Ở dáng nguyên liệu mỗi cây đều có một dáng dấp cơ bản của một kiểu bonsai nào đó, nhưng chưa được rõ nét. Dù là cây thu hái lừ thiên nhiên, hay trồng từ hột, từ cành giâm hay cành chiết, ghép v.v… tất cả đề phải cần cắt tỉa, uốn nắn, sửa chữa để đưa vào một thế kiểng mỹ thuật nào đó.
Mục đích chính của việc cắt tỉa là tạo hình dáng cho cây bonsai theo ý ta định. Tuy nhiên các biện pháp này cũng có hiệu quả làm giảm sự tăng trưởng của các phần trên mặt đất (khí sinh), nhâm duy trì sự cân bằng với sự tăng trưởng của rễ.
Khi các nhánh đang tang trưởng bi cắt tỉa đi thì sự phát triển của rễ cũng giảm bớt. Ngược lại cắt tỉa bớt rễ thì cũng hạn chế được phần nào sự phát triển của các phần khí sinh.
Tỷ lệ các phần của cây bonsai (thân, nhánh, làng lá) phải phù hợp với dáng dấp của cây trong thiên nhiên. Kết quả này chỉ đạt được sau nhiễu lần cắt tỉa, uốn nắn. Tinh thần của bonsai là chỉ giữ lại những gì cốt yếu mà thôi, nghĩa là một dáng cây đã được hóa cách.
Trong một kỹ thuật trồng cây, đâu có áp dụng việc cắt tỉa để khống chế sư tăng trưởng của cây và kiểm soát sự phát triển của nhánh, lá (và đôi khi quả nữa).
Đối với cây kiểng bonsai thì cắt tỉa là một công việc thật quan trọng, cần phải duy trì suối đời sống của cây.
Chúng ta phân biệt có hai giai đoạn cắt tỉa
- Cắt tỉa đuợc tạo dáng (hay là đưa vào một thế kiểng bonsai)
- Cắt tỉa để tu bổ duy trì dáng (thế)kiểng đã chọn
Hai giai đoạn này cần những dụng cụ rất chuyên biệt phù hợp với các thao tác chính xác.