ, được giới thưởng ngoạn ưa chuộng, vì thế người chơi phải tốn một số tiền không nhỏ để sở hửu chúng . Một giống loại cá rồng có họ với cá rồng Châu Á là kim long Châu Úc (Scleropages jardini, và Scleropages leichardti), không được bảo vệ bởi CITES, vì số lượng của loại kim long Úc nơi hoang dã rất nhiều nên giá trị kinh tế cũng vì thế thấp nếu so với giá cả của cá rồng Châu Á . Ngân long và Hắc long có nguồn gốc từ Nam Mỹ cũng là bà con có họ xa với giống cá rồng Châu Á, cũng không được bảo vệ bởi CITES, và có giá trị kinh tế thấp nhất trên thị trường.

cá rồng huyết long
Cá rồng châu Á

Lý do cá rồng Châu Á có tên trong sổ đỏ của các động thực vật cần phải được bảo vệ bởi CITES là vì trong thập niên 1970, số lượng các giống loại cá rồng Châu Á ngoài thiên nhiên hoang dã đã tuột dốc đến mức độ nguy hiểm và báo động vì chúng bị săn lùng, đánh bắt quá mức vì giá trị kinh tế của chúng. Được xem là có hình dạng và dáng bơi tương tự như con rồng trong truyền thuyết, người ta tin tưởng rằng cá rồng tượng trưng cho may mắn, thịnh vượng, của cải và sức khoẻ. Vì vậy, chúng được nuôi với mong muốn đem lại tác dụng phong thuỷ tích cực. Người Trung Hoa tin cá rồng Châu Á có khả năng “trừ tà”, giải tỏa những chuyện không may cho gia chủ, vì thế khi sở hửu và chăm sóc chúng tốt, gia chủ đổi lại sẽ có được sự “bảo vệ” của giống loại cá rồng này. Ngoài ra, màu sắc của một số loài cá rồng châu Á như huyết long và kim long quá bối cũng đẹp nhất trong họ cá rồng nói chung.

cá rồng châu Á phân bố ở các nước trong vùng Đông Nam Á và có quan hệ họ hàng gần với cá rồng châu Úc hơn là cá rồng Nam Mỹ do cá rồng Châu Á được phân nhánh tách ra từ cá rồng Châu Úc với niên đại khoảng 140 triệu năm trước. Vây ngực và vây hậu môn của chúng lùi xa về phía sau tuy nhiên cá rồng châu Á chỉ có 5 hàng vảy mỗi bên thân so với 7 hàng vảy ở cá rồng châu Úc. Điều ngạc nhiên là dù rất nổi tiếng nhưng những nghiên cứu khoa học liên quan đến cá rồng châu Á lại khá ít ỏi, bằng chứng là trong một thời gian rất dài tất cả cá rồng châu Á đều được gộp chung dưới một tên khoa học là Scleropages formosus cho dù chúng có bề ngoài rất khác biệt. Sự đa dạng về chủng loại cá rồng trên thị trường cá cảnh là một minh chứng cho điều này. Nghiên cứu của Pouyaud và đồng sự (2003) đã phân lập các loài cá rồng ở Indonesia gồm Huyết Long (Scleropages legendrei), Thanh Long Borneo (Scleropages macrocephalus) và Kim Long Hồng Vĩ (Scleropages aureus) thành những loài riêng biệt. Kim Long Quá Bối và Thanh long Nami vẫn được xếp chung với thanh long dưới tên Scleropages formosus cho dù chúng cũng có thể là những loài riêng biệt.

Thậm chí, trong từng loài cũng có thể có những dòng khác nhau. Về màu sắc, bên cạnh màu chủ đạo nằm ngoài viền vảy, màu ở trung tâm vảy gọi là màu nền. Ở mỗi loài lại phân ra nền xanh dương “blue-based”, nền xanh lá “green-based”, nền vàng “gold-based”, nền tím “purple-based”… Màu nền lan rộng trên mặt vảy làm màu viền hẹp lại là loại vảy bản mỏng “thin frame”, bằng ngược lại màu nền co cụm ở tâm vảy là loại vảy bản dày “thick frame”. Về hình dáng, có dạng đuôi hình thoi “diamond shape” và dạng đuôi hình quạt “fan shape”, có dạng đầu hình muỗng “spoon head” và dạng đầu hình viên đạn “bullet head”, có dạng thân rộng và ngắn, có dạng thân dài và mảnh mai… Việc lai chéo (cross breed) các dòng cá rồng hoang dã ở một loài diễn ra khá phổ biến trong các trang trại cá cảnh ở Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia. Do đó, các nghiên cứu khoa học về cá rồng châu Á gặp rất nhiều khó khăn vì phải dựa vào các cá thể hoang dã vốn còn sót lại rất ít.

