Cắt tỉa cây thủy sinh theo phong cách Nature Aquarium

Nature Aquarium

Trong số báo trước, tôi đã trình bày phương pháp trồng cấy các lọai cây thủy sinh. Cây thủy sinh lên tốt khi nền, lọc, ánh sáng & CO2 phối hợp hài hòa tạo ra môi trường lý tưởng cho sự phát triển của chúng. Tuy nhiên, nếu không theo dõi, cây thủy sinh sẽ mọc quá cao và bố cục trở nên kém hấp dẫn. Vì các lọai cây thân đốt và các lọai cây ưa nắng khác phát triển rất nhanh, việc cắt tỉa duy trì chúng ở kích thước mong muốn quan trọng lắm đấy. Nhờ cắt tỉa, những cây thân đốt sẽ nẩy nhiều nhánh, thân, lá mọc ken dầy. Cắt tỉa đều đặn sẽ mang lại vẻ đẹp rậm rạp cho những bụi cây thân đốt.
Tốt nhất là cắt tỉa cây thủy sinh với kéo chuyên dụng. Lọai chuyên dụng cho cây thủy sinh có phần lưỡi sắc và phần thân & cán dài. Phần lưỡi bén tạo những vết cắt ngọt không làm dập những tế bào cây ngay bề mặt vết cắt, giúp giảm thiểu tổn thương cho cây thủy sinh khi cắt tỉa, còn phần thân và cán dài giúp bạn có thể thò kéo đến những góc hay chỗ khó vói đến của bố cục. Kéo để cắt tỉa rất tiện dụng cho việc tỉa tót, tạo hình cho những bụi cây thân đốt.

phong cách Nature Aquarium

Lâu lâu cũng cần cắt tỉa đối với các lọai TCN, Riccia và NMC. Mấy lọai này đều có thân ngắn và cần tỉa sát xuống mặt nền. Vì vậy rất khó tỉa chúng sát mặt nền cả một vạt với kéo có lưỡi thẳng. Để tỉa những lọai cây này, tôi dùng mấy cái kéo có lưỡi cong lượn, có nhiều kích cỡ khác nhau tùy theo từng lọai cây thủy sinh dạng này và tùy theo khu vực cần tỉa. Nếu chưa quen, tôi khuyên bạn nên dùng lọai kéo tỉa cơ bản trước. Sau đó, bạn có thể bổ sung thêm mấy cái kéo tỉa lưỡi cong lượn vào bộ sưu tập kéo tỉa cây của bạn khi thấy cần. Sự bổ sung này sẽ tạo thuận tiện hơn cho bạn khi thao tác và hòan thiện.

Nếu đã có đầy đủ dụng cụ, nào chúng ta cùng tỉa cây nhé ! Lần tỉa đầu tiên cho cây thân đốt là khi chúng đã phát triển đến một mức nào đó. Cây thân đốt mọc rất nhanh. Nếu không theo dõi, những ngọn của chúng sẽ mau chóng vươn đến mặt nước và cây thủy sinh sẽ bắt đầu lả ngọn, mọc dập dềnh trên mặt nước. Tôi khuyên bạn nên tỉa chúng sớm hơn, trước khi chúng ở tình trang như thế, bởi vì phần gốc bên dưới của chúng khi đó thiếu sáng sẽ mất lá (tuột lá), mất rễ (thóai hóa) và trở nên xấu xí, khó coi. Để che dấu, khắc phục điều đó, người ta thường trồng Cryptocoryne và các lọai cây thủy sinh khác, hoặc xếp đặt gỗ lũa tại khu vực trung cảnh trong hồ Nature Aquarium.

Mặc dù còn tùy theo bố cục, bạn vẫn nên tỉa lần đầu theo những đừờng nét của vật liệu chính trong bố cục như lũa chẳng hạn (cũng có thể là đá), để tạo hướng cho những lần cắt tỉa sau. Thường thì, nhiều ngọn sẽ mọc từ thân sau khi cắt tỉa từ một đến hai tuần. Lợi dụng đặc điểm này, ta sẽ tỉa cây ở lần thứ 2 và những lần sau nữa ở vị trí cao hơn lần tỉa trước. việc này sẽ khiến cây tạo nhiều nhánh mới giúp thân, lá của chúng trở nên um tùm hơn.

Khi bạn tỉa cây thân đốt, việc tạo hình cho cả bụi cây cũng rất quan trọng. Tiên liệu trước sự phát triển của chúng, bạn hãy tỉa sao cho chúng mọc thành bụi đẹp trong vòng 2 đến 3 tuần. Đôi khi cũng có vài ngọn mọc vượt trội trước khi những ngọn còn lại trong bụi cây kịp phát triển, hãy cắt bỏ chúng ngay lập tức.

Ngòai các lọai cây thân đốt, cũng còn rất nhiều lọai cây thủy sinh khác được sử dụng trong bố cục hồ. Những lọai cây này cũng cần được cắt tỉa cùng lúc để giữ cho sự phát triển của chúng đựơc hài hòa trong tổng thể. Trước tiên, Trân Châu Nhật (Glossostigma) và Riccia cần phải tỉa mỏng sát xuốn nền càng nhiều càng tốt, nếu không chúng sẽ mọc thành thảm dầy và sẽ lấn át khác khu vực khác trong bố cục. Như đã nói từ phần trước, tôi tỉa bằng kéo có lưỡi cong lượn.

