Cách trồng sen đá khi mới mua về bằng hạt và lá

Ý chính trong bài

Cách trồng sen đá cực kỳ đơn giản và không có yêu cầu gì đặc biệt về việc chăm sóc vì sen đá là loài rất dễ sống. Nếu như biết cách trồng, sen đá còn cho ra hoa trông rất đẹp mắt. Vậy cách trồng sen đá như thế nào? Mời các bạn tham khảo những hướng dẫn sau đây của chúng tôi.

Sen đá (tên tiếng Anh là Succulent), thuộc chi Echeveria họ thuốc bỏng (Crassulaceae) hay còn được gọi là hoa đá, liên đài, thuộc giống cây mọng nước, sống lâu năm và phát triển chậm, không cần đến sự chăm sóc thường xuyên.

Sen đá
Sen đá

Tên gọi sen đá xuất phát từ thực tế hình dáng cây, không có thân, chỉ có lá và lá mọng nước, xếp thành hình tròn giống như những bông hoa, đặc biệt là hoa sen. Khi được đặt tại nơi có nhiều nắng, lá cây có thể chuyển từ màu nâu đỏ sang màu tím biếc. Cũng có thể vì lý do này mà khi nhập về Việt Nam, cây được gọi là hoa sen đá.

Trồng sen đá như thế nào?

Thật ra, cách trồng sen đá hoàn toàn không quá phức tạp và có yêu cầu nào về kỹ thuật. Thông thường, sen đá khi đủ tuổi sẽ ra hoa vào mùa hè. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bạn cần phải biết lựa chọn giống sen đá (có rất nhiều giống sen đá khác nhau như: sen đá chuỗi ngọc, sen đá móng rồng, sen đá hoa hồng đen, sen đá kim cương, sen thơm, sen đá nâu, sen đá Phật Bà…), nhân giống sen đá, chọn đất trồng, tưới nước, ánh sáng phù hợp…

Lựa chọn chậu trồng sen đá 

Khi chọn chậu để trồng sen đá, bạn nên tìm những chậu có lỗ thoát nước tốt phần đáy để giúp chậu không bị ứ nước. Nếu như chậu không thoát được nước, cây sẽ bị úng khi tưới nước hoặc dầm mưa.

Chậu trồng Sen đá

Đất để trồng cây sen đá

Đất trồng là yếu tố cực kỳ quan trọng trong cách trồng sen đá. Mỗi loại sen đá đều có những đặc tính sinh học riêng nên cần có đất trồng phù hợp riêng. Loại đất này cần phải đảm bảo thông thoáng, tơi xốp, không quá ẩm (vì sen đá không chịu được ẩm). Cách pha đất đơn giản nhất là dùng tro trấu, phân bò hoặc tro trấu và trộn theo tỉ lệ 1:1. Hoặc đơn giản hơn nữa là bạn chỉ cần trộn cát, sỏi, đất pha cát và thêm chút phân nữa là được. 

Đất trồng sen đá

Nhìn chung, cách thức pha trộn nên linh hoạt và tùy theo vào loại cây mà mình trồng, miễn đảm bảo độ khô thoáng của đất là được. Ngoài ra, bạn có thể trộn thêm nấm Tricoderma vì loại nấm này có thể giúp tiêu diệt nhưng vẫn giữ lại các men vi sinh vật tốt có trong phân. Bên cạnh đó, nấm Tricoderma còn giúp tăng đề kháng và hệ vi sinh vật cho cây để sen đạt năng suất cao. 

 Trồng sen đá trong chậu thủy tinh
Trồng sen đá trong chậu thủy tinh

Cách trồng sen đá bằng hạt

  • Bước 1: Sử dụng những miếng xốp nhỏ (đã bẻ vụn) rồi lót dưới đáy chậu để tránh đọng nước phía dưới đáy chậu. Lớp xốp này chỉ nên chiếm khoảng ¼ chiều cao của chậu mà thôi. 
  • Bước 2: Cho đất vào chậu, thấp hơn thành chậu tầm 1cm
  • Bước 3: Ngâm hạt tầm 24 tiếng, sau đó cho hạt vào chậu, phủ 1 lớp đất mỏng lên
  • Bước 4. Tưới nước, giữ ẩm khoảng 10 ngày thì hạt sẽ nảy mầm.
Hạt sen đá nảy mầm
Hạt sen đá nảy mầm

