Lịch sử và triết lý Bonsai

“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già”

Hai câu thơ của Vũ Ðình Liên phác họa một cảnh chợ Tết ngày xưa. Ngày nay Ông Ðồ không còn nữa, nhưng hoa vẫn còn. Ngoài hoa, còn có báo, lịch, bonsai, Non bộ… đã tạo nên một cảnh chợ Tết tưng bừng.

Hầu như cả thế giới hiện nay đều yêu thích bonsai. Một tác phẩm bonsai không chỉ phơi bày vẻ đẹp của lá hoa cành như những cây kiểng thông thường, mà nó còn phô diễn cả các phần khác như thân, rễ, chậu, kể cả đá và các phụ kiện điểm xuyết vào. Vì là một tác phẩm nên nó cũng chuyên chở tâm hồn của nghệ nhân đã sáng tạo ra nó, chẳng khác gì một tác phẩm thơ, hội họa, điêu khắc…

bonsai đẹp

Bước vào thế giới bonsai người ta sẽ nghe những danh từ thông dụng như cắt tỉa, tạo dáng, trưng bày, triển lãm, đánh giá, chọn lựa phong cách, tạo ấn tượng… bonsai có nhiều phong cách căn bản như: thẳng đứng trang trọng, thẳng đứng phóng khoáng, thác đổ , nửa thác đổ, trí thức, cây chổi, trồng trên đá, rễ bò trên đá, rễ bám đá, đa thân, huynh đệ, lùm, trực tuyến, lượn, nhóm, và Saikei tức là phong cách tạo cảnh trong khay.

Chậu rất quan trọng, kích thước, hình dáng màu sắc của chậu phải cân đối hài hòa với cây. Chậu có các kiểu dáng như: kiểu cái trống, kiểu oval, kiểu hình chữ nhật, kiểu xiên Tokoname (chiều cao gấp đôi chiều rộng của vành) …

Dụng cụ gồm: cưa cắt nhánh, kéo xén, kéo cắt lá, kéo tỉa, đòn bẩy để uốn cành hay thân, keo dán vết cắt, kìm lõm cắt cành nhỏ, kìm cắt cành lớn, dây đồng để uốn cành, xẻng bứng cây, chổi, lưới bịt lỗ thoát nước, cái rây để rây đất…

Trên đây là những nét dẫn nhập khái quát để chúng ta có thể hình dung quá trình sáng tạo một tác phẩm bonsai vô cùng chi ly gian khổ, đòi hỏi sự kiên nhẫn lâu dài và những kiến thức cần thiết thuộc về kỹ thuật chuyên môn, mà đã có nhiều sách hướng dẫn cụ thể đã xuất bản dành cho các nghệ nhân mới vào nghề thực hành, sau đây xin kính mời quý vị tìm hiểu phần lý thuyết đại cương về lịch sử và triết lý bonsai. 

Ðịnh nghĩa bonsai

Bon: cái khay, cái chậu. 
Sai: cây, trồng cây. 

bonsai là cây được trồng trong chậu, khay, được cắt tỉa tạo dáng theo một phương pháp đặc biệt, mang đầy đủ những yếu tố thẩm mỹ và ấn tượng thiên nhiên sẳn có, hay nói một cách khác, bonsai là một cây hay một nhóm cây trong thiên nhiên được thu nhỏ lại trong gang tấc nhưng vẫn mang nét cổ thụ, được trồng trong chậu, khay hay trên đá bằng một kỹ thuật, và nghệ thuật riêng biệt. Vì thế người ta nói bonsai là một nghệ thuật, là một tác phẩm sống, hay là một tác phẩm điêu khắc sống. 

Cái đẹp ở bonsai là đơn giản, vùa đủ, hóa cách, mà quan trọng nhất là gợi ý, gợi ý về một điều gì đó hơn là khẳng định. Người Nhật thường so sánh bonsai với thể thơ cổ điển “Hai-Kai” của họ chỉ có 17 âm tiết diễn tả một cách cô động súc tích và ẩn tàng một tình cảm hay một trạng thái tinh thần dồi dào mãnh liệt. 

Cũng có quan niệm cho rằng bonsai là một hình thái nghệ thuật đơn nhất vì nó là sự hòa hợp giữa nghệ thuật và nghề làm vườn. Cũng có người cho bonsai là nghệ thuật của cái đẹp, có người thì nói bonsai là một hình thức đặc trưng của nghề làm vườn. 

Tóm lại tùy theo quan niệm, trong khi người này xem bonsai như là một trong những lẽ sống đầy ý nghĩa thiêng liêng cao cả của tư tưởng, triết học, tôn giáo, thì người khác lại xem đó chỉ là một thú vui lúc nhàn rỗi.

Lịch sử bonsai

bonsai là một đặc trưng của đất nước Phù Tang, nhưng cái nôi của nghệ thuật này lại có nguồn gốc từ Trung Quốc. 

Tranh và điêu khắc cổ cho thấy kiểng thu nhỏ đã có ở Trung Quốc vào thời nhà Tần, Thế Kỷ thứ Ba sau Công Nguyên. Các tranh cổ đời Tống (960 -1280) vẽ cây lùn trong chậu dùng làm trang trí nội thất. Ðó là những cây lùn thực sự trong thiên nhiên đã bị gió tuyết uốn nắn được bứng về trồng trong chậu. 

Văn hóa Trung Quốc ảnh hưởng sâu đậm đến văn hóa Nhật suốt thế kỷ thứ 8 sau Công nguyên, và dường như lúc đó người Nhật xem bonsai đích thực là một nghệ thuật, nhưng tài liệu ở giai đoạn khởi đầu này không còn nhiều. Có một tập tài liệu bonsai thuộc thế kỷ thứ 6 sau Công Nguyên và những bức tranh vẽ trên giấy cuộn vào thế kỷ 13, mô tả sự phát triển của cây trồng trong chậu, cho thấy bonsai là một nghệ thuật. Sau đó bonsai xuất hiện rất nhiều trong hội họa, văn chương Nhật. 

Lịch sử bonsai

Hình bonsai xuất hiện trong bức tranh Kasugaaongen – gengi của Takakane Takasshina vẽ năm 1309 trong đền Kasuga, thời Kamakura (1192 – 1333).

Một vở tuồng Nô nổi tiếng tựa là Hachi – no – ki (cây trong chậu) đã đề cao loại kiểng này. Thời này bị ảnh hưởng Thiền sâu rộng trên nghệ thuật và đời sống hằng ngày. Các đề tài tôn giáo đã gợi cảm hứng cho việc tạo bonsai, được trưng bày ngoài trời như là biểu tượng tôn giáo về thiên nhiên hơn là những loại hình nghệ thuật sống.

Ðến thời Muromachi (1334 – 1573) sắc thái Thiền hoàn toàn Nhật về mặt nghệ thuật bắt đầu hiện ra. Tư tưởng Thiền thể hiện trong kiến trúc, tạo cảnh, cắm hoa, trà đạo v.v… bonsai thời này khổ nhỏ hơn được trưng bày trong nhà. 

Thời Tokugawa (1603 – 1867) còn gọi là thời Edo là thời hoàng kim của bonsai được ghi lại trong nhiều sách có minh họa, kết hợp với triết lý Phật giáo là hòa bản ngã vào thiên nhiên đã dẫn đến sự phát triển những kỹ xảo trong nghệ thuật bonsai. Những người chuyên nghiệp sưu tập bonsai xuất hiện, đi tìm những cây lùn tự nhiên đẹp mắt trên các vùng núi non vách đá hải đảo hiểm trở. bonsai thường được dùng làm đề tài trong hội họa, điêu khắc gỗ, thơ Haiku, trà đạo, cắm hoa… Sự trầm lặng sâu sắc tế nhị, hình dáng đường nét đẹp kín đáo là tiêu biểu của bonsai thời này. 

Thời Minh Trị (1868 – 1912) xuất hiện kỹ thuật quấn dây kim loại để uốn thân cây. Trong các thập kỹ 1870 và 1880 Tây phương bắt đầu hâm mộ. Năm 1914 cuộc triển lãm bonsai đầu tiên tổ chức tại Tokyo. Và từ năm 1934 trở đi hằng năm đều có triễn lãm các tác phẩm bonsai do Viện Bảo Tàng Trung ương Nghệ thuật Tokyo chủ xướng. 

bonsai kinh doanh trong kỹ nghệ vườn ươm ở nhiều nơi trên nước Nhật, có hằng trăm nghìn cây bonsai trẻ được trồng để chở đi bán. 

Trong thời gian dài bonsai là thú tiêu khiển của người quyền quý. Ngày nay được xem như là một nghệ thuật và cũng là một thú tiêu khiển của tất cả mọi người. 

Nghệ thuật là một quá trình mang thông điệp đến một thế giới hợp nhất qua mô tả bộ mặt thật của đời sống trong những kết cấu thẩm mỹ được tạo dựng tùy thuộc vào quan niệm về cái đẹp và tính hoàn thiện. Văn minh Ðông phương đặt nghệ thuật ở một vị trí khuôn phép mẫu mực hơn văn minh Tây phương. bonsai được tượng trưng như một hình thái nghệ thuật theo phong cách cảm nhận bằng một phương tiện diễn đạt tinh thần mang tính trừu tượng nhiều hơn. bonsai là một bộ phận trong nền văn hóa Nhật qua nhiều thế kỹ mà mỗi thời đại đều có nhận xét đánh giá khác nhau. Thông, tre, đào mơ, xuất hiện sớm nhất, kế đó là đỗ quyên, trà. Cây thích Nhật có mặt vào thế kỷ 17. Sang thế kỷ 19 có nhiều sách viết về các loài cây lai ghép có tán lá đẹp. Từ đó cây có hình dáng lá đặc biệt cũng được chú ý. 

Ðến thế kỷ 20, bonsai thực sự du nhập vào châu Âu, Mỹ , Úc, tuy nhiên đã có những cuốn sách viết về bonsai ở các nước Âu châu cuối thế kỷ 19. Năm 1909, tại Anh một cuộc triển lãm bonsai được tổ chức. Tại Mỹ, bonsai nhanh chóng được ưa chuộng sau Thế chiến thứ hai. Một công nghệ bonsai to lớn đang phát triển ở CA. Trong các thập niên gần đây khắp các lục địa cũng tỏ ra ưa thích bonsai qua các hội bonsai đuợc thành lập ở nhiều địa phương, kể cả trung ương. Có nhiều sưu tập bonsai ở các Vườn Bách Thảo khắp thế giới. Các nhu cầu về dụng cụ, thiết bị, sách báo hướng dẫn kỹ thuật ngày càng gia tăng. Cuốn sách “Nghệ Thuật Cây Cảnh Nhật” của Yuki Yoshimura và Giovanna M. Halford đã tái bản trên 30 lần. Cuốn “Kỹ thuật bonsai” của Lê Công Kiệt và Nguyễn Thiện Tịch đã tái bản trên 10 lần.

