Hệ thống lọc trong bể cá là một trong những phần quan trọng nhất để duy trì sự cân bằng trong bể nuôi. Các nhà chuyên môn thường phân ra ba loại hệ thống lọc trong nuôi cá cảnh, mỗi loại đều có những đặc điểm cần phải hiểu rõ để áp dụng vào bể nuôi trong gia đình cho phù hợp, đạt hiệu quả lọc như mong muốn.
Hệ thống lọc cơ học
Hệ thống này có mục đích chính là lấy đi những chất lơ lửng trong nước và những cặn bã dưới đáy hồ, làm cho nước trong về mặt thị giác chứ không hề tạo ra thay đổi lớn nào về tính lý hóa của nước. Đây cũng là dạng hệ thống lọc thường được bán ngoài thị trường tại các cửa hàng cá cảnh: dùng một motor bơm nước hồ qua lớp gòn không thấm nước để lọc các chất cặn.
Hệ thống lọc hóa học
Hệ thống này là dùng những hóa chất hay những chất tương tự để trung hòa hoặc lấy đi thành phần hóa học có trong nước. Hệ thống này trong cá cảnh thường sử dụng than hoạt tính để hấp thu những thành phần hóa học có trong nước, hấp thu mùi và màu của nước. Than hoạt tính là carbon được nén ép ở áp lực cao và nhiệt độ lớn nên có nhiều lỗ hổng bên trong cấu trúc và có tính thấm hút rất mạnh. Hệ thống này có thể dùng liên tục trong giai đoạn lọc nước giúp lấy đi mùi màu và các thành phần hóa chất trong nước. Ngoài ra than hoạt tính còn được sử dụng để hút các thành phần thuốc sau thời gian điều trị, giúp loại bỏ thuốc kể cả màu sắc và mùi vị.
Hệ thống lọc sinh học
Nguyên tắc hệ thống này là dựa vào chu trình chuyển hóa nitơ trong nước: thức ăn thừa và phân cá lắng tụ tạo nên môi trường cho các vi khuẩn biến đổi thành ammonia (NH3) và nitrite (NO2) cực kỳ độc hại cho cá; có một số loại vi sinh vật có lợi có khả năng biến đổi ammonia và nitrite thành nitrate là một hợp chất ít độc hơn, tương đối an toàn cho cá. Mục đích của hệ thống lọc sinh học này là làm sao nuôi dưỡng, sản sinh ra nhiều vi sinh vật có lợi để làm giảm lượng chất độc ammonia và nitrie trong bể nuôi.
Những loại vi sinh vật có lợi này cần ba điều kiện để có thể sinh sôi, phát triển và hoạt động tốt:
Phải có giá bám là những thực thể trung tính (không tạo phản ứng hóa học với các thành phần nước), có nhiều ngóc ngách để không bị rửa trôi. Vật liệu thường được sử dụng là đá, sỏi, miếng xốp, san hô,… Vi sinh vật sẽ sống trong những khe hở này và sinh sôi lên.
Phải có nguồn thức ăn, đó là các chất thải hữu cơ bao gồm phân cá, thức ăn dư thừa, các chất hữu cơ trong nước. Tuy nhiên, nếu lượng hữu cơ quá nhiều, vượt quá sinh khối của vi sinh vật, điều đó sẽ giết chết toàn bộ các vi sinh vật có lợi, làm cho nước trở nên rất dơ, hàm lượng ammonia và nitrite sẽ tăng cao, giết chết cá.
Phải có nguồn oxy đầy đủ nuôi sống vi sinh vật. Điều này thực hiện được nhờ vào luồng nước di chuyển liên tục chảy qua giá bám và cung cấp dưỡng khí.
Những nghệ nhân nuôi cá thường kết hợp hai hay cả ba hệ thống lọc với nhau để tổ chức thành hệ thống lọc tối ưu cho hồ cá, vừa loại sạch các chất lơ lửng trong nước, vừa hấp thu hết màu mùi của nước, vừa tạo một môi trường an toàn, không độc chất gây hại cho cá.
Phụ thuộc vào từng bể cá, loài cá khác nhau mà bạn chọn lựa cho mình một hệ thống lọc nước thích hợp. Trong 3 hệ thống lọc nước trên đều phù hợp với đặc điểm của cá, môi trường nuôi dưỡng…nên trước khi thay nước cho bể cá của mình, bạn chú ý tìm hiểu kỹ lưỡng. Môi trường trong sạch giúp cá khoẻ mạnh, duyên dáng là mục tiêu của chúng ta.
Điểm cơ bản của choi lưới: Bất cứ ai khi nhìn thấy loài cây thuộc xứ sở Madagascar này đều kinh ngạc vì vẻ đẹp của nó. Choi lưới luôn tạo điểm nhấn khi bạn trồng chúng vào hồ. Bạn sẽ cảm thấy chán nản khi thấy 1 cây choi còi cọc hay 1 cái củ choi trần trụi. Rất khó khăn và tốn kém khi vận chuyển 1 cây choi lưới hoàn chỉnh, vì vậy mọi người thường tin tưởng khi bắt đầu trồng bằng củ.
Tên gọi
Trong vài thập kỷ gần đây, tên khoa học của loài này được đổi từ A. fenestralis sang A. madagascariensis. Bạn thường thấy cả 2 tên này ở mọi nơi. Vậy không hay lắm, Fenestra tiếng latin có nghĩa là cửa sổ – từ này hàm ý miêu tả chiếc lá đặc trưng. Tuy nhiên hầu hết cây họ choi đều xuất xứ từ madagascar, để tránh nhầm lẫn, ta cứ gọi là choi lưới.
Chậm lớn
So với các loài choi khác, choi lưới phát triển rất chậm. Nếu đem so với loài bolbitis thì choi lưới lại nhanh hơn. Cây thường được ươm từ củ (nơi dự trữ năng lượng), có vẻ như nó sẽ mọc hoài, nhưng không hẳn thế.
Về chất nền
Hầu hết các loại cây thích nghi với sỏi nhỏ. Các cây họ choi vẫn phát triển cho dù bạn trồng chúng hay không, chất nền sẽ tạo ra chút khác biệt. Ta thường trộn thêm chất khoáng vào nền vì hay quên bón phân định kỳ. Tuy nhiên nếu bạn đều đặn bón thêm chút ít phân, sẽ cho kết quả khác ngay.
Lá đặc trưng
Nhìn chiếc lá ta sẽ hiểu vì sao gọi là lưới hay cửa sổ. Đối với nhiều người, chiếc lá mong manh sẽ hút tầm mắt nhưng cũng là lý do loài này khó trồng. Nhiều ánh sáng thì sợ tảo, ít thì sẽ làm cây chậm lớn. Plecostomus và silver dollars là những loài cá nguy hiểm cho những chiếc lá. Đôi khi cái vợt của bạn vướng vào lá choi lưới và làm bật cả rễ cây lên. Tuy nhiên, choi lưới cũng mau chóng hồi phục hoàn toàn trở lại.
Cuống lá
Cuống và phần lá làm cho cây không phải lúc nào cũng mọc thẳng hay theo hướng bạn muốn. Hãy nghĩ tới cách người ta tạo dáng bonsai, dùng dây đồng dựng những chiếc lá theo chiều bạn thích. Chúng sẽ đổi hướng nhanh hơn cả cây thích lá đỏ nhật bản.
Giảm ánh sáng
Cây xanh cần ánh sáng để phát triển, tuy nhiên nhiều ánh sáng quá sẽ “đốt cháy” lá cây, tạo điều kiện cho tảo xâm nhập. Giảm ánh sáng bằng cách thả các loại bèo phía trên choi lưới (sau khi cây đã phát triển ổn định). Bèo sẽ hút ánh sáng và bạn nên vớt bỏ chúng hàng tuần. Bèo cũng hút hết các chất dư thừa trong nước, ngăn tảo phát triển.
Vài cách trừ tảo
Khi thả vào đội quân tôm tép diệt tảo, bạn chú ý khi đã hết tảo phải cho chúng ăn hoặc vớt ra ngay. Nếu chúng đói thì chả ngại gì mà không chén các loại cây trong bể. bạn cũng có thể thả chuột oto, nhưng cũng chẳng tin tưởng cho lắm.
Cắt bỏ hoa của cây mới trồng
Các loài choi khác thường ra hoa khi đã phát triển tốt. Nếu để hoa nở rồi kết hạt, cây sẽ héo và chết. Ngắt bỏ hoa chính là tránh điều này xảy ra với cây choi lưới của bạn. Nếu bạn muốn lấy hạt để gieo cây con, giảm mực nước xuống và đợi trong 4 năm nhé!
Cách nhân giống
Những người yêu thích choi lưới nhân giống bằng cách phân nhánh. Bụi hình trên có 3 nhánh, nhưng nếu cắt rời chúng ra thì phần củ sẽ quá nhỏ để cung cấp năng lượng cho lá. cách tốt nhất là để chúng chia nhánh 1 cách tự nhiên.
Trồng vào chậu
Cây trồng trong chậu sẽ phát triển tốt hơn là trồng thẳng xuống nền vì chùng ít bị ảnh hưởng khi ta di chuyển vị trí. Chúc bạn thành công với loài cây ấn tượng này.
Nguồn gốc: hiển nhiên là từ Phi Châu, nơi mà Bolbitis mọc hoang dã. Bạn thường không mấy khi thấy chúng xuất hiện trong các tiệm thủy sinh địa phương bởi vì:
Bolbitis không sẵn hàng
Bolbitis khó trang trí
Bolbitis chậm phát triển
Bolbitis khá mắc tiền
Thường khan hiếm hàng
Các tiệm bán lẻ chỉ thỉnh thoảng mới có bolbitis trong danh sách của mình do nguồn cung cấp không đều đặn. Những người chủ trại cây thủy sinh vẫn chưa có nhiều thông tin về cách ươm loài dương xỉ khó tính này.
Khó trang trí
Gắn cây vào đá (quay mặt phải lá lên) và ngồi chờ chúng mọc? sai lầm rồi! Chúng sẽ rữa ra thôi. Bạn phải buộc chặt chúng cho tới khi cây bám rễ vào đá. Chính vì thế bạn sẽ không bao giờ thấy người ta để hàng đống bolbitis trong 1 hồ như các loại rong khác. Người bán sỉ cũng không thể vận chuyển bolbitis đã buộc sẵn, quá trình chuyển hàng sẽ làm chúng bị rời ra.
Phát triển chậm
Về phân loài, chúng thuộc họ Polypodiopsida, thường mọc tốt khi được trồng ở phía bắc nhà bạn. Lý do là chúng không sống được ở nơi nhiều nắng quá, ánh nắng làm chúng tàn héo. Vì vậy nên thả thêm các loại bèo để che bớt ánh sáng cho bolbitis. Vì bolbitis phát triển chậm nên khi dư ánh sáng, tảo sẽ xâm chiếm và cạnh tranh dinh dưỡng của chúng, điều này còn tệ hại hơn cả bị héo úa. Trồng bolbitis trong môi trường ánh sáng yếu làm chúng mọc rất chậm, bù lại những cụm từ 1-2 năm trông rất chắc chắn và đẹp.
Không hề rẻ
Nếu bạn kiếm được giá thể bolbitis thì giá sẽ rẻ hơn nhưng ban đầu trông không ấn tượng. Để tránh mọi rủi ro, bạn mua 1 cụm bolbitis buộc sẵn, nhưng giá sẽ rất mắc.Người ta đã thử nghiệm buộc bolbitis lên rìa 1 đập tràn và kết luận rằng chúng phát triển rất tốt trong môi trường có dòng chảy mạnh. Quan sát nơi xuất xứ cũng thấy chúng xuất hiện ở môi trường tương tự.
Giá thể cho Bolbitis
Nếu bạn mua bolbibis sẵn trên giá thể, đừng tách cây ra hay buộc lên thứ gì khác. Bạn chỉ cần cài giá thể lên lũa và để cho bộ rễ ăn vào gỗ. Bạn có thể nghi ngờ đôi chút, quá trình này cần thời gian. Một lần nữa, ta không thể đem so sánh với tốc độ phát triển của rong được.
Cá nào nguy hiểm
Thứ nhất là plecos, chỉ qua 1 đêm con quái vật này sẽ phá huỷ hoàn toàn công trình của bạn. Nếu bạn muốn giải quýêt nạn rêu, hãy thả chuột oto hoặc các loại tép ăn rêu. Tránh xa các loài cá lớn, đặc biệt là cichlids (ngoại trừ phượng hoàng và cá dế). Ngay cả cá vàng và koi cũng vậy. Danh sách này còn có thêm silver dollar, barb. Chúng có thể không khoái bolbitis, nhưng chỉ sau khi gặm lá cây chúng mới nhận ra điều đó. Tốt nhất là tránh xa những loại đáng ngờ.
Cẩn thận khi di chuyển
Mặc dù bolbitis bám vào gỗ để tránh bị cuốn theo dòng chảy, nhưng sự gắn kết này khá mong manh. Ta dễ dàng gỡ chúng ra khỏi chậu hoa hay tảng đá. Bolbitis gắn kết tốt nhất là với gỗ mềm. Loại gỗ thích hợp dùng cho bolbitis là tuyết tùng.
Kết luận
Chúng ta có thể đồng ý với nhau là bolbitis không dành cho tất cả. Nếu trót yêu thích loài cây này thì bạn phải đầu tư thời gian. Tuy nhiên, đặc tính mọc chậm của chúng có khi lại là một trong những lợi thế lớn nhất. Tăng cường CO2 sẽ cho thành quả nhanh hơn. Lúc đó bạn sẽ nói: “Khi nào nên thu hoạch nhỉ?”
Cây dương xỉ đóng một phần không nhỏ trong hồ thủy sinh. Hãy cũng tìm hiểu cách phát triển và chăm sóc chúng.
Quan hệ giữa ánh sáng và dương xỉ
Dương xỉ châu phi và các loại dương xỉ họ Microsorum là những loài có điều kiện sống thích hợp với ánh sáng nhẹ. Hầu hết mọi người đều nghĩ chúng thích ánh sáng nhẹ.Vâng ,chúng mọc tốt trong môi trường ánh sáng yếu, nhưng nếu bạn thích chúng mọc với tán lá to và rám nắng một chút thì cung cấp đủ ánh sáng là một điều không thể bỏ sót. Hầu hết các loại dương xỉ thích ứng với ánh sáng mặt trời yếu, bất kể thể nước hay thể cạn, nhưng chúng có thể thích nghi với môi trường một cách dễ dàng. Chỉ từ ngoại thể của chúng, bạn có thể thấy khi dương xỉ mọc gần mặt nước, cuống lá của chúng dày và ngắn, còn lá của chúng thì hẹp và xanh đậm. Nhưng khi chúng mọc được trên giá thể và mọc dưới ánh sáng yếu, lá của chúng sẽ to và trong. Những người chơi thủy sinh thiết kế những mẫu hồ pha trộn giữ nhiều phong cách sẽ phải chỉnh anh sáng cần thiết cho nhiều loại cây khác nhau trong một bể.Ví dụ như chúng ta đặt gỗ lũa ở tầm thấp trong bể, khi những cây đỏ mọc cao lên trên,chúng sẽ tạo một khoảng “bóng râm” đó sẽ là những nơi có môi trường tốt nhất cho các loài dương xỉ và anubias.
2 yếu tố khác để trồng tốt dương xỉ
CO2 và dòng chảy của nước là 2 yếu tố khác để trồng Bolbitis và Java ferns.Nếu bạn quan sát kỹ vào gốc và rễ của những cây này, bạn sẽ thấy nó thuộc loài thân mộc, vậy nên nó hợp với nơi có dòng nước chảy và có đủ Co2. Nhưng nếu bạn trồng nó ở nơi có dòng chảy yếu, bộ rễ của nó sẽ có điều kiện tốt hơn để để bám nhưng đồng tất nhiên, bộ lá của nó sẽ ko đẹp như khi ở nơi có dòng chảy mạnh.
Nếu rêu tóc mọc trên dương xỉ châu fi và các loại dương xỉ Java, đồng nghĩa là lượng CO2 của bạn thấp hoặc là bạn đã bơm quá nhiều phân nước và dòng chảy ko đủ. Để tránh vấn đề này, trước tiên bạn phải cắt những lá đã “dính chưởng” , giảm số lượng cá và giảm lượng thức ăn lẫn lần cho ăn. Nếu nhiệt độ trên 28 độ, bạn có thể thay nước thường xuyên để cải thiện chết lượng nước. Vớt cá chết và lá rữa có thể cải thiện nước nhanh hơn. Và giảm bớt sự thất thoát hệ vi sinh. Những bước đó có thể dùng để “đồ sát” lũ rêu tóc. Dương xỉ và các loại cây mau xanh sinh trưởng tốt với nhiệt độ ~ 22-24 độ C với lượng CO2 cao; dòng chảy tốt. Nếu bạn dự tính trồng dương xỉ và các loại cây màu xanh vào mùa hè. Bạn phải tránh để nhiệt độ quá cao; thiếu CO2, chất lượng nước không tốt và hệ vi sinh không ổn định.
Cột dương xỉ như thế nào ?
Hầu hết trong tự nhiên các loại dương xỉ có đặc tính là bám và bò trên đá hoặc các loài cây cạn. Chúng ta có thể mô phỏng môi trường sống tự nhiên của chúng bằng cách cột chúng lên lũa hay đá. Kỹ thuật này thường được dùng trong trường phái Tự nhiên, hoặc còn được gọi là “Amano” hay “ADA”. Để chúng có đủ chỗ để sinh trưởng, khi chúng ta cột dương xỉ lên lũa hay đá, khi cột chúng ta phải chừa chỗ cho rễ của chúng bám. Chúng tôi dùng dây để cột chúng, khi chúng đã mọc rễ đủ để bám, chúng ta có thể có thể tháo dây ra, khi đó chúng ta sẽ có 1 tác phẩm tự nhiên sống trong bể của bạn.
Cắt hết lá và giữ phần thân.
Dùng dây cột 2 hay 3 thân dương xỉ vào gỗ lũa.
Khi rễ phát triển, dương xỉ sẽ bò lên gỗ lũa và có thể cắt bỏ dây.
Các thiết bị và dụng cụ cần thiết căn bản khi thiết lập một hồ thủy sinh.
Hồ
Dĩ nhiên và tất yếu nên nó cần được đứng đầu. Có nhiều lọai hồ cho bạn chọn lựa. Hồ đúc nhập khẩu đa phần là từ Trung Quốc với các nhãn hiệu như Jebo, Azoo…., Hồ dán không kiềng: tạo cho người xem cảm giác thóang hơn và dễ thao tác hơn. Hồ dán có kiềng lọai này rất phổ biến. Kích thước hồ tùy vào khả năng kinh tế, diện tích mà bạn dự định sẽ đặt hồ, và hơn hết là bạn thích nó cỡ chừng nào. chân kệ hồ là yếu tố không thể tách rời nếu như bạn không định đặt nó lên bàn hay bệ xi măng.
Bộ lọc nước
Một phần không thể thiếu để góp phần duy trì môi trường trong sạch cho hồ cá của bạn. Bạn có thể chọn một trong số các lọai lọc sau:
Lọc ngoài dạng thùng: có nhiều ngăn chứa các vật liệu lọc bên trong có một ống dẫn nứơc từ hồ vào hộp lọc, và một ống dẫn nước từ hộp lọc vào hồ. có nhiều nhãn hiệu cho bạn lựa chọn như: ADA, Eheim, Atman, Jebo…
Lọc ngoài dạng treo trên thành hồ: là một hộp lọc có một ống hút nước vào từ hồ và chày qua các vật liệu lọc bên trong sau đó qua cửa tràn trờ lại vào hồ. Các nhãn hiệu có thể tìm mua: Jebo, Eheim, Sobo…
Lọc trong hồ: một lọai lọc truyền thống thường thấy. Được tạo nên ngay từ khâu dán hồ của các bác thợ dán kính.Nước sẽ chảy tràn qua các đập tràn phía trên mặt nước sau đó vào ngăn lọc 1, qua các vật liệu lọc sau dó qua ngăn 2, và sau cùng nứơc đã được xử lý được máy bơm đưa trở lại vào hồ.
Dùng lọc trong nguyên khối: có bán ở các cửa hàng cá cảnh, cấu tạo gồm một trụ hình khối chứa các vật liệu lọc như tấm xốp, các ống gốm…trụ này gắm vào đầu hút của máy lọc nước được lọc trước sau đó máy bơm sẽ bơm nước trở lại hồ (theo kinh nghiệm cá nhân mình thì lọai lọc này kém hiệu quả)
Đèn
Tùy theo kích cỡ của hồ bạn có thể tìm mua các loại đèn chuyên dụng cho hồ thủy sinhtại các của hàng thủy sinh theo kích thướcồ của mình. Nên lưu ý bạn sẽ trồng những lạoi cây gì trong hồ của bạn mà bố trí số lượng đèn cần thiết cho cây phát triển và phô diễn hết nét đẹp của nó. Một số lọai đèn dùng cho bể thủy sinh: ADA, Jebo, Osram, Nec.
Phân nền
Những cây thủy sinh cần có một lượng chất dinh dưởng nhất định để sống giống như chúng ta cần phải ăn cơm mỗi ngày đó là lý do mà chúng ta cần tạo một lớp phân nền cho chúng, bên cạnh đó lớp phân nền giúp giữ cây không cho chúng trôi lơ lửng trong nước. Có nhiều lọai phân nền mà chúng ta có thể mua được trên thị trưởng như: ADA, Phân hạt Trung Quốc, Phân nền tự chế của các cửa hàng thủy sinh, gần đây tôi có nghe nói đến lọai phân hạt tương tự như phân hạt ADA do người việt mình sản xuất nhưng chưa thấy hy vọng có mộ ngày gần nhất sẽ có thể thấy những hồ thùy sinh thật đẹp dùng phân hạt made in Việt Nam.
Lọc ngoài hay lọc thùng (Canister Filter, External Fillter)
Hoạt động theo kiểu lọc kín, nước trong lọc không tiếp xúc với không khí bên ngoài. Lọc được đặt ngoài hồ, không chiếm diện tích bên trong hồ. Có 2 đường ống dẫn nước vào và ra. Bên trong lọc sẽ có các khay(2 – 4 cái) đựng các loại vật liệu lọc (media). Đường nước vào trong hộp lọc của loại lọc này có 2 cách:
Nước từ hồ chảy vào ở vị trí đáy lọc và tràn lên qua các lớp vật liệu lọc, sau đó được bơm trở lại hồ. Loại lọc này được dùng phổ biến nhất.
Nước từ trong hồ chảy vào lọc (ở phần đầu máy lọc) xuống đáy và tràn lên qua các lớp vật liệu lọc, sau đó được bơm trở lại hồ.
Cách sắp xếp vật liệu lọc cho lọc thùng
Theo ngược chiều nước chảy sẽ là:
Khay thứ nhất: Chất lọc hóa học ví dụ như Resin (giúp làm cho nước mềm) hay là than hoạt tính dùng để hút mầu (của gỗ) và mùi hay chất độc trong hồ. 2 loại vật liệu lọc này không bắt buộc phải có.
Khay thứ 2: Bông lọc loại mịn. Dùng để lọc bụi hay cặn thải nhỏ li ti. Bông lọc này 1 tháng nên làm vệ sinh 1 lần và sau đó bỏ vào trở lại hoặc là thay bông lọc mới.
Khay thứ 3: Bông lọc loại thô hoặc mút. Lọai vật liệu lọc này cũng không bắt buộc phải có. Dùng để lọc những cặn thải hay bụi cỡ lớn. Giúp cho bông lọc mịn không sớm bị nghẹt.
Khay thứ 4: Vật liệu lọc sinh học. Phần này quan trọng nhất vì nó là nơi sinh sống của những con vi khuẩn có lợi. Diện tích bề mặt của vật liệu lọc này càng nhiều càng tốt vì vi khuẩn có lợi (giúp hấp thu, phân hủy chất độc hai) sẽ sinh sống ở nơi đây. Vật liệu lọc sinh học được dùng phổ biến nhất là
Ceramic ring
Bio ball hay là Nham thạch công nghiệp, sứ lọc..
Bùi nhùi
Purigen
Matrix
Ngoài ra vật liệu lọc này còn giúp cho nước chảy đều trong hộp lọc và cung cấp nước có oxygen cho vi khuẩn.
Vệ sinh lọc
Định kỳ 1 tháng nên vệ sinh bông lọc mịn hoặc thay thế luôn
Lọc treo (Hang-on Filter)
Thích hợp cho hồ không kiềng vì Khi dùng phải treo trên thành hồ. Bên trong lọc có máy bơm (cánh quạt) để hút nước.
Ưu điểm: giá thành không cao, dễ sử dụng và lắp đặt.
Khuyết điểm: hộp đựng vật liệu lọc có diện tich nhỏ và như thế sẽ ảnh hưởng đến hiểu quả lọc và không thích hợp với hồ thủy sinh lớn hơn 80 cm.
Lọc trong (hồ) Internal Fillter
Loại lọc được gắn cố định trong hồ. Có thế gắn ở (bên trong) phía sau hồ, bên hong, hay là góc hồ. Nước trong hồ sẽ chảy và tràn (qua lược) vào hộp lọc. Sau đó máy bơm trong hộp lọc sẽ bơm nước trở lại hồ. Hiện nay, loại lọc này được cải tiến, đường nước vào hộp lọc sẽ nằm ở phần đáy hay là ở giữa hộp lọc. Khuyết điểm của lọc này là chiếm diện tích của hồ và gây khó khăn khi trang trí hồ. Nước trong hộp lọc hay bị cạn (khi nước trong hồ bốc hơi và tụt thấp hơn miệng tràn) việc này có nghĩa là mình phaỉ châm và kiểm tra lượng nước thường xuyên. Cuối cùng, nếu không muốn sử dụng và muốn lấy ra thì rất khó (vì đã gắn cố định).
Lọc mút (Sponge Filter)
Là hệ thống lọc dùng vật liệu lọc bằng mút, thuộc lọai lọc trong hồ (vì phần lọc chính được đặt trong hồ). Lọc mút này dùng để lọc những hạt bụi bay lơ lững trong nước, chất thải của cá-tép. Mút cũng là nơi cư trú của vi khuẩn có lợi nhưng khi chúng ta làm vệ sinh thì vi khuẩn sẽ mất đi đáng kể vì tính chất bề mặt của mút rất trơn. Nếu chúng ta dùng lọc này thì phải siêng năng thay nước hồ thường xuyên. Vì diện tích bề mặt của mút không đủ đáp ứng để tạo ra vi khuẩn cho việc lọc sinh học như các lọai lọc có vật liệu lọc sinh học như ceramic ring hay nham thạch công nghiệp vv…(có khả năng kéo dài thời gian thay nước).
Lọc mút chia làm 2 loại:
Theo lý thuyết “sự nâng lên của khí (Air-Lift)”. Lọai này chúng ta thường thấy ở các tiệm bán cá. Từ máy sục khí, khí sẽ bị đẩy lên mặt nước và kéo theo nước chảy qua mút. Lọai lọc này thích hợp cho hồ không cần dòng chảy (lưu chuyển) mạnh ví dụ hồ dùng để ép cá. Vì vậy lọai lọc này có thêm 1 tên gọi nữa là Breeder Filter. Lọc mút phải sử dụng với máy sục khí và thích hợp cho việc nuôi cá.
Lọai máy bơm (Powerhead), mút sẽ được gắn dưới máy bơm. Lực hút và lực thổi rất mạnh vì vậy mút hay bị nghẹt và cây sẽ bị thổi bay. Thích hợp cho việc nuôi cá.
Lọc dưới hồ (tự chế)
Là 1 lọai lọc tự chế nó sẽ được đặt ở dưới hồ. Nguyên lý họat động sẽ khác với lọc ngoài ở chổ nước sẽ tiếp xúc được với không khí. Còn lọc ngòai sẽ được bịt kín, nước sẽ không rò rỉ ra ngòai và tiếp xúc với không khí. 1 câu hỏi đặt ra, nếu lọc không kín nước trong hồ lọc không tràn (chảy) ra ngòai ngập nhà ? Để khắc phục và không cho nước tràn (chảy) ra ngoài, chúng ta phải dùng phương pháp overflow control để điều khiển lưu lượng nước ra-vào cho cân bằng. Hệ thống lọc kiểu này thích hợp cho việc nuôi cá rồng (Arowana). Còn nếu dùng cho hồ thủy sinh thì ít nhất người dùng cũng phải biết điều khiển dòng chảy của nước, Oxygen và Co2 và am hiểu về hệ sinh thái trong hồ thủy sinh.
Lọc đáy (Under Gravel Filter – UGF)
Lọc này tốt cho hồ nuôi cá, giá thành thấp, dể sử dụng. Nhưng không thích hơp cho việc trồng cây thủy sinh. Vì nguyên lý hoạt động là Air Lift, hút nước qua lớp nền(chất lọc). Như vậy sẽ làm cho phân nền phát tán, bay ra ngoài
Khi đã hiểu các thuật ngữ kỹ thuật (technical term) của ánh sáng, và ánh sáng phù hợp với các loại cây thủy sinh. Tiếp theo là phải hiểu về các loại đèn neon trên thị trường và loại đèn nào là thích hợp cho việc nuôi trồng cây thủy sinh ra sao.
1. Đèn Vonfram (Incandescent Bulb)
Đèn Vonfram (Incandescent Bulb) là loại đèn lâu đời nhất, hình dáng bóng đèn gần như hình tròn bên trong là chân không và có chứa khí trơ là Argon và Krypton. Tim đèn làm bằng vonfram. Dòng điện sẽ chạy quấn quanh sợi vonfram, và vonfram sẽ giải phóng ra năng lượng tạo thành ánh sáng và tỏa nhiệt.
2. Đèn Halogen
Đèn Halogen ra đời sau đèn vonfram vào năm 1958 được đem sử dụng để lắp vào phần cuối cánh máy bay. Loại đèn này sử dụng Iodine hay bromine chứa trong đèn, giúp cho loại đèn Halogen phát sáng hơn và có tuổi thọ lâu hơn. Nhưng loại đèn này phải hoặt động trong điều kiện nhiệt độ ít nhất là 200 độ C, nên tỏa nhiệt nhiều hơn, mặc dù sáng hơn đèn vonfram 20% – 30%.
Ánh sáng từ đèn Vonfram và đèn Halogen là ở tần số màu đỏ. Nhiệt độ của ánh sáng khoảng 2700 – 3000 Kelvin, CRI 100 nhưng rất hao điện nếu so sánh với ánh sáng mà bóng đèn phát ra. Nhưng dải sáng màu đỏ rất có lợi cho cây thủy sinh. Lúc trước người ta thường sử dụng loại đèn này cho hồ thủy sinh, nhưng ngày nay không còn sử dụng phổ biến nữa là do độ nóng cao và do có loại đèn khác tốt hơn. Nếu so sánh giữa đèn vonfram và đèn halogen thì ta dễ dàng nhận ra rằng đèn Halogen có những phẩm chất tốt hơn nhờ: kích thước nhỏ hơn, tuổi thọ gấp 2 lần (đèn Vonfram hoặt động trong 1000 tiếng, đèn Halogen thì 2000 tiếng), và vẫn còn phát sáng tốt dù sau một thời gian sử dụng. Nhưng khuyết điểm là giá thành đèn và giá thiết bị đi kèm quá cao.
