Cậu bé người Anh câu được cá vàng nặng gần 2,3 kg

Phao thút xuống, chiếc cần câu nặng chĩu, Nick Richards, một cậu bé 16 tuổi ở quận Dorset, Anh, biết rằng đã có một chú cá to mắc vào lưỡi câu. 

Sau một hồi kéo, thả cước, cuối cùng Richards cũng dong được con cá vào bờ, bất ngờ đó lại là một con cá vàng khổng lồ.

cá vàng khổng lồ
Cá vàng khổng lồ

Khác hẳn những con cá vàng nhỏ nhắn, xinh xắn được nuôi trong bể cá cảnh, con cá vàng mà Richards câu được nặng tới 2,27 kg và dài khoảng 0,4 m.

Sau khi cân “sản phẩm”, cậu bé tốt bụng Richards lại thả chú cá vàng về với tự nhiên.

Richards cho rằng chú cá vàng này ban đầu cũng nhỏ nhắn xinh xắn như đồng loại, nhưng khi được người chủ nào đó phóng sinh xuống hồ, gặp được môi trường rộng rãi, thức ăn dồi dào, nên mới có thể phát triển lớn đến vậy./.

Hà Ngọc

Bệnh của cá rồng và cách chữa trị

kênh nắp mang

Bệnh xoăn mang (kênh mang)

Đối với cá rồng việc thiếu chăm sóc, nhiễm bẩn và ký sinh là những nguyên nhân chính gây bệnh cho cá. Việc không thay nước thường xuyên khiến cho lượng nitrat, amôniắc trong nước tăng cao, lượng 02 giảm nên dẫn tới việc thở của con cá khó khăn, nhất là việc lượng cả trong bể dày đặc. Một số loại vi khuẩn ký sinh trong mang khiến cho các cơ cấu mang bị viêm và đẩy vỏ mang phình lên. Quan trọng không kém là không gian trong bể phải đủ cho con cá (tối thiểu là khi con cá trưởng thành thì chiều dài của bể phải gấp 3 chiều dài con cá, chiều rộng = chiều dài cá, chiều cao = chiều dài cá) và máy lọc hoạt động tốt.

xoăn mang
xoăn mang

Triệu chứng:
Trong giai đoạn đầu thì cá thở gấp, mang mở đóng không êm ái. Về sau lớp viền mang cá mở rộng, phơi bày những những cơ cấu ở trong mang. Về sau thì lớp vỏ cứng của mang cũng kênh ra. Việc này làm cho con cá khó thở nên kém ăn và quan trọng là con cá trở nên xấu, mất giá trị.
Cách chữa trị:
Khi thấy cá thở bất thường thì nên thay đổi 20% nước bể mỗi ngày. Tăng cường sủi khí, nếu cần thiết có thể dùng bình oxy bơm vào bể và có gắng duy trì PH là 6,5, duy trì 2 lạng muối/100 lít nước. Một số trường hợp cá bị xoăn nhẹ dùng lá bàng khô ngâm nước rồi lấy nước đó đổ vào bể và lớp xoăn giảm rất nhiều.
Còn nếu cá bị xoăn lớp mỏng viền mang thì có thể dùng biện pháp cắt bỏ rồi chăm sóc với chế độ giàu oxy. Nếu mang cá kênh ra phần vỏ cứng thì chịu, không khắc phục được.

Bệnh xù vẩy

Bệnh này thường xảy ra ở những cá nhỏ và cá yếu. Bệnh này thường hay xuất hiện vào mùa thu và đông.

xù vảy
Xù vảy – kênh vảy

Triệu chứng:
Các hàng vẩy bị kênh lên (phần lớn ở lưng). Trường hợp nặng thì toàn bộ vẩy trên người bị kênh, hai mắt hơi lồi ra. Lúc đó cá bỏ ăn và hay oằn mình.
Nguyên nhân:
Bệnh chủ yếu là do nấm và sự thay đổi quá đột ngột của môi trường, nước quá bẩn và nghèo oxy.
Cách chữa trị:
Với trường hợp thì xự phát hiện bệnh và xử lý càng sớm càng tốt. Đầu tiên là cố gắng duy trì nhiệt độ nước trong bể khoảng 30-31 độ C, tăng cường lượng muối trong bể, bổ xung thuốc bột vàng của Nhật. Một ngày có thể thay nước 2 lần nhưng lượng nước thêm vào và bớt ra thật ít. Trong những ngày đầu trị bệnh không nên cho cá ăn và những ngày sau cho ăn hạn chế. Nếu cá bị nhẹ thì chỉ 2 ngày là hết những vẫn phải duy trì nhiệt độ và thay nước trong 1 tuần. Nếu để bị nặng quá thì khả năng chết cao.

Bệnh xụp mắt (xệ mắt)

Thực ra xụp mắt cũng không phải là bệnh mà là tình trạng đặc trưng của cá rồng. Theo một số thông tin ở nước ngoài thì khả năng xụp mắt do di truyền chiếm tới 60%. Cá trẻ đang trưởng thành khả năng bị xụp mắt rất cao vì còn một số nguyên nhân khác như cách cho ăn (thả nhiều mồi xuống bể một lúc nên tạo cho cá thói quen ăn chìm nên cá đói hay nhìn xuống đáy), ăn quá nhiều (tạo ra lớp mỡ dưới tròng mắt nhiều, đẩy trong ra ngoài), xung quanh bể ở tầng thấp có quá nhiều vật chuyển động (đặt lồng chim, chó, mèo…) nên tạo thói quen quan sát ở thấp…

xệ mắt
Xệ mắt

Cách chữa trị:
Thả vật nổi trên mặt nước (có thể là bóng bàn nhiều mầu), lúc cá bé thì tạo thói quen ăn mồi nổi (như gián, châu chấu, thạch thùng, dế…) với số lượng hạn chế. Vớt mồi còn sót nếu cá không ăn. Nếu cá rồng có giá trị cao như kim hồng vĩ, hồng long thì chỉ nên nuôi một mình 1 bể và đáy bể dán kín. Còn nếu nuôi chung thì tránh nuôi một số loại cá ăn chìm như sam, vịt, lau bể… Nói chung các phương pháp này chỉ nhằm mục đích không cá bị xụp mắt sớm thôi còn nuôi lâu thì gần như con nào cũng bị xụp mắt. Quan trọng nhất là khi mua cá phải chọn cá mắt phải đẹp, vì khi xụp rồi dù ít hay nhiều đều không chữa được…

Bệnh trướng bụng

Bệnh này có lẽ là ít gặp mà có gặp chắc là chết, vì vậy nên phòng là chính.
Triệu chứng:
Cá bỏ ăn, bụng to hơn bình thường, bơi lội khó khăn, có trường hợp nặng thì chổng đầu hoặc đuôi lên trời (gọi chung là trồng cây chuối). Nặng hơn nữa thì ở hậu môn chảy ra nước nhờn.

Nguyên nhân:
Chủ yếu là do ăn uống. Vì vậy nên tránh cho cá ăn quá no vì không phải lúc nào thức ăn cũng đạt tiêu chuẩn gây ra không tiêu và viêm ruột. Nếu cho ăn tôm thì nên bóc cả đầu và râu trước khi cho vào bể vì đầu tôm có 1 cây kiếm có thể đâm thủng ruột cá. Nếu cho ăn dế, gián, châu chấu thì nên ngắt bỏ càng và chân tránh hiện tượng hóc. Nếu cho cá rồng ăn động vật thì phải còn sống, tránh cho ăn động vật chết. Nếu ăn thức ăn đông lạnh thì phải rã đá kỹ. Một số cá rồng bị viêm ruột mãn tính nên hậu môn đỏ và lòi ra (lòi trĩ).
Cách chữa trị:
Bệnh này rất khó chữa, khả năng chết cực cao. Vậy nếu thấy cá bỏ ăn, bụng hơi to, hay oằn mình thì nên thay 1/3 lượng nước, tăng cường bơm hơi, tăng lượng muối và duy trì nhiệt độ ở 30 độ C và có thể thêm một lượng metronidazol rồi theo dõi.

Bệnh đốm trắng

Vốn dĩ bệnh này rất chung cho mọi loại cá. Trên thân, nhất là trên vây, đuôi xuất hiện những đốm trắng và phát triển rất nhanh.

đốm trắng
Đốm trắng

Triệu chứng:
Nước trong bề hơi đục và có mùi tanh nồng. Cá bơi lội hay giật mình, chà xát người vào thành bể, bỏ ăn… trường hợp nặng thì trên vây cá có những điểm trắng như những u nang, gây ra cụt vây. Nếu không chữa kịp thời để bệnh chuyển sang giai đoạn nặng thì cá sẽ chết.
Cách chữa trị:
Những đốm trắng là một dạng nấm, bám trên thân cá và hút chất lỏng trên thân thể cá làm cho cá khó chịu. Loại nấm này phát triển rất nhanh ở 25oC. Vì vậy khi thấy cá bị bệnh nên tăng nhiệt độ (khoảng 32oC), trong trường hợp nhẹ thì cá tự khỏi. Nếu nặng thì ta phải thay nước liên tục với số lượng ít một, bổ xung muối ăn. Nên dùng một số thuốc ở hàng cá và phải chữa khỏi dứt điểm, tránh để bệnh kéo dài.

Cá rồng Châu Á

Cá rồng châu Á (Scleropages Formosus) là một trong những loài cá cảnh hàng đầu bởi vì sự khan hiếm, danh tiếng, giá trị và vẻ đẹp tự nhiên của chúng. Đây cũng là giống loại cá rồng có nguy cơ bị tuyệt chủng nơi hoang dã và được bảo vệ bởi CITES (Hội Nghị Công Ước Quốc Tế Về Giao Thương Các Giống Loại Động Thực Vật Hoang Dã Đang Có Nguy Cơ Bị Tuyệt Chủng) từ năm 1980. Chỉ có huyết long, kim long quá bối, kim long hồng vỹ, thanh long, và thanh long chỉ vàng (yellow tail arowana) bên Nam Á là được cho vào sổ đỏ để được bảo vệ, được giới thưởng ngoạn ưa chuộng, vì thế người chơi phải tốn một số tiền không nhỏ để sở hửu chúng . Một giống loại cá rồng có họ với cá rồng Châu Á là kim long Châu Úc (Scleropages jardini, và Scleropages leichardti), không được bảo vệ bởi CITES, vì số lượng của loại kim long Úc nơi hoang dã rất nhiều nên giá trị kinh tế cũng vì thế thấp nếu so với giá cả của cá rồng Châu Á . Ngân long và Hắc long có nguồn gốc từ Nam Mỹ cũng là bà con có họ xa với giống cá rồng Châu Á, cũng không được bảo vệ bởi CITES, và có giá trị kinh tế thấp nhất trên thị trường.

cá rồng huyết long
Cá rồng châu Á

Lý do cá rồng Châu Á có tên trong sổ đỏ của các động thực vật cần phải được bảo vệ bởi CITES là vì trong thập niên 1970, số lượng các giống loại cá rồng Châu Á ngoài thiên nhiên hoang dã đã tuột dốc đến mức độ nguy hiểm và báo động vì chúng bị săn lùng, đánh bắt quá mức vì giá trị kinh tế của chúng. Được xem là có hình dạng và dáng bơi tương tự như con rồng trong truyền thuyết, người ta tin tưởng rằng cá rồng tượng trưng cho may mắn, thịnh vượng, của cải và sức khoẻ. Vì vậy, chúng được nuôi với mong muốn đem lại tác dụng phong thuỷ tích cực. Người Trung Hoa tin cá rồng Châu Á có khả năng “trừ tà”, giải tỏa những chuyện không may cho gia chủ, vì thế khi sở hửu và chăm sóc chúng tốt, gia chủ đổi lại sẽ có được sự “bảo vệ” của giống loại cá rồng này. Ngoài ra, màu sắc của một số loài cá rồng châu Á như huyết long và kim long quá bối cũng đẹp nhất trong họ cá rồng nói chung.

cá rồng châu Á phân bố ở các nước trong vùng Đông Nam Á và có quan hệ họ hàng gần với cá rồng châu Úc hơn là cá rồng Nam Mỹ do cá rồng Châu Á được phân nhánh tách ra từ cá rồng Châu Úc với niên đại khoảng 140 triệu năm trước. Vây ngực và vây hậu môn của chúng lùi xa về phía sau tuy nhiên cá rồng châu Á chỉ có 5 hàng vảy mỗi bên thân so với 7 hàng vảy ở cá rồng châu Úc. Điều ngạc nhiên là dù rất nổi tiếng nhưng những nghiên cứu khoa học liên quan đến cá rồng châu Á lại khá ít ỏi, bằng chứng là trong một thời gian rất dài tất cả cá rồng châu Á đều được gộp chung dưới một tên khoa học là Scleropages formosus cho dù chúng có bề ngoài rất khác biệt. Sự đa dạng về chủng loại cá rồng trên thị trường cá cảnh là một minh chứng cho điều này. Nghiên cứu của Pouyaud và đồng sự (2003) đã phân lập các loài cá rồng ở Indonesia gồm Huyết Long (Scleropages legendrei), Thanh Long Borneo (Scleropages macrocephalus) và Kim Long Hồng Vĩ (Scleropages aureus) thành những loài riêng biệt. Kim Long Quá Bối và Thanh long Nami vẫn được xếp chung với thanh long dưới tên Scleropages formosus cho dù chúng cũng có thể là những loài riêng biệt.

Thậm chí, trong từng loài cũng có thể có những dòng khác nhau. Về màu sắc, bên cạnh màu chủ đạo nằm ngoài viền vảy, màu ở trung tâm vảy gọi là màu nền. Ở mỗi loài lại phân ra nền xanh dương “blue-based”, nền xanh lá “green-based”, nền vàng “gold-based”, nền tím “purple-based”… Màu nền lan rộng trên mặt vảy làm màu viền hẹp lại là loại vảy bản mỏng “thin frame”, bằng ngược lại màu nền co cụm ở tâm vảy là loại vảy bản dày “thick frame”. Về hình dáng, có dạng đuôi hình thoi “diamond shape” và dạng đuôi hình quạt “fan shape”, có dạng đầu hình muỗng “spoon head” và dạng đầu hình viên đạn “bullet head”, có dạng thân rộng và ngắn, có dạng thân dài và mảnh mai… Việc lai chéo (cross breed) các dòng cá rồng hoang dã ở một loài diễn ra khá phổ biến trong các trang trại cá cảnh ở Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia. Do đó, các nghiên cứu khoa học về cá rồng châu Á gặp rất nhiều khó khăn vì phải dựa vào các cá thể hoang dã vốn còn sót lại rất ít.

Tổng quan về cá rồng

tổng quan cá rồng

Họ cá rồng có các tên gọi dân gian: Arowana, Dragon fish, Malayan Bonytongue, Nirwana.

cá rồng có tên gọi là Arowana xuất phát từ hai tên gọi của chúng ở Indonesia là “Arwana” hay “Nirwana” có nghĩa là lý tưởng, hoàn hảo.

Tổng quan về cá rồng
Cá rồng đẹp

Đây là một loài cá thuộc họ cá xương nước ngọt với tên khoa học Osteoglossidae, đôi khi còn gọi là “cá lưỡi xương” (cốt thiệt ngư). Trong họ cá này, đầu của chúng nhiều xương và thân thuôn dài được che phủ bằng các vảy lớn và nặng, với kiểu khảm ống. Cá có thân thon dài và dẹt bên, có một đôi râu mõm dài, vẩy to lấp lánh, vây ngực dài, vây lưng và vây hậu môn nằm về phía sau, cá có thể đạt tới chiều dài từ 60cm đến 90cm trường hợp ngoại lệ lên đến 120cm và nặng đến 7,2 kg. Đây là loài cá hung dữ và có tuổi thọ cao nhất trong các loài cá được nuôi làm cảnh. Thực tế đã chứng minh tuổi thọ của loài cá này có thể lên đến 50 năm. Cá có các vây lưng và vây hậu môn có các tia vây mềm và dài, trong khi vây ức và vây bụng lại nhỏ. Tên gọi ‘cá lưỡi xương’ (Bonytongue) có nguồn gốc từ xương dạng răng trên phần sàn của miệng (lưỡi), được trang bị cùng các răng và ngoạm vào các răng ở phần trên trần của miệng. Cá có thể thu được ôxy từ không khí bằng cách hít nó vào trong bong bóng được bao bọc bằng các mao mạch tương tự như phổi. Cá Hải tượng (Arapaima gigas) là “cá thở không khí cưỡng bách”.

Đối với người Trung Hoa và các nền văn hóa Châu Á, đặc biệt là một số nước như Nhật, Đài Loan, Hongkong… hay vùng Đông Á có ảnh hưởng nặng nề của văn hoá Trung Hoa thì con rồng là biểu tượng của sự quyền quý, may mắn và thịnh vượng. Trong mắt của người Trung Hoa, cá rồng với thân hình dài, dáng bơi luôn khoan thai, điềm đạm là biểu hiện cho một phong thái quân tử và sự uy nghi của rồng, đặc biệt cá rồng có bộ vảy lớn với màu sắc vàng, bạc, đỏ… long lánh được liên tưởng đến vảy rồng, râu cá rồng cũng được liên tưởng đến râu của con rồng huyền thoại. Sự tiến hoá hang trăm triệu năm cùng tuổi thọ cao của loài cá này cũng được cho là biểu hiện của sự trường tồn. Chính vì vậy người Trung Hoa nói riêng và người Châu Á nói chung luôn muốn nuôi trong nhà cá rồng với hi vọng tránh được những điều đen đủi, những vận hạn và mang lại sự may mắn, giàu sang và thịnh vượng. Thường thì những con cá rồng màu đỏ được cho là tránh điềm xui và mang lại may mắn trong công việc còn những con cá rồng màu vàng, màu trắng thì được cho sẽ đem lại tài lộc và sự thăng tiến trong công việc kinh doanh. Với các lý do trên cá rồng thường được sử dụng trong phong thuỷ như là một giải pháp mang tính thủ thuật rất hữu hiệu để cải biến môi trường sống và làm việc với mục đích mang lại may mắn và sự phồn vinh cho gia chủ. Trong dân gian đã truyền tụng nhiều câu truyện liên quan đến sự may mắn và giàu sang do cá rồng đem lại cho chủ.

Phân loại và địa động vật học cá rồng

Họ cá rồng là họ cá nguyên thủy (cơ sở) có từ kỷ Hạ đệ tam (khoảng hơn 200 triệu năm trước) và được đặt trong bộ cá vây tia có tên khoa học Osteoglossiformes. Hiện tại còn 10 loài còn sinh tồn đã được miêu tả:

  • 3 từ Nam Mỹ
  • 1 từ châu Phi
  • 4 từ châu Á
  • 2 từ Australia

Họ Osteoglossidae là họ cá nước ngọt duy nhất được tìm thấy ở cả hai bên của đường Wallace (ranh giới thời gian bắt đầu thời đại khủng long). Điều này có thể giải thích bằng thực tế là cá rồng châu Á (S. formosus) đã phân nhánh ra khỏi hai loài ở Australia từ chi Scleropages là S. Jardinii và S. Leichardti vào khoảng 140 triệu năm trước, chứng tỏ một điều rằng các dạng cá rồng châu Á đã được lan truyền tới châu Á theo đường qua tiểu lục địa Ấn Độ.

Qua quá trình nghiên cứu khảo cổ học trên thế giới từ trước đến nay đã chứng minh có ít nhất là 5 loài cá cổ, chỉ được biết đến từ các hóa thạch, cũng được phân loại vào họ Osteoglossidae; chúng có niên đại vào khoảng cuối kỷ Phấn Trắng. Các hóa thạch khác có niên đại xa hơn tới cuối kỷ Jura hay đầu kỷ Phấn Trắng nói chung được coi là thuộc về siêu bộ cá rồng (Osteoglossomorpha ). Các hóa thạch của cá dạng cá rồng được tìm thấy trên mọi châu lục, ngoại trừ châu Nam Cực.

Các loài cá rồng

Họ cá rồng chứa hai phân họ là Heterotidinae (2 loài) và Osteoglossinae (8 loài) đã biết.

  • Phân họ Heterotidinae
    • Chi Arapaima
      • Arapaima gigas : Cá hải tượng. Nguồn gốc Nam Mỹ
    • Chi Heterotis
      • Heterotis niloticus : cá rồng châu Phi, khổng tượng châu Phi, rồng đen châu Phi. Nguồn gốc châu Phi
  • Phân họ Osteoglossinae
    • Chi Osteoglossum
      • Osteoglossum bicirrhosum : Cá ngân long. Nguồn gốc Nam Mỹ
      • Osteoglossum ferreirai : Cá hắc long. Nguồn gốc Nam Mỹ.
    • Chi Scleropages
      • Scleropages aureus : Kim long hồng vĩ. Nguồn gốc châu Á
      • Scleropages formosus : Cá thanh long ( cá mơn ). Nguồn gốc châu Á
      • Scleropages jardinii : Cá trân châu long, kim long Úc, châu long Úc rằn. Nguồn gốc Australia
      • Scleropages legendrei : Cá huyết long, cá rồng đỏ. Nguồn gốc châu Á.
      • Scleropages leichardti : Cá hồng điểm long, châu long Úc đốm sao. Nguồn gốc Australia
      • Scleropages macrocephalus : Cá thanh long Borneo, kim long Indonesia. Nguồn gốc châu Á.

Theo cách phân loại của giới sinh vật cảnh thì cá rồng được phân loại theo biên giới địa lý bao gồm các loại sau:

  • cá rồng Châu Á
  • cá rồng Châu Úc
  • cá rồng Châu Mỹ
  • cá rồng Châu Phi.

Nghiên cứu di truyền học gần đây chỉ ra rằng nhánh dẫn tới cá hải tượng và cá rồng châu Phi đã phân nhánh vào khoảng 220 Ma (Tức cách đây khoảng 220 triệu năm) trong kỷ Hậu Trias, nhánh dẫn tới ngân long và hắc long của Nam Mỹ đã rẽ nhánh khoảng 170 Ma (khoảng 170 triệu năm), trong Trung Trias. Nhánh dẫn tới các loài cá rồng Australia phân nhánh ra khỏi nhánh dẫn tới các loài cá rồng châu Á vào khoảng 140 Ma (khoảng 140 triệu năm), trong kỷ Tiền phấn trắng.

Thức ăn cho cá Rồng

Thức ăn là yếu tố chính ảnh hưởng toàn bộ trên sự phát triển của cá. Sự đa dạng thức ăn chúng ta dùng cho cá hàng ngày sẽ làm sức khoẻ cá được ổn định, hệ thống miễn dịch mạnh mẽ sẽ chống lại bệnh tật và làm tăng màu sắc ở cá.

cá rồng là loài dễ tính có thể ăn rất nhiều loại thức ăn khác nhau, nhưng chúng rất dễ bị nghiện thức ăn là côn trùng. Nhưng cho dù thức ăn bạn dùng là gì đi chăng nũa thì nhất định bạn phải cách ly các mồi sống một thời gian ít nhất 1 tuần trước khi cho cá ăn và chỉ lựa những con mồi còn khỏe mạnh.

Nhái hay ếch

bao gồm rất nhiều chất đạm và là thức ăn tuyệt vời cho sự tăng trọng và tăng kích thước của cá rồng. Ếch và nhái được sử dụng tại các trại nuôi cá rồng khắp nơi trên thế giới cho cá bố mẹ nhanh chóng hồi phục và tăng sản lượng sinh sản. Ngoài ra ếch nhái cũng luôn có sẵn ở mọi nơi.

Tép

Chỉ nên cho cá rồng lớn ăn tôm vì các vẩy và nhưng gai tôm rất nhọn có thể làm hỏng bao tử cá con gây ra rất nhiều loại bệnh khó chữa. Nếu bạn vẫn muốn dùng loại thức ăn này cho cá nhỏ. Thì có thể lột vỏ và cắt các chân cũng như đầu nhọn của tôm, có thể băm thành từng mẩu nhỏ cho cá con dễ ăn.

Tôm - thức ăn cá rồng
Tôm là thức ăn cá rồng khá phổ biến

Tôm

Rất nhiều và dễ dàng mua ở bất kỳ siêu thị nào, bạn có thể mua tươi hoặc đông lạnh, nhưng cần kiểm tra chỉ chọn loại còn tươi. Loại thức ăn này rất nhiều Antaxanthin và Carotene rất cần thiết cho cá rồng, Đặc biệt Huyết Long sẽ mau chóng phát huy màu sắc. Vỏ tôm rất tốt để bổ xung thêm calci cho cá, và với loại thức ăn này, chúng ta cũng chỉ nên cho cá rồng lớn. Một số cá rồng cần huấn luyện để sử dụng loại thức ăn này. Nhưng đây là loại thức ăn rất tốt cho cá rồng.

Côn Trùng

Đây là loại thức ăn được cá rồng ưa chuộng. Một khi ăn là chúng không muốn thay đổi khẩu vị nữa, vì lẽ đó chúng ta chỉ nên cho ăn dặm thêm mà thôi. Đừng cho ăn cùng với các thức ăn khác cùng lúc, cá rồng sẽ bỏ lại thức ăn khác làm hư nước. Khi cho ăn côn trìng cũng đừng cho ăn luôn cả đầu hoặc chân côn trùng, các thứ này cứng quá sẽ rất có hại cho cá, chẳng hạn như cá bị lồi hậu môn. Nếu gặp phải bệnh này thì sẽ rất lâu cá mới khỏi, hoặc thức ăn có quá nhiều chất béo cũng gây ra hiện tượng này. Các loại sâu gạo hoặc sâu superworm trước khi cho cá rồng ăn nên cho chúng ăn Carrot hoặc bột tảo Spirulina trước để chuyển hoá lượng chất bổ này vào cá rồng.

thằn lằn
Thằn lằn – Thạch sùng

Thằn lằn đất hoặc chuột con

Thằn lằn đất thì dễ mua tại các chợ bán chim, hoặc loại thằn lằn trên tường, cẩn thận những chú thằn lằn ăn nhầm bả thuốc… đối với chuột con có thể đặt mua tại các nhà hàng, là nguồn dinh dưỡng bổ nhất cho cá rồng lớn.

Hỗn hợp tim bò

Xay nhuyễn hỗn hợp trên rồi đổ vào một cái khay làm bánh (độ dày dưới 1 cm). Đặt khay này vào tủ lạnh khi mẹ bạn vắng nhà (nhớ bao lại để tránh tỏa mùi) và khi thức ăn đã đông cứng thì cắt nó ra thành những mảnh lớn. Những mảnh này được trữ đông để lấy ra sử dụng dần. Khi cho cá ăn, cắt mảnh lớn thành nhiều mảnh nhỏ vừa với miệng cá. Tất cả các loài cá đều thích ăn tim bò, kể cả cá đĩa.

Loại thức ăn này nổi trên mặt nước nên thích hợp cho cá rồng. Nếu cá phun thức ăn ra thì có lẽ miếng thức ăn hơi lớn, bạn nên cho cá ăn miếng nhỏ trước, khi quen rồi nó sẽ chấp nhận miếng lớn hssơn. Phần vụn thức ăn rơi vãi cần được hút ra ngay lập tức.

Tập quán sinh sản của cá nước mặn (cá cảnh biển)

Cá cảnh biển, một nguồn lợi kinh tế của đại dương, một thú chơi tao nhã gắn liền với thiên nhiên mà con người đang hướng tới. Một trong những điểm thú vị thu hút dân chơi cá cảnh biển chính là những tập quán sinh sản vô cùng đặc trưng, có nhiều nét riêng so với các loài cá khác.

Sau đây là một số tập quán sinh sản tương đối đặc trưng, là niềm “tự hào” của cá cảnh biển.

Chia sẻ trách nhiệm

Trước khi bắt tay vào quá trình sinh đẻ của mình, cặp cá Clownfish dọn “ổ” rất kỹ lưỡng gần nơi có cỏ chân ngỗng để đẻ trứng. Cả cá bố và mẹ đều chăm sóc trứng và bảo vệ trứng trước sự tấn công của những con cá khác đang rình rập. Sau 8 ngày, trứng sẽ nở khoảng một giờ sau khi trời tối vì đây là lúc tránh được ánh mắt dòm ngó của những loài ăn thịt, thậm chí là cha mẹ chúng. Và chúng bắt đầu một cuộc sống mới tự lực cánh sinh. Đối với người nuôi, nên đem trứng ra một hồ riêng dành cho cá con.

sinh sản cá biển
Cá biển sinh sống chung thủy

Chung thuỷ một vợ một chồng

Mùa đẻ trứng của cá ông tiên là từ tháng năm đến tháng mười, chịu sự tác động lớn từ yếu tố nhiệt độ và ánh sáng. Cá sẽ không đẻ trứng nếu nhiệt độ xuống dưới 22oC. Chuyện đẻ trứng thường diễn ra trong khoảng thời gian từ 10 phút trước lúc mặt trời lặn đến 5 phút sau khi mặt trời lặn mỗi ngày. Trứng sau khi đẻ ra sẽ nổi trên mặt nước cho đến khi nở. Đối với cá ông tiên ở Đại Tây Dương, trứng nở trong vòng 18 đến 30 giờ.

Cá ông tiên giống Queen và Blue thường cặp với nhau suốt cả năm và được xem là loài cá chung thủy, chỉ một vợ một chồng. Một con cá mái có thể đẻ 25-27 ngàn trứng mỗi tối trong thời kỳ sinh sản. Sau khi nở từ ba đến bốn tuần, cá con lớn rất nhanh,có thể dài đến 15-20mm và tách ra “ở riêng”.

Búi trứng

Lionfish cũng là loài sống theo đàn cá mới với duy nhất một con cá trống. Cá đẻ lúc giữa đêm, đẻ ra những búi trứng. Mỗi búi chứa khoảng 2.000 trứng. Sau 24 giờ, trứng sẽ được giải phóng và 36 giờ sau thì nở ra cá con. Thức ăn chính của cá con là sinh vật phù du.

Thay cá trống hoàn thành trách nhiệm

Hawkfish có tập quán sống thành đàn nhưng chỉ có duy nhất một con cá trống đồng thời cũng là con cá lớn nhất trong đàn. Khi con cá trống chết hay mất tích, một trong số các con cá mái sẽ biến đổi thành con trống để thay thế vị trí đó.

Cá Hawkfish đẻ trứng lúc chạng vạng. Con trống thiết lập lãnh thổ cho hai đến bảy con cá mái và đêm nào cũng rảo quanh để chọn bạn đời ưng ý nhất. Rồi sau đó, cả hai bơi lên gần mặt biển để đẻ trứng. Giai đoạn này kéo dài khoảng ba tuần. Giống Hawkfish được người nuôi trong bể chủ yếu là Longnose Hawkfish.

Lưu ý khi vận chuyển cá cảnh nước mặn (cá cảnh biển)

Thường thì sử dụng túi bằng bao Nilon với mật độ cá thấp. Nilon cũng phải khá dày, theo quy cách thì dày 55×4,5cm, 45x25cm, 45x15cm…

Khi sử dụng túi 2 lớp nilon, giữa 2 lớp nên lót thêm giấy hoặc nilon màu đen vừa có thể che nắng và đảm bảo cá được yên tĩnh, vừa làm dày thêm bao bì để phòng vỡ túi khi bị vây cá đâm vào, đảm bảo an toàn trên đường vận chuyển.

Số lượng cá trong mỗi bao có từ 1-2 con, nhiệt độ nước trong túi lúc vận chuyển không thể dưới 25 độ C. Khi vận chuyển cá vào mùa đông nên có túi chườm nóng vào thùng đựng đồ để giữ ấm, tốt nhất nên mua cá vào thời điểm những tháng mùa hè hoặc mùa thu.

Những động vật không xướng ống trong đại dương, như trùng ống, san hô… Có thể lấy bông thấm nước mặn và gói riêng từng lớp lại sau đó bỏ chung chúng vào 1 bao nilon, bơm đầy dưỡng khí trước khi vận chuyển đi nơi khác.

vận chuyển cá cảnh nước mặn
Vận chuyển cá cảnh cần lọc lót kỹ càng

Những cá cảnh nước mặn mới được bỏ vào, cần phải tiến hành kiểm dịch bằng thuốc, thường được sử dụng bằng cách cho cá tắm nước ngọt và cách tắm đồng sunfic ngâm 1 vài giây đến vài phút. Trong 1 đến 2 tuần đầu nuôi nên quan sát kỹ các hiện trạng trên cơ thể cá và độ sạch sẽ bên ngoài để có thể xác định được thời gian cho cá ăn lần 1. Nếu cơ thể cá khỏe mạnh, hoạt động bình thường, có thể cho cá ăn sau 1 tuần. Trước hết cho các ăn thức ăn biển khá tốt, hợp khẩu vị, dần dần đến cách thức ăn có nguồn gốc địa phương tương đối dễ mua.

Bệnh thường gặp ở cá cảnh nước mặn (cá cảnh biển)

Quan sát sự di chuyển hay cách ăn uống của chúng sẽ giúp chúng ta phát hiện các dấu hiệu bất thường. Từ đó nếu thấy xuất hiện bệnh, lập tức có phương pháp cứu chữa kịp thời.

Trước tiên, ta cần quan sát cách ăn uống của cá: Khi cho ăn, ta đếm số lượng cá, nếu con nào không chịu tập trung ăn, rời đàn đi riêng lẻ, lập tức theo dõi chặt chẽ hơn.

Thứ hai, ta cần quan sát phân của cá: Màu sắc của phân cũng phản ánh phần nào tình trạng sức khoẻ của của cá. Nếu phân bạc màu và lỏng lập tức chú ý đề phòng cá bị đường ruột. Khi nuôi, ta cũng cần quan sát nếu thấy có cá đánh nhau là phải tổ chức cách ly ngay.

bệnh cá biển
Cá biển mới mua về rất dễ bị bệnh

1. Bệnh đốm trắng

Triệu chứng:
Cá ít di chuyển, đỡ đẫn, thường cọ thân mình vào cạnh bể. Trên mình nổi đầy những đốm trắng. Đây là bệnh lây nhiễm khá nguy hiểm.

Nguyên nhân:
Do những con trùng roi hình ô van gây bệnh

Cách chữa:

  • Thứ nhất là nâng nhiệt độ của nước lên 30 độ C, các ký sinh trùng gặp nhiệt độ cao sẽ bị tiêu diệt
  • Thứ hai đặt những viên gạch mới vào trong nước tiểu người, ngâm 24h, sau đó phơi khô rồi bỏ vào bể cá. Sau 10 tiếng, bệnh cá sẽ thuyên giảm trông thấy.
  • Thứ ba là ngâm cá bệnh trong nước ngọt với tỷ lệ 9 nước ngọt và 1 nước mặn, ngâm từ 1 đến 2 phút. Trong thời gian này, ta cần theo dõi khả năng thích ứng của cá. Nếu thấy cá thở gấp cần khẩn trương vớt cá về bể ngay.
  • Cuối cùng là đổ 10 kg nước biển vào bể (400lít), thêm 0,05g sunphát, tăng cường dưỡng khí, ngâm cá từ 5 đến 10 phút. rồi lại thay nước ngay. Sau 24h sẽ thấy bệnh giảm rõ rệt.

2. Bệnh rách vây, rách da

Triệu chứng: 
Các vẩy cá không lành lặn, những lá vẩy trên cơ thể cá rơi rụng, da cá thối rữa. Nguyên nhân là do chúng đánh nhau hoặc không thích ứng môi trường nước, dẫn đến tổn thương ngoài da.

Cách chữa trị:
Cứ 10 lít nước ta bỏ vào 4 viên furazolidone, ngâm cá khoảng 10, 15 phút hoặc bỏ 0,2g thuốc tím ngam 10 phút, cá sẽ không bị nhiễm trùng, vết thương kín miệng và bệnh sẽ dần khỏi.

3. Bệnh rách mang

Triệu chứng:
Mang của cá bị mất máu, tím tái và thối rữa. Nếu bệnh nặng thì những tua mang lở loét thành lỗ, lan sang quai hàm, việc hô hấp của cá lúc này rất khó khăn.

Cách chữa:

  • Cách thứ nhất, cứ 10 lít nước mặn, ta bỏ vào 0,2 gam furacillin ngâm từ 5 đến 10 phút hoặc ngâm cá trong nước ngọt (9 phần nước ngọt và 1 phần nước mặn)
  • Cách thứ hai, ta cũng có thể ngâm cá trong nước có bỏ sunphát đồng như ở bệnh đốm trắng, sau 24 h bệnh của cá sẽ thuyên giảm đáng kể.

Chọn mua cá cảnh nước mặn (cá cảnh biển)

Cá cảnh nước mặn có các chủng loại đa dạng, màu sắc rất phong phú. Khi chọn mua cá cảnh biển, trước hết phải chọn con to khoẻ. Thực tế người chơi thường chia cá cảnh biển làm hai dòng: một dòng gồm những loài cá sống chung với san hô, hải quì; dòng còn lại sống độc lập, chỉ trang trí thêm biển cảnh bằng đá tự nhiên.

Chọn mua cá biển
Chọn mua cá biển

Chọn mua

Cá cảnh nước mặn có các chủng loại đa dạng, màu sắc và hình dạng cơ thể thay đổi phong phú, đẹp tuyệt. Khi chọn mua cá cảnh biển, trước hết phải chọn con to khoẻ. Cá cảnh biển khỏe mạnh trước hết có màu sắc cơ thể sáng, bơi nhanh, mang nở ra tự do, vây khoẻ, biết tranh nhau ăn. Ngoài ra, cá nước mặn trong lúc vớt và trong quá trình vận chuyển cơ thể có số bị tổn thương, ví dụ như rụng vẩy, vây không hoàn chỉnh, hoặc do áp suất giảm mà không được khoẻ, có thể có những tổn thương với những mức độ khác nhau trong nội tạng, biểu hiện ở chỗ: Bơi lội thất thường và biếng ăn, các loại cá như vậy thì không nên chọn. Nếu trên da có những đốm trắng như hạt gạo hoặc da đọng máu, rách vây… đều là những cơ thể bệnh hoạn, có thể không chọn.

Khi chọn mua cá nước mặn, nên chú ý: Loại nào có thể nuôi chung với loại nào và loại nào không thể nuôi chung với nhau. Các loại các có hình dáng nhỏ không thể nuôi chung với loại cá có hình dáng to, các loại cá tính tình hung hăng không thể nuôi chung với loại cá có tính ôn hoà.

Nếu có nuôi san hô, hải quỳ… trong bể cá nước mặn có thể chọn mua các loại cá thuộc họ miễng sành chum, cá hề, cá quy xanh, cá ba đốm trắng, cá chiêm đốm sọc… Cố gắng đùng chọn mua cá ông tiên, cá điệp, cá mỏ vệt…., vì các loại cá này ăn san hô, hải quỳ và chúng sẽ phá hoại cảnh vật trong bể cá.

Khi chọn mua cá nước mặn, nếu 1 loại chỉ chọn lấy 2 – 3 con thì chúng thường đá lẫn nhau do tranh dành địa bàn, nhưng nếu chỉ có 1 loại mà số lượng quá nhiều thì chúng lại đối sử với nhau hòa bình, an toàn vô sự. Số lượng cá nuôi trong bể cá nước mặn không nên quá nhiều, thường thì dựa theo kích cỡ lớn nhỏ trong bể cá mà tăng giảm số lượng cá. Mật độ cá biển tương đối hợp lý, ví dụ mỗi con cá biển dài 10cm nên có 50 lít nước cho chúng như vậy cá không phải chen chúc.

Theo quan niệm của nhiều người cứ mua: thích thì mua về chơi, vừa mang cá về thả lung tung, không quan tâm loài cá nào thì thích hợp với môi trường nào. Không cần phải chờ lâu, chỉ một lúc sau  tự nhiên thấy hồ cá mình bị mất cá hoặc cá chết nhiều, cá bị rách vây, say sát nhiều lý do rất đơn giản đó là do chúng cắn nhau và hiện tượng cá lớn ăn cá bé.Vì vậy trước khi mua cá về thả nên nhờ người bán cá tư vấn những loài cá có thể sống hòa đồng với nhau.

Những bệnh nấm hay gặp ở cá cảnh

Hiện nay trên các diễn đàn của người chơi cá cảnh thường thấy xuất hiện các chủ đề về các bệnh của cá, trong đó có nhiều bệnh nấm nguy hiểm gây chết cá, thiệt hại cho người chơi cá cảnh. Xin được chia sẻ cùng bạn đọc một số thông tin về bệnh này.

 Nhiễm nấm là một trong những bệnh phổ biến thường thấy ở cá nhiệt đới. Bởi vì những bào tử của nấm được tìm thấy trong bể cá cảnh, chính những bào tử này sẽ xâm nhập vào cá và gây bệnh cho cá khi cá bị căng thẳng(stress), bị thương hoặc bị bệnh nào đó. Chất lượng nước kém cũng có thể là nguyên nhân làm tăng sự lây nhiễm nấm đối với cá trong bể.

cá bị nấm trắng
Cá bị nấm trắng trên đầu

Hầu hết những người nuôi cá đều nhận ra những dấu hiệu nhiễm nấm từ bên ngoài. Đa số các vết bệnh đều có màu trắng (mịn, có lông tơ) đặc trưng và thường được gọi là “bệnh len bông – cotton wool disease”. Khi cá bị nhiễm nấm nặng thì vết nhiễm nấm có thể chuyển sang màu xám, thậm chí là màu đỏ.

Nhưng may mắn thay, hầu hết nấm chỉ tấn công vào phần mô bên ngoài của cá và những loài nấm thường xuất hiện khi cá bị nhiễm trùng trước hoặc cá bị thương, và chính điều đó giải thích tại sao khi cá bị nấm cần phải có 2 phần điều trị. Đó là vừa phải điều trị vết thương, tăng cường sức khỏe cho cá, kết hợp với điều trị nấm. Tuy nhiên cũng có vài loài nấm sẽ gây nhiễm vào cơ quan bên trong của cá và sau đó sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe cá nếu không được can thiệp kịp thời. Nấm luôn có mặt trong hầu hết bể cá cảnh, tuy nhiên điều kiện để làm tăng sự lây nhiễm cho cá trong bể bao gồm:

  • Chất lượng nước bể kém.
  • Vệ sinh bể kém.
  • Có cá chết trong bể hay có sự phân hủy nhiều các chất hữu cơ trong bể.
  • Cá bị tổn thương, cá già hoặc cá đang có những bệnh khác.

Những bể cá thường bị lây nhiễm nấm cần kiểm tra và vệ sinh thật kỹ bể, hệ thống lọc nước, chất lượng nước. Những bể chất lượng nước tốt thì cá hiếm khi bị nấm.

Một số bệnh nấm hay gặp ở cá cảnh bao gồm:

Bệnh nấm len bông – Cotton wool disease:

Bệnh nấm len bông là một thuật ngữ được dùng để chỉ chung cho những loại nấm lây nhiễm trên da, vây và miệng của cá. Những phần nấm trắng (dạng như bông) thường phát triển ở những khu vực mà cá đã bị lây nhiễm trước, những chỗ có ký sinh trùng tấn công và cả những chỗ cá bị thương. Những loài nấm gây bệnh này thường là loài Saprolegnia và Achyla. Nhiều loài nấm khác cũng có thể gây bệnh này và nhiều khi có thể tìm thấy nhiều loại nấm cùng gây bệnh trên cá.

Để điều trị loại bệnh này, ta có thể tắm cho cá bằng nước muối hoặc sử dụng thuốc kháng nấm có chứa phenoxyethanol. Trong một số trường hợp cần phải điều trị toàn bộ số cá trong bể, nhưng nếu có vài con riêng lẻ bị bệnh thì có thể bắt riêng những cá thể đó ra để điều trị. Việc sử dụng thuốc kháng nấm và kháng khuẩn có chứa chất Gentian Violet để bôi vào vết nấm cho cá cũng là một sự lựa chọn tốt trong điều trị.

Bệnh thối mang – Gill rot:

Đây là loại bệnh nấm không thường gặp, nhưng khi bị bệnh thì rất nguy hiểm cho cá và làm cho cá chết nếu không được điều trị. Khi bị nhiễm loại nấm này, cá có dấu hiệu hô hấp bất thường như thở gấp gáp để lấy không khí. Các tơ mang và lá mang dính lại với nhau bởi chất nhầy và trên đó cũng xuất hiện các đốm. Nguyên nhân của bệnh này là do nấm Branchiomyces, có thể làm cho mang bị thối đi. Bệnh này thường xuất hiện khi cá bị stress mà nguyên nhân chủ yếu là lượng amoniac hoặc nitrat trong bể cao. Khi cá bị bệnh thì việc điều trị rất khó khăn và thường là không thành công nhiều. Trong một số trường hợp, có thể chữa được bằng cách tắm phenoxyethanol trong thời gian dài và tăng lượng oxy trong bể. Vì thế chế độ chăm sóc tốt bể cá chính là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh này.

Bệnh nhiễm nấm toàn thân – Systemic fungal infections:

Bệnh nhiễm nấm toàn thân ở cá cảnh nhiệt đới là bệnh rất hiếm gặp và nói chung là rất khó chẩn đoán và điều trị. Kết quả là không có nhiều hiểu biết về loại bệnh này. Một loại nấm có thể gây nhiễm bệnh này là Icthyophonus. Cá bị nhiễm bệnh rất yếu ớt, bơi lội, hoạt động và kém ăn rõ rệt. Cá sống trong môi trường nước kém và hay thay đổi dễ bị mắc bệnh này. Tuy nhiên, bệnh có thể điều trị thành công bằng cách tắm và ngâm cá trong thuốc xanh malachit.

Hầu hết những người nuôi hoặc chơi cá cảnh đều phải đối mặt với những bệnh lây nhiễm nấm không khi này thì khi khác. Đa số những bệnh nấm đều được điều trị thành công nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Có một điều hiển nhiên ai cũng biết là nấm hay phát triển khi cá có sức khỏe yếu, hoặc bị thương, đặc biệt là việc chăm sóc bể cá kém. Vì vậy khi cá nuôi của bạn bị nhiễm nấm thì bạn hãy kiểm tra chất lượng nước và đảm bảo chắc chắn rằng nước trong bể của bạn được tốt, an toàn và tự nhiên cho các chú cá nuôi của bạn.

Nguyễn Quốc Minh
(Theo Báo Nông Nghiệp)

Cách thay nước hồ cá

thay nước bể cá

Vì nhiều lý do, thay nước là điều bắt buộc nếu bạn muốn duy trì một hồ cá lành mạnh. Hồ cá lành mạnh được định nghĩa như là hồ mà trong đó cá tăng trưởng, sinh sản, ăn uống và hoạt động như ngoài môi trường tự nhiên (hay gần giống như vậy). Nó cũng là hồ có chứa rất ít mầm bệnh và cá trông khoẻ mạnh. Mọi người đều biết rằng để làm được điều này, bạn phải đảm bảo hàng loạt yếu tố, trong đó bao gồm chủng loại và số lượng cá mà bạn nuôi, kích thước hồ nuôi, hệ thống lọc, và ngay cả loại thức ăn mà bạn sử dụng. Tất các các yếu tố này đều phải được tính đến nếu bạn muốn duy trì hồ cá một cách đúng đắn.

Cách thay nước bể cá

Câu hỏi đầu tiên mà bất cứ người nuôi cá nào cũng tự đặt ra là “bao lâu” mới thay nước một lần và “bao nhiêu” nước cần phải thay. Ở đây có vài điểm cần được làm rõ. Tôi không phải là một chuyên gia, tôi không có bằng cấp về ngư loại học, tôi cũng từng để cá bị chết và phải học (và sẽ học) từ mọi người. Những gì tôi đề cập đến ở đây chỉ là cách mà tôi từng áp dụng cho hồ cá của mình, lý do mà tôi làm vậy và các kết quả nhận được từ đó. Có vô số cách để duy trì hồ cá một cách hiệu quả – Tôi biết vậy. Tôi chỉ nói về vấn đề thay nước, điều cốt yếu đối với mấy con cá yêu quí của tôi.

Ghi chép

Nếu bạn cũng có nhiều hồ cá như tôi thì bạn phải biết cách tổ chức. Bạn có thể lên lịch thay nước vào một lần hay lần lượt cho từng hồ. Bạn cũng có thể lên danh sách từ nhiều ngày trước (sau khi đã kiểm tra kỹ từng hồ) những gì bạn phải làm trong khi thay nước hồ và khi nào thì thực hiện điều đó. Tôi luôn sử dụng sổ tay để ghi chép. Ví dụ, nếu cần làm sạch rêu, tôi phải làm từ trước khi thay nước. Nếu phải thay máy lọc, vớt lá cây trôi nổi, hay nhổ cây, bạn cũng phải làm từ trước. Nếu cần bón phân cho cây, bạn phải làm sau khi thay nước. Ghi chép sẽ giúp bạn không bỏ sót điều gì và mọi thứ sẽ được thực hiện đúng theo yêu cầu. Hơn nữa, việc lưu trữ các ghi chép vào một hồ sơ sẽ giúp bạn kiểm tra được khi nào là lần cuối bạn thay chất liệu lọc, cho thuốc phòng bệnh (medication) hay than hoạt tính (đây là dạng ghi chép cho việc bảo trì).

Chuẩn bị những thứ cần thiết

Sử dụng một bàn rộng để sắp xếp các dụng cụ và chất hoá học. Tất cả các dụng cụ nên được rửa sạch, kèm theo khăn lau, chậu và sổ tay phải luôn sẵn sàng. Như bạn thấy trong hình, tôi tự pha chế lấy các chất hoá học. Dĩ nhiên, tôi may mắn vì chỉ nuôi các loài Cichlids có nguồn gốc từ các hồ rạn châu Phi (95% là từ hồ Malawi) do đó tôi chỉ phải dùng một số chất hoá học nhất định. Các chất này gồm (nhưng không bắt buộc): Calcium chloride, Calcium sulfate, Magnesium sulfate, Sodium bicarbonate, Sodium và Potassium chloride. Các sản phẩm mua sẵn gồm than hoạt tính, chất khử clor nước máy (Tap water conditioner), chất làm trong nước (Clear Ease), thuốc trị vết thương… Bạn có thể thay thế tất cả những chất này bằng một chất muối tổng hợp (aquarium salt) duy nhất. Trong hai cái chén sắt, bạn sẽ thấy những dụng cụ dành riêng cho việc bảo trì hồ cá. Trong đó bao gồm: các ống xi lanh 1, 5, 10, 30 and 60 ml, muỗng trà và muỗng canh, kéo, banh (tonsil) cỡ nhỏ và lớn, nhiệt kế, bao ni lông, ống thử (test tube), bông lọc, băng keo…

Trước hết tôi kiểm tra danh sách các hồ sẽ thay nước. Bước đầu tiên là trộn chất hoá học và hoà tan chúng (thường dùng nước nóng). Không nên đổ chất hoá học vào hồ dưới dạng bột. Coi chừng bạn “đốt cháy” cá của bạn đấy. Sau đó để dung dịch trong bình chứa nguội đi. Nếu chất hoá học chưa hoà tan hoàn toàn, đợi một phút để phần chưa tan lắng xuống rồi đổ phần hoà tan vào thùng chứa lớn hơn (giống như can 4 lít trong hình). Thêm nước nóng vào bình chứa rồi quậy đều cho đến khi tất cả muối đều hoà tan. Làm lại lần nữa nếu thấy cần thiết. Bạn cũng có thể thêm vào chất khử nước máy tại công đoạn này.

Châm thêm nước

Để bù vào phần nước bị bốc hơi trước khi thay nước. Nếu bạn không làm điều này thường xuyên, hồ cá của bạn sẽ biến thành hồ cá biển! (vì nồng độ muối sẽ tăng lên sau mỗi lần thay nước). Hình dưới chụp hồ 500 lít nuôi cá mbuna. Việc bù nước này rất quan trọng và cần được chuẩn bị trong quá trình thay nước. Bạn nên đánh dấu mực nước mỗi khi thay xong và đảm bảo lượng nước mà bạn bù vào lượng bay hơi cũng đạt xấp xỉ mức đánh dấu. Người nuôi cá biển rất chú ý đến vấn đề này nhưng tôi thấy nhiều chiến hữu nuôi cá nước ngọt của tôi không hề lưu tâm đến nó.

Chùi rêu

Thỏi nam châm thường được dùng để chùi rêu bám trên mặt kiếng. Nếu bạn không làm điều này trong 1-2 tuần bạn có thể sẽ phải dùng đến cây dao cạo để nạo rêu (và có thể làm xước kính). Nên sử dụng thỏi nam châm có độ từ tính thích hợp với tấm kiếng mà bạn chùi. Thỏi nam châm có kích thước trung bình được sử dụng cho hồ 45 lít (dày 6 mm – hình trái) trong khi thỏi lớn hơn được dùng cho hồ 1300 lít (dày 18 mm – hình phải). Phải chùi sạch các mảng rêu li ti bám trên mặt kiếng mỗi khi thay nước. Nếu rêu bám đủ lâu, nó sẽ bám chặt vào mặt kiếng (hay bất cứ bề mặt nào) và che khuất cảnh quan bên trong.

Nếu một thỏi nam châm được dùng chung cho nhiều hồ, nên rửa nó thật kỹ bằng nước nóng sau mỗi lần sử dụng. Nếu không bạn có thể đem mầm bệnh từ hồ này sang hồ khác. Nếu mặt trong của thỏi nam châm rơi lên mặt cát, nên rửa sạch cát để tránh làm trầy mặt kiếng khi chùi. Thậm chí, vài mảnh sỏi nhỏ còn kẹt lại cũng có thể làm trầy mặt kiếng.

Kiểm tra đầu ra của bộ lọc

Nếu dòng chảy không mạnh như mong muốn, bạn cần làm sạch đầu hút hay thay chất liệu lọc. 
Đừng thay toàn bộ chất liệu lọc một lần vì sẽ làm mất đi tất cả các vi khuẩn có ích. Nên rửa chúng trong một chậu chứa đầy nước hồ cũ. Hình bên chụp đầu ra của hai loại máy lọc thông dụng, máy lọc dùng mút xốp (950 lít/giờ – hình trên) và bơm nước (2.300 lít/giờ – hình dưới). Hình chụp cho thấy các máy lọc còn chưa bị tắc hoàn toàn. Đây là thời điểm để làm sạch xốp lọc và các “viên lọc” (coarse), lấy đi lá cây và thức ăn thừa.

Nước từ đầu ra chảy yếu đi là tín hiệu cảnh báo rằng vi khuẩn sẽ ngộp thở và chết (vi khuẩn có ích thì hiếu khí nghĩa là chúng cần nhiều ô-xy), thậm chí nước sẽ bị ô nhiễm. Trong các hồ nuôi Cichlids châu Phi, điều này tương đương với việc nồng độ ammonia tăng đột ngột đến mức độc hại. Động cơ không được làm mát hay chạy quá tải sẽ làm giảm tuổi thọ của máy lọc. Sau cùng, diện tích tiếp xúc giảm (làm tỷ lệ trao đổi khí giảm theo) là lý do làm nồng độ ô-xy giảm và CO2 tăng. Dấu hiệu ban đầu của điều này là khi cá nổi lên mặt nước thở gấp gáp. Tôi nhấn mạnh một điều là máy lọc bị kẹt sẽ làm chết cá trong hồ một cách nhanh chóng, và đó không phải là một quá trình diễn ra từ từ. Tuỳ theo mực nước và chế độ dinh dưỡng, điều này có thể xảy đến chỉ sau một đêm. Tôi biết nhiều người làm chết cá với lý do máy lọc bị kẹt. Không hiểu tại sao, họ thường kiểm tra đầu nhiệt, máy sục khí…nhưng lại bỏ qua máy lọc.

Trước khi gắn máy lọc vào hồ, rửa chúng bằng xà bông rồi xối nước thật kỹ cho sạch hết xà bông. Lau khô tay rồi gỡ bỏ ổ cắm điện. Việc này rất quan trọng, bạn luôn phải làm để đảm bảo không bị điện giật. Đây là điểm cốt yếu đối với những người nuôi Cichlids châu Phi vì hồ nước có nồng độ muối rất cao làm cho việc bị điện giật trở nên rất khốc liệt.

Lấy đi các phần trong hồ cá mà bạn không còn cần đến nữa

Đây là thời điểm để lấy đi các bộ phận trang trí và cây cảnh mà bạn thấy không còn cần thiết nữa, tái sắp xếp, thêm vào, gỡ bỏ hay củng cố lại đá trang trí, tỉa cây… Ở hình trên, tôi lấy một cành lớn loài Hygrophila corymbosa ra khỏi hồ 1.300 lít của tôi vì nó hầu như bị bật gốc bởi hoạt động đào bới của các “cư dân châu Phi”. Bỏ sót lại một mẩu trong hồ thì nó sẽ làm tắc và giảm dòng sục khí trong máy lọc. Nhánh này sau đó được trồng lại trong hồ nuôi mbuna 500 lít. Tôi đã từng nói với các bạn là tôi chưa hề mua một cây cảnh mới nào trong vòng hai năm vừa qua? Tôi có tất cả bốn hồ trồng rong chỉ bằng việc trồng lại các cây bị bật rễ và tỉa cành.

Chuẩn bị hồ cá cho việc thay nước

Chuẩn bị các đấu nối cần thiết. Nếu hồ cá của bạn có một lỗ thoát, hãy đảm bảo ống nước được nối khít vào đó (xem hình trên). Luôn luôn đặt một chậu nước lớn phía đầu thoát nước cho chắc ăn. Nếu bạn không làm thế, hãy gỡ bỏ đầu nhiệt để tránh làm vỡ chúng (tôi thường hay quên bước này, tiệm cá của tôi rất mệt mỏi với việc mua đầu nhiệt mới cho tôi). Gỡ bỏ luôn các máy bơm và máy lọc (nếu đầu nối của chúng làm cản trở việc thay nước). Điều này rất quan trọng với các hồ cá lớn vì quá trình xả nước và làm đầy rất mất thời gian. Nếu bạn cũng gỡ cả bộ định thời, nhớ điều chỉnh lại cho chính xác sau khi thay nước, nếu không bạn có thể thấy đèn hồ cá tự động bật sáng vào lúc nửa đêm.

Khi mực nước xuống gần đến mức yêu cầu, bạn nên bắt đầu quá trình làm đầy. Hình bên cho thấy hồ 45 lít được lấy đi 80% nước (vào mỗi hai tuần). Nước thải được dùng để tưới vườn cây. Thật lý tưởng nếu thay nước có cùng nhiệt độ với nước cũ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp điều này không thể đạt được (chẳng hạn khi làm đầy hồ 1300 lít bằng 500 lít nước mới). Trong trường hợp này, nên thêm nước vào theo từng phần (tôi dùng mỗi lần 200 lít) và để đầu nhiệt làm nước nóng lên 1-2 độ trước khi tiếp tục. Nên nhớ trong những tháng mùa đông, bạn có thể cho cá ăn và thay nước ít đi để không làm thay đổi nhiệt độ hồ nhiều hơn 2-3 độ. Tôi đảm bảo rằng cá của bạn có thể chịu đựng được điều kiện này.

Thêm vào muối và các chất hoá học khác

Tốt nhất nên làm việc này ngay khi nước mới được thêm vào – không nên chần chờ. Tôi thêm vào muối và chất khử nước máy ngay khi đang làm đầy hồ, còn các chất khác thì để sau. Ở hình bên, tôi thêm vào chất Clear Ease (thương hiệu chất khử nước máy của hãng Mydor) để làm kết tủa (aggregate) các chất hoà tan và làm trong nước. Chú ý: những chất này làm giảm độ pH của nước hồ một cách nhanh chóng (độ pH giảm từ 8.3 xuống còn 7.8 trong vòng một phút). Nên sử dụng ống tiêm (chỉ dùng loại ống tròn, bỏ đi kim tiêm). Có hai lợi điểm khi sử dụng chúng: độ chính xác cao (chẳng hạn đến từng đơn vị 1-10 ml) và tay bạn có thể tránh tiếp xúc trực tiếp với chất hoá học. Trong hầu hết các trường hợp, bơm chất hoá học vào hồ một cách chậm rãi (hoặc bỏ ngay một lần nếu khối lượng nhỏ) bên cạnh đầu ra của máy lọc để làm chúng hoà tan (dilution) nhanh chóng. Chú ý: chất hoá học thêm vào với khối lượng nhỏ (khoảng 1 ml trên gallon hay ít hơn) sẽ không giữ được nồng độ lâu. Bạn không gặp khó khăn gì khi làm theo các bước đơn giản và dễ dàng trên, nhưng chúng lại vô cùng có ý nghĩa đối với cá của bạn.

Bỏ thêm than hoạt tính hàng tháng. Mỗi tháng, tôi thêm khoảng 80 gram than siêu hoạt tính (super activated charcoal) vào hồ 1300 lít (hay 120 gram than hoạt tính thường). Khi bịch ni lông (có thể chứa đến 560 gram) bị đầy, tôi vứt nó đi và xài bịch mới. Khi bạn mới thêm than vào, có một thay đổi nhỏ khi nước trở nên vàng đi rồi sau đó trở lại bình thường. Đặt bịch than vào nơi thích hợp (thường ở lớp cuối của máng lọc). Tôi thích đặt nó vào kế phần lọc sinh học. Mặc dù điều này đi khá xa chủ đề chính, tôi khuyên các bạn nên sắp xếp máng lọc theo thứ tự này: sơ lọc cơ học (bông lọc) –> tinh lọc cơ học (chất liệu lọc thông thường) -> lọc sinh học (các phần tử mao dẫn) -> lọc hoá học (than).

Hình trên mô tả cách mà tôi dùng để thêm than hoạt tính mỗi tháng. Mỗi lần tôi cột phần thêm vào lại thành một nốt và để vậy cho đến khi túi đầy. Tôi xài được 5 tháng thì túi đầy hoàn toàn (trên hình tôi đã xài được bốn nốt rồi). Túi lọc được đặt nơi nước thoát ra từ ngăn lọc sinh học chảy qua.

Vâng, tất cả chỉ có vậy thôi. Dĩ nhiên, có nhiều việc mà bạn phải làm và lúc này bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi. Tôi biết mà. Tôi phải làm 2-3 tuần một lần. Đó là giá phải trả khi bạn thích nuôi các sinh vật đẹp đẽ. Dù vậy, có vài cách để làm công việc này trở nên thú vị. Vâng, có đấy. Đây là lúc thích hợp nhất để chơi với cá cảnh của bạn. Chọc ghẹo chúng, cảm nhận làn da và vây của chúng, để chúng cắn bạn (ngón tay tôi thay vì thức ăn!!), cho phép chúng lại gần tay bạn, để chúng thể hiện rằng chúng biết và tin tưởng bạn. Hãy nhìn mấy con Nimbochromis polystigma trong hình thì biết. Sau khi thay nước, chúng luôn đến đùa giỡn với bàn tay của tôi. Bạn có tin hay không thì tuỳ, “cuộc chơi” này có thể kéo dài bao lâu tuỳ thích. Ai mà biết? Có lẽ đây là cách để chúng nói lời “Cảm ơn”.

Các vấn đề khác về thay nước hồ cá

Sau khi hoàn tất và cho đăng bài này, tôi nhận được vài ý kiến đóng góp thú vị từ nhiều bạn bè trên mạng. Người đầu tiên là Francesco Zezza (ở Rome, Ý, đồng nghiệp của tôi) người nhắc nhở tôi nên thường xuyên dùng ống “siphon” để làm sạch bề mặt sỏi. Dĩ nhiên (thường là vậy) Francesco nói đúng. Ống siphon làm sạch chất bẩn, rêu bám, thức ăn thừa, phân cá…Tôi phải thú nhận rằng mình đã bỏ sót việc dùng ống siphon để làm sạch sỏi vì tôi hiếm khi làm việc này. Tôi có lẽ đã có một quả bom hẹn giờ trong hồ cá nhưng tôi chỉ nhớ đến nó sau khi đã thay nước xong rồi.

Kế đến là Frank Panis (ở Beerse, Bỉ) mô tả cách mà anh dùng để thay nước. Khi tôi nói rằng có nhiều cách để thực hiện việc này – không cách nào là tốt hay dở hơn cách kia. Cách mà anh dùng rất ấn tượng. Tuy nhiên, điều làm tôi bị sốc là việc anh sử dụng một “oxydator” (tên nhãn hiệu của sản phẩm) trong ngăn đầu tiên ở máng lọc của anh. Thiết bị này chứa “chất phóng thích” (sustained – release) hydrogen peroxide H2O2 (6%) hoà tan từ từ rồi phóng thích ô-xy vào nước. Việc này (ngoài mục đích chủ yếu là trợ giúp cá thở) còn giúp đỡ vi khuẩn cư trú trên bộ lọc có thể hô hấp được.

George và John Reclos
(Nguồn http://malawicichlidhomepage.com)

Môi trường nước đối vớ đặc tính của cá cảnh

Cũng như những loài thủy sản khác, cá cảnh sống trong các môi trường nước khác nhau. Những ảnh hưởng, tác động từ môi trường bao gồm các thay đổi từ nguồn nước, các thông số môi trường. Những thay đổi đó, tùy theo mức độ tác động nhiều hay ít mà gây ra ảnh hưởng với cường độ khác nhau đến sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản, dịch bệnh, màu sắc, tỉ lệ sống, độ đồng đều…

bể cá đẹp
Bể cá cảnh đẹp

Tác động của môi trường nước đến cá

Đối với cá cảnh yếu tố màu sắc có vai trò rất quan trọng, quyết định đến giá trị và sức hấp dẫn đối với người chơi, thưởng ngoạn. Một môi trường phù hợp, cá cảnh sẽ phát huy tối đa, trưng hiện tất cả những màu sắc sặc sỡ nhất. Môi trường phù hợp, cá dương các vây cờ, tung tăng bơi lội, hoạt động tích cực. Môi trường phù hợp, cá tích cực sử dụng thức ăn, tiêu hóa triệt để thức ăn, hấp thu nhiều dưỡng chất cần cho cơ thể. Mau lớn, ít hao hụt, ít bệnh, đồng đều về kích cỡ…Khi môi trường nuôi có những thay đổi theo chiều hướng xấu, từ thấp đến cao, từ nhẹ đến nặng, từ ít đến nhiều…sẽ gây những đợt sốc, ảnh hưởng, làm qúa trình sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản giảm sút rất nhanh về số lượng, chất lượng, tốc độ, thời gian. Dịch bệnh phát sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ sống, độ đồng đều, đặc biệt làm cho màu sắc cá nhợt nhạt dần, đến mất màu, làm môi trường nước thay đổi.

Nguyên nhân làm môi trường nước thay đổi

Thứ nhất là do việc xử lý nước ban đầu. Người nuôi chưa quan tâm nhiều đến biện pháp xử lý nước, hoặc xử lý rất sơ sài, qua qua cho đủ thủ tục. Không xác định rõ hàm lượng, thành phần, các chất quan trọng trong nguồn nước, không nắm được đặc điểm sinh học về môi trường loài cá thả nuôi. Khiến cho các thông số trong hồ cá không đúng chuẩn quy định, dối loạn về tỉ lệ các yếu tố có trong nước. 

Thứ hai đó là thức ăn, thức ăn cho cá nuôi không đạt tiêu chuẩn về chất lượng, chủng loại, thành phần, số lượng theo yêu cầu của cá. Khi cho ăn, do không phù hợp, nên cá ít hoặc không sử dụng thức ăn, làm thức ăn dư thừa tích tụ nơi đáy hồ nuôi, gây ô nhiễm nước.

Thứ ba là đó là mật độ thả cá. Mật độ nuôi càng dày, lượng phân, lượng nước tiểu, xác cá chết thải ra môi trường càng nhiều, gây hại trực tiếp cho cá nuôi.

Thứ tư là yếu tố thời tiết. Khi thời tiết thay đổi, gián tiếp làm thông số môi trường thay đổi theo, trực tiếp làm cá nuôi bị sốc do quá trình diễn ra đột ngột, cá nuôi không kịp thích ứng.

Ngoài những nguyên nhân phổ biến đã trình bày phần trên, còn rất nhiều nguyên nhân khác, trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến môi trường nuôi cá cảnh.

Biện pháp quản lý môi trường nước

Thông qua hoạt động và màu sắc cá nuôi
Thông thường, khi môi trường ô nhiễm, cá nuôi mất màu từ từ, giảm ăn, ít hoạt động, hay xuất hiện trên mặt nước, chậm lớn, hao hụt nhiều. Khi môi trường thay đổi, các thông số môi trường biến động rất lớn trong ngày, sự biến động thông số môi trường sảy ra đột ngột, bất ngờ, quá cao hoặc quá thấp, vượt ngưỡng chịu đựng của cá nuôi. Cá nuôi không kịp điều chỉnh, thích ứng, nên hao hụt rất lớn, hoặc chai còi, chậm lớn. Khi môi trường ô nhiễm, nước thường có màu đen, nâu, hoặc trắng bạc. Nước có mùi khai, tanh, keo đặc, trên mặt nước xuất hiện rất nhiều váng bọt, rong nhớt, rêu xanh. Thủy thực vật như rong bèo, lục bình…tàn úa, thối nhũn dần.

Thay một phần nước nuôi khi có dấu hiệu ô nhiễm
Lượng nước thay không quá 50%, tốt nhất là thay 1/3 lượng nước cũ. Có thể dùng một số hóa chất, giúp cải thiện môi trường, như dùng Carbonat Canxi:(CaCO3) hoặc dùng Zeolite. Liều lượng hai loại hóa chất trên dùng từ 10-20g/m3. Chế phẩm sinh học cũng được đánh giá hiệu quả, đặc biệt những chế phẩm sinh học nguồn gốc từ các vi sinh vật.

Ổn định các thông số môi trường bằng hệ lọc
Được xem là hiệu qủa nhất, trong việc ổn định các thông số môi trường hiện nay đó là hệ lọc. Có nhiều loại lọc phổ biến hiện nay, như lọc thô, lọc cơ học, lọc sinh học, lọc xuôi, lọc ngược, lọc tuần hoàn…Tùy điều kiện, qui mô, mà áp dụng cho phù hợp.

Môi trường nuôi cá cảnh luôn biến động, cần phải có những biện pháp can thiệp chủ động, giảm thiểu những tác hại bằng các biện pháp phổ biến trên, nhằm ổn định mô hình. Giúp cá yêu của bạn luôn khoẻ mạnh, phô trương những vẻ đẹp đặc trưng của chúng.