Tổng quan về cá rồng

tổng quan cá rồng

Họ cá rồng có các tên gọi dân gian: Arowana, Dragon fish, Malayan Bonytongue, Nirwana.

cá rồng có tên gọi là Arowana xuất phát từ hai tên gọi của chúng ở Indonesia là “Arwana” hay “Nirwana” có nghĩa là lý tưởng, hoàn hảo.

Tổng quan về cá rồng
Cá rồng đẹp

Đây là một loài cá thuộc họ cá xương nước ngọt với tên khoa học Osteoglossidae, đôi khi còn gọi là “cá lưỡi xương” (cốt thiệt ngư). Trong họ cá này, đầu của chúng nhiều xương và thân thuôn dài được che phủ bằng các vảy lớn và nặng, với kiểu khảm ống. Cá có thân thon dài và dẹt bên, có một đôi râu mõm dài, vẩy to lấp lánh, vây ngực dài, vây lưng và vây hậu môn nằm về phía sau, cá có thể đạt tới chiều dài từ 60cm đến 90cm trường hợp ngoại lệ lên đến 120cm và nặng đến 7,2 kg. Đây là loài cá hung dữ và có tuổi thọ cao nhất trong các loài cá được nuôi làm cảnh. Thực tế đã chứng minh tuổi thọ của loài cá này có thể lên đến 50 năm. Cá có các vây lưng và vây hậu môn có các tia vây mềm và dài, trong khi vây ức và vây bụng lại nhỏ. Tên gọi ‘cá lưỡi xương’ (Bonytongue) có nguồn gốc từ xương dạng răng trên phần sàn của miệng (lưỡi), được trang bị cùng các răng và ngoạm vào các răng ở phần trên trần của miệng. Cá có thể thu được ôxy từ không khí bằng cách hít nó vào trong bong bóng được bao bọc bằng các mao mạch tương tự như phổi. Cá Hải tượng (Arapaima gigas) là “cá thở không khí cưỡng bách”.

Đối với người Trung Hoa và các nền văn hóa Châu Á, đặc biệt là một số nước như Nhật, Đài Loan, Hongkong… hay vùng Đông Á có ảnh hưởng nặng nề của văn hoá Trung Hoa thì con rồng là biểu tượng của sự quyền quý, may mắn và thịnh vượng. Trong mắt của người Trung Hoa, cá rồng với thân hình dài, dáng bơi luôn khoan thai, điềm đạm là biểu hiện cho một phong thái quân tử và sự uy nghi của rồng, đặc biệt cá rồng có bộ vảy lớn với màu sắc vàng, bạc, đỏ… long lánh được liên tưởng đến vảy rồng, râu cá rồng cũng được liên tưởng đến râu của con rồng huyền thoại. Sự tiến hoá hang trăm triệu năm cùng tuổi thọ cao của loài cá này cũng được cho là biểu hiện của sự trường tồn. Chính vì vậy người Trung Hoa nói riêng và người Châu Á nói chung luôn muốn nuôi trong nhà cá rồng với hi vọng tránh được những điều đen đủi, những vận hạn và mang lại sự may mắn, giàu sang và thịnh vượng. Thường thì những con cá rồng màu đỏ được cho là tránh điềm xui và mang lại may mắn trong công việc còn những con cá rồng màu vàng, màu trắng thì được cho sẽ đem lại tài lộc và sự thăng tiến trong công việc kinh doanh. Với các lý do trên cá rồng thường được sử dụng trong phong thuỷ như là một giải pháp mang tính thủ thuật rất hữu hiệu để cải biến môi trường sống và làm việc với mục đích mang lại may mắn và sự phồn vinh cho gia chủ. Trong dân gian đã truyền tụng nhiều câu truyện liên quan đến sự may mắn và giàu sang do cá rồng đem lại cho chủ.

Phân loại và địa động vật học cá rồng

Họ cá rồng là họ cá nguyên thủy (cơ sở) có từ kỷ Hạ đệ tam (khoảng hơn 200 triệu năm trước) và được đặt trong bộ cá vây tia có tên khoa học Osteoglossiformes. Hiện tại còn 10 loài còn sinh tồn đã được miêu tả:

  • 3 từ Nam Mỹ
  • 1 từ châu Phi
  • 4 từ châu Á
  • 2 từ Australia

Họ Osteoglossidae là họ cá nước ngọt duy nhất được tìm thấy ở cả hai bên của đường Wallace (ranh giới thời gian bắt đầu thời đại khủng long). Điều này có thể giải thích bằng thực tế là cá rồng châu Á (S. formosus) đã phân nhánh ra khỏi hai loài ở Australia từ chi Scleropages là S. Jardinii và S. Leichardti vào khoảng 140 triệu năm trước, chứng tỏ một điều rằng các dạng cá rồng châu Á đã được lan truyền tới châu Á theo đường qua tiểu lục địa Ấn Độ.

Qua quá trình nghiên cứu khảo cổ học trên thế giới từ trước đến nay đã chứng minh có ít nhất là 5 loài cá cổ, chỉ được biết đến từ các hóa thạch, cũng được phân loại vào họ Osteoglossidae; chúng có niên đại vào khoảng cuối kỷ Phấn Trắng. Các hóa thạch khác có niên đại xa hơn tới cuối kỷ Jura hay đầu kỷ Phấn Trắng nói chung được coi là thuộc về siêu bộ cá rồng (Osteoglossomorpha ). Các hóa thạch của cá dạng cá rồng được tìm thấy trên mọi châu lục, ngoại trừ châu Nam Cực.

Các loài cá rồng

Họ cá rồng chứa hai phân họ là Heterotidinae (2 loài) và Osteoglossinae (8 loài) đã biết.

  • Phân họ Heterotidinae
    • Chi Arapaima
      • Arapaima gigas : Cá hải tượng. Nguồn gốc Nam Mỹ
    • Chi Heterotis
      • Heterotis niloticus : cá rồng châu Phi, khổng tượng châu Phi, rồng đen châu Phi. Nguồn gốc châu Phi
  • Phân họ Osteoglossinae
    • Chi Osteoglossum
      • Osteoglossum bicirrhosum : Cá ngân long. Nguồn gốc Nam Mỹ
      • Osteoglossum ferreirai : Cá hắc long. Nguồn gốc Nam Mỹ.
    • Chi Scleropages
      • Scleropages aureus : Kim long hồng vĩ. Nguồn gốc châu Á
      • Scleropages formosus : Cá thanh long ( cá mơn ). Nguồn gốc châu Á
      • Scleropages jardinii : Cá trân châu long, kim long Úc, châu long Úc rằn. Nguồn gốc Australia
      • Scleropages legendrei : Cá huyết long, cá rồng đỏ. Nguồn gốc châu Á.
      • Scleropages leichardti : Cá hồng điểm long, châu long Úc đốm sao. Nguồn gốc Australia
      • Scleropages macrocephalus : Cá thanh long Borneo, kim long Indonesia. Nguồn gốc châu Á.

Theo cách phân loại của giới sinh vật cảnh thì cá rồng được phân loại theo biên giới địa lý bao gồm các loại sau:

  • cá rồng Châu Á
  • cá rồng Châu Úc
  • cá rồng Châu Mỹ
  • cá rồng Châu Phi.

Nghiên cứu di truyền học gần đây chỉ ra rằng nhánh dẫn tới cá hải tượng và cá rồng châu Phi đã phân nhánh vào khoảng 220 Ma (Tức cách đây khoảng 220 triệu năm) trong kỷ Hậu Trias, nhánh dẫn tới ngân long và hắc long của Nam Mỹ đã rẽ nhánh khoảng 170 Ma (khoảng 170 triệu năm), trong Trung Trias. Nhánh dẫn tới các loài cá rồng Australia phân nhánh ra khỏi nhánh dẫn tới các loài cá rồng châu Á vào khoảng 140 Ma (khoảng 140 triệu năm), trong kỷ Tiền phấn trắng.

Thức ăn cho cá Rồng

Thức ăn là yếu tố chính ảnh hưởng toàn bộ trên sự phát triển của cá. Sự đa dạng thức ăn chúng ta dùng cho cá hàng ngày sẽ làm sức khoẻ cá được ổn định, hệ thống miễn dịch mạnh mẽ sẽ chống lại bệnh tật và làm tăng màu sắc ở cá.

cá rồng là loài dễ tính có thể ăn rất nhiều loại thức ăn khác nhau, nhưng chúng rất dễ bị nghiện thức ăn là côn trùng. Nhưng cho dù thức ăn bạn dùng là gì đi chăng nũa thì nhất định bạn phải cách ly các mồi sống một thời gian ít nhất 1 tuần trước khi cho cá ăn và chỉ lựa những con mồi còn khỏe mạnh.

Nhái hay ếch

bao gồm rất nhiều chất đạm và là thức ăn tuyệt vời cho sự tăng trọng và tăng kích thước của cá rồng. Ếch và nhái được sử dụng tại các trại nuôi cá rồng khắp nơi trên thế giới cho cá bố mẹ nhanh chóng hồi phục và tăng sản lượng sinh sản. Ngoài ra ếch nhái cũng luôn có sẵn ở mọi nơi.

Tép

Chỉ nên cho cá rồng lớn ăn tôm vì các vẩy và nhưng gai tôm rất nhọn có thể làm hỏng bao tử cá con gây ra rất nhiều loại bệnh khó chữa. Nếu bạn vẫn muốn dùng loại thức ăn này cho cá nhỏ. Thì có thể lột vỏ và cắt các chân cũng như đầu nhọn của tôm, có thể băm thành từng mẩu nhỏ cho cá con dễ ăn.

Tôm - thức ăn cá rồng
Tôm là thức ăn cá rồng khá phổ biến

Tôm

Rất nhiều và dễ dàng mua ở bất kỳ siêu thị nào, bạn có thể mua tươi hoặc đông lạnh, nhưng cần kiểm tra chỉ chọn loại còn tươi. Loại thức ăn này rất nhiều Antaxanthin và Carotene rất cần thiết cho cá rồng, Đặc biệt Huyết Long sẽ mau chóng phát huy màu sắc. Vỏ tôm rất tốt để bổ xung thêm calci cho cá, và với loại thức ăn này, chúng ta cũng chỉ nên cho cá rồng lớn. Một số cá rồng cần huấn luyện để sử dụng loại thức ăn này. Nhưng đây là loại thức ăn rất tốt cho cá rồng.

Côn Trùng

Đây là loại thức ăn được cá rồng ưa chuộng. Một khi ăn là chúng không muốn thay đổi khẩu vị nữa, vì lẽ đó chúng ta chỉ nên cho ăn dặm thêm mà thôi. Đừng cho ăn cùng với các thức ăn khác cùng lúc, cá rồng sẽ bỏ lại thức ăn khác làm hư nước. Khi cho ăn côn trìng cũng đừng cho ăn luôn cả đầu hoặc chân côn trùng, các thứ này cứng quá sẽ rất có hại cho cá, chẳng hạn như cá bị lồi hậu môn. Nếu gặp phải bệnh này thì sẽ rất lâu cá mới khỏi, hoặc thức ăn có quá nhiều chất béo cũng gây ra hiện tượng này. Các loại sâu gạo hoặc sâu superworm trước khi cho cá rồng ăn nên cho chúng ăn Carrot hoặc bột tảo Spirulina trước để chuyển hoá lượng chất bổ này vào cá rồng.

thằn lằn
Thằn lằn – Thạch sùng

Thằn lằn đất hoặc chuột con

Thằn lằn đất thì dễ mua tại các chợ bán chim, hoặc loại thằn lằn trên tường, cẩn thận những chú thằn lằn ăn nhầm bả thuốc… đối với chuột con có thể đặt mua tại các nhà hàng, là nguồn dinh dưỡng bổ nhất cho cá rồng lớn.

Hỗn hợp tim bò

Xay nhuyễn hỗn hợp trên rồi đổ vào một cái khay làm bánh (độ dày dưới 1 cm). Đặt khay này vào tủ lạnh khi mẹ bạn vắng nhà (nhớ bao lại để tránh tỏa mùi) và khi thức ăn đã đông cứng thì cắt nó ra thành những mảnh lớn. Những mảnh này được trữ đông để lấy ra sử dụng dần. Khi cho cá ăn, cắt mảnh lớn thành nhiều mảnh nhỏ vừa với miệng cá. Tất cả các loài cá đều thích ăn tim bò, kể cả cá đĩa.

Loại thức ăn này nổi trên mặt nước nên thích hợp cho cá rồng. Nếu cá phun thức ăn ra thì có lẽ miếng thức ăn hơi lớn, bạn nên cho cá ăn miếng nhỏ trước, khi quen rồi nó sẽ chấp nhận miếng lớn hssơn. Phần vụn thức ăn rơi vãi cần được hút ra ngay lập tức.