Ở Việt Nam, lớp huấn luyện kỹ thuật bonsai đã được tổ chức lần đầu tại Trường Ðại học Tổng hợp tháng 3-1991, từ đó có nhiều sách báo viết về bonsai và bonsai trở thành một hiện tượng lan rộng khắp nơi. Ngay ở Ninh Hòa cũng đã có nhiều nghệ nhân bonsai xuất hiện, họ đi đến tận các vùng thâm sơn cùng cốc, các vách núi cheo leo để sưu tầm và bứng gùi về nhà. Họ còn ra đến Phú Yên để săn nhặt và mua lại. bonsai còn thịnh hành hơn trong các năm vừa qua nhờ sự tiếp tay của một số Việt kiều hâm mộ đã gởi tiền về đầu tư, từ đó mọc lên những vườn bonsai đẹp mắt. 

Trước năm 1975, tôi có đến hòn đảo Long Sơn thuộc tỉnh Bà Rịa, dân đảo nam nữ đều để tóc dài và bới tóc, họ thờ Ðức Thánh Trần tại một ngôi nhà thờ lớn nhất đảo gọi tên là Nhà Lớn đứng uy nghi như một ngôi đình trông ra mặt biển. Sân trước rất rộng, được trưng bày gần 50 chậu kiểng lớn, những cây kiểng sù sì có tàn lá xinh đẹp như cổ thụ được thu nhỏ lại trong chậu, mà tuổi thọ theo lời dân đảo phải từ 100 năm trở lên. Rất nhiều lính Úc đã tới đây để hỏi mua với giá rất cao, hoặc đổi bất cứ thứ gì mà dân đảo muốn, nhưng dân đảo một mực từ chối viện lý do đó là những Báu Vật thờ phượng Ðức Thánh Trần do tổ tiên truyền lại, với tư cách con cháu họ có nhiệm vụ phải bảo vệ và gìn giữ. Nghe câu chuyện kể tôi thật vô cùng cảm kích! 

Trong các năm gần đây ngoài các bộ sưu tập ở Tàu và Nhật, có bốn bộ sưu tập chính được trung bày: Vườn sưu tập cây kiểng bonsai Hoa Kỳ tại thủ đô Hoa Thịnh Ðốn là quà tặng của Nhật cho Mỹ vào năm 1976, Vườn thực vật Brooklyn ở New York, Vườn thực vật Montréal ở Canada và Viện bảo tàng cây kiểng bonsai ở Heileberg Ðức đứng bậc nhất châu Âu gồm nhiều tác phẩm tuyệt vời.

Triết lý bonsai


Triết lý bonsai

  1. Nguồn gốc bonsai từ Trung Quốc, nhưng lại phát triển huy hoàng ở Nhật nơi mà thẩm mỹ, triết lý và tôn giáo đã có từ lâu.
  2. Shinto là tín ngưỡng của dân Nhật, mà tinh hoa là sự hòa hợp với thiên nhiên.
  3. Triết lý Thiền với các khái niệm Wabi, Sabi, hợp với Kami làm thành bộ ba gây cảm hứng cho bonsai.
  • Kami là thần linh, là tinh thần hoặc động lực bên trong của sự việc, phẩm vật, thiên nhiên cây cỏ…
  • Wabi là ý thức về hài hòa nội tâm, hạnh phúc và thỏa mãn, có thể trải qua bằng cách suy nghiệm về sự bao la của thiên nhiên. Wabi hàm chứa khái niệm về nhẫn nhục, từ tốn, khi phải đối đầu với thiên nhiên. Quan niệm chấp nhận thiên nhiên như thế không đặt con người là trung tâm mà chỉ được xem là một thành phần của vũ trụ.
  • Sabi là thú vui sở hữu, chăm sóc, yêu thương các sự vật đã được con nguời biến đổi, cũng như yêu thiên nhiên và sự trôi qua của thời gian, cũng tượng trưng cho sự giản dị, khắc khổ và tôn nghiêm.


Kyuzo Murata, một bậc thầy hàng đầu ở Nhật có nhiều năm giữ nhiệm vụ bảo trì bộ sưu tập bonsai của Hoàng đế Nhật đã giải thích:

“Trong một thế giới sống vội vả, việc trồng cây bonsai có thể dạy chúng ta rằng sự mất kiên nhẫn thường dẫn đến thất bại… Sự tạo ra một cây bonsai là một cách nhắc nhở chúng ta rằng: thiên nhiên không phải là đầy tớ của con người…

bonsai có thể định nghĩa như là một sự hòa hợp giữa thiên nhiên và nghệ thuật …
Mục đích của bonsai là nhái lại thiên nhiên…

Bạn thử tưởng tượng mình đang ngắm cảnh… sau đó bạn nhắm mắt lại và suy nghiệm. Có thể bạn không nghĩ đến điều gì cả, nhưng đầu óc tâm hồn bạn tràn ngập một niềm vui sướng và hài lòng nào đó. Cảm giác đó chính là Wabi. Tôi tin chắc mục đích tói hậu của bonsai là tạo ra cảm giác Wabi hoặc Sabi trong bonsai. Tôi không có đủ kiến thức để giải thích cái tinh túy của Wabi hay Sabi nhưng tôi nghĩ là tinh túy của triết lý là tìm sự thật, đức hạnh và thẩm mỹ, mà những điều này đúng là tinh túy của Bon sai. 

Cảm giác Wabi hay Sabi là cái gì gần như là khắc kỹ, kiên nhẫn, có thể dẫn ta đến Thiền của Phật giáo… Theo tôi, cảm giác ấy là tình yêu, yêu cây cỏ, yêu con người.”

bonsai Trung Quốc

Xin thêm phần này để chúng ta thấy bonsai Tàu có nhiều điểm khác với bonsai Nhật cũng như bonsai Nhật cũng có nhiều điểm khác với bonsai Việt Nam và Tây phương.

Người Trung Quốc đặc biệt thích bộ rễ phơi bày với gốc lớn u nần bể nát đầy hang hốc. Họ chú trọng tổng thể, chấm phá hơn là chi ly đường nét, thích tự do phóng khoáng hơn là gò bó khuôn mẫu. Họ say mê thưởng ngoạn vẻ đẹp của núi non, vì vậy bên cạnh bonsai còn có đá, phụ kiện và họ thành công với loại Bồn cảnh, Non Bộ. 

Tóm lại, bonsai xuất xứ ở Trung Quốc, từ đời Tần, thế kỷ thứ Ba sau Công Nguyên cách nay gần 1700 năm và phát triển hoàn thiện ở Nhật hơn 1000 năm qua nhiều thời đại. Có nhiều quan niệm tư tưởng, triết lý mang tính cách cao siêu huyền bí của Thần đạo, Thiền đạo… cho đến các quan niệm xem bonsai là nghệ thuật của cái đẹp như tác giả H. Tomlinson, một nghệ nhân hàng đầu ở Âu châu hiện nay, nhưng theo tôi, cái cốt lõi của tinh thần bonsaivẫn là nổ lực muốn đưa con người gần lại với thiên nhiên, hòa hợp hòa đồng với thiên nhiên và yêu thương thiên nhiên như chính bản thân mình. 

Kết luận

Trước khi tạo ra loài người có hình dạng giống mình, Thượng Ðế đã tạo ra vũ trụ, thiên nhiên. Thiên nhiên cây cỏ là nguồn sống là người bạn thân thiết của con người, nếu con người không coi trọng, bảo vệ… để thiên nhiên biến mất thì trái đất sẽ là một bãi sa mạc của tử thần. Cũng chính vì vậy mà 2500 năm trước, Lão Tử lập thuyết vô vi, kêu gọi con người trở về với Ðạo, với Thiên nhiên, vì Thiên nhiên là Bà Mẹ Yêu Thương của con người. 

Nếu nền văn minh kỹ thuật và đô thị hóa đã ngăn cách con người với thiên nhiên, cũng như sự bận rộn căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày đã làm cho con người ngày càng xa cách thiên nhiên, thì bonsai chẳng khác gì một lời thiết tha kêu gọi con người hãy mau mau quay trở lại. Trở lại với bonsai là trở lại với Thiên nhiên được thu nhỏ, nơi đó con người sẽ tìm lại được sự bình yên thanh thản cho tâm hồn, cũng như tìm lại được chính mình từ khởi thủy, đó là tình yêu vị tha mầu nhiệm giữa người với người và giữa người với thiên nhiên. 

Nếu một ngày nào bạn chợt nhận ra tâm hồn mình như sa mạc cằn khô không còn một bông hoa nào, không còn một chút màu xanh nào, thì bạn hãy nhanh chóng bẻ đôi ổ bánh mì mà bạn có, như câu ngạn ngữ của người Hindu sau đây:

“Nếu tôi có một ổ bánh, tôi sẽ bẻ một nửa cho người nghèo, còn nửa kia tôi bán đi để mua cho tâm hồn tôi một bông hoa huệ.”

Vinh Hồ
(Orlando, 14/10/2003)


Tạo hình và chăm sóc bonsai

Các loại kiểng cây như thiên tuế, cau, trúc đùi gà, trúc Nhật, Thiết mộc lan, tùng, Trắc bách diệp… rất cần được bón phân thường xuyên để duy trì thế cây và tán cây được cân đối.

tạo hình chăm sóc bonsai


Nguyên tắc tạo hình

Tạo cân đối: Một cây thiết kế đẹp cần có sự cân bằng toàn diện, từ sự tạo hình, uốn nắn cấu trúc của cây đến sự kết hợp giữa cây và chậu.

Ba nhân tố chính cần lưu tâm:

  • Rễ cây ăn lan: Rễ cây lộ ra trên mặt đất làm tăng thêm ấn tượng về sự trưởng thành và tính chất của cây. Đây là một trong những nét đặc trưng thú vị nhất của nghệ thuật cây cảnh. Rễ cây cần lan ra nhiều hướng quanh thân và bò rộng ra, tạo cho thân cây chỗ tựa chắc chắn.
  • Thân cây: Nét đặc trưng quan trọng nhất của thân cây là có ngọn đẹp (gốc to, ngọn nhỏ). Sự dày dặn ở dưới sẽ làm tăng vẻ trưởng thành, nhưng cây mọc thẳng tắp cũng sẽ làm hỏng sự hài hòa trong kiểu dáng. Phải tìm loại vỏ cây có cấu tạo và màu sắc phù hợp với đường nét, kèm theo tuổi tác, vẻ dày dạn phong sương cũng là điều hấp dẫn của cây cảnh.
  • Cành cây: Cành cây tạo nên cấu trúc căn bản của hình bóng cây. Bạn có thể điều chỉnh nó bằng phương pháp cắt tỉa và buộc uốn dây kẽm. Hãy ngắm kỹ sự sắp đặt của cành mọc lên và lan ra quanh cây như một cầu thang xoắn ốc, hình dung sự hài hòa cân đối quanh thân cây. Cành khỏe mạnh đầu tiên nằm ngang phải là hàng thứ ba tính từ dưới lên trên. Mỗi cành phải thon dần từ thân và hẹp dần ở ngọn.

