Cùng với cơn sốt tép cảnh trên diễn đàn, người viết muốn cùng các bạn hiểu sâu hơn về những sinh vật xinh đẹp, chăm chỉ và năng động này đang ngày càng được ưa chuộng trong giới thủy sinh toàn thế giới.
Sự xuất hiện chính thức của tép cảnh trong giới thủy sinh bắt đầu vào cuối thập kỷ 80, vẫn hạn chế con số người chơi trong phạm vi chơi, trao đổi riêng lẻ. Ít được để ý trong một thời gian dài, đến khi người ta biết đến khả năng diệt rêu của chúng. Điều này khiến cho nhu cầu tép cảnh tăng cao đột ngột, nhất là cho những bể bị rêu hoành hành, và khi cạnh đó tập quán thú vị của chúng được phát hiện, cơn sốt tép cảnh lây lan không thể ngăn chặn nổi nữa. Sự chăm chỉ, điều kiện nuôi dưỡng không mấy khó khăn, và không kém quan trọng trong vai trò bảo vệ chất lượng môi trường bể, làm chúng hiện diện gần như trong mỗi bể thủy sinh. Quả thực rất thú vị, cũng là những niềm vui khi ngắm nhìn những bầy tép cùng tìm thức ăn, cùng “gây gổ” và lại dàn hòa với nhau. Ai đã quan sát kỹ càng, có lẽ sẽ ngày càng yêu thích chúng hơn.
Tép là gì?
Tép thuộc bộ giáp xác, hay còn gọi là bộ giáp xác mười chân. Hiện diện trong nước ngọt, cũng như nước mặn. Tép được cấu tạo bởi hai phần, phần đầu (Cephalothorax) và phần thân sau (Abdomen). Trong phần đầu bao gồm tất cả những nội quan quan trọng, chỉ có ruột chạy xuyên qua phần thân sau đến trước đuôi như ở động vật có xương sống. Tép có năm đôi chân, hai đôi chân trước được sử dụng như dụng cụ đào bới, nhặt tìm, cắt thức ăn (càng, vợt lọc thức ăn đơn bào ở một số loại). Ba đôi chân còn lại làm thành chức năng di chuyển trên nền. Để di chuyển trong nước, tép sử dụng năm đôi vây chèo dưới phần thân sau. Hai đôi râu đặc biệt phát triển rất tốt, có công dụng như cần anten dò tìm, định vị cho tép.
Tép lớn lên trong cả dòng đời, nhưng bộ vỏ không cùng lớn lên theo, buộc chúng phải thay vỏ, lột xác đều đặn. Trong quá trình này, vỏ nứt ra ở đoạn nhất định giữa vùng tiếp giáp đầu và thân sau, tép giẫy mạnh và thoát ra khỏi lớp vỏ cũ. Tép trong quá trình này thường rút vào nơi yên tĩnh kín đáo trong bể do tấm giáp non còn mềm, dễ bị thương tổn. Chiếc vỏ cũ nên để lại như nguồn dinh dưỡng cao cho những động vật khác trong bể. Khi tép lột xác đều đặn, là dấu hiệu tốt cho thấy sức khỏe tốt và phát triển ổn định