Các loại mai

Trên thế giới có hơn 20 loại mai khác nhau. Riêng tại Việt Nam, có khoảng 8 loại, gồm: 

  1. Bạch Mai
  2. Hồng Mai
  3. Hoàng Mai
  4. Nhất Chi Mai
  5. Mai Tứ Quý
  6. Mai Chiếu Thủy
  7. Song Mai
Các loại mai

Theo phong thủy từng vùng, những cơn mưa phùn trên đất Bắc và xứ Huế, luôn kèm theo những cơn gió bấc, nên các địa phương phía Bắc có các loại mai như :

  • Song mai: hoa màu trắng muốt, ra hoa và kết trái từng đôi nên được gọi là song mai.
  • Mai mơ: còn gọi là Hạnh mai, thông tục gọi là cây mơ. Tên khoa học là Prunes Mume (Armeniaca Mume), xếp vào họ Rosaceae, có khoảng 300 loại. Cây mai mơ cao từ 6 – 9m, lá rộng tròn và dài, đầu nhọn, có răng cưa. Hoa nở vào đầu xuân, sau đó mới nẩy lá, đài hoa đỏ tía hoặc xanh thẫm, hoa thường có 5 cánh với hai sắc: trắng và hồng. Hoa mai mơ sắc trắng còn được gọi là Lục Ngạc Mai. Hoa kết thành quả, quả khi chưa chín có màu xanh, khi quả chín có màu vàng. Trái có vị chua ngọt, mùi thơm phảng phất rất lâu.

Tại miền Nam, vì thuộc khí hậu nhiệt đới và gần đường xích đạo hơn so với miền Bắc, ngày Tết luôn rơi vào lúc thời tiết nóng, nên ta có thể tìm thấy các loại mai như mai Chiếu Thủy, Nhất chi mai, mai Tứ Quý, Bạch mai, Hoàng mai, Nam mai và một loại mới, đó là mai trắng Miến Điện.

  • Mai chiếu thủy: là cây đa niên, gốc to, cành nhánh nhiều. Cao khoảng 1,5m. Lá dài, nhỏ, mọc thành đôi. Hoa nhỏ 5 cánh, mọc thành chùm nhỏ li ti, màu trắng tuyền, có mùi thơm dịu dàng, dễ chịu. Cuống hoa dưới luôn luôn hướng xuống đất nên được gọi là mai Chiếu Thủy.
  • Nhất chi mai: hoa màu trắng pha hồng, thường gặp ở miền Nam.
  • Mai tứ quý: là loại mai có 5 cánh màu vàng tươi, tên khoa học là Ochna Astropurpur. Hoa không nhiều, nhưng tự trổ, không cần trảy lá trước. Loài hoa này được coi là một loại mai kiểng. Vì loài hoa này nở quanh năm, mùa nào cùng có thể trổ hoa nên còn được gọi là mai Tứ Quý. Ngoài ra còn có tên gọi khác là “Mai đỏ”, nguyên do chính là khi hoa tàn 5 cánh hoa vàng rụng hết và 5 đài hoa bên dưới liền biến thành đỏ sẫm. Các đài hoa thay vì xòe ra như trước khi tàn, lại úp vào ôm lấy nhụy, trông như đóa hoa búp vậy. Nhụy hoa bên trong kết hạt, từ màu xanh khi còn non đổi sang màu đen lúc già, to dần, đẩy 5 đài hoa lại nở bung ra lần thứ hai như một đóa hoa mai màu đỏ, chính vì lẽ đó mà mai Tứ Quý còn được gọi là Nhị Độ mai (hoa nở 2 lần, trước vàng, sau đỏ).
  • Bạch mai: cây cao 15m, hoa có mùi thơm dễ chiu như mai Chiếu Thủy. Hoa bạch mai có dáng như hoa sứ, màu trắng trong tượng trưng cho sự tinh khiết, có từ 6 đến 8 cánh tròn lớn, dày, nhụy vàng, có mùi thơm thoang thoảng hòa lẫn sương đêm, thuộc loại hoa hiếm. Mai trắng rất yếu, khó chăm sóc và nuôi dưỡng. Có nhiều ở vùng núi Bà Đen – Tây Ninh, hay ở Bến Tre, Hà Tiên.
  • Nam mai: là một loại mai trắng có rất nhiều ở vùng “Nam kỳ lục tỉnh”, đó chính là cây Mù U. Cây mù u có tên khoa học là Ochrocarpus samensis,thuộc họ Guttiferae (măng cụt). Cây mù u thân mộc, lá mù u to bản, dày, kích thước bằng bàn tay người lớn. Trái mù u tròn, to cỡ ngón chân cái, không ăn được. Hột mù u ép làm dầu thắp đèn (nhiều khói, ít sáng). Hoa mù u 5 cánh trắng và to như hoa Bạch mai.
  • Hoàng mai: mai vàng, còn được gọi là Lạp mai. Lạp là sáp ong, được ví với màu vàng tươi nhuận của hoa mai. Còn hiểu cách khác thì Lạp nguyệt là tháng chạp, vậy Lạp mai là loài hoa mai chỉ nở một lần trong năm vào cuối tháng chạp (tháng 12 âm lịch). Tại Việt Nam, nơi có nhiều mai vàng nhất là trong những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn, thuộc các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng đến Khánh Hòa. Rừng ở các tỉnh cao nguyên cũng có, nhưng ít hơn.

