Kỹ thuật sinh sản cá Koi

Cá Koi có thể đẻ dể dàng trong môi trường nhân tạo khi thuần thục ở 1 năm tuổi . Thường thì được cho đẻ theo từng nhóm nhỏ cân đối trống mái hoặc cá trống nhiều hơn cá mái. Bể đẻ thường không sâu và khá trống trải để sau khi cá đẻ có thể bắt cá bố mẹ ra ngoài. Cá đẻ thường vào sáng sớm, cá trống luôn bám đuổi và thúc vào hông cũng như vùng bụng của cá mái. Cá mái 2- 3 năm tuổi có thể cho 150 đến 200 ngàn trứng/mỗi lần đẻ. Trứng rơi rãi bám lên khắp nơi trong bể: nền, cây thủy sinh, rễ bèo hay lục bình.

Chọn cá bố mẹ

Chọn cá thuần chủng, không lấy cá đực và cái trong cùng một lứa, chỉ chọn hoặc đực hoặc cái. Cá đực có gờ nhám ở vây ngực, lỗ sinh dục lõm khi, vuốt nhẹ bụng phía gần lỗ sinh dục thấy có chất dịch màu trắng chảy ra. Cá cái: sờ vây ngực nhẵn, lỗ sinh dục lồi. Cá đực có nhiều núm tròn trên vây ngực, cá cái thì có thân hình tròn hơn.

nuôi cá koi sinh sản
Nuôi cá koi sinh sản

Cần nuôi vỗ cá bố mẹ: diện tích ao 500 – 1.000 m2 hoặc lớn hơn, độ sâu 1,2 – 1,5 mét. Ao gần nguồn nước để có thể chủ động thay nước, mặt ao thoáng, không bóng cây che, trên bờ không có bụi rậm. Bờ ao cao hơn mực nước thủy triều cao nhất 0,5 m. Nuôi chung cá bố mẹ, mật độ 20 – 25 con/100 m2. Tỉ lệ đực: cái khi nuôi vỗ: 1: 2 hay 1: 3.

Thức ăn và chế độ cho ăn

  • Thức ăn: cám có 35 – 40% đạm, bón phân gây màu định kỳ tạo nguồn thức ăn tự nhiên, lượng phân bón tùy vào màu nước, phải dùng phân chuồng đã ủ hoai.
  • Lượng thức ăn: 5 – 7% tổng trọng lượng đàn, có thể thay đổi tùy vào điều kiện khí hậu môi trường có thuận lợi hay không hoặc tùy vào sức khỏe đàn cá.
  • Cá chép Nhật tương đối dễ nuôi, việc chăm sóc cũng như ao nuôi các loài cá nước ngọt khác.
  • Cải tạo ao trước khi thả giống: quy trình cải tạo ao trước khi thả giống cũng giống như ao nuôi các loài cá nước ngọt khác. Tuy nhiên cần lưu ý: cá chép nói chung thích ăn mồi ở tầng đáy, chủ yếu là động vật đáy, do đó để nâng cao năng suất nuôi và hiệu quả sử dụng ao hồ cần quan tâm đến việc gây nuôi động vật đáy để làm nguồn thức ăn tự nhiên cho cá. Bón phân gây màu: phân chuồng đã ủ hoai 25 – 50 kg/100 m2 và phải bón định kỳ (tùy vào màu nước trong ao có thể bón 1 – 2 lần/tháng).

Chuẩn bị cho cá đẻ

  • Khi cá được 7 – 8 tháng tuổi là đến giai đoạn thành thục.
  • Kiểm tra độ thành thục của cá bố mẹ để chọn cá cho sinh sản. Chọn cá có màu sắc và hình dạng như mong muốn và có độ thành thục tốt như sau:
    • Đối với cá cái: lật ngửa bụng cá, chọn những con bụng to, da bụng mềm đều, lỗ sinh dục sưng và có màu ửng hồng, trứng có độ rời cao, nếu vuốt nhẹ bụng cá từ ngực trở xuống cá tiết ra vài trứng.
    • Cá đực: chọn những con có tinh dịch màu trắng sữa, kiểm tra bằng cách vuốt nhẹ phần bụng gần lộ sinh dục. Tuy nhiên, không nên vuốt nhiều lần vì cá sẽ mất nhiều tinh dịch ảnh hưởng đến tỉ lệ thụ tinh.

Chuẩn bị bể đẻ và giá thể

  • Bể đẻ là hồ xi măng, đáy bằng phẳng và không có vật nhọn. Diện tích 2,5 x 5 x 1,2 m, giăng lưới xung quanh bên trong với mục đích dễ thu gom cá bố mẹ sau khi sinh sản và tiện cho việc theo dõi cá sinh sản. Mực nước cấp vào bể đẻ ban đầu khoảng 0,5 m và phải lấy trước 2 ngày.
  • Cá chép Nhật là loài cá đẻ trứng dính trên cây cỏ thủy sinh nên giá thể là rất cần thiết. Có thể chọn bèo lục bình: vệ sinh sạch sẽ, ngắt bớt phần lá và rễ già để tạo chùm rễ thông thoáng, nên chọn phần rễ 30 cm, phần thân 20 cm là tốt nhất, ngâm vào nước muối 5% để sát trùng, loại bỏ ký sinh trùng khác.

Bố trí cho cá sinh sản

  • Phối màu: màu sắc không nên phối hợp một cách tùy tiện và theo các hướng tương đối sau:
    • Cá bố mẹ đều có màu gấm vàng hay màu gấm bạc cho sinh sản riêng và không phối sinh sản với các màu sắc khác, để có được thế hệ cá con có màu sắc chủ yếu như cá bố mẹ.
    • Cá bố mẹ tương đối có hai màu trên thân là đỏ, đen hay trắng, đen hay đỏ, trắng được cho sinh sản chung với cá có ba màu đỏ, đen, trắng.
  • Mật độ, tỉ lệ đực cái tham gia sinh sản.
    • Trung bình 0,5 – 1 kg cá cái/m2 bể đẻ (khoảng 2 cá cái/m2 bể đẻ).
    • Tỉ lệ đực: cái tham gia sinh sản = 1,5/1 đến 2/1 để đảm bảo chất lượng trứng thụ tinh.
  • Việc lựa chọn cá bố mẹ thường được tiến hành vào buổi sáng: 8 – 9 giờ, khi cá bố mẹ được lựa chọn phù hợp thì cá được đem lên bể đẻ, kích thích dưới ánh sáng mặt trời. Độ chiếu sáng trung bình trên hồ là 8/24 giờ. Đến xế chiều, 16 – 17 giờ cho giá thể vào và tạo dòng nước chảy nhẹ vào hồ. Bố trí hệ thống sục khí để tăng cường oxy. Việc phơi nắng và tạo dòng chảy hay tăng cường oxy là các yếu tố kích thích sự sinh sản của cá.