Cũng cần phảI tỉa rêu willow moss bám trên gỗ lũa. Nếu để chúng phát triển tự do, chúng sẽ phủ kín gỗ lũa khiến chúng trở nên bờm xờm, rối rắm, phá hỏng sự cân bằng tổng thể của bố cục. Bạn có thể tỉa bằng cách dùng tay bứt rêu willow moss đến một mức nào đó (theo ý mình), rồi dùng kéo tỉa thêm những ngọn còn lùa thùa. Nếu có dương sỉ, chẳng hạn như lọai Microsorium sp, mọc trên lũa, ta nên tỉa bỏ lá lớn thường xuyên. Lá dương sỉ sẽ từ từ nhỏ dần, và bụi dương sỉ sẽ trông đẹp hơn. Bất cứ lá nào của bất cứ cây nào gần chạm mặt kính hồ đều phải tỉa bỏ ngay, vi chúng có thể tạo ra cảm giác bức bối, ngột ngạt cho bố cục.

Trong các lọai cây thủy sinh thì họ nhà Ngưu Mao Chiên cần được cắt tỉa định kỳ. Nếu tỉa NMC ngắn xuống khỏang 1cm tính từ gốc, lá mới sẽ mọc rất nhanh và thảm NMC sẽ đẹp trở lại. Lọai cỏ Eleocharis vivipara, cùng họ với NMC, tạo cây con ở ngọn lá. Mấy cây con này phải được tỉa bỏ thường xuyên để giữ cho bố cục hồ được gọn gàng, không bị rối.
Việc chăm sóc, dưỡng cây thủy sinh sau khi cắt tỉa cũng quan trọng không kém. Mặc dù, cây thân đốt rất khoẻ, chịu đựng tốt việc cắt tỉa như thế, nhưng đọan thân gần gốc lâu ngày sẽ già cỗi, thóai hóa, khiến chúng không dễ dàng phát triển nhánh mới sau nhiều lần cắt tỉa. Khi gặp trường hợp này, tôi dùng một lọai phân bón có chứa một số hormone tăng trưởng của cây để kích thích chúng phân nhánh. Nếu thân đã quá già, sắp bật gốc (rễ thóai hóa) thì tôi nhổ nguyên cây lên, cắt bỏ phần thân, gốc già và trồng lại phần thân ngọn còn khỏe. Với cách này, bạn có thể yên tâm chơi cây thủy sinh thân đốt rất dài lâu.

Để có một bố cục hồ Nature Aquarium đẹp thì việc cắt tỉa và chăm sóc đúng cách là điều tối cần thiết đối với các lọai cây thân đốt, cũng như các lọai dương sỉ ở trung cảnh, và cả cây thấp, rêu moss tạo thảm.

Hệ thống ánh sáng hồ thủy sinh

Một hệ thống ánh sáng thích hợp rất cần thiết đối với sự phát triển của cây. Phần rất lớn cây trong môi trường tự nhiên sinh trưởng dựa trên một quá trình gọi là quang hợp (Photosynthesis). Cây thủy sinh cũng vậy. Khi nói đến đây chắc hẳn bạn đang hình dung đến các dãy quang phổ, nhưng thật ra nó cũng chỉ là một yếu tố khác mà mắt ta ko nhìn thấy được (UV và IR).Để mua được loại đèn có ánh sáng thích hợp thì phải dựa vào loại cây nào được bố trí vào bố cục hồ thủy sinh của bạn. Chuyện này còn tùy thuộc vào loài cây nào cần nhiều sáng, cây nào cần ít, khi nó ko cân bằng sẽ gây ra nhiều vấn đề khác như:

  • Ánh sáng quá yếu sẽ làm cho 1 số loài có đốt dài ngoằng
  • Ánh sáng quá nhiều sẽ làm cho rêu hạu bùng phát cũng như nâng nhiệt độ, nó sẽ làm cho cây èo uột.
ánh sáng hồ thủy sinh


Hai loại thường được sử dụng là Fluorescent lights (Đèn tuýp) và Metal Halide HQI (Cao áp)

Fluorescent lighting (Đèn Tuýp hay đèn huỳnh quang)

Đèn tuýp là đèn 1 bóng với 2 đuôi cắm ở cuối 2 đầu. Đường kính dùng để phân biệt 2 loại T8 và T5 (Ở Việt Nam còn có T12)

T8 là loại đèn thông dụng được dùng trong việc thắp sáng trong nhà (Ở Việt Nam mình thường là T12). Nhưng cũng có 1 vài loại bóng thích hợp với việc trồng cây thủy sinh.

T5 có đường kính nhỏ hơn T8, nhưng vẫn có độ sáng như T8. Được việc hơn là T5 chiếm diện tích nhỏ hơn nên có thể đặt nhiều bóng hơn cho 1 hồ. Thường thì có 2 loại thích hợp; 1 là HE (High performance – tiết kiệm cao) và HO (High output – công suất cao).

PL thường được gọi là đèn cây đũa, là 1 dạng khác của đèn tuýp. Nó được cấu tạo bởi 1 đèn được uốn cong thành hình chữ U, song song với nhau. Chỉ có 1 đầu cắm. Công suất của nó cũng chỉ như những đèn T5 hay T8.

Metal Halide HQI (Đèn cao áp)

Đèn Metal Halide là loại đèn gần nhất với Full spectrum và sức xuyên thấu của nó cao nhất đối với các loại đèn khác.

Nhưng có 2 khuyết điểm về loại đèn này là :

  • Khả năng sinh ra ánh sáng thấp (khởi động lâu)
  • Sinh nhiệt rất nhiều.

Nhiệt độ màu

Nhiệt độ màu là màu sắc nhận biết được qua độ sáng.Đơn vị để đo nó là K(Kelvin).Thường được sử dụng trong khoảng 5500K-8000K. Nếu thấp hơn nó sẽ ngả về màu vàng và cao hơn thì ngả về màu xanh dương.

Sự chiếu sáng

Cây thủy sinh mọc dựa trên đồng hồ sinh học của chúng,chúng hoạt động vào ban ngày và ngủ vào ban đêm. Quang hợp được kích hoạt bởi ánh sáng mặt trời,và sẽ ko ngừng cho đến khi mặt trời lặn.Sử dụng sự chiếu sáng 1 cách thích đáng,chúng ta có thể làm cho quá trình quang hợp này tốt hơn ngoài tự nhiên,và làm cho cây TS mọc đẹp hơn.Nếu như cây TS ngủ vào ban đêm (Thường xếp lá lại), thì cho dù dưới ánh sáng mạnh thật mạnh chúng cũng ko hoạt động lại. Những loài mọc nhanh sẽ cần thời gian chiếu sáng nhiều hơn đối với những loài mọc chậm.Tốt nhất là có 10 giờ chiếu sáng mỗi ngày.

Chất lượng ánh sáng và ảnh hưởng của nó lên sự phát triển cây thủy sinh.
Quang hợp ko phải là một hiện tượng xảy ra một cách đồng đều giữa các bước ánh sáng khác nhau. Ánh sáng khác màu nhau sẽ có nhiều ảnh hưởng khác nhau trên cây thủy sinh. Ví dụ như những cây màu đỏ sẽ dễ tiếp nhận các loại ánh sáng có quang phổ màu xanh dương, là loại ánh sáng tương tự như tia cực tím. Nếu kết hợp cùng với dinh dưỡng thích hợp, nó sẽ làm cho cây màu đỏ trông rực rỡ hơn. Đèn huỳnh quang dùng cho cây thủy sinh thật ko có đến một sự phân phối quang phổ. Cường độ của chúng cũng giảm thiểu theo thời gian. Việc này có thể thấy qua sự phát triển chậm chạp và mất màu của cây. Cùng lúc đó, cây ko phát triển đúng sẽ làm thừa ra dinh dưỡng, dinh dưỡng đó sẽ giúp ta nuôi rêu hại tốt hơn khi rêu hại cực kì thích hợp với loại ánh sáng đó. Cho nên, thay bóng định kỳ sẽ đảm bảo cho chất lượng ánh sáng và tác dụng của chúng lên cây. Nếu ta dùng bóng Huỳnh quang thì nên thay chúng 3 tháng 1 lần, còn bóng có công suất cao hơn như bóng T5 thì phải thay mỗi 6 tháng.

Lượng chiếu sáng

Không có luật nào gọi là mấy bóng cho 1 hồ, chúng ta chỉ tính ánh sáng theo cách W/Liter. Có nghĩa là 1 hồ có thể tích là 100 lít thì phải có hệ thống chiếu sáng tương đương 100W (thấp hơn hoặc cao hơn tùy vào loại cây)

Dù thế, nhưng vẫn có hồ cao hoặc thấp, cho nên chỉ có chịu thử nghiệm mới tìm ra được 1 đáp án chính xác cho lượng ánh sáng. Thường thì những loài cây mọc nhanh cần nhiều hơn là 1l/1w. Trong những hồ thủy sinh sâu hơn với nhiều cây mọc nhanh thì sẽ cần khoảng 1.5 cho tới 1 .7w/l hoặc hơn. Vậy cho nên trong 1 hồ 100l có thể cần khoảng 150W hoặc hơn.

Độ xuyên thấu

Độ xuyên thấu có nghĩa là sức xuyên qua nước của ánh sáng, và sẽ giảm cường độ đi khi qua độ sâu của nước.

Độ lumen cũng sẽ cho ra những độ xuyên thấu khác nhau, ánh sáng màu đỏ là yếu nhất. Ở biển sâu, ánh sáng màu đỏ ko thể xuyên thấu cho nên chỉ thấy ánh sáng màu xanh. Hệ thống chiếu sáng khác nhau cũng có độ xuyên thấu khác nhau.

Chọn hồ thủy sinh

CHỌN HỒ THỦY SINH

Nếu bạn có hồ nuôi cá cũ cũng có thể dùng để trồng cây thủy sinh được. Còn nếu không và muốn mua hồ mới tôi có một vài lời khuyên.
Đối với người mới chơi thủy sinh thì hồ có kích cở khỏang 60 cm là tốt nhất vì dễ chăm sóc. Còn nếu thích hồ lớn hơn thì cũng chẳng có vấn để nhưng đừng lớn quá 120 cm. Hồ càng nhỏ nhiệt độ cũng như chất độc hại như Ammonia, Nitrite, Nitrate thay đổi càng nhanh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thực vật thủy sinh. 

Nên chọn hồ theo đúng tiêu chuẩn vì sẽ dễ dàng cho việc sử dụng thiết bị hay tìm kiếm thiết bị.

  • Hồ 60 kích cỡ tiêu chuẩn 60 X 30 X 30, 36 (cm)
  • Hồ 90 kích cỡ tiêu chuẩn 90 X 45 X 45 (cm)
  • Hồ 120 kích cỡ tiêu chuẩn 120 X 45 X 45 (cm)
 hồ thủy sinh


Kính là vật liệu làm hồ tốt nhất vì cứng và không thay đổi màu. Không nên mua hồ Acrylic (hồ đúc) vì khi làm vệ sinh dễ bị trầy sướt và hay bị vàng ố. 

Cây thủy sinh phải được cung cấp đầy đủ ánh sáng theo nhu cầu của từng loại cây. Để đáp ứng nhu cầu về ánh sáng thì hồ không nên có chiều cao cao quá và cũng không nên thấp quá cây sẽ phát triển và trồi lên mặt nước nhanh. Theo tỷ lệ nếu hồ lớn hơn 150 cm (chiều dài) thì chiều cao không nên cao hơn 60 cm. Vì như vậy ánh sáng còn có thể chiếu xuống đáy hồ để giúp cho cây tiền cảnh phát triển. Chiều cao của hồ vừa phải còn thuận tiện cho việc trồng cây, cắt tỉa hay làm vệ sinh. Còn chiều sâu của hồ, nếu sâu vừa phải mình có thể trồng được nhiều chủng lọai cây theo vị trí tiền, trung, hay hậu cảnh.

Việt Nam nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng nằm trong vùng nhiệt đới. Có khí hậu nóng quanh năm. Khi mình mở đèn hơi nóng từ bóng đèn tỏa ra nếu hồ có nắp đậy thì hơi nóng không thể nào tỏa ra ngòai được. Cộng với thời tiết nóng của môi trường sẽ làm tăng nhiệt độ của nước trong hồ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây thủy sinh. Một bất tiện của hồ có nắp nữa là không thể bố trí đèn theo nhu cầu của cây thủy sinh được bởi nắp đậy có diện tích hạn chế. Vì lý do này, tuyệt đối ta không nên dùng những lọai hồ có nắp đậy để nuôi trồng thủy sinh. 

Vị trí để hồ, vì hồ thủy sinh đòi hỏi sự chăm sóc thường xuyên hơn hồ cá. Mình nên chọn những vị trí thuận tiện cho việc thay nước. Chân hồ thì đừng cao quá vì sẻ làm tăng chiều cao của hồ khó cho việc cắt tỉa cây và làm vệ sinh thành hồ. Có ổ cắm điện cho hệ thống đèn chiếu sáng và lọc. Vị trí để hồ phải thoáng mát, ánh sáng mặt trời không chiếu trực tiếp vào hồ. Vì như vậy sẽ làm cho nước trong hồ nóng(cây và cá có thể chết), rêu phát triển v.v… Quan trọng nhất là hồ phải nằm ở vị trí mà bạn và các thành viên trong gia đình có thể dễ dàng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hồ do tự tay mình tạo ra.

Trân Châu Cuba – Hemianthus Callitrichoides “Cuba”

Phân loài Hemianthus này nhanh chóng tạo nên 1 tấm thảm dày màu xanh sáng bò sát nền hồ. Bọt ôxy đọng trên lá, phản chiếu dưới ánh đèn tạo ra một cảnh trí lung linh nơi tiền cảnh. Hemianthus callitrichoides có thể được trồng thẳng xuống nền hay cột vô đá & lũa, chúng thích hợp cho cả hồ to lẫn hồ nhỏ.

Trân Châu Cuba
Trân Châu Cuba

Hemianthus callitrichoides được tìm ra bởi Holger Windeløv tại vùng bờ sông không xa Las Pozas cách Havana 90 km về phía đông trong mùa khô. Chúng bám rễ trên bãi đá sỏi, cách dòng nước sông khoảng 50cm. Thảm cây dường như mọc ken dày nhằm chống lại dòng chảy xiết về mùa mưa, khi ấy chúng bị chìm sâu dưới 1m nước. Theo tài liệu, Hemianthus callitrichoides chỉ được tìm thấy ở Cuba, tuy nhiên người ta cũng tìm được chúng tại khu vực Bắc Mỹ. Hemianthus callitrichoides thuộc họ Scrophulariaceae, có liên quan tới phân nhánh Callitriche thường phân bố nhiều ở phía Bắc.

Hemianthus callitrichoides rất nhỏ (3 – 6 cm) vì vậy chúng rất khác với Hemianthus micranthemoides (trân châu thường) bởi thân ngắn và lá cực nhỏ. Hemianthus callitrichoides ra hoa theo kiểu độc nhất vô nhị, giúp chúng dễ dàng lan nhanh. Hoa 4 cánh ( các loài khác là 5) quả chỉ có 1 khoang chính giữa chứ không phải là 2 như loài trân châu khác. Dễ dàng phân biệt Hemianthus callitrichoides với loài trân châu thường. Hơn nữa lá chúng cũng sẫm hơn lá trân châu thường 1 chút.

Các trại rong thường ươm cạn Hemianthus callitrichoides, cấy chúng lên các giá thể sợi len hay sơ dừa. Nên trồng Hemianthus callitrichoides thành thảm dày làm tiền cảnh trong hồ thủy sinh. Một giá thể có thể được tách thành 7 – 8 cụm, trồng cách nhau vài cm. Chỉ sau 3 – 4 tuần chúng đã tạo nên 1 tấm thảm xanh rì tuyệt vời. Khi bọt ôxy đọng trên lá sẽ tạo ra hiệu ứng rất lung linh cho hồ.

Hemianthus callitrichoides không đòi hỏi về ánh sáng, nhưng càng cung cấp nhiều, chúng càng nhanh phát triển 1 cách khỏe mạnh. Trong môi trường yếu sáng, chúng mọc dài ra tới 20 cm. Hemianthus callitrichoides là loài phát triển nhanh nên đòi hỏi bổ sung dinh dưỡng trong vòng 3 – 4 tuần, nếu trong hồ có nhiều cá thì lâu hơn. Khi thiếu sắt chúng có biểu hiện vàng lá non. Tuy nhiên, ta có thể giải quyết bằng cách châm loại phân nước có chứa sắt theo liều lượng chỉ định. Khi chúng mọc quá dày, ta cần tỉa bớt theo kiểu xén cỏ. 

Cũng giống các loài cây khác, chúng phát triển mạnh khi có Co2 nhưng đôi khi không cần CO2 chúng vẫn tạo ra bọt khí trên lá. Hemianthus callitrichoides thích hợp nhiệt độ khoảng 25 ºC và dao động từ 20 tới 28 ºC. 

Hemianthus callitrichoides có thể là loài cây tiền cảnh dể chịu và đẹp nhất với thảm xanh sát nền, dễ dàng tạo ấn tượng với những bong bóng nhỏ li ti trên lá. Tuy nhiên cũng cần để ý tỉa bớt các loài cây khác mọc trùm lên Hemianthus callitrichoides. Cho tới nay, loài cây này còn khá mới mẻ trong giới thủy sinh nên thông tin, tài liệu còn khá ít ỏi.

Kỹ thuật trồng hoa lan

Hiện nay, nghề trồng hoa lan khá phát triển ở khắp cả nước, không ít nông dân đã khấm khá nhờ trồng lan. Thuận lợi của trồng lan là không cần diện tích đất lớn, nếu chăm sóc tốt thu nhập mang lại khá cao. Tuy nhiên, lan là loại cây trồng đòi hỏi cao về kỹ thuật, vì vậy người trồng phải tuân thủ kỹ các biện pháp trồng và chăm sóc. 

Kỹ thuật trồng hoa lan

1/ Thiết kế vườn trồng

Nếu trồng lan để kinh doanh nên thiết kế khung giàn bằng sắt cho chắc chắn đảm bảo độ bền, chống được gió bão. Giàn che ánh sáng dùng lưới màu xám hoặc xanh đen. Hàng trồng lan thiết kế vuông góc với hướng đi của nắng cây sẽ sinh trưởng tốt hơn.

Nếu trồng lan để chơi trên lan can, mái hiên, sân thượng nên đặt thêm các chậu cảnh như cau, mai chiếu thủy, nguyệt quế… để giảm bớt khô nóng do kết cấu bê tông, mái tôn xung quanh.

2/ Cách chọn giống và trồng

Các giống lan được trồng ở nước ta rất nhiều, song trồng kinh doanh nên chọn Dendrobium, Vanda, Mokara, Phalaenopsis, Oncidium, Cattleya, Hồ điệp, Vũ nữ. Đây là những loại ra hoa nhiều, liên tục, hoa rất đẹp và cây sống bền. Khi trồng nên chọn nhiều màu sắc, chủng loại khác nhau sẽ dễ tiêu thụ hơn. Nếu trồng lan để chơi, giải trí nên trồng Dendrobium, Vũ nữ, Hồ điệp vì đây là những loài dễ chăm sóc và ra hoa.

Trồng lan có thể nhân giống bằng nuôi cấy mô hay tách mầm. Có thể chọn tách mầm từ các chậu lan lớn, mỗi phần để 2 – 3 nhánh, dùng dao sắc khử trùng bằng cồn, cắt gọn, sau khi cắt bôi vôi vào vết cắt cho nhanh lành sẹo.

Giá thể để trồng lan có thể dùng than gỗ, xơ dừa, vỏ đậu phộng.

Dùng than gỗ nên nung để nguội, chặt khúc, kích thước 1 x 2 x 3 cm, đem ngâm nước, sau đó rửa sạch và phơi khô.

Dùng xơ dừa, xé tơi ngâm khoảng 1 tuần cho bớt tamin và mặn, phơi khô.

Dùng vỏ đậu phộng nước phun nhiều lần để loại bỏ một số tạp chất, giảm nhiệt, chất dầu, sau đó cho vỏ đậu phộng vào chậu bằng nhựa hay khay đất nung, kích cỡ tùy loại và độ tuổi. Nếu trồng trên luống thì cho vỏ đậu phộng vào luống dày 20 cm. Dùng vỏ đậu phộng có ưu điểm giá thành rẻ, vỏ đậu phộng hút nước ít, độ ẩm vừa phải, lan ít bị nấm bệnh.

Trồng lan trên luống nên làm luống rộng 80 cm, dài tùy khổ đất, cho vỏ đậu phộng vào dày 20 cm. Hai đầu luống có thể dùng cột bê tông hay cột sắt để căng dây cáp, mỗi luống cần 3 hàng dây cáp nhỏ trên thanh ngang để định vị cho cây lan. Có thể điều chỉnh độ cao của dây cáp theo sự phát triển của lan.

Nếu dùng lan cấy mô thì khi lan mô đạt khoảng 4 cm cần chuyển ra ngoài. Cây mô rửa sạch để trên miếng lưới hay rổ kê trên chậu nước để giữ mát cho cây con. Giai đoạn trồng chung trên giàn lấy xơ dừa bó xung quanh cây lan cấy mô, dùng dây thun cuốn lại rồi đặt lên giàn. Sau khi trồng trên giàn được 6 – 7 tháng thì chuyển sang chậu nhỏ, sau 6 tháng chuyển tiếp sang chậu lớn. Sau mỗi lần chuyển chậu khoảng 1 tuần mới được bón phân. Khi thay chậu dựa vào kích cỡ của cây cho phù hợp. Lưu ý, lan trồng trong chậu lâu ngày ra hoa ít, dỡ lan ra khỏi chậu, cắt bớt các rễ già và quá dài, chuyển sang chậu mới, thay giá thể mới, lan sẽ sinh trưởng tốt, ra hoa trở lại.

3/ Chăm sóc

Lan dễ chăm sóc, nếu chúng ta đảm bảo được các điều kiện thuận lợi cho lan phát triển. Các yếu tố quan trọng nhất cho lan là ánh sáng, nước tưới, độ ẩm, chậu hay giá thể và dinh dưỡng.

Lan không chịu ánh sáng mạnh nên phải làm giàn lưới che bớt ánh sáng. Khi mới trồng làm lưới che hai lớp, ánh sáng phù hợp nhất là 65 – 70%. Sau khi trồng lan tưới 2 lần/ngày và chỉ tưới phun sương. Trồng 3 ngày tưới vitamin B1, pha 1 cc/lít để kích thích ra rễ. Sau 7 ngày tưới phân NPK 30-10-10, liều lượng 5 – 10 gram pha vào bình 8 lít để phun. Khi cây nảy chồi mới, cây ra rễ nhiều tăng lượng phân bón.