Cách trồng sen đá bằng lá ( nhân giống)

  • Bước 1: Chuẩn bị cây giống khỏe mạnh, to, phát triển bình thường. Tách lá từ gốc lên. Mỗi lá sẽ là 1 cây con sau này, cá biệt có lá sẽ ra được 2-3 cây con. Lưu ý là phải tách sát gốc lá, vì đây là phần phát triển thành cây
Trồng sen đá bằng lá
Trồng sen đá bằng lá
  • Bước 2: Chuẩn bị đất trồng tơi xốp, ẩm.
  • Bước 3. Đặt lá vào chậu cây, để mặt gốc lá tiếp xúc với đất, giữ ẩm cho đất bằng cách phun sương, không tưới nước nhiều kẻo bị thối lá.
lá sen đá lên cây
Lá sen đá ra rễ và lên cây
  • Bước 4. Sau tầm 2 tuần lá cây sẽ ra rễ và phát triển thành cây con. Sau 1 tháng thì có thể tách ra chậu cây.
sen đá con
Cây sen đá con
  • Bước 5: Đặt cây sen đá vào trong rồi nhẹ nhàng vỗ xung quanh chậu. Khi cây đã cố định vị trí thì hãy phủ thêm 1 lớp xỉ than lên xung quanh cây và mặt đất. Lớp xỉ này mang đến tác dụng cố định cây, giảm bốc hơi nước và nếu có tưới cây thì nước cũng không bị bắn xung quanh.
trồng sen đá ra hoa
Cách trồng sen đá ra hoa phải đảm bảo về mặt dinh dưỡng cũng như ánh sáng, lượng nước

Bón phân và dinh dưỡng

Mặc dù không yêu cầu quá nhiều về dinh dưỡng, tuy nhiên, nếu như muốn cho cây sen khỏe đẹp thì bạn cũng có thể bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho cây bằng các loại phân tan chậm, phân dynamic, phân bón qua lá (20-20-20) hàng tháng. 

Ngoài ra, để đảm bảo cây không bị thiếu chất dinh dưỡng và luôn tươi tốt, mỗi năm bạn nên thay đất cho cây khoảng từ 1-2 lần. Đối với một số chậu nhỏ vừa, bạn nên rải khoảng 5-10 viên phân tan chậm lên bề mặt chậu trong khoảng 1 tháng, khi tưới nước, phân sẽ tan từ từ trong đất. 

phân tan chậm

Nếu như bạn không có điều kiện để sử dụng phân tan chậm, có thể ra ngay tiệm cây cảnh để mua phân NPK (tỉ lệ 20-20-20) pha vào nước và tưới lên gốc-lá định kỳ 2 tuần/lần, pha thật loãng hơn chỉ định. Với những người không có đủ điều kiện nữa thì pha thật loãng sữa đậu nành, hoặc bia với nước để tưới tạm cũng được.

Lượng nước tưới

Nước rất quan trọng đối với các loại cây. Tuy nhiên, sen đá lại rất dễ úng nước nên bạn cần phải lưu ý đến lượng nước mỗi lần tưới. Nếu như thấy lá bị vàng héo, rụng dần, thân và lá mềm xuống thì bạn nên tưới ngay vì cây đang bị thiếu nước. Nếu khoảng 3-4 ngày thấy mặt đất trong chậu cây khô thì mới cần tưới nước nhưng chỉ nên tưới một lượng nước vừa đủ mà thôi. Khi tưới, bạn nên tưới vào đất ở mép chậu để nước từ từ ngấm xuống hoặc phun bình nước từ xa,  tránh dội trực tiếp vào lá cây hay thân cây.

tưới nước sen đá

Ánh sáng

Không nên đặt sen đá trong phòng với bóng râm vì cây thiếu sáng sẽ ra lá ít, thưa hơn, nhanh mềm yếu. Bạn nên cho cây phơi nắng khoảng từ 2-3 ngày một lần, mỗi lần phơi từ 3-4 giờ dưới ánh nắng sớm. Không nên phơi dưới ánh nắng gắt vì sẽ khiến cây bị cháy lá và khó nở hoa. 

sen đá dưới nắng
Sen đá nên tắm nắng vào sáng sớm

Sâu bệnh 

Vào thời điểm giao mùa, sen đá thường hay xuất hiện rệp trắng gây hại và lây lan thông qua kiến. Nếu như nhìn thấy vệt đen trên lá sen đá, bạn nên đặt riêng cây đó ra và thực hiện phun thuốc diệt kiến cho cây. Lưu ý là không để cho cây bị ẩm và không phun trực tiếp vào cây mà phun dưới xung quanh sàn nhà hoặc xung quanh vườn. 

Bạn cũng có thể dùng phương pháp dân gian bằng thuốc lào pha loãng. Sen đá vốn là cây mọng nước nên việc phòng bệnh cho cây thường quan trọng hơn việc tưới cây rất nhiều. 

Trên đây là cách trồng cây sen đá đơn giản nhất mà chúng tôi đã tổng hợp và giới thiệu đến bạn, chúc các bạn thành công!


Thông tin bổ sung về SEN ĐÁ

Đặc điểm sinh sống của sen đá rất đặc biệt, chúng sống trên những vùng đất khô cằn hoặc trên đá sỏi giống như xương rồng. Vì thế, tên gọi sen đá cũng được xuất phát từ đặc điểm như vậy. 

các loại sen đá
Sen đá có rất nhiều loại

Ngoài ra, sen đá còn rất dễ thích nghi, rất dễ trồng trên mọi khí hậu, địa hình, nhất là những vùng đất thiếu chất dinh dưỡng, khô cằn như vùng núi đá, sa mạc và sống quanh năm nhờ lá cây dày, mọng nước có khả năng duy trì sự sống nếu chịu hạn hán. Khi lá rụng, chồi sẽ được nảy nở từ lá đó và sẽ mọc lên cây mới. Với cách sinh trưởng như vậy, cây sen đá mang đến ý nghĩa một tình yêu chung thủy, bền chặt, trọn đời, không bao giờ chia lìa, thay đổi. 

Trên thế giới hiện nay, ước tính của khoảng hơn 60 họ sen đá khác nhau với gần 100 loài. Nơi có nhiều sen đá phân bố nhất (chiếm tới 90%) là những khu vực cận Xích đạo, khí hậu nóng như Nam Mỹ, châu Phi, châu Úc, Mexico. 

Nhờ có ý nghĩa độc đáo và cách trồng sen đá khá đơn giản, dễ chăm sóc nên sen đá cũng rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Sen đá có thể dùng theo nhiều mục đích khác nhau như trang trí ban công, trang trí bàn làm việc, làm bình hoa tiểu cảnh thủy sinh…

Phân loại các loại sen đá

Sen đá kim cương

Sen đá kim cương

Sen đá kim cương có nguồn gốc từ Nga, cái tên gọi là kim cương vì có màu trong suốt, tuyệt đẹp. Cây thích hợp trồng quanh năm và không chịu được ánh nắng gay gắt, Cây ưa hạn, không cần nhiều nước, chiếu sáng tầm 3h/ ngày.

Sen đá mini

Đây là loại sen đá có kích thước nhỏ, thường chơi nhiều loại đặt cạnh nhau, thích hợp với người thích sự tỉ mẩn, chau chuốt

Sen đá chuỗi ngọc

Sen đá chuỗi ngọc

Hay còn gọi là sen mắt nai, sen giọt nước. Cây với hình dạng tròn, thành từng trùm rủ xuống, thích hợp với việc treo trên giá hay ban công.

Sen đá móng rồng

Sen đá móng rồng
Sen đá móng rồng

Tên gọi đúng như hình dạng lá, trong như những cái móng rồng. Cây mang lại nghĩ nghĩa được che chở, bảo vệ cho người trồng.

Sen đá phật bà

Sen đá phật bà

Cây sen đá này có hình dạng nhiều cánh như phật bà quan âm nghìn tay, cây thuộc họ cây thuốc bỏng, mọng nước, phát triển và nhân giống bằng lá rất dễ dàng.

Sen đá hồng tâm

Sen đá hồng tâm

Sen đá hồng tâm với màu hồng nổi bật ở giữa, viền ngoài lá màu xanh rất bắt mắt và nữ tính. Cây tượng trưng cho tình yêu nồng thắm của đôi bạn trẻ

Sen đá hoa hồng

Sen đá hoa hồng

Sen đá hoa hồng xanh có hình dạng giống 1 bông hồng đang nở. nhìn rất đẹp. Đây là lọa cây được tìm mua rất nhiều và khá hiếm trên thị trường

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *