Các loại lọc cho hồ thủy sinh

Ý chính trong bài

Lọc ngoài hay lọc thùng (Canister Filter, External Fillter)

Hoạt động theo kiểu lọc kín, nước trong lọc không tiếp xúc với không khí bên ngoài. Lọc được đặt ngoài hồ, không chiếm diện tích bên trong hồ. Có 2 đường ống dẫn nước vào và ra. Bên trong lọc sẽ có các khay(2 – 4 cái) đựng các loại vật liệu lọc (media). Đường nước vào trong hộp lọc của loại lọc này có 2 cách:

  1. Nước từ hồ chảy vào ở vị trí đáy lọc và tràn lên qua các lớp vật liệu lọc, sau đó được bơm trở lại hồ. Loại lọc này được dùng phổ biến nhất.
  2. Nước từ trong hồ chảy vào lọc (ở phần đầu máy lọc) xuống đáy và tràn lên qua các lớp vật liệu lọc, sau đó được bơm trở lại hồ.
lọc thùng thủy sinh

Lọc thùng thủy sinh


Cách sắp xếp vật liệu lọc cho lọc thùng

Theo ngược chiều nước chảy sẽ là:

Khay thứ nhất: Chất lọc hóa học ví dụ như Resin (giúp làm cho nước mềm) hay là than hoạt tính dùng để hút mầu (của gỗ) và mùi hay chất độc trong hồ. 2 loại vật liệu lọc này không bắt buộc phải có.

Khay thứ 2: Bông lọc loại mịn. Dùng để lọc bụi hay cặn thải nhỏ li ti. Bông lọc này 1 tháng nên làm vệ sinh 1 lần và sau đó bỏ vào trở lại hoặc là thay bông lọc mới.

Khay thứ 3: Bông lọc loại thô hoặc mút. Lọai vật liệu lọc này cũng không bắt buộc phải có. Dùng để lọc những cặn thải hay bụi cỡ lớn. Giúp cho bông lọc mịn không sớm bị nghẹt.

Khay thứ 4: Vật liệu lọc sinh học. Phần này quan trọng nhất vì nó là nơi sinh sống của những con vi khuẩn có lợi. Diện tích bề mặt của vật liệu lọc này càng nhiều càng tốt vì vi khuẩn có lợi (giúp hấp thu, phân hủy chất độc hai) sẽ sinh sống ở nơi đây. Vật liệu lọc sinh học được dùng phổ biến nhất là

  • Ceramic ring
  • Bio ball hay là Nham thạch công nghiệp, sứ lọc..
  • Bùi nhùi
  • Purigen
  • Matrix

Ngoài ra vật liệu lọc này còn giúp cho nước chảy đều trong hộp lọc và cung cấp nước có oxygen cho vi khuẩn.

Vệ sinh lọc

Định kỳ 1 tháng nên vệ sinh bông lọc mịn hoặc thay thế luôn

Lọc treo (Hang-on Filter)

Thích hợp cho hồ không kiềng vì Khi dùng phải treo trên thành hồ. Bên trong lọc có máy bơm (cánh quạt) để hút nước.

Lọc treo thủy sinh
Lọc treo thủy sinh
  • Ưu điểm: giá thành không cao, dễ sử dụng và lắp đặt.
  • Khuyết điểm: hộp đựng vật liệu lọc có diện tich nhỏ và như thế sẽ ảnh hưởng đến hiểu quả lọc và không thích hợp với hồ thủy sinh lớn hơn 80 cm.

