Ý chính trong bài
Chẳng có người nào lại muốn cây cảnh trồng trong nhà của mình bị chết, nhưng đôi khi rất nhiều người lại không ngờ rằng chính sự chăm sóc của họ lại vô tình giết chết chúng…
Khi trồng cây cảnh trong nhà, bạn cần phải biết cách tự tạo môi trường thời tiết tự nhiên cho cây trồng, chính vì lẽ đó mà bạn cần phải mất thời gian ban đầu để thử nghiệm loại cây mà mình dự định trồng, để rồi sau đó bạn có thể điều chỉnh môi trường tác động nhằm giúp cho cây trồng thích nghi với điều kiện sống đó.
Điều quan trọng nhất mà tự bạn có thể làm là tìm hiểu mọi thứ có liên quan tới những yêu cầu cần thiết nhằm giúp cho cây trồng tăng trưởng, phát triển tốt, và rồi từ đó tự bản thân mình tìm cách tạo ra và mang đến những điều kiện cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. Nếu như nhận thấy những bất thường đang xảy ra với cây trồng của mình, bạn hãy nhan chóng tìm hiểu lí do, tìm cách khắc phục nhằm giúp cho cây trồng phát triển trở lại. Dưới đây là những điều cần phải tránh:
1. Tưới quá nhiều nước
Đây là điều cần phải tránh đầu tiên nếu như bạn không muốn làm hại cây trồng của mình. Phần đông nhiều người không thực sự biết cách chăm sóc cho cây trồng cứ mỗi khi có thời gian chăm sóc cho cây trồng là họ lại tưới nước cho chúng. Cây trồng hấp thụ không khí qua rễ cây, nếu như đất trồng lúc nào cũng ẩm ướt thì việc hấp thụ không khí sẽ diễn ra khó khăn, hơn nữa tưới nhiều nước sẽ làm rễ cây nhanh mục, khiến cho cây trồng chóng chết.
Chính vì lẽ đó mà đừng có tưới nước cho cây trồng một cách thụ động. Bạn hãy kiểm tra liệu đất trồng ở bên dưới {chỗ thấp hơn 1” (2,54cm) so với bề mặt bên trên} liệu có khô hay không, nếu khô thì hẵng tưới nước. Khi tưới thì hãy tưới thật kỹ, tưới cho đến khi nhìn thấy nước thoát ra từ lỗ thoát nước ở bên dưới chậu cảnh. Đây là cách kiểm tra hữu ích không chỉ đối với đối với những người ít khi dành thời gian tưới nước cho cây trồng, mà còn hữu ích cho cả những người lúc nào cũng chỉ chăm chăm tưới nước cho cây.
Không để cho cây trồng ngâm trong nước. Nếu như muốn tăng độ ẩm cho cây trồng bằng cách đặt chúng lên một cái khay nước có chứa đá cuội thì phải đảm bảo mực nước thấp hơn so với lỗ thoát nước ở dưới đáy chậu cảnh.
2. Tưới nước không đúng lúc và không đúng cách
Khi tưới cây, chỉ cần tưới vừa phải sao cho đất trồng có đủ độ ẩm cần thiết, nhưng cũng không nên để đất trồng khô quá vì như vậy sẽ làm tăng lượng muối trong đất, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây trồng. Có thể bạn sẽ không nhận biết được điều này cho đến khi bạn bắt đầu nhìn thấy những mảng mầu hơi trắng xuất hiện trên nền đất trồng hay ở rìa chậu cảnh. Ít nhất là một lần một tháng, bạn hãy tưới nước cho chậu cảnh của mình một cách tỉ mỉ, làm như vậy, lượng muối thừa sẽ được thoát ra qua lỗ thoát nước ở phía dưới chậu cảnh.
3. Độ ẩm
Rất nhiều cây trồng trong nhà luôn ở tình trạng thiếu độ ẩm cần thiết, đặc biệt là vào mùa đông, dấu hiệu trước tiên mà bạn có thể nhận biết được là thông qua màu sắc trên đỉnh của lá cây. Nếu bạn thấy trên đỉnh lá có màu hơi nâu có nghĩa là cây trồng đang thiếu nước, chúng sẽ trở nên khô héo, và rụng lá. Màu sắc trên đỉnh của lá cây như trên là dấu hiệu báo cho ta biết cây trồng đang thiếu độ ẩm cần thiết.