Mai vàng mọc trên rừng còn gọi là “Mai núi”. Mai núi do phải chen tìm đất sống với những cây khác ở địa thế khắc nghiệt trong cuộc sinh tồn nên dáng cây có vẻ đẹp đặc biệt. Hoa lại có nhiều cánh. Có hoa có từ 12 đến 18 cánh. 

Một loại mai vàng khác mọc ở triền cát, rừng ven biển được gọi là “Mai Động”. Dáng cây mai động suông, tròn, hoa ra chi chít, cánh nhỏ. Các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình, Quảng Trị đổ vào, kéo dài đến tận đồng Nai, Tây Ninh, nơi nào cũng có mai vàng. 

Hoa mai vàng mọc thành chùm, có cuống dài treo lơ lửng bên cành, ở nách vệt cuống lá và hơi thưa. Hoàng mai mãn khai sau khoảng 2 ngày thì rụng cánh. Hoàng mai có nhiều loại khác nhau. Có loại cánh lớn, mọc dày, ngược lại, có loại thật mỏng manh với những cánh nhẹ tênh. Có loại màu vàng đậm như Huỳnh Tỷ mai, có loại phơn phớt vàng như mai Giảo v.v…

Cây mai vàng trong rừng rụng lá mùa đông. Cành mai vàng mềm mại hơn cành đào. Hoàng mai chuộng ánh sáng cùng đất thịt và ẩm, ngược lại hoa không chịu được khí lạnh. Người trồng Hoàng mai thường canh ngắt lá đúng ngày để dồn nhựa cho các nhánh ra hoa vào đúng dịp Tết Nguyên Đán. Ngắt lá là một nghệ thuật vì nếu lá ngắt đi không đúng lúc sẽ ảnh hưởng đến ngày hoa nở. 

Theo kinh nghiệm thì cây mai vàng càng già, hoa lại càng đẹp. Do đó, người ta rất ưa chuộng lão mai.

Những cây mai đẹp, bộ rễ đẹp và có thể nảy cành ra hoa từ bộ rễ. Gốc đẹp mang nhiều hình dáng khác nhau. Thân đẹp có dáng thẳng đứng – dáng trực, dáng nghiêng – dáng xuyên phong, dáng đổ – thác đổ. Dáng đứng uốn lượn – “vô nữ bất thành mai”.

Tuy nhiên mai thường được nuôi trồng làm kiểng có hoa. Và dĩ nhiên giá trị của cây mai được quyết định ở vòm hoa. Một vòm hoa mai đẹp là có nhiều hoa từ dưới lên trên, từ phía phải được lấp đầy bằng những chùm hoa, hoa phải nở kín từ trong ra ngoài tạo thành một vòm hoa dày đặc.

Các điểm chú ý khi chọn mua mai

Khi chọn mua một cành mai về chưng trong những ngày Tết, người mua thường để ý các điểm sau: 

Những cành mai có dáng đẹp, với các hình dáng một “lão mai” gốc to, da sần sùi, mọc rong rêu càng tốt, nhánh khẳng khiu và có thể có những hình thể như: Chân quỳ, Hạc bay, Phụng Hoàng…

Ngoài những nét trên, người mua mai còn chú trọng đến sự phân chia các nhánh trên một gốc mai. Nhánh to, nhánh nhỏ, sự sắp xếp các nhánh. Có thể phân chia tên gọi tùy sự phong phú của các tay chơi mai chuyện nghiệp. Nhìn chung có các điểm cần chú ý khi lực một nhành mai: Các cành phân chia thứ lớp, bông rải đều, nhánh to khỏe, nhánh uyển chuyển, nụ bụ bẩm, lá non vừa nhú.

Ngoài ra các người chơi mai chuyên môn cònphân biệt thêm nhiều thứ phụ khác nữa mà chỉ có họ biết mà thôi. Ví dụ như Nhụy Âm Dương, Cành Tứ Quý. Nhụy âm dương là chỉ đạo vợ chồng phu phụ, cành tứ quý chỉ bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông… Đặc biệt là các nhà nho học chơi mai rất công phu. Một cành mai nở không đúng vào dịp Tết, mai vừa nở đã rụng, hoặc các nhánh phân bố không hợp cách là xui xẻo cả năm (Người chơi mai tin như vậy).

Chọn mua mai

Ngày xuân, trong nhà sẽ “không khí” hơn khi có một chậu mai vàng rực rỡ. Thế nhưng, nếu mai nở sớm hay muộn thì niềm vui sẽ không trọn vẹn.
Xin giới thiệu cách chọn để có một chậu mai như ý. 

Chọn mua mai
  • Dáng cành đẹp. Mai đẹp không chỉ ở hoa mà quý ở dáng cây. Nên chọn những cây nhánh đẹp cân đối. Vỏ đen tự nhiên, không đốm vảy nấm mốc. Không nên chọn cây quá nhiều nhánh, các nhánh to nhỏ chênh nhau quá nhiều.
  • Đừng “tham” cây nhiều nụ. Tất nhiên là hoa càng nhiều thì cành mai trông càng đẹp, nhưng hãy nhớ rằng hoa có nở đẹp và lâu bền hay không còn tùy vào khả năng nuôi dưỡng của cành, cây, nhất là trong điều kiện chưng bình.
  • Hãy chọn cành hoặc cây mai có nụ nhiều vừa phải và phân bố đẹp trên cả cành. Các nụ hoa phải đủ “bụ bẫm” để nở kịp ba ngày Tết.
  • Hoa mai đẹp. Cánh hoa mịn, đều nhau, không có cánh hoa bị tật. Màu sắc và độ to của hoa rất đa dạng, tùy vào sở thích mỗi người mà chọn lựa cho phù hợp, chứ đó không phải là tiêu chí chọn hoa mai đẹp.
  • Lưu ý rằng việc chăm sóc cành mai trong điều kiện chưng bình cũng rất quan trọng. Nó giúp hoa nở được lâu, không chóng rụng.
  • Lá mai. Một cành mai đẹp không thể là cành mai trụi lá hoặc lá xanh um nhiều như hoa. Tốt nhất nên chọn cành mai nhiều hoa và nụ, điểm những chiếc lá non xanh mềm hoặc đỏ tía.
  • Nếu trên cành còn sót lại một vài chiếc lá cũ hoặc có thêm vài chiếc lá đã già xanh, hãy ngắt bỏ chúng – điều này sẽ giúp giảm sự thoát hơi nước của cành mai.
  • Cành mai phải tươi, nụ hoa no tròn. Khi mua về nên bọc giấy kín toàn bộ, sau đó ngâm trong bể nước (hoặc ao, hồ…) khoảng 3 – 4 giờ hoặc qua đêm nếu mai bị khô do mất nhiều nước. Sau khi để mai uống no nước, đem cắm vào bình.
  • Khi mua, chú ý chọn cây mai chắc gốc. Lấy tay lắc nhẹ thấy cây và đất ở gốc vững chắc là được. Lựa cây có nụ không bị héo, rũ cuống, vì bị héo chứng tỏ cây đang kiệt sức do thiếu nước, đứt rễ hoặc bị bệnh.

Cách chọn Mai trắng

Đối với hầu hết các gia đình ở miền Bắc thì ngày Tết trong nhà thường không thể thiếu hoa đào và cây quất cảnh (tắc kiểng), bởi hai loài hoa cảnh này khá đặc trưng cho không khí xuân thêm phần tươi đẹp, ấm áp hơn. 

Cách chăm sóc lan Hồ Điệp

chăm sóc lan hồ điệp

Loài lan này có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Australia, mọc ở độ cao 200 – 400 m. Khi cây được 1 – 3 năm tuổi thì phát triển mạnh về thân, rễ, lá. Do vậy, thời điểm này bạn cần chăm sóc tích cực nhất.

Loài hoa này rất bền, có thể để được 40 – 50 ngày.

Cách chăm sóc lan Hồ Điệp

Thời gian nở

Tất cả các mùa trong năm.

Có tất cả gần 1.700 kiểu dáng, màu sắc khác nhau.

Ánh sáng

Hồ điệp ưa bóng mát.

Nhiệt độ

Cây phát triển tốt ở nhiệt độ 20 – 35 độ C.

Độ ẩm

Trong khoảng 60 – 80%.

Cách tưới nước

Mùa đông 2 – 3 ngày tưới một lần vào lúc sáng sớm và chiều tối. Mùa hè tưới ngày 2 – 3 lần tùy thuộc vào chất trồng lan là sơ dừa hay gỗ mục. Khi tưới, dùng vòi phun sương nhẹ và phải di chuyển qua một lượt rồi mới tưới trở lại để cho thấm đều vào chất trồng.