3. Đèn Fluorescent (Neon, Huỳnh Quang)
Đèn Fluorescent (Neon, Huỳnh Quang) là loại đèn được sử dụng phổ biến vì hiệu quả hoặt động gấp 4 lần đèn Vonfram. Loại đèn fluorescent được biết đến nhiều nhất là đèn Cool White, Warm White và Daylight. Trong thực tế thì loại đèn này được sản xuất thành nhiều loại Spectrum để phù hợp cho nhiều ngành nghề khác nhau. Bóng đèn này làm bằng ống thủy tinh, có gắn 2 cực dẫn điện ở 2 đầu. Bên trong ống là bán chân không, có chứa thủy ngân. Bên trong thành ống được bôi Phospho. Họat động: khi cho dòng điện có cường độ cao vào 2 đầu cực đèn sẽ kích hoặt giải phóng tia tử ngọai, tiếp đó là kích họat phospho phát ra ánh sáng mà mắt có thể nhìn thấy được (Visible light).
Sự yếu đi của đèn fluorescent là do 2 đầu cực. Quan sát để ý thấy rằng khi 2 đầu cực biến thành màu đen, thì năng lượng phát ra từ 2 đầu cực sẽ khó kích hoặt được thủy ngân nên ánh sáng cũng sẽ yếu đi. Với lại, nhiệt độ là yếu tố quan trọng làm cho tuổi thọ của đèn ngắn đi. Đèn fluorescent hoặt động hiệu quả khi nhiệt độ ở vào khoảng 20 – 25 độ C. Nếu nhiệt độ cao hơn thì cường độ ánh sáng và thời gian họat động của đèn sẽ kém đi. Ở các nước vùng nhiệt đới như Việt Nam, nhiệt độ cao thì chính là điều bất lợi. Nhưng cũng có lời khuyên là nên thay đổi đèn fluorescent 6 tháng 1 lần. Nếu tiết kiệm hơn thì 8 – 10 tháng 1 lần.
Còn một thuật ngữ khác của đèn fluorescent mà ta thường thấy là T12 hay T8. Bạn từng thắc mắc là chúng có ý nghĩa gì hay chưa? T12 là loại đèn fluorescent kiểu củ hay đèn thân to, có kích thước đường kín của bề mặt cắt ngang 1,5 inches. Còn T8 là loại đèn thân nhỏ hơn, và hiện nay đang được sử dụng rộng rãi, có kích thước đường kín của bề mặt cắt ngang 1 inch và có thể giúp tiết kiệm điện hơn T12. Và hiện nay còn có loại đèn mới hơn, có kích thước đường kính của bề mặt cắt ngang 5/8 inch, được gọi là đèn loại T5 – đang bắt đầu xuất hiện trên thị trường.
Nếu để ý quan sát Light Spectrum của loại đèn fluorescent, ta có thể chia thành các loại sau như:
Full spectrum
Daylight
Cool White
Warm White
Đèn dành cho cây xanh
Actini
Triphosphor
Special Purpose
HO (High output)
VHO (Very High Output)
Những loại phổ biến thông dụng nhất là Cool White, và Warm White. Loại đèn này được sử dụng trong gia đình. Loại đèn này có sức phát sáng cao nhưng lại ít hao điện. Do đó, light spectrum sẽ có dải ánh sáng màu xanh lá cao hơn vì dải sáng màu đỏ và xanh dương sẽ yếu hơn (dù đèn Warm White có thể có dải sáng màu đỏ mạnh hơn). Do đó, nếu xem xét light Spectrum kỹ, ta có thể thấy rằng đèn loại này không mấy thích hợp cho hồ thủy sinh. Nhưng từ các cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy rằng ngoài dải màu đỏ và dải màu xanh dương, độ mạnh cần thiết của bất cứ loại dải sáng màu nào cũng là yếu tố mà cây thủy sinh cần trong việc giúp cho cây thực hiện quá trình hô hấp (Respiratory Process). Đây cũng là nguyên nhân giúp giải thích được là tại sao dù chỉ sử dụng đèn Cool White hay Warm White cho hồ thủy sinh mà cây thủy sinh vẫn có thể phát triển được.
Tóm lại là không chỉ Light Spectrum là thích hợp mà độ mạnh cần thiết của ánh sáng cũng là yếu tố đáng lưu tâm. Đối với đèn Daylight có độ sáng gần như ánh sáng tự nhiên nên có dải sáng màu đỏ và màu xanh dương mạnh hơn. Ngày nay, việc sản xuất ra các dạng đèn mới như Cool Daylight cũng là loại đèn dùng cho hồ thủy sinh rất tốt. Nhưng dù sao thì việc lựa chọn đèn neon có độ sáng thích hợp vấn đem lại kết quả cao hơn.
Tại Châu Âu và Mỹ, loại đèn Warm White được sử dụng phổ biến cho hồ thủy sinh do đèn loại này có dải sáng màu đỏ cao. Nhưng ngày nay, xu hướng lựa chọn đèn đã thay đổi khi thấy được hiệu quả họat động cao của đèn NA-LAMP của ADA – loại này có nhiệt độ màu ánh sáng là 8.000 Kelvin.
Nếu chọn đèn cho hồ thủy sinh, đèn fluorescent là lựa chọn hàng đầu của tôi. Vì ngoài giá cả phải chăng, tiết kiệm điện, mà còn có nhiều màu để lựa chọn hơn loại đèn khác, độ phát tán ánh sáng ra khắp hồ cao, độ phản quang ánh sáng trong hồ rất đẹp. Và quan trọng nhất là loại đèn này đã đáp ứng tôt như cầu ánh sáng cho cây thủy sinh.
4. Đèn HID (High Intensity Discharge)
Đèn HID (High Intensity Discharge) là loại đèn có độ sáng rất mạnh, có thể lựa chọn từ 70 watt đến 6.000 watt. Được dùng trong việc chiếu sáng những nơi rộng lớn như sân vận động, xí nghiệp hay đường phố. Trước đây cũng từng được dùng để chiếu sáng cho hồ cá biển, nhưng không mấy phổ biến vì giá cao, ít dạng để lựa chọn. Ngày nay, đặc biệt là 5 năm trở lại đây, loại đèn này trở nên được chuộng dùng cho các dạng hồ cá khác, bao gồm cả hồ thủy sinh. Do ngày nay ngườì ta thích loại hồ cá lớn và hồ Open Top, nên loại đèn này được sản xuất nhiều hơn và giá cả rẻ hơn.
Về cấu trúc thì gần giống với đèn halogen. Đèn có 2 lớp. Lớp trong chứa khí trơ. Lớp ngoài đóng vai trò là lọc tia UV mà sẽ được giải phóng ra ngoài cùng với Visible light. Họat động phải có Ballast cùng với Igniter để tạo ra dòng điện mạnh,chạy phân tán ra cả 2 đầu cực và đốt khí trơ ở giữa 2 cực và giải phóng ra năng lượng là ánh sáng. Phương thức họat động giống với đèn fluorescent, nhưng ánh sáng từ đèn HID được phát ra liên tục trong khi ánh sáng từ đèn halogen bị chớp liên tục, nhưng mắt ta không thể nhận ra điều đó.
Các loại đèn HID gồm có:
Mercury Vapor
Sodium Vapor
Metal Halide.
Đèn Mercury Vapor: Đèn Mercury Vapor là loại đèn phần lớn được lắp đặt trong nhà máy công nghiệp, phát ra ánh sáng trắng giống với ánh sáng phát ra từ đèn Cool white. Nhưng Light spectrum là kiểu ánh sáng phát ra không liên tục, có peak, đặc biệt vài đọan cường độ vẫn như thế nhưng thiếu dải sáng màu đỏ vốn rất quan trọng đối với hồ thủy sinh. Vì thế nên lựa chọn thêm loại đèn khác, loại có dải sáng màu đỏ để sử dụng cùng với đèn Marcury Vapor. Trong thực tế cuu4ng không mấy ai lựa chọn đèn Mercury Vapor rồi lai dùng thêm loại đèn khác vì giá thành cao. Vì vậy ta nên lựa chọn loại có tính chất phù hợp hơn.
Đèn Sodium Vapor: Đèn Sodium Vapor là loại đèn HID có giá thấp nhất, dễ mua. Có 2 loại Hight Pressure và Low Pressure. Ưu điểm của loại này là tuổi thọ cao, có thể sử dụng đến 24.000 tiếng. Nhưng ánh sáng phát ra chỉ có màu duy nhất là màu vàng. loại đèn được cải tiến hơn thì sẽ có Light Spectrum, nhưng cũng chỉ đủ dùng cho các loại cây trồng, chứ vấn chưa đủ tốt để sử dụng cho hồ thủy sinh.
Đèn Metal Halide: Đèn Metal Halide theo hình dáng bên ngoài thì ta có thể chia thành 2 loại là: Đèn 1 cực (single end) và đèn 2 cực (double end). Nếu phân chia theo đặc điểm của ánh sáng cũng chia thành 2 loại là loại thường (Regular) và loại ánh sáng thực (color Corrected), hay loại này còn có tên gọi khác là HQI.
Có lẽ nhiều người cũng như tôi từng thắc mắc và lúng túng với từ HQI có nghĩa là gì và nó có liên quan gì với đèn Metal Halide không? Thật sự thì HQI là tên sản phẩm của công ty Osram/Sylvania, vốn là công ty sản xuất loại đèn double end. Nên HQI trở thành cách gọi của đèn double end từ nguyên nhân đó. Thật ra, HQI là từ viết tắt của high Quartz Iodine Metal Halide Bulb. Và từ HQI có thể dùng để nói đến đèn single end và cả đèn double end.
Loại thường thường thì thường mạnh về dải sáng màu vàng, vài phần là dải màu xanh dương, ít nhất là dải màu đỏ. loại đẻn Color Correct hay HQI là loại đèn rất thích hợp cho hồ thủy sinh vì có Light Spectrum gần giống với ánh sáng mặt trời. Ánh sáng có độ mạnh cần thiết cho loại hồ sâu hơn 24 inches. Đây cũng chính là điểm hạn chế của đèn fluorescent. Đèn HQI có đủ mọi kích cỡ, thuận lợi cho việc chọn lựa từ 70, 150, 250, 500, 1000 watt. loại 150 watt là loại được sử dụng phổ biến nhất cho loại hồ thủy sinh từ 24 inches trở lên. Nhưng dẫu sao, ngoài giá thành khá cao thì nhiệt tỏa ra từ ống đèn và Ballast cũng khá cao. Đây là vấn đề không thể tránh khỏi đối với loại đèn này. Nếu chọn sử dụng lọaï đèn này thì nhớ phải có sự phân tán sức nóng của hồ và phòng đặt hồ cho thích đáng và mặt nước trong hồ phải cách xa đèn lồng (thông thường là cách xa khoảng 12 inches) và lựa loại đèn lồng mà có thể phát quang không quá rộng (gây khó chịu cho mắt) hay quá hẹp (không trải đều ra khắp đáy hồ).
Tóm lại , loại đèn thích hợp cho hồ thủy sinh là loại đèn fluorescent(neon) và đèn Metal Hadile. Và cả hai loại đèn này có thể bổ sung ưu và khuyết cho nhau.
Đèn fluorescent
Ưu điểm: là giá rẻ, độ sáng cao, có thể phát tán đều ra khắp đáy hồ. Sức nóng yếu hơn. Và quan trọng là có thể đáp ứng như cầu về màu sắc của hồ thủy sinh, nhất là loại cây màu đỏ.
Khuyết điểm: là đối với loại hồ sâu hơn 24 inches thì ánh sáng của đèn fluorescent lại không đủ mạnh.
Đèn Metal Halide
Ưu điểm: là độ mạnh của ánh sáng cung cấp đủ cho loại hồ sâu từ 24 inches trở lên. Màu sắc ánh sáng tự nhiên khi chiếu xuống nước. Tuổi thọ cao. Có thể sử dụng được với loại hồ open Top.
Khuyết điểm: là sức nóng từ đèn và Ballast quá cao.
Trước khi ta nhận ra rằng lọai ánh sáng nào phù hợp với việc nuôi trồng cây thủy sinh (trong hồ) thì chúng ta nên biết ý nghĩa thuật ngữ và các đơn vị liên quan đến việc tiêu hao ánh sáng. Trước khi tìm hiểu về các đơn vị đó ta nên biết về tính chất của nguồn phát sáng mà ta chọn cho hồ cây thủy sinh của ta.
Watt
Watt là đơn vị cho biết mức tiêu thụ năng lượng điện của đèn fluorescent (neon, huỳnh quang). Theo cách hiểu thông thường, thì loại đèn có mức Watt càng cao thì càng phát sáng hơn loại đèn có mức watt thấp hơn. Nhưng không phải lúc nào cũng đúng. Vì mỗi loại đèn lại có hiệu quả hoạt động không giống nhau. Ví dụ như đèn neon, lọai tiết kiệm điện (ống T8)- loại này có mức watt nhỏ hơn đèn neon bình thường (ống T12)- nhưng vẫn có thể phát sáng hơn các lọai khác. Đèn neon tiêu thụ điện năng để phát ra được ánh sáng khoảng 10%. Trong khi đèn Metal Halide phát ra được khoảng 18% phần còn lại sẽ phát ra tia UV (mắt thường của người nhìn không thấy) và nhiệt độ nóng…
Mức Watt chỉ là điều kiện đầu tiên mà chúng ta áp dụng để chọn mua đèn. Đèn dành cho hồ cây thủy sinh thì yêu cầu phải theo chiều dài của đèn. Ngoài ra phải yêu cầu mức watt cho mỗi lít hay mức watt cho từng gallon, là xu hướng trong qui định về số lượng đèn cần cho việc nuôi trồng cây thủy sinh. Cũng chỉ là mức nhắm chừng mà thôi. Nếu ngườì nuôi có kinh nghiệm lâu năm cũng có thể quyết định lựa chọn số lượng đèn hay mức watt phù hợp cho hồ cây thủy sinh.
Lumen Output
Lumen output là mức năng lượng hay độ sáng phát ra từ đèn mà mắt người có thể nhìn thấy được trong một khoảng thời gian nào đó. Điều đáng chú ý là bình thường mắt người nhạy cảm với độ sáng có bước sóng dài vào khoảng 555 nanomet, nghĩa là phần ánh sáng xanh và sự nhạy cảm sẽ giảm xuống đối với ánh sáng có phổ quang ngắn (màu xanh dương) hay dải (màu đỏ). Do đó mức Lumen sẽ nói lên mức phát sáng của đèn, mà sự thực là từ Lumen ta có thể tính được hiệu suất của đèn neon bằng công thức:
Hiệu suất = Lumen/watt
Lux
Lux là mức năng lượng nói về độ sáng mà mắt người có thể nhìn thấy được. Ánh sáng này khi phát ra sẽ tác động vào vật chất rồi phản chiếu lại vào mắt người. Mức này ít hay nhiều là phụ thuộc vào mức Lumen của phần giữa ống đèn và vật liệu (đối với hồ cây thủy sinh là nước). Việc sử dụng vật phản chiếu(reflector) giúp phản chiếu lại ánh sáng.
Nhiệt độ màu của ánh sáng (Color temperature)
Nhiệt độ màu của ánh sáng là mức độ cho biết màu của ánh sáng từ nguồn, là độ tiêu chuẩn sinh ra từ Perfect electromagnetic radiator “Black Body” tạo ra độ nóng làm nhiệt độ tăng lên từ từ. Khi năng lượng đạt đến một mức nào đó, vật chất bắt đầu phát sáng thành nhiều màu khác nhau mà mắt ngườì có thể nhìn thấy đuợc. Khi nhiệt độ còn ở mức thấp thì ánh sáng sẽ có màu đỏ. Nhiệt độ tăng lên dần dần, sau cùng thì ánh sáng sẽ có màu xanh dương. Đơn vị đo nhiệt độ được dùng theo Kelvin. Ánh sáng mặt trời có nhiệt độ màu khoảng 5500 K. Còn bóng dây tóc có nhiệt độ màu 2700 K cho ánh sáng màu cam.
Mức CRI (Color Rendering Index)
Nếu để ý sẽ thấy rằng cùng một dạng vật chất nhưng ở dưới nguồn ánh sáng khác nhau thì ánh sáng phát ra ít nhiều gì thì cũng sẽ có màu khác nhau. Điều này có nghĩa là ánh sáng đèn neon thường có thành phần cấu tạo là phổ (Spectrum) như nhau. Mỗi lọai đèn thì có mức Spectrum khác nhau nên ánh sáng phát ra từ các lọai đèn khác nhau cũng sẽ không như nhau. Khi các dạng ánh sáng đó tác động với vật chất, rồi phản chiếu vào mắt người, chúng ta cũng sẽ nhận ra màu sắc của các lọai ánh sáng đó không giống nhau.
Nguồn ánh sáng có spectrum đủ và nguồn sáng cho màu thực nhất chính là mặt trời. Mức CRI cho biết mức chính xác màu vật chất khi ánh sáng từ đèn chiếu vào so với màu khi bị mặt trời chiếu vào từ 0 đến 100. Vài lọai đèn neon đã được ghi rõ mức CRI, như đèn Philips 865, số 8 sẽ cho biết mức CRI là 80. Chắc chắn rằng mức CRI càng cao thì càng có lợi. Nhưng giá thành cũng sẽ càng cao. Thông thường đèn neon có mức CRI cao, thì cũng không được mua bán rộng rãi. Vì đây là lọai đèn được sử dụng trong một số ngành chuyên môn như công việc mà cần phải phân biệt rỏ sự khác nhau của màu sản phẩm, như màu vải hay trang sức có giá trị cao như kim cương chẳng hạn.
Nguồn sáng & CRI
Clear mercury – 17
White deluxe mercury – 45
Warm white fluorescent tube – 55
Cool white fluorescent tube – 65
Deluxe warm white fluorescent – 73
Daylight fluorescent – 79
Metal halide 4200K – 85
Deluxe cool white fluorescent – 86
Metal halide 5400K – 93
Low pressure sodium – 0-18
High pressure sodium – 25
100-att incandescent – 100
Light Spectrum
Spectrum là từ tiếng Latin mà Isaac Newton lấy dùng làm từ qui định để giải thích hiện tượng ánh sáng màu trắng đi qua lăng kính (Prism-khối chất trong suốt hình trụ tam giác), rồi xảy ra sự khúc xạ ánh sáng, sinh ra dải ánh sáng màu từ màu xanh sang màu đỏ (ánh sáng có quang phổ ngắn đến quang phổ dài), là thành phần của ánh sáng trắng. Light spectrum hay visible spectrum là một phần của Spectrum, nam châm điện sẽ kết hợp tia hồng ngọai (infrared) và tia tử ngọai (Ultraviolet) nằm trong Spectrum.
Có lẽ vẫn còn nhiều người vẫn chưa hiểu ,hoặc chưa đánh giá đúng mức quan trọng của hệ thống lọc nước của hồ thủy sinh, dẫn đến mất quân bằng sinh thái trong hồ, gây ra cá chết, cây không phát triển.
Nhiệm vụ số một và quan trọng nhất của bình lọc là sử dụng vi khuẩn để chuyển Nitrit – NO2, được sinh ra bởi chất thải của cá, lá, cây chết… (nguyên nhân chính làm chết cá) thành Nitrat – NO3, chất ít hại hơn Nitrit rất nhiều, được cây thủy sinh trong hồ hấp thụ rất dễ dàng.
Với những bình lọc áp dụng kỹ thuật mới nhất, người ta đều cố gắng tăng thể tích và tăng diện tích sống cho vi khuẩn trong bình.
Đây là cấu tạo của bình lọc nước loại trung bình nhưng cũng khá đầy đủ những tầng lọc cần thiết.
I. Bông mịn
Dùng để lọc, có thể thay thường xuyên.
II. Đá xốp (Zeolith)
Thường có nguồn gốc từ nham thạch núi lửa, rất nhẹ, diện tích trung bình 400m2/kg là địa hình rất rộng cho vi khuẩn bám vào để sinh sống – giá khoảng 25 USD/kg.
III. Xốp mỏng
Chủ yếu dùng để lọc và có thể rửa sạch để tiếp tục sử dụng nhiều lần.
IV. Ống gốm (Keramic)
Là nơi có diện tích lớn (tuy diện tích này không thể so sánh với Zeolith) cho vi khuẩn sinh sống, vừa có tác dụng tạo nên những xoáy nước, làm nhỏ đi những vật thể của hồ cá bị hút vào trước khi đưa lên tầng lọc bên trên.
Nếu điều kiện chưa cho phép, có thể dùng nhiều lớp xốp (như phần III) cũng khá tốt cho vi khuẩn, vừa có tác dụng lọc nuớc.
Vi khuẩn trong bình nếu có số lượng nhiều, ngoài tác dụng chính chuyển Ammoniac thành Nitrit, sau đó thành Nitrat, sẽ có tác dụng như chất keo dính, dính chặt những hạt nhỏ li ti vẫn hay làm cho nước bị đục (đôi khi như… bị đổ sữa vào).
Hai nguyên tắc chúng ta nên tuân thủ:
Không làm vệ sinh bình lọc cùng lúc với làm vệ sinh hồ (Ví dụ: tuần này ta rửa bình lọc, đến tuần sau ta rửa hồ)
Không làm vệ sinh bình lọc quá kỹ (chỉ giũ nhẹ cho các tấm xốp rơi bớt cặn bẩn lớn bám vào, và không làm vệ sinh toàn bộ bình lọc trong cùng 1 tuần). Đặc biệt đá Ziolith và ống gốm Keramic không cần phải thay rửa.
Bể thuỷ sinh phong cách Amano chỉ thực sự đẹp khi cây cối trong bể phát triển đúng mức. Các yếu tố như ánh sáng, hệ thống CO2, hệ thống lọc là những yếu tố quan trọng giúp cây phát triển tốt.
Yếu tố ánh sáng là quan trọng nhất, cây thuỷ sinh cần ánh sáng để phát triển và quang hợp. Nhưng cũng nên nhớ rằng ngay cả trong điều kiện ánh sáng mạnh, nếu chúng ta không cung cấp CO2 cho chúng, chúng cũng không thể thực hiện quá trình quang hợp được. Hơn nữa, chất luợng nuớc trong bể cũng phải được đảm bảo để chúng ta có thể thả cá vào, tạo thêm phần sinh động cho chiếc bể.
1. Hệ thống lọc bể amano
Trước nhất, bạn bắt tay vào set up hệ thống lọc ngoài. Với kích thuớc bể 90 cm, chúng ta chọn hệ thống lọc phù hợp là Super Jet Filter ES-600. Ngoài ra, chúng ta chọn thêm 02 ống thuỷ tinh dùng để xả nuớc ra và hút vào. Việc chọn loại ống bằng thuỷ tinh nhằm đảm bảo tính đồng nhất, độ trong suốt, giữ tính thẩm mỹ cho chiếc bể thuỷ sinh. Kế tiếp, là lắp đặt hệ thống cung cấp CO2.
Nối chén CO2 Pollen Glass Large 30 và bộ đếm giọt – CO2 Beetle counter bằng ống silicon. Nên nhớ cho nước vào đầy bộ đếm giọt CO2 Beetle Counter truớc khi nối ống. Để CO2 hoà tan một cách hiệu quả trong nước, nên đặt chén CO2 Pollen Glass ở vị trí giữa bể. Trong ví dụ này, chúng ta sẽ dùng bình CO2 loại Tower/20 và van điều chỉnh Speed Regulator.
Nối van điều chỉnh với van một chiều bằng ống silicon chịu lực. Điều chỉnh lượng CO2 và áp lực. Dùng bộ đếm giọt để chỉnh lượng CO2 vào khoảng 01 giọt/giây trong thời điểm này. Chúng ta nên kiểm tra độ PH của nước và nồng độ CO2 được cung cấp bằng bộ kiểm tra Drop Checker.
Nhỏ một bơm ống chích nhỏ nuớc trong bể vào Drop checker, sau đó nhỏ 01 giọt dung dịch thử pH vào. Nên nhớ để Drop checker cách xa chén CO2. Bằng cách quan sát màu sắc thay đổi của dịch và so sánh với bảng màu, chúng ta có thể kiểm tra được độ pH và nồng độ CO2 trong nuớc để điều chỉnh kịp thời.
2. Lắp đặt hệ thống đèn cho bể
Lắp tay giá đỡ chân đèn Solar 1 Arm Stand vào kệ đặt bể. Giá đỡ có thể lắp dễ dàng bằng các móc gài đi kèm. Sau khi lắp giá đỡ xong, điều chỉnh giá đỡ sau cho khi treo đèn sẽ nằm ngay vị trí trung tâm của bể. Treo bộ đèn Solar 1 vào giá đỡ
Điều chỉnh 02 sợi dây cáp sao cho khoảng cách từ đèn đến mặt nước tối thiểu là 30cm. Đồng thời cân chỉnh lại sao cho đèn thật ngay ngắn, cân bằng.
Ngoài những phụ kiện trên, chúng ta nên lắp thêm bộ định giờ NA Control Timer để tự động hoá việc mở đèn và cung cấp CO2 hàng ngày.
Một tuần sau khi trồng cây vào bể, bạn sẽ thấy chúng bắt đầu phát triển. Ricia bắt đầu quang hợp và nhả bọt oxy qua lá. Glossostigma bắt đầu bò, đâm ra lá mới. Để lá cây có đuợc màu sắc xanh tươi, khỏe mạnh, chúng ta nên bắt đầu châm phân nước ngay trong giai đoạn này.
Sau 02 tuần, hệ lọc sinh học của bể đã bắt đầu hoạt động. Tuy nhiên, hệ thống lọc trong thời điểm này vẫn chưa hoạt động hoàn chỉnh, và điều tất yếu là rêu sẽ xuất hiện. Dùng ống siphon để hút hết rêu ra, nên dùng ống nhỏ thôi và đồng thời thả tép Carridina Japonica vào bể.
Gỗ lũa là phần lõi cây cứng nhất còn sót lại sau khi cây bị chết, các tác động của nắng, mưa, côn trùng, dòng chảy cuả nước…vv… đều chào thua phần lõi cứng này. Phần lõi cứng của cây thường chỉ có ở những loài danh mộc, có chất lượng gỗ tốt, hoặc những loài sống lâu năm cằn cỗi trên các khu vực đất nghèo dinh dưỡng, Chính vì vậy, lũa tìm được ở đâu không quan trọng, vấn đề chính là ở chỗ chất lượng của chính cục lũa đó.
Đặc tính cơ bản của lũa theo ý kiến chủ quan
Chắc, nặng, và chìm ngay khi còn khô hoàn toàn.
Không thấm nước, dù được ngâm thật lâu, khi mang ra cưa, bên trong vẫn khô.
Các phương pháp xử lý gỗ lũa
a. Khử màu gỗ lũa Do lũa có thể ra màu khi ngâm trong hồ thuỷ sinh. Chính vì vậy, chúng ta cần giúp quá trình thải màu nhanh hơn bằng cách:
Luộc
Ngâm chung với nước oxy già H202, phơi nắng trong vòng 1 tuần.
b. Nối ghép gỗ lũa Phần quan trọng nhất của việc dùng lũa chính ta tay nghề phối hợp, liên kết, chế tác, thậm chí tạo hình những điểm chưa vừa ý cũa các khối, cành lũa, để phục vụ nhu cầu sáng tạo bố cục cho hồ thuỷ sinh.
Các phương pháp thường gặp:
Dùng cây cước, buộc chúng lại với nhau để tạo hình.
Dùng keo 502 và mạt cưa để liên kết.
Dùng keo chuyên dùng 2 thành phần để liên kết.
Dùng đinh, vít inox để liên kết.
Tuy nhiên, trên thực tế, không phải lúc nào chúng ta cũng may mắn có được những khúc lũa như ý, mà đôi khi chỉ là…gỗ ngấm nước. Có nghĩa là, khi còn khô, chúng nổi, qua một thời gian ngâm, xử lý chúng mới chìm. Đối với loại này, khi nối ghép, chúng ta chỉ nên sử dụng cách thứ 1 và thứ 4 mà thôi. Nếu không, một thời gian sau các đoạn nối của bạn sẽ tự động rời ra từng đoạn.
Trên thế giới có rất nhiều nơi có phong cảnh đẹp và việc tái hiện chúng trong hồ thuỷ sinh chỉ là một trong những thử thách cuả cái nghề chơi lắm công phu này. Tôi thường tìm cảm hứng cho thuỷ cảnh cuả mình từ rất nhiều nguồn. Ý tưởng cho thuỷ cảnh hiện tại cuả tôi là từ 1 nơi có núi rừng chập chùng, nhưng rất đẹp có tên là Big Sur – California. Bờ biển ở khu vực này đẹp đến nỗi tôi phải tìm cách tái hiện nó trong một hồ kiểu ADA garden cube 60p (có kích thước 60cm x 30cm x 36cm). Đây chỉ là một gợi ý để bạn biết cách tìm ý tưởng, cảm hứng cho thuỷ cảnh kế tiếp cuả bạn. Cách hay nhất là tìm lấy một mảnh thiên nhiên nào đó, dù đó là cả một dãy núi hay chỉ là một mỏm đá chơ vơ, rồi dựa vào đó mà sáng tạo nên một thuỷ cảnh.
Một phương pháp tìm cảm hứng & ý tưởng khác, đó là xem càng nhiều tác phẩm hồ thuỷ sinh càng tốt. Có rất nhiều sách về thuỷ cảnh để bạn tham khảo. Người có ảnh hưởng mạnh nhất trong thú chơi thuỷ cảnh này là Takashi Amano. Ông ấy đã phát hành rất nhiều sách về các tác phẩm thuỷ sinh cuả ông với các chú thích về tên cây, cá đầy đủ. Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta nên có trong tay hay ít nhất là tìm cách xem qua những quyển sách tuyệt vời này để tìm cảm hứng. Tôi thường tìm đến những quyển sách này để tìm ý tưởng mới. bản thân tôi không hề muốn tái hiện lại (copy) y hệt những tác phẩm cuả ông ấy, mà chỉ muốn cóp nhặt một vài phần nhỏ trong những tác phẩm ấy để đưa vào tác phẩm riêng cuả mình. Tôi cũng nhận ra là tham gia vào một cuộc thi, hay ít nhất là theo dõi các cuộc thi là cách tốt nhất để tìm ra những ý tưởng mới, lạ. Chả ai muốn sao chép nguyên si tác phẩm cuả người khác vì chẳng hay ho gì, nhưng khai thác ý tưởng từ những thiết kế cuả người khác để bắt đầu một bố cục mới cuả mình thì lại rất hay đấy!
Còn một cách nữa là…vận dụng những ý tưởng sáng tạo cuả bản thân và đưa chúng vào thuỷ cảnh. Đây có lẽ là cách khó nhất đối với một số người. Tôi cho rằng những thuỷ cảnh xịn nhất cuả mình xuất phát từ phương thức này. Tưởng tượng, hình dung ra một cảnh thiên nhiên, nhưng thực tế thì chưa thấy nó bao giờ, hoặc nó chưa bao giờ có thật là một công việc hết sức khó khăn, nhưng ai cũng có thể làm được. Vì trí não ta có khả năng tập hợp, kết nối những hình ảnh ta đã từng thấy qua từ nguồn tạp chí, sách báo, phim ảnh.
Khi tôi đã có khái niệm và ghi nhớ, việc tái hiện cái cảnh tưởng tưởng đó thành một thuỷ cảnh thực quả là một trải nghiệm tuyệt vời. Ta sẽ cảm thấy rất thú vị và thoả mãn khi thể hiện thành công một thuỷ cảnh như vậy. Một kiểu thuỷ cảnh độc đáo, có một không hai do mình tự nghĩ ra!
Không cần biết nguồn cảm hứng cuả bạn từ đâu, cái đó là tuỳ bạn thôi. Tạo thuỷ cảnh để cho vui là chính. Vì vậy, ta cứ tìm đến thiên nhiên và cảm thụ nó càng nhiều càng tốt. Biết đâu, cái thuỷ cảnh đoạt giải trong kỳ thi tới lại chính là cái đang nằm trong nhà bạn đấy!