Phân bón: Lan rất cần phân bón nhưng không chịu được nồng độ dinh dưỡng cao, vì vậy bón phân cho lan phải thực hiện thường xuyên và tốt nhất là bằng cách phun qua lá. Phân bón cho lan chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng với thành phần tỷ lệ phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây. Nguyên tắc chung là lan trong thời kỳ sinh trưởng thân lá mạnh cần đạm cao, lân và kali thấp, trước khi ra hoa cần lân và kali cao, đạm thấp trong khi lan nở hoa cần kali cao, lân và đạm thấp hơn. Phân bón thích hợp cho các thời kỳ này là Đầu Trâu 501, 701 và 901, đây là loại phân có đầy đủ và cân đối đa, trung, vi lượng và các chất điều hòa sinh trưởng. Nồng độ và liều lượng phun tùy thuộc tuổi và thời kỳ phát triển.

Nước tưới: Lan rất cần nước cho quá trình sinh trưởng phát triển. Nếu thiếu nước cây sẽ khô héo, giả hành teo lại, lá rụng. Thừa nước, rễ cây hay bị nấm bệnh, thối đọt nhất là với các giống lan có lá đứng mọc sít nhau. Nước tưới cho lan không được quá mặn, phèn và clor. Chỉ tưới nước đủ ẩm, nên tưới vào sáng sớm hay chiều mát, tránh tưới buổi trưa khi trời đang nắng nóng. Sau những trận mưa bất thường, nhất là mưa đầu mùa cần tưới lại ngay để rửa bớt các chất cặn đọng lại trên thân lá.

4/ Bảo quản hoa cắt cành

Trồng lan cắt cành nên cắt hoa khi mới nở. hoa lan cắt cành xong nên ngâm trong dung dịch bảo quản khoảng 15 phút, sẽ giúp hoa tươi lâu.

Nguyệt Hạ

Black-Beard Algae (BBA), Red-Brush Algae (Rêu chùm đen)

Cái thứ rêu chùm đen đáng sợ này phát triển tốt trong cả 2 môi trường PH thấp (acid) và PH cao (kiềm). Trong môi trường nước cứng, nó sẽ hình thành màng vôi mỏng do quá trình tự thải canxi khiến cho nó trở nên cứng hơn, khó ăn hơn đối với lòai ăn rêu duy nhất có thể mum mum lọai rêu này đó là Siamese Algae Eater (SAE) – ta hay gọi là Cá bút chì ăn rêu Thái. 

Rêu chùm đen
Rêu chùm đen

Quá trình thải canxi sinh học tạo màng này có thể khống chế bằng việc bổ sung CO2. Các lọai cây moc nhanh và khỏe mạnh có thể lọai trừ bằng cách cạnh tranh dinh dưỡng với thứ rêu lông đen thường hay bám vào lá cây thủy sinh mọc chậm này.Khi mua cây thủy sinh mớI ngòai tiệm về, trước khi trồng vào hồ thủy sinh, nên ngâm chúng trong dung dịch sát trùng, tẩy rửa (chlorine, hay còn gọi là Eau de javel) thông thường pha loãng theo tỷ lệ 1 phần dung dịch tẩy rửa (không dùng những lọai có mùi cam, chanh hay bất cứ mùi gì) với 20 phần nước sạch trong khỏang 2 phút. Sau đó nhớ rửa sạch cây trước khi đưa vào hồ trồng. Biện pháp hữu hiệu nhất để chiến đấu với lọai rêu này là trồng thật nhiều cây mọc nhanh, khỏe, thả một ít cá bút chì ăn rêu Thái, duy trì CO2 ở mức 30ppm, nitrate ở mức 15ppm, phosphate ở mức 0.5ppm. Những lá bị nhiễm nặng phải cắt bỏ.

Green Dust Algae (GDA) (Rêu bụi xanh)

Loại rêu bụi màu xanh này thực chất là bào tử dạng khuẩn (gốc động vật) chứ không phải bào tử thực vật. Chúng thường xuất hiện trên mặt kính hồ thủy sinh và tạo thành một lớp màng trông như bụi đất bám và có màu xanh, trong trường hợp nhiễm nặng, tất cả mặt kính hồ đều bị bao phủ bởi loại rêu này. 

Rêu bụi xanh
Rêu bụi xanh

Vẫn chưa tìm ra nguyên nhân đích thực. Chỉ biết loại rêu này rất ưa sáng. Cạo sạch chúng khỏi mặt kính không phải là biện pháp hiệu quả loại trừ loại rêu này vì chúng vẫn tiếp tục trôi nổi trong nước 30 – 90 phút rồi sẽ bám trở lại mặt kính. Vì nguyên do nào đó loại rêu này không bám vào lá cây thủy sinh, đá hay gỗ lũa mà chỉnh bám trên kính mà thôi. Biện pháp hạn chế – giảm lượng dinh dưỡng trong môi trường nước cũng chẳng giúp ích gì cho việc loại trừ thứ rêu quỷ này mà chỉ làm cây thủy sinh trở nên suy kiệt, tiếp tay cho các loại rêu hại khác xuất hiện mà thôi. Biện pháp hữu hiệu nhất để đối phó với thứ rêu quái ác này là do ông Tom Barr tìm ra. Ông ấy khuyên rằng cứ để cho chúng phát triển tự do trong khoảng 10 – 20 ngày. Sau thời gian đó, chúng sẽ hình thành một lớp màng khá dầy, loang lổ, gớm ghiếc và bắt đầu bong tróc ra khỏi mặt kính. Khi đó ta chỉ việc bóc tách chúng ra khỏi mặt kính và vớt ra. Chỉ có phương pháp đó mới hạn chế được chúng mà thôi.

Xem hình ảnh minh họa có khi còn hay hơn vạn lời giải thích, Joe Aliperti sẽ cho chúng ta xem tường tận hơn về giống rêu khó chịu này.

Brown algae (Tảo nâu)

Ảnh thứ 2 được chụp với ống kính macro cho thấy tảo nâu có dạng hình chữ nhật, đó là hình cận cảnh của một đốm tảo nâu trong hình 1. Tảo nâu thường xuất hiện trong hồ ánh sáng yếu hoặc hồ mới set up ở hàm lượng nitrogen (N) cao, phosphate (P) cao, thừa acid silicate (SiO2). Ánh sáng mạnh sẽ khiến loại tảo này lui bước(?), nhưng ta vẫn thấy chúng xuất hiện ở những nơi khuất sáng trong hồ, dưới gốc cây thủy sinh, trên mặt kính, sỏi nền, vật trang trí. Có thể loại bỏ chúng dễ dàng vì tảo nâu là thể nhầy. Các loại cá otos, bút chì ăn rêu Thái, ốc táo đỏ, ốc trumpet có thể giúp bạn giữ tảo nâu trong giới hạn an toàn. Cây khỏe, nước sạch cũng giúp hồ thủy sinh thoát khỏi họa tảo nâu.

Tảo nâu
Tảo nâu

Rêu lông tơ (Fuzz algae)

Loại rêu lông tơ, lông măng này mọc trên thân và lá cây thủy sinh dù các cây này không phơi sáng. Những cây thủy sinh bị rêu lông tơ bám là những cây đang có vấn đề về dinh dưỡng, suy kiệt, thiếu chất…và chúng đang nhả dinh dưỡng ngược vào nước.

Nếu lọai rêu lông tơ này xuất hiện với số lượng nhỏ thì chẳng cần quan tâm. Cách diệt rêu lông tơ là thả các loài ăn rêu như otos, bút chì Thái, tép Amano, tỳ bà, mún, như thế sẽ không phải lo nghĩ gì về lọai rêu hại này. Duy trì tình trạng dinh dưỡng cân đối cho môi trường là đòn phủ đầu đối với giặc rêu lông!

Rêu lông tơ
Rêu lông tơ diệt dễ dàng bằng các loài cá ăn rêu

Hình ảnh rêu lông tơ trong bể thủy sinh

Rêu lông tơ

Blue-green, Slime (Smear) algae (Tảo lam)

Tảo lam mặc dù được gọi là tảo, nhưng thật ra chúng không thuộc họ tảo… mà thực chất là một loại khuẩn nên phải được gọi chính xác là khuẩn tảo lam (cyanobacteria/cyanophyte bacteria). 

Tảo lam
Tảo lam

Tảo lam thường xuất hiện trong những hồ có hàm lượng nitrates quá thấp. Chúng được tìm thấy trên bề mặt nền, trên mặt kính, hay ở đoạn giữa kính và nền. Tảo lam cũng đôi khi xuất hiện ở những hồ mới set up có ánh sáng mạnh và hàm lượng ammonia cao. Nền cũ nhiều cặn bẩn và hệ thống lọc dơ, dòng luân chuyển kém cũng là những nguyên nhân khiến cho tảo lam xuất hiện. 

Chúng tạo thành những lớp màng nhầy màu xanh lục và lam, bao phủ mọi thứ trong thời gian ngắn, có mùi hôi, hắc rất khó chịu. Nếu để chúng tự do phát triển, cây và cá sẽ sớm chết. Ta có thể loại bỏ những lớp nhầy này theo kiểu thủ công…nhưng chúng sẽ nhanh chóng quay lại nếu điều kiện môi trường nước không được cải thiện.Có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh như Erythromycin phosphate với liều lượng khoảng 200mg/10 gallons (38 litres)…nhưng hệ vi sinh có lợi trong nền và lọc cũng bị ảnh hưởng. Khi tảo lam chết do biện pháp xử lý bằng hóa chất, xác của chúng sẽ phân hủy và làm giảm nồng độ oxy (O2) trong nước gây ảnh hưỡng nghiêm trọng đến hệ vi sinh chuyển hóa ammonia/nitrite trong hệ thống lọc. Do vậy, trước khi hành động, nên kiểm tra nồng độ/hàm lượng ammonia/ammonium, nitrite trong nước, và loại bỏ theo kiểu thủ công tất cả màng nhầy tảo lam mà bạn nhìn thấy được để ngăn ngừa sự phân hủy của chúng sau khi chết do thuốc.Có vài bạn chơi áp dụng biện pháp ngăn sáng (blackout) để xử lý tảo lam. Họ dùng bao màu đen trùm kín hồ trong thờI gian 4 ngày, tuyệt đối không để tí ánh sáng nào lọt vào. Có người khuyên là phải nâng hàm lượng NO3 lên mức 10-20ppm trước khi hành sự. Tảo lam phải được tách và hút sạch khỏi hồ trước và sau thời gian “trùm mền” 4 ngày đó.

Egeria densa (Elodea) và Ceratophyllum demersum là 2 loại cây thủy sinh nên trồng trong hồ để phòng ngừa tảo lam. Chúng tiết ra chất kháng sinh để tự bảo vệ và giúp môi trường hồ thủy sinh phòng tránh được lòai khuẩn hại này. Trồng nhiều cây phát triển nhanh, khỏe mạnh ngay từ ngày đầu set up hồ, duy trì hàm lượng nitrate ở mức 10-20ppm (đối với hồ rong) và thường xuyên hút cặn đáy (đối với hồ cá cảnh, không trồng cây) là cách tốt nhất để phòng tránh tảo lam.

Tảo lam thường xuất hiện trong hồ có lượng nitrate thấp, vì chúng có khả năng cố định đạm từ lượng không khí hòa tan trong nước qua họat động sục khí (aeration). Chúng có vẻ không thích môi trường có PH thấp và hàm lượng CO2 cao. Cặn bã hữu cơ trong nước thường là nguyên nhân dẫn đến dịch tảo lam. Vì vậy cũng nên thường xuyên kiểm tra loại bỏ lá già, các chất cặn bã phân hủy như thức ăn thừa, xác cá chết ra khỏi hồ.