Thiếu độ ẩm cũng là nguyên nhân làm chết cây trồng, sự thay đổi độ ẩm từ mùa hè sang mùa đông là rất lớn. Vào mùa hè, nếu bạn để cây trồng của mình ngoài trời vào ban ngày, sau đó mang vào nhà thì sự thay đổi độ ẩm còn rõ rệt hơn nhiều. Trong trường hợp này, bạn cần phải mang cây trồng của mình vào trong nhà trước khi nhiệt độ ngoài trời tăng lên. Sau khi mang cây trồng vào nhà thì bạn nên để cửa sổ mở, làm như vậy sẽ giúp cho cây trồng tránh được thêm phần nào sự thay đổi đột ngột độ ẩm giữa bên ngoài và bên trong.
Để chắc chắn rằng cây trồng của bạn có độ ẩm cần thiết, đầu tiên bạn cần phải tìm hiểu xem lượng nước tưới thích hợp cho cây trồng của mình là ở mức nào. Nếu như cây trồng có xu hướng khô đi, bạn có thể tăng cường độ ẩm cho cây bằng cách đặt một khay nước có chứa đá cuội ngay ở phía dưới chậu cảnh, chú ý là chỉ đổ đầy nước cho đến mực dưới lỗ thoát nước của chậu cảnh. Không được ngâm hẳn chậu cảnh vào nước nếu không sẽ có nhiều vấn đề rắc rối khác xảy ra. Cũng có thể tăng độ ẩm cho cây bằng cách phủ cây vào ban ngày. Nếu như bạn có rất nhiều cây cảnh để trong nhà thì bạn cũng có thể đầu tư mua một máy giữ độ ẩm không khí để đảm bảo độ ẩm thích hợp cho cây trồng, ngoài việc đảm bảo độ ẩm cho cây trồng, máy giữ độ ẩm còn có ích cho da và đồ gỗ trong nhà của bạn.
4. Thiếu ánh sáng
Nếu như cây cảnh không hấp thụ được lượng ánh sáng cần thiết thì trông chúng sẽ nhợt nhạt hơn so với những cây được hấp thụ ánh sáng mặt trời. Bạn có thể nhận biết được điều này khi nhìn thấy những chiếc lá mới mọc có kích thước nhỏ hơn so với bình thường. Xác định xem lượng ánh sáng mà cây cảnh trồng trong nhà cần phải có cũng giống như việc ước lượng xem lượng nước mà cây trồng cần là bao nhiêu. Đơn giản là bạn nên dành thời gian ban đầu để tìm hiểu xem cây trồng của mình sẽ phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng như thế nào.
Tuy nhiên, đối với hầu hết các cây cảnh trồng trong nhà, bạn không nên đặt chúng ở chỗ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời như gần cửa sổ chẳng hạn. Tia nắng mặt trời sẽ làm cháy lá cây. Chỉ có những cây ưa ánh sáng như cây hoa anh thảo, cây dành dành, cây phong lữ là có thể đặt ở vị trí tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Các cây không cần tiếp xúc nhiều với ánh sáng như cây ráy thơm thì tốt nhất là nên được đặt tại nơi mà không có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào.
Những loại cây khác thì bạn cần phải dành thời gian để ý xem mức độ hấp thụ ánh sáng của từng loại như nào. Thường thì hướng đông và hướng tây đối diện với cửa sổ là hướng được chọn để đặt chậu cảnh trong nhà, nhưng nếu ánh sáng mặt trời luôn chiếu trực tiếp vào nhà bạn thì tốt nhất là bạn không nên đặt chậu cảnh của mình ở gần cửa sổ, vì đó là nơi đón nhận ánh nắng mặt trời, với cách làm như vậy, cây cảnh của bạn mới sẽ có khả năng phát triển tốt. Bạn cần phải luôn chú ý xem có gì bất thường xảy ra với cây trồng của mình hay không. Nếu như nhận thấy cây trồng có dấu hiệu không hấp thụ đủ lượng ánh sáng cần thiết cho sự phát triển thì bạn nên mang cây ra đặt ở chỗ mà nó có thể được tiêp xúc và hấp thụ nhiều ánh sáng hơn.