Cách tưới phân

7 ngày tưới một lần với liều lượng quy định vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Tưới qua một lần nước, 10 – 15 phút sau thì tưới phân để cây hấp thụ tốt nhất. Lan còn tưới phân NPK: 30-10-10. Lan trưởng thành dùng NPK 20-20-20. Khi cây nhú hoa dùng NPK 6.30.30 để cho hoa mập mạp, bền và sắc tươi hơn.

Phòng sâu bệnh

Phun định kỳ thuốc Dithan M trừ nấm bệnh, 7 ngày một lần.

Chú ý

Khi hoa gần tàn, cây có hiện tượng yếu đi. Bạn nên cắt ngay cành hoa và tưới NPK 30-10-10.

Chăm sóc lan Vũ nữ

Lan vũ nữ có khoảng 400 – 600 loài, xuất xứ từ châu Mỹ và vùng cận nhiệt đới. Cành hoa có thể lưu giữ được từ 35 đến 45 ngày. Điều đặc biệt là hoa có thể nở tất cả các mùa trong năm.

Ánh sáng: Loài lan này ưa bóng mát vì vậy tránh để cây ngoài trời.

Nhiệt độ: Cây phát triển tốt ở nhiệt độ 15 đến 35 độ C.

Độ ẩm: 60%.

lan Vũ nữ

Cách tưới nước: Rễ của lan vũ nữ rất nhỏ, nên bồn trồng phải nhỏ hơn các loại khác. Mùa đông mỗi ngày tưới một lần. Mùa hè tưới ngày 2-3 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát. Nếu ngày nắng nóng và gió nhiều thì tăng thêm một lần tưới. Di chuyển vòi phun nước qua một lượt rồi tưới trở lại để cho thấm đều vào chất trồng.

Cách tưới phân NPK: 7 ngày tưới một lần theo liều lượng quy định vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Tưới quá liều lượng, cây sẽ bị vàng lá và chết. Tưới qua một lần nước, đợi 15-20 phút rồi mới tưới phân để cây hấp thụ tốt.

Hằng tháng nên phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh, nấm.

Chú ý: Khi hoa nở gần tàn hoặc cây có hiện tượng yếu đi phải cắt ngay cành hoa và tưới phân NPK 20-20-20.

Mùa đông, nếu nhiệt độ dưới 15 độ C, cây không phát triển, nụ bị hỏng thì phải chuyển cây đến chỗ ấm hơn.

Chăm sóc lan Ngọc Điểm (Đai Châu, Nghinh Xuân)

Loại này có nhiều tên gọi khác nhau, miền Nam gọi là Ngọc Điểm, miền Trung gọi là Nghinh Xuân, còn miền Bắc là Đai Châu. Đây là loại lan rừng có nhiều ở Việt Nam, đặc biệt là các vùng nóng. Khi trồng, bạn nên hiểu và tuân thủ những điều sau. 

Độ bền hoa:
 20 – 35 ngày.

Thời gian nở hoa: Tết Nguyên đán hàng năm, trừ những năm nhuận thì cây nở sớm hơn.

Ánh sáng: Tránh ánh sáng trực tiếp vì dễ làm cây bị cháy lá.

Nhiệt độ: phát triển tốt nhất là 26 – 30 độ C.

Độ ẩm: 40 – 70%.

lan Ngọc Điểm

Nên tưới nước 1 lần/ngày, thường là vào buổi sáng và chiều mát để giữ cho cây có độ ẩm thích hợp. Khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột thì không nên tưới ngay mà để cách 1 – 2 ngày sau để cho cây thích hợp với môi trường mới.

Cứ 7 ngày thì tưới phân một lần với liều lượng quy định vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Nên tưới qua nước một lần, sau đó 10-15 phút thì tưới phân để cây hấp thụ tốt hơn.

Với cây lan con hoặc cây mới ghép nên dùng phân NPK: 30-10-10. Lan trưởng thành dùng NPK: 20-20-20. Khi thấy cây nhú hoa thì dùng NPK: 6-30-30 để cho hoa mập hơn, bền và tươi hơn.

Hằng tháng nên phun thuốc phòng sâu bệnh, nấm.

Chú ý: Mùa đông, nếu nhiệt độ dưới 15 độ C, cây không phát triển, nụ sẽ bị hỏng, vì vậy cần chuyển cây đến chỗ ấm hơn hoặc có biện pháp che chắn.

Chăm sóc phong lan

Phong lan là loài hoa nở lâu ngày và được nhiều người chọn để làm đẹp cho nhà mình. Tuy nhiên, đây là một loại hoa khó trồng, nếu không biết cách chăm sóc, nó rất dễ chết.Dưới đây là một số kỹ thuật trồng:

Trồng trong chậu

Nên trồng vào các chậu đất nung sẽ giúp phong lan phát triển tốt hơn. Chọn chậu có nhiều lỗ thoáng. Trước khi trồng hoa, phải rửa sạch chậu. Nên cho đất to xuống đáy chậu và đất nhỏ trên bề mặt.

Chăm sóc phong lan

Trồng ghép trên thân cây khác

Bạn có thể dùng thân cây còn sống để trồng ghép, nhưng cần tỉa bớt tán nhánh. Chú ý là không phải vị trí nào của thân cây cũng có thể ghép được. Cây chỉ phát triển tốt khi chúng được ghép ở phía ánh sáng ban mai chiếu vào (hướng đông). Cách trồng này thích hợp cho hầu hết các giống lan, đặc biệt là lan rừng.

Nếu muốn ghép lan với các thân cây đã chết, bạn phải cắt cây thành khúc ngắn để dễ treo. Nên chọn những cây mục và bóc vỏ đi vì vỏ sẽ là nơi trú ẩn của côn trùng phá hoại. Buộc một miếng xơ dừa vào thân cây để giữ ẩm rồi buộc chằng lên đó gốc lan. Nếu bạn trồng vào những ngày mưa hoặc thời tiết quá ẩm thì không cần phải buộc xơ dừa.

Trồng thành băng xơ dừa

Chọn xơ của những quả dừa già và khô rồi xé ra từng mảnh to bằng nửa bàn tay. Sắp các mảnh sát nhau thành băng dài trên giàn gỗ hoặc tre và giữ chặt chúng lại bằng 2 thanh nẹp tre. Để tránh úng nước, bạn có thể đục một lỗ nhỏ dưới miếng xơ dừa rồi mới trồng. Sau 2-3 năm, khi xơ dừa đã mục có thể thay băng khác. 

Một số điểm cần lưu ý

Khi trồng xong nên để cây ở nơi mát mẻ có độ ẩm cao cho đến khi rễ non phát triển mới chuyển dần ra nơi có ánh sáng phù hợp. Sau khi trồng 1-2 ngày không cần tưới nước ngay vì dễ bị thối cây. Phải thường xuyên quan sát xem đất còn đủ độ ẩm hay đã khô. Cần tưới nước dưới dạng phun sương. Khi rễ cây phát triển đều mới mới bón phân. Có thể bón phân hữu cơ (nước tiểu, phân và xác bã động vật) hoặc vô cơ (có các yếu tố N, P, K).

Nhiệt độ cao làm tăng sự phát triển dinh dưỡng ở cây lan. Vào mùa nắng, nên tăng lượng phân bón cho cây để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Không nên để cây ở nơi thiếu ánh sáng vì nó sẽ sinh trưởng kém.

Hoa lan Biến dị – Lai tự nhiên – Lai nhân tạo?

Hoa lan biến dị

Đó là một vài gien thay đổi cấu trúc so với loài nguyên thủy và gien đó (với lan thường chú ý tới hoa) thường gây một đặc điểm gì đó của cá thể (ví dụ: cây thấp, cao hơn bình thường, cá, chim bạch tạng, lan có hoa chuyển sang mầu trắng (var alba)). Đơn cử: dòng thủy tiên trắng có 3 cây hoàn toàn khác nhau, Ngọc Điểm: ngoài cây chuẩn còn có cây trắng môi tím, cây trắng môi vàng hay như C. intermedia có 6 cây, L. ansper có 9 cây. Sau này khoa học phát triển người ta có thể tạo ra đột biến nhân tạo (công nghệ cấy ghép gien, công nghệ đa bội thể): Den. Lady Shale 4x, cat, phalae có gien của cây phát tài, cat phát sáng….

lai giống hoa lan

Hoa lan lai tự nhiên

Là cây lai dữa hai loài, giống (chi) tự nhiên mà không có sự can thiệp của con người: đơn cử như cây Ngọc Điểm mầu xanh Blue, vòi bông đưa lên đó là kết quả của Ngọc Điểm và Hải Yến, hay cây kiếm xuân cùa Ngọc Cường là loài lai tự nhiên giữa một cây phong lan và một cây địa lan. Vấn đề ở đây là Menden đã tìm ra cả 3 thế kỷ nay rồi: giống cha – giống mẹ – giống cả cha lẫn mẹ hay là giống ông nội, bà ngoại là quyết định bởi gien trội hay lặn.