Hoạt động sinh sản của cá

  • Cá được đưa lên bể như trên sẽ đẻ trứng ngay vào hôm sau, khoảng 4 – 5 giờ sáng. Nếu cá chưa sinh sản thì phải bố trí lại từ đầu và tiếp tục sử dụng các yếu tố kích thích như ban đầu.
  • Tương tự như cá vàng hay cá chép thường, trước khi sinh sản, có hiện tượng cá đực rượt đuổi cá cái. Dưới sự kích thích của nước mới, cá vờn đuổi nhau từ bên ngoài và chui rúc vào ổ đẻ, tốc độ vờn đuổi càng lúc càng tăng thì cá sẽ đẻ dễ dàng. Cá cái quẫy mạnh phun trứng, cá đực sẽ tiến hành thụ tinh nơi trứng vừa được tiết ra. Trong suốt quá trình sinh sản, cá đực luôn bám sát cá cái để hoàn tất quá trình sinh sản.
  • Đối với trường hợp cá không sinh sản, cần vớt giá thể ra vào khoảng 9 – 10 giờ sáng hôm sau, hạ bớt một phần nước trong hồ, tiếp tục để cho cá được phơi nắng trong hồ đến xế chiều cho thêm nước mới vào để kích thích cá đẻ tiếp tục và cho giá thể vào. Tạo điều kiện môi trường như lần đầu, hôm sau cá sẽ đẻ lại.

Ấp trứng

  • Thường xuyên cho nước chảy nhẹ nhàng hoặc thay một phần lượng nước trong thau ấp bằng lượng nước đã dự trữ sẵn. Thau trứng luôn được sục khí liên tục, nhất là trứng sắp nở. Tránh sự chiếu sáng trực tiếp của ánh sáng mặt trời.
  • Trứng thụ tinh sau khoảng 24 giờ sẽ thấy hai mắt đen li ti. Quá trình phát triển phôi cần lượng oxy rất cao, nhất là thời điểm trước và sau khi trứng nở, vì cơ thể cá chuyển từ trạng thái phôi bất động sang trạng thái vận động, quá trình trao đổi chất tăng. Mặt khác, các enzym được tiết để phá vỡ mối liên kết màng trứng chỉ hoạt động trong điều kiện giàu oxy, nếu thiếu oxy thì enzym bị ức chế dẫn đến tỉ lệ nở thấp.
  • Trong giai đoạn cá mới nở, cá dễ chết hàng loạt nếu trên bề mặt có lớp váng. Do thiếu oxy, vì vậy phải tăng cường sục khí sau khi trứng nở.

Ương cá bột

  • Cá mới nở tự dưỡng bằng noãn hoàng trong vòng 3 ngày.
  • Cá từ 3 ngày tuổi cá ăn phiêu sinh, bột đậu nành pha loãng trong nước. Sau giai đoạn này một số cá sẽ trổ màu nhưng chưa rõ nét.
  • Sau 7 – 10 ngày có thể thả cá ra ao. Ao đã được chuẩn bị sẵn và được gây màu thật tốt (bón phân gây màu như đã được trình bày trong phần chuẩn bị ao nuôi vỗ cá bố mẹ). Nguồn thức ăn tự nhiên trong ao lúc này đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tỉ lệ sống của cá bột phụ thuộc nhiều vào nguồn thức ăn tự nhiên này. Ao ương cá bột cần quản lý khắt khe nguồn cá tạp (diệt tạp trước khi thả cá bột, quản lý chặt chẽ nguồn nước ra vào ao thông qua cống, các hang mọi, trời mưa, nước tràn bờ,…).
  • Sau khi thả ra ao vài ngày có thể cho cá tập ăn cám hỗn hợp, tăng dần lượng thức ăn.
  • Việc chăm sóc trong giai đoạn ương quan trọng nhất là theo dõi và quản lý màu nước. Luôn giữ nước có màu xanh lá non, ao luôn được thông thoáng, mặt ao có gió lùa. Tùy điều kiện có thể thay nước 2 – 3 lần/tháng.
  • Để phòng bệnh cho cá cần tuân thủ đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật từ quá trình chuẩn bị ao, bể đẻ, nuôi vỗ cá bố mẹ,… đến khâu quản lý ao ương cá con.
  • Khi cá được khoảng 4 – 5 tháng tuổi, bắt đầu phát triển kỳ, vây theo kiểu dáng, màu sắc đặc trưng của cá là có thể thu hoạch để bán


Tuổi thành thục của cá chép từ tám tháng đến một năm tuổi. Mùa vụ sinh sản chính là mùa mưa, nhưng hiện nay do cá chép đã được thuần hóa nên có thể sinh sản tốt quanh năm. Cá không chăm sóc trứng và có tập tính ăn trứng sau khi sinh sản. Sức sinh sản tương đối thực tế của cá: 97.000 trứng/ kg trọng lượng cá. Tuy nhiên, sức sinh sản này còn tùy thuộc vào điều kiện nuôi, chế độ dinh dưỡng và các yếu tố môi trường khác như: thời gian phát triển phôi khoảng 8 – 42 giờ ở nhiệt độ nước 26 – 310C. Ngoài tự nhiên: cá đẻ ở vùng nước tù có rễ, cây cỏ thủy sinh, độ sâu khoảng 1 mét. Trong điều kiện nhân tạo: nếu có điều kiện tạo mưa nhân tạo, có giá thể là rễ cây lục bình hoặc xơ nilông, nước trong sạch, mát. Đặc điểm của trứng: trứng dính, hình tròn, đường kính 1,2 – 1,3 mm, màu vàng trong, thời gian phát triển phôi: từ 36 – 40 giờ ở nhiệt độ 28 – 300C. Trong điều kiện nuôi ở nước ta, thời gian tái phát dục của cá đực khoảng 15 ngày, của cá cái khoảng 20 – 30 ngày. Thời gian tái phát dục của cá còn tùy thuộc vào bản thân loài và điều kiện sống, mùa vụ …

Cá Koi

Cá chép Koi (tiếng Nhật: 鯉 (こい), La tinh hóa: koi) là một loại cá chép (Cyprinus carpio) thông thường đã thuần hóa, lai tạo để nuôi làm cảnh, có nguồn gốc Trung Quốc nhưng được nuôi phổ biến tại Nhật Bản. Chúng có quan hệ họ hàng gần với cá vàng và, trên thực tế, kiểu cách nhân giống và nuôi cảnh là khá giống với cách nuôi cá vàng, có lẽ là do các cố gắng của những người nhân giống Nhật Bản trong việc ganh đua với cá vàng. Cá chép Koi và các hình xăm trên cá được người Nhật coi là điềm may mắn.

Cá koi
Cá Koi

1. Xuất xứ

Cá chép bắt nguồn từ Trung Quốc. Theo các nhà khảo cổ học, phân tích từ hóa thạch tìm được ở miền Nam Trung Quốc, thì cá chép đã có từ hơn 2 triệu năm. Vào thế kỷ 4, người TQ đã biết lai tạo giống cá chép, để giờ đây giống cá 3 đuôi hoặc cá Tàu đã nổi tiếng trên thế giới. Cá chép được lai tạo để trở thành giống cá đẹp, trưng bày làm cảnh (kiểng) đã phát tán rộng rãi và người Nhật Bản cũng đã nghiên cứu để nhân giống loài cá này đầu tiên tại đảo Niigata. Đầu thế kỷ 20, năm 1914, để tôn vinh hoàng tử Hirohito, Nhật Bản đã cho triển lãm giống cá chép Koi đầu tiên tại Tokyo và đảo Niigata chính thức được mang tên Niigata Koi. Từ đây, cá chép Nhật vói 2 màu chủ đạo “đỏ và trắng” được tôn vinh và mua bán rộng rãi.

Để nghiên cứu thêm về cách lai tạo màu, sinh sản, nhân giống và nuôi dưỡng v.v. từ năm 1950, Nhật Bản đã cử các chuyên gia đến học hỏi tại Trung tâm Khoa học Kỹ thuật thuộc khoa Sinh vật trường Đại học Chicago và khoa Hóa lý thuộc Viện nghiên cứu Illinois, Hoa Kỳ

Cá chép do người Nhật lai tạo đẹp về màu sắc và đắt giá. Do vậy, mỗi khi nhắc đến loài cá chép được lai tạo có nhiều màu sắc đẹp, người ta liên tưởng ngay đến người Nhật và thường được dùng chung một tên gọi là “cá chép Nhật”. Thực ra, cá chép do Nhật Bản lai tạo có tên gọi là Nishikigoi, dịch ra tiếng Việt là cá chép nhiều màu sắc, đến thế kỷ 19 thì có thêm tên gọi KOI. Từ Koi theo tiếng Nhật là cá chép, từ đồng âm khác nghĩa là tình yêu, yêu mến. Như vậy, giống cá này được lai tạo bắt nguồn từ Trung Quốc, Koi là tên do người Nhật đặt và được gọi chung cho tất cả các loại cá chép lai tạo. Hiện nay, trên eBayđang bán một loại cá chép Koi màu trắng sữa đuôi dài, được ghi rõ xuất xứ Việt Nam.

Do cá Koi của Nhật thuộc loại xuất sắc, đắt giá và nổi tiếng, nên người Nhật đã tự đặt ra những quy cách về gam màu, tên gọi để phân biệt từng chủng loại.

2. Chủng loại

cá Koi được chia ra làm 2 loại: Koi chuẩn và Koi bướm.

  • Koi chuẩn: Hình dáng giống như cá nguyên thủy, nhưng được pha trộn nhiều màu sắc rất đẹp (khi được nhìn từ trên xuống, dọc theo sống lưng), do đó cá Koi chỉ thật sự đẹp khi được nuôi ở ao.
  • Koi bướm: Khác với cá nguyên thủy là vi, vây và đuôi dài, khi bơi nhìn uyển chuyển rất đẹp, nên có thể nuôi được ở cả ao và hồ kiếng. Koi bướm còn có những tên gọi khác như “cá chép vây dài” hoặc “cá chép Rồng”.

Từ năm 1980 Nhật Bản mới bất đầu nhân giống loại Koi bướm.

3. Màu sắc

Người Nhật tin rằng những mảng màu trên mình cá chép Koi là những hình xâm luôn luôn mang lại sự may mắn. Tiêu chuẩn về màu được người Nhật đặt tên như sau:

  1. Trắng pha Đỏ = Kohaku
  2. Trắng pha Đỏ+Đen = Showa Sanke
  3. Trắng pha Đen = Utsurimono
  4. Đen pha Trắng = Shiro Bekko
  5. Vàng pha Đen = Ki Utsuri
  6. Bạch kim hoặc Vàng kim = Kinginrin
  7. Xám bạc = Asagi
  8. Trắng, trên đỉnh đầu có một vòng tròn Đỏ = Tancho

và những giống khác như: Sanke, Ogon, Shusui, Matsuba, Chagoi, Soragoi, Karasu (crow), Taisho Sanke, Koromo, Kawarimono.

Hiện nay, không riêng gì Nhật Bản mà các nước châu Âu, châu Á cũng biết cách lai tạo giống Koi, nhưng các mảng màu và màu sắc thì khó sánh được với Koi của Nhật.

4. Phân biệt

Cá chép Koi Trung Quốc và Việt Nam là giống với chép nguyên thủy và Koi Nhật, Koi Pháp có hông ngắn (nhìn ngang) đầu hơi gù…và điều đặc biệt là chỉ Koi Nhật là có màu đỏ chót như đỏ máu và đỏ ớt còn tất cả các loại Koi khác chỉ có màu đỏ cam hay cam. Màu sắc của Koi Nhật rất rực rỡ và có đường biên sắc nét, các mảng màu lớn và đều ở hai bên hông (khi nhìn từ trên xuống, dọc theo sống lưng). Riêng loại Butterfly Koi của Nhật thì vi, vây và đuôi rất dài (có khi bằng 2/3 thân) và màu thì phủ kín đuôi… Việt Nam cũng có giống Butterfly Koi màu trăng sữa, đuôi dài vừa phải, dọc trên sống lưng hàng vảy có pha chút màu đen. Khác với cá Nhật, toàn thân trắng sữa, đuôi dài hơn và đặc biệt là có một hình tròn đỏ chót ngay giữa đỉnh đầu, tượng trưng cho quốc kỳ của Nhật, giá cá này rất cao. Thời gian gần đây xuất hiện giống Koi có màu óng ánh như kim tuyến, nhưng chỉ có trên 2 màu là trắng và vàng mà người Nhật gọi là Kinginrin.

5. Kích thước

Trước đây, cá chép Koi được xác nhận là chiều dài có thể tới 2 m (6 ft) và chúng có thể sống tới 230 năm, rồi suy giảm dần xuống theo các thế hệ. Người ta cho rằng, phần lớn cá Koi hiện nay, có thể dài tới 1 m (3 ft) và tuổi thọ từ 40 đến 60 năm tuổi. Nếu cá Koi được nuôi ở ao thì đến năm thứ 8 có thể chiều dài tối đa của cá đạt đến 1 mét. Hình dưới đây là kích thước tính bằng cm theo tháng tuổi của cá.

6. Cách chọn

Trước hết, phải xác định là nuôi cá ở hồ kiếng hay hồ xi măng. Nếu là hồ kiếng thì nên chọn giống cá Butterfly Koi (chép đuôi dài) vì chúng đẹp ở dáng thướt tha. Chọn cá nhỏ hoặc lớn đều được, khoảng từ 5 cm đến 40 cm tùy từng hồ, vì nuôi hồ kiếng cá bột lớn rất nhanh, nhưng khi phát triển đến 20 cm thì khựng lại và chậm lớn… Nếu nuôi hồ xi măng (hồ ít nhất là 6 m3) nên có hòn non bộ, một vài cây sen và súng vừa trang trí cho đẹp vừa tạo bóng mát cho cá cũng nên có vòi phun hoặc thác nước cho hòn non bộ, chủ yếu là để tạo ôxy cho cá. Để nuôi hồ xi măng nên chọn cá đã phát triển từ 20 cm trở lên, vì hồ xi măng sẽ có rất nhiều vi sinh vật vừa có lợi vừa có hại cho cá, cá nhỏ sẽ khó chống chọi lại được, cũng như sự phát triển của cá ở hồ xi măng sẽ đạt tối đa. Theo kinh nghiệm, cá bột tỉ lệ sống là 50 %, trong khi cá trên 20 cm tỉ lệ sống từ 90 đến 99 %. Vì cá nuôi trong hồ xi măng, cho nên cần chọn loại cá Standard Koi (giống cá đuôi ngắn) vì sức khỏe và đề kháng gần gấp đôi loại Butterfly. Do chỉ nhìn từ phía trên, nên màu cá là quan trọng nhất. Nên chọn cá có những mảng màu lớn và cân đối đều 2 bên, luôn có màu chủ đạo là trắng và đỏ.

Một điểm đáng chú ý nữa và cũng rất quan trọng khi chọn cá Koi là hình dáng của chúng. Nên xem xét kỹ, dáng bơi phải thẳng và uyển chuyển, không có dị tật như: phần cuối thân bị cong lên, hở mang, râu không đều (do bị cụt, mọc lại không được như cũ) và dị tật xấu nhất của cá chép là “méo miệng”. Tỷ lệ méo miệng khoảng 5 %.

Cá chép Nhật Bản – Cyprinus carpio (Carp – Carpe, Koi carp)

cá chép nhật bản

Trong những năm trở lại đây, người ta bắt đầu lai tạo ra nhiều loài cá chép tuyệt đẹp, có thể nói là mang tính chất đột phá. Tiêu biểu cho giống cá chép mới là Koi. Koi cũng trở thành một đặc trưng của đất nước mặt trời mọc. Koi cũng giống như những người bà con của nó, rất dễ nuôi và mau lớn. Chúng là loài cá to nên cần môi trường nước khá rộng.

cá Koi theo tiếng nhật là Nishikigoi, được người Nhật lai tạo giống cách đây hơn 200 năm. Tùy theo màu sắc đặc tính mà người ta còn có nhiều tên gọi cho các con cá:

  • Cá có màu nền trắng pha màu đỏ gọi là Kohaku.
  • Cá màu nền trắng pha màu đỏ và thêm một chút màu đen gọi Showa sanke
  • Cá có màu xám bạc hai bên mang có màu đỏ pha trắng gọi là Asagi và Shusui.
Cá chép Nhật Bản
Cá chép Nhật Bản

Ngoài ra còn có nhiều tên khác nữa để gọi như Kohaku, Sanke, Showa, Ogon, Kin- Showa, Kujaku, Hi-Utsuri, Shusui, Komonryu, Koromo, Showa Sanshoku

cá Koi có thể sống tới cả trăm năm tuổi, bình thường nuôi trong hồ nhân tạo nó cũng thể sống tới 25 – 35 năm. Người Trung Hoa có truyền thuyết “cá chép hoá rồng” hay “cá vượt vũ môn”, tức là con cá chép khi sống trăm năm tuổi có thể lột xác biến thành Rồng để đạp mây vờn gió khỏi phải sống một số phận lặn hụp dưới nước. Không biết nếu khi chúng ta có con cá Koi (tạm gọi là cá chép cảnh Nhật Bản cho dễ hiểu) sống hơn trăm tuổi nó có biến thành rồng bay đi không? Nếu vậy thì cũng hơi tiếc vì chắc chắn bạn sẽ mất đi món tiền lớn.  Dẫu sao đây cũng là truyền thuyết mang triết lý đẹp với ước mơ vươn lên của muôn loài trong vũ trụ.

cá Koi khi trưởng thành có chiều dài khoảng 60–90 cm. Nếu nuôi và chăm sóc cẩn thận nó có thể lớn thêm được 5–10cm mỗi năm.

Không như cá Thanh Long (hay còn gọi là Bạch Long, Hắc Long) thường quậy phá và thức ăn chủ yếu là các loài cá sống nhỏ, cá Koi là một loại cá hiền lành, nó có thể sống chung với các loại cá khác mà không cảm thấy bị phiền nhiễu. Tuy nhiên để tránh tình trạng lây nhiễm bệnh tật người ta thường nuôi cá Koi thuần nhất trong hồ và không nuôi thêm các cá khác.

1. Hồ Cá

Không giống như các loại cá cảnh khác được nuôi trong hồ kiếng để ngắm nhìn theo chiều ngang, cá Koi được nuôi trong một loại “ao” nhỏ đào trong vườn, do đó chúng ta chỉ ngắm nhìn những chú cá Koi bơi lội lững lờ ở phía trên lưng. Hồ nuôi cá thường được đào sâu xuống theo hình bậc thang (có thể sâu khoảng 2m) để tạo nên nhũng chiều sâu đa dạng, phía dưới được lót bằng những tấm nilon nhựa để nước khỏi thoát đi, dĩ nhiên nếu điều kiện kinh tế của bạn tốt hơn, bạn có thể xây bằng xi măng, như thế hồ của bạn sẽ chắc chắn hơn nhiều và bạn cũng khỏi phải lo lắng lỡ có khi nào tấm lót nilon bị lủng, nước thoát đi hết và Koi của bạn cũng ” thăng” luôn.

Dung tích hồ tùy theo mặt bằng có sẵn của bạn, từ 4- 5 mét khối tới vài chục mét khối. Theo nhiều người khuyên bờ hồ nên xây cao hơn mặt nước khoảng 30 – 40 cm để tránh tình trạng chó hoặc mèo săn mất cá Koi của bạn. (Ở Mỹ thì hay có các chú racoon đêm đêm hay rình bắt trộm cá Koi vô cùng).

Quanh bờ hồ người ta có thể trồng vài cây sen để cá có thêm bóng mát trong những ngày hè và cũng để làm giảm bớt sự phát triển của các loại rêu độc hại, hoặc trang trí thêm những ngọn đèn, cây cảnh bonsai hay bàn ghế theo kiểu Nhật cho thêm thơ mộng. Hồ nước cũng cần trang bị thêm một hệ thống bơm lọc để giữ nước luôn được trong sạch và tránh tình trạng bị rêu lan trong nước.

Theo nguyên tắc đối với cá Koi lớn khoảng 30 cm thì cứ mỗi mét khối nước thì được thả một con, cá nhỏ thì ta có thể thả mật độ dày hơn.

2. Cá Giống

Hiện nay cá giống ở các nước Châu Âu bán tương đối rộng rãi, cá loại nhỏ (5-10 cm) giá cũng phải chăng từ 10–20€. Cá lớn hơn (30 cm) giá khoảng 1000 EURO. Ðối với cá có màu sắc và hình dạng đặc biệt thì bạn phải tới những nơi bán đấu giá cá được tổ chức mỗi năm vài ba bận, nhưng coi chừng, giá cá sẽ rất đắt từ vài ngàn đến vài trăm ngàn, cá biệt có thể đến cả triệu EURO. Ðó thật sự là một tài sản không nhỏ.

Ðối với các loại cá giống được nhập cảng từ Nhật Bản, giá cá giống có hơi mắc hơn nhưng cũng có thể chấp nhận được.

Trước đây cá giống chủ yếu được lai tạo từ Nhật nhưng bây giờ người Châu Âu cũng biết cách lai tạo giống nên nhiều người cũng có thể nuôi được loại cá này. Không những người ta lai tạo được những chú cá Koi kiểu cổ điển mà còn lai tạo được những chú cá Koi có hình dạng và màu sắc dị kỳ, chẳng hạn như những con cá Koi có đầu gồ ghề, xù xì như kiểu cá đầu lân (như cá vàng 3 đuôi đầu lân). Không biết những con cá Koi có hình dáng dị dạng này có thể sống lâu như những con cá khác hay không, nhưng ấn tượng đầu tiên bạn sẽ thấy nó đẹp và dĩ nhiên giá nó sẽ cao hơn những con cá khác nhiều.

3. Tiêu Chuẩn

Ðể đánh giá một con cá như thế nào là “đẹp” có rất nhiều tiêu chuẩn mà người nuôi cũng như ban giám khảo phải tuân thủ theo tiêu chuẩn của người Nhật bản: màu sắc, sự trưởng thành và hình dạng.

Về màu sắc thì màu sắc phải tươi tắn tự nhiên, sự phân chia màu sắc phải rõ ràng, không loang lổ các khoảng màu có hình dạng độc nhất vô nhị. Thí dụ có chú cá Koi toàn thân trắng nhưng trên giữa đỉnh đầu có một đốm đỏ thật lớn, thật tròn như một hình mặt trời trên nền cờ của của con dân Thái Dương Thần Nữ.

Về hình dạng như đã nói ở trên, tuy nhiên đây là sản phẩm của sự biến đổi gen trong cơ thể cá nên tiêu chuẩn này chỉ đứng vào hàng thứ hai, ngoài ra độ lớn và sức khoẻ cá cũng đóng vai trò quan trọng để quyết định giá cả của cá.

4. Nước Nuôi Cá

Ðể cá có sức khoẻ vững bền, nước nuôi cá phải luôn được giữ trong sạch. Nồng độ pH luôn phải từ 7 tới 7.5 được coi là lý tưởng. Nên tránh sự thay đổi độ pH quá bất ngờ đột ngột vì như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ của cá.
Nếu nồng độ nitrite trong nước quá cao hoặc bạn có nhu cầu để thay nước hồ thì cũng không nên thay một lần mà nên thay từ từ, cứ 2 ngày rút đi khoảng một phần ba thể tích của hồ cho đến khi nước hồ trong lại.

Bạn cũng nên chú ý đến các loại rong tảo phát triển trong nước, nếu rong tảo phát triển quá nhiều sẽ hút hết nồng độ oxygen trong nước và làm cá nghẹt thở.

Ðể làm giảm sự phát triển của rong tảo bạn có thể trồng thêm những loại cây trong nước như sen, cỏ sậy quanh hồ, một thác nước nhỏ hoặc một vòi phun nước (dạng giếng phun ) cũng có tác dụng đáng kể.

5. Thức ăn

cá Koi ăn những loại thức ăn chế biến sẵn có bán trên thị trường, được làm chủ yêú bằng nguyên liệu thào mộc như lúa gạo, bột, được pha thêm thành phần bột cá và các loại vitamin.

6. Bệnh tật

cá Koi cũng có thể lây nhiễm bệnh tật, các bệnh thưòng gặp như ngứa mình, biếng ăn, lở da rụng vảy, đốm trắng hay lở môi, cũng có những thuốc đặc trị bán sẵn trên thị trường. Cá bệnh nên vớt ra những hồ chứa riêng để theo dõi và điều trị. Trường hợp nặng hơn có lẽ bạn nên mời bác sĩ thú y nếu không muốn thấy chú cá Koi yêu mến của mình lặng lẽ …. đi vào cái lẩu đang sôi.

Nghề chơi cũng thật lắm công phu, thú nuôi cá Koi được nhiều người Châu Âu, người Mỹ cũng biết đến và phát triển như một nghệ thuật. Nhiều dịch vụ khác cũng được “ăn theo” như thiết kế và xây dựng vườn hồ, chăm sóc sức khoẻ cá, thậm chí còn có cả một hotel cho … cá để chăm sóc những chú cá khi chủ nó phải vắng nhà lâu ngày. Nhiều hiệp hội, câu lạc bộ “cá Koi” cũng được hình thành khắp nơi. 

Ở Việt Nam chúng ta thú vui nuôi cá Koi chưa được nhiều người biết tới, hy vọng một ngày gần đây nó sẽ trở nên một thú vui có tính cách quần chúng. Còn gì thanh thản hơn sau một ngày lao động đầy căng thằng, mệt mỏi, về tới nhà với tách trà trong tay ngồi dưới bóng mát của bóng cây sau nhà, nghe tiếng chim hót, tiếng nước chảy rì rào như xa, như gần và dưới kia đàn cá chép kiểng nhật bản lượn lờ êm ả như một đám mây ngũ sắc đùa lượn. Hy vọng rằng bạn sẽ mau quên đi những lo âu thường ngày và một ngày nào đó nếu thời cơ đến quỹ gia đình của bạn sẽ được cải thiện đáng kể với cá chép kiểng Nhật Bản.

Chăm sóc cá Koi

Trong những năm trở lại đây, người ta bắt đầu lai tạo ra nhiều loài cá chép tuyệt đẹp, có thể nói là mang tính chất đột phá. Tiêu biểu cho giống cá chép mới là Koi. Koi cũng trở thành một đặc trưng của đất nước mặt trời mọc. Koi cũng giống như những người loài cá chép khác, rất dễ nuôi và mau lớn. Nhưng chúng ta cũng nên chú ý đến một số kỹ thuật chăm sóc chúng cho thật tốt.

Chăm sóc cá Koi
Chăm sóc cá Koi

Nước Nuôi Cá

Chúng là loài cá to nên cần môi trường nước khá rộng. Ðể cá có sức khoẻ vững bền, nước nuôi cá phải luôn được giữ trong sạch. Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước, nhiệt độ, pH, NH3…Nồng độ pH luôn phải từ 7 tới 7.5 được coi là lý tưởng. Nên tránh sự thay đổi độ pH quá bất ngờ đột ngột vì như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ của cá.

Nếu nồng độ nitrite trong nước quá cao hoặc bạn có nhu cầu để thay nước hồ thì cũng không nên thay một lần mà nên thay từ từ, cứ 2 ngày rút đi khoảng một phần ba thể tích của hồ cho đến khi nước hồ trong lại.

Bạn cũng nên chú ý đến các loại rong tảo phát triển trong nước, nếu rong tảo phát triển quá nhiều sẽ hút hết nồng độ oxygen trong nước và làm cá nghẹt thở.

Ðể làm giảm sự phát triển của rong tảo bạn có thể trồng thêm những loại cây trong nước như sen, cỏ sậy quanh hồ, một thác nước nhỏ hoặc một vòi phun nước (dạng giếng phun ) cũng có tác dụng đáng kể.

Thức ăn

Cá chép Nhật là loài cá ăn tạp, cá ba ngày tuổi tiêu hết noãn hoàng và bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài như: Bo bo và các loài động phiêu sinh khác, cũng có thể ăn lòng đỏ trứng chín.

Cá được 15 ngày tuổi bắt đầu chuyển tính ăn, ăn động vật đáy, do đó giai đoạn này, tỉ lệ sống bị ảnh hưởng lớn. Trong điều kiện nuôi, chúng ta phải cung cấp thức ăn bên ngoài như trùn chỉ, loăng quăng, hoặc gây nuôi tốt các động vật phiêu sinh và động vật đáy để có thể cung cấp tốt nguồn thức ăn tự nhiên cho cá … Vai trò của nguồn thức ăn tự nhiên trong giai đoạn này quyết định tỉ lệ sống của cá.

Cá khoảng một tháng tuổi trở đi ăn thức ăn gống như cá trưởng thành, ăn tạp thiên về động vật như giun, ốc, trai, ấu trùng côn trùng. Cá còn ăn phân xanh, cám, bã đậu, thóc lép và các loại thức ăn tổng hơpï dưới dạng viên hoặc sợi.

cá Koi ăn những loại thức ăn chế biến sẵn có bán trên thị trường, được làm chủ yếu bằng nguyên liệu thào mộc như lúa gạo, bột, được pha thêm thành phần bột cá và các loại vitamin.
Sử dụng thức ăn viên hoặc thức ăn tươi sống, khẩu phần 5% trọng lượng (cỡ cá 15-20 cm), ngày cho ăn 2 lần.

Bệnh tật

cá Koi cũng có thể lây nhiễm bệnh tật, các bệnh thường gặp như ngứa mình, biếng ăn, lở da rụng vảy, đốm trắng hay lở môi, cũng có những thuốc đặc trị bán sẵn trên thị trường. Cá bệnh nên vớt ra những hồ chứa riêng để theo dõi và điều trị. Trường hợp nặng hơn có lẽ bạn nên mời bác sĩ thú.

Cách lên gù (đầu) cho cá la hán

Người chơi phải mất ăn mất ngủ chỉ để “nghiên cứu” làm sao để chú cá nổi gù, nhưng cá la hán vẫn không có gù. Chúng tôi xin chia sẽ những kinh nghiệm bỏ túi từ những nghệ nhân, những bậc thầy chơi cá la hán.

Lên gù cho cá la hán
Cá la hán lên gù to, đẹp

Lên gù tự nhiên bằng thức ăn tươi sống hoặc thức ăn viên

Tương tự như cách lên màu cho cá la hán. Tuy nhiên cần lưu ý, trong chiếc đầu gù của cá la hán có đến 80% là chất đạm, nên trong khẩu phần ăn của cá cần bổ sung nhiều đạm để cá mau lên gù. Thức ăn nhiều đạm thường là trùng huyết đông lạnh, tôm, tép, thịt bò…Với những loại này nên cho ăn đúng liều lượng và điều độ. Ngoài ra nên bổ sung thêm thức ăn viên để lên gù. Hiện nay trên thị trường có bán nhiều loại thức ăn khô đóng hộp như ( JBL.NoVo.ToP.XO) bạn dễ tìm mua tại các cửa hàng cá kiểng.

Lên gù cá la hán bằng cách thả cái mái vào

Cách cho kè này tương tự như cách cho kè lên màu. Lưu ý trong thời gian cho kè, đầu cá trống sẽ xẹp xuống nhưng sau khi vớt cá mái ra đầu sẽ lên rất nhanh.

Kính kè cá la hán – Soi gương

Ngoài cách cho kè với cá mái, có thể cho kè với chính nó bằng cách đặt gương trên vách hồ. Chú cá sẽ sung mãn hơn, kích thích các hormon và dễ lên đầu.

Nên cho cá la hán kè gương tầm 1 tiếng đến 2 tiếng trên 1 ngày, lúc này cá sẽ sung và ko bị nhàm chán.

Một kinh nghiệm nhỏ chúng tôi muốn chia sẽ với người chơi cá: Nên mua cá đã trưởng thành vì tỉ lệ lên màu, lên đầu cao hơn việc nuôi từ cá con lên/

Kính kè la hán
Kính kè cá la hán
Review kính kè la hán và cách kè cá

Kính kè la hán rất hiệu quả trong việc lên gù cho cá la hán, cá nhìn thấy sẽ tăng gù nhanh chóng, loại kính này bán khá nhiều ở các cửa hàng bán cá la hán, giá dao động từ 40-70.000đ
Ngoài ra cá la hán không có gù có thể do gen cá không được tốt, trường hợp này thì rất khó để kích gù cho cá.

Xem thêm: Cách chọn cá la hán đẹp

Lên màu cho cá la hán

Người sở hữu chú cá la hán luôn mong muốn chú cá của mình có màu sắc thật đẹp và quan trọng hơn hết là cái đầu gù thật to. Thế nhưng để chú cá của mình đạt được tiêu chuẩn “2 trong 1” thật không dễ. Chúng tôi xin chia sẽ những kinh nghiệm bỏ túi từ những nghệ nhân, những bậc thầy chơi cá la hán. 

Hiện có rất nhiều loại thức ăn lên màu cho cá. Chúng ta vẫn có thể mua về cho cá dùng, thế nhưng trước “một rừng” thức ăn, nhiều người e ngại không biết chọn loại nào tốt nhất, và với xu hướng “thích màu tự nhiên vì vĩnh cữu” người chơi cá đang tự học cách lên màu cá theo hướng tự nhiên. Để cá có màu tự nhiên bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm sau

cách lên màu cho cá la hán
Cách lên màu cho cá la hán

Lên màu tự nhiên với thức ăn tươi sống (tép, trùng vĩ, cá con)

Tùy theo độ tuổi của cá, với cá bột (cá con) sau khi nở hai ngày nên cho ăn trứng Artemia. Trứng Artemia có chất lượng tốt, bảo đảm dinh dưỡng cho cá con. Cho ăn trứng là cách ngăn ngừ các ký sinh trùng – mối đe dọa thường xuyên của cá con. Trước khi cho ăn cần ấp cho trứng nở. Cách cho ấp trứng đã được hướng dẫn sau hộp Artemia. Khi một tuần tuổi, cho cá ăn trùng vĩ đông lạnh, được bán tại các cửa hàng chuyên bán cá kiểng. Giá cả trùng vĩ cũng khá mềm, tiết kiệm lại rất sạch và đảm bảo dinh dưỡng.

Khi cá 1,5 tháng cho cá ăn thức ăn tươi sống như tép, cá con. Tuy nhiên với tép nên tỉa bớt râu để tránh làm rách miệng cá khi cá ăn. Khi cho ăn không nên cho cá ăn quá nhiều vì cá có thể bị sình bụng.

Lên màu cho cá trưởng thành

Với cá đã trưởng thành, ta có thể lên màu bằng cách: Chu kì 1 tháng nên thả cá mái vào kè với cá trống, có thể kè bằng cách ngăn kiếng cho trống mái mỗi con 1 ngăn, kè trong vòng 1-2 ngày. Sau đó vớt ra hoặc có thể kè bằng cách trực tiếp thả cá mái vào chung cá trống. Tuy nhiêm với cách kè này chỉ có thể thả cá mái trong vòng 1-2 giờ rồi vớt ra. Với chú cá trống sau khi được gặp gỡ cá mái sẽ tăng kích thích tố trong cơ thể, giúp màu sắc cá đẹp hơn.

Khi chọn cá nên chọn cá bố mẹ khỏe, đẹp, màu sắc sáng, không bệnh, trong thời kì sinh sản sung mãn. Sung mãn nhất là thời gian giao mùa từ mùa nắng chuyển sang mùa mưa hoặc ngược lại.

Xem thêm: Cách lên gù cho cá la hán

Chọn bể nuôi cá La Hán theo chiều dài cá

chọn bể la hán

Cá la hán là một loài cá dễ nuôi và khỏe mạnh, ít bệnh tật, cũng như các loài cá xuất phát từ nam Mỹ, cá la hán khá “cá tính”, mạnh mẽ và có phần hung hăng nên khó có thể nuôi chung với các loài cá “hiền từ” khác. Chính vì vậy, bạn cần phân biệt cá la hán lớn, nhỏ nuôi riêng, giai đoạn nào của cá thì chọn kích thước bể bao nhiêu để cá khoẻ mạnh, mau lớn, có thể phát huy tất cả các đặc trưng của cá la hán.

chọn bể cá la hán
Cần chọn kích cỡ bể ha hán phù hợp

Cá từ 3 – 5 cm

Với chiều dài cá la hán như trên nên chọn bể có kích cỡ giao động từ 45 – 60 cm là tốt nhất. Cụ thể: bể 45 cm nên nuôi khoảng 10 con cỡ 4 – 5 cm; bể 65 cm nên nuôi khoảng 10 – 15 con nếu hàng ngày thay nước đều và cho ăn thức ăn sống có thể nuôi đến 30 con cũng không có vấn đề gì. Bể nuôi không cần phải trải cát ở đáy, chỉ cần có bộ tăng nhiệt (hay cấp nhiệt) có kèm bộ phận tự động điều chỉnh nhiệt độ và 2 bộ máy lọc nước.

Cá từ 7 – 11 cm

Dùng bể nuôi 75 x 45 x 45 cm hoặc 90 x 45 x 45 cm. Cũng dùng 2 bộ lọc nước như trên. Nên dùng bể 75 cm có thể nuôi 5 con kích thước từ 6 – 11 cm, hoặc 20 con kích thước 7 – 8 cm. Do không có đáy cát, có khi La Hán bị dị ứng với ánh sáng phản chiếu trên kính, có thể phủ một lớp nilông hay tấm PVC màu xám.

Với bể 75 cm (nếu chỉ dùng hệ thống lọc đặt bên trên) mỗi ngày thay nước 1 lần từ 50 – 70%. Nếu dùng hệ thống lọc nói trên kết hợp hệ thống lọc đặt trong bể cùng làm việc, 3 ngày thay 1 lần và thay 50%. Các bộ lọc trên đây đều dùng len hoặc sợi tổng hợp làm vật liệu lọc. Thức ăn và cách cho ăn đã được chú ý để không làm hỏng nước.

Cá từ 11 cm trở lên

Khi cá lớn được từ 11 cm trở lên, tất nhiên ta chọn bể có kích cỡ lớn. Nên dùng bể 90 cm có thể nuôi từ 5 đến 15 con, ngày cho ăn 1 lần là được, Tuy nhiên cần nuôi thật khéo, nếu không chúng sẽ đánh nhau . 2 ngày 1 lần thay nước khoảng 70 – 80%. . Cũng sử dụng 2 máy lọc nước nói trên với 1 máy lọc thả trong bể. Thay nước giảm còn 1 tuần 1 lần 70%. Đến đây đã có thể có con bắt đầu phát dục khi cho ăn cần chú ý xem chúng có ăn đủ không?

Cá từ 15cm trở lên

Với cá size to, trưởng thành thì nên nuôi riêng, mỗi con 1 bể, hoặc có vách ngăn, vì cá la hán có tập tính bảo vệ lãnh thổ, sẽ đánh nhau hoặc phát triển không tốt.

Thức ăn cho cá la hán không phải là vấn đề bởi chúng rất phàm ăn, nhưng sắm cho những chú cá cưng 1 bể nuôi thích hợp luôn khiến ta cân nhắc. Có nhiều tiêu chí để chọn bể cho cá la hán nhưng hiện nay cách thông dụng nhất cả người nuôi và chơi hay sử dụng đó chính là: chọn bể nuôi theo chiều dài cơ thể của cá la hán .


Bể cá la hán đẹp, cân đối so với kích cỡ của cá

Xem thêm: Cách nuôi cá la hán

7 tiêu chuẩn chọn cá La Hán đẹp

Gần đây, cá la hán được nuôi nhiều trong bể cá cảnh của nhiều gia đình. La Hán có nhiều loại khác nhau và giá trị của mỗi chú La Hán là do hình dáng, màu sắc của chúng quyết định. Vậy tiêu chuẩn của một chú cá la hán đẹp như thế nào? 

chọn cá la hán
Cách chọn cá la hán đẹp không khó


1. Hình dáng

Cá la hán đẹp phải có thân hình dày, hình oval. Bụng đầy đặn và không có nếp gấp.

2. Màu sắc

Màu lí tưởng của cá la hán là màu đỏ nổi bật từ má đến vùng bụng.

3. Châu

Châu cá la hán là những vảy màu lấp lánh tạo nên sức hấp dẫn kỳ lạ.

4. Vân

Là những đóm đen đậm, trải dài trên thân trông giống những hàng chữ Hán. Vân càng giống chữ Hán có nghĩa, càng rỏ nét thì càng có giá trị.

5. Đầu

Đầu gù càng lớn càng được ưa chuộng (nhưng đầu cần phải cân đối với hình dáng và kích cỡ của cá).

6. Mắt

Nằm ở vị trí hai bên đầu, mắt tròn và mi mắt lanh lợi.

7. Vây và đuôi

Ở vị trí thẳng đứng.

Ký sinh trùng bám trên cá La Hán

Phong trào chơi cá la hán trong thời gian gần đây rộ lên rất mạnh ở Việt Nam. Giới chơi cá cảnh thật sự đam mê với loài cá đầy cá tính và oai phong. Trong các kỹ thuật nuôi cá la hán ngoài những chọn bể, thức ăn, nguồn nước… thì bạn cũng dành thời gian chăm sóc chúng không mắc bệnh. Để những cá cưng của bạn thật sự khỏe mạnh, luôn giữ phong độ hùng dũng trong mọi tình huống.

cá bị nấm và ký sinh trùng
Cá bị nấm và ký sinh trùng


Sán lá đơn chủ

Sán lá đơn chủ sinh chủ yếu trên mang với tỷ lệ nhiễm 68/91 mẫu (chiếm 74/73%), cường độ nhiễm trung bình 52/27 sán/cung mang. Ngoài ra, còn tìm thấy sán lá ở nhớt thân và vây cá. Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm không đáng kể. Ở nhớt thân, tỷ lệ nhiễm sán lá là 12/91 mẫu (13,19%), cường độ nhiễm trung bình 0,39 sán/con. Ở vây, tỷ lệ nhiễm thấp hơn: 8/91 mẫu (7,79%), cường độ nhiễm trung bình thấp 0,11 sán/con cá. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng ở cá trên 2 tháng tuổi là 68,4% với cường độ nhiễm trên mang cao nhất ở mức cao nhất lên đến 305 sán/cung mang. Tỷ lệ nhiễm ở cá bột (<1 tháng tuổi) là 94 % và cường độ nhiễm cao nhất là 83 sán/cung mang. Silurodiscoides sp. thuộc nhóm đẻ trứng, thời gian phát triển từ trứng đến sán lá non là 2-3 ngày, thời gian phát triển từ sán lá non đến trưởng thành 4-5 ngày (Phan Thị Hồng Anh, 2005). Silurodiscoides sp ký sinh trên nhiều loại cá nước ngọt nuôi trong ao, bè ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Bệnh phát triển mạnh trong các ao nuôi mật độ dày, điều kiện môi trường không tốt. Nhiệt độ thích hợp cho sán lá đơn chủ phát triển khoảng 22-28 độ C. Bệnh bùng phát vào mùa mưa.

Hiện nay, các tài liệu về nghiên cứu bệnh ký sinh trùng vẫn chưa có giới hạn về mức độ nhiễm sán gây chết cá. Cá nhiễm sán với cường độ nhẹ thường được xem là vô hại. Bệnh do sán lá ký sinh trở nên nguy hiểm khi sán sinh sản quá nhiều: mang thường bị phá huỷ nặng, mất màu và sưng to quá mức không thể khép chặt nắp mang. Khi sán ký sinh sẽ gây lở loét các tổ chức mô, đồng thời cá tiết nhiều chất nhờn do bị kích thích quá mức làm cản trở sự hô hấp của cá.

Trùng bánh xe

Hiện diện trên nhớt thân, vây và mang nhưng không đáng kể. Trên nhớt thân, tỷ lệ nhiễm 24/91 mẫu (26,37%), cường độ nhiễm trung bình 0,92 trùng/thị trường. Ở vây, thấy có hiện diện của Trichodina sp. trên 18/91 mẫu (19,78%), cường độ nhiễm trung bình 1,01 trùng/thị trường. Ngoài ra, còn thấy ở mang 6/91 mẫu (6,59%) và cường độ nhiễm thấp 0,16 trùng/thị trường. Trùng bánh xe hiện diện hầu hết trên các loài cá nước ngọt, chủ yếu trên cá giống ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thường ký sinh ở trên da và mang cá. Khi tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm rất cao sẽ phát thành dịch bệnh. Theo tác giả Bùi Quang Tề thì với tỷ lệ nhiễm từ 90-100% và cường độ nhiễm 20/30 trùng/thị trường 10×10 là nguy hiểm. Tuy nhiên, ở trường hợp của các mẫu cá la hán khảo sát, cường độ nhiễm và tỷ lệ nhiễm không đáng kể, nên đây không phải là lý do làm cá bị bệnh.

Bên cạnh ngoại ký sinh sống, cá la hán còn có giống giun tròn Capilaria sp ký sinh trong ruột cá. Tỷ lệ và cường độ nhiễm không đáng kể, 9/91 mẫu (9,89%) với cường độ nhiễm trung bình 1,26 giun/con cá. Giun không gây chết, nhưng  sự ký sinh của giun tròn trong cơ thể cá sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cá.

Đó là 2 loại ký sinh trùng thường ký sinh trên cá la hán. Mặc dù cá la hán là loại cá có sức sống dẻo dai, cường tráng nhưng bạn cũng nên quan tâm đến khả năng nhiễm bệnh ở chúng. 2 loại ký sinh trùng này rất nguy hiểm, khả năng ẩn lấp giỏi không dễ nhận ra. Khi cá la hán bị ký sinh trùng bám riết trên cơ thể chỉ trong một thời gian ngắn là trở nên còi cọc, chậm phát triển; thậm chí làm cá chết.

Hy vọng với những tư liệu trên phần nào cung cấp, bổ sung kiến thức về các yếu tố xung quanh cá la hán. Các bạn nhận biết để có cách phát hiện phòng chống, chữa trị cho cá cưng của mình luôn khoẻ mạnh.

Red Mammon

Red Mammon là dòng Hồng Két King Kong chất lượng cao được lai tạo bởi trang trại HappyBreed ở Đài Loan (www.happybreed.com) với miệng không bị biến dạng và đặc biệt là có gù! Dù không phải là cá la hán nhưng vì cũng có gù nên xin liệt kê ra đây để mọi người tham khảo.

cá hồng két Red Mammon
Hồng Két King Kong

(King Kong là dạng Hồng Két mà khi trưởng thành dài đến 18 cm và trông gần giống với red devil nhưng miệng bị biến dạng hình chữ V và mõm chu).

Cá la hán bonsai

cá la hán bonsai

Cá la hán bonsai là loại cá la hán đột biến với thân hình ngắn cũn cỡn. Cá bonsai thường bị tật vẹo xương sống, chủ yếu là ở phần gốc đuôi và hiếm khi nào có gù to, đẹp như con cá dưới đây

Cá la hán bonsai
Cá la hán bonsai

Cá la hán Red Texas (RT), Super Red Texas (SRT)

Dòng cá kết hợp giữa gen lột/đầu to của red devil/midas với bộ châu của Texas để tạo ra cá đỏ với hoa văn màu trắng. Người ta còn tận dụng cả gen lột của Hồng Két nhưng hướng lai tạo này có lẽ không mấy ai duy trì bởi hai lẽ a/ Hồng Két khó lai tạo và b/ cá không lên đầu. Vì Texas có vô số dạng châu nên cá la hán Red Texas cũng có vô số dạng hoa văn từ đốm nhuyễn, đốm nhỏ, đốm vừa cho đến sợi trên nền đỏ/cam.

Red Texas
Red Texas

Bởi vì gen lột là gen lặn nên một số cá lai vẫn duy trì màu xanh như Texas, người ta gọi chúng là Green Texas để phân biệt với Red Texas (thực ra cá Texas vốn đã luôn có màu xanh rồi). Quá trình lột cũng là vấn đề đối với RT. 

Nhiều con KKF lột “nền vàng” trông rất giống và thường bị nhận lầm là RT. Thực ra cả hai đều được lai với Texas nhưng có hai điểm phân biệt:

  • KKF lột bản rộng trong khi RT bản hẹp, dáng thuôn và thường nhỏ con hơn.
  • Nền KKF không đồng nhất: đầu đỏ và thân vàng/cam (máu Synspilus) trong khi RT có nền cam đồng nhất (máu red devil).

Xem thêm: Các dòng cá la hán