Lọc trong (hồ) Internal Fillter

Loại lọc được gắn cố định trong hồ. Có thế gắn ở (bên trong) phía sau hồ, bên hong, hay là góc hồ. Nước trong hồ sẽ chảy và tràn (qua lược) vào hộp lọc. Sau đó máy bơm trong hộp lọc sẽ bơm nước trở lại hồ. Hiện nay, loại lọc này được cải tiến, đường nước vào hộp lọc sẽ nằm ở phần đáy hay là ở giữa hộp lọc. Khuyết điểm của lọc này là chiếm diện tích của hồ và gây khó khăn khi trang trí hồ. Nước trong hộp lọc hay bị cạn (khi nước trong hồ bốc hơi và tụt thấp hơn miệng tràn) việc này có nghĩa là mình phaỉ châm và kiểm tra lượng nước thường xuyên. Cuối cùng, nếu không muốn sử dụng và muốn lấy ra thì rất khó (vì đã gắn cố định).

Lọc trong hồ

Lọc trong hồ


Lọc mút (Sponge Filter)

Là hệ thống lọc dùng vật liệu lọc bằng mút, thuộc lọai lọc trong hồ (vì phần lọc chính được đặt trong hồ). Lọc mút này dùng để lọc những hạt bụi bay lơ lững trong nước, chất thải của cá-tép. Mút cũng là nơi cư trú của vi khuẩn có lợi nhưng khi chúng ta làm vệ sinh thì vi khuẩn sẽ mất đi đáng kể vì tính chất bề mặt của mút rất trơn. Nếu chúng ta dùng lọc này thì phải siêng năng thay nước hồ thường xuyên. Vì diện tích bề mặt của mút không đủ đáp ứng để tạo ra vi khuẩn cho việc lọc sinh học như các lọai lọc có vật liệu lọc sinh học như ceramic ring hay nham thạch công nghiệp vv…(có khả năng kéo dài thời gian thay nước).

Lọc mút

Lọc mút



Lọc mút chia làm 2 loại:

  1. Theo lý thuyết “sự nâng lên của khí (Air-Lift)”. Lọai này chúng ta thường thấy ở các tiệm bán cá. Từ máy sục khí, khí sẽ bị đẩy lên mặt nước và kéo theo nước chảy qua mút. Lọai lọc này thích hợp cho hồ không cần dòng chảy (lưu chuyển) mạnh ví dụ hồ dùng để ép cá. Vì vậy lọai lọc này có thêm 1 tên gọi nữa là Breeder Filter. Lọc mút phải sử dụng với máy sục khí và thích hợp cho việc nuôi cá.
  2. Lọai máy bơm (Powerhead), mút sẽ được gắn dưới máy bơm. Lực hút và lực thổi rất mạnh vì vậy mút hay bị nghẹt và cây sẽ bị thổi bay. Thích hợp cho việc nuôi cá.

Lọc dưới hồ (tự chế)

Là 1 lọai lọc tự chế nó sẽ được đặt ở dưới hồ. Nguyên lý họat động sẽ khác với lọc ngoài ở chổ nước sẽ tiếp xúc được với không khí. Còn lọc ngòai sẽ được bịt kín, nước sẽ không rò rỉ ra ngòai và tiếp xúc với không khí. 1 câu hỏi đặt ra, nếu lọc không kín nước trong hồ lọc không tràn (chảy) ra ngòai ngập nhà ? Để khắc phục và không cho nước tràn (chảy) ra ngoài, chúng ta phải dùng phương pháp overflow control để điều khiển lưu lượng nước ra-vào cho cân bằng. Hệ thống lọc kiểu này thích hợp cho việc nuôi cá rồng (Arowana). Còn nếu dùng cho hồ thủy sinh thì ít nhất người dùng cũng phải biết điều khiển dòng chảy của nước, Oxygen và Co2 và am hiểu về hệ sinh thái trong hồ thủy sinh.

Lọc đáy (Under Gravel Filter – UGF)

Lọc này tốt cho hồ nuôi cá, giá thành thấp, dể sử dụng. Nhưng không thích hơp cho việc trồng cây thủy sinh. Vì nguyên lý hoạt động là Air Lift, hút nước qua lớp nền(chất lọc). Như vậy sẽ làm cho phân nền phát tán, bay ra ngoài

Một trả lời cho “Các loại lọc cho hồ thủy sinh”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *