Cá la hán sinh sản

cá la hán bột

Cá la hán rất khó đẻ trong môi trường bể kính, muốn lai tạo cần phân biệt đực cái. Sau 1 năm tuổi cá có thể sinh sản. Cá mái có con tháng xả trứng 3 lần, có con 2,3 tháng mới xả. Tùy vào chế độ dinh dương và thể trạng cá

Phân biệt cá la hán đực, mái

Cá đực: Gù to, người thon, dẹp, nên chọn cá to để tránh bị cá mái đánh

Cá mái: Người nhỏ, không có gù, nhiều châu, hậu môn nhú ra ngoài nhiều,

Ghép cặp

Khi bộ phận sinh dục của cá mái nhú ra là cá sắp đẻ, lúc này bắt đầu ghép đôi. cho cá vào bể ngăn đôi bằng vách kích, khi nào 2 con chịu quấn sát nhau qua vách kích thì cho cá vào 1 bể.

Cá đực và cá mái sẽ bắt đầu giao phối và đẻ trứng

Cá la hán con 1 tháng tuổi

Cách nuôi cá la hán con

Sau khi cá đẻ có thể tách cá bố mẹ ra, sau 3 ngày trứng sẽ nở thành cá bôt. Sau tầm 4 ngày cá con bắt đầu tìm kiếm thức ăn.

Trong giai đoạn cá la hán con mới nở cần tắt lọc, để sủi nhẹ. Có thể cho cá ăn bobo, artemia hoặc trùn chỉ. Ngày 3 bữa, chia nhỏ bữa tránh hỏng nước

cá la hán bột
Cá la hán bột

Lưu ý, không cho cá ăn quá nhiều nếu không nước sẽ ô nhiễm, gây bệnh chết cá con.

Xem thêm: Cách chăm sóc cá la hán con

Cách nuôi cá la hán và kinh nghiệm bí truyền

cách nuôi cá la hán bí truyền

Bể nuôi cá

  • Yêu cầu bể cá la hán rộng có kích thước dài tối thiểu 70cm
  • Chỉ nên nuôi 1 mình
  • Trang trí: Không nên để phụ kiện như đá, lũa, cây, cá cần không gian rộng để bơi
  • Đèn: Ánh sáng vừa đủ, không cần quá mạnh, tùy từng loại cá sẽ có chế độ màu đèn khác nhau để cá hấp thụ lên màu
  • Lọc: Phải có lọc, tốt nhất là lọc tràn trên, thức ăn của la hán rất giàu protein nên cần chạy lọc 24/24
  • Sủi: Nên có sủi để nước giàu oxy, giúp cá khỏe mạnh, lên màu tốt hơn
  • Nhiệt độ: Từ 25-31 độ, mùa đông nên cắm sưởi để tránh các bệnh của la hán
  • Môi trường nước: Độ pH từ 7,5-8,0, sần sục hết clo trước khi cho nước vào bể
  • Thay nước: 1 tuần 1 lần, chỉ nên thay < 50% lượng nước, tránh cá sốc nước

Xem thêm: Chọn bể la hán theo chiều dài cá

bể cá la hán
Bể cá la hán

Cá la hán nuôi chung với cá nào?

Cá la hán thuộc dòng cá dữ, có tập tính bảo vệ lãnh thổ chỉ nên nuôi với cá dọn bể. Không nên nuôi chung với các loại cá dữ khác như cá rồng, cá hổ….

Thức ăn cá la hán

Cá la hán ăn gì để đẹp nhất là câu hỏi của rất nhiều anh em chơi cá. Với nguồn gốc là cá rô phi lên chúng rất phàm ăn, từ thức ăn tươi, động lạnh hay thức ăn khô. Các loại thức ăn giúp lên gù nhiều nhất thường giàu protein

Cá nhỏ, tôm tép, châu chấu, dế, sâu

Đây là nguồn thức ăn tươi sống mà cá La Hán rất thích và tốt nhất, bạn nên chọn những loại nhỏ vừa miệng như cá chép con, cá trâm, tép,..có kích thước nhỏ để cá dễ ăn và tiện lợi cho việc vệ sinh nước, vệ sinh bể cá.

Thịt bò, gan lợn, thức ăn đông lạnh

Đây chủ yếu là các loại thức ăn tự chế biến cho cá. Thịt bò, gan lợn cắt nhỏ hay xay nhuyễn. Tuy nhiên loại thức ăn này nên cho ăn ít, tránh bẩn nước, sình bụng cá

Thức ăn hạt, viên tổng hợp

Đây là các loại thức ăn bán sẵn tại các cửa hàng cá cảnh. Ưu điểm là tiện lợi nhanh chóng, tuy nhiên sẽ không đảm bảo dinh dưỡng.

Trùn chỉn, bo bo

Đây là các loại thức ăn rất nhỏ, giàu dinh dưỡng chỉ phù hợp với cá la hán con

Kinh nghiệm bí truyền về cách nuôi

Lên màu:

  • Một sai lầm của người chơi cá la hán là ép cá lên màu mình thích. Tùy vào bản thân loại cá để kích màu tốt nhất. Với mỗi dòng cá hãy tìm hiểu nó mạnh màu gì để đánh đèn phù hợp. Và cá lên màu tốt hơn khi có thêm ánh sáng mặt trời
  • Nên chọn thức ăn giàu dinh dưỡng và thức ăn bổ trợ cho màu sắc đó, có thể kết hợp thêm các chất bổ trợ như Astaxanthin ( đỏ cam), Xanthophyll ( vàng)
  • Kè với cá mái

Chi tiết bài viết: Lên màu cho la hán

Lên gù

  • Với cá nhỏ đang ươm nên chọn bể cao, ngắn để hạn chế chiều dài cá, cá bơi lên xuống, người ngắn sẽ phát triển đầu hơn
  • Soi gương: trong bể có thể để 1 tấm gương để cá nhìn thấy, sẽ kích thích gù hơn
  • Sử dụng thức ăn kích gù
  • Dùng thuốc: Trên thị trường có 1 số loài thuốc kích gù, tất nhiên đã dùng thuốc thì cá sẽ không tốt
  • Bơm gù: Cách này tỷ lệ tử vong rất cao

Xem chi tiết tại bài : Lên gù cho cá la hán

bơm gù cho la hán
1 sự cố đáng tiếc từ bơm gù

Kết luận: Hãy yêu con cá của mình, và hãy chăm nó tốt nhất, đừng vì cố tăng 1 cái gì đó là hại đến cá yêu của mình.

Cá La Hán: Phân loại, nguồn gốc và cách nuôi

Một trong những loài cá cảnh được biết đến nhiều nhất trên thị trường hiện nay đó chính là cá La Hán. Từ năm 2008 trở lại đây, thì cá La Hán chính là một trong những loài cá cảnh được yêu thích nhất.

Đặc điểm, hình ảnh

Cá La Hán tiếng Anh là Flower Horn, đây là một trong những loài cá cảnh nhiệt đới đẹp, có những đặc điểm hình thái bắt mắt, dễ nhận biết:

  • Hình dáng: Cá La Hán thường có hình dáng hình oval, phần mình hơi dày, nổi bật với đầu ( gù) tròn, to
  • 2 Bên người có 1 dọc đen nên nhiều người nhìn tưởng cá la hán có chữ
  • Màu sắc: Loài cá này thường có màu đỏ, đặc biệt là từ phần má cho đến vùng bụng, phần nền của chúng có thêm màu nền gần như màu đỏ rực.
cá la hán
Hình ảnh cá la hán có chữ
  • Đây là loài thích sống 1 mình, không thích bị cá khác xâm chiếm lãnh thổ. Tuy nhiên vẫn có 1 số loài cá khác có thể sinh sống cùng.

Cá La Hán trưởng thành có kích thước từ 20 cm đến 30 cm tùy loài. Loài cá này rất hiếu động, bơi lội nhiều chính vì vậy nó thường được nuôi ở các hồ trơn để tránh không làm hỏng các cây thủy sinh

Video cá la hán

Phân loại các dòng cá la hán

Qua quá trính lai tạo giống, được biết đến với hơn 60 loài, tuy nhiên nói về những loài cá cảnh được ưa chuộng nhất thì có 1 số loại:

Cá la hán thái đỏ ( Rồng đỏ RD)

Đây là loại cá bán phổ biến nhất trên thị trường, với tông màu đỏ làm chủ đạo, do được lai tạo nhiều nên Châu, màu đỏ, vảy có thể có chút khác nhau

thái đỏ
Hình ảnh cá la hán thái đỏ

Cá la hán King Kamfa

Đây là dòng cá được lai tạo từ những năm 2000, với đặc điểm thân có bản rộng, vây bao, không có dị tật, nhưng khuyết điểm là màu yếu.

Đa phần cá thể đực kamfa là vô sinh, với cá mắt đỏ tỉ lệ vô sinh ít hơn tầm 50%, còn mắt trắng lên tới 90%.

King Kamfa
King Kamfa

Bài chi tiết về La Hán King Kamfa

La hán Trân châu ( Châu la hán)

Cái tên cá đã thể hiện lên ý đồ lai tạo ra loại cá này, với mong muốn cải thiện Châu và màu sắc cá.

  • Có 2 loại màu chủ yếu là chủ đạo nền xanh và nền đỏ.
  • Phân ra 2 loại châu là châu hột và châu sợi, những con mà châu lan lên tới đầu gọi là châu “quấn đầu”
La hán Trân Châu

Cá la hán đen

Đặc điểm: Màu đen chủ đạo, tên gọi thông qua màu sắc của cá

Cá la hán đen

Cá la hán rồng xanh ( BD)

Đây là dòng cá có thêm màu xanh trên thân, cá biệt có những chú cá full xanh rất đẹp

la hán rồng xanh
Đây là loài oại la hán có màu xanh nổi bật hơn

Cá la hán khỉ đỏ

Là các thế hệ cá đỏ thuần tuý, chúng khai thác gen lột một cách triệt để

Super Red
Khỉ đỏ

Xem chi tiết tại cá la hán khỉ đỏ :

Cá la hán Bonsai

Đặc điểm: Thân hình ngắn cũn cỡn, dị tật, gù bé

cá la hán bonsai
cá la hán bonsai

Xem bài viết chi tiết la hán bonsai : Tại đây

Cá la hán kim cương

Đặc điểm với màu hồng nhạt, kem, mặt vàng, hoa văn không rõ ràng chính là dòng cá la hán kim cương

cá la hán kim cương
Đặc điểm mặt vàng, thân có màu hồng nhạt

Cá la hán hoàng kim

Hoàng Kim hay cá la hán màu vàng ( golden based) là những con La Hán lột toàn thân, thường có thân màu vàng và bụng đỏ , chữ bay và nhạt dần

la hán hoàng kim

Cá la hán Kim Mã Lưu ( Kamalau)

Đặc điểm: Màu đỏ ở kamalau đậm hơn trân châu la hán, giống như màu máu và không bị phai, môi cá mỏng, hàm dưới nghếch lên

phân biệt kamalau
kamalau
Kim Mã Lưu

Cá la hán Phượng Hoàng Lửa

Đặc điểm Cá la hán Phượng Hoàng Lửa ( RED PHOENIX) : Mùa sắc đỏ rực, không phập phù như cá la hán khỉ đỏ. Thông tin về loại cá này rất ít vì khó lai tạo.

Nhiều người cho rằng đây chính là lài Kamffa đỏ toàn thân.

CÁ LA HÁN PHƯỢNG HOÀNG LỬA

Một số loại cá la hán khác

Còn khá nhiều loại cá la hán khác như: Bạch ngọc ( bạch tạng) Phượng hoàng lửa, red texas, trân châu, Hoàng kim..

Tuổi thọ cá la hán

Cá La Hán có tuổi thọ khá cao, chúng có thể sống đến hơn 10 năm và sức sống của chúng khá tốt , dễ nuôi, gần người.

Nguồn gốc

Cá La Hán là một loài được biết đến do những phương pháp lai tạo giống với rất nhiều những nỗ lực và tâm huyết. Có rất nhiều nhận định cho rằng cá La Hán được lai tạo từ hai loài đó chính là từ cá Hồng Két (Red Parrot) và cá rô phi họng đỏ mà ra.

Tuy nhiên sự thật thì chúng được lai tạo từ nhiều giống. Chúng có những đặc tính tương tự như cá rô phi và được rất nhiều người trên các nước khác nhau biết đến

Cách chọn cá la hán đẹp

Cá lớn

Khi cá đã phát triển đầy đủ thì cần chú ý các yếu tố về hình dáng, đầu, màu sắc, châu châu, vân….

Xem chi tiết tại: 7 tiêu chí chọn cá la hán đẹp

Cách chọn cá la hán bột

Cá la hán nhỏ sẽ rất khó chọn, chủ yếu đến từ nguồn gốc của cá bố mẹ. Với 1 cặp cá bố mẹ đẹp thì tỉ lệ cá con sẽ đẹp. Các tiêu chí chính khi chọn cá

  • Chọn cá con từ các trại uy tín, có nguồn gốc cá rõ ràng
  • Cá con có màu rõ ràng, gù nhú cao nhất có thể
  • Chọn con to nhất, thường là khỏe nhất
  • Cá nuôi nhốt từ bé gù sẽ to hơn cá nuôi ngoài tự nhiên
  • Không ham rẻ khi mua, vì cá rẻ thường là loại thải loại
  • Chọn cá lành lặn, không khuyết tất, ko hỏng vảy, rách vây
la hán con
Chọn cá la hán con khá khó

Cách nuôi cá la hán

  • Yêu cầu bể cá la hán rộng có kích thước dài tối thiểu 70cm
  • Nhiệt độ: Từ 25-31 độ, mùa đông nên cắm sưởi để tránh các bệnh của la hán
  • Môi trường nước: Độ pH từ 7,5-8,0, sần sục hết clo trước khi cho nước vào bể
  • Thay nước: 1 tuần 1 lần, chỉ nên thay < 50% lượng nước, tránh cá sốc nước
  • Thức ăn: Tôm cá bé. thức ăn hạt tổng hợp…
  • Ngày cho cá ăn 1-2 lần

Chi tiết tại: Cách nuôi cá la hán và kinh nghiệm bí truyền

Mua cá La Hán ở đâu?

Để mua cá la hán đẹp thì nên đến các cửa hàng cá cảnh lớn, chuyên bán các dòng cá lớn. Địa chỉ bán cá la hán chủ yếu tập chung tại Hà Nội và TP.HCM

Địa chỉ bán cá La Hán tại Hà Nội: Dọc đường Hoàng Hoa Thám + Làng Yên phụ

Địa chỉ bán cá La Hán Sài Gòn: Dọc Đường Phan Đăng Lưu, Lưu Xuân Tín…

Cách lên gù (đầu) cho cá la hán

Người chơi phải mất ăn mất ngủ chỉ để “nghiên cứu” làm sao để chú cá nổi gù, nhưng cá la hán vẫn không có gù. Chúng tôi xin chia sẽ những kinh nghiệm bỏ túi từ những nghệ nhân, những bậc thầy chơi cá la hán.

Lên gù cho cá la hán
Cá la hán lên gù to, đẹp

Lên gù tự nhiên bằng thức ăn tươi sống hoặc thức ăn viên

Tương tự như cách lên màu cho cá la hán. Tuy nhiên cần lưu ý, trong chiếc đầu gù của cá la hán có đến 80% là chất đạm, nên trong khẩu phần ăn của cá cần bổ sung nhiều đạm để cá mau lên gù. Thức ăn nhiều đạm thường là trùng huyết đông lạnh, tôm, tép, thịt bò…Với những loại này nên cho ăn đúng liều lượng và điều độ. Ngoài ra nên bổ sung thêm thức ăn viên để lên gù. Hiện nay trên thị trường có bán nhiều loại thức ăn khô đóng hộp như ( JBL.NoVo.ToP.XO) bạn dễ tìm mua tại các cửa hàng cá kiểng.

Lên gù cá la hán bằng cách thả cái mái vào

Cách cho kè này tương tự như cách cho kè lên màu. Lưu ý trong thời gian cho kè, đầu cá trống sẽ xẹp xuống nhưng sau khi vớt cá mái ra đầu sẽ lên rất nhanh.

Kính kè cá la hán – Soi gương

Ngoài cách cho kè với cá mái, có thể cho kè với chính nó bằng cách đặt gương trên vách hồ. Chú cá sẽ sung mãn hơn, kích thích các hormon và dễ lên đầu.

Nên cho cá la hán kè gương tầm 1 tiếng đến 2 tiếng trên 1 ngày, lúc này cá sẽ sung và ko bị nhàm chán.

Một kinh nghiệm nhỏ chúng tôi muốn chia sẽ với người chơi cá: Nên mua cá đã trưởng thành vì tỉ lệ lên màu, lên đầu cao hơn việc nuôi từ cá con lên/

Kính kè la hán
Kính kè cá la hán
Review kính kè la hán và cách kè cá

Kính kè la hán rất hiệu quả trong việc lên gù cho cá la hán, cá nhìn thấy sẽ tăng gù nhanh chóng, loại kính này bán khá nhiều ở các cửa hàng bán cá la hán, giá dao động từ 40-70.000đ
Ngoài ra cá la hán không có gù có thể do gen cá không được tốt, trường hợp này thì rất khó để kích gù cho cá.

Xem thêm: Cách chọn cá la hán đẹp

Lên màu cho cá la hán

Người sở hữu chú cá la hán luôn mong muốn chú cá của mình có màu sắc thật đẹp và quan trọng hơn hết là cái đầu gù thật to. Thế nhưng để chú cá của mình đạt được tiêu chuẩn “2 trong 1” thật không dễ. Chúng tôi xin chia sẽ những kinh nghiệm bỏ túi từ những nghệ nhân, những bậc thầy chơi cá la hán. 

Hiện có rất nhiều loại thức ăn lên màu cho cá. Chúng ta vẫn có thể mua về cho cá dùng, thế nhưng trước “một rừng” thức ăn, nhiều người e ngại không biết chọn loại nào tốt nhất, và với xu hướng “thích màu tự nhiên vì vĩnh cữu” người chơi cá đang tự học cách lên màu cá theo hướng tự nhiên. Để cá có màu tự nhiên bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm sau

cách lên màu cho cá la hán
Cách lên màu cho cá la hán

Lên màu tự nhiên với thức ăn tươi sống (tép, trùng vĩ, cá con)

Tùy theo độ tuổi của cá, với cá bột (cá con) sau khi nở hai ngày nên cho ăn trứng Artemia. Trứng Artemia có chất lượng tốt, bảo đảm dinh dưỡng cho cá con. Cho ăn trứng là cách ngăn ngừ các ký sinh trùng – mối đe dọa thường xuyên của cá con. Trước khi cho ăn cần ấp cho trứng nở. Cách cho ấp trứng đã được hướng dẫn sau hộp Artemia. Khi một tuần tuổi, cho cá ăn trùng vĩ đông lạnh, được bán tại các cửa hàng chuyên bán cá kiểng. Giá cả trùng vĩ cũng khá mềm, tiết kiệm lại rất sạch và đảm bảo dinh dưỡng.

Khi cá 1,5 tháng cho cá ăn thức ăn tươi sống như tép, cá con. Tuy nhiên với tép nên tỉa bớt râu để tránh làm rách miệng cá khi cá ăn. Khi cho ăn không nên cho cá ăn quá nhiều vì cá có thể bị sình bụng.

Lên màu cho cá trưởng thành

Với cá đã trưởng thành, ta có thể lên màu bằng cách: Chu kì 1 tháng nên thả cá mái vào kè với cá trống, có thể kè bằng cách ngăn kiếng cho trống mái mỗi con 1 ngăn, kè trong vòng 1-2 ngày. Sau đó vớt ra hoặc có thể kè bằng cách trực tiếp thả cá mái vào chung cá trống. Tuy nhiêm với cách kè này chỉ có thể thả cá mái trong vòng 1-2 giờ rồi vớt ra. Với chú cá trống sau khi được gặp gỡ cá mái sẽ tăng kích thích tố trong cơ thể, giúp màu sắc cá đẹp hơn.

Khi chọn cá nên chọn cá bố mẹ khỏe, đẹp, màu sắc sáng, không bệnh, trong thời kì sinh sản sung mãn. Sung mãn nhất là thời gian giao mùa từ mùa nắng chuyển sang mùa mưa hoặc ngược lại.

Xem thêm: Cách lên gù cho cá la hán

Chọn bể nuôi cá La Hán theo chiều dài cá

chọn bể la hán

Cá la hán là một loài cá dễ nuôi và khỏe mạnh, ít bệnh tật, cũng như các loài cá xuất phát từ nam Mỹ, cá la hán khá “cá tính”, mạnh mẽ và có phần hung hăng nên khó có thể nuôi chung với các loài cá “hiền từ” khác. Chính vì vậy, bạn cần phân biệt cá la hán lớn, nhỏ nuôi riêng, giai đoạn nào của cá thì chọn kích thước bể bao nhiêu để cá khoẻ mạnh, mau lớn, có thể phát huy tất cả các đặc trưng của cá la hán.

chọn bể cá la hán
Cần chọn kích cỡ bể ha hán phù hợp

Cá từ 3 – 5 cm

Với chiều dài cá la hán như trên nên chọn bể có kích cỡ giao động từ 45 – 60 cm là tốt nhất. Cụ thể: bể 45 cm nên nuôi khoảng 10 con cỡ 4 – 5 cm; bể 65 cm nên nuôi khoảng 10 – 15 con nếu hàng ngày thay nước đều và cho ăn thức ăn sống có thể nuôi đến 30 con cũng không có vấn đề gì. Bể nuôi không cần phải trải cát ở đáy, chỉ cần có bộ tăng nhiệt (hay cấp nhiệt) có kèm bộ phận tự động điều chỉnh nhiệt độ và 2 bộ máy lọc nước.

Cá từ 7 – 11 cm

Dùng bể nuôi 75 x 45 x 45 cm hoặc 90 x 45 x 45 cm. Cũng dùng 2 bộ lọc nước như trên. Nên dùng bể 75 cm có thể nuôi 5 con kích thước từ 6 – 11 cm, hoặc 20 con kích thước 7 – 8 cm. Do không có đáy cát, có khi La Hán bị dị ứng với ánh sáng phản chiếu trên kính, có thể phủ một lớp nilông hay tấm PVC màu xám.

Với bể 75 cm (nếu chỉ dùng hệ thống lọc đặt bên trên) mỗi ngày thay nước 1 lần từ 50 – 70%. Nếu dùng hệ thống lọc nói trên kết hợp hệ thống lọc đặt trong bể cùng làm việc, 3 ngày thay 1 lần và thay 50%. Các bộ lọc trên đây đều dùng len hoặc sợi tổng hợp làm vật liệu lọc. Thức ăn và cách cho ăn đã được chú ý để không làm hỏng nước.

Cá từ 11 cm trở lên

Khi cá lớn được từ 11 cm trở lên, tất nhiên ta chọn bể có kích cỡ lớn. Nên dùng bể 90 cm có thể nuôi từ 5 đến 15 con, ngày cho ăn 1 lần là được, Tuy nhiên cần nuôi thật khéo, nếu không chúng sẽ đánh nhau . 2 ngày 1 lần thay nước khoảng 70 – 80%. . Cũng sử dụng 2 máy lọc nước nói trên với 1 máy lọc thả trong bể. Thay nước giảm còn 1 tuần 1 lần 70%. Đến đây đã có thể có con bắt đầu phát dục khi cho ăn cần chú ý xem chúng có ăn đủ không?

Cá từ 15cm trở lên

Với cá size to, trưởng thành thì nên nuôi riêng, mỗi con 1 bể, hoặc có vách ngăn, vì cá la hán có tập tính bảo vệ lãnh thổ, sẽ đánh nhau hoặc phát triển không tốt.

Thức ăn cho cá la hán không phải là vấn đề bởi chúng rất phàm ăn, nhưng sắm cho những chú cá cưng 1 bể nuôi thích hợp luôn khiến ta cân nhắc. Có nhiều tiêu chí để chọn bể cho cá la hán nhưng hiện nay cách thông dụng nhất cả người nuôi và chơi hay sử dụng đó chính là: chọn bể nuôi theo chiều dài cơ thể của cá la hán .


Bể cá la hán đẹp, cân đối so với kích cỡ của cá

Xem thêm: Cách nuôi cá la hán

7 tiêu chuẩn chọn cá La Hán đẹp

Gần đây, cá la hán được nuôi nhiều trong bể cá cảnh của nhiều gia đình. La Hán có nhiều loại khác nhau và giá trị của mỗi chú La Hán là do hình dáng, màu sắc của chúng quyết định. Vậy tiêu chuẩn của một chú cá la hán đẹp như thế nào? 

chọn cá la hán
Cách chọn cá la hán đẹp không khó


1. Hình dáng

Cá la hán đẹp phải có thân hình dày, hình oval. Bụng đầy đặn và không có nếp gấp.

2. Màu sắc

Màu lí tưởng của cá la hán là màu đỏ nổi bật từ má đến vùng bụng.

3. Châu

Châu cá la hán là những vảy màu lấp lánh tạo nên sức hấp dẫn kỳ lạ.

4. Vân

Là những đóm đen đậm, trải dài trên thân trông giống những hàng chữ Hán. Vân càng giống chữ Hán có nghĩa, càng rỏ nét thì càng có giá trị.

5. Đầu

Đầu gù càng lớn càng được ưa chuộng (nhưng đầu cần phải cân đối với hình dáng và kích cỡ của cá).

6. Mắt

Nằm ở vị trí hai bên đầu, mắt tròn và mi mắt lanh lợi.

7. Vây và đuôi

Ở vị trí thẳng đứng.

Ký sinh trùng bám trên cá La Hán

Phong trào chơi cá la hán trong thời gian gần đây rộ lên rất mạnh ở Việt Nam. Giới chơi cá cảnh thật sự đam mê với loài cá đầy cá tính và oai phong. Trong các kỹ thuật nuôi cá la hán ngoài những chọn bể, thức ăn, nguồn nước… thì bạn cũng dành thời gian chăm sóc chúng không mắc bệnh. Để những cá cưng của bạn thật sự khỏe mạnh, luôn giữ phong độ hùng dũng trong mọi tình huống.

cá bị nấm và ký sinh trùng
Cá bị nấm và ký sinh trùng


Sán lá đơn chủ

Sán lá đơn chủ sinh chủ yếu trên mang với tỷ lệ nhiễm 68/91 mẫu (chiếm 74/73%), cường độ nhiễm trung bình 52/27 sán/cung mang. Ngoài ra, còn tìm thấy sán lá ở nhớt thân và vây cá. Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm không đáng kể. Ở nhớt thân, tỷ lệ nhiễm sán lá là 12/91 mẫu (13,19%), cường độ nhiễm trung bình 0,39 sán/con. Ở vây, tỷ lệ nhiễm thấp hơn: 8/91 mẫu (7,79%), cường độ nhiễm trung bình thấp 0,11 sán/con cá. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng ở cá trên 2 tháng tuổi là 68,4% với cường độ nhiễm trên mang cao nhất ở mức cao nhất lên đến 305 sán/cung mang. Tỷ lệ nhiễm ở cá bột (<1 tháng tuổi) là 94 % và cường độ nhiễm cao nhất là 83 sán/cung mang. Silurodiscoides sp. thuộc nhóm đẻ trứng, thời gian phát triển từ trứng đến sán lá non là 2-3 ngày, thời gian phát triển từ sán lá non đến trưởng thành 4-5 ngày (Phan Thị Hồng Anh, 2005). Silurodiscoides sp ký sinh trên nhiều loại cá nước ngọt nuôi trong ao, bè ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Bệnh phát triển mạnh trong các ao nuôi mật độ dày, điều kiện môi trường không tốt. Nhiệt độ thích hợp cho sán lá đơn chủ phát triển khoảng 22-28 độ C. Bệnh bùng phát vào mùa mưa.

Hiện nay, các tài liệu về nghiên cứu bệnh ký sinh trùng vẫn chưa có giới hạn về mức độ nhiễm sán gây chết cá. Cá nhiễm sán với cường độ nhẹ thường được xem là vô hại. Bệnh do sán lá ký sinh trở nên nguy hiểm khi sán sinh sản quá nhiều: mang thường bị phá huỷ nặng, mất màu và sưng to quá mức không thể khép chặt nắp mang. Khi sán ký sinh sẽ gây lở loét các tổ chức mô, đồng thời cá tiết nhiều chất nhờn do bị kích thích quá mức làm cản trở sự hô hấp của cá.

Trùng bánh xe

Hiện diện trên nhớt thân, vây và mang nhưng không đáng kể. Trên nhớt thân, tỷ lệ nhiễm 24/91 mẫu (26,37%), cường độ nhiễm trung bình 0,92 trùng/thị trường. Ở vây, thấy có hiện diện của Trichodina sp. trên 18/91 mẫu (19,78%), cường độ nhiễm trung bình 1,01 trùng/thị trường. Ngoài ra, còn thấy ở mang 6/91 mẫu (6,59%) và cường độ nhiễm thấp 0,16 trùng/thị trường. Trùng bánh xe hiện diện hầu hết trên các loài cá nước ngọt, chủ yếu trên cá giống ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thường ký sinh ở trên da và mang cá. Khi tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm rất cao sẽ phát thành dịch bệnh. Theo tác giả Bùi Quang Tề thì với tỷ lệ nhiễm từ 90-100% và cường độ nhiễm 20/30 trùng/thị trường 10×10 là nguy hiểm. Tuy nhiên, ở trường hợp của các mẫu cá la hán khảo sát, cường độ nhiễm và tỷ lệ nhiễm không đáng kể, nên đây không phải là lý do làm cá bị bệnh.

Bên cạnh ngoại ký sinh sống, cá la hán còn có giống giun tròn Capilaria sp ký sinh trong ruột cá. Tỷ lệ và cường độ nhiễm không đáng kể, 9/91 mẫu (9,89%) với cường độ nhiễm trung bình 1,26 giun/con cá. Giun không gây chết, nhưng  sự ký sinh của giun tròn trong cơ thể cá sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cá.

Đó là 2 loại ký sinh trùng thường ký sinh trên cá la hán. Mặc dù cá la hán là loại cá có sức sống dẻo dai, cường tráng nhưng bạn cũng nên quan tâm đến khả năng nhiễm bệnh ở chúng. 2 loại ký sinh trùng này rất nguy hiểm, khả năng ẩn lấp giỏi không dễ nhận ra. Khi cá la hán bị ký sinh trùng bám riết trên cơ thể chỉ trong một thời gian ngắn là trở nên còi cọc, chậm phát triển; thậm chí làm cá chết.

Hy vọng với những tư liệu trên phần nào cung cấp, bổ sung kiến thức về các yếu tố xung quanh cá la hán. Các bạn nhận biết để có cách phát hiện phòng chống, chữa trị cho cá cưng của mình luôn khoẻ mạnh.

Red Mammon

Red Mammon là dòng Hồng Két King Kong chất lượng cao được lai tạo bởi trang trại HappyBreed ở Đài Loan (www.happybreed.com) với miệng không bị biến dạng và đặc biệt là có gù! Dù không phải là cá la hán nhưng vì cũng có gù nên xin liệt kê ra đây để mọi người tham khảo.

cá hồng két Red Mammon
Hồng Két King Kong

(King Kong là dạng Hồng Két mà khi trưởng thành dài đến 18 cm và trông gần giống với red devil nhưng miệng bị biến dạng hình chữ V và mõm chu).

Cá la hán bonsai

cá la hán bonsai

Cá la hán bonsai là loại cá la hán đột biến với thân hình ngắn cũn cỡn. Cá bonsai thường bị tật vẹo xương sống, chủ yếu là ở phần gốc đuôi và hiếm khi nào có gù to, đẹp như con cá dưới đây

Cá la hán bonsai
Cá la hán bonsai

Cá la hán Red Texas (RT), Super Red Texas (SRT)

Dòng cá kết hợp giữa gen lột/đầu to của red devil/midas với bộ châu của Texas để tạo ra cá đỏ với hoa văn màu trắng. Người ta còn tận dụng cả gen lột của Hồng Két nhưng hướng lai tạo này có lẽ không mấy ai duy trì bởi hai lẽ a/ Hồng Két khó lai tạo và b/ cá không lên đầu. Vì Texas có vô số dạng châu nên cá la hán Red Texas cũng có vô số dạng hoa văn từ đốm nhuyễn, đốm nhỏ, đốm vừa cho đến sợi trên nền đỏ/cam.

Red Texas
Red Texas

Bởi vì gen lột là gen lặn nên một số cá lai vẫn duy trì màu xanh như Texas, người ta gọi chúng là Green Texas để phân biệt với Red Texas (thực ra cá Texas vốn đã luôn có màu xanh rồi). Quá trình lột cũng là vấn đề đối với RT. 

Nhiều con KKF lột “nền vàng” trông rất giống và thường bị nhận lầm là RT. Thực ra cả hai đều được lai với Texas nhưng có hai điểm phân biệt:

  • KKF lột bản rộng trong khi RT bản hẹp, dáng thuôn và thường nhỏ con hơn.
  • Nền KKF không đồng nhất: đầu đỏ và thân vàng/cam (máu Synspilus) trong khi RT có nền cam đồng nhất (máu red devil).

Xem thêm: Các dòng cá la hán

Cá la hán khỉ đỏ – Red Shock (RS), Super Red (SR), Super Red Synspilus (SRS), Red Monkey (RM), Supreme

Super Red

Cá la hán khỉ đỏ (super red monkey) là các thế hệ cá đỏ thuần tuý, chúng khai thác gen lột một cách triệt để. Dòng cá la hán có xuất xứ từ một nhà lai tạo Thái Lan. Dù tên gọi là Super Red Synsphilus (SRS) nhưng cá “đỏ” thường dài đòn, bản hẹp (khác với kamfa cũng lai từ Synspilus nhưng có bản rộng), tỷ lệ lên đầu thấp và cực kỳ linh động. Vấn đề là cá “đỏ” thực ra không hề đỏ! Màu thực sự của chúng là màu hồng và chỉ đỏ rực khi ở trạng thái bị kích thích. Có lẽ chúng được lai từ pink fenestratus thì đúng hơn. Cá cái có màu tương đối ổn định hơn cá đực. Để duy trì màu đỏ thường trực, cá cần được cung cấp thức ăn có trộn chất nhuộm màu carophyll.

Red Shock

Super red monkey

Quá trình lột cũng là một vấn đề đối với dòng cá đỏ, nhiều con không lột triệt để mà vẫn còn một vài mảng đen ở đầu và các chóp vây khiến người chơi cá chờ đợi… mỏi mòn. Vì những lý do nêu trên, cá đỏ không được chuộng bằng các dòng La Hán khác.

Cá la hán khỉ đỏ giá bao nhiều?

Giá cá la hán khỉ đỏ khá cao tùy thuộc vào kích thước, và mức độ đẹp, cá bột size nhỏ từ 80.000đ, cá 2-3 ngón giá 800.000 đến 2 triệu đồng, cá 4-5 ngón lên tới 2-5 triệu đồng. Cá biệt có những chú Super Red Monkey lên tới 12 triệu đồng

Cá la hán khỉ đỏ 2 ngón giá 1,4 triệu đồng

Xem thêm: Cá la hán king kamfa