Hoa lan lai nhân tạo

Đây mới là vấn đề chính, do công nghệ phát triển do vậy rất nhiều cây được lai (cùng giống, khác giống (chi)) rồi đem cấy mô chính vì vậy mới có Renantanda, Mokara, BLC, LC, SLC, Pots, Doritan…. hoặc như Ngọc Điểm Cam… mà hiện tại đang hot (vì mượn danh đột biến). Nhưng nhìn cho kỹ thì cũng như tỉ lệ của Menden mà thôi có điều những cây không “chuẩn” thì bị loại bỏ không thương tiếc.

Thú chơi lan

Trong những thú vui lành mạnh, thú chơi lan được một số người Việt trong nước cũng như ở ngoài nước ham chuộng. Tuy cùng chơi lan nhưng mỗi người một mục đích, một sở thích khác nhau.
Thông thường người ta mói đầu chơi lan vì lòng yêu thích loài hoa cao quý, màu sắc rực rỡ, hương thơm thanh khiết dịu dàng hay nồng nàn ngào ngạt lại thêm lâu tàn. Do đó khi mới chơi người ta thường chọn những loài, những giống có đủ yếu tố sau đây:

  • Màu sắc rực rỡ
  • Nhiều hoa
  • Lâu tàn
  • Hương thơm
Thú chơi lan

Dựa theo thị hiếu của người mua, với kỹ thuật gieo hạt, cấy mô, ghép giống được kỹ nghệ hóa, các vườn lan thương mại đã tung ra thị trường hàng ngàn hàng vạn cây lan cùng một màu sắc như nhau. Vì vậy có nhiều cây lan như những cây Cattleya lai giống chẳng hạn, dù rằng ở Florida, California, hay Nhật Bản, Đài Loan hay Việt Nam cũng đều có cả. Như vậy cây lan đó tuy có đẹp nhưng không còn giá trị vì gần như ai ai cũng có.

Cũng vì thế người ta đi tìm nhưng cây khác lạ thí dụ như:

1. Những giống lan nguyên thủy (species) có những bông hoa khác lạ về màu sắc hay hình dáng. Những giống lan này thường thường vì không ưa thay chậu, chậm tăng trưởng và hay chết vì không chịu tưới bón quá nhiều hay khó trồng như: Disa 


2. Những giống lan nhỏ như: Masdevallia, Pleuratholis, Schoenorchis 


3. Những giống lan Cymbidium lá nhỏ như: Cymbidium dayanum, Cymbidium ensifolium


4. Những giống có lá sọc đắt giá như: Neofinettia falcata giá bán từ $60-2000 tùy theo cây to nhỏ, sọc nhiều hay ít. Cây Paphiopedilum insigne var. “Doris Duke của Bill Thoms gồm hai bông hoa và 16 nhánh với giá 30.000 US$ và nghe đồn rằng một nguời Nhật đã trả 36.000$ để mua cho bằng được cây này. 


5. Những giống biến dạng hay dị dạng, một vài giống lan này khó lòng cấy hạt hay cấy mô do đó không thể sản xuất hàng loạt, chỉ có một cách duy nhất là tách nhánh mà những cây này có khi phải 5-10 nhánh hay củ mới sống nổi cho nên giá rất đắt.


6. Những giống hiếm quý như những cây lan đặc hữu mới tìm ra được như: Paphiopedilum vietnamense, Paphiopedilum hangianum, cây Paphiopedilum thaiorum của Thái Lan và cây Phramipedium kovachii của Peru v.v…


7. Những cây lan có hương thơm ban ngày như Anguloa clowesi màu vàng rực rỡ lai thêm hương thơm ngào ngạt như hương sen, Stanhopea occulata tuy chỉ 3 ngày hoa đã tàn, nhưng nếu cây lớn nhiều dò nở liên tiếp có thể dài tới 2-3 tuần lễ, hương thơm còn hơn vanille hay cacao v.v… Hoặc những giống có hương thơm vào ban đêm Angraecum sequipedale, Angreacum eburneum, Vanda denisoniana v.v… 


8.Những cây lan thật lớn như Dendrobium speciosum, Arundina graminifolia Gramatophyllum speciosum.


Nói tóm lại tuy cùng là một thú vui chơi, nhưng ý kiến và sở thích mỗi người một khác. Tuy nhiên mỗi loài lan đòi hỏi những điều kiện khác nhau như thời tiết, địa điểm, tài chánh và nhất là sự hiểu biết về kỹ thuật nuôi trồng.

Điều kiện phát triển tự nhiên của địa lan Châu Á

Để hiểu tốt hơn nhu cầu sinh trưởng phát triển của lan cần phải hiểu được các điều kiện làm cho nó phát triển một cách tốt nhất trong thiên nhiên. Địa lan châu á đặc trưng sống ở các vùng núi cao, trên các mỏm đá bao bọc bởi các lùm cây và dưới các rừng tre. Dưới các điều kiện độ ẩm cao, nhiệt độ ở mức vừa phải và các cây cối cao che bớt ánh nắng mặt trời. Rễ tre và các mỏm đá bao bọc lấy các rễ của cây lan.

địa lan tự nhiên

Nhiệt độ ngày càng giảm trong khi độ ẩm tăng. Những trận mưa trên đỉnh núi phụ thuộc vào từng mùa, gió nhiều và khoảng cách từ núi tới biển. Thậm chí, vào mùa đông, không khí khô hơn và mưa ít.

Làm sáng tỏ trong môi trường sống tự nhiên, đôi khi có thể thấy rằng các cây địa lan ưa sống trong nhà trên bậu cửa sổ hoặc dưới ánh đèn, dòng Cym Sinence là dễ dàng nhất. Nó có thể thích nghi với điều kiện độ ẩm thấp hơn và phát triển mạnh mẽ nhất trong điều kiện nhiệt độ ôn hoà. Cây Cym Faberi yêu cầu độ ẩm cao hơn và không thể thích nghi với nhiệt độ cao hơn.

Cấu tạo của địa lan

Cây địa lan Châu Á thường rất khoẻ mạnh. Mỗi sự tăng trưởng là một giả hành mà nó được tách ra từ các của bẹ khác hoặc củ của cây mẹ. Mỗi giả hành đều có một bộ rễ độc lập. 

Rễ của địa lan

Trái với rễ của cây địa lan lai, rễ của cây địa lan châu á rất ít khi phân nhánh và do vậy rễ không đan xen vào nhau. Thân cây mới thường rất ngắn, 2-3cm và hẹp 1.5cm. Thân cây đỡ nhiều lá, chúng phân nhánh từ mặt chậu. 

Giả hành đóng vai trò là nơi dự trữ nước và chất dinh dưỡng chính cung cấp cho cây. So với các loại lan khác, giả hành của địa lan nhỏ và không thể dự trức được nhiều nước, vì vậy cần phải tưới nước thường xuyên trong suốt quá trình sinh trưởng của chúng (Xem các điều kiện phát triển)

Cấu tạo của địa lan

Lá của địa lan

Đối với những người sưu tập lan Châu Á thì lá của địa lan gần như quan trọng hơn cả hoa. Lá cây có thể rất dày và dài phụ thuộc vào các loài. Chẳng hạn, Cym georengii có thể đến 1cm và dài 6inch, trong khi loại Cym Siense có thể đến 4cm và cao đến 18inch. Hầu hết lá cây phẳng nhưng một số có hình bầu dục giống như “Tu Er Lan” (Lan tai thỏ)

Một số biến thể khác bao gồm lá cong, vặn và xoắn, nhưng điều quan trọng nhất đối với những người sưu tập lan là đó là những hình thái của biến thể khảm (điểm nhiều đốm màu khác nhau). Biến thể khảm đã xuất hiện qua quá trình tiến hoá và tiến xa hơn qua quá trình lai tạo. Những biến thể đó có thể được phân loại thành vài loại dựa vào hình mẫu của biến thể và màu sắc. Nói chung, biến thể khảm được coi là các biến thể mạnh mẽ hơn, được quan tâm hơn và có giá trị hơn.

Hoa của địa lan

Hoa của cây địa lan châu á thường nhỏ, khi so dánh với hầu hết các loài địa lan khác. Ngồng hoa có thể cao gấp 2 lần chiều cao của cây. Số hoa, hình dáng hoa, hương thơm và thời gian tàn của hoa thay đổi tuỳ từng loài. Trong mỗi loại, các biến thể được đặt tên dựa vào màu sắc của hoa.

Chẳng hạn, trong dòng Sinence, có các biến thể hoa mà hầu như được biến thiên từ màu đen chủ đạo, như sinense “San Chuan”, hoa có màu vàng tuyền như loại “Wu Tsu Tsai”, màu đỏ như sinense “Ta Ming” và có màu trắng tuyền như sinense “Bai Mo Su”. Các loại hoa có thuần 1 màu là có giá trị nhất.

Địa lan Trung Quốc

Tập hợp các loại địa lan gồm có 44 loại truyền thống có xuất xứ từ lục địa Châu Á. Địa lan Trung Hoa là một phân nhánh của tập hợp này gồm có 5 loại. Chúng được gọi là Cymbidium Jensoa. Nhiều tài liệu tham khảo gọi là Địa lan Châu Á hoặc gọi là Địa lan Trung Hoa, thực ra chúng được tìm thấy cả ở Trung Hoa, Đài Loan, Nhật Bản và trong các miền của Thái Lan và Việt Nam. 

Khi đối chiếu các văn bản Trung Quốc, Nhật Bản hoặc Hàn Quốc với các tài liệu của Phương Tây thì thấy có sự không đồng nhất do cách đặt tên và có rất nhiều sự biến đổi tên trong các nhóm loài. Năm loài của Trung Quốc trùng với năm loài chính của dòng Cym Jensoa.

Địa lan Trung Quốc

Nhứng văn bản dịch tiếng Anh không liên quan đến thời kỳ ra hoa thực sự, hoặc mùi hương của loài. Mặc dù loại Faberi vô cùng thơm, xong đều là các loại Ensìolium, Karan, Georengii và một số biến thể của dòng Sinense. Trong mỗi nhóm địa lan có thể có đến 30 biến thể đã được ghi nhận.

Những biến thể này được xác định bởi màu sắc của hoa, dáng của lá và các biến thể màu lá. Những biến thể về màu hoa và biến thể lá là những cây được tìm kiếm nhiều nhất. Những loại địa lan lai đã có tại Châu Á. Chúng khó lai tạo, phải mất đến 5 năm để cho ra những cây lai. Để hiểu tốt hơn về các loài biến thể và giá trị của cây cần có sự hiểu biết vài đặc điểm cơ bản của cây.

Địa lan Châu Á

Ở Trung Quốc, Địa lan trở thành một phần của câu chuyện thậm chí có từ trước nền Văn minh phương Tây. Suốt câu chuyện Trung Hoa địa lan đã là biểu tượng tuyệt vời và mối giao hảo cũng như kiến thức về loài hoa thanh tao và ngát hương thơm. Vào khoảng năm trăm năm trước Công nguyên, Khổng Tử đã so sánh hoa lan với các phẩm chất đạo đức trong giáo dục 

Bông hoa lan cô độc, đứng, tô điểm cho mặt núi, tỏa hương thơm vào không khí khó có gì có thể diễn tả được. Một người quân tử, học đạo đức và triêt lý thì thường là người hào hoa phong nhã, không giàu có gì.

Khổng Tử cũng đã ví hoa lan là “Vua của hương thơm” (Vương giả chi hương) một chân lý còn mãi với thời gian và vẫn đúng cho tới ngày nay. Đã có nhiều cuộc tranh luận của những người mê lan về mối liên quan và tính kế thừa giữa các loại lan giữa các quan điểm đã tồn tại vào khoảng 500 năm TCN và ngày nay. 

Địa lan Châu Á

Thời xưa, giới quý tộc sưu tầm các loại địa lan. Các loại lan thường được khai thác ở các vùng núi cao và được mang về trồng. Các tính chất tự nhiên của cây làm cho nó có giá trị. Giới quý tộc thường tìm kiếm trồng và chăm sóc các loại địa lan mang các đặc điểm riêng (cây độc). Các loại lan độc được giải thưởng cao, sẽ được họ chia tách ra. Vua chúa và quan lại thưởng thức các bông hoa đặc biệt. Họ trồng cây vào các chậu được chế tác rất tỉ mỉ công phu và thường được trao đổi hoặc dâng tặng cho quan lại. Dĩ nhiên, cây càng độc thì càng có giá trị. Các buổi đàm đạo được bắt đầu bên bàn trà, đốt hương trầm và luận về hoa lan và các điều kiện trồng nó.

Thời nhà Ngụy, vào khoảng năm 220 đến 265 sau công nguyên, nghệ thuật trồng lan của tầng lớp quý tộc được phát triển cao hơn, họ đã đặt ra các tiêu chuẩn cho hoa lan trưng bày làm cảnh. Các giá trị đó đã thay đổi Cho đến thời nhà Đường năm 618 đến 907 Sau công nguyên và được trưng bày ở các vườn lan, giá trị và tính phổ thông của hoa lan đã làm cho nó đến được với tầng lớp trung lưu. Thậm chí, với tính phổ thông ngày càng cao của địa lan, đạo chơi lan được phát triển lên mức độ cao dưới thời nhà Đường với nhà thơ nổi tiếng đời Đường là Lý Bạch.

hoa lan sáng tỏa hương thơm ngát trong ngọn gió xa, hương thơm trinh nguyên cuộn chảy thành dòng. 

Xuất xứ từ Trung Hoa, tính phổ biến của các loại Địa lan được lan truyền đến các khu vực của Châu Á và ngày nay lan ra cả thế giới. Nó là một đạo lý và đạo chơi lan được truyền bá rộng khắp bởi những người yêu lan, và trong văn hoá Á châu nó được tôn trọng, để cho và nhận hoa lan như một món quà tặng. Giống thư thời xưa, địa lan được coi là “món quà của sự kính trọng và bằng hữu”.