Trồng tiền cảnh với: Marselia/Glossostigma

Trong bài này chúng ta sẽ thảo luận về cản bản trồng cây thủy sinh ở tiền cảnh. Có rất nhiều kiểu và phương pháp trong việc trồng cây ở tiền cảnh trong hồ thủy sinh. Ngoài ra cũng rất nhiều loại cây có thể trồng ở tiền cảnh. Trong bài này chúng ta sẽ sử dụng loài Marselia hoặc Glossostigma elantes. Chúng ta có thể thấy hình ảnh tiền cảnh của Glosso ở hình dưới. Để thực hiện, chúng ta cần các dụng cụ sau:

  • Kéo
  • Nhíp/Kẹp
  • Dĩa để đựng cây
  • Cây cần trồng
Marselia
Marselia trồng tiền cảnh

Cho đơn giản, chúng ta giả sử đã có một hồ thủy sinh đã được setup đầy đủ . Phần nền cho tiền cảnh cũng đã được rải lớp sỏi phù hợp. Có rất nhiều sản phẩm đất này khác nhau trên thị trường bao gồm Eco-Complete, Flourite, Onyx Sand và ADA, tuy nhiên loài cát nền (sand type substrate) nào cũng phù hợp. Cho tiền cảnh, độ sâu ít nhất của nền là 1-2 inches (2.5-5 cm). Điều này cho phép chúng ta trồng cây dễ dàng và tạo một nền phù hợp cho bộ rễ của cây. 

Trong bài này tôi chọn loài Marselia, chúng giống với Glosso ở hình dáng và cách phát triển nhưng lại phát triển chậm hơn khá nhiều, vì thế chúng ta dễ chăm sóc hơn. Lớp nền ở dưới là hỗn hợp của Eco-Complete/Onyx, sâu khoảng 1-1.5 inches với một lớp mỏng sỏi vụn nhỏ của Black Beauty phía trên. Black Beauty thêm vào độ sâu và trọng lượng cho Eco-Complete và tạo bề mặt nền một màu đen đồng nhất. Qua thời gian 2 chất liệu này sẽ hòa trộn với nhau, nhưng sẽ không có vấn đề gì với điều này.Đầu tiên chúng ta bắt đầu chuẩn bị cây để trồng. Chú ý là Marselia giống Glossostigma, lan rộng bằng những thân bò và một cây có 1 lá tại nốt. Glosso thường có 2 lá ở nốt. Mỗi nốt có khả năng tạo ra các thân bò mới giống như cỏ trong sân nhà bạn. Đề nhân giống nhanh, thân bò của Marselia phải được cắt nhỏ từng đoạn 1-5 cây. Thông thường tôi sử dụng 1 cây nhưng một vài người là thích nhiều hơn. Đây chỉ là lựa chọn kỹ thuật, cách nào cũng có kết quả cuối cùng giống nhau.

Sử dụng kéo bén cắt thân bò thành các phần riêng lẻ, nhớ không đụng đến phần rễ. Rải đều các phần cắt ra dĩa và trách để cây bị khô. Điều này rất quan trọng với glosso vì chúng khô rất nhanh. Marselia thì chậm hơn. Bạn có thể phun nước hoặc để lên khăn ẩm.Tiếp theo chúng ta trồng cây đã chuẩn bị.  Sử dụng kẹp tốt gắp các phần thân cây, cố gắng giữ phần thân nghiêng một góc 40-60 độ như hình dưới.Cắm thẳng phần thân xuống, phải đảm bảo là phần rễ được bao phủ. Thông thường chỉ để lại phần lá trên bề mặt. Nhả kẹp ra chầm chậm và kéo nó về phía bạn theo hướng mà bạn đả cắm xuống, có thể lắc nhẹ nếu bạn muốn. Điều này sẽ giúp ổn định phần đất nền chung quanh.Tiếp tục trồng các cây với khoảng cách 1/2-1 inch. Cây càng sát thì tiền cảnh cành mau được lấp đầy. Tôi thích trồng từ trái sang phải vì tôi thuận tay phải. Làm như vậy thì khi tôi cắm sẽ không làm xáo trộn các cây đã được cắm. Điều này cũng có thể áp dụng cho các cây khác, lúc nào cũng trồng hướng về phía bạn và về phía tay thuận. Hình dưới là phần tiền cảnh mới được trồng. Marselia sẽ phủ kín phần nền trong vòng một tháng hoặc ít hơn dựa trên ánh sáng và lượng CO2.

Dennis Dietz
(Mai Khoa dịch)

Staghorn algae (Rêu sợi xanh, Rêu sừng hươu)

Rêu sợi xanh mọc theo dạng sợi mảnh sau đó đẻ nhánh (vì vậy ở tiếng Anh mới có tên staghorn algae = tảo sừng hươu), chúng mọc trên những gì ở gần nguồn sáng trong hồ, sau một thời gian sẽ hình thành từng đám có cấu trúc như rêu dạng moss (ở các hồ non bộ ngòai trời loại tảo sợi xanh này cũng thường xuất hiện bám vào gờ đá sát mép nước thành từng nùi, từng đám). May là loại rêu sợi xanh này chỉ khu trú tại một vài nơi chúng ưa thích và không sinh sản nhanh. Có thể tách rêu sợi ra khỏi nơi chúng bám dễ dàng…trong vài trường hợp phải cắt bỏ nguyên lá nếu rêu sợI bám quá nhiều.Hàm lượng ammonia/ammonium trong nước cao là nguyên nhân khởi phát của loại rêu hại này. Cá bút chì ăn rêu Thái xử được bọn rêu sợi xanh này, việc kiểm soát tốt dinh dưỡng trong môi trường hồ giúp cho cây thủy sinh khỏe mạnh cũng biện pháp tốt để chống lại rêu sợi xanh.

Rêu sừng hươu