Khắc và uốn thân cây bonsai

Không thể nào uốn được những cây già đào Ở nơi hoang dã. Chúng cần được khắc, tô điểm nếu chúng thiếu vẻ đẹp. Khi cây già được đem trồng trong mâm, sự tăng trưởng của chúng bị khứng lại, mọi vết thương đều khó lành sau khi bị cắt cành, nếu được khắc, chúng sẽ mang dáng dấp dãi nắng dầm mưa của cây sống lâu năm nơi hoang dã.Để tạo bề ngoài già nua cho cây non, ta khắc phía trước của thân, nhưng chú ý tuyệt đối không được khắc một đường vòng quanh lớp vỏ của thân, vì như thế, ta đã cắt đứt những ống dẫn nhựa và ống bọc trong vỏ cây. Sau khi khắc, những cây non trông dày dạn, gian khổ, mang nét giản dị cổ kính, và sự quyến rũ mỹ thuật. Nếu một thân cây quá mảnh mai, không già cỗi, ta có thể đính một miếng gỗ già, gân guốc vào trước thân nó, để những cành và lá non sẽ trông như mọc từ một cây già cỗi.

Khắc và uốn thân cây

Nếu một thân cây cần được uốn cong, trước hết ta quấn nó bằng dây gai dầu, hoặc đặt một sợi dây gai dầu bên ngoài nơi ta định uốn trước khi nó cốt để nâng đỡ cây không gãy khi bị uốn. Nếu thân cây hơi lớn, ta sẽ rất khó uốn. Hãy dùng dao khắc đề mở một đường khe nơi ta định uốn, sâu khoảng hơn 2/3 ‘ vào trong thân gỗ rồi quấn thân cây bằng dây gai dầu. Vết cắt phải xiên theo chiều uốn nếu không thì vết thương sẽ tóac ra khi bị uốn. Buộc chặt cây lại bằng dây điện sau khi uốn. Vết thương sẽ lành trong vòng hai tháng.

Chăm sóc bonsai trong nhà

bonsai trong nhà

Nếu bạn là người chơi bonsai không chuyên, khi mua một cây bonsai về nhà trồng và thưởng ngoạn, bạn sẽ lúng túng chưa biết nên đặt cây ở vị trí nào, chăm sóc chúng ra sao cho phù hợp. Dưới đây là một vài lời khuyên, bạn có thể tham khảo trước khi bắt đầu trồng và chăm sóc bonsai ở trong nhà.

bonsai trong nhà
Ảnh: Thắng Bonsai


  1. Cây bonsai của bạn phải được đặt ở nơi có ánh sáng tốt. Nếu không có đủ tia UV (tia tử ngoại), cây sẽ chết. Ban ngày,  cây  cần được giữ ấm ở nhiệt độ tối thiểu là 60 độ F. Ở điều kiện nhiệt độ như vậy cây mới có thể tái tạo được năng lượng và phát triển bình thường. Bạn nên thường xuyên phun sương cho lá cây. Tuy nhiên, đừng bao giờ nghĩ tới chuyện đặt cây bonsai của bạn vào một cái đĩa đệm hoặc một cái chậu đầy nước, bởi điều này có thể làm thối rễ. Và tất nhiên vào buổi tối, bạn có thể hạ nhiệt độ cho cây bonsai, cũng như có thể đặt cây ngoài môi trường tự nhiên.
  2. Bạn nên thay chậu cho cây khoảng hai năm một lần, và tốt nhất là thay vào mùa xuân. Khi sang chậu, bạn cần phải tỉa bớt rễ. Tùy thuộc vào kích cỡ của rễ, tỉa bớt từ 1/3 đến 2/3 tính từ đầu rễ. Có thể bạn sẽ muốn thay chậu cũ bằng một chiếc chậu mới tương tự như vậy để duy trì hiệu ứng cũ. Và phải nhớ làm hệ thống lỗ thoát nước cho cây. Nếu ướt quá rễ cây sẽ bị thối. Chậu trồng cây bonsai nông hơn những chậu trồng cây trong nhà thông thường khác. Bởi vậy, nếu bạn muốn bón phân cho cây, bạn cần phải pha loãng phân sao cho phù hợp, nếu không thứ chất lỏng đó sẽ làm phỏng rễ cây. Cây bonsai cần được bón phân khoảng 3 tuần một lần – nhưng không nên bón phân cho cây vào mùa đông.
  3. Cây bonsai của bạn cần được cắt tỉa và uốn thường xuyên để giữ được dáng cây theo ý muốn. Bạn nên làm việc này vào mùa xuân – trước khi mùa cây cối bắt đầu phát triển, và sau đó làm thường xuyên trong suốt mùa xuân. Bạn cần biết loại cây mà bạn đang có trước khi cắt tỉa nó – chẳng hạn nếu bạn có một cây đa, bạn nên cắt tỉa lại toàn bộ lá cây.
  4. Vì cây bonsai của bạn được đặt trong một cái chậu nông nên nó có thể rất nhạy cảm với sâu bọ và bệnh nông nghiệp. Việc tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho cây cũng tạo điều kiện cho các loại sâu hại như rệp vừng, sâu bướm, kiến và nhện đỏ phát triển. Bạn luôn phải chú ý tới các dấu hiệu bất thường của cây để phát hiện sâu, bệnh kịp thời. Khi có những dấu hiệu bất thường, nên dùng thuốc trừ sâu để xử lý. Bệnh thường gặp nhất ở các cây bonsai là bệnh nấm. Nếu bạn trông thấy một lớp bột trắng phủ đầy trên chồi và lá cây thì có nghĩa là cây của bạn đã bị bệnh nấm Mindiu. Bạn cần tham khảo những người có chuyên môn để chữa trị cho cây vì loại nấm này có tốc độ sinh trưởng rất nhanh.
  5. Khi quan sát bonsai bạn để ý  nhiều đến lá của cây. Nếu bạn thấy một đám gỉ màu cam hay màu nâu xuất hiện trên lá cây thì điều đó có lẽ là bạn đã bón quá nhiều kali. Nếu cây bonsai của bạn không có đủ chất sắt, lá cây sẽ chuyển sang màu vàng trong khi gân lá vẫn giữ nguyên màu xanh. Loại bệnh này thường xuất hiện ở những loại đất có chứa đá phấn hoặc đá vôi – loại đất sẽ “giam chặt” sắt. Trong trường hợp này, bạn hãy thay chậu cho cây và thay phân compost (phân trộn).
  6. Bạn nên rửa sạch bonsai thường xuyên bằng một bàn chải nhỏ. Đừng để sót bất cứ một phần nào của cây trên đất sau khi bạn cắt tỉa xong – nó sẽ bị phân hủy và làm phát sinh các loại bệnh về nấm và rêu. Một số người nghĩ rằng rêu là vật trang trí cho cây và không muốn cạo sạch rêu. Trong trường hợp này thì tối thiểu nên giữ cho rêu không mọc trên thân và cành cây – dùng một cái bay đặc biệt, hoặc một cái bàn chải đánh răng bằng ni lông cứng để cạo sạch rêu trên những vùng đó. Dùng nhíp để nhổ sạch cỏ – nhớ rằng bất cứ một loại cỏ nào cũng có thể hút mất chất dinh dưỡng của cây.


Việc trồng và chăm sóc cây bonsai là một nghệ thuật. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ lưỡng và chi tiết hơn, hãy tìm đọc sách vở, tài liệu và tham khảo ý kiến của những người chơi có kinh nghiệm. Hi vọng những lời khuyên ở trên giúp bạn phần nào hình dung về công việc phải làm sau khi mua một cây bonsai về nhà trồng và thưởng ngoạn. Chúc bạn thành công.  

Uốn cành

Có nhiều phương pháp uốn cành. Cách thức cổ truyền Trung Quốc là uốn cành bằng dây cọ (loại cây họ cau dừa), hiện nay vẫn còn được áp dụng. Nhưng hiện nay người ta thích dùng dây kẽm hơn. Hầu hết người yêu bonsai đều uốn cành bằng dây kẽm, vì nhanh chóng và tiện lợi hơn.

uốn cành

Trước khi uốn, ta tỉa bớt lá, cắt bỏ những cành quá sát nhau gây khó khăn trong việc tạo dáng cho cây. Trong cấu trúc bonsai, nên tránh những cành song song, tỏa đều, gối lên nhau, uốn về phía sau, trước chéo, đối xứng và cành rũ. Nên loại bỏ vỉ chúng làm mất vẻ thẩm mỹ của tổng thể cảnh quan.

Tiến trình của việc uốn là trước hết uốn thân chính, rồi đến cành chính, sau là những cành quanh thân cây khởi đi từ gốc lên ngọn, cành lớn trước, cành nhỏ sau. Để quấn thân cây bằng dây kẽm, ta cắm một đẩu dây kẽm sâu trong đất của mâm. Không quấn quá chặt hay quá lỏng và đường quấn chéo phải hình thành những góc 450 với trục thẳng đứng của cây.
Sau khi quấn xong, ta uốn cành bằng cách xoắn thật nhẹ nhàng theo hướng quấn dây kẽm để dây kẽm luôn luôn được giữ chặt vào vỏ cây. Những loại cây sớm rụng lá thì thường mau tăng trưởng, do đó, có thể tháo dây kẽm sau ba, bốn tháng.

Còn đối với thông, bách thì phải hơn một năm. Những cây hay cành lớn thì thời gian sẽ lâu hơn. Nếu cây hay cành trở lại hình dáng ban đầu sau khi ta tháo bỏ dây kẽm, hãy quấn lại một lần nữa và buộc chặt. Vì vỏ cây thích và lựu hơi mỏng, ta cần bọc dây kẽm bằng một lớp giấy để không làm đau cây đồng thời ngăn cản sức nóng mặt trời truyền vào dây kẽm, làm hỏng cây. Phải để ý tháo bỏ dây kẽm đúng lúc, nếu không, dây kẽm sẽ ăn ngập sâu vào trong vỏ làm hại đến sự phát triển của vỏ cây.

Để tạo dáng già nua cho cây, gọt bỏ vỏ một số cành rồi rắc hỗn hợp vôi – lưu huỳnh vào chỗ gọt để chúng đổi sang màu trắng. Trong thiên nhiên, rễ của cây già thường lộ trên đất, bò ngoằn ngoèo. Để tái tạo cảnh kỳ dị đó, rút rễ cây thật nhẹ nhàng hàng năm khi ta trồng lại cây vào mâm hay chậu khác, cây sẽ dần dần phô bày rễ trên mặt đất. Ta uốn rễ vào thời gian còn ít tuổi cũng bằng cách cuốn dây kẽm sẽ mục trong đất, nhưng những rễ ngoằn ngòeo sẽ giữ nguyên hình dáng.

Nguồn gốc Bonsai

Lịch sử của bonsai thực sự không rõ ràng, nhưng mọi người đều công nhận một cách rộng rãi là người Trung Quốc là người đầu tiên tạo ra các phong cảnh và cây thu nhỏ, và được biết đến như là bonsai hiện nay. Trong tiếng Nhật, bonsai có thể được dịch là “khay trồng cây”, nhưng nó đã phát triển rất nhiều khi trải qua hàng chục thế kỷ.

Nguồn gốc Bonsai

Một trong những truyền thuyết cổ xưa về bonsai là vào đời Hán (206 BC – 220 AD), Hoàng Đế tạo ra một phong cảnh trong sân với những ngọn đồi, thung lũng, sông, hồ và cây đại diện cho toàn bộ đế quốc của ông. Mục đích của ông ta là có thể nhìn ngắm toàn bộ vương quốc từ cửa sổ của mình. Tuy nhiên, ông ta coi đó là sở hữu của riêng mình, và những ai có những cảnh vật giống vậy hoặc cho dù bản vẽ nhỏ cũng có thể bị xem là mối đe dọa và dẫn đến cái chết.

Một truyền thuyết khác về bắt đầu của bonsai là về một quan viên đồng thời là thi sĩ tên Guen-ming ở thế kỷ thứ 4. Sau khi về hưu ông đã bắt đầu trồng hoa cúc trong chậu. Các nhà sử học tin rằng đó là bước bắt đầu cho xu hướng trồng bonsai của các triều thần 200 năm sau đó.

Một bằng chứng cổ xưa nhất về bonsai được phát hiện vào năm 1972 trong lăng mộ của hoàng tử Zhang Huai của đời nhà Tần (618 – 907 AD) chết vào năm 706 AD. Hai bức vẽ trên bức tường trong lăng mộ  cho thấy dáng vẻ của bonsai. Một bức tranh mang một phong cảnh nhỏ và bức khác thể hiên một cây được trồng trong chậu.

bonsai đến Nhật Bản

Mặc dù người Nhật được công nhận nhiều nhất trong việc phát triển bonsai, nhưng nó chỉ bắt đầu xuất hiện và giai đoạn Heian (794 – 1191 AD). Những nhà sư là những người mang bonsai lên đảo quốc này. Qua nhiều năm bonsai được biết đến nó chỉ được coi như thú vui của các nhà quyền quí. Thực thế nghệ thuật bonsai chỉ dành cho giới quý tộc, đó cũng là nguyên nhân làm nhiều môn nghệ thuật ở Nhật bị mất đi. Cùng với sự xâm lược của Trung Quốc vào thế kỷ 14, nghệ thuật bonsai mới được truyền cho đại chúng và bắt đầu trở nên phổ biến sau đó. Sự ảnh hưởng của Trung Quốc lên các nghệ nhân thời kỳ đầu được thể hiện rõ khi họ vẫn sử dụng sử dụng các đặc điểm giống với Trung Quốc để thể hiện bonsai.Sau khi thiết lập nền tảng bonsai, người Nhật đã phát triển nó một cách rực rỡ cho đến ngày hôm nay.

bonsai đến Phương Tây

Những cây bonsai đầu tiên đến Phương Tây hầu hết có xuất xứ từ Nhật và Trung Quốc. Triễn lãm bonsai tại Third Universal Exhibition tại Paris vào năm 1878 và các triễn lãm sau đó vào 1889 và 1900 đã gia tăng sự quan tâm về bonsai và mở cửa cho triển lãm bonsai lớn tổ chức tại London năm 1909. Vào những năm đầu, nhiều người Phương Tây cảm thấy những cây bonsai có vẻ như bị giày vò và nhiều người lên tiếng bất mãn về việc này. Mãi đếm năm 1935, ý kiến này mới thay đổi và bonsai cuối cùng được phân loại như một loại hình nghệ thuật ở Phương Tây.

Khi kết thúc chiến tranh Thế Giới Thứ II, bonsai bắt đầu gia tăng sự phổ biến ở Phương Tây. Những người lính trở về từ Nhật Bản với những cây bonsai trong chậu là khởi nguồn cho sở thích trồng bonsai, mặc dù đa số những cây bonsai đều bị chết sớm khi được đem về. Chúng tồn tại đủ lâu để tạo một sự tò mò làm sau để trồng và chăm sóc bonsai. 

Ngày nay bonsai được bày bán ở các cửa hàng, vườn… Tuy nhiên, đa số là những cây con và không thật sự được tạo ra các nghệ nhân bonsai. Nhiều cây được mua hiện nay được biết đến các cây phôi (pre-bonsai) và phần lớn chỉ được sử dụng như điểm bắt đầu. Tạo một tác phẩm nghệ thuật bonsai cân phải học càng nhiều càng tốt về nghệ thuật này và loại cây bạn sử dụng. Thông tin là chìa khóa cho thành công, đọc và tìm hiểu là một điều quang trọng. Tham gia câu lạc bộ bonsai cũng là một ý kiến hay. Bạn có thể thảo luận và chia sẽ các kinh nghiệm với nhau. Từ đó kiến thức và sự tư tin sẽ được gia tăng và tạo ra một tác phẩm bonsai sẽ trở nên dễ dàng và sự thích thú cũng được gia tăng.


Mai Khoa (lược dịch)

Bonsai – Các phương pháp truyền giống

Vật liệu dùng thực hiện bon sai loại nhỏ và mini thì chủ yếu được chế tạo bằng những phương pháp nhân tạo.Ngoài việc gieo hạt và chọn cành, ta cũng phải vận dụng nhưng phương pháp truyền giống đặc biệt.

phương pháp tròng bonsai

Gieo hạt

Có thể gieo hạt cho tất cả các loại cây hoa và ra quả. Hạt hột, cần được ngâm trong nước ở nhiệt độ 30 – 40 độ C để thúc cho hạt đâm chồi . Nếu vỏ của hạt cứng
quá không hay thụ nước được nhanh, ta nên ngâm trong nước nóng 80 độ C. Gieo hạt đã ngâm nước trong một cái bát có đất, hoặc ở miếng đất nhỏ riêng biệt. Trên mặt đất cần được phủ lá thông hoặc trấu để đất không bị xói khỉ tưới nước. Sau khi chồi non nhú lớn thì bỏ lớp lá
thông hoặc trấu. Ta có thể gieo hạt vào mùa thu hoặc vùi hạt trong đất ướt rồi chờ đến mùa xuân thì gieo. Hạt cây thích và cây du Nhật Bản thì có thể gieo ngay sau khi lấy được từ cây .

Giâm cành

Phần lớn cây được truyền giống bằng cách giâm cành, tuy cũng có một số cây như du, đậu tía, dâu rừng, mộc qua có hoa thì có thể truyền giống bằng cách giâm rễ. Giâm cành, cành cứng hay mềm, thì tùy theo thời gian mà cắt cành. Cành cứng là cành đã trở thành gỗ trong thời gian rụng lá. Chồi non, nói chung sẽ dài từ 5 cm -15 cm. Phần trên của chồi cần giữ lại vài lá búp và phần dưới ,chỗ mặt bị cắt thì cần cắt gần chỗ có mấu (đốt)để rễ mới dễ trổ. Giâm cành mềm thì điều tối cần là phải cắt cành non mà cành đó đó một thân cứng cáp, trở thành gỗ và cắt vào mùa mưa, thường là tháng tư và tháng năm. Phần trên cùng của cành non nên giữ lại hai lá, còn đầu dưới nơi cắt thì nên giữ lại lớp vỏ nơi giao nhau của các cành cũ để rễ mới mau tăng trưởng. Cành mềm giâm xong thì cần được che nắng và phun bụi nước đều khắp mặt lá. Đất cắm cành giâm luôn giữ ướt xốp và nhặt hết côn trùng. Cành giâm phải được cắm vào đất hơn nửa chiều dài của nó và tưới đẫm nước ngay sau khi cắm.

Có một số cây không sống được bằng cách giâm cành nhưng lại sống được bằng giâm rễ. Nói chung, một rễ giâm thường dài 10 cm và ba phần tư của nó phải cắm xuống đất. Một rễ dài, mảnh có thể để cho nó bò ngoằn ngoèo trên mặt đất. Sau khi trồng, chồi non thường mọc ngay vết cắt đầu trên của rễ giâm. Nếu muốn chồi mọc ra hướng khác, ta cạo lớp vỏ phía ta muốn chồi mọc, chồi non sẽ nhú ra chỗ vết cạo đó.

Trồng cành giâm của một cành cây già là một phương pháp mới mẻ đối với bonsai. Để rút ngắn thời gian tạo hình một bonsai, những cành già được dùng như chồi non cho việc truyền giống. Những cành già, xoắn, có dáng đẹp khác nhau được chọn để thực hiện. Ngay khi thấy cành có khả năng sống sót, người ta tỉa sơ qua, và thế là nó có thể được đem trồng. Nếu một cành hoàng dương một năm tuổi sống được sau khi trồng. mười năm sau nó mới cao thêm được khỏang 1.5cm. Nếu kiếm được một cành hoàng dương như thế, ta có thể tạo dáng cho nó vào năm sau khi các rễ của nó mọc đầy đủ. Ngoài hoàng dương, cành giâm từ cây nhựa ruồi Trung Quốc, Hedge sageretia, du, đậu tía, hoa trà Fujian, hoa nhài có mũ và hoa nhài sao Trung Quốc có thể thực hiện phương pháp ghép cành. Phương pháp sau đây cần được áp dụng: cắt một cành già, dáng đẹp. Nếu cắt từ loại cây xanh quanh năm thì nên giữ lại một ít là. Chôn cành nghiêng một bên trong đất, chỉ để lú lên phần ngọn cú lá. Ta
có thể trồng những cành giâm như thế vào mùa xuân, hè và thu. Loại cây nào cũng cần được che nắng vào mưa hè và thường xuyên phun bụi nước cho lá, giữ bề mặt lá luôn ẩm.
Sau khi cành giâm như thế được trồng, một rễ mới sẽ nhú ra trong vòng một đến hai tháng.

Chiết cành trên không

Nếu việc giâm một cành có dáng đẹp không sống được, ta cú thể dựng phương pháp chiết cành trên không. Trước hết, gọt bỏ lớp vỏ dưới điểm ta đã chọn. Vùng thân cây gọt vỏ ta phải đo bằng đúng gấp ba lần đường kính của thân cây. Nếu là cây thuộc họ thông, nhựa sẽ rỉ ra sau khi bị gọt vỏ. Phần vỏ phía trên và phía dưới chỗ vỏ bị gọt cần được quấn chặt bằng dây kẽm. Đây là sự can thiệp cần thiết để ngăn chặn những đường ống dẫn trong sợi vỏ khi chất dinh dưỡng tạo ra từ lá cây đi xuống, tuôn ra chỗ bị đứt, chúng sẽ tích tụ tại đó, giúp hàn nhanh những mụ bị thương và thúc cho một rễ mới chúng mọc. đến, phủ kín vết cắt bằng bùn, cho thêm hormone thực vật vào bùn, phủ ngoài bùn bằng rêu rồi quấn tất cả bằng một tấm phim nhựa. Phải giữ như thế trong vài ngày và ướt
nước đều. Một hoặc hai tháng sau, rễ mới mọc, cành có thể cắt được và đem trồng. Sau khi thấy có rễ mới xuất hiện, phải giữ cây trong bóng mát, giữ cành, lá và đất luôn ẩm trong hai tuần. Phương pháp chiết cành trên không có thể áp dụng vào mùa xuân và hạ, cũng có thể vào đầu mùa thu.

Có nhiều cách chiết cành. Những cách chiết cành thông thường gồm có: chiết cạnh, chiết giâm, chiết gần (cũng gọi ghép áp), chiết cành non và chiết rễ chiết cạnh: phương pháp này thường được dùng để truyền giống thông trắng và thông kim tuyến Nhật Bản. Ta nên thực hiện việc chiết cành những loại cây đó với đầu mùa xuân, vì đó là lúc cây chưa đâm chồi nhưng là thời điểm sắp đâm chồi. Nếu ta chiết thông trắng và thông kim tuyến Nhật Bản thì nên chọn cây thông đen Nhật Bản họ thông Masson được hai đến ba năm tuổi nhưng có những chồi non và lỏ ở gốc ghép .

Một cành non từ một đến hai năm tuổi được Chọn làm mầm thì cần dài khoảng 10 cm. Khoản 10 cụm lá kia (cây thông) ở đỉnh cần giữ lại, những cụm khác thì cần loại bỏ. Ta cắt phía dưới chồi non này một đường chéo dài 2 cm ở một bên, một đường chéo 1/2 cm ở bên kia. Sau đó, rạch một đường xiên ở gốc ghép gần nơi tiếp giáp với đất. Vết rạch này phải ở một góc 30 độ với trục thẳng đứng với gốc ghép. Chiều sâu của đường rạch phải bằng một phần ba đến một nửa bề ngang của gốc ghép được dựng. Kế đến, ta cắm chồi non vào vết rạch chéo, bề mặt vết cắt dài hướng lên trên, đặt thẳng phần “cambnan” (nghĩa là lớp sợi vỏ có sự sống bên dưới vỏ cây) của chồi non khớp với gốc ghép, cột chúng lại bằng một lớp ny – lông. Khi thấy cành chiết (ghép cạnh) này sống được, ta chờ đến mùa đông thì cắt lấy cành khỏi gốc ghép.

Chiết giâm

Phương pháp chiết giâm được áp dụng khi nhựa bắt đầu chảy nhưng cây không ra chồi non. Phương pháp này thường được áp dụng để truyền giống cây mận đào trường sinh, đậu tía. táo dại và cây sơ-ri có hoa Nhật Bản. Để chiết cành, gốc ghép cần được cắt bỏ khoảng 3 cm trên mặt đất. Phần thân trơn láng hơn thường được chọn, ta
rạch một đường khoảng 3 cm giữa phần gỗ và vỏ. Hai hoặc ba chồi cần được bảo dưỡng ở phía trên của mầm, đầu thấp ta gọt nhọn như mũi lao, cũng giống như cách ghép cạnh. Sau đó, ta áp mặt cắt dài vào phần cứng của gốc ghép nhưng nếu ta đặt chính xác phần “cambnan” của cành mầm và gốc ghép, việc chiết coi như thành công. Vỏ của gốc ghép cần được giữ liền lạc ở bên ngoài và cột chặt bằng một lớp ny- lông rồi ta nén đất cho chặt.

Chiết gân (ghép áp)

Kết hợp cành non với một gốc ghép trong khi cả hai đang phát triển bệnh thường bằng rộ của riêng chúng. Nhơ vậy cành chiết sẽ dễ sống hơn trong quá trình chiết vì cả cành và gốc ghép đều được sự hỗ trợ của rễ riờng. Phương pháp này thường được áp dụng cho những loại cây ít khả năng sống còn. Đôi khi ta để ý thấy mẫu bonsai của ta thiếu một cành ở một vị trí nào đó mà đấy lại là nhược điểm trong một tác phẩm coi như. . . hoàn hảo. Việc ghép gần hay ghép áp được thực hiện để hoàn chỉnh dáng của cây. Trong quá trình việc ghép như vậy, trước hết phải chọn lựa vị trí nơi tiếp giáp của gốc
ghép và chồi rồi gọt chính xác nơi đó, cả chồi và gốc ghép khoảng một phần ba đến một nửa sau vào trong thân gỗ. Chiều dài của vùng giao nhau tùy theo chiều ngang của chồi , thường thì chính xác gấp bốn lần đường kính của chồi. Sau đó, áp hai phần gọt vào nhau, chính xác phần ta đó gọt, cột chặt chằng lại bằng nylông. Thường thường vết thương của chúng sẽ lành khoảng một tháng sau. Khi thấy chồi sống được, ta cắt chồi ở chỗ giao nhau, cũng gốc ghép thì cắt ở phía trên. Phương pháp ghép gần này có thể áp dụng chúng trong thời gian tăng trưởng của các loại cây.

Chiết cành non

Nếu ta tìm được một thân cây cụt cổ dáng đẹp nhưng chưa hoàn chỉnh, ta có thể ghép những cành non đó tuyển chọn vào những cành có chồi non của thân cây cụt để có những hoa đẹp và quả to. Ví dụ như ta có thể chiết ghép một cành dâu dại non đang có quả và một thân cây dâu dại cụt đào ở nơi hoang dã, hoặc ta cũng có thể chiết những cây lai họ đỗ quyên vào cây khô họ đỗ quyên hoặc đỗ quyên tuyết . Để ghép như vậy, ta cắt bỏ phần dưới của cành non gốc ghép, gọt sạch, chẻ nó một đường thẳng chính giữa khoảng 1 cm. Kế đến, gọt hai nhát hai bên cành để ghép, tạo thành hình mũi lao ở phần dưới, cắm nó vào khe ta đó chẻ của cành non gốc ghép. Nếu gốc ghép to lớn lớn, có nhiều cành tỏa rộng, ta có thể ghép nhiều cành non một lúc. Sau cùng, ta cột chúng lại bằng ny- lông và dùng bao ny- lông che trên ngọn của những chồi non để giữ không cho lá bị khô.

Chiết rễ

Lấy rễ của một cây còn nhỏ gốc ghép rồi nối một cành nào vào nó là phương pháp chiết rễ thông thường, cũng có một cách chiết rễ nữa, nếu một cây thiếu một rễ lớn vỡ rễ chính tỏa ra nhiều rễ nhỏ ở mọi hướng, ta có thể áp dụng cách chiết nhiều rễ ở gốc và có thể chiết ở ngay cả một cành non có dáng đẹp phía phần dưới rồi trồng luôn nó trong đất Nhờ vậy ta có thề tự tạo rễ để kết cấu một cây trở nên hoàn mỹ.

Cắt tỉa bonsai

Ở dáng nguyên liệu mỗi cây đều có một dáng dấp cơ bản của một kiểu bonsai nào đó, nhưng chưa được rõ nét. Dù là cây thu hái lừ thiên nhiên, hay trồng từ hột, từ cành giâm hay cành chiết, ghép v.v… tất cả đề phải cần cắt tỉa, uốn nắn, sửa chữa để đưa vào một thế kiểng mỹ thuật nào đó.

cắt tỉa bonsai


Mục đích chính của việc cắt tỉa là tạo hình dáng cho cây bonsai theo ý ta định. Tuy nhiên các biện pháp này cũng có hiệu quả làm giảm sự tăng trưởng của các phần trên mặt đất (khí sinh), nhâm duy trì sự cân bằng với sự tăng trưởng của rễ.

Khi các nhánh đang tang trưởng bi cắt tỉa đi thì sự phát triển của rễ cũng giảm bớt. Ngược lại cắt tỉa bớt rễ thì cũng hạn chế được phần nào sự phát triển của các phần khí sinh.

Tỷ lệ các phần của cây bonsai (thân, nhánh, làng lá) phải phù hợp với dáng dấp của cây trong thiên nhiên. Kết quả này chỉ đạt được sau nhiễu lần cắt tỉa, uốn nắn. Tinh thần của bonsai là chỉ giữ lại những gì cốt yếu mà thôi, nghĩa là một dáng cây đã được hóa cách.

Trong một kỹ thuật trồng cây, đâu có áp dụng việc cắt tỉa để khống chế sư tăng trưởng của cây và kiểm soát sự phát triển của nhánh, lá (và đôi khi quả nữa).

Đối với cây kiểng bonsai thì cắt tỉa là một công việc thật quan trọng, cần phải duy trì suối đời sống của cây.

Chúng ta phân biệt có hai giai đoạn cắt tỉa

  • Cắt tỉa đuợc tạo dáng (hay là đưa vào một thế kiểng bonsai)
  • Cắt tỉa để tu bổ duy trì dáng (thế)kiểng đã chọn


Hai giai đoạn này cần những dụng cụ rất chuyên biệt phù hợp với các thao tác chính xác.



Chăm sóc bonsai

Chơi bonsai giúp bạn thư giãn, tĩnh tâm, gần với thiên nhiên.

Dưới đây là bí quyết chăm sóc bonsai. bonsai có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng lại phát triển huy hoàng tại Nhật. Ngày nay, nó đã xuất hiện khắp thế giới, nhất là ở các đô thị, nơi con người ít có cơ hội gần gũi với thiên nhiên.

chăm sóc bonsai

1. Nước

Do được trồng trong chậu hẹp nên bạn cần chú ý cách tưới nước cho bonsai. Khi thấy mặt đất có dấu hiệu khô phải cung cấp nước cho cây ngay. Bạn tưới từ từ lên mặt đất, ướt cả tán cây, cành nhánh đến khi nước bắt đầu nhỏ giọt ra lỗ thoát nước ở đáy chậu.

2. Chất lượng nước

Nước phải sạch, không có vôi, lợ mặn. Có thể dùng nước mưa hoặc nước sông không lẫn chất bẩn, hóa chất độc. Nếu dùng nước máy, bạn phải để lắng qua một ngày đêm.

3. Thời gian tưới và bình tưới

Nên tưới cây vào buổi sáng trước khi mặt trời lên cao và buổi chiều lúc tắt nắng. Bình tưới phải có lỗ thoát mịn để tạo ra các giọt nước thật nhỏ, đều, không làm hỏng lá.

4. Thay chậu khi nào?

Sau một thời gian, chậu sẽ không đáp ứng được sự phát triển của cây. Bạn nên thay chậu khi thấy rễ của bonsai dày đặc, cuộn xoắn lại thành một khối, chiếm hết thể tích của chậu.

5. Cách thay chậu

Bạn không được tưới nước trước khi thay chậu. Đầu tiên, nhẹ nhàng đưa gốc cây ra khỏi chậu. Cắt bỏ những rễ đã chết hoặc thối. Chọn chậu khác có kích thước phù hợp hơn, rải một lớp đất thô, hạt to vào đáy chậu.

Phủ kín quanh chậu một lớp đất phù hợp với bonsai. Đặt cây vào chậu, rải đất lên, một tay giữ cây, một tay lắc nhẹ để đất phủ đều. Sau đó tưới nước, đặt cây vào chỗ ít nắng (tránh nắng trực tiếp).

6. Đất

Khi thay đất, bạn nhớ cho thêm phân bón. Thời gian thay đất cho bonsai có rễ mọc khoẻ, hút nước nhiều là 1 năm/ lần.

7. Tỷ lệ đất

Chọn đất thay thế thích hợp với từng loại cây. Ví dụ cây lá kim (thông, tùng), thành phần đất bao gồm: 70% đất thịt, 30% đất pha cát. Cây lá rộng: 60% đất thịt, 30% đất pha cát, 10% lá mục nát.

8. Tắm nắng

bonsai cần được đưa ra ngoài trời  sau 1 – 2 ngày ở trong nhà. Lưu ý, những cây lá dày không cần tắm nhiều bằng cây lá mỏng. Tránh đặt bonsai ngay dưới máy lạnh.

9. Cắt tỉa

Tỷ lệ các phần của bonsai phải phù hợp với dáng dấp của cây trong thiên nhiên. Chính vì thế, bạn có thể cắt tỉa để tạo dáng mới hoặc nhằm tu bổ, duy trì dáng đã có từ trước.

10. Bón phân cho cây

Nên dùng phân hữu cơ để bón cho bonsai. Khi cây bắt đầu ra hoa, bạn dùng phân có nhiều lân, đạm để hoa nở lâu hơn. Trên thị trường hiện có bán phân không mùi. Tốt nhất, nên bón định kỳ 1 -2 tháng/ lần cho cây.

11. Dụng cụ chăm sóc

Bộ cắt tỉa chuyên dụng, cào rễ cây, thùng, ống dẫn nước tưới cây, dây để chằng cây theo ý muốn… là những vật dụng cần thiết.

Cách uốn những nhánh cây lớn hoặc dễ gãy (Phần 3)

Có những cành cây to quá, và rất dễ gãy, chúng ta không thể uốn theo vị trí mong muốn, vì vậy việc trước tiên là phải làm yếu cấu trúc của nó, rồi sau đó dùng dây quấn hay dây chằng để uốn. Sau đây là một số kỹ thuật “tạo rãnh” “khoét lỗ”, “và xẻ cành”…

uốn thân cây cảnh

Tạo rãnh

Khoét lỗ và tạo rãnh là việc lấy đi phần gỗ trong giữa thân của cành cây mà bạn muốn uốn. Đó có thể là khoét lấy gỗ theo một đường rãnh chạy dọc cành cây, hoặc là tạo ra một cái lỗ để có thể tập trung lực uốn mà không phải chiếm nhiều diện tích trên cành cây.Trên đây là hình cây xô thơm (loại này hiếm khi được trồng làm bonsai, nó cũng gần giống như cây hoa oải hương và cây hương thảo). Gỗ của loài cây xô này rất giòn, chiếc cành dài 25cm, đường kính 1 inch này mọc quá thẳng, nó đã từng bị gọi là cái cành “trêu ngươi”, vì chĩa thẳng vào hướng mắt nhìn của người xem.

Nếu uốn mà chưa tạo rãnh cho nó, cành cây có thể bị gãy. Do đó, người ta tạo một đường rãnh, hay rạch một khía sâu vào thân của cành cây để làm cho nó mỏng hơn, từ đó sẽ dễ uốn hơn. Như các bạn đã thấy trong hình, sau khi tạo rãnh chúng ta có thể quấn dây và uốn cành được.

Nhưng bạn cũng nên để ý vết thẹo của nó. Trong trường hợp đặc biệt này, cái rãnh trên cành cây có thể không lành lại được, và hiện rõ ra bên ngoài. Tuy nhiên, cành cây này cũng có nhiều vết tích của kỹ thuật “lột vỏ” và “làm chết” rồi, nên nó rãnh này có thể hòa hợp với toàn cảnh nhìn chung của cành cây. Bạn có thể thay thế chỗ rạch rãnh xuống phía bên dưới cành để ít ra nó không được nhìn thấy trực diện từ phía bên ngoài.

Khoét lỗ

Đối với cành cây táo gai trong hình trên, yêu cầu đưa ra là phải làm yếu cấu trúc của đoạn cành dài và thẳng đuột của nó, sau đó vít đầu cành xuống. Vì đây là cành cụt, do đó ta tránh không nên dùng biện pháp uốn mà phải tạo ra một vết thương dài (như kỹ thuật tạo rãnh), thay vào đó, ta tạo ra một cái lỗ trên cành cây.Để che đi vết thương sau khi uốn, người ta tạo một cái lỗ ở phía sau cành cây bằng cách dùng một chiếc máy quay với mũi khoan bào soi nhỏ. Bạn càng lấy được nhiều gỗ bên trong ra càng tốt, miễn là không làm tổn thương đến lớp gỗ thượng tầng là được.

Sau khi khoan lỗ xong thì có thể dễ dàng uốn được cành cây xuống theo đúng vị trí mong muốn với hai sợi dây chằng.

Sau khi đã uốn được cành vào đúng vị trí, ta trám đầy lỗ bằng rêu nước rồi lấy dây nhựa đen băng chặt lại. Cách làm này sẽ giúp bảo vệ được vết thương khi mùa đông đến.

Xẻ cành

Bản chất của kỹ thuật này là việc xẻ đôi một cành cây to để tao thành 2 nửa mỏng hơn, dễ uốn hơn. Tuy nhiên, những người chơi bonsai thường ít áp dụng kỹ thuật này vì hiệu ứng thẩm mỹ của nó. Sau khi viết thương đã liền lại trên cành cây luôn có xu hướng tạo thành vệt chai sần không đẹp mắt và thiếu tự nhiên.

Đây là một trường hợp thực tế của một cành cây táo gai, nó đã được dùng cưa xẻ làm đôi và sẵn sàng chờ uốn.

Tuy nhiên, kỹ thuật xẻ cành cũng khá quan trọng trong nghệ thuật bonsai. Nó rất hữu dụng khi bạn muốn uốn phần sống của một cành hay thân cây khác đi so với cấu trúc của phần lõi gỗ chết bên trong bằng cách dùng cưa hay dụng cụ xẻ cành.
Những hình ảnh trên đây cho thấy áp dụng kỹ thuật xẻ cành, người ta đã tách được thân cây tùng cối ra xa phần gỗ chết, điều này là không thể làm được nếu chỉ dùng acc1 dụng cụ uốn, nắn thông thường.

Lưu ý thêm

Những kỹ thuật đã được mô tả trong loạt bài viết về chủ đề này, như: tách chữ V, khoét lỗ, tạo rãnh và xẻ cành…, tất cả đều có nguy cơ gây chết cành to, hoặc thậm chí làm chết cả cây nếu không được thực hiện đúng và có những biện pháp chăm sóc thích hợp sau khi thực hiện. Đây có thể gọi là những kỹ thuật cao cấp, và chỉ nên làm đối với các cây và cành đang khỏe mạnh, sung sức để chúng có thể chịu được những tổn thương nặng.

Hãy bảo vệ vết thương bằng cách mà bạn vẫn hay dùng, hoặc có thể bọc vết thương lại (hiện đang có những tranh cãi về việc liệu có nên bọc hết tất cả hay chỉ vài vết thương thôi). Theo kinh nghiệm của một số người chơi bonsai thì có thể dùng dầu bôi đặc chiết xuất từ dầu hỏa, hoặc dùng dầu hôi để bôi vào những vết thương hở ở lớp gỗ thượng tầng.

Khi bạn khoét lỗ hay tạo rãnh, nhớ chỉ lấy đi phần gỗ vừa đủ để uốn mà không cần phải xẻ cành, hoặc nếu không thì bạn có thể lấy đi phần vỏ cây hay lớp vỏ thượng tầng xung quanh, nhưng nhớ là chừa gỗ lại để đảm bảo cành cây vẫn đủ khỏe để đỡ lấy sức nặng của nó. Hãy kiểm tra độ dẻo của cây song song với quá trình khoét lấy gỗ. Nếu trong quá trình lấy gỗ từ giữa thân cây mà bạn thấy phần gỗ thượng tầng màu xanh thì có nghĩa là bạn đã khoan vào quá sâu rồi đấy. Bạn nên bịt kín chỗ đó lại, rồi tiến hành lấy gỗ ở chỗ khác.

Thời điểm thích hợp nhất để thực hiện những kỹ thuật đã mô tả ở loạt bài viết này là vào cuối hè, hoặc đầu tháng 8 khi cái nóng của mùa hè đã đi hết, và như vậy thì sẽ có nhiều thời gian hơn cho vết thương bắt đầu liền lại trước khi mùa đông băng giá đến. Hãy làm trong thời gian cây còn hoạt động (còn nhiều lá), cây sẽ có thể ghi nhận ngay lập tức các tác động và có phản ứng kịp thời.

Hãy cẩn thận; nếu bạn vẫn còn nghi ngại gì thì hãy tạm thời tạo rãnh, khoét lỗ hay xẻ cành trước, rồi vài tuần hay vài tháng sau hãy tiến hành uốn cây.

Cuối cùng, bạn phải chắc chắn là thật cần thiết phải làm thì hãy làm. Và nếu được thì luôn uốn cây bằng dây quấn, dây chằng hay các loại dây khác mà ít bắt cây phải chịu đựng thêm.

Cách uốn những nhánh cây lớn hoặc dễ gãy (Phần 2)

Những kỹ thuật mà chúng tôi đã nêu ở phần 1 của loạt bài viết này giúp tăng thêm khả năng uốn được những cành cây to, tuy vậy, nếu cành cây quá to hoặc quá giòn thì cũng không thể nắn chúng theo vị trí mà mình mong muốn được, mà trước tiên bạn phải làm yếu cấu trúc của nó đã, việc này sẽ hỗ trợ cho các dây chằng hay dây quấn hoạt động được tốt hơn. Phần 2 này sẽ đề cập đến kỹ thuật tạo một mấu hình chữ V trên cành cây. 

uốn bonsai

Nguyên tắc cơ bản để làm yếu cành cây trước khi uốn

Cũng giống như thân cây, cành cây chứa những lớp tế bào sống (nằm ngay dưới vỏ cây) bao quanh phần lõi gỗ “chết” bên trong. Nhiệm vụ của phần lõi này là giữ sức và cấu trúc của cây.

Cấu trúc này hỗ trợ các tế bào sống, giữ cho tán lá nằm đúng vị trí và đủ sức nâng đỡ sao cho cành cây không bị ngã đổ ngay cả khi bị tuyết phủ đầy hay bị những cơn gió vùi dập.

Phần lõi gồm các tế bào gỗ chết kể trên chính là phần mà chúng ta cần phải tác động đi khi uốn cây. Chúng ta cũng có thể làm yếu hay lấy đi phần lõi gỗ này để  làm cho các phần tế bào sống xung quanh yếu đi, và rồi cả cành cây cũng thế.

Có nhiều kỹ thuật làm yếu cành để uốn cây, đó là những kỹ thuật “cao cấp” và chỉ những người nào chăm sóc được cây thật tỉ mỉ và có kinh nghiệm mới có thể thực hành được, vì nó cũng có mặt nguy hiểm và có thể dẫn đến chết cành nếu không được chăm tốt.

“Khắc mấu hình chữ V”, “khoét lỗ”, “chẻ cành”, và “tạo rãnh” phải được thực hiện trên những thân cây khỏe mạnh và trên những cành cây sung sức nhất để nó có thể liền lại vết thương và phục hồi sức sau chấn thương. Mặt trái của phương pháp này là, có thể vết thương quá lớn, cây không lành lại nổi, đối với những vết thương như thế, bạn không nên tạo phía trước của cây, thậm chí bạn có thể “ngụy trang” sao cho nó giống hình dạng gỗ mục tự nhiên như “uro” (vết lõm hình lòng chảo) hay “shari” (những đoạn lõi gỗ tự nhiên thường thấy trên các loại cây có quả hình nón như cây thông và cây tùng cối).

Tính toán thời điểm thích hợp để uốn cây

Một số người đam mê nghệ thuật bonsai cho rằng nên thực hiện những tác động mạnh lên cây vào mùa đông, khi cây đang ngủ đông, để nhằm mục đích “lừa” chúng, thực chất đó là những ý tưởng sai lầm, và phần nào lệch lạc.

Nếu thực hiện vào lúc chớm giữa đông, thời kỳ ngủ đông của cây, thì cây sẽ không thể liền vết thương được cho đến khi nó trở lại hoạt động bình thường vào vài tuần hay vài tháng sau đó. Như vậy sẽ làm cho các vết thương cứ bị phơi trần ra và trầm trọng thêm trong một khoảng thời gian quá dài. Do vậy, bạn nên thực hiện những kỹ thuật này vào lúc cây đang phát triển thuận lợi và những nguy hại do thời tiết băng giá gây ra cũng được giảm xuống mức thấp nhất.

Đối với hầu hết các loài cây thì hoạch định thời điểm thích hợp nhất là vào khoảng cuối hè, hoặc đầu tháng 8, vì ít ra từ lúc đó vẫn còn khoảng 6 tuần nữa thì thời tiết đông giá mới thực sự bắt đầu.

Vào giữa mùa hè, cây bắt đầu ra lá và chồi non mới, đây là khoảng thời gian phát triển, là lúc cây tràn trề sinh lực nhất. Tiến hành những kỹ thuật trên vào thời điểm từ giữa đến cuối hè sẽ giúp cây phục hồi nhanh nhất, không những giảm thiểu được nguy cơ bị sâu mọt ăn hết chồi non hay bị nhiễm bệnh mà còn không cản trở quá trình phát triển của cây.

Đối với những loài cây có nhựa, có quả hình nón như cây thông hay cây gỗ vân sam, thời điểm thích hợp nhất để uốn cây là vào cuối hè, khi lượng nhựa lưu thông giảm đi. Còn đối với những loài sớm rụng lá, có khả năng sẽ chảy nhựa nhiều, bạn không nên uốn vào đầu hay giữa mùa xuân trước khi cây rụng lá và mọc chồi non.

Tốt hơn hết, luôn dùng dây đồng và/hoặc dây chằng để uốn trước khi sử dụng những kỹ thuật này

Kỹ thuật khắc hình chữ V

Khắc hình chữ V đơn giản chỉ là cắt ngang bề rộng của thân cây, rồi uốn nó theo vị trí mà mình mong muốn. Đây là một phương pháp uốn nhanh và tác động trực tiếp vào chỗ cần uốn, tuy nhiên, nó có thể gây ra vết chai sần hay phồng rộp ở ngay chỗ khắc chữ V.

Có thể dùng phương pháp này cho các loài cây sớm rụng lá, hay cây lá rộng, vì dòng nhựa lưu thông của nó không quá chặt chẽ liên tục như các loài cây có quả hình nón (nếu dòng nhựa chạy đến các nhành cây thứ cấp và/ hoặc các tán lá bị đứt giữa chừng, thì những chồi hay lá đang phát triển sẽ bị và có nguy cơ bị sâu mọt phá hoại).

Bạn phải quấn dây hay buộc dây chằng vào cành được uốn để giữ cho cây ở đúng vị trí trong khoảng thời gian nó hồi phục và tạo ra vết chai sần.

Nên bôi một lớp dầu bôi trơn xung quanh lớp gỗ thượng tầng bị lộ ra đối với những cây thuộc họ có quả hình nón, hoặc dùng bột hồ bôi lên vết cắt cho các loài sớm rụng lá.Hai vết cắt hình chữ V được tạo ra ở quãng chia 2/3 chiều dài cành cây được uốn. Nếu vết cắt không đủ sâu thì chỗ uốn sẽ không được gọn gàng và suôn sẻ. Để tạo ra vết cắt hình chữ V, bạn dùng cây cưa mỏng và nên tạo thành hình tam giác để khi uốn, hai mặt bên của vết cắt sẽ gặp nhau khi chúng tạo thành vết chai sần, từ đó vết cắt sẽ ghép lại vào nhau.

Phương pháp này cũng rất hữu dụng khi dùng để chỉnh lại góc nơi cành cây bị lìa khỏi thân cây. Đối với trường hợp này, chỉ dùng dây không thì có thể khó mà chỉnh được.Có thể tạo vết cắt ở cuối cành, sau đó dùng dây quấn hay dây chằng để kéo cành hướng xuống. Hai cạnh của vết cắt bị kéo sát vào nhau và cuối cùng là liền lại với nhau.Nhiều người say mê bonsai thích tạo vết cắt ở phía trên, thay vì dưới chỗ cành giao nhau với thân cây. Cách này sẽ làm vết cắt mở ra và không bị nhìn thấy cho đến khi vết cắt liền sẹo và lấp đầy được chỗ khuyết.

Về cơ bản thì cả hai cách đều tốt và nên được dùng phù hợp với loài cây được uốn; một số loài hình thành sẹo nhanh để lấp đầy chỗ trống của vết cắt hình chữ V, với các loài này thì nên dùng cách tạo vết cắt ở phía bên dưới, cuối cành.

Một ví dụ về phương pháp tạo vết cắt hình chữ V

Cách uốn những nhánh cây lớn hoặc dễ gãy (Phần 1)

Việc uốn cành, tạo dáng cho cây bonsai là một việc làm thường xuyên mà bất kỳ người chơi bonsai nào cũng phải thực hiện. Thông thường, tùy vào loại cây mà người làm bonsai sẽ biết nên chọn thời điểm nào để uốn cành. Vì một lý do khách quan hay chủ quan nào mà bạn buộc phải uốn nắn những cành cây dễ gãy hoặc quá to thì đó là một việc làm khó. Đôi khi chỉ vì sơ ý, bạn có thể làm hỏng cả cây bonsai. Dưới đây là một vài gợi ý và phương pháp giúp cho bạn tham khảo khi gặp các trường hợp khó khăn như vậy. Bạn cần xác định độ chịu đựng được của cành cây vì không kể về đặc điểm mềm dẻo khác nhau của từng loại cây thì bất cứ cây nào cũng vậy, mỗi cành cây đều có một độ cong nhất định tùy vào vị trí và hướng của nó mọc trên thân cây. Nó sẽ không chịu được sức bẻ ngược lại. Đối với những cành này, nếu bạn cố sức uốn theo cách của mình thì cần phải làm thật chậm, hoặc nếu cảm thấy không đủ kiên nhẫn thì bạn nên nghĩ đến một phương án khác để xử lý nó chứ tuyệt đối không được vội vàng mà “sôi hỏng bỏng không”.

Theo kinh nghiệm và kiến thức về các loại cây của bạn mà bạn biết rằng mỗi loại cây có độ mềm dẻo khác nhau, do đó tùy vào loại cây mà bạn chọn cách thức nhất định để uốn và xác định mức độ tác động. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn không biết độ uốn của cành cây như thế nào thì trước tiên hãy uốn ở một mức độ nào đó đã, rồi để cho cây quen dần, ít hôm sau bạn lại uốn tiếp.

uốn cây cảnh

Sử dụng dây chằng xoắn

Sử dụng dây chằng xoắn để uốn các cành to và khó uốn vì phương pháp cuốn dây đối với những trường hợp này gần như không thể thực hiện được. Dây chằng xoắn thường được sử dụng là loại dây đồng mảnh có đường kính từ 1-1,5mm. Bạn có thể buộc đầu kia của dây chằng vào các điểm neo khác nhau, chẳng hạn như một cành cây khác, hoặc một nhánh cây gãy, hay là cái lỗ bên hông chậu, hoặc cũng có thể buộc vào một sợi rễ to nào đó, hay thậm chí vào một cái móc, cái đinh vít được đóng vào thân cây. Điều lưu ý đầu tiên khi sử dụng dây chằng để uốn cành là để ý đến phần đệm. Sợi dây mảnh sẽ cứa đứt thân cành nếu bạn không đệm vào đó 1 miếng cao su.
Bạn dùng một thanh kim loại chắn ngay điểm giữa để xoắn dây. (Ở đây để hình được rõ, chúng tôi không thể hiện phần đệm, nhưng bạn vẫn phải luôn chú ý đến vấn đề đó). Lợi thế của biện pháp này là hai phần dây ở hai bên xoắn vào nhau, do đó đoạn dây ngắn đi, và kéo các cành cây lại với nhau với một lực rất mạnh. Nó đặc biệt hữu ích khi bạn dùng để uốn những cành cây cực kì “khó nắn”,  tốt hơn nhiều so với cách dùng tay. Hơn nữa, đối với những cành cây giòn hoặc có nguy cơ dễ bị nứt, bị gãy, dây chằng xoắn có thể giúp giữ được chúng trong vòng nhiều tuần, giảm nguy cơ làm hỏng cành cây. Phần thân chính của cây Thích đỏ Nhật Bản này đã bị chết ngọn. Để lấp đầy khoảng trống tán lá trên đỉnh, cần phải kéo những cành cây to dày và dễ gãy xung quanh lại với nhau. Và điều này đã được thực hiện nhờ dùng biện pháp xoắn dây chằng với một điều độ thích hợp.

Ngoài phương pháp sử dụng dây chằng xoắn, hiện nay trên thị trường có 1 số dụng cụ uốn cành chuyên dụng, tùy trường hợp, bạn có thể sử dụng 1 trong những công cụ sau:

Sử dụng nẹp uốn

Nguyên tắc uốn của dụng cụ này giống như phương pháp dùng dây chằng xoắn, chỉ khác ở chỗ thay vì kéo cành cây cần uốn và điểm neo lại với nhau bằng cách xoắn sợi dây chằng, thì bạn dùng 1 thanh kim loại để siết chặt 2 đầu của nẹp uốn lại.
Nẹp uốn có ưu điểm là (nếu đủ dài), nó có thể kéo được cành cây nhiều  hơn so với khoảng cách giới hạn mà biện pháp dây chằng xoắn mang lại. Tuy nhiên, nếu dùng trong khoảng không gian chật hẹp thì hơi bất tiện, và thậm chí không thể áp dụng được cách làm này.

Khóa uốn cành

Khóa uốn cành là một loại dụng cụ bằng kim loại có hai răng giúp kẹp chặt cành cây, cho phép người dùng có thể tác động mạnh hơn đến cành, uốn chúng vào đúng vị trí mà mình mong muốn (sau đó chúng ta sẽ buộc dây chằng vào vị trí đó).

Nẹp ba chân

Nẹp ba chân cũng là một dụng cụ để uốn các cành cứng. Với hai chân bên ngoài được móc vào cành, chân chính giữa từ từ (bằng cách điều khiển mức ren) sẽ uốn cong cành cây. Tuy nhiên dụng cụ uốn này ít được ưa chuộng vì nó rất dễ làm thương tổn đến thân cây, ngay cả khi đã dùng miếng lót cao su. Thêm nữa, những cành cây khả dĩ dùng “nẹp ba chân” được thì cũng có thể dùng dây quấn, dây chằng là những phương pháp thông dụng hơn.

Cá Koi (Cá Chép vảy rồng)

Cá chép vảy rồng còn gọi là cá chép Nhật (cá Koi). cá Koi theo tiếng nhật là Nishikigoi, được người Nhật lai tạo giống cách đây hơn 200 năm. Tùy theo màu sắc đặc tính mà người ta còn có nhiều tên gọi cho các con cá. 

  • Con cá có màu nền trắng pha màu đỏ gọi là Kohaku.
  • Cá màu nền trắng pha màu đỏ và thêm một chút màu đen gọi Showa sanke.
  • Cá có màu xám bạc hai bên mang có màu đỏ pha trắng gọi là Asagi và Shusui.
cá chép vảy rồng
Cá chép vảy rồng

Ngoài ra còn có nhiều tên khác nữa để gọi như KohakuSankeShowaOgonKin- ShowaKujakuHi-UtsuriShusuiKomonryuKoromoShowa Sanshoku

cá Koi có thể sống tới cả trăm năm tuổi, bình thường nuôi trong hồ nhân tạo nó cũng thể sống tới 25 – 35 năm. Người Trung Hoa có truyền thuyết “cá chép hoá rồng” hay “cá vượt vũ môn”, tức là con cá chép khi sống trăm năm tuổi có thể lột xác biến thành Rồng để đạp mây vờn gió khỏi phải sống một số phận lặn hụp dưới nước. Không biết nếu khi chúng ta có con cá Koi (tạm gọi là cá chép cảnh Nhật Bản cho dễ hiểu) sống hơn trăm tuổi nó có biến thành rồng bay đi không? Nếu vậy thì cũng hơi tiếc vì chắc chắn bạn sẽ mất đi món tiền lớn. Dẫu sao đây cũng là truyền thuyết mang triết lý đẹp với ước mơ vươn lên của muôn loài trong vũ trụ.

cá Koi khi trưởng thành có chiều dài khoảng 60–90 cm. Nếu nuôi và chăm sóc cẩn thận nó có thể lớn thêm được 5–10 cm mỗi năm.

Không như cá Thanh Long (hay còn gọi là Bạch Long, Hắc Long) thường quậy phá và thức ăn chủ yếu là các loài cá sống nhỏ, cá Koi là một loại cá hiền lành, nó có thể sống chung với các loại cá khác mà không cảm thấy bị phiền nhiễu. Tuy nhiên để tránh tình trạng lây nhiễm bệnh tật người ta thường nuôi cá Koi thuần nhất trong hồ và không nuôi thêm các cá khác.

Hồ nuôi cá Koi

Không giống như các loại cá cảnh khác được nuôi trong hồ kiếng để ngắm nhìn theo chiều ngang, cá Koi được nuôi trong một loại “ao” nhỏ đào trong vườn, do đó chúng ta chỉ ngắm nhìn những chú cá Koi bơi lội lững lờ ở phía trên lưng. Hồ nuôi cá thường được đào sâu xuống theo hình bậc thang (có thể sâu khoảng 2m) để tạo nên nhũng chiều sâu đa dạng, phía dưới được lót bằng những tấm nilon nhựa để nước khỏi thoát đi, dĩ nhiên nếu điều kiện kinh tế của bạn tốt hơn, bạn có thể xây bằng xi măng, như thế hồ của bạn sẽ chắc chắn hơn nhiều và bạn cũng khỏi phải lo lắng lỡ có khi nào tấm lót nilon bị lủng, nước thoát đi hết và Koi của bạn cũng “thăng” luôn.

Dung tích hồ tùy theo mặt bằng có sẵn của bạn, từ 4- 5 mét khối tới vài chục mét khối. Theo nhiều người khuyên bờ hồ nên xây cao hơn mặt nước khoảng 30 – 40 cm để tránh tình trạng chó hoặc mèo săn mất cá Koi của bạn. (Ở Mỹ thì hay có các chú racoon đêm đêm hay rình bắt trộm cá Koi vô cùng).

Quanh bờ hồ người ta có thể trồng vài cây sen để cá có thêm bóng mát trong những ngày hè và cũng để làm giảm bớt sự phát triển của các loại rêu độc hại, hoặc trang trí thêm những ngọn đèn, cây cảnh bonsai hay bàn ghế theo kiểu Nhật cho thêm thơ mộng. Hồ nước cũng cần trang bị thêm một hệ thống bơm lọc để giữ nước luôn được trong sạch và tránh tình trạng bị rêu lan trong nước.
Theo nguyên tắc đối với cá Koi lớn khoảng 30 cm thì cứ mỗi mét khối nước thì được thả một con, cá nhỏ thì ta có thể thả mật độ dày hơn.

cá Koi giống

Hiện nay cá giống ở các nước Châu Âu bán tương đối rộng rãi, cá loại nhỏ (5-10 cm) giá cũng phải chăng từ 10–20€. Cá lớn hơn (30 cm) giá khoảng 1000 Euro. Ðối với cá có màu sắc và hình dạng đặc biệt thì bạn phải tới những nơi bán đấu giá cá được tổ chức mỗi năm vài ba bận, nhưng coi chừng, giá cá sẽ rất đắt từ vài ngàn đến vài trăm ngàn, cá biệt có thể đến cả triệu Euro. Ðó thật sự là một tài sản không nhỏ.

Ðối với các loại cá giống được nhập cảng từ Nhật Bản, giá cá giống có hơi mắc hơn nhưng cũng có thể chấp nhận được.

Trước đây cá giống chủ yếu được lai tạo từ Nhật nhưng bây giờ người Châu Âu cũng biết cách lai tạo giống nên nhiều người cũng có thể nuôi được loại cá này. Không những người ta lai tạo được những chú cá Koi kiểu cổ điển mà còn lai tạo được những chú cá Koi có hình dạng và màu sắc dị kỳ, chẳng hạn như những con cá Koi có đầu gồ ghề, xù xì như kiểu cá đầu lân (như cá vàng 3 đuôi đầu lân). Không biết những con cá Koi có hình dáng dị dạng này có thể sống lâu như những con cá khác hay không, nhưng ấn tượng đầu tiên bạn sẽ thấy nó đẹp và dĩ nhiên giá nó sẽ cao hơn những con cá khác nhiều.

Tiêu Chuẩn đánh giá cá Koi

Ðể đánh giá một con cá như thế nào là “đẹp” có rất nhiều tiêu chuẩn mà người nuôi cũng như ban giám khảo phải tuân thủ theo tiêu chuẩn của người Nhật bản:

  • Màu sắc
  • Sự trưởng thành
  • Hình dạng

Về màu sắc thì màu sắc phải tươi tắn tự nhiên, sự phân chia màu sắc phải rõ ràng, không loang lổ các khoảng màu có hình dạng độc nhất vô nhị. Thí dụ có chú cá Koi toàn thân trắng nhưng trên giữa đỉnh đầu có một đốm đỏ thật lớn, thật tròn như một hình mặt trời trên nền cờ của của con dân Thái Dương Thần Nữ.

Về hình dạng như đã nói ở trên, tuy nhiên đây là sản phẩm của sự biến đổi gen trong cơ thể cá nên tiêu chuẩn này chỉ đứng vào hàng thứ hai, ngoài ra độ lớn và sức khoẻ cá cũng đóng vai trò quan trọng để quyết định giá cả của cá.

Nước nuôi cá Koi

Ðể cá có sức khoẻ vững bền, nước nuôi cá phải luôn được giữ trong sạch. Nồng độ pH luôn phải từ 7 tới 7.5 được coi là lý tưởng. Nên tránh sự thay đổi độ pH quá bất ngờ đột ngột vì như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ của cá.

Nếu nồng độ nitrite trong nước quá cao hoặc bạn có nhu cầu để thay nước hồ thì cũng không nên thay một lần mà nên thay từ từ, cứ 2 ngày rút đi khoảng một phần ba thể tích của hồ cho đến khi nước hồ trong lại.

Bạn cũng nên chú ý đến các loại rong tảo phát triển trong nước, nếu rong tảo phát triển quá nhiều sẽ hút hết nồng độ oxygen trong nước và làm cá nghẹt thở.

Ðể làm giảm sự phát triển của rong tảo bạn có thể trồng thêm những loại cây trong nước như sen, cỏ sậy quanh hồ, một thác nước nhỏ hoặc một vòi phun nước (dạng giếng phun ) cũng có tác dụng đáng kể.

Thức ăn cho cá Koi

cá Koi ăn những loại thức ăn chế biến sẵn có bán trên thị trường, được làm chủ yêú bằng nguyên liệu thào mộc như lúa gạo, bột, được pha thêm thành phần bột cá và các loại vitamin.

Bệnh tật thường gặp ở cá Koi

cá Koi cũng có thể lây nhiễm bệnh tật, các bệnh thưòng gặp như ngứa mình, biếng ăn, lở da rụng vảy, đốm trắng hay lở môi, cũng có những thuốc đặc trị bán sẵn trên thị trường. Cá bệnh nên vớt ra những hồ chứa riêng để theo dõi và điều trị. Trường hợp nặng hơn có lẽ bạn nên mời bác sĩ thú y nếu không muốn thấy chú cá Koi yêu mến của mình lặng lẽ …. đi vào cái lẩu đang sôi.

Thú vui nuôi cá Koi

Nghề chơi cũng thật lắm công phu, thú nuôi cá Koi được nhiều người Châu Âu, người Mỹ cũng biết đến và phát triển như một nghệ thuật. Nhiều dịch vụ khác cũng được “ăn theo” như thiết kế và xây dựng vườn hồ, chăm sóc sức khoẻ cá, thậm chí còn có cả một hotel cho … cá để chăm sóc những chú cá khi chủ nó phải vắng nhà lâu ngày. Nhiều hiệp hội, câu lạc bộ “cá Koi” cũng được hình thành khắp nơi.

Ở Việt Nam chúng ta thú vui nuôi cá Koi chưa được nhiều người biết tới, hy vọng một ngày gần đây nó sẽ trở nên một thú vui có tính cách quần chúng. Còn gì thanh thản hơn sau một ngày lao động đầy căng thằng, mệt mỏi, về tới nhà với tách trà trong tay ngồi dưới bóng mát của bóng cây sau nhà, nghe tiếng chim hót, tiếng nước chảy rì rào như xa, như gần và dưới kia đàn cá chép kiểng nhật bản lượn lờ êm ả như một đám mây ngũ sắc đùa lượn. Hy vọng rằng bạn sẽ mau quên đi những lo âu thường ngày và một ngày nào đó nếu thời cơ đến quỹ gia đình của bạn sẽ được cải thiện đáng kể với cá chép kiểng Nhật Bản.

Nói đến cá chép, nhiều người nhớ lại thời gian khoảng hơn 10 năm về trước. Phong trào nuôi cá chép đang thịnh hành. Cá chép được nuôi nhiều khắp từ thành thị đến nông thôn bởi đây là loài cá dễ nuôi, giá thành lại hợp lý. Ngày ấy, người ta chủ yếu nuôi cá chép vàng chứ không phải là chép đen. Tuy nhiên, chúng vẫn chỉ là những con cá cây nhà lá vườn. Dần dần, sau này khi nghề chơi cá cảnh phát triển, có nhiều loài cá đẹp ra đời, cá chép buộc phải nhường chỗ cho những người anh em không quen biết…

Trong những năm trở lại đây, người ta bắt đầu lai tạo ra nhiều loài cá chép tuyệt đẹp, có thể nói là mang tính chất đột phá. Tiêu biểu cho giống cá chép mới là Koi. Koi cũng trở thành một đặc trưng của đất nước mặt trời mọc. Koi cũng giống như những người bà con của nó, rất dễ nuôi và mau lớn. Chúng là loài cá to nên cần môi trường nước khá rộng.

cá Koi ăn tạp, chúng có thể ăn mọi thức ăn mà chúng ta cung cấp.

Trước đây, Koi chỉ có 4 màu cơ bản, nay được người Nhật và Trung Quốc lai tạo, chúng trở nên rát phong phú về màu sắc và hình dáng được rất nhiều người nuôi, đặc biệt là phương Tây. Ngày nay tuy không phải là xuất chúng, nhưng Koi trở thành một loài cá hấp dẫn người chơi và đã có những tổ chức, hội, chuyên chỉ chơi Koi trên khắp thế giới.

Hồ nuôi cá Koi

Không giống như các loại cá cảnh khác được nuôi trong hồ kiếng để ngắm nhìn theo chiều ngang, cá Koi được nuôi trong một loại “ao” nhỏ đào trong vườn, do đó chúng ta chỉ ngắm nhìn những chú cá Koi bơi lội lững lờ ở phía trên lưng.

Hồ nuôi cá Koi
Hồ nuôi cá Koi

Hồ nuôi cá thường được đào sâu xuống theo hình bậc thang (có thể sâu khoảng 2m) để tạo nên nhũng chiều sâu đa dạng, phía dưới được lót bằng những tấm nilon nhựa để nước khỏi thoát đi, dĩ nhiên nếu điều kiện kinh tế của bạn tốt hơn, bạn có thể xây bằng xi măng, như thế hồ của bạn sẽ chắc chắn hơn nhiều và bạn cũng khỏi phải lo lắng lỡ có khi nào tấm lót nilon bị lủng, nước thoát đi hết và Koi của bạn cũng ” thăng” luôn.


Dung tích hồ tùy theo mặt bằng có sẵn của bạn, từ 4- 5 mét khối tới vài chục mét khối. Theo nhiều người khuyên bờ hồ nên xây cao hơn mặt nước khoảng 30 – 40 cm để tránh tình trạng chó hoặc mèo săn mất cá Koi của bạn.
Quanh bờ hồ người ta có thể trồng vài cây sen để cá có thêm bóng mát trong những ngày hè và cũng để làm giảm bớt sự phát triển của các loại rêu độc hại, hoặc trang trí thêm những ngọn đèn, cây cảnh bonsai hay bàn ghế theo kiểu Nhật cho thêm thơ mộng. Hồ nước cũng cần trang bị thêm một hệ thống bơm lọc để giữ nước luôn được trong sạch và tránh tình trạng bị rêu lan trong nước.
Theo nguyên tắc đối với cá Koi lớn khoảng 30 cm thì cứ mỗi mét khối nước thì được thả một con, cá nhỏ thì ta có thể thả mật độ dày hơn.