5. Để cây trồng trong môi trường quá lạnh
Đối với các loại cây trồng thuộc vùng nhiệt đới hay những cây trồng đang ra hoa, việc thường xuyên đặt chúng ở gần cửa ra vào hay ngay sát cửa sổ với sự cách li giới hạn sẽ không tốt cho cây trồng, nó giống như việc để mặc cây cảnh ở ngoài trời nhưng mà không có sự bảo vệ nào cả. Cũng giống như con người, hầu hết các loại cây cảnh trong nhà đều phát triển tốt khi được đặt trong môi trường có độ ẩm thích hợp, đó cũng là điều dễ hiểu. Nhiệt độ mát mẻ vào buổi tối là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của cây trồng trong nhà. Cây trồng trong nhà không thể tự điều tiết được khi bị lạnh quá, trước tiên bạn sẽ nhận thấy lá cây rụng và cây trồng trông như bị thiếu nước, chính lúc ấy là thời điểm bạn cần tăng thêm độ ấm cho cây trồng bằng cách nào đó. Nếu cây trồng trong nhà bị để lạnh quá lâu thì sẽ chóng chết.
6. Để cây trồng tiếp xúc trực tiếp với hơi nóng
Đặt cây trồng gần, tiếp xúc trực tiếp với hơi nóng như để cạnh lò sưởi hay ống dẫn không những làm cháy cây mà còn làm cho cây nhanh bị mất nước. Nhiều người nghĩ rằng sẽ là rất tốt khi đặt cây trồng ở nơi có nhiệt độ ấm áp, nhưng nếu đặt chúng quá gần, để chúng tiếp xúc trực tiếp với hơi nóng như cạnh lò sưởi hay ống dẫn không những làm cháy cây mà còn làm cho cây bị mất nước một cách nhanh chóng. Khi bạn chăm tưới nước cho đất trồng của cây thì thậm chí các tán lá sẽ nhanh chóng trở nên khô. Nếu như nhiệt độ trong căn phòng của bạn ở mức thấp, mà bạn lại để cây trồng trong phòng, lúc này bạn muốn tăng cường độ ấm cho cây thì phải chú ý đặt cây trồng cách xa các thiết bị sưởi ấm hoặc đặt cách li chúng với nguồn sưởi ấm trực tiếp bằng tấm ván dày.
7. Sao nhãng, không quan tâm đến vấn đề sâu bọ
Sâu bọ có khả năng sản sinh rất nhanh. Không có cách nào để ta có thể kiểm soát được số lượng của chúng, chính vì vậy mà bạn phải đặc biệt chú ý tới các dấu hiệu trên cây trồng của mình để ứng phó kịp thời. Loại bọ bét, rệp vừng, loài rệp bột và loài vảy bắc có thể sinh sôi nảy nở trên cây trồng trong vòng vài ngày, gây hại cho cây trồng, trong trường hợp xấu nếu những loại sâu bọ này bám trên cây trồng dai dẳng thì cây sẽ chóng chết. Bạn hãy để ý tới những lá cây bị bạc mầu hay uốn quăn lại, và hãy kiểm tra khi thấy cây trồng trở nên mềm và ủ rũ ngay cả khi đã được tưới nước.
Dưới đây là một số loại sâu bọ phổ biến cần chú ý:
Bọ bét: Chú ý ở những vị trí nối các nhánh, đặc biết chú ý đối với những cây có tán lá sum sê. Các con bọ bét có kích cỡ nhỏ, chúng gây hại bằng cách hút các tinh tuý của cây trồng. Lá cây nếu bị bọ bét gây hại thì sẽ có các chấm vàng vàng ở bề mặt của lá. Khi sự phá hoại của bọ bét trở nên ngày một tệ hại hơn, lá cây sẽ đổi hoàn toàn sang màu vàng, dần dần lá cây trở nên giòn và dễ vỡ, kết quả là cây sẽ chóng chết.
Để phòng trừ và diệt bọ bét, bạn cần phải phun thuốc trừ sâu cho cây trồng theo hướng dẫn chỉ định sẵn của nhà sản xuất.