Ngoài ra cần chú ý đến sự cân đối giữa cây và chậu về tất cả những đặc điểm tạo dáng và vị trí của cây trong chậu. 

Những điều cần tránh:
 Những cành tăng trưỡng quá lớn không làm đẹp cho yếu tố thiết kế, hãy cắt bỏ chúng đi. Tránh để những cành mọc đâm ngang và lan từ cùng một chỗ trên thân, hay mọc đối diện với cành khác ở cùng một độ cao trên thân.

Tạo hình bằng dây kẽm

Với kỹ thuật này có thể tạo cây cảnh bằng cách thay đổi hướng của thân và nhánh cây. Những cành mọc chĩa lên có thể uốn ngang hay vuốt xuống để tạo ấn tượng già dặn, trưởng thành.

Uốn kẽm loại cây xanh quanh năm ở thời điểm nào cũng được (nhưng với các loại như tùng bách thì thời điểm tốt nhất là cuối mùa thu đến đầu mùa xuân).

Nên uốn cây rụng lá theo mùa vào cuối xuân (trước khi cây đâm chồi) hay cuối thu (trước khi ngủ đông). Thực tế, chúng ta nên dựa vào dạng cây để chọn những cành mềm, dẻo, dễ uốn và không bị tách nhánh.

Cách quấn kẽm:

  • Quấn thân cây: Cắt một sợi dây có chiều dài gấp 3 lần nhánh hay thân cần quấn. Có thể quấn dây lượn quanh thân một góc 45o, đó là cách quấn hiệu quả nhất. Cách quấn: Cắm một đầu kẽm xuống đất, đầu tiên quấn quanh gốc cây, sau đó quấn lên thân cây. Nếu muốn quấn thêm một lần nữa, bạn nên quấn sát với sợi dây trước và nhất thiết không quấn chồng lên nhau.
  • Quấn nhánh: Bắt đầu quấn từ dưới. Đồng thời quấn dây xen kẽ theo chiều dài của nhánh đến khi làm xong nguyên cây (trở lại quấn trên những cành non thật tỉ mỉ). Hoặc chúng ta quấn cùng một lúc cả nhánh chính và nhánh phụ trước khi quấn tiếp. Sử dụng dây mảnh hơn cho bề dày của nhánh thon. Thông thường, hãy quấn hai nhánh cùng một lúc với cùng một sợi dây quấn, quấn quanh để tạo thế dựa thân. Ở những nơi có nhánh đơn, thì nên quấn liên kết với nhánh khác, buộc chặc đầu dây bằng cách gài nó dưới vài vòng đầu tiên.
  • Bao lâu thì gỡ dây quấn? Điều này còn tùy thuộc độ dày của thân, cành, loại cây, chất lượng và tuổi cây. Nên thường xuyên kiểm tra dây quấn để đảm bảo dây quấn để đảm bảo dây không hằn vào vỏ khi cây phát triển. Tháo dây quấn trong khoảng ba đến sáu tháng với những cây rụng lá theo mùa, sáu đến mười hai tháng với cây xanh quanh năm. Phải cẩn thận khi chọn cỡ dây phù hợp với độ lớn và sự phát triển của cây. Nên thay đổi cỡ dây quấn theo độ dày của thân nhánh thì cỡ dây phải nhỏ dần, cỡ dây tương ứng bằng 1/6 đến 1/3 đường kính của cành hoặc thân chọn quấn. Để tháo dây quấn, tốt hơn hết bạn nên cắt dây thành những đoạn nhỏ, nhằm giảm bớt sự rủi ro, hư hại cho cây.

Sang chậu và thay đất

Khi đất trong chậu đã cạn kiệt chất bổ dưỡng thì bonsai có hiện tượng: Cây không còn tươi tắn, có hiện tượng xuống sức, bộ lá kém tươi và bắt đầu nhuốm vàng bệnh hoạn, các cành như không thể cất cao lên được, nhiều rễ con lồi lên mặt đất chậu, lớp đất trên bề mặt chậu mỏng dần đi. Những triệu chứng trên cho thấy đã đến lúc thay đất cho cây.

Theo thời tiết nước ta thì nên sang chậu vào mùa xuân hay trước mùa mưa khi cây bắt đầu đâm chồi, nảy lộc và đó là thời tiết mát mẻ.
Dùng dao cùn xắn từ từ phần đất sát thành chậu cho đến khi bầu đất và thành chậu được tách ra hay trước đó một buổi ta tưới nước cho đất thật nhão, như vậy chỉ cần nghiêng chậu là lấy cây ra được.

Tiến hành cắt bỏ rễ lớn và rễ con đã quá già và chỉ chừa lại những rễ non. Nên dùng loại kềm bén để hớt bớt rễ, vết cắt cần cho ngọt, không được giập nát. Bộ rễ sau khi xử lý xong phải được gọn gàng.

Đây cũng là dịp tốt để ta cắt tỉa những cành, nhánh mọc không đúng cách, hoặc sửa đổi chúng.

Bón phân

Bón phân định kỳ 1-2 tháng/lần, lượng bón cho mỗi cây/đợt tùy theo cây lớn nhỏ như sau:

  • 20-30 gam Compomix
  • 5-10 gam NPK 20-10-10

Nếu trồng cây trong chậu thì cứ 3 – 4 tháng thay đất một lần bằng cách bỏ bớt 1/4 – 1/3 đất củ trong chậu thay bằng hỗn hợp đất sạch Compost Đầu Trâu.

Phun phân bón lá Đầu Trâu:

  • Thời kỳ cây đang lớn hoặc sau cắt tỉa: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 501 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.
  • Thời kỳ sau khi chuyển chậu hoặc cắt tỉa: Pha1-2 gam Đầu Trâu 701 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.
  • Phun dưỡng cây định kỳ bằng cách pha 1-2 gam Đầu Trâu 901 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.

Khắc và uốn thân cây bonsai

Không thể nào uốn được những cây già đào Ở nơi hoang dã. Chúng cần được khắc, tô điểm nếu chúng thiếu vẻ đẹp. Khi cây già được đem trồng trong mâm, sự tăng trưởng của chúng bị khứng lại, mọi vết thương đều khó lành sau khi bị cắt cành, nếu được khắc, chúng sẽ mang dáng dấp dãi nắng dầm mưa của cây sống lâu năm nơi hoang dã.Để tạo bề ngoài già nua cho cây non, ta khắc phía trước của thân, nhưng chú ý tuyệt đối không được khắc một đường vòng quanh lớp vỏ của thân, vì như thế, ta đã cắt đứt những ống dẫn nhựa và ống bọc trong vỏ cây. Sau khi khắc, những cây non trông dày dạn, gian khổ, mang nét giản dị cổ kính, và sự quyến rũ mỹ thuật. Nếu một thân cây quá mảnh mai, không già cỗi, ta có thể đính một miếng gỗ già, gân guốc vào trước thân nó, để những cành và lá non sẽ trông như mọc từ một cây già cỗi.

Khắc và uốn thân cây

Nếu một thân cây cần được uốn cong, trước hết ta quấn nó bằng dây gai dầu, hoặc đặt một sợi dây gai dầu bên ngoài nơi ta định uốn trước khi nó cốt để nâng đỡ cây không gãy khi bị uốn. Nếu thân cây hơi lớn, ta sẽ rất khó uốn. Hãy dùng dao khắc đề mở một đường khe nơi ta định uốn, sâu khoảng hơn 2/3 ‘ vào trong thân gỗ rồi quấn thân cây bằng dây gai dầu. Vết cắt phải xiên theo chiều uốn nếu không thì vết thương sẽ tóac ra khi bị uốn. Buộc chặt cây lại bằng dây điện sau khi uốn. Vết thương sẽ lành trong vòng hai tháng.

Chăm sóc bonsai trong nhà

bonsai trong nhà

Nếu bạn là người chơi bonsai không chuyên, khi mua một cây bonsai về nhà trồng và thưởng ngoạn, bạn sẽ lúng túng chưa biết nên đặt cây ở vị trí nào, chăm sóc chúng ra sao cho phù hợp. Dưới đây là một vài lời khuyên, bạn có thể tham khảo trước khi bắt đầu trồng và chăm sóc bonsai ở trong nhà.

bonsai trong nhà
Ảnh: Thắng Bonsai


  1. Cây bonsai của bạn phải được đặt ở nơi có ánh sáng tốt. Nếu không có đủ tia UV (tia tử ngoại), cây sẽ chết. Ban ngày,  cây  cần được giữ ấm ở nhiệt độ tối thiểu là 60 độ F. Ở điều kiện nhiệt độ như vậy cây mới có thể tái tạo được năng lượng và phát triển bình thường. Bạn nên thường xuyên phun sương cho lá cây. Tuy nhiên, đừng bao giờ nghĩ tới chuyện đặt cây bonsai của bạn vào một cái đĩa đệm hoặc một cái chậu đầy nước, bởi điều này có thể làm thối rễ. Và tất nhiên vào buổi tối, bạn có thể hạ nhiệt độ cho cây bonsai, cũng như có thể đặt cây ngoài môi trường tự nhiên.
  2. Bạn nên thay chậu cho cây khoảng hai năm một lần, và tốt nhất là thay vào mùa xuân. Khi sang chậu, bạn cần phải tỉa bớt rễ. Tùy thuộc vào kích cỡ của rễ, tỉa bớt từ 1/3 đến 2/3 tính từ đầu rễ. Có thể bạn sẽ muốn thay chậu cũ bằng một chiếc chậu mới tương tự như vậy để duy trì hiệu ứng cũ. Và phải nhớ làm hệ thống lỗ thoát nước cho cây. Nếu ướt quá rễ cây sẽ bị thối. Chậu trồng cây bonsai nông hơn những chậu trồng cây trong nhà thông thường khác. Bởi vậy, nếu bạn muốn bón phân cho cây, bạn cần phải pha loãng phân sao cho phù hợp, nếu không thứ chất lỏng đó sẽ làm phỏng rễ cây. Cây bonsai cần được bón phân khoảng 3 tuần một lần – nhưng không nên bón phân cho cây vào mùa đông.
  3. Cây bonsai của bạn cần được cắt tỉa và uốn thường xuyên để giữ được dáng cây theo ý muốn. Bạn nên làm việc này vào mùa xuân – trước khi mùa cây cối bắt đầu phát triển, và sau đó làm thường xuyên trong suốt mùa xuân. Bạn cần biết loại cây mà bạn đang có trước khi cắt tỉa nó – chẳng hạn nếu bạn có một cây đa, bạn nên cắt tỉa lại toàn bộ lá cây.
  4. Vì cây bonsai của bạn được đặt trong một cái chậu nông nên nó có thể rất nhạy cảm với sâu bọ và bệnh nông nghiệp. Việc tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho cây cũng tạo điều kiện cho các loại sâu hại như rệp vừng, sâu bướm, kiến và nhện đỏ phát triển. Bạn luôn phải chú ý tới các dấu hiệu bất thường của cây để phát hiện sâu, bệnh kịp thời. Khi có những dấu hiệu bất thường, nên dùng thuốc trừ sâu để xử lý. Bệnh thường gặp nhất ở các cây bonsai là bệnh nấm. Nếu bạn trông thấy một lớp bột trắng phủ đầy trên chồi và lá cây thì có nghĩa là cây của bạn đã bị bệnh nấm Mindiu. Bạn cần tham khảo những người có chuyên môn để chữa trị cho cây vì loại nấm này có tốc độ sinh trưởng rất nhanh.
  5. Khi quan sát bonsai bạn để ý  nhiều đến lá của cây. Nếu bạn thấy một đám gỉ màu cam hay màu nâu xuất hiện trên lá cây thì điều đó có lẽ là bạn đã bón quá nhiều kali. Nếu cây bonsai của bạn không có đủ chất sắt, lá cây sẽ chuyển sang màu vàng trong khi gân lá vẫn giữ nguyên màu xanh. Loại bệnh này thường xuất hiện ở những loại đất có chứa đá phấn hoặc đá vôi – loại đất sẽ “giam chặt” sắt. Trong trường hợp này, bạn hãy thay chậu cho cây và thay phân compost (phân trộn).
  6. Bạn nên rửa sạch bonsai thường xuyên bằng một bàn chải nhỏ. Đừng để sót bất cứ một phần nào của cây trên đất sau khi bạn cắt tỉa xong – nó sẽ bị phân hủy và làm phát sinh các loại bệnh về nấm và rêu. Một số người nghĩ rằng rêu là vật trang trí cho cây và không muốn cạo sạch rêu. Trong trường hợp này thì tối thiểu nên giữ cho rêu không mọc trên thân và cành cây – dùng một cái bay đặc biệt, hoặc một cái bàn chải đánh răng bằng ni lông cứng để cạo sạch rêu trên những vùng đó. Dùng nhíp để nhổ sạch cỏ – nhớ rằng bất cứ một loại cỏ nào cũng có thể hút mất chất dinh dưỡng của cây.


Việc trồng và chăm sóc cây bonsai là một nghệ thuật. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ lưỡng và chi tiết hơn, hãy tìm đọc sách vở, tài liệu và tham khảo ý kiến của những người chơi có kinh nghiệm. Hi vọng những lời khuyên ở trên giúp bạn phần nào hình dung về công việc phải làm sau khi mua một cây bonsai về nhà trồng và thưởng ngoạn. Chúc bạn thành công.  

Uốn cành

Có nhiều phương pháp uốn cành. Cách thức cổ truyền Trung Quốc là uốn cành bằng dây cọ (loại cây họ cau dừa), hiện nay vẫn còn được áp dụng. Nhưng hiện nay người ta thích dùng dây kẽm hơn. Hầu hết người yêu bonsai đều uốn cành bằng dây kẽm, vì nhanh chóng và tiện lợi hơn.

uốn cành

Trước khi uốn, ta tỉa bớt lá, cắt bỏ những cành quá sát nhau gây khó khăn trong việc tạo dáng cho cây. Trong cấu trúc bonsai, nên tránh những cành song song, tỏa đều, gối lên nhau, uốn về phía sau, trước chéo, đối xứng và cành rũ. Nên loại bỏ vỉ chúng làm mất vẻ thẩm mỹ của tổng thể cảnh quan.

Tiến trình của việc uốn là trước hết uốn thân chính, rồi đến cành chính, sau là những cành quanh thân cây khởi đi từ gốc lên ngọn, cành lớn trước, cành nhỏ sau. Để quấn thân cây bằng dây kẽm, ta cắm một đẩu dây kẽm sâu trong đất của mâm. Không quấn quá chặt hay quá lỏng và đường quấn chéo phải hình thành những góc 450 với trục thẳng đứng của cây.
Sau khi quấn xong, ta uốn cành bằng cách xoắn thật nhẹ nhàng theo hướng quấn dây kẽm để dây kẽm luôn luôn được giữ chặt vào vỏ cây. Những loại cây sớm rụng lá thì thường mau tăng trưởng, do đó, có thể tháo dây kẽm sau ba, bốn tháng.

Còn đối với thông, bách thì phải hơn một năm. Những cây hay cành lớn thì thời gian sẽ lâu hơn. Nếu cây hay cành trở lại hình dáng ban đầu sau khi ta tháo bỏ dây kẽm, hãy quấn lại một lần nữa và buộc chặt. Vì vỏ cây thích và lựu hơi mỏng, ta cần bọc dây kẽm bằng một lớp giấy để không làm đau cây đồng thời ngăn cản sức nóng mặt trời truyền vào dây kẽm, làm hỏng cây. Phải để ý tháo bỏ dây kẽm đúng lúc, nếu không, dây kẽm sẽ ăn ngập sâu vào trong vỏ làm hại đến sự phát triển của vỏ cây.

Để tạo dáng già nua cho cây, gọt bỏ vỏ một số cành rồi rắc hỗn hợp vôi – lưu huỳnh vào chỗ gọt để chúng đổi sang màu trắng. Trong thiên nhiên, rễ của cây già thường lộ trên đất, bò ngoằn ngoèo. Để tái tạo cảnh kỳ dị đó, rút rễ cây thật nhẹ nhàng hàng năm khi ta trồng lại cây vào mâm hay chậu khác, cây sẽ dần dần phô bày rễ trên mặt đất. Ta uốn rễ vào thời gian còn ít tuổi cũng bằng cách cuốn dây kẽm sẽ mục trong đất, nhưng những rễ ngoằn ngòeo sẽ giữ nguyên hình dáng.

Nguồn gốc Bonsai

Lịch sử của bonsai thực sự không rõ ràng, nhưng mọi người đều công nhận một cách rộng rãi là người Trung Quốc là người đầu tiên tạo ra các phong cảnh và cây thu nhỏ, và được biết đến như là bonsai hiện nay. Trong tiếng Nhật, bonsai có thể được dịch là “khay trồng cây”, nhưng nó đã phát triển rất nhiều khi trải qua hàng chục thế kỷ.

Nguồn gốc Bonsai

Một trong những truyền thuyết cổ xưa về bonsai là vào đời Hán (206 BC – 220 AD), Hoàng Đế tạo ra một phong cảnh trong sân với những ngọn đồi, thung lũng, sông, hồ và cây đại diện cho toàn bộ đế quốc của ông. Mục đích của ông ta là có thể nhìn ngắm toàn bộ vương quốc từ cửa sổ của mình. Tuy nhiên, ông ta coi đó là sở hữu của riêng mình, và những ai có những cảnh vật giống vậy hoặc cho dù bản vẽ nhỏ cũng có thể bị xem là mối đe dọa và dẫn đến cái chết.

Một truyền thuyết khác về bắt đầu của bonsai là về một quan viên đồng thời là thi sĩ tên Guen-ming ở thế kỷ thứ 4. Sau khi về hưu ông đã bắt đầu trồng hoa cúc trong chậu. Các nhà sử học tin rằng đó là bước bắt đầu cho xu hướng trồng bonsai của các triều thần 200 năm sau đó.

Một bằng chứng cổ xưa nhất về bonsai được phát hiện vào năm 1972 trong lăng mộ của hoàng tử Zhang Huai của đời nhà Tần (618 – 907 AD) chết vào năm 706 AD. Hai bức vẽ trên bức tường trong lăng mộ  cho thấy dáng vẻ của bonsai. Một bức tranh mang một phong cảnh nhỏ và bức khác thể hiên một cây được trồng trong chậu.

bonsai đến Nhật Bản

Mặc dù người Nhật được công nhận nhiều nhất trong việc phát triển bonsai, nhưng nó chỉ bắt đầu xuất hiện và giai đoạn Heian (794 – 1191 AD). Những nhà sư là những người mang bonsai lên đảo quốc này. Qua nhiều năm bonsai được biết đến nó chỉ được coi như thú vui của các nhà quyền quí. Thực thế nghệ thuật bonsai chỉ dành cho giới quý tộc, đó cũng là nguyên nhân làm nhiều môn nghệ thuật ở Nhật bị mất đi. Cùng với sự xâm lược của Trung Quốc vào thế kỷ 14, nghệ thuật bonsai mới được truyền cho đại chúng và bắt đầu trở nên phổ biến sau đó. Sự ảnh hưởng của Trung Quốc lên các nghệ nhân thời kỳ đầu được thể hiện rõ khi họ vẫn sử dụng sử dụng các đặc điểm giống với Trung Quốc để thể hiện bonsai.Sau khi thiết lập nền tảng bonsai, người Nhật đã phát triển nó một cách rực rỡ cho đến ngày hôm nay.

bonsai đến Phương Tây

Những cây bonsai đầu tiên đến Phương Tây hầu hết có xuất xứ từ Nhật và Trung Quốc. Triễn lãm bonsai tại Third Universal Exhibition tại Paris vào năm 1878 và các triễn lãm sau đó vào 1889 và 1900 đã gia tăng sự quan tâm về bonsai và mở cửa cho triển lãm bonsai lớn tổ chức tại London năm 1909. Vào những năm đầu, nhiều người Phương Tây cảm thấy những cây bonsai có vẻ như bị giày vò và nhiều người lên tiếng bất mãn về việc này. Mãi đếm năm 1935, ý kiến này mới thay đổi và bonsai cuối cùng được phân loại như một loại hình nghệ thuật ở Phương Tây.

Khi kết thúc chiến tranh Thế Giới Thứ II, bonsai bắt đầu gia tăng sự phổ biến ở Phương Tây. Những người lính trở về từ Nhật Bản với những cây bonsai trong chậu là khởi nguồn cho sở thích trồng bonsai, mặc dù đa số những cây bonsai đều bị chết sớm khi được đem về. Chúng tồn tại đủ lâu để tạo một sự tò mò làm sau để trồng và chăm sóc bonsai. 

