Tên gọi khác: Bacopa sp. ‘Araguaia’
Độ khó: Trung Bình
Ánh sáng: Trung bình
Cấu trúc cây: Thân dài (Stem)
Họ: Plantaganaceae
Chi: Bacopa
Vùng: Nam Mỹ (Phía nam Mexico đến Paraguay)
Chiều rộng: 2 in
Tốc độ phát triển: Nhanh
Mọc trên cạn: Có thể
Bacopa madagascariensis
Độ khó: Trung bình
Ánh sáng: Trugn bình
Cấu trúc cây: Thân dài
Họ: Plantaganaceae
Chi: Bacopa
Vùng: Châu Phi (Madagascar)
Chiều rộng: 4-5 cm
Tốc độ phát triển: Trung bình
Mọc trên cạn: Có thể
Cây thích hợp với thủy sinh đến từ Madagascar rất ít, nhưng thỉnh thoảng vẫn xuất hiện. Một trong những cây gần đây nhất đối với dân chơi thủy sinh ở Bắc Mỹ là Bacopa madagascariensis. Nó đã được trồng ở châu Âu và châu Á một thời gian, nhưng chỉ gần đây mới được giao dịch mua bán giữa các người chơi ở Mỹ, (cách duy nhất để có được cây ở đó).
Giống như Bacopa caroliniana quen thuộc, nó gần như mọc thẳng lên và khoảng 3 inch đường kính cây. Không giống như các loài trước đây, cây có một tốc độ tăng trưởng vừa phải và luôn luôn xanh, tính chất mà có thể sử dụng cho thủy sinh. Độ dày đặc biệt của cây, thân cây xốp và hơi lỗ bề mặt lá tăng thêm tính độc đáo của nó. Để có hiệu quả tốt nhất, nó có thể được trồng riêng lẻ và ở khu vực trung cảnh và hậu cảnh.
Mặc dù trồng cây này rất khó, Bacopa madagascariensis có một số yêu cầu nhất định. Quan trọng nhất, nó không phát triển tốt với việc thiếu các chất dinh dưỡng chính. Nếu cây không được cung cấp với số lượng đầy đủ, cây sẽ còi cọc và biến. Điều này đặc biệt đúng với các cây được trồng trên cạn, cây cần bón phân đầy đủ mặc dù các cây xung quanh có thể vẫn tốt với sự bón phân tối thiểu. Ánh sáng mạnh giúp cây tăng trưởng tốt nhất. Nếu không, cây có thể phát triển rất chậm để đạt được chiều cao và phát triển các cành, hay mục nát ở phần thấp của thân cũng là một vấn đề. Cuối cùng, loài này là dễ nổi, do đó nên trồng sâu
Bacopa lanigera
Độ khó: Trung bình
Ánh sáng: Cao
Cấu trúc cây: Thân dài
Họ: Plantaganaceae
Chi: Bacopa
Vùng: Nam Mỹ (Brazil)
Chiều rộng: 5 cm
Cấu trúc cây: Thân dài
Tốc độ phát triển: Trung bình
Bách Diệp Thảo (Pogostemon stellatus)
Tên khác: Eusteralis stellata, Thủy hổ vĩ
Độ khó: Khó
Bố trí: Trung cảnh – hậu cảnh
Ánh sáng: Cao
Nhiệt độ: 22-28 °C
Độ cứng nước: Rất mềm – trung bình
Độ pH: 5-7
Cấu trúc cây: Thân dài (stem)
Tốc độ phát triển: Trung bình – Nhanh
Họ: Lamiaceae
Chi: Pogostemon
Vùng: Australasia
Chiều cao: 15-25 cm
Chiều rộng: 6-20 cm (2-6 in)
Mọc trên mặt nước: Có thể
Bách Diệp Thảo có tên khoa học là Pogostemon stellatus, đôi khi bị gọi sai thành Eusteralis stellata trong thủy sinh, là một thảo mộc sống lâu năm ở những đầm lầy Đông Nam Châu Á và miền Bắc nước Úc. Do vi trí địa lý phân bố lớn và phân mảnh nên hình thành nên nhiều hình dạng khác nhau của cây trong tự nhiên. Những năm gần đây, cây này càng càng phổ biến trong giới thủy sinh vì sự nổi bật của cây.
Bách Diệp Thảo khá khó trồng và có một vài yêu cầu để phát triển mạnh. Ánh sáng nên ở cường độ cao nếu không thì phần dưới cây sẽ có xu hướng rụng lá. Độ CO2 ổn định nếu muốn cây phát triển đúng tiềm năng. Nitrate, Phosphate và chất dinh dưỡng cũng cần được thêm vào nước nếu muốn thành công lâu dài. Nitrate (5-20ppm) and Phosphate (0.2-2pm) không quá quang trọng nhưng cần được giữ ổn định. Nếu điều kiện phát triển và mức độ chất dinh dưỡng thay đổi quá nhanh sẽ làm cây còi cọc và tạo ra nhiều cành ở ngọn. Nếu cả Nitrate và Phosphate giữ ở mức độ cao, cây sẽ trở nên xanh. Nếu người chơi cho một hoặc cả hai chất dinh dưỡng ít đi, Bách Diệp Thảo sẽ cho lá màu tím hoặc cam. Cây này cũng có thể dùng kiểm tra Fe và chất vi lượng tuyệt vời, nếu có sự thiếu hụt là sẽ thàng vàng hoặc trắng trong trường hợp xấu nhất.
Loại cây có lá xếp vòng này có thể mọc thẳng hay nghiêng trên nền hồ thủy sinh. Bách Diệp Thảo tạo nhiều nhánh, do vậy sự nhân giống rất dễ dàng bằng cách cắt và trồng lại.
Cắt nhánh có thể làm theo 2 cách:
- Cắt phần ngọn và trồng lại
- Bỏ phần ngọn và để phần gốc như cũ
Bách Diệp Thảo là một trong các cây tranh trí đẹp nhất trong hồ thủy sinh, hoàn hảo để tạo điểm nhấn hoặc trọng tâm từ trung cảnh đến hậu cảnh cho các hồ cỡ trung đến cỡ lớn. Màu nổi bật và lá dạng xếp vòng tạo nên sự tương phải tuyệt vời đối với cây lá rộng và cây lá xanh
Alternanthera aquatica
Độ khó: Dễ
Ánh sáng: Trung bình
Cấu trúc cây: Mọc nổi
Họ: Amaranthaceae
Chi: Alternanthera
Khu vực: Central/South America
Vị trí: Brazil, Bolivia, Paraguay
Kích thước: Độ rộng 12-14cm
Tốc độ phát triển: Nhanh
Mọc trên cạn: Có thể
Alternanthera aquatica là một loài cây tuyệt vời với nhiều đặc điểm khác biệt so với các cây cùng chi khác. Cây có thể tìm thấy tại bờ sông, bờ hồ và đầm lầy tại Barzil, Paraguay và Bolivia. Loài cây nổi này có rễ cắm dưới đáy và có những cành vượt lên khỏi mặt nước, tạo thành môi trường sống cho các cộng đồng thực vật nổi khác như Limnobium laevigatum, Phyllanthus fluitans, bèo Eichhornia, và Ludwigia helminthorrhiza. Các đốt cây của ternanthera sp. chứa đầy không khí như là sự thích nghi của điều kiện sống nổi. Do kích thước khá to của cây nên chúng ít được sự dụng trong thú vui thủy sinh, thông thường cây chỉ được trồng trong các vườn thực vật hoặc ao nhiệt đới như một loài cây lạ và đặt biệt.