Rệp bột: Trông như những đốm có mầu trắng bông, chúng thường bám vào điểm nối của các cuống lá, cũng có thể nhìn thấy chúng ở dọc thân cây. Chúng sinh sản, phát triển và dần dần hút hết các tinh chất có trong cây trồng, khi cây trồng bị rệp bột phá hoại, chúng trông như bị khô dần đi ngay cả khi được tưới nước. Rất khó để diệt trừ loại rệp này. Nếu như cây trồng của bạn có rệp bột bám vào, hãy cắt nhánh cây có rệp rồi bỏ đi. Bạn cũng có thể dùng miếng dẻ lau có nhúng cồn rồi chấm vào những chố rệp bột bám vào. Nếu như cây trồng nhiễm rệp bột nặng thì tốt nhất là bạn nên bỏ chúng đi. Nếu giữ lại cũng không ích gì vì rệp bột sẽ tự sinh sôi phát triển rất nhanh.
Vảy bắc: là loại sâu bọ cỡ nhỏ, chúng bám vào thân, cọng và cuống lá của cây trồng, bên ngoài của chúng được bao phủ bởi một lớp vỏ cứng có hình bầu dục. Giống như rệp bột, chúng hút dần tinh chất của cây trồng, khiến cho cây trồng trở nên yếu ớt không thể duy trì khả năng tồn tại được. Cũng giống như loài rệp bột, rất khó để loại bỏ và diệt trừ loại vảy bắc. Thuốc trừ sâu thì không thể thấm qua lớp vỏ cứng bao phủ bên ngoài bảo vệ chúng. Đôi lúc, bạn có thể dùng móng tay để cậy, loại bỏ chúng ra khỏi cây trồng. Đối với những con vảy bắc còn non, chúng phải trườn bò mà không có lớp vỏ ngoài bao phủ để tìm chỗ bám, lúc này bạn có thể dùng thuốc trừ sâu để phun, diệt trừ chúng.
Rệp vừng: trông giống như những nốt nhỏ mầu xanh, trắng, vàng hoặc đen bao phủ trên toàn bộ bề mặt của cây trồng. Rệp vừng sinh sôi và nảy nở rất nhanh, chúng có thể bám đầy trên cây của bạn chỉ trong một vài ngày. Rệp vừng là loài sâu bọ có thân mềm, vì vậy ta có thể diệt chúng một cách dễ dàng bằng cách tạt nước mạnh vào cây hay là phun thuốc trừ sâu liên tục. Tuy nhiên loại sâu bọ này bám rất dai dẳng, bạn cần phải kiên trì để tiêu diệt chúng.
8. Rễ cây mọc lan ra quá nhiều so với kích thước chậu cảnh
Đến thời điểm nào đó, khi cây trồng phát triển, rễ cây mọc um tùm, chúng mọc uốn quanh bên trong chậu cảnh, một cách ngẫu nhiên, chúng đã bắt đầu tự hạn chế sự sinh trưởng của mình. Lúc này cây trồng có xu hướng chóng khô nhanh hơn so với bình thường vì số lượng rễ cây mọc thêm đem so với đất trồng là quá nhiều. Cây trồng trong châu cảnh nào cũng vậy, sớm hay muộn thì cũng sẽ đến thời điểm rễ cây của chúng mọc tùm lum bên trong chậu cảnh. Khi đó, chậu cảnh trở nên quá nhỏ để chứa cây trồng vì rễ cây mọc quá nhiều, nếu cứ để như vậy thì vô tình bạn đã làm cho cây trồng tự hạn chế khả năng phát triển của chúng.
Nếu như bạn nhận thấy cây trồng có xu hướng khô nhanh hơn bình thường, thì đó chính là dấu hiệu cho thấy số lượng rễ cây đang mọc ngày càng nhiều bên trong chậu. Vấn đề thật đơn giản và dễ hiểu, nếu có quá nhiều rễ cây thì lượng đất có trong chậu sẽ không đủ để nuôi dưỡng cây trồng và điều tiết nước.
Rất dễ dàng để khắc phục vấn đề này, bạn hãy trồng cây cảnh của mình vào một chậu cảnh mới lớn hơn khoảng 1 – 2 inch (2,54 – 5,08cm) so với chậu cảnh cũ. Chú ý đừng có cố trồng vào chậu cảnh khác có kích cỡ quá lớn, vì nếu chậu cảnh quá lớn thì rễ cây luôn ở trong tình trạng ẩm ướt, từ đó dẫn tới việc rễ cây nhanh bị mục.