Ngày nay bonsai được bày bán ở các cửa hàng, vườn… Tuy nhiên, đa số là những cây con và không thật sự được tạo ra các nghệ nhân bonsai. Nhiều cây được mua hiện nay được biết đến các cây phôi (pre-bonsai) và phần lớn chỉ được sử dụng như điểm bắt đầu. Tạo một tác phẩm nghệ thuật bonsai cân phải học càng nhiều càng tốt về nghệ thuật này và loại cây bạn sử dụng. Thông tin là chìa khóa cho thành công, đọc và tìm hiểu là một điều quang trọng. Tham gia câu lạc bộ bonsai cũng là một ý kiến hay. Bạn có thể thảo luận và chia sẽ các kinh nghiệm với nhau. Từ đó kiến thức và sự tư tin sẽ được gia tăng và tạo ra một tác phẩm bonsai sẽ trở nên dễ dàng và sự thích thú cũng được gia tăng.


Mai Khoa (lược dịch)

Cắt tỉa bonsai

Ở dáng nguyên liệu mỗi cây đều có một dáng dấp cơ bản của một kiểu bonsai nào đó, nhưng chưa được rõ nét. Dù là cây thu hái lừ thiên nhiên, hay trồng từ hột, từ cành giâm hay cành chiết, ghép v.v… tất cả đề phải cần cắt tỉa, uốn nắn, sửa chữa để đưa vào một thế kiểng mỹ thuật nào đó.

cắt tỉa bonsai


Mục đích chính của việc cắt tỉa là tạo hình dáng cho cây bonsai theo ý ta định. Tuy nhiên các biện pháp này cũng có hiệu quả làm giảm sự tăng trưởng của các phần trên mặt đất (khí sinh), nhâm duy trì sự cân bằng với sự tăng trưởng của rễ.

Khi các nhánh đang tang trưởng bi cắt tỉa đi thì sự phát triển của rễ cũng giảm bớt. Ngược lại cắt tỉa bớt rễ thì cũng hạn chế được phần nào sự phát triển của các phần khí sinh.

Tỷ lệ các phần của cây bonsai (thân, nhánh, làng lá) phải phù hợp với dáng dấp của cây trong thiên nhiên. Kết quả này chỉ đạt được sau nhiễu lần cắt tỉa, uốn nắn. Tinh thần của bonsai là chỉ giữ lại những gì cốt yếu mà thôi, nghĩa là một dáng cây đã được hóa cách.

Trong một kỹ thuật trồng cây, đâu có áp dụng việc cắt tỉa để khống chế sư tăng trưởng của cây và kiểm soát sự phát triển của nhánh, lá (và đôi khi quả nữa).

Đối với cây kiểng bonsai thì cắt tỉa là một công việc thật quan trọng, cần phải duy trì suối đời sống của cây.

Chúng ta phân biệt có hai giai đoạn cắt tỉa

  • Cắt tỉa đuợc tạo dáng (hay là đưa vào một thế kiểng bonsai)
  • Cắt tỉa để tu bổ duy trì dáng (thế)kiểng đã chọn


Hai giai đoạn này cần những dụng cụ rất chuyên biệt phù hợp với các thao tác chính xác.



Chăm sóc bonsai

Chơi bonsai giúp bạn thư giãn, tĩnh tâm, gần với thiên nhiên.

Dưới đây là bí quyết chăm sóc bonsai. bonsai có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng lại phát triển huy hoàng tại Nhật. Ngày nay, nó đã xuất hiện khắp thế giới, nhất là ở các đô thị, nơi con người ít có cơ hội gần gũi với thiên nhiên.

chăm sóc bonsai

1. Nước

Do được trồng trong chậu hẹp nên bạn cần chú ý cách tưới nước cho bonsai. Khi thấy mặt đất có dấu hiệu khô phải cung cấp nước cho cây ngay. Bạn tưới từ từ lên mặt đất, ướt cả tán cây, cành nhánh đến khi nước bắt đầu nhỏ giọt ra lỗ thoát nước ở đáy chậu.

2. Chất lượng nước

Nước phải sạch, không có vôi, lợ mặn. Có thể dùng nước mưa hoặc nước sông không lẫn chất bẩn, hóa chất độc. Nếu dùng nước máy, bạn phải để lắng qua một ngày đêm.

3. Thời gian tưới và bình tưới

Nên tưới cây vào buổi sáng trước khi mặt trời lên cao và buổi chiều lúc tắt nắng. Bình tưới phải có lỗ thoát mịn để tạo ra các giọt nước thật nhỏ, đều, không làm hỏng lá.

4. Thay chậu khi nào?

Sau một thời gian, chậu sẽ không đáp ứng được sự phát triển của cây. Bạn nên thay chậu khi thấy rễ của bonsai dày đặc, cuộn xoắn lại thành một khối, chiếm hết thể tích của chậu.

5. Cách thay chậu

Bạn không được tưới nước trước khi thay chậu. Đầu tiên, nhẹ nhàng đưa gốc cây ra khỏi chậu. Cắt bỏ những rễ đã chết hoặc thối. Chọn chậu khác có kích thước phù hợp hơn, rải một lớp đất thô, hạt to vào đáy chậu.

Phủ kín quanh chậu một lớp đất phù hợp với bonsai. Đặt cây vào chậu, rải đất lên, một tay giữ cây, một tay lắc nhẹ để đất phủ đều. Sau đó tưới nước, đặt cây vào chỗ ít nắng (tránh nắng trực tiếp).

6. Đất

Khi thay đất, bạn nhớ cho thêm phân bón. Thời gian thay đất cho bonsai có rễ mọc khoẻ, hút nước nhiều là 1 năm/ lần.

7. Tỷ lệ đất

Chọn đất thay thế thích hợp với từng loại cây. Ví dụ cây lá kim (thông, tùng), thành phần đất bao gồm: 70% đất thịt, 30% đất pha cát. Cây lá rộng: 60% đất thịt, 30% đất pha cát, 10% lá mục nát.

8. Tắm nắng

bonsai cần được đưa ra ngoài trời  sau 1 – 2 ngày ở trong nhà. Lưu ý, những cây lá dày không cần tắm nhiều bằng cây lá mỏng. Tránh đặt bonsai ngay dưới máy lạnh.

9. Cắt tỉa

Tỷ lệ các phần của bonsai phải phù hợp với dáng dấp của cây trong thiên nhiên. Chính vì thế, bạn có thể cắt tỉa để tạo dáng mới hoặc nhằm tu bổ, duy trì dáng đã có từ trước.

10. Bón phân cho cây

Nên dùng phân hữu cơ để bón cho bonsai. Khi cây bắt đầu ra hoa, bạn dùng phân có nhiều lân, đạm để hoa nở lâu hơn. Trên thị trường hiện có bán phân không mùi. Tốt nhất, nên bón định kỳ 1 -2 tháng/ lần cho cây.

11. Dụng cụ chăm sóc

Bộ cắt tỉa chuyên dụng, cào rễ cây, thùng, ống dẫn nước tưới cây, dây để chằng cây theo ý muốn… là những vật dụng cần thiết.

Cách uốn những nhánh cây lớn hoặc dễ gãy (Phần 3)

Có những cành cây to quá, và rất dễ gãy, chúng ta không thể uốn theo vị trí mong muốn, vì vậy việc trước tiên là phải làm yếu cấu trúc của nó, rồi sau đó dùng dây quấn hay dây chằng để uốn. Sau đây là một số kỹ thuật “tạo rãnh” “khoét lỗ”, “và xẻ cành”…

uốn thân cây cảnh

Tạo rãnh

Khoét lỗ và tạo rãnh là việc lấy đi phần gỗ trong giữa thân của cành cây mà bạn muốn uốn. Đó có thể là khoét lấy gỗ theo một đường rãnh chạy dọc cành cây, hoặc là tạo ra một cái lỗ để có thể tập trung lực uốn mà không phải chiếm nhiều diện tích trên cành cây.Trên đây là hình cây xô thơm (loại này hiếm khi được trồng làm bonsai, nó cũng gần giống như cây hoa oải hương và cây hương thảo). Gỗ của loài cây xô này rất giòn, chiếc cành dài 25cm, đường kính 1 inch này mọc quá thẳng, nó đã từng bị gọi là cái cành “trêu ngươi”, vì chĩa thẳng vào hướng mắt nhìn của người xem.

Nếu uốn mà chưa tạo rãnh cho nó, cành cây có thể bị gãy. Do đó, người ta tạo một đường rãnh, hay rạch một khía sâu vào thân của cành cây để làm cho nó mỏng hơn, từ đó sẽ dễ uốn hơn. Như các bạn đã thấy trong hình, sau khi tạo rãnh chúng ta có thể quấn dây và uốn cành được.

Nhưng bạn cũng nên để ý vết thẹo của nó. Trong trường hợp đặc biệt này, cái rãnh trên cành cây có thể không lành lại được, và hiện rõ ra bên ngoài. Tuy nhiên, cành cây này cũng có nhiều vết tích của kỹ thuật “lột vỏ” và “làm chết” rồi, nên nó rãnh này có thể hòa hợp với toàn cảnh nhìn chung của cành cây. Bạn có thể thay thế chỗ rạch rãnh xuống phía bên dưới cành để ít ra nó không được nhìn thấy trực diện từ phía bên ngoài.

Khoét lỗ

Đối với cành cây táo gai trong hình trên, yêu cầu đưa ra là phải làm yếu cấu trúc của đoạn cành dài và thẳng đuột của nó, sau đó vít đầu cành xuống. Vì đây là cành cụt, do đó ta tránh không nên dùng biện pháp uốn mà phải tạo ra một vết thương dài (như kỹ thuật tạo rãnh), thay vào đó, ta tạo ra một cái lỗ trên cành cây.Để che đi vết thương sau khi uốn, người ta tạo một cái lỗ ở phía sau cành cây bằng cách dùng một chiếc máy quay với mũi khoan bào soi nhỏ. Bạn càng lấy được nhiều gỗ bên trong ra càng tốt, miễn là không làm tổn thương đến lớp gỗ thượng tầng là được.

Sau khi khoan lỗ xong thì có thể dễ dàng uốn được cành cây xuống theo đúng vị trí mong muốn với hai sợi dây chằng.

Sau khi đã uốn được cành vào đúng vị trí, ta trám đầy lỗ bằng rêu nước rồi lấy dây nhựa đen băng chặt lại. Cách làm này sẽ giúp bảo vệ được vết thương khi mùa đông đến.

Xẻ cành

Bản chất của kỹ thuật này là việc xẻ đôi một cành cây to để tao thành 2 nửa mỏng hơn, dễ uốn hơn. Tuy nhiên, những người chơi bonsai thường ít áp dụng kỹ thuật này vì hiệu ứng thẩm mỹ của nó. Sau khi viết thương đã liền lại trên cành cây luôn có xu hướng tạo thành vệt chai sần không đẹp mắt và thiếu tự nhiên.

Đây là một trường hợp thực tế của một cành cây táo gai, nó đã được dùng cưa xẻ làm đôi và sẵn sàng chờ uốn.

Tuy nhiên, kỹ thuật xẻ cành cũng khá quan trọng trong nghệ thuật bonsai. Nó rất hữu dụng khi bạn muốn uốn phần sống của một cành hay thân cây khác đi so với cấu trúc của phần lõi gỗ chết bên trong bằng cách dùng cưa hay dụng cụ xẻ cành.
Những hình ảnh trên đây cho thấy áp dụng kỹ thuật xẻ cành, người ta đã tách được thân cây tùng cối ra xa phần gỗ chết, điều này là không thể làm được nếu chỉ dùng acc1 dụng cụ uốn, nắn thông thường.

Lưu ý thêm

Những kỹ thuật đã được mô tả trong loạt bài viết về chủ đề này, như: tách chữ V, khoét lỗ, tạo rãnh và xẻ cành…, tất cả đều có nguy cơ gây chết cành to, hoặc thậm chí làm chết cả cây nếu không được thực hiện đúng và có những biện pháp chăm sóc thích hợp sau khi thực hiện. Đây có thể gọi là những kỹ thuật cao cấp, và chỉ nên làm đối với các cây và cành đang khỏe mạnh, sung sức để chúng có thể chịu được những tổn thương nặng.

Hãy bảo vệ vết thương bằng cách mà bạn vẫn hay dùng, hoặc có thể bọc vết thương lại (hiện đang có những tranh cãi về việc liệu có nên bọc hết tất cả hay chỉ vài vết thương thôi). Theo kinh nghiệm của một số người chơi bonsai thì có thể dùng dầu bôi đặc chiết xuất từ dầu hỏa, hoặc dùng dầu hôi để bôi vào những vết thương hở ở lớp gỗ thượng tầng.

Khi bạn khoét lỗ hay tạo rãnh, nhớ chỉ lấy đi phần gỗ vừa đủ để uốn mà không cần phải xẻ cành, hoặc nếu không thì bạn có thể lấy đi phần vỏ cây hay lớp vỏ thượng tầng xung quanh, nhưng nhớ là chừa gỗ lại để đảm bảo cành cây vẫn đủ khỏe để đỡ lấy sức nặng của nó. Hãy kiểm tra độ dẻo của cây song song với quá trình khoét lấy gỗ. Nếu trong quá trình lấy gỗ từ giữa thân cây mà bạn thấy phần gỗ thượng tầng màu xanh thì có nghĩa là bạn đã khoan vào quá sâu rồi đấy. Bạn nên bịt kín chỗ đó lại, rồi tiến hành lấy gỗ ở chỗ khác.

Thời điểm thích hợp nhất để thực hiện những kỹ thuật đã mô tả ở loạt bài viết này là vào cuối hè, hoặc đầu tháng 8 khi cái nóng của mùa hè đã đi hết, và như vậy thì sẽ có nhiều thời gian hơn cho vết thương bắt đầu liền lại trước khi mùa đông băng giá đến. Hãy làm trong thời gian cây còn hoạt động (còn nhiều lá), cây sẽ có thể ghi nhận ngay lập tức các tác động và có phản ứng kịp thời.

Hãy cẩn thận; nếu bạn vẫn còn nghi ngại gì thì hãy tạm thời tạo rãnh, khoét lỗ hay xẻ cành trước, rồi vài tuần hay vài tháng sau hãy tiến hành uốn cây.

Cuối cùng, bạn phải chắc chắn là thật cần thiết phải làm thì hãy làm. Và nếu được thì luôn uốn cây bằng dây quấn, dây chằng hay các loại dây khác mà ít bắt cây phải chịu đựng thêm.

Cách uốn những nhánh cây lớn hoặc dễ gãy (Phần 2)

Những kỹ thuật mà chúng tôi đã nêu ở phần 1 của loạt bài viết này giúp tăng thêm khả năng uốn được những cành cây to, tuy vậy, nếu cành cây quá to hoặc quá giòn thì cũng không thể nắn chúng theo vị trí mà mình mong muốn được, mà trước tiên bạn phải làm yếu cấu trúc của nó đã, việc này sẽ hỗ trợ cho các dây chằng hay dây quấn hoạt động được tốt hơn. Phần 2 này sẽ đề cập đến kỹ thuật tạo một mấu hình chữ V trên cành cây. 

uốn bonsai

Nguyên tắc cơ bản để làm yếu cành cây trước khi uốn

Cũng giống như thân cây, cành cây chứa những lớp tế bào sống (nằm ngay dưới vỏ cây) bao quanh phần lõi gỗ “chết” bên trong. Nhiệm vụ của phần lõi này là giữ sức và cấu trúc của cây.

Cấu trúc này hỗ trợ các tế bào sống, giữ cho tán lá nằm đúng vị trí và đủ sức nâng đỡ sao cho cành cây không bị ngã đổ ngay cả khi bị tuyết phủ đầy hay bị những cơn gió vùi dập.

Phần lõi gồm các tế bào gỗ chết kể trên chính là phần mà chúng ta cần phải tác động đi khi uốn cây. Chúng ta cũng có thể làm yếu hay lấy đi phần lõi gỗ này để  làm cho các phần tế bào sống xung quanh yếu đi, và rồi cả cành cây cũng thế.

Có nhiều kỹ thuật làm yếu cành để uốn cây, đó là những kỹ thuật “cao cấp” và chỉ những người nào chăm sóc được cây thật tỉ mỉ và có kinh nghiệm mới có thể thực hành được, vì nó cũng có mặt nguy hiểm và có thể dẫn đến chết cành nếu không được chăm tốt.

“Khắc mấu hình chữ V”, “khoét lỗ”, “chẻ cành”, và “tạo rãnh” phải được thực hiện trên những thân cây khỏe mạnh và trên những cành cây sung sức nhất để nó có thể liền lại vết thương và phục hồi sức sau chấn thương. Mặt trái của phương pháp này là, có thể vết thương quá lớn, cây không lành lại nổi, đối với những vết thương như thế, bạn không nên tạo phía trước của cây, thậm chí bạn có thể “ngụy trang” sao cho nó giống hình dạng gỗ mục tự nhiên như “uro” (vết lõm hình lòng chảo) hay “shari” (những đoạn lõi gỗ tự nhiên thường thấy trên các loại cây có quả hình nón như cây thông và cây tùng cối).

Tính toán thời điểm thích hợp để uốn cây

Một số người đam mê nghệ thuật bonsai cho rằng nên thực hiện những tác động mạnh lên cây vào mùa đông, khi cây đang ngủ đông, để nhằm mục đích “lừa” chúng, thực chất đó là những ý tưởng sai lầm, và phần nào lệch lạc.

Nếu thực hiện vào lúc chớm giữa đông, thời kỳ ngủ đông của cây, thì cây sẽ không thể liền vết thương được cho đến khi nó trở lại hoạt động bình thường vào vài tuần hay vài tháng sau đó. Như vậy sẽ làm cho các vết thương cứ bị phơi trần ra và trầm trọng thêm trong một khoảng thời gian quá dài. Do vậy, bạn nên thực hiện những kỹ thuật này vào lúc cây đang phát triển thuận lợi và những nguy hại do thời tiết băng giá gây ra cũng được giảm xuống mức thấp nhất.

Đối với hầu hết các loài cây thì hoạch định thời điểm thích hợp nhất là vào khoảng cuối hè, hoặc đầu tháng 8, vì ít ra từ lúc đó vẫn còn khoảng 6 tuần nữa thì thời tiết đông giá mới thực sự bắt đầu.

Vào giữa mùa hè, cây bắt đầu ra lá và chồi non mới, đây là khoảng thời gian phát triển, là lúc cây tràn trề sinh lực nhất. Tiến hành những kỹ thuật trên vào thời điểm từ giữa đến cuối hè sẽ giúp cây phục hồi nhanh nhất, không những giảm thiểu được nguy cơ bị sâu mọt ăn hết chồi non hay bị nhiễm bệnh mà còn không cản trở quá trình phát triển của cây.

Đối với những loài cây có nhựa, có quả hình nón như cây thông hay cây gỗ vân sam, thời điểm thích hợp nhất để uốn cây là vào cuối hè, khi lượng nhựa lưu thông giảm đi. Còn đối với những loài sớm rụng lá, có khả năng sẽ chảy nhựa nhiều, bạn không nên uốn vào đầu hay giữa mùa xuân trước khi cây rụng lá và mọc chồi non.

Tốt hơn hết, luôn dùng dây đồng và/hoặc dây chằng để uốn trước khi sử dụng những kỹ thuật này

Kỹ thuật khắc hình chữ V

Khắc hình chữ V đơn giản chỉ là cắt ngang bề rộng của thân cây, rồi uốn nó theo vị trí mà mình mong muốn. Đây là một phương pháp uốn nhanh và tác động trực tiếp vào chỗ cần uốn, tuy nhiên, nó có thể gây ra vết chai sần hay phồng rộp ở ngay chỗ khắc chữ V.

Có thể dùng phương pháp này cho các loài cây sớm rụng lá, hay cây lá rộng, vì dòng nhựa lưu thông của nó không quá chặt chẽ liên tục như các loài cây có quả hình nón (nếu dòng nhựa chạy đến các nhành cây thứ cấp và/ hoặc các tán lá bị đứt giữa chừng, thì những chồi hay lá đang phát triển sẽ bị và có nguy cơ bị sâu mọt phá hoại).

Bạn phải quấn dây hay buộc dây chằng vào cành được uốn để giữ cho cây ở đúng vị trí trong khoảng thời gian nó hồi phục và tạo ra vết chai sần.

Nên bôi một lớp dầu bôi trơn xung quanh lớp gỗ thượng tầng bị lộ ra đối với những cây thuộc họ có quả hình nón, hoặc dùng bột hồ bôi lên vết cắt cho các loài sớm rụng lá.Hai vết cắt hình chữ V được tạo ra ở quãng chia 2/3 chiều dài cành cây được uốn. Nếu vết cắt không đủ sâu thì chỗ uốn sẽ không được gọn gàng và suôn sẻ. Để tạo ra vết cắt hình chữ V, bạn dùng cây cưa mỏng và nên tạo thành hình tam giác để khi uốn, hai mặt bên của vết cắt sẽ gặp nhau khi chúng tạo thành vết chai sần, từ đó vết cắt sẽ ghép lại vào nhau.

Phương pháp này cũng rất hữu dụng khi dùng để chỉnh lại góc nơi cành cây bị lìa khỏi thân cây. Đối với trường hợp này, chỉ dùng dây không thì có thể khó mà chỉnh được.Có thể tạo vết cắt ở cuối cành, sau đó dùng dây quấn hay dây chằng để kéo cành hướng xuống. Hai cạnh của vết cắt bị kéo sát vào nhau và cuối cùng là liền lại với nhau.Nhiều người say mê bonsai thích tạo vết cắt ở phía trên, thay vì dưới chỗ cành giao nhau với thân cây. Cách này sẽ làm vết cắt mở ra và không bị nhìn thấy cho đến khi vết cắt liền sẹo và lấp đầy được chỗ khuyết.

Về cơ bản thì cả hai cách đều tốt và nên được dùng phù hợp với loài cây được uốn; một số loài hình thành sẹo nhanh để lấp đầy chỗ trống của vết cắt hình chữ V, với các loài này thì nên dùng cách tạo vết cắt ở phía bên dưới, cuối cành.

Một ví dụ về phương pháp tạo vết cắt hình chữ V

Cách uốn những nhánh cây lớn hoặc dễ gãy (Phần 1)

Việc uốn cành, tạo dáng cho cây bonsai là một việc làm thường xuyên mà bất kỳ người chơi bonsai nào cũng phải thực hiện. Thông thường, tùy vào loại cây mà người làm bonsai sẽ biết nên chọn thời điểm nào để uốn cành. Vì một lý do khách quan hay chủ quan nào mà bạn buộc phải uốn nắn những cành cây dễ gãy hoặc quá to thì đó là một việc làm khó. Đôi khi chỉ vì sơ ý, bạn có thể làm hỏng cả cây bonsai. Dưới đây là một vài gợi ý và phương pháp giúp cho bạn tham khảo khi gặp các trường hợp khó khăn như vậy. Bạn cần xác định độ chịu đựng được của cành cây vì không kể về đặc điểm mềm dẻo khác nhau của từng loại cây thì bất cứ cây nào cũng vậy, mỗi cành cây đều có một độ cong nhất định tùy vào vị trí và hướng của nó mọc trên thân cây. Nó sẽ không chịu được sức bẻ ngược lại. Đối với những cành này, nếu bạn cố sức uốn theo cách của mình thì cần phải làm thật chậm, hoặc nếu cảm thấy không đủ kiên nhẫn thì bạn nên nghĩ đến một phương án khác để xử lý nó chứ tuyệt đối không được vội vàng mà “sôi hỏng bỏng không”.

Theo kinh nghiệm và kiến thức về các loại cây của bạn mà bạn biết rằng mỗi loại cây có độ mềm dẻo khác nhau, do đó tùy vào loại cây mà bạn chọn cách thức nhất định để uốn và xác định mức độ tác động. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn không biết độ uốn của cành cây như thế nào thì trước tiên hãy uốn ở một mức độ nào đó đã, rồi để cho cây quen dần, ít hôm sau bạn lại uốn tiếp.

uốn cây cảnh

Sử dụng dây chằng xoắn

Sử dụng dây chằng xoắn để uốn các cành to và khó uốn vì phương pháp cuốn dây đối với những trường hợp này gần như không thể thực hiện được. Dây chằng xoắn thường được sử dụng là loại dây đồng mảnh có đường kính từ 1-1,5mm. Bạn có thể buộc đầu kia của dây chằng vào các điểm neo khác nhau, chẳng hạn như một cành cây khác, hoặc một nhánh cây gãy, hay là cái lỗ bên hông chậu, hoặc cũng có thể buộc vào một sợi rễ to nào đó, hay thậm chí vào một cái móc, cái đinh vít được đóng vào thân cây. Điều lưu ý đầu tiên khi sử dụng dây chằng để uốn cành là để ý đến phần đệm. Sợi dây mảnh sẽ cứa đứt thân cành nếu bạn không đệm vào đó 1 miếng cao su.
Bạn dùng một thanh kim loại chắn ngay điểm giữa để xoắn dây. (Ở đây để hình được rõ, chúng tôi không thể hiện phần đệm, nhưng bạn vẫn phải luôn chú ý đến vấn đề đó). Lợi thế của biện pháp này là hai phần dây ở hai bên xoắn vào nhau, do đó đoạn dây ngắn đi, và kéo các cành cây lại với nhau với một lực rất mạnh. Nó đặc biệt hữu ích khi bạn dùng để uốn những cành cây cực kì “khó nắn”,  tốt hơn nhiều so với cách dùng tay. Hơn nữa, đối với những cành cây giòn hoặc có nguy cơ dễ bị nứt, bị gãy, dây chằng xoắn có thể giúp giữ được chúng trong vòng nhiều tuần, giảm nguy cơ làm hỏng cành cây. Phần thân chính của cây Thích đỏ Nhật Bản này đã bị chết ngọn. Để lấp đầy khoảng trống tán lá trên đỉnh, cần phải kéo những cành cây to dày và dễ gãy xung quanh lại với nhau. Và điều này đã được thực hiện nhờ dùng biện pháp xoắn dây chằng với một điều độ thích hợp.

Ngoài phương pháp sử dụng dây chằng xoắn, hiện nay trên thị trường có 1 số dụng cụ uốn cành chuyên dụng, tùy trường hợp, bạn có thể sử dụng 1 trong những công cụ sau:

Sử dụng nẹp uốn

Nguyên tắc uốn của dụng cụ này giống như phương pháp dùng dây chằng xoắn, chỉ khác ở chỗ thay vì kéo cành cây cần uốn và điểm neo lại với nhau bằng cách xoắn sợi dây chằng, thì bạn dùng 1 thanh kim loại để siết chặt 2 đầu của nẹp uốn lại.
Nẹp uốn có ưu điểm là (nếu đủ dài), nó có thể kéo được cành cây nhiều  hơn so với khoảng cách giới hạn mà biện pháp dây chằng xoắn mang lại. Tuy nhiên, nếu dùng trong khoảng không gian chật hẹp thì hơi bất tiện, và thậm chí không thể áp dụng được cách làm này.

Khóa uốn cành

Khóa uốn cành là một loại dụng cụ bằng kim loại có hai răng giúp kẹp chặt cành cây, cho phép người dùng có thể tác động mạnh hơn đến cành, uốn chúng vào đúng vị trí mà mình mong muốn (sau đó chúng ta sẽ buộc dây chằng vào vị trí đó).

Nẹp ba chân

Nẹp ba chân cũng là một dụng cụ để uốn các cành cứng. Với hai chân bên ngoài được móc vào cành, chân chính giữa từ từ (bằng cách điều khiển mức ren) sẽ uốn cong cành cây. Tuy nhiên dụng cụ uốn này ít được ưa chuộng vì nó rất dễ làm thương tổn đến thân cây, ngay cả khi đã dùng miếng lót cao su. Thêm nữa, những cành cây khả dĩ dùng “nẹp ba chân” được thì cũng có thể dùng dây quấn, dây chằng là những phương pháp thông dụng hơn.

Cách tạo bonsai Tanuki

bonsai Tanuki

Giá trị của việc tạo ra một cây bonsai từ hai nguồn vật liệu cây riêng biệt (một trong hai là cây đã chết lâu năm) thường là một vấn đề tranh luận đáng kể trong cộng đồng bonsai phương Tây. Những tác phẩm như bonsai “tanuki” của người Nhật hay “cây ghép phượng hoàng” của người phương Tây là một trong những tác phẩm như thế. Bất chấp tên của chúng là gì, quá trình thực hiện tác phẩm căn bản là giống nhau.

Những khúc gỗ chết lớn với hình dáng thú vị được sử dụng làm dáng cây. Các dụng cụ mài hoặc khoan gỗ được sử dụng để tạo những đường rãnh trên thân gỗ chết và sau đó một cây trẻ (thường là cây bách xù) được ghim chặt vào, khâu hoặc dùng cách khác để gắn chúng trên đường rãnh. Sau một thời gian, cây con phát triển theo đường rãnh, những đinh vít được tháo bỏ và sản phẩm ghép hình thành, sản phẩm này sau đó vẫn sử dụng các kỹ thuật bonsai truyền thống để chăm sóc.

Quan điểm của người Nhật

Từ “tanuki” trong tiếng Nhật được hiểu là “kẻ lừa đảo, lén lút”. Những câu chuyện dân gian của người Nhật khắc họa hình ảnh “tanuki” là một người ăn mặc chải chuốt, anh ta đến thăm từng nhà trong ngôi làng, lừa đảo người dân cho anh ta tiền và thức ăn, hay là một người có tài “bẻo mép” lừa lọc người khác. Những người Nhật làm bonsai tanuki xem như là một sự tiêu khiển thú vị và vui vẻ, nhưng không xem chúng ngang hàng với các loại bonsaithông thường khác. Chúng ta sẽ không thấy “bonsai tanuki” xuất hiện trong những buỗi biểu diễn chuyên nghiệp ở Nhật bởi vì họ không xem tanuki như là một loại bonsai có giá trị. Họ xem nó như một thứ đồ giả mạo. 

Cách tiếp cận của người phương Tây

Nhưng chúng có phải đồ giả không? Có lẽ đây là câu hỏi về quan điểm. Từ “cây ghép phượng hoàng” được đề xuất lần đầu tiên bởi nghệ nhân bonsai nổi tiếng Dan Robinson, Washington là nơi tập trung của các cây bonsai được thiết kế một cách ngoạn mục và cổ điển, nhưng cũng bao gồm những bộ sưu tập tanuki bonsai gây ấn tượng, hoặc như Dan nói: “Cây ghép phượng hoàng giống như chim phượng hoàng trong thần thoại Hy Lạp cổ, hồi sinh trở lại và huy hoàng hơn bao giờ hết từ nắm tro tàn của cái chết. Cây bonsai phượng hoàng dùng khúc gỗ cổ xưa có thời gian chết lâu và cây trẻ làm vật liệu để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật tuyệt hơn tổng số từng phần của chúng”. 

Bất kỳ lúc nào, giống như một họa sĩ hay là một nhà điêu khắc, mục đích của chúng ta là để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật mà gợi lên những cảm xúc nhất định, và vì thế loại bonsai này có giá trị như bất cứ loại bonsai nào khác. Đây là một cuộc tranh luận sẽ được tiếp tục ở cộng đồng bonsai phương Tây trong nhiều năm nữa. Tuy nhiên, mục đích của chúng ta ở đây là đưa ra những kỹ thuật hoặc máy móc đơn giản để tạo ra một cây bonsai tanuki. Dưới đây là những bước làm cụ thể:
 

Lựa chọn thân gỗ chết.

Việc chọn thân gỗ chết để làm cây bonsai tanuki là một việc cần phải hết sức lưu ý. Chất lượng gỗ rất quan trọng, vì thế, không phải tất cả các loại gỗ chết đều được sử dụng, bất chấp hình dáng của nó có hấp dẫn như thế nào. Thân gỗ chết cần phải chặt và rất cứng. Gỗ thường được sử dụng là gốc cây bách xù từ sa mạc phía tây. Loại gỗ này rất già và đủ cứng để đóng đinh xung quanh nó.
 
Bạn phải cẩn thận đối với nước bởi vì bất cứ khúc gỗ chết nào tiếp xúc liên tục với nước hoặc độ ẩm thì cuối cùng cũng đi đến mục nát và đòi hỏi sửa lại hay thay thế. Phần phía trên của khúc gỗ không tiếp xúc với đất hoặc chất bẩn sẽ giữ được lâu hơn những phần ở trong đất vì chúng sẽ mục nát nhanh chóng nếu chúng không đủ độ dày và chắc. Một vài người sơn khúc gỗ chết với chất bảo quản gỗ để tránh ảnh hưởng của độ ẩm. Điều này có thể là một ý tưởng tốt. Có rất nhiều loại sơn khác nhau có sẵn trong siêu thị. Tuy nhiên, bạn nên để ý đến hóa chất trong sơn để tránh làm hư hỏng cây sống mà được trồng ghép vào thân gỗ chết.
 

Lựa chọn chậu chứa

Cây bonsai tanuki không phải là loại cây có ngay được mà chúng cần thời gian phát triển Cứ cho rằng chúng ta có khả năng làm những cây trưng bày trong triển lãm từ 3 đến 5 năm. Vào lúc ban đầu, bạn nên chọn chậu chứa hơi to. Cuối cùng bạn nên chuyển cái cây đang trồng sang một chậu chứa thích hợp cho trưng bày. Cũng có thể tận dụng cái gì đó bình dị như là miếng nhựa lớn trũng của xe buýt hoặc một hộp trồng làm bằng gỗ.
 

Lựa chọn cây

Cây bách xù thường là loại cây nguyên liệu được lựa chọn cho việc tạo ra một cây bonsai tanuki. Ngoài ra các cây thông, thủy tùng, linh sam, độc cần cũng có thể dùng làm thân cây bonsai được. Những loại cây này có độ mền dẻo phù hợp để đóng đinh, khoan lỗ, bắt vít… Nếu bạn chọn những cây khô (họ đỗ quyên) thì phải thật cẩn trọng vì thân cây và các nhánh rất dễ gãy, vỏ cây giòn dễ vỡ không thể chịu đựng những vết rạn nứt.
 

Các bước thực hiện

Trong bài này chúng tôi chọn cây bách xù Shimpaku làm thân gỗ chết để tạo cây bonsai tanuki. Dưới đây là hướng dẫn từng bước một để tạo một cây bonsai tanuki. Trong bài, tính nghệ thuật không được tập trung lắm mà chỉ là các bước cơ bản cần thiết để hoàn thành cây. Cách bạn bố trí trên cây gỗ chết như thế nào, nơi mà bạn bào những đường rãnh và bạn bố trí thân và nhánh như thế nào sẽ chủ yếu dựa trên cấu trúc chính vững chắc của thiết kế bonsai. 

  • Bước 1
    Chuẩn bị chậu chứa bằng cách khoan 4 lỗ ngang  bằng nhau trên miếng mica. Những lỗ này nên vừa đủ lớn để phù hợp với 2 dây đồng xuyên qua, mỗi lỗ dày khoảng 2.5mm. Đặt một màng ngăn các lỗ thoát nước giống như với bất kỳ cây bonsai nào.
Cách tạo bonsai Tanuki bước 2
  • Bước 2
    Xác định góc mà tại đó khúc gỗ chết sẽ được bố trí vào trong chậu chứa. Chân của thân gỗ chết nên bằng phẳng và song song với đáy của chậu. Để thực hiện, sử dụng bút đánh dấu màu đen và vẽ một đường lên thân gỗ chết song song với đáy chậu. Sau đó sử dụng cái cưa tay, cưa gỗ và vì thế đáy sẽ trở nên bằng phẳng và song song.
Cách tạo bonsai Tanuki bước 2

Cách tạo bonsai Tanuki cưa gỗ
Cách tạo bonsai Tanuki tạo hình
  • Bước 3
    Sử dụng khoan để khoan những lỗ cho 4 đinh ốc nhỏ.  Những vòng mắt nhỏ nên chìm vào trong phần gỗ cứng, chắc chắn. Những vòng mắt nhỏ cần thiết gần với chân cây và cuối cùng sẽ được xâu thành chuỗi với dây đồng để giữ vững gốc cây đúng vị trí. Sẽ không thấy chúng khi phủ đất.
Cách tạo bonsai Tanuki bước 3
  • Bước 4
    Đá nên được đặt dưới vật chứa để nâng cao phần thân gỗ chết bị che dưới lớp đất, do đó làm giảm số lượng thân gỗ chết trong đất ẩm và làm chậm lại tiến trình thối rửa không thể tránh khỏi. Dùng những hòn đá bể để lát hoặc đá phiến chất đống để đạt được chiều cao mong muốn. Cắt những hòn đá với kích thước phù hợp với gốc cây và đặt vào dưới đáy chậu chứa.
Cách tạo bonsai Tanuki bước 4
  • Bước 5
    Chọn cây vật liệu, trong trường hợp này cây bách xù Shimpaku với đường kính gốc cây khoảng 2cm. Lấy bỏ tất cả những cây bụi giữa thân của cây gỗ chết và thân của cây bách xù sống. Dùng một cây bút chì đánh dấu vẽ một đường lên thân gỗ chết làm dấu nơi rãnh bạn muốn cắt đến đâu. Tiếp theo, lấy cây bách xù ra khỏi thùng chứa của nó, gói chúng trong túi nhựa và cột chặt bằng dây thừng. Bước này rất quan trọng. Những rễ nên giữ nguyên vẹn và không khô trong suốt quá trình.
Cách tạo bonsai Tanuki bước 5
Cách tạo bonsai Tanuki - bọc đất
  • Bước 6
    Dùng máy bào khô hoặc dụng cụ bào phù hợp (của chúng tôi là khoảng 1.5cm), cắt một đường rãnh vào trong thân gỗ chết. Đường rãnh cần ít nhất một nửa chiều sâu (hoặc hơn) của đường kính thân Shimpaku và ít nhất một nữa chiều rộng. Nhớ rằng bạn đang làm đối với cây có thể trình diễn 3 đến 5 năm. Nếu bạn làm đường rãnh quá nông, cây cuối cùng sẽ đẩy chính nó ra khỏi đường rãnh. Nên cẩn thận. Những mẫu bào thì rất sắc và không quan tâm đặc biệt nếu bạn cắt phần thịt hoặc phần gỗ. Nên cẩn thận với các máy mài và máy bào.
Cách tạo bonsai Tanuki bước 6
Cách tạo bonsai Tanuki bước tạo hình
  • Bước 7
    Bắt đầu tại phần gốc, để cây bách xù vào trong đường rãnh của thân gỗ chết. Sử dụng mũi khoan nhỏ để khoan một lỗ xuyên qua cây Shimpaku còn sống và cột chặt vào gốc cây. Sau đó dùng đá cuội dài thích hợp hoặc đinh vít phù hợp với miếng đệm nhỏ và bảo đảm cây bách xù vừa khít vào trong rãnh của thân cây chết. (Miếng đệm ngăn cản đầu đinh ốc khỏi chìm vào trong thân của cây bách xù quá sâu. Di chuyển lên trên một vài cm và đặt gần đinh ốc. Cố gắng dùng càng ít đinh ốc càng tốt. Làm chậm chậm từ từ đáy lên đỉnh cây. Chú ý: chắc chắn rằng bạn bảo đản phần chân đế của cây (nơi mà chứa bộ rễ), cột nhẹ bên trái, bên phải phía trước hoặc phía sau của gốc cây gỗ chết được cho là đặt trên đính mấy hòn đá trong chậu chứa.
Cách tạo bonsai Tanuki bước 7
Cách tạo bonsai Tanuki bước 7a
Cách tạo bonsai Tanuki bước 7b
  • Bước 8
    Luồn 2 sợi dây đồng xuyên qua lỗ bạn khoan trên chậu chứa ban đầu. Dùng dây đồng chứ không phải nhôm mà có khuynh hướng co giãn và thay đổi thời tiết trong trường hợp này. Đặt một tầng đất bonsai ở phần đáy chậu chứa và bố trí các hòn đá bể vào lỗ phù hợp xung quanh trung tâm lỗ và trên đỉnh một lớp mỏng đất. Lấy bỏ miếng nhựa xung quanh bộ rễ của cây Shimpaku và đặt cây tanuki vào trong thùng chứa. Rất quan trọng rằng bạn phải nhẹ nhàng với hệ thống rễ trong mức có thể và chỉ lấy bỏ đủ đất và rễ cho phép bạn bốt trí dáng đúng và che phủ rễ.
Cách tạo bonsai Tanuki bước 8
  • Bước 9
    Cột cây tanuki vào một nơi bằng cách luồn 2 sợi dây xuyên qua mỗi mắt nhỏ và xoắn lại cho chắc chắn. Sử dụng máy đóng đinh ốc để xoắn chặt sợi dây nếu thấy cần thiết. Gốc cây và shimpaku phải được giữ cố định. Cho đất trồng bonsai vào trong thùng chứa và trộn lên để loại ra những bóng khí trong cấu thành thường có. Sau này, nhúng cây trong nước và bảo vệ khỏi mặt trời và những cơn gió khô trong khoảng 2 tuần lễ. Sau đó lại đem trở lại vùng đầy nắng. Bắt đầu cho bón phân 3 đến 4 tuần. Bón phân mạnh trong 2 năm tiếp theo. Bạn muốn khuyến khích sự phát triển càng nhiều càng tốt. Không thay chậu cây trong ít nhất 2 năm.
Cách tạo bonsai Tanuki bước 9
  • Bước 10
    Cây tanuki hoàn chỉnh bây giờ đã sẵn sàng để phát triển như là một cây bonsai. Có rất nhiều việc để làm, nhưng không phải trong một lúc. Cái cây cần bây giờ là thời gian để phát triển. Một khi bạn biết cây đang lớn lên và khỏe mạnh, bạn có thể bắt đầu chằng lưới và định hình nhánh cây và chạm khắc tỉa tót và xử lý vùng cây gỗ chết. Sau khoảng 1 năm, cây sẽ trở nên cứng theo hình dáng theo sở thích, những đinh vít có thể được lấy ra mà không lo sợ cây sẽ trở lại như ban đầu.
Cách tạo bonsai Tanuki bước 10
bonsai Tanuki thành phẩm
Bonsai Tanuki thành phẩm hoàn chỉnh