Ngoài sự đòi hỏi về không gian, A. aquatica không phải là loài thích hợp với các hồ lớn. Cường độ cao, và ánh sáng được chiếu trực tiếp là các nhân tố cho sự thành công lâu dài. Ngoài ra còn cần có một lượng phân bón với hàm lượng cao Nitrate, Phosphate, Potassium (Kali) và phân bón phải có trong nước và cả dưới lớp nền để thúc đẩy cây phát triển nhanh, mạnh mẽ và xanh tươi.
Cây A. aquatica sẽ nhanh chóng phát triển vượt ra khỏi hồ dù hồ bạn có lớn đến cỡ nào, do đó cần phải có sự cắt tỉa thường xuyên các thân cây nổi. Về việc nhân giống, cây có thể được cắm xuống nền hoặc để nổi trên mặt nước. Dù bằng cách nào đi nữa, cây sẽ sớm mọc rễ và bắt đầu phát triển nhanh chóng.
Cây lớn khủng khiếp này không thích hợp với các hồ thủy sinh thông thường. Cây có thể được trồng trong các hồ cực lớn ở Nam Mỹ, đặc biệt là những ai muốn tái hiện lại vùng Pantanal. Bằng cách setup như vậy, bạn có thể tạo ra một cộng đồng sinh học đa dạng thường thấy trong tự nhiên và tạo cảm giác an toàn cho các loài characins và cichlids sống chung dưới gốc cây
Aciotis sp.
Tên gọi khác: Acisanthera sp.
Độ khó: Trung bình
Ánh sáng: Cao
Cấu trúc cây: Thân dài
Họ: Melastomataceae
Chi: Aciotis
Khu vực: South America
Vị trí: Brazil, Sao Francisco river
Kích thước: độ rộng khoảng 3 inches
Tốc độ phát triển: Trung bình
Mọc trên cạn: Có thể
Giống Aciotis khoảng 14 loài thuộc họ rất lớn là Melastomataceae. Aciotis sp. là cây đầu tiên được tìm thấy phù hợp cho nuôi trong hồ và được đưa vào trồng ờ Mỹ khoảng năm 2005 được biết đến như “Sao Francisco Irecienu”. Rất ít người biết đến nguồn gốc thực sự của cây, mặc dù cây được cho là đến từ Rio Sao Francisco thuộc Brazil. Kết quả sau cuộc nghiên cứu DNA năm 2009 kết luận rằng cây này có nguồn gốc từ Aciotis.
Aciotis sp. mọc cứng và thân cây thẳng đứng với lá có gân song song và mọc đối nhau, và tầng trên và dưới tạo thành dấu chữ thập nếu nhìn từ trên xuống. Lá thường có màu xanh hoặc vàng hơi đỏ và có mặt dưới màu đỏ. Cường độ ánh sáng mạnh sẽ ảnh hưởng đến màu lá, với ánh sáng mạnh thì lá sẽ càng đỏ hơn. Lá mới hơi cong phía trên mép, và độ cong giảm khi lá già đi.
Aciotis sp. dễ dàng mọc lên khỏi mặt nước, đây không phải là một vấn đề khó khăn nếu độ ẩm được duy trì tốt. Phần mọc lên khỏi mặc nước không có khác biệt nhiều, ngoại trừ răng cưa ở lá xuất hiện rõ hơn và màu lá trở nên đỏ sẫm dưới ánh sáng tốt. Khi cây phát triển sẽ có hoa nhỏ màu hồng trắng, và kết trái màu xanh có những hạt nhỏ như bụi màu đỏ.
Loài cây này không khó chăm sóc với điều kiện nước mềm và chất dinh dưỡng phong phú. Ánh sáng vừa đến cao và CO2 nhiều là điều quang trọng. Khi những điều kiện tăng trưởng không được đáp ứng lá sẽ thu hẹp đáng kể và quăn, đó cũng là dấu hiệu cây trở nên cọc cọc và có thể chết. Dưới ánh sáng mờ, cây ngừng phát triển và rụng lá. Khi điều kiện tốt, cây phát triển ở tốc độ vừa phải và sản sinh ra nhánh con. Ta có thể cắt nhánh và trồng lại dưới nền. Như những cây thân thẳng, cắt ngọn sẽ làm cho cây phân nhánh trên phần thân còn lại. Chọn nền cho cây Aciotis sp. không quan trọng lắm, cây sẽ tạo bộ rễ sâu và rộng theo thời gian.
Thiền trong nghệ thuật xếp đặt thủy sinh cảnh
Đất nước Nhật Bản đã được biết đến với nghệ thuật cắm hoa Ikebana và nghệ thuật trồng cây tiểu cảnh bonsai từ rất lâu, nhưng giờ đây lại bắt đầu xuất hiện những hồ thực vật thủy sinh cùng kiểu cách như thế. Có người sẽ thắc mắc nghệ thuật tiểu cảnh bonsai thì dính dáng gì đến hồ thực vật thủy sinh chứ ? Đối với người Nhật, nghệ thuật thủy sinh cảnh phải có cấu trúc chặt chẽ, ngăn nắp và đúng quy tắc. Đối với người phương tây, có thể hồ thực vật thủy sinh hiện diện trong nhà họ là vì mục đích cân bằng sinh học, chứ không phải vì tính thẩm mỹ. Trong bài này, tôi sẽ giải thích – trình bày những quy tắc trong thú chơi này tại Nhật Bản, và hơi lan man thêm một tí về các phương tiện, dụng cụ phục vụ niềm đam mê đó. Chẳng phải đợi đến tận đầu thập niên 80 của thế kỷ trước thì hồ thực vật thủy sinh mới được ưa chuộng và trở thành một trào lưu. Người Nhật đã biết phát huy khả năng khéo léo trong xếp đặt bố cục với các lọai cây thủy sinh trong hồ cá cảnh từ lâu. Và tại sao không nhỉ ? Đó cũng giống như việc người ta sao chép thu nhỏ lại những cây cỏ trong một khu rừng, rồi trang trí thêm tí hoa lá cành cho nó không theo một trật tự nhất định nào. Do vậy, cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi một số hồ thủy sinh có bố cục đẹp nhất thế giới đều có xuất xứ từ đất nước Phù Tang. Một vài nghệ nhân thủy sinh cảnh Nhật Bản thậm chí còn đưa được môn nghệ thuật này vào đời sống văn hóa phương tây mà tiêu biểu là Takashi Amano và Doshin Kobayashi. Hai nhân vật này đã tự mình làm được một việc quan trọng là nâng giá trị của hồ thực vật thủy sinh (nước ngọt) lên tầm cao. Tại sao họ gây được ảnh hưởng lớn đến như thế trong thú chơi này ?
Câu trả lời đơn giản và cụ thể là: Thiết kế và phong cách.
Nếu ai đó muốn mổ xẻ – phân tích về thiết kế và phong cách của hồ thực vật thủy sinh kiểu Nhật Bản thì người đó phải biết giảng rộng hơn một chút về tín ngưỡng, văn hóa và xã hội Nhật Bản. Bạn có thể cho rằng những thứ ấy chẳng đóng bất cứ vai trò gì trong cái gọi là hồ thực vật thủy sinh cả, nhưng với xứ sở mặt trời mọc này thì 3 thành tố này là nền tảng của mọi thứ trên đời. Từ một giao dịch thương mại (thương vụ) phức tạp đến việcđơn giản như cắm một cái cây trong hồ thủy sinh, các thành tố này luôn đóng một vai trò nào đó. Xin phép cho tôi được giải thích như sau:
Về căn bản thì tín ngưỡng tôn giáo tại Nhật Bản là sự pha trộn của Phật Giáo và Thần Đạo và thêm một tí ti Thiên Chúa Giáo trong đó. Xã hội Nhật có sự phân chia giai cấp giữa qúy tộc và thường dân. Có thể nhận thấy điều này trong việc sử dụng một lọai cây nào đó làm tiêu điểm, tạo ưu thế số đông trong bố cục thủy sinh cảnh, thí dụ như việc tạo thảm thực vật (thảm cỏ) với Trân Châu Nhật (Glossostigma Elatinoides), sau đó dùng cây thuộc họ Rotala trồng lệch tâm để làm điểm nhấn.
Ảnh hưởng của Phật Giáo Thiền Tông đã ăn sâu vào lối xếp đặt – bố trí cây thủy sinh của người Nhật. Ví dụ, số lượng đá to dùng xếp đặt trang trí trong hồ phải là số lẻ như 1, 3, 5, vân vân. Con số 4 cũng là một con số xui xẻo ở Nhật Bản vì trong tiếng Nhật số 4 (shi) đồng âm với chữ Tử (chết). Việc tiếp cận với Thiền là rất trừu tượng và khó miêu tả. Bản thân việc nghiên cứu về Thiền cũng đúc kết từ thiên nhiên, do vậy cũng chẳng lấy gì làm ngạc nhiên khi Thiền có ảnh hưởng sâu đậm đến nghệ thuật tạo bố cục thủy sinh cảnh.
Takashi Amano đã từng nói về ảnh hưởng của Thiền thế này, “Rất khó giải thích, mô tả bằng lời về ảnh hưởng của Thiền trong nghệ thuật tạo thủy sinh cảnh. Khi sắp đặt bố cục thủy sinh cảnh, không chỉ đơn thuần là ta tái tạo – sao chép một sinh cảnh nào đó, mà là sáng tác, gợi được cảm xúc cho người xem. Nó là một môn nghệ thuật sinh động mà hồ kính được ví như khung lụa để vẽ tranh và người chơi đóng vai trò của một họa sĩ sáng tác. Hồ thủy sinh là tác phẩm mang phong cách tự nhiên hay phong cách ấn tượng như trong hội họa.
Phong cách Thiền trong nghệ thuật tạo hình thủy sinh cảnh không thể được truyền thụ mà phải được cảm thụ bằng sự chiêm nghiệm. Làm thế nào để học được cách tạo thủy cảnh như Amano ? Điều đó đòi hỏi phải có khả năng (thiên phú?) cảm nhận về thiên nhiên, và nhiều năm thất bại. Rất nhiều cuốn sách về nghệ thuật làm vườn Nhật Bản thuộc lọai thứ dữ theo kiểu “nên và cần phải mua xem” hay “cẩm nang gối đầu nằm” nhưng tiếc thay chả có lấy một đọan nào về hồ thủy sinh. Mấy cuốn sách đó chỉ tòan nói về bonsai Nhật, vườn cảnh, vườn đá, vườn cát, vườn tiểu sinh cảnh Nhật mà thôi. Để có thể nắm bắt được cái hồn của nghệ thuật thủy sinh cảnh Nhật Bản ấy, người ta phải tự hòan thiện kiến thức về tất cả các kiểu, cách thiết kế và tạo hình vườn Nhật Bản. Takashi Amano đã từng được nhiều người hỏi làm thế nào ông sáng tạo một hồ thủy sinh cảnh như vậy, và câu trả lời luôn là…phải hiểu thiên nhiên và hơn thế nữa ! Đấy là một con người có thiên phú nhưng không thể diễn tả thành lời về điều đó. Thật ra, có nhiều cách để bắt chước Mẹ Thiên Nhiên, mỗi người sẽ tự tìm cho mình con đường riêng.
Văn hóa Nhật được xây dựng trên nền tảng của lề thói và luật lệ. Đó không chỉ đơn thuần là thứ luật lệ do chính phủ đặt ra để cai trị mà là những luật tục. Các luật tục này luôn được tuân thủ nghiêm ngặt tại Nhật Bản. Kẻ nào bất tuân sẽ bị xã hội ruồng bỏ. Theo nhân sinh quan của tôi, thì đấy chính là nguồn gốc của tinh thần kỷ luật mà người Nhật đã vận dụng trong việc bảo dưỡng những hồ thực vật thủy sinh đẹp đẽ của họ. Vì rằng mọi thứ ở Nhật đều thường có quy mô, kích thước nhỏ (so với thứ có kích cỡ XL hay XXL bên phương Tây) nên việc duy trì – bảo dưỡng một thế giới vi mô là điều vốn dĩ không khó. Tôi cũng tin rằng một người mới chơi cỡ thường thường bậc trung bên Nhật thường có khuynh hướng nghiên cứu tìm kiểu kỹ về thú chơi trước khi nhảy ùm vào thế giới thủy sinh. Tôi nói thế là dựa vào sự có mặt của vô số các tạp chí về thủy sinh tại Nhật Bản. Điều đó nói lên nhu cầu đọc của người Nhật hơn là nói đến sự sẵn có của phương tiện hỗ trợ. Rất khó phân biệt giữa đâu là nhà (tiệm) sách và đâu là thư viện ở Nhật. cả 2 nơi đều giống nhau ở chỗ luôn đông người, lúc nào cũng đầy người đang tranh thủ đọc, nhưng chẳng mấy ai mua.
Thêm một nguyên nhân cho biết tại sao người chơi thủy sinh tại Nhật có sự hiểu biết tốt hơn về nghề chơi, đó là nhờ vào đội ngũ các nhân viên rất lành nghề có kiến thức tốt tại các tiệm bán thủy sinh. Tại Mỹ, ta thường thấy người phụ việc tại các tiệm cá cảnh, thủy sinh là mấy nhóc tì thiếu niên, mấy tay này chả có một tí kiến thức hay khái niệm nào về lọai nền thích hợp cho cây thủy sinh. Đã vậy nguồn cung cấp cây thủy sinh tại Mỹ lại quá nghèo nàn. Ở Nhật, hầu như mọi con người làm việc tại các tiệm cá cảnh, thủy sinh đều rất am tường về các lọai cây thủy sinh. Nếu bạn tìm cách truy, bắt bí họ bằng một câu hỏi hóc búa thì họ có thể sẽ cố gắng tìm câu trả lời cho bạn trong một quyển tạp chí thuộc lọai xịn nào đó về lĩnh vực thủy sinh. Còn về việc cung cấp cây thủy sinh chất lượng cao (có nguồn gốc ngọai nhập) thì không nghi ngờ gì nữa, đó là những thứ tốt nhất thế giới mà bạn có thể tìm thấy ở một số tiệm tại Nhật. Ấy là chưa nói tới nguồn cung cấp dồi dào cây thủy sinh bản địa.
Một điều nữa về người Nhật, đó là đức tính kiên trì – tận tụy với hầu như bất cứ việc gì họ thực hiện. Sự tận tụy đó cũng được thể hiện cả trong thú chơi thuỷ sinh cảnh. Như bạn đã biết, việc bảo dưỡng duy trì hồ thực vật thủy sinh rất nhiêu khê vất vả. Lẽ dĩ nhiên, có không ít người chơi mới tại Nhật đành ném khăn (giống như luật thi đấu võ thuật, bên nào cảm thấy bất lợi và muốn xin thua trong khi võ sĩ của họ vẫn đang tiếp tục đấu thì sẽ quăng khăn lên sàn đấu làm hiệu) chào thua ngay từ lần đầu hồ thủy sinh của họ bị rêu hại hòanh hành, nhưng đa số đều tỏ ra kiên định. Hầu hết cửa hàng thủy sinh tại Nhật đều cung cấp rất nhiều chủng lọai sản phẩm. Mọi thứ của hãng Dupla, Dennerle và Tropica cũng đều có mặt. Nếu như bạn không tìm thấy một sản phẩm nào đó của 3 nhãn hiệu trên thì đã có mặt hàng nội hóa tương tự do quý ông Amano, ADA sản xuất. Giá cả dĩ nhiên là cao, nhưng chất lượng thực sự tương xứng đấy. Aqua Design Amano (ADA) là nhãn hiệu có sản phẩm được sử dụng rộng rãi nhất tại Nhật.
Thêm một nguyên nhân cho biết tại sao người chơi thủy sinh tại Nhật có sự hiểu biết tốt hơn về nghề chơi, đó là nhờ vào đội ngũ các nhân viên rất lành nghề có kiến thức tốt tại các tiệm bán thủy sinh. Tại Mỹ, ta thường thấy người phụ việc tại các tiệm cá cảnh, thủy sinh là mấy nhóc tì thiếu niên, mấy tay này chả có một tí kiến thức hay khái niệm nào về lọai nền thích hợp cho cây thủy sinh. Đã vậy nguồn cung cấp cây thủy sinh tại Mỹ lại quá nghèo nàn. Ở Nhật, hầu như mọi con người làm việc tại các tiệm cá cảnh, thủy sinh đều rất am tường về các lọai cây thủy sinh. Nếu bạn tìm cách truy, bắt bí họ bằng một câu hỏi hóc búa thì họ có thể sẽ cố gắng tìm câu trả lời cho bạn trong một quyển tạp chí thuộc lọai xịn nào đó về lĩnh vực thủy sinh. Còn về việc cung cấp cây thủy sinh chất lượng cao (có nguồn gốc ngọai nhập) thì không nghi ngờ gì nữa, đó là những thứ tốt nhất thế giới mà bạn có thể tìm thấy ở một số tiệm tại Nhật. Ấy là chưa nói tới nguồn cung cấp dồi dào cây thủy sinh bản địa.
Một điều nữa về người Nhật, đó là đức tính kiên trì – tận tụy với hầu như bất cứ việc gì họ thực hiện. Sự tận tụy đó cũng được thể hiện cả trong thú chơi thuỷ sinh cảnh. Như bạn đã biết, việc bảo dưỡng duy trì hồ thực vật thủy sinh rất nhiêu khê vất vả. Lẽ dĩ nhiên, có không ít người chơi mới tại Nhật đành ném khăn (giống như luật thi đấu võ thuật, bên nào cảm thấy bất lợi và muốn xin thua trong khi võ sĩ của họ vẫn đang tiếp tục đấu thì sẽ quăng khăn lên sàn đấu làm hiệu) chào thua ngay từ lần đầu hồ thủy sinh của họ bị rêu hại hòanh hành, nhưng đa số đều tỏ ra kiên định. Hầu hết cửa hàng thủy sinh tại Nhật đều cung cấp rất nhiều chủng lọai sản phẩm. Mọi thứ của hãng Dupla, Dennerle và Tropica cũng đều có mặt. Nếu như bạn không tìm thấy một sản phẩm nào đó của 3 nhãn hiệu trên thì đã có mặt hàng nội hóa tương tự do quý ông Amano, ADA sản xuất. Giá cả dĩ nhiên là cao, nhưng chất lượng thực sự tương xứng đấy. Aqua Design Amano (ADA) là nhãn hiệu có sản phẩm được sử dụng rộng rãi nhất tại Nhật.
Singapore là nơi cung cấp cây thủy sinh cho Nhật và hầu hết các nước trên thế giới. Nhưng Tropica cũng là nguồn cung lớn cho thị trường Nhật. Đa số chủng lọai đến từ Singapore là các lọai rêu cảnh thủy sinh, cây bụi, cây thân đốt. Trong khi đó các chủng lọai Tropica cung cấp là dạng Tiêu Thảo (Crypts), dạng cây bụi lá hình kiếm (Sword plants/Echidonorus) và nhiều lọai thực vật thủy sinh đặc hữu khác. Vài cửa hàng lớn tại Tokyo còn cung cấp cây từ cả 2 nguồn Tropica và Dennerle. Nạn nhân/con mồi của các cửa hàng này là các aquarists dư tiền để đốt. Mặc dù giá cả trên trời nhưng đôi khi hàng hóa chưa phải là lọai tốt nhất. Khuynh hướng của cửa hàng thủy sinh tại Nhật là cung cấp cây thủy sinh không nhiễm tảo hại (algea free). Đó là nhận định của tôi sau khi viếng thăm khỏang hơn chục tiệm tại vùng Quan Đông (Kanto). Lẽ dĩ nhiên, cửa hàng yêu thích cuả tôi vẫn là cái tiệm ngay vùng tôi sống mang tên Aqua Opa. Chủ cửa hàng là ông Kamimura, một người tốt bụng, dễ thương nhất mà tôi từng gặp. Nếu không có lọai cây mà bạn cần thì ngay lập tức ông ấy sẽ giúp bạn bằng cách gọi cho mối lái nơi này nơi kia xem họ có hay không. Thường thì phải mất khỏang 1 tuần cho bất kỳ đơn đặt hàng riêng lẻ. Giá cả thì vô chừng từ rất rất rẻ đến đắt xanh mắt. Tokyo không phải là nơi để mua cây thủy sinh. Ở Tokyo, bụi cây thường nhỏ hơn và giá lại cao hơn. Cây trồng sẵn trong chậu luôn bé hơn thứ bán ở các tiệm nằm xa thành phố lớn. Nhưng bù lại nguồn cung cấp dồi dào hơn.
Có lẽ tôi nhận định quá sâu vào thú chơi này theo nhân sinh quan của mình, nhưng những yếu tố xã hội của Nhật Bản đã thực sự có ảnh hưởng đến nghệ thuật tạo hình thủy sinh cảnh tại đất nước này. Bản thân tôi chỉ mong muốn giới thiệu phong cách Nhật trong nghệ thuật thủy sinh đến những người đam mê, và cả những người mới tập tễnh vào nghề.
Tác giả Ryan Stover, 25 tuổi, từng sống tại Yokosuka -Nhật 5 năm trong thời gian phục vụ tại căn cứ Hải Quân Hoa Kỳ tại đây. Stover có kinh nghiệm trên 10 năm trong nghề chơi thủy sinh, đã từng set up hằng tá hồ thủy sinh trong thời gian làm việc tại Nhật. Nên thăm trang Web của anh ấy, suiso.com
Ryan Stover
Thay đổi thành phần bố cục hồ thủy sinh
Đá và gổ lủa là những vật liệu không thể thiếu được để tạo nên bố cục tự nhiên cho bể hồ thuỷ sinh. Chúng hiện hửu trong thiên nhiên với những hình thù và góc cạnh rất khó để chúng ta tự tái tạo lại trong môi trường nhân tạo. Một cấu trúc đẹp có thể được tạo thành bởi những kết hợp giữa các tảng đá và gổ lủa với những kích thước tương đồng. Khi có sự phối trí và kết hợp hài hoà giữa 2 loại vật liệu này, chúng sẻ cho phép chúng ta mô phỏng và thu gọn được những nét đẹp của thiên nhiên hoang dã vào trong môi trường nhỏ hẹp của bể hồ thuỷ sinh.
Khởi đầu với những điều căn bản
Một trong những bể thuỷ sinh đầu tiên của tôi có bố cục rất đơn giản, chỉ có những tảng đá lấy từ các dòng sông và cây Echinodorus tenellus. Thật vậy, chỉ với bố cục của các tảng đá theo phong cách iwagumi là những bước khởi đầu về phương cách chơi thuỷ sinh của tôi. Cách phối trí và kết hợp những tảng đá giữ vài trò rất quan trọng để tái tạo cảm tưởng một cánh đồng cỏ xanh mướt trải dài ra đến tận chân trời mà cấu trúc của nó chỉ có vỏn vẹn duy nhất một loại đá và một loại cây thuỷ sinh. Loại đá được dùng trong bố cục này là những tảng đá có nguồn từ các dòng sông với mặt phẳng trơn láng, đậm màu và có chút ít lồi lỏm hằn lên một vài nơi trên các tảng đá. Sự kết hợp giữa các tảng đá từ các dòng sông với những kích thước khác nhau sẻ tạo nên cảnh tượng các tảng đá hoang sơ trên môt cánh đồng cỏ trải dài.Mặc dầu kích thước của các tảng đá có những khác biệt khá rõ ràng về kích thước, chúng ta vẩn có thể tái tạo một cảnh thiên nhiên hoang dã thoáng rộng chỉ với các tảng đá vì chúng thường có những hình thù và cấu trúc giống nhau. Đối với gổ lũa, cũng tương tự như thế; sự kết hợp giữa vài miếng gổ lũa sẻ tạo nên cảnh tượng của những nhánh tàng hay gốc rể của một cây cổ thụ khổng lồ. Khi áp dụng những gì vừa đề cập khi sắp xếp các vật liệu, thì đó chính là một trong những kỷ thuật căn bản nhất, và cũng là đặc tính nổi bật nhất của bể hồ thuỷ sinh vậy.
Thay đổi vật liệu hồ thủy sinh
Sẻ có nhiều thay đổi một khi bố cục của bể hồ thuỷ sinh được khai triển rộng ra thêm, nhất là khi số lượng đá và gổ lũa sử dụng gia tăng. Ấn tượng chung của bể sẽ thay đổi khi sự sắp xếp của các loại cây thuỷ sinh được thay đổi, mặc dầu bố cục căn bản của đá và gổ lũa không thay đổi. Nói một cách khác, bố cục trong bể hồ thuỷ sinh là sự theo đuổi của một sự kết hợp hài hoà giữa vật liệu cấu trúc và các loài cây thuỷ sinh.
Có đôi lúc, tôi cho sắp xếp hàng loạt các bố cục theo phong cách iwagumi bằng cách thay đổi các loại đá, nhưng vẩn giữ cây thuỷ sinh và loại cá như nhau, hoặc tôi thay đổi cây thuỷ sinh (souzou haishoku, và giữ nguyên bố cục của các tảng đá hoặc gổ lũa. Các phương cách này cực kỳ quan trọng trong việc tìm kiếm ra những tiêm năng bố cục khác nhau. [b] Đấy chính là con đường tắc nhanh nhất để trở nên quán triệt và nâng cao tay nghề đến một tầng siêu việt hơn trong thú chơi thuỷ sinh.
Một trong những phương cách tạo dựng nên bố cục iwagumi căn bản nhất là dùng các loại cây thuỷ sinh thấp lùn như Echinodorus tenellus (như trong bố bể cục thuỷ sinh đầu tay của tôi), cỏ tóc, Glossostigma, Riccia, hay gần đây nhất là loại cỏ trân châu Cuba. Khi dùng phương pháp này, các bạn sẻ hoàn thiện sự hiện hửu của các tảng đá. Tuy nhiên, trong quá trình tìm kiếm va thay đổi phong cách của các bố cục, tôi thường kết hợp những loại cây thuỷ sinh thấp lùn với một số loại cây cao hơn như Eleocharis vivipara va Echinodurus angustifolius. Phương cách này sẻ tạo ra bố cục iwagumi với các ấn tượng hoàn toàn khác lạ.
Thí dụ điển hinh là sự kết hợp bố cục giữa các tảng đá và một số loài cây thuỷ sinh có thân cao. Mặc dậu phương cách này nhìn khác với bố cục chỉ có đá iwagumi, nhưng nó tạo ra một ấn tượng đáng ghi nhớ rằng đây là một loại bố cục mới với sự thay đổi của các loài cây thuỷ sinh. Mặc dầu các bạn đã có thể có những bố cục mà bạn tạm cho là hoàn thiện bằng cách xử dụng các tảng đá hoặc gô lũa, nhưng để đi đến một phong cách hoàn thiện nhất, chúng ta cần phải thử nghiệm nhiều cách thức sắp xếp khác nhau.
Sáng tạo và thay đổi
Trong cuộc tranh tài quốc tế về bố cục thuỷ sinh đã có nhiều biến chuyển. Điều quan trọng mà các bạn cần lưu ý là làm sao tạo nên được sự phối hợp mới giữa cấu trúc của các vật liệu và các loại cây thuỷ sinh, không phải chỉ trong các cuộc so tài, mà quan trọng hơn là làm sao mang được và sửa đổi sao để có thể mang được cái tinh tuý và tự nhiên của thiên nhiên vào bể hồ thuỷ sinh. Những bố cục nào chuyên chở được đặc tính này của thiên nhiên, chắc chắn sẻ được sắp xếp vào các thứ hạng cao trong các cuộc tranh tài quốc tế. Là một trong các vị giám khảo của các cuộc tranh tài này, cá nhân tôi luôn để mắt và đánh giá cao các bố cục như thế này. Tôi có lời góp ý cho những bạn có tư tưởng dự thi trong các cuộc tranh tài quốc tế trong tương lai là hãy SÁNG TẠO với những tư tưởng mới cho các bố cục dự thi, đừng cứng ngắt bắt chước những bố cục đã được đề xuất, miển sao các bạn chuyên chở được thiên nhiên hoang dã vào trong bể hồ thuỷ sinh như tôi vừa đề cập.
Tuy nhiên, sáng tạo là một chuyện, nhưng thí sinh cần phải hiểu đặc tính của môi trường sinh thái của các loại cây thuỷ sinh với môi trường chúng sinh sống. Đừng nên dùng những loại cây không tự nhiên không thích hợp với môi trường. Thí du như gieo các loài cây thuỷ sinh đòi hỏi nhiều ánh sáng trong bóng râm của các cành gổ lũa, hay những cành non vừa chuẩn bị đâm chồi thì đã bị cắt đi.
Một bô cục tự nhiên có thể tạo được ấn tượng tốt nếu được tạo dựng sử dụng các loài cây thuỷ sinh thích hợp và ứng dụng với môi trường sinh thái tự nhiên của chúng. Nếu xử dụng sai, các loại cây thuỷ sinh này theo thời gian sẻ rất khó mà duy trì và bảo trì.
Một bể hồ thuỷ sinh lý tưởng nhất là một bể không cần phải tốn nhiều công sức trong một chuổi thời gian dài.
Tỉ lệ vàng (Golden Ratio) trong thủy sinh
“Tỉ lệ vàng” (Golden Ratio) được phát minh vào thời kỳ xa xưa bởi kiến trúc sư Vitruvius, ông cho rằng: “Không gian được chia thành những phần bằng nhau để tạo sự dễ chịu và thẩm mỹ, giữa những phần nhỏ nhất và lớn nhất phải có mối liên quan giống như giữa phần lớn hơn này với tổng thể”
Từ thời kỳ Phục Hưng, các họa sĩ đã sử dụng và áp dụng công thức cho các đối tượng khác nhau. “tỉ lệ vàng” cũng được áp dụng vào khuôn mặt người.
Tỉ tệ có thể được hiểu tóm tắt như sau: Tỉ lệ phần nhỏ đối với phần lớn bằng với tỉ lệ phần lớn với tổng thể. Theo toán học, tổng thể là 1, phần lớn là 0.618 và phần nhỏ là 0.3.82. Khi vẽ lên hồ thủy sinh, chúng ta sẽ có 4 chỗ giao nhau, 4 chỗ là là bốn chỗ được tập chung nhiều nhất. Những giao điểm này cũng biểu thị những vùng khác có thể là vùng âm (negative) hoặc dương (positive), những vùng này không cần có tâm điểm cho hồ thủy sinh. Các đường nằm ngang có thể được dùng là “đường chân trời” (đường nằm giữa nước và nền). Những điều này sẽ được làm sáng tỏ bên dưới bằng hình ảnh
Trong hồ thủy sinh hình lòng chảo bên dưới với loài Rotala sp ‘Green’ and Glossostigma elatinoides, nơi nào là tâm điểm? Tâm điểm nằm ở giao điểm trên bên phải nơi hai mô đất gặp nhau. Cụ thể hơn, trong một hồ dạng lòng chảo, giao điểm vàng sẽ nằm vào vùng âm (ví dụ: phần nền) chính giữa 2 mô đất.Trong bố cục thứ 2 dưới đây, giao điểm phía trên bên phải có vẻ như là tâm điểm, và cũng là điểm biến mất (vanishing point) nơi mà cây kết thúc và vùng âm (nền đen) bắt đầu. Đường ngang phía trên cũng nằm trùng với “đường chân trời” của hồ thủy sinh.Cho ví dụ thứ ba, tôi chọn hồ theo kiểu Hà Lan,
tâm điểm có vẻ như rơi vào bụi cây Ammania gracilis đầy màu sắc ở phía trên bên phải. Đây có phải là tâm điểm đúng?Hãy ghi nhớ là, những điều này không phải là bắt buộc và cứng nhắc. Có nhiều hướng dẫn khác giúp bạn tạo bố cục hồ thủy sinh. “Tỉ lệ vàng” chỉ là một trong số đó.
Làm cách nào để áp dụng “tỉ lệ vàng” vào hồ của bạn?
Khi lần đầu thiết lập hồ, tôi nghĩ là sẽ có ích nếu bạn lấy thước và đánh dấu các chỗ quang trọng. Đo chiều dài hồ và nhân với 0.618. Ví dụ: một hồ dài 36 inches x 0.618 = 22.25 inches. Vẽ đường thẳng đứng. Tương tự với hướng ngược lại, đo 22.25 inches và vẽ đường thẳng đứng thứ 2. Tiếp tục đo chiều cao hồ và nhân 0.618. Làm tương tự chúng ta có 2 đường nằm ngang. Khi bạn hoàn tất bạn sẽ có hình chữ nhật chết ở giữa và 4 giao diểm giống như các hình ở trên. Bây giờ nếu bạn muốn áp dụng “tỉ lệ vàng” thì bạn đã biết đâu là tâm điểm và nơi nào nên làm đường chân trời…
Kiến thức căn bản hồ theo phong cách Hà Lan
Người Hà Lan là những người đầu tiên quan tâm đến trồng cây trong hồ, cây được trồng thành công ít nhất từ những năm 1940. Tổ chức NBAT (Dutch Aquarium Society) bắt đầu tổ chức các cuộc thi hàng năm với nguyên tắc nhất định về cách trồng cây trong hồ ra sao. Với việc áp dụng các quy tắc, các thí sinh bắt đầu tạo dáng hồ của họ của họ cho phù hợp. Từ đó một phong cách đã bắt đầu hình thành. Những dấu ấn của phong cách này là sự chặt chẽ và cắt tỉa gọn gẽ của các bụi cây. Cây thủy sinh được tổ chức thành hàng ngay ngắn và gia tăng chiều cao từ trước ra sau. Lý tưởng , nhiều nhất khoảng ba loại cây được sử dụng cho mỗi feet của bể cá, như vậy một bể 4 foot (48 inches) lý tưởng nên có không quá mười hai loài. Cây thân dài được chọn lựa cẩn thận với tỷ lệ tăng trưởng của chúng cũng như hình dạng cành cần bảo dưỡng ít nhất có thể – do đó các loài Lobelia và Saururus cernuus được sử dụng phổ biến.
Cây cần được tổ chức để cung cấp độ tương phản tối đa màu sắc và hình dạng lá/ kích cỡ với cây lân cận. Màu sắc có thể bao gồm màu xanh lá cây nhạt, xanh lá cây đậm, nâu, đỏ, hồng, và màu tía. Cây lá nhỏ Hemianthus micranthemoides tương phản với cây lá hình kiếm lớn, cây lá tròn Bacopa caroliniana tương phản với cây lá mảnh Ammania gracilis,… Các cây gọn gàng này được nên được sắp xếp và trồng xung quanh tâm điểm của bể. Bể cá nên không có nhiều hơn hai tâm điểm, thường được đặt 1/3 hoặc 2/3 chiều dài của bể (quy tắc của một phần ba).
Một vài lưu ý quan trọng là mặt sau của bể không bao giờ làm cho bắt mắt (không có cây màu đỏ phía sau) để làm cho bể có chiều sâu hơn. Ngoài ra, hồ thường có thể xem được chỉ từ một phía. Các bức tường phía sau và hai bên cần được che dấu và nhìn càng giống tự nhiên càng tốt, thường sử dụng với rêu và dương xỉ Java. Chúng tạo ra những bức tường rêu phong. Một việc cần xem xét nữa là sự đa dạng của việc trang trí cần sử dụng càng ít càng tốt, giống như những gì ông Amano ủng hộ. Không sử dụng các loại đá khác nhau hoặc các loại gỗ khác nhau – nên sữ dụng một loại mà thôi
Các loại cây điển hình cho phóng cách Hà Lan:
- Rotala indica
- Lobelia cardinalis
- Limnophila aquatica
- Bacopa caroliniana
- Alternanthera reineckii
- Java rêu
- Ammania gracilis
- Hygrophila corymbosa v stricta
- Hygrophila difformis
- Saururus cernuus
- Hydrocotyle leucocephala
- Didiplis Diandra
- Rotala macrandra
- Vallisneria sp
- Echinodorus ‘Ozelot’
Cá đóng một phần rất quan trọng trong phong cách này. Khu vực phía dưới, giữa, và phía trên đầu của một chiếc bể nên được lấp đầy với cá để làm cho mỗi khu vực thú vị cho người xem. Tất cả các loài cá phải khác trong hình dạng, màu sắc và kích thước, nhưng ít nhất số loài cá có thể (như vậy không có màu xanh rams trong hồ có kribensis, hoặc hatchetfish bạc với hatchetfish cẩm thạch, vv.). Một nhóm các loài cá lớn như cá nhám dẹp hoặc congo tetras luôn luôn đánh giá cao. Các đàn cá phải càng lớn càng tốt.
Sự xuất hiện của hồ cá trong một phòng khách được cũng rất quan trọng, thường có những hồ cá như là phần chính của trang trí. Các bệ kết hợp với các hồ cá đặt vào tường là rất phổ biến do kích thước trong phòng nhỏ.
Thông số kỹ thuật cơ bản của một hồ phong cách Hà Lan
Hồ nhiều kích cỡ từ 90 lít đến 300 lít
Ánh sáng: 1,8 WPG đến 2,0 WPG, xếp hạng kenvin là rất thấp (5000k có vẻ như là chuẩn)
Nitrate có xu hướng được trên 10 ppm
Phosphates có xu hướng thấp (gần bằng không)
Lựa chọn các loài cây trồng khoảng 12-19
Loài cá lựa chọn phạm vi 5-7
Gỗ dùng cho hồ thủy sinh
Trước đây, khi tôi mới tập tành chơi hồ thủy sinh, thấy mấy hồ thủy sinh của ông Amano trang trí bằng gỗ bắt mắt và đẹp quá chừng. Tôi bèn chạy đi kiếm 1 khúc cây xoài chết khô bỏ vào hồ. Mấy ngày sau trên gỗ bám đầy màng trắng đục. Sau đó dần dần cây với cá bắt đầu chết. Tôi cũng chả hiểu chuyện gì đang xảy ra trong hồ? Lọc thì quá tốt vì có kinh nghiệm rồi! Đất nền ư? Cũng không phải vì đáy nền đâu có hiện tượng bị đen thúi. Nước thì vẫn là nước hồi nào đã xài, vậy tại sao cây cá chết? Thủ phạm đáng nghi nhất là gỗ xoài, thực hư sao thì tôi không biết nhưng vẫn khẳng định là gỗ.
Không phải gỗ nào cũng bỏ vào hồ thủy sinh được!
Sau này tìm hiểu tài liệu về gỗ dùng trang trí hồ thủy sinh thì mới biết “không phải gỗ nào cũng bỏ vào được”!
Xét về mặt thẩm mỹ và giảm thiểu rủi ro cho hồ cây thủy sinh. Người ta thường dùng gỗ Bogwood và gỗ Driftwood. Tại sao lại kêu như vậy?
Gỗ Bogwood
Gỗ Bogwood thường khai thác từ vùng đầm lầy, là loại gỗ đã bị ngâm rất lâu trong nước và bị bào mòn bởi nắng, mưa và gió. Vì thế gỗ này sẽ không bị mục nát, cũng không bị nấm mốc hay vi sinh phát triển khi đưa vào hồ thủy sinh.
Gỗ Driftwood
Gỗ Driftwood hay còn gọi là gỗ “jati wood” hoặc “mopani” (loại gỗ cứng ở vùng nam châu phi). Gỗ Mopany là những loại gỗ đã được làm sạch, khô bởi gió và cát khiến gỗ có 2 tông mầu. Một bên thì có mầu sẫm, bên còn lại thì láng và có mầu cát. Đặc biết gỗ Mopany sẽ tạo ấn tượng nhất khi trang trí cùng với nền có mầu cát như hồ kiểu brackish(nước lợ) hay là hồ mô phỏng về dòng sông.
Ngoài 2 loại gỗ này, cũng còn nhiều loại gỗ mà chúng ta có thể bỏ vào trang trí hồ thủy sinh như :
Gỗ twisted root (gỗ rễ cây)
Gỗ twisted root (gỗ rễ cây) có thể dùng trang trí hồ để mô phỏng thiên nhiên dưới dòng sông và thích hợp với mọi phong cách hồ thủy sinh. Nhưng với nét đặc thù của loại gỗ này, trang trí hồ mô phỏng về dòng sông, vùng ngập nước, rừng ngập nước hay rừng đước sẽ mang lại ấn tượng cao nhất.
Gỗ tre
Gỗ tre cũng có thể dùng trang trí hồ thủy sinh nhưng phải được xử lý trước khi bỏ vào hồ. Gỗ tre sẽ rất bắt mắt khi nằm ở giũa bụi cây rậm rạp trong hồ mô phỏng thiên nhiên vùng đầm lầy.
Bụi cây, cành cây
Bụi cây, cành cây cũng mang lại ấn tượng như rễ cây hay cành cây ngoài thiên nhiên. Sẽ đẹp nhất khi dùng để trang trí hồ để mô phỏng rừng cây đước.
Một vấn nạn mà mọi người hay vấp phải khi dùng gỗ trang trí hồ thủy sinh là bỏ gỗ vào hồ rồi, gỗ bị thấm nước sẽ nhả ra chất Axít tanic (Tannic acid = chất có mầu vàng). Chất này sẽ làm cho nước trong hồ có mầu nâu hay mầu trà. Axít tanic không có hại cho cá và cây, tuy chúng có làm giảm độ pH hoặc độ cứng của nước. Đôi khi, gỗ ra mầu khiến nước hồ trông giống như ngoài thiên nhiên thực, nhưng nhiều người lại không thích.
Khởi tạo hồ thủy sinh, chọn cây cho bố cục
Thông thường, với những người mới có thời gian ngắn tiếp cận hồ thuỷ sinh, chúng không chỉ cuốn hút ta bởi vẻ đẹp lung linh của chúng mà còn mang lại cho người chơi một cảm giác yên bình khó tả.
Cảm giác đó thôi thúc ta thực hiện một tác phẩm thuỷ sinh cho riêng mình, và niềm đam mê bắt đầu từ đấy. Khi lên kế hoạch thực hiện một bể thuỷ sinh, việc đầu tiên, hãy liệt ra trên giấy những gì cần làm. Việc làm này giúp ta hình dung và thực hiện mọi việc một cách suông sẻ ngay từ đầu. Với kinh nghiệm ít ỏi của mình, khi chọn cây cho một hồ thuỷ sinh, tôi thường chú ý đến những yếu tố được kể ra dưới đây, trong đó, những loại cây được sử dụng thông thường là những loại mà bản thân đã biết được phần nào đặc tính sinh trưởng của chúng.
1. Phân bổ mảng khối
Có rất nhiều chủng loại cây thuỷ sinh để chúng ta có thể sử dụng trong việc tạo một thuỷ sinh cảnh. Cây thuỷ sinh thân đốt (stem plants) là những cây thường được sử dụng nhất bởi đặc tính dễ thích nghi của chúng trong môi trường hồ thuỷ sinh. Đa số các loại thân đốt này có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, hình thái đa dạng và khi được nuôi dưỡng tốt, chúng tạo cho bể thuỷ sinh một sức sống tươi trẻ, mạnh mẽ và sung túc. Chúng thường phát triển khá tốt chiều cao và phân nhánh thành bụi rất đẹp. Chỉ cần một vài nhánh, ta có thể nhân chúng thành bụi lớn nhanh chóng bằng phương pháp cắt cắm, vì vậy, chúng còn có tên gọi là “cây cắt cắm”. Chỗ của chúng thường là phía sau và/hoặc hai bên thành bể như để tạo một bức phông tự nhiên. Khi trồng, ta nên trồng chúng cách vách kính 3-5cm để chúng có thể xoè tán lá tự nhiên, không bị ép vào thành bể. Khoảng không gian giữa hồ, ta có thể chọn những cây thân đốt thấp hơn và đòi hỏi ít ánh sáng hơn. Chúng có thể phát triển tốt dưới ánh sáng khuếch tán xuyên qua tầng lá của cây hậu cảnh. Chúng còn phần nào che khuất phần dưới của cây hậu cảnh, thông thường trông rất xác xơ. Sau này, khi tạo một bố cục bền vững hơn cho bể thuỷ sinh, ta dùng đá, gỗ lũa và tô điểm cho chúng bằng những loài rêu (moss) và dương xỉ (bolbitis & microsorium). Vẻ đẹp tự nhiên của chúng sẽ mang lại cho ta cảm giác gần gũi hơn với thế giới tự nhiên. Chính bố cục giữa hồ này tạo phong cách cho bể thủy sinh chúng ta, dù gì, nó cũng là tâm điểm khi nhìn ngắm. Điểm nhấn của bố cục hồ nói chung luôn nằm trong khu vực này.
Phía trước tiền cảnh hồ, ta thường chọn những loại cây thấp mọc lan sát nền, có khả năng che phủ lớp đất nền. Đôi khi, để trống thoáng cả một khoảng không gian tiền cảnh cũng là một cách. Khi đó, ta dùng riêng loại nền trơ (gravel), cát sông… để tạo một khoảng không gian tự nhiên (open foreground aquascape) và hạn chế rêu hại.
2. Màu sắc
Khi phát triển trong môi trường nước, mỗi loại cây thuỷ sinh cho ta những sắc màu khác nhau. Chọn cây hậu cảnh với màu sắc dịu nhẹ, ít tương phản, thường là màu xanh non tự nhiên của thực vật, sẽ giúp mắt nhìn nhẹ nhàng thư thái, cái đẹp dịu dàng lan toả trong khắp không gian hồ. Một hậu cảnh tốt không có nghĩa phải là một mảng màu đồng nhất, sự pha trộn, tạo lập những mảng màu tương phản giúp cho từng cành lá vươn lên khoe sắc đẹp hơn. Trong nền màu xanh tự nhiên, điểm những nhánh, những bụi cây với màu đỏ hồng đâu đó, với vài nhánh đơn lẻ nổi bật tạo cho mắt nhìn cảm giác rất dễ chịu. Khoảng giữa (midground) sau khi đượa trồng những loại cây có tốc độ phát triển châm hơn, tạo những mảng khối, đường nét khác nhau qua hình dạng lá, màu sắc, cho dù có hay không dùng đá hay gỗ lũa để tạo điểm nhấn. Với phần tiền cảnh, cá nhân tôi thường sử dụng một đến hai màu là đẹp nhất. Sự xen kẻ của vài cây họ thân rễ như cỏ đỏ, cỏ nhật hay tiêu thảo giữa bãi ngưu mao chiên hay trân châu bò cũng tạo cảm giác rất thú vị.
3. Hình dáng và kích thước
Nói chung, những cây có lá nhỏ và hẹp (small & narrow leaves) thường dễ dàng hơn trong việc tạo bố cục. Những cây có lá lớn thường dùng kết hợp với những loại lá kim, những cây có lá mượt (smoothed leaf) kết hợp tốt với những cây lá nhăn (crinkled leaf), những đường nét tương phản trên từng chiếc lá như muốn phơi bày sức sống tràn trề của cả tổng thể.Tất nhiên, những cây mọc cao được dồn về phía sau, tuy nhiên, với những khoảng cách chênh lệch nhất định giữa chiều cao của các cây hậu cảnh, và cả những khoảng trống tạo thoáng, sẽ đem lại cảm giác dễ nhịu hơn là một bức màn cây đơn điệu. Bố cục giữa hồ, để dễ hình dung, một bụi Anubias lá to hơn nằm xen giữa những thảm rêu moss mát dịu, sự xen kẽ về kích thước và hình dáng lá của từng loại cây nhằm mục đích nhấn mạnh vẻ đẹp tự nhiên của thế giới thuỷ sinh. Cũng nên chú ý rằng, kích thước, hình dáng và màu sắc của những loại cây cũng phải tương thích với những chú cá yêu được nuôi trong bể, tạo nét đẹp hài hoà cho bố cục. Đó là vẻ đẹp của cây, cái duyên của cá. Mỗi loại cá cũng có những sở thích và thói quen khác nhau nữa.
4. Điều kiện ánh sáng và nước
Có rất nhiều loại cây và mỗi loài trong chúng sẽ phát triển tốt nhất trong từng điều kiện ánh sáng khác nhau. Thông thường, ánh sáng tiêu chuẩn khoảng 1w/lít nước trở lên, các loại bóng đèn khá nhau cũng sẽ cho kết quả khác nhau. Chi tiết hơn, cõ lẽ chúng ta nên tham khảo nhiều hơn nữa về hệ thống chiếu sáng cho hồ thuỷ sinh ở những bài sau. Ở đây chỉ nói ngắn gọn hơn, trong điều kiện ánh sáng tiêu chuẩn, bố cục chung của hồ, việc chọn lựa vị trí cho mỗi loại cây cũng phải được cân nhắc cho phù hợp. Có các loại cây ưa sáng, càng nhiều ánh sáng, kể cả khi chúng mọc vươn lên đến sát đèn, chúng càng khoẻ đẹp và cho màu sắc tươi tắn. Nhưng với những loại cây cần ít ánh sáng và phát triển khá chậm như Anubias, dương xỉ…, rêu hại (algae) sẽ bám trên lá và phát triển, mau chóng phá hỏng vẻ đẹp của hồ thuỷ sinh chúng ta. Với những loại cây này, chúng ta nên đặt chúng ở những vị trí thấp, bị che khuất bởi cây hậu cảnh hoặc các loài ưa sáng, hay trong những góc khuất nơi thiấu sáng hơn. Ánh sáng khuếch tán sẽ nuôi dưỡng chúng như ngoài môi trường tự nhiên vậy.
Về nước, có những loại cây ưa nước mềm và số khác lại thích nước cứng. Tuỳ vào điều kiện nước của chúng ta có, nên chọn những loại cây thích hợp khi trồng. Nhiết độ cũng khá quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của từng loại cây. Khi lựa chọn cây cũng nên tìm hiểu để môi trường chung của hồ tương thích với chúng.
5. Chăm sóc
Rất quan trọng! Thử hỏi mỗi tuần bạn có thể dành bao nhiêu thời gian cho những cây thuỷ sinh bạn đang trồng? Nếu có nhiều thời gian thì không sao, còn nếu điều kiện thời gian của bạn bị hạn chế, bạn nên ưu tiên những loại cây phát triển chậm và ít đòi hỏi đến công chăm sóc, bớt đi những cây thân đốt (phát triển nhanh). Để giảm thời gian chăm sóc cây, việc lựa chọn những loại cây mà bạn đã nắm rõ đặc tính sinh trưởng của chúng ảnh hưởng rất nhiều đến bố cục của bạn. Với một hồ thông thường trồng nhiều cây cắt cắm, mỗi tuần, chúng ta sẽ phải mất nhiều giờ để cắt tỉa và sắp đặt, điều chỉnh bố cục. Khi cây đang trên đà phát triển sung mãn, mỗi tuần ít nhất bạn phải cắt tỉa chúng một lần. Nếu không đủ thời gian, hãy chọn cho mình những cây phát triển chậm hơn khi tạo bố cục.
6. Tận hưởng thành quả
Không gì hơn ngoài mục đích được ngắm nhìn và tận hưởng vẻ đẹp của hồ thuỷ sinh mang lại cho chúng ta. Có rất nhiều những lọai cây, mỗi trong số chúng có nét đẹp riêng. Có loại cây tôi rất thích nhưng có thể bạn thì không.
Vì vậy, tự mình hãy chọn cho mình những loại cây mà bạn yêu thích, cân nhắc về hình thái, kích thước, màu sắc khi tạo bố cục. Số lượng cây thuỷ sinh có lẽ đủ cho bạn chọn lựa những thay thế về mức độ tương đồng khi bạn đã ý tưởng về bố cục. Việc còn lại là chọn và tìm cách để sở hữu được chúng mà thôi.