Chăm sóc cá La Hán con

Cá la hán con có sức chịu đựng rất tốt và tương đối dễ nuôi. Tuy nhiên cũng có một số kỹ thuật và phương pháp cần được biết nếu như bạn muốn con cá la hán mình có vẻ đẹp như mong muốn.

cá la hán con
Cá la hán con

1. Nhiệt độ của nước

Nhiệt độ từ 24 – 30 độ C, tốt nhất vào khoảng 26 – 28 độ C. Khi nuôi cá la hán bột nên duy trì nhiệt độ tối ưu này trong hồ cá.

2. Độ pH

Độ pH trung hòa là từ 6 – 8. Khi nuôi cá bột nên duy trì độ pH từ 6.5 đến 7.2. Việc thay nước hồ đều đặn 1 lần/tuần là để giữ cho độ pH ổn định. Nếu không thay nước hồ thường xuyên được, có thể thả san hô, sỏi vào trong hồ giúp hạn chế sự thay đổi quá lớn của độ pH trong nước, vì sự dao động của độ pH sẽ bất lợi cho cá la hán con. Nên có thiết bị đo độ pH trong nước sẽ giúp kiểm tra được độ pH được thường xuyên hơn.

3. Thay nước hồ

Nước quá trong hay quá sạch cũng không tốt cho cá la hán, vì khó duy trì được nước trong mãi. Do vậy, không nên thay tất cả nước trong hồ một lần, mà hãy chừa lại một chút nước “cũ” trong hồ. Việc thay tất cả nước cùng một lúc sẽ làm cho môi trường sống bị thay đổi nhiều, cá bị stress vì phải luôn thích nghi với môi trường mới.

4. Bể cá la hán

Dùng tấm ngăn cách thủy tinh chia thành 6 khu vực, hai bên đầu lớn hơn 1 chút do đặt ống nước và máy lọc, phân thành 20cm và 15cm rộng, những khu vực khác rộng khoảng 12-13cm, mỗi khu vực nuôi 1 con. Hai bên đầu bể đặt 2 con lớn nhất. Tấm thủy tinh dùng giác mút hút vào thành bể, dưới đáy dùng miếng thủy tinh 3mm lót bên dưới, chất cặn bã sẽ được lọc sạch qua khe hở bên dưới tấm thủy tinh. Nhiệt độ luôn giữ khoảng 27 0C. Để tăng dòng chảy mạnh và lọc sạch nên dùng máy lọc công suất lớn, mực nước trong bể là 34 cm (khoảng 1200 lít), máy lọc nên dùng có công suất 1000 lít/h. Mỗi giờ nước trong bể phải tuần hoàn ít nhất 7 lần. Lọc sinh hóa và lọc sinh học cũng rất quan trọng. Vật liệu trong máy lọc là 5 lớp bông lọc, 2 lớp bông sinh hoá, bông sinh hóa dày 4 cm, cát san hô, lớp hỗn hợp vòng gốm.

Xem thêm: Cách chọn bể cá la hán theo chiều dài cá

5. Thức ăn

Thức ăn chính cho cá la hán con là tôm biển và thịt cá, tôm biển và thịt cá sau khi băm nát, trộn đều, đông lạnh. Phải đông lạnh là để tiêu diệt kí sinh trùng và vi khuẩn có khả năng tồn tại trong thức ăn. Không tùy tiện cho cá con ăn thức ăn sống chưa qua đông lạnh, tránh lây nhiễm kí sinh trùng. Khi cho ăn vo thức ăn thành từng miếng nhỏ, cho ăn đến khi cá không muốn ăn nữa thì dừng. Khi cho cá con ăn xong mới mở máy lọc. Không được để chất thải quá nhiều, nếu máy lọc lọc không sạch phải dùng các biện pháp thủ công để tránh ảnh hưởng đến chất nước.

Tùy theo sở thích và thói quen của mỗi người mà có thể cho cá ăn hai hoặc ba lần trong ngày. Đối với cá la hán nhỏ, nên cho cá ăn ba hoặc bốn lần trong ngày. Chú ý, không nên cho cá ăn quá no dẫn đến tình trạng cá không tiêu gây sình bụng về sau.

Sau 1 tháng nuôi dưỡng (nếu chăm sóc tốt) cá la hán con sẽ khỏe mạnh, mập mạp, con lớn nhất có thể dài từ 5-8 cm (gồm cả đuôi), phần đầu tròn đầy, mọc lên 1 cái bướu nhỏ, bên trong trong suốt, phát sáng, tuy vẫn chưa lớn nhưng sẽ lên đều, đốm châu trên thân cũng rất đẹp. Những con khác tuy chưa lên đầu nhưng vẫn tăng trưởng rất nhanh và vô cùng khỏe mạnh, chỉ có khuyết điểm màu sắc chưa được tươi. Đợi đến khi cá khoảng 12-13 cm thì bắt đầu chọn từ 6 con ban đầu 2 con đẹp nhất về dáng đầu, hoa văn, dàn châu để nuôi dưỡng.
Xem thêm: Các dòng cá la hán

Cách nhận biết cá Koi Nhật?


Cá chép vốn là loài cá thuộc top cá loài cá hay được lai tạo nhất. Thời gian trong giới cá cảnh bắt đầu có phong trào chơi cá Koi Nhật. Nghề chơi cũng thật lắm công phu, thú nuôi cá Koi được nhiều người Châu Âu cũng biết đến và phát triển như một nghệ thuật.

Trong bài này tôi cung cấp một số nhận biết cơ bản về cá Koi Nhật, giúp bạn bổ sung kiến thức cho mình và khi chọn loài cá đầy ấn tượng, mang phongcách Nhật về chơi.

phân biệt cá koi nhật
Phân biệt cá Koi Nhật ( ảnh FB: Cá Koi Nhật)


Cá chép Koi Trung Quốc và Việt Nam là giống với chép nguyên thủy và Koi Nhật, Koi Pháp có hông ngắn (nhìn ngang) đầu hơi gù…và điều đặc biệt là chỉ Koi Nhật là có màu đỏ chót như đỏ máu và đỏ ớt còn tất cả các loại Koi khác chỉ có màu đỏ cam hay cam. Màu sắc của Koi Nhật rất rực rỡ và có đường biên sắc nét, các mảng màu lớn và đều ở hai bên hông (khi nhìn từ trên xuống, dọc theo sống lưng). Riêng loại Butterfly Koi của Nhật thì vi, vây và đuôi rất dài (có khi bằng 2/3 thân) và màu thì phủ kín đuôi… Việt Nam cũng có giống Butterfly Koi màu trăng sữa, đuôi dài vừa phải, dọc trên sống lưng hàng vảy có pha chút màu đen. Khác với cá Nhật, toàn thân trắng sữa, đuôi dài hơn và đặc biệt là có một hình tròn đỏ chót ngay giữa đỉnh đầu, tượng trưng cho quốc kỳ của Nhật, giá cá này rất cao; Thời gian gần đây xuất hiện giống Koi có màu óng ánh như kim tuyến, nhưng chỉ có trên 2 màu là trắng và vàng mà người Nhật gọi là Kinginrin.

Phân biệt koi Nhật “xịn” (Cyprinus carpio) với cá chép “dỏm” (Carassius auratus)

  • Nhìn từ trên xuống: koi mập hơn, nhất là cái đầu và “vai”.
  • Mắt và vảy của koi lớn hơn
  • Koi có cặp râu. Cá chép cũng có nhưng nhỏ hơn.
  • Nhìn cái vây ngực: của hầu hết koi (không 100%) rất là dày và đục (ánh sáng không xuyên qua nhiều), còn của cá chép thì trong suốt và nhỏ hơn. Vây lưng, đuôi cũng vậy. Những cái xương trong vảy của koi rất dễ nhìn từ xa.
vây ngực cá coi dày và đục
Hình ảnh cá Koi Nhật “xịn”
  • Cá chép nói chung thường bị cho lai đủ thứ (nhất là thứ đuôi dài) để tạo ra cá giống cá có giá trị hơn, còn koi thì càng lai là càng mất giá trị
  • Thân mình koi dài hơn, khi trưởng thành thì dài cả mét
  • koi Nhật thông minh hơn: thử dứ dứ tay trên mặt nước giả bộ cho ăn: cá chép thường thường vờ đi, còn koi thì nó có vẻ quan sát tình hình lắm. Koi nhận diện được chủ, còn cá chép thì hơi “vô tâm”.
  • Màu cá chép thường xoàng lắm, các vệt màu không sặc sỡ và rõ ràng, đỏ không ra đỏ, trắng không ra trắng,… và không bao giờ có màu ánh bạc như ở một số koi trắng và vàng. Biên giới giữa 2 màu trên mình của koi không bị lem luốc mù mờ.
  • Cá chép mạnh hơn, lì lợm khó chết hơn. Muốn nuôi koi không dễ ăn đâu.
  • Giá tiền, mặc dù điểm này không bảo đảm “đắt là koi” nhưng có nghĩa “rẻ là chép”


Nếu bạn thích chơi cá Koi Nhật thì cũng nên chú ý những đặc trưng nổi bật trên của chúng, tránh vớ phải cá “dỏm”. Chúc bạn thành công.

Thú chơi cá cảnh nước mặn (cá cảnh biển)

Thú vui bể nước mặn đã du nhập vào Việt Nam gần chục năm nay nhưng dường như đã không thu hút “fan” lắm với người chơi tại nước ta. Đến thời điểm này thì tình hình có vẻ bắt đầu có những sự thay đổi theo hướng tích cực hơn nhưng chủ yếu dành cho dân chơi khá giả.

cá cảnh nước mặn
Thú vui cá cảnh nước mặn

Từ chi phí đầu tư, cách nuôi dưỡng và dụng cụ chuyên dụng đều gần như còn rất xa lạ và đắt với phần lớn người Việt Nam ta. Được biết chi phí tối thiểu cho 1 bể trung bình khoảng 7 triệu trở lên mới xem như là được. Những bể chỉ sử dụng san hô chết và cá thì ở khoảng 4 triệu (thường thì những bể này xấu và không có sức thu hút).

Với chi phí đầu tư quá đắt như thế, phần bảo dưỡng cũng tương đương và xem ra có phần khó khăn hơn. Ta phải mua từng lít nước biển đổ vào hồ vào mỗi kỳ thay nước do nơi nuôi bán cá biển chuyển tới. Chi phí mỗi lần thay nước có thể lên đến vài trăm tùy theo kích thước hồ của bạn. Bên cạnh đó, việc mua cá thả vào hồ không phải đơn giản là sống mà là ta phải giữ cho nó sống. Nuôi cá cảnh biển khó hơn cá cảnh nước ngọt. Đòi hỏi người chơi phải dành thời gian chăm sóc chúng nhiều, có kiến thức và kiên trì.

Bể Cá biển khác bể cá nước ngọt ở chỗ là có nồng độ muối trong nước và cá biển khác cá nước ngọt là nồng độ muối trong máu luôn thấp hơn so với nước biển. Do sự thẩm thấu nên cá bị mất nước liên tục và chúng phải uống nhiều nước để bù trừ. Chính vì thế nên cá biển không thể nuôi trong bể cá nước ngọt là vậy.

Mặt khác, nuôi cá cảnh biển là một thú vui khá tốn kém vì muốn tái tạo lại môi trường sống của cá biển bạn cần phải đổ ra khá nhiều công sức từ việc làm hồ cho đến pha chế lại nước biển, lắp đăt hệ thống lọc,.v.v… vì cá biển khó thích nghi môi trường nhân tạo so với cá nước ngọt, chưa hết đâu: cá cảnh biển phần lớn khá hung hăng và thói quen đánh nhau của chúng nhiều khi khiến bạn điên đầu trong việc lựa chọn cá nuôi chung trong hồ. 

Trong một bể kính nước mặn sẽ không dễ bảo quản các cây thủy sinh, khi ấy nhánh san hô có tác dụng thay thế rất tốt tạo ra một sự mô phỏng thu nhỏ những bãi san hô ngầm mà các loài cá sinh sống.

Độ cứng và tác hại của nước cứng

Chỉ số pH liên quan đến độ cứng và độ kềm của nước. Khi độ cứng và độ kềm ổn định, độ pH ít thay đổi. Cũng như độ pH, độ cứng của nước có ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của cá cảnh, đến bệnh tật, đến việc tạo màu sắc…

Nước tự nhiên chứa trên ba mili đương lượng gam cation canxi (Ca2+) và magie (Mg2+) trong một lít. Nước nhiều Mg2+ có vị đắng. Tổng hàm lượng ion Ca2+ và Mg2+ đặc trưng cho tính chất cứng của nước. Ngày nay, người ta còn tính cả ion Fe2+ và Na+ vào độ cứng. Độ cứng của nước thiên nhiên dao động rất nhiều và đặc trưng lớn ở nước ngầm.

1. Độ cứng của nước

Độ cứng của nước được quyết định bởi hàm lượng chất khoáng hòa tan trong nước, chủ yếu là do các muối có chứa ion Ca++ và Mg++. Độ cứng của nước được chia làm 2 loại: 

  • Độ cứng tạm thời hay độ cứng carbonat: Tạo bởi các muối Ca và Mg carbonat và bicarbonat, trong đó chủ yếu là bicarbonat vì muối carbobat Ca và Mg hầu như không tan trong nước. Gọi là độ cứng tạm thời vì chúng ta có thể giảm được nó bằng nhiều phương pháp đơn giản. Trong tự nhiên, độ cứng tạm thời của nước cũng thay đổi thường xuyên dưới tác dụng của nhiều yếu tố, ví dụ như nhiệt độ …
  • Độ cứng vĩnh viễn: Tạo bởi các muối khác của Ca và Mg như sulphat, clorua… chỉ có thể thay đổi bằng các phương pháp phức tạp và đắt tiền.
nước cứng
Nước ứng hình thành như thế nào?


Thông thường người ta chỉ quan tâm đến độ cứng tạm thời của nước vì nó có ảnh hưởng nhiều hơn là độ cứng vĩnh viễn. Có nhiều đơn vị đo độ cứng khác nhau, nhưng chủ yếu người ta dùng 3 đơn vị đo: độ dH, mg đương lượng/lít và ppm. Để đơn giản, khi đo độ cứng người ta thường quy về 1 loại muối là CaCO3.

Nước có độ cứng tạm thời lớn hơn 100 ppm được coi là nước cứng, dưới mức đó được coi là nước mềm.

2. Tác hại của nước cứng

Độ cứng vĩnh viễn của nước ít ảnh hưởng đến sinh vật trừ phi nó quá cao, ngược lại, độ cứng tạm thời lại có ảnh hưởng rất lớn. Nguyên nhân là vì thành phần chính tạo ra độ cứng tạm thời là các muối bicarbonat Ca và Mg: Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2, chúng là các muối hòa tan hoàn toàn nhưng không ổn định, không bền. Chúng dễ dàng bị phân hủy thành CaCO3, MgCO3 là các muối kết tủa:

Ca(HCO3)2 => CaCO3 + H2O + CO2
Mg(HCO3)2 => MgCO3 + H2O + CO2

Khi phản ứng phân hủy xảy ra trong cơ thể sinh vật, các muối này kết tủa trong cơ thể sinh vật sẽ gây hại không nhỏ. Ở con người, chúng là nguyên nhân gây ra sỏi thận và một trong các nguyên nhân gây tắc động mạch do đóng cặn vôi ở thành trong của động mạch. Lưu ý là các muối CaCO3 và MgCO3 là các muối kết tủa và chúng không thấm qua niêm mạc hệ tiêu hóa của chúng ta được, chỉ các muối hòa ta mới thấm được thôi. Vì vậy nước cứng chỉ có tác hại do các muối bicarbonat.

3. Các phương pháp làm mềm nước

Có rất nhiều phương pháp làm giảm độ cứng của nước, từ đơn giản đến phức tạp.

a. Làm nóng nước
Đun nóng nuớc sẽ làm giảm đáng kể độ cứng của nước

b. Làm nước lưu động liên tục
Khuấy liên tục hoặc bơm tuần hoàn liên tục cũng có tác dụng, tuy rằng khá chậm và trong nhiều trường hợp, sự phân hủy bicarbonat chậm hơn sự hòa tan bicarbonat mới từ các nguồn khác vào nước 

c. Chưng cất nước
Về nguyên tắc, nước cất có thể coi là H2O tinh khiết hoàn toàn.

d. Lọc RO (Thẩm thấu ngược)
Công nghệ lọc RO cho phép loại bỏ gần như tất cả các chất hòa tan và không hòa tan ra khỏi nước, nước lọc RO có thể coi là H2O tinh khiết (tuy không bằng nước cất)

e. Trao đổi ion
Đây là phương pháp được dùng phổ biến nhất vì có giá thành rẻ kể cả chi phí đầu tư lẫn chi phí vận hành. Nguyên lý của nó là đưa nước qua 1 vật liệu chứa các ion dương hoạt động mạnh hơn Ca++ và Mg++, vật liệu này sẽ hấp thụ các ion Ca++ và Mg++ trong nước và nhả ra các ion mạnh hơn kia, do đó tạo ra các hợp chất carbonat không kết tủa. Vật liệu đó được gọi là Cationit (hay cation-exchange resyn). Thông thường người ta dùng 2 loại cationit là Na-Cationit và H-Cationit tương ứng với các ion là Na+ và H+ và các hợp chất tạo ra tương ứng là Na2CO3 và H2CO3 (H2CO3 sẽ bị phân tích ngay thành H20 và CO2)

Khi các Cationit đã hết khả năng trao đổi, người ta phải “hoàn nguyên” tức là phục hồi lại các ion dương cho nó. Đối với Na-Cationit người ta dùng muối ăn NaCl, đối với H-Cationit người ta dùng axit. 

Thiết bị trao đổi Na-Cationit thông thường có thể hạ độ cứng của nước xuống đến dưới 10 ppm, nếu được thiết kế đặc biệt có thể hạ xuống dưới 2 ppm. Mỗi lít hạt Na-Cationit có khả năng trao đổi khoảng từ 2-6 gam đương lượng tùy loại, tức là có thể làm hạ độ cứng từ 300 đến 1000 lít nước có độ cứng 6 mgdl/lít (300 ppm hay 16,8 dH) xuống 0 trước khi phải hoàn nguyên.

H-Cationit có khả năng trao đổi mạnh hơn Na-Cationit và cũng triệt để hơn vì nó loại bỏ hoàn toàn gốc carbonat ra khỏi nước. Tuy nhiên nó có giá thành cao hơn nhiều lần, chi phí vận hành cũng cao hơn (axit đắt hơn muối ăn) và yêu cầu vận hành cũng nghiêm ngặt hơn do phải dùng axit nên ít được sử dụng

Ngoài cách trao đổi ion dương người ta còn dùng cả trao đổi ion âm (chất trao đổi gọi là Anionit) để loại bỏ các ion HCO3- ra khỏi nước. Phương pháp này thường chỉ được sử dụng trong các nhà máy nhiệt điện, ở đó họ dùng cả Na-Cationit, H-Cationit và Anionit nối tiếp nhau trong 1 hệ thống.

Phương pháp trao đổi ion này được sử dụng rất rộng rãi và là phương pháp cơ bản để làm mềm nước trong công nghiêp. Kể cả đối với các thiết bị RO, để tăng tuổi thọ và giảm tải lên các thiết bị RO, người ta cũng làm mềm nước bằng trao đổi ion trước khi đưa nước vào lọc RO.

Chơi cá cảnh theo phong thủy

Không chỉ là thú vui, nhiều người còn tin rằng nuôi cá cảnh trong nhà sẽ đem lại nhiều điều may mắn và sự an lành, thịnh vượng cho gia chủ nếu thuận theo phong thủy.
Tức là sắp xếp thế nào để trong nhà có nhiều ánh sáng, khí trời, màu xanh cây cối, có cả nước, lửa và làm sao để khoảng cách di chuyển thoải mái, cửa ra vào thông thoáng, mọi người dễ tiếp xúc với nhau để tránh va chạm, lan truyền bệnh tật… Những gợi ý vui vui dưới đây sẽ giúp bạnđược một bể cá cảnh phù hợp với không gian sinh hoạt chung. 

chơi cá theo phong thủy
Cá cảnh với phong thủy


Hướng tốt nhất cho một bể cá là Bắc hoặc Đông Nam. Hướng Bắc thuộc cung Quan Lộc, tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc. Đông Nam thuộc cung Phú Quý, tượng trưng cho sự giàu có. Cá là tài nguyên của nước. Vì thế, đặt bể cá theo hai hướng này sẽ làm cho tài nguyên sinh sôi, nảy nở. Gia chủ nhờ vậy cũng gặp nhiều may mắn. 
Nếu đặt bể cá theo hướng Bắc, bạn nên chọn cá có màu ánh kim như ngân long, mã giáp, ánh trăng… Vì hướng Bắc thuộc hành Thủy. Theo ngũ hành tương sinh tương khắc thì Kim sinh Thuỷ. Nếu bạn đặt bể cá ở hướng Đông Nam thuộc hành Mộc thì nên thả cá có màu đỏ, hồng, cam… Những màu này thuộc hành Hỏa, Mộc sinh Hỏa sẽ đem lại thịnh vượng cho gia đình. 
Nếu bạn làm kinh doanh, tốt nhất đặt bể cá ở hướng Đông Nam nên thả tám con cá màu đỏ và một con màu đen. Vì theo quan niệm của người phương Đông, số 8 tượng trưng cho sự mạnh mẽ. Ngoài ra, thả cá theo nguyên tắc này, bạn còn đạt được sự hài hoà âm dương (màu đen là âm, màu đỏ là dương). Ở không gian rộng như phòng khách, chúng ta nên chọn nuôi cá kích thước lớn như cá rồng, tai tượng, la hán… 
Các loại cá này có dáng vẻ hùng dũng, thể hiện sự sang trọng, quyền uy. Còn không gian hẹp hơn như phòng giải trí, phòng ăn nên nuôi cá nhỏ như cá đuôi én. Ngoài ra, ở nơi cần sự yên tĩnh, bạn nên nuôi loại cá bơi chậm, thong dong như cá ông tiên. Hồ cá không nên để trong phòng ngủ hay làm mình giật mình mất giấc ngủ, chưa kể mùi nước cá, máy sủi bọt, máy bơm kêu liên tục. Do vậy không tốt. 
Cá có màu đen tượng trưng cho sự an lành. Cá vàng tượng trưng cho sự may mắn. Sự kết hợp tốt nhất là hai chú cá vàng (tượng trưng cho sự may mắn và giàu năng lượng) và một chú cá đen ( tượng trưng cho sự an lành). Một chậu cá đặt ở bên trái cửa ra vào (khi từ trong phòng bạn nhìn trực diện với cửa ra vào) sẽ mang lại tài lộc.

Người mới chơi thủy sinh nên biết

Tự thiết kế hồ thủy sinh đẹp

Tôi không nhớ là tôi đã yêu thủy sinh từ khi nào. Tôi chỉ nhớ là nó cũng đã lâu lắm rồi (cho đến bây giờ tôi vấn còn mê mệt). Và khi đã lỡ yêu “thủy sinh” thì tôi cũng sẵn sàng làm tất cả mọi cách để có được cái mà mình yêu thích. Trải qua bao nhiêu thăng trầm, cuối cùng hôm nay tôi cũng tích luỹ được 1 ít kinh nghiệm (kể cả máu xương) để chia sẻ với các bạn “Những người đã, đang và sẽ yêu thủy sinh”. Đối với người mới chơi hồ thủy sinh và chưa có kinh nghiệm:

1. Không nên dùng hồ quá nhỏ hay quá lớn để trồng cây

Vì hồ thủy sinh cũng là một hệ sinh thái (được thu nhỏ). Hồ nhỏ cũng như ao nước nhỏ, cơ hội nước bị thúi càng cao(nếu không có biện pháp xử lý đúng đắn). Còn nếu như hồ lớn thì đòi hỏi người chơi phải có kinh nghiệm trong việc làm nền, trồng cây… Chiều dài của hồ thích hợp cho người mới chơi thủy sinh theo tôi thì 60-120 cm là tốt.

Hồ thủy sinh 60-120 cm
Hồ thủy sinh đẹp kích thước nên chọn khoảng 60-120 cm

2.Chiều cao của hồ đừng có quá cao

Vì nếu hồ cao quá thì ánh sáng chiếu xuống hồ không được sâu(ảnh hưởng đến việc quang hợp của cây), rất bất tiện cho việc làm vệ sinh hồ. Bình thường nếu dùng đèn huỳnh quang(neon) thì chiều cao của hồ không nên cao quá 60 cm. Còn nếu cần hồ có chiều cao hơn 60 cm. thì nên dùng loại đèn có ánh sáng mạnh như đèn Metal Halide.

3.Hồ thủy sinh không nên có nắp

Nếu hồ có nắp sẽ làm cho mình rất vất vả khi phải làm vệ sinh hồ hay cắt tỉa cây. Vì cây thuỷ sinh, phải được chăm sóc và cắt tỉa thường xuyên thì cây mới đẹp hơn. Ngoài việc bất tiện như nêu trên, việc bổ xung thêm bóng đèn cho phù hợp với như cầu của cây thì không thể. Vì nắp hồ chỉ cho phép gắn được 1 hay 2 bóng thôi. Quan trọng nhất, xứ mình là xứ nóng (nhiệt đới). Nếu hồ có nắp sẽ làm cho hơi nóng phát ra từ bóng đèn không thoát ra ngoài được. Cộng với nhiệt độ cao bên ngoài sể làm cho nhiệt độ của nước trong hồ tăng cao, làm ảnh hưởng đến cây không phát triển được và sau đó sẽ chết. Cây thủy sinh nói chung, thích hợp với nhiệt độ nước lạnh từ 20-28 độ C vì thế chúng ta phải làm cho nước luôn luôn mát, có thể gắn thêm quạt cho thổi xuống mặt nước để giải nhiệt.

4.Tránh việc dùng lọc trong hồ (Internal fillter)

Vì đa số, hồ được làm và bán trên thị trường là hồ nuôi cá. Bên trong hồ hay có hộp lọc kiểu cho nước tràn vào và bơm ra. Đây là nguyên do làm cho CO2 phát tán vào không khí nhiều hơn thay vì tan trong nước trước khi cây hấp thụ. Còn một vấn đề nữa là lọc tràn sẽ làm dòng chảy của nước trong hồ chỉ tập trung vào một chỗ. Về thẩm mỹ thì lọc trong hay chiếm diện tích và khó sắp sếp bố cục.

5.Nền hồ thủy sinh

Nếu dùng nền công nghiệp dạng hạt như ADA thì không có gì phải lo lắng. Chỉ bỏ vào hồ, sắp sếp bố cục và trồng cây là xong. Còn dùng sỏi nước ngọt trộn với phân chuyên dùng cho cây thủy sinh làm nền thì đòi hỏi sự tỷ mỷ hơn. Không nên dùng sỏi có kích cỡ quá lớn hay quá nhỏ hoặc cát xây dựng và sỏi có vỏ ốc& san hô để làm nền. Sỏi có kích cỡ quá lớn sẽ làm cho những loại cây thủy sinh có bộ lễ nhỏ không bám vào nền được. Còn sỏi nhỏ hay cát xây dựng, qua một thời gian sẽ bị áp lực của nước trong hồ đè ép làm cho Oxygen mà rễ cây nhã ra không thể lưu chuyển được và sẽ xảy ra tình trạng dưới đáy nền bị đen thúi (do vi sinh yếm khí). Còn sỏi có vỏ ốc & san hô sẽ làm cho nước cứng (độ pH cao) không thích hợp cho việc trồng cây thủy sinh. Nói đúng ra việc làm nền này rất quan trọng và phải chuẩn bị, có kế họach thật tốt ví dụ chỗ nào mình làm nền cao thì nên trồng những loại cây có bộ lễ khỏe. Bình thường nền hồ phải có độ dầy khoảng 6-8 cm. Lưu ý: Nếu chưa có kinh nghiệm, không nên tự trộn sỏi và phân chuyên dùng cho cây thủy sinh với đất sét. Đất sét sẽ làm cho nước đục khi nhổ cây, và cũng là nguyên do làm cho nền bị bí dẫn đến đáy nền bị thúi. Bất cứ chất hữu cơ nào cũng không nên trộn với sỏi để làm nền.

6. Không thả cá vào ngay sau khi set up hồ xong

Vì trong thời gian này hệ sinh thái trong hồ và lọc nước chưa đi vào ổn định, trong hồ xảy ra quá nhiều chất độc hại đối với cá và cá sẽ không chịu đựng được và chết. Sau khi set up hồ xong thì 2-3 ngày sau mới thay nước khoảng 50% và sau đó có thể thả cá hay tép ăn rêu vào vì đa số những loại cá ăn rêu sẽ có sức chịu đựng với môi trường của hồ mới set up tốt hơn. Sau thời gian set up hồ ít nhất 2 tuần mình mới có thể thả cá vào đươc.

7. Đèn cho hồ thủy sinh

Việc lắp đèn chiếu sáng cho hồ thủy sinh nên lắp dự trữ theo kiểu thà là dư (More is better) vì nếu mình lắp đèn dự trữ cho hồ sau này việc tăng hoặc giảm đèn theo tình hình hay theo loại cây thì sẽ dễ dàng hơn. Việc lắp đèn nhiều có thể làm cho cây không được khỏe(nếu CO2 và dinh dưỡng không cân bằng với ánh sáng) nhưng nếu hồ thiếu ánh sáng thì sẽ có một số loại cây biến mất hoặc chết.

8. Phân cho hồ thủy sinh

Nguyên tắc bón phân nước sẽ ngược lại với việc lắp đèn thà là thiếu (Less is enough) để tránh vấn đề rêu. Người mới chơi thủy sinh, mà tôi đã từng gặp (có một số người) khi hồ có vấn đề về rêu và không biết cách điều trị rêu đã cảm thấy nản lòng và bỏ chơi luôn. Vì vậy cho dù là người mới chơi hay người đã có kinh nghiệm thì nên bón phân mội lần 1 ít và sau đó theo dõi tình hình sức khỏe của cây. Còn phân nhét thì phải sử dụng thường xuyên để giữ dinh dưỡng trong nền được lâu dài.

9. Hồ mới set up với người mới chơi

Để tránh vấn đề rêu khi làm nền xong nên bỏ nước vào cho đầy hồ (chưa trồng cây) và cho máy lọc chạy khoảng 1-2 tuần là cần thiết. Thời gian đầu set up hồ nếu tránh được rêu thì việc chăm sóc cây sau này sẽ dễ dàng hơn. Việc cho máy lọc chạy trong thời gian chưa trồng cây mình không cần mở đèn và CO2 và ngược lại mình nên bơm oxy vào hồ để giúp cho vi sinh phát triển được nhanh. Nhưng vi sinh sẽ phát triển nhanh hơn nếu mình lấy nước nuôi cá từ hồ khác bỏ vào hay lấy bông lọc nước cũ (đang xài và hồ đó không bị bỏ muối trị bệnh cho cá) từ hồ khác bỏ vào máy lọc. Nếu muốn nhanh hơn, ta có thể xài vi sinh công nghiệp.

10. Thời gian đầu nên trồng nhiều cây và nhiều chủng loại để tránh việc rêu xuất hiện trong hồ

Nên trồng loại cây Stem plant và loại cây rẽ tiền vì mấy loại cây này sống dai và dể kiếm và nếu muốn trồng cây đắt tiền hoặc cây khó trồng để thử tay nghề thì nên chờ cho hồ qua thời gian RUN IN PERIOD.
Việc trồng cây thủy sinh là một việc đòi hỏi người trồng phải có kiến thức và hiểu biết về thủy sinh và quan trọng nhất là phải biết kiên nhẫn. Hình của tất cả các hồ thủy sinh đẹp mà đăng tải trong những tạp chí và cả trên mạng không phải hồ mới set up rồi đẹp ngay. Tất cả hồ đó phải trải qua thời gian nhiều tháng và bỏ nhiều công sức chăm sóc nó mới đẹp như mình thấy.

Chọn hoa ngày cưới

chọn hoa cưới

Trong các lễ cưới không thể thiếu hoa, hoa không chỉ làm rạng rỡ thêm niềm hạnh phúc trong ánh mắt cô dâu, chú rể, mà hoa còn mang đến niềm hạnh phúc và những ý nghĩa tốt đẹp cho ngày vui của lứa đôi

1. Nên chọn hoa theo mùa

Vì hoa nở vào đúng mùa sẽ đẹp hơn, sắc hoa tươi hơn, hương hoa thơm hơn. Bên cạnh đó, bạn còn tiết kiệm chi phí vì hoa đúng mùa bao giờ cũng rẻ.

Ngoài ra, hoa lụa cũng là một chọn lựa tốt nếu bạn không muốn mất quá nhiều thời gian vào việc chăm sóc bó hoa và lo sợ hoa héo úa hay nhàu nát. Hiện nay hoa lụa cũng có rất nhiều kiểu dáng và màu sắc cho bạn chọn lựa. 

chọn hoa ngày cưới
Hoa ngày cưới


2. Không nên chọn bó hoa cầm tay quá to

Nếu muốn mọi người được nhìn thấy gương mặt xinh đẹp của bạn. Một bó hoa to và rực rỡ màu sắc sẽ hút hết ánh nhìn của người khác chứ không phải vào bạn – nhân vật chính của ngày vui. Nếu bạn có dáng người nhỏ nhắn thì một bó hoa cầm tay nhỏ, vừa xinh sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời.

Hãy để hoa tôn thêm vẻ đẹp của bạn, đừng để nó khiến bạn mờ nhạt đi. Nếu chiếc váy cô dâu có những họa tiết hoa nhỏ thì nên tránh những bó hoa rườm rà và sặc sỡ. Hãy chọn kiểu đơn giản, hoặc có thể chỉ duy nhất 1 loài hoa. 

Nên chọn hoa cô dâu phù hợp với hoa cài áo của chú rể. Như thế, nhìn hai bạn sẽ ăn khớp, đẹp đôi hơn trong mắt mọi người.

3. Hoa trang trí trong đám cưới

Chọn hoa cưới khá quan trọng trong hôn lễ. Thường thì màu hoa, loại hoa sẽ ăn khớp theo sở thích của cô dâu, màu trang phục, cách bài trí ở nhà thờ hay nơi tổ chức hôn lễ 

  • Với lễ cưới trang trọng: hoa cưới có thể dùng Ly Ly, hoa lan, Dành Dành…
  • Lễ cưới truyền thống: Hồng trắng, hồng vàng, mẫu đơn, Tulip, Lan Nam Phi, hoa Nhài…
  • Lễ cưới phong cách độc đáo: Bông lúa mì hoặc hoa Ngô, hoa Chân ngỗng, Hướng dương, hay Atiso nhỏ…


Lưu ý: Nếu vợ chồng bạn chỉ định mời những người thân và bạn bè thân cận nhất thì không nên bày hoa khắp nơi. Còn nếu khách mời đông đảo, và khả năng tài chính cho phép thì không có lý do gì bạn không thể trang trí cho không gian cưới thêm bừng sáng bằng những đóa hoa tươi. 

Tuy nhiên, nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí thì không nhất thiết phải dùng hoa trang trí dọc các lối đi, sảnh đường, chỉ cần dùng các dải ruy băng kết hợp khéo léo với các loại lá cây cũng tạo hiệu quả thẩm mỹ cao.

Khu vực đón khách không cần phải dùng các loại hoa đắt tiền và chỗ nào cũng phải bày hoa, ngược lại, những bông hoa đơn giản cắm trong những chiếc bình độc đáo, xinh xắn sẽ rất lịch sự nhưng cũng không kém phần sang trọng, bắt mắt. Nếu tiệc cưới và hôn lễ tổ chức cùng một địa điểm và thời gian sát nhau, bạn có thể dùng lại hoa của hôm trước nếu chúng vẫn còn tươi, không cần thiết phải thay thế hoa mới toàn bộ.

Đặc biệt, nếu bạn chọn được địa điểm tổ chức đám cưới đẹp thì chi phí cho khoản hoa trang trí sẽ giảm đi đáng kể.

4. Nên đặt hoa cưới vào lúc nào ?

Lý tưởng nhất, bạn nên đặt hoa cưới trước ngày tổ chức lễ cưới khoảng 2,3 tuần, thậm chí là 1 tháng. Chuẩn bị hoa cưới khá phức tạp, bạn nên đặt trước sớm để người cắm hoa có thời gian chuẩn bị những phụ kiện bó hoa, những cách trang trí hoa sao cho phù hợp với nơi bạn tổ chức đám cưới của mình. Nên đặt cọc trước một khoản tiền để giữ chỗ, và nếu có thể thì nhắc nhở cửa hàng hoa về những yêu cầu của bạn sau khi đã đặt hoa.

Mẹo nhỏ cho bạn:

Hãy cân nhắc những yêu cầu của bạn trước khi tham khảo sự tư vấn của cửa hàng hoa. Mang theo những tấm ảnh hoặc tạp chí có hình kiểu hoa mà bạn thích, người tạo mẫu hoa cưới sẽ cho bạn biết ý tưởng của bạn có khả thi hay không.

Một điều quan trọng: hãy nói rõ loại hoa mà bạn muốn. Đừng nói chung chung là bạn muốn màu “hồng”, bởi có đến hàng chục loại hoa với những sắc hồng rất khác nhau, và bó hoa cưới sẽ khác xa với những gì bạn hình dung ban đầu. Thêm nữa, hãy hỏi kỹ giá cả và cân nhắc khả năng tài chính của bạn, và cuối cùng, tin vào bàn tay và óc thẩm mỹ của người tạo mẫu hoa, và đợi đến ngày cưới của mình. 

Bệnh thối đọt trên cây địa lan

Bệnh thối đọt trên cây địa lan

Nguyên nhân bệnh thối đọt trên địa lan có thể do bị nước nhiều hay do phân tưới có mang mầm bệnh. Do đổ vào mùa mưa nên che thêm cho giàn và giữ tỷ lệ bón cân đối giữa phân hữu cơ và vô cơ.

Bệnh thối đọt do nấm Phytophtora palmivora gây ra, làm cho các đọt Phong lan bị đen lại. Lúc đầu ở gốc các lá non có màu nâu đậm sau đó trở thành đen và làm lá rụng dễ dàng. Bệnh lan dần xuống thân và làm chết cả cây. Nguyên nhân cơ bản cũng do nước đọng lại lâu ở gốc bẹ lá, làm nõn cây bị phá hoại. Do đó vào mùa mưa cố tránh không để giọt mưa rơi và đọng lại ở các nõn lá.

Bệnh thối đọt địa lan
Bệnh thối đọt trên cây địa lan

Cũng như các bệnh khác, cần phát hiện kịp thời và cắt bỏ đi phần bị bệnh và làm khô môi trường quá ẩm ướt xung quanh. Nếu bệnh có chiều hướng gia tăng, cần phun thuốc để trị. Hòa tan ít bột thuốc Thiram trong vài giọt nước, rồi trát ngay vào chỗ bị bệnh, để cứu chiếc lá đó khỏi bị rụng. Ngoài ra cần xịt thuốc (như các thuốc kể trên) với nồng độ đậm hơn, cách ly cây bệnh khỏi các cây còn lành, và cắt bỏ các phần bị bệnh, nếu có thể (Thiram pha mỗi muỗng cà phê 1 lít nước).

Giá trị thẩm mĩ của Bonsai

giá trị bonsai

Việc thưởng thức một tác phẩm bonsai cũng giống như thưởng thức một bài thơ cho nên muốn nắm bắt được cái hồn của cây cảnh, người chơi trước hết phải từng trải hiểu biết và đủ bản lĩnh,tay nghề mới cảm nhận được cái hay, cái đẹp của một nghệ thuật. đa số người chơi điều cho rằng Bon sa trước hết là cái đẹp về ngoại hình: bao gồm 4 yếu tố cơ bản là bộ góc rể, thân, cành lá. như của cây cảnh. Nhưng xét cho cùng đây chỉ là diện mạo bên ngoài chưa thể sánh với cái đệp tìm ẩn bên trong đó là chiều sâu triết lý, và tâm hồn mà nghệ nhan muốn gửi gắm trông đó. 
Trước đây nhiều người thường hay kén chọn những loài cây quý hiếm có chỉ số sống lâu như tùng, bách, sanh, si, đa, kim quít…để làm kiểng. Nhưng gần đây giới trẻ phóng khoáng hơn, ít quan tâm đến chủng loại mà họ cho có giá trị thực sự của một tác phẩm bonsai là ý nghĩa, tâm hồn, tài năng và sức sáng tạo của nghệ sỉ .

giá trị bonsai
Bon sai đẹp


Trong thiên nhiên cây nào cũng đẹp, cũng đáng yêu nhưng dù sao đó cũng là cái đẹp tự nhiên, nếu không có sự nâng niu , cắt lọc từ những bàn tay tài hoa lịch lãm của con người thì cái đẹp đó cũng chỉ là tương đố chứ chưa gọi là hoàn chỉnh. Tuy nhiên trong quá trình đục đẽo, cắt khoét, uôn sữa mà chúng ta can thiệp một cách thô bạo có thể làm cho cây biến dạng thái hoá, kiểu quạ thành “công”, mèo thành “chồn” thì không thể goi là nghệ thuật. Người xưa thường nói “ngừời đi nhanh trên cát không để lại dấu vết gì” Người chơi bonsai cũng như thuế, không để lại dấu ấn thô thiển của bàn tay mình trên vết cắt, dục khoét, hoặc tạo ra những đường thô thiển cho cây bị dị dạng, go bó, tàn nhánh trở nên rời rạc, mất hết vẻ thanh thoát.
Cái đẹp thì muôn hình muôn vẻ nhưng con đường tìm tồi cái đẹp thật lắm gian nan. Có cây mới nhìn đã thấy đẹp nhưng cũng có cây mất nhiều thời gian mới khám phá cai sâu lắng vốn dĩ tìm ẩn từ bên trong. Một tác phẩm bonsai được gọi là tương đối hoàn thiện là một cây già nua cổ kinh, còn giữ nét hoang sơ đương nét dịu dàng gợi lên được sự rung động mỹ cảm ngay từ lúc đầu. Cụ thể các vết cắt phải liền sẹo tàn nhánh hài hoà với tông thể tàn nhánh của cây, trong đó dáng thế của cây là phần quyết định .
Tiếp đền đó là bộ rể phải phơi bày trên mặt chậu vơi đầy vẻ sung mãn và kiêu hãnh. một bộ rể lý tưởng bao giơ củng nổi trên mặt giá thể gợi lên sự vững chảy và bền bỉ với đất trời. Cây càng gia rể càng trồi lên, tượng trương cho sự chiến thắng trong cuộc đấu sinh tồn. Vỏ cây có thể lồi lỗm, sần sùi nhưng không mang đấu vết chấp nói thô kệch. Vồm cây phải thoáng không được che khuất thân cây, nhất là lá phải nhỏ phù hộp với kích thướt của cây và nào cũng xanh tươi nom mơn mỡn..

nghệ thuật bonsai
Nghệ thuật bonsai


Trong nghệ thuật bonsai hoa và trái chỉ là yêu tố phụ vì theo quang điểm của người Á Đông đời hoa quá ngắn ngủi so với sự trường tôn vĩnh cưữ của bonsai. Nhiều người gọi bonsai là những cổ thụ được tiểu hình hoá chiều cao con lại khoảng 10cm tới trên một mét, đặt trong chiếc chậu cạn cân đối hài hoà. Còn tỉ lệ cân xứng với đường kính góc với chiều cao cvủa cây thương là từ 1/5 dến 1/7. Cúng ta thường chia bonsai làm nhiều loại như bonsai mini, kiển trung, kiển sân nhưng người nhật lại coi bonsai như là một nghệ thuật sống nên họ thích chía ra làm nhiều nhóm như bonsai lá xanh, bonsai rụng lá, bonsai bông, bonsai trái. Giá trị của chậu bonsai thường bắt nguồn từ thiên nhiên có khi người chơi phải chăm sóc từ 5 đến 10 năm và phải dồn vào đó cả tâm huyyết của mình mới có thể tạo ra một sản phẩm vừa ý. Đặt điểm của nghệ thuật bonsai là tự do phóng khoáng là sự tái tạo nhiện không có sự sao chép và mô phỏng một cách thụ động tuỳ tiện mà không biết lược bỏ các chi tiết rườm rà, chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết nhất klà phải biết tôn trọng một số nguyên tắt chung, đó là qui luật tự nhiên. Chẳng hạng cây càng gia tán ngọn càng tròn và các nhành trên cao thường bị xô dạt về phía sau(xuy phong) trái lại cây càng tơ thì đầu càng nhọn biểu hiện cho sự vương lên đầy ứơc vọng. Cây cảnh thu nhỏ tượng trưng cho cây già lâu năm đứng trơ trụi một mình giữa đất trời bao la, dáng dấp và phong thái cao quí như một tiên ông đạocốt. Đó chính là sự quân bình thiên liên trong vũ trụ nói lên sự khôn ngoan minh triết của con người.
Như vậy bonsai là một nghệ thuật sống và nó là kết quả của một quá trình lao động. Từ những cây hoang dã nếu được những bàn tay tài hoa của con người tác động vào, cộng thêm thời gian chăm sóc giá trị của một cây hoàn chỉnh co thể lên đến vài chục triệu tới vài trăm triệu đồng.
Người chơi bonsai trước hết phải kiên trì nhẫn nại và phải khôn ngoan và am hiểu cuộc sống của từng chửng loại, đặt biệt là có lòng thương yêu cây cỏ coi đời sống của cây cỏ nhue một phần xương thịt của mình. Có như vậy mới thật sự tìm được sự yên tỉnh của tâm hồn trong mối quan hệ ứng xử của con người với thiên nhiên như nhà văn Sơn Nam, đã viết : cây kiển đống vai trò như một viện ngọc, cái đỉnh đồng. Nó làm thoả mãn khát vọng đựợc hoà mình vào vạn vật nhưng không đượm màu sắc huyền bí nó chỉ thơ mộng như một bài thơ siêu thoát hiền lành.

Nghệ nhân hoa lan Tám Ngọc (Bùi Văn Ngọc)

thầy tám ngọc

Suốt mấy mươi năm trồng lan, ông Tám Ngọc không chỉ cung cấp nhiều loài hoa đẹp cho đời mà còn giúp nhiều người có cuộc sống ổn định.

Tại lễ tuyên dương Người nông dân tiêu biểu TPHCM lần thứ 2 mới đây, bên cạnh những kỳ hoa dị thảo được các gương điển hình nông dân đem tới trưng bày thì những chậu lan hồ điệp, cát lan gia rực rỡ luôn thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu. Chủ nhân của những chậu lan ấy là nghệ nhân Bùi Văn Ngọc (Tám Ngọc) – người vinh dự nhận danh hiệu Nông dân tiêu biểu của TPHCM với nghề trồng lan.

nghệ nhân Bùi Văn Ngọc (Tám Ngọc)
Nghệ nhân Bùi Văn Ngọc (Tám Ngọc)

Đam mê từ nhỏ

Vườn lan của nghệ nhân Tám Ngọc ở khu phố 2, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức – TPHCM chỉ rộng 100 m2 nhưng có hàng ngàn chậu lan. Ngoài giống lan cắt cành như denro, mokara, vườn còn những giống hiếm như cát lan gia, hồ điệp, ngọc điểm, vũ nữ, báo hỷ… Tôi đến khi ông đang lui cui kiểm tra từng gốc lan với chiếc bình phun nước trên tay. Dáng người nhỏ bé của ông lẩn khuất giữa hàng ngàn cánh hoa đang đua nở.

Nghệ nhân Tám Ngọc cho biết ngay từ nhỏ, ông đã yêu hoa lan. “Vì trót chọn nghề điện tử để mưu sinh nên tôi không có thời gian cho niềm đam mê của mình. Tuy vậy, mỗi khi đi làm về, tôi thường ghé qua đường Hoàng Văn Thụ sưu tầm những giống lan rừng về trồng quanh nhà để ngắm nhìn những lúc căng thẳng, mệt mỏi. Đầu năm 1983, một lần tình cờ đi ngang các cửa hàng hoa, thấy người ta dùng hoa lan kết hoa cưới cho cô dâu, tôi thấy cũng hay hay và bắt đầu nghĩ đến việc trồng lan để phục vụ cho mọi người, nhất là trong ngày vui đôi lứa” – ông tâm sự. Từ những chậu lan ban đầu, ông nhân giống để trồng. Không ngờ, khi lan ra bông, chủ các tiệm hoa tìm đến tận nhà để mua. Từ đó, ông dồn hết tâm sức cho việc nhân giống, trồng lan.

Nhân giống lan quý

Nghệ nhân Tám Ngọc chỉ trồng những giống lan cao cấp như cát lan gia, hồ điệp, vũ nữ… Ông cho biết: “Ngày ấy, mỗi chậu lan đẹp như cát lan gia hay hồ điệp trị giá cả lượng vàng. Chính vì vậy, khi bán hoa, những chủ vườn thường dùng kim chích vào các mắt cây để người trồng không thể nhân giống được”. Tuy vậy, bằng những kiến thức được học trước đây cộng với việc nghiên cứu các tài liệu, ông đã ứng dụng thành công việc trồng và nhân giống nhiều loài lan quý.

Thầy Tám Ngọc với đam mê hoa Lan
Thầy Tám Ngọc với đam mê hoa Lan

Cho tôi xem những cành lan đang trổ hoa, ông giảng giải: Muốn hoa lan đẹp, ngoài giống tốt, kỹ thuật chăm sóc là yếu tố quyết định chất lượng hoa. Đối với hoa lan, mỗi tuần bón phân 2 – 3 lần, chủ yếu dùng NPK. Phân bón cho lan không có tạp chất, ngoài ra, còn bổ sung các vi chất cần thiết. Mỗi ngày nên tưới lan từ 2 – 3 lần, nếu trời mưa thì không cần tưới.

Nhiều năm trồng lan, ông đã đúc kết kinh nghiệm: Lâu tàn nhất là lan hồ điệp với tuổi thọ của bông từ 2 – 3 tháng. Kế đến là cát lan gia khoảng một tháng mới tàn, còn ngọc điểm thì chỉ 10 ngày. Nhưng đắt nhất là cát lan gia vì chúng cho bông to đẹp, cánh lại uyển chuyển. Chỉ riêng với loài cát lan gia, ông đã lai tạo ra nhiều màu sắc khác nhau như xanh đậm, xanh da trời, sô-cô-la, rượu chát, đỏ hồng, đỏ tía, vàng… Ngoài ra, ông còn có nhiều giống lan khác như vũ nữ, báo hỷ, hồ điệp cho bông to, cánh đẹp với nhiều màu sắc.

Niềm vui với nghề

Chỉ với diện tích 100 m2 nhưng mỗi năm, nghệ nhân Tám Ngọc thu được khoảng 100 triệu đồng từ việc bán hoa. Đó là chưa kể đến tiền bán những giống lan đặc biệt như cát lan gia, hồ điệp, vũ nữ…

Niềm vui của ông trong suốt mấy mươi năm trồng lan không chỉ là việc cung cấp loài hoa đẹp mà còn giúp được nhiều người có cuộc sống ổn định; trong đó có anh Bùi Tuấn Hải, một chủ vườn lan nổi tiếng tại Dĩ An – Bình Dương hiện nay. Nghệ nhân Tám Ngọc nhớ lại: “Đó là năm 1986, khi tôi đang tưới lan thì thấy có một học sinh lấp ló ngoài cửa. Hóa ra cậu học trò ấy muốn mua lan để tặng thầy nhân ngày Nhà giáo nhưng không đủ tiền. Thấy vậy, tôi liền để chậu lan denro cho cậu với giá 10.000 đồng. Không ngờ, vài ngày sau, tôi lại thấy cậu ta lấp ló trước cửa. Lần này, cậu mong muốn được trồng hoa lan trong sân nhà”. Thấy cậu học trò yêu lan, ông gom những cành lan đang nhân giống tặng ngay, kèm theo mấy bịch phân bón cùng kỹ thuật trồng. Không ngờ 6 tháng sau, cậu học trò trở lại vườn ông cầm theo 10 cành lan denro tuyệt đẹp. Ông kể: “Khi trao lan cho tôi, cậu ấy nói: “Nhờ những cành lan của bác mà cháu đã nhân ra 50 chậu trên sân nhà và mỗi tuần cháu cắt được 10 cành bán. Giờ đây, khi đi học, cháu không phải xin tiền của mẹ nữa”.

Ngoài việc trồng lan, nghệ nhân Tám Ngọc còn tham gia dạy nghề miễn phí cho nhiều bà con trong vùng. Vào thứ bảy, chủ nhật, ông còn được Hội Nông dân TPHCM, Trung tâm Khuyến nông Bình Dương mời giảng dạy về nghề trồng lan cho nông dân. Chỉ riêng tại Bình Dương, đến nay, ông đã tổ chức được 11 lớp dạy nghề miễn phí cho nông dân thuộc CLB hoa lan cây cảnh. Ông Nguyễn Thành Giàu, ở huyện Bến Cát – Bình Dương, cho biết: “Trước đây tôi trồng sứ nhưng thu nhập không cao. Từ khi có dịp gặp thầy Ngọc qua chương trình dạy nghề miễn phí, tôi đã chuyển sang trồng lan. Giờ đây, vườn lan của tôi đang thu hoạch, cuộc sống gia đình ngày càng ổn định”.

Nghệ nhân Tám Ngọc tâm sự: “Tôi nghĩ mô hình trồng lan rất phù hợp cho những nông dân thuộc diện bị thu hồi đất hay thanh niên nhàn rỗi, không có công ăn việc làm. Trong định hướng phát triển của mình, ngoài việc dạy nghề cho bà con, tôi sẽ tiếp tục nhân giống lan mới để phục vụ nhu cầu phát triển, hướng đến mục tiêu xuất khẩu trong tương lai”.


Huỳnh Nga

Nguyên lý và quá trình lọc nước trong hồ thủy sinh

lọc hồ thủy sinh

Như các bạn đã biết hồ thủy sinh là một hệ sinh thái khép kín. Trong hồ có nhiều loại động vât thủy sinh sinh sống kể cả những loại vi khuẩn. Mỗi ngày chúng ăn và thải ra nhiều chất thải. Chất thải này nếu không được sử lý hay sử lý không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và hệ sinh thái trong hồ. Thậm chí nó sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe của cây và thủy sinh vật. Để sử lý những chất thải này, thay nước cũng là 1 biện pháp để giảm thiểu lượng chất thải. Nhưng thay nước nhiều hay thường xuyên cũng không phải việc làm có lợi cho hồ thuỷ sinh (việc thay nước chỉ nên thay mỗi tuần 1 – 2 lần). Để đạt được hiệu quả cao trong việc sử lý chất thải trong hồ thủy sinh, lọc nước sẽ đóng vai trò này.

lọc hồ thủy sinh



Máy lọc dùng cho việc lọc nước trong hồ có hình dạng khác nhau cũng như nguyên lý hoạt động. Loại máy lọc thường gặp là:

  • Lọc treo (Overhang fillter)
  • Lọc đáy (lọc nền) dùng sỏi đáy trong hồ làm vật liệu lọc
  • Lọc ngoài (Canister or External fillter) đặt ở ngoài hồ


Cây thủy sinh sẽ nhả ra Oxy mà thủy sinh vật cần và làm sạch nước “tự nhiên” bằng cách hấp thu chất độc hại như Ammonia và Nitrogen mà thủy sinh vật thải ra. Đó là lý do tôi luôn luôn nói “Nếu cây thủy sinh trong hồ khỏe thì cá, tép đương nhiên cũng sẽ khỏe (ngoại trừ cá mới mang về hoặc cá đã có mầm bệnh)”.

Nhưng ngoài hệ thống lọc, chúng ta cũng nên nghĩ đến những nhu cầu cơ bản của cây thủy sinh:

  • Nước
  • Ánh sáng
  • CO2 (carbon dioxide).


Cây thủy sinh sống và tồn tại dựa vào nước. Cây thủy sinh thực thụ mà chúng ta trồng có thể sống trong môi trường nước nghèo nàn dinh dưỡng. Khi nước trở nên giầu dinh dưỡng, rêu tảo sẽ thừa cơ hội hấp thu dinh dưỡng và phát triển nhanh hơn cây thủy sinh. Trong trường hợp này nếu lọc nước tốt sẽ có khả năng loại trừ vấn đề này song song với việc thay nước thường xuyên.

Nếu lọc nước của chúng ta có dung tích nhỏ, đương nhiên là số lượng nước được lọc sẽ ít theo và không thể loại trừ hay ngăn cản rêu tảo ra khỏi hồ. Ngoài ra cá, tép trong hồ sẽ bị bệnh nếu lọc nước không được làm vệ sinh thường xuyên. Nếu lọc tốt, hệ vi sinh trong lọc sẽ loại trừ hay khống chế mầm bệnh (gây bệnh cho cá tép) và rêu tảo không tồn tại được.

Tiếp theo, xét về yếu tố ánh sáng, Lọc treo hay lọc trên hồ sẽ làm giảm hay ngăn cản nguồn ánh sáng mà cây thủy sinh rất cần. Hồ thủy sinh, ánh sáng phải được phân bổ đều khắp hồ và không bị che khuất.

Cuối cùng, xét về vấn đề liên quan đến CO2. Máy lọc có khả năng làm thông khí hay đánh tan khí vào nước, đó là nguyên do làm cho CO2 bị thất thoát. Giống như chúng ta lắc lon SODA. Sau đó mở nắp lon “Xuỵt” tất cả CO2 trong lon sẽ bay ra vào không khí, soda sẽ trở nên nhạt tẻ. Chắc chắn chúng ta không thích soda nhạt cũng như cây thủy sinh. Tất cả các loại lọc tạo sự tiếp xúc giữa nước và không khí, là nguyên nhân làm cho Co2 trong nước thất thoát. CO2 dễ dàng hòa tan vào trong nước hơn không khí gấp 70 lần nhưng dễ hòa tan bao nhiêu thì cũng dễ thất thoát vào không khí bẫy nhiêu. Lọc nước chuyên dùng cho hồ cá là yếu tố đầu tiên liên quan trực tiếp đến cá, tép, phải tạo ra Ôxy thay thế CO2. Còn hồ nuôi trồng cây thủy sinh thì không thể dùng lọc nước làm phân tán CO2 hay tạo ra sự chuyển động hoặc làm cho nước tiếp xúc trực tiếp với khí.

Máy lọc mà đáp ứng được cho cả 3 hình thức (làm sạch nước, không che nguồn ánh sáng, không làm Co2 tan trong không khí) là 1 trong những thiết kế đặc biệt để cây thủy sinh phát triển : Máy lọc ngòai (external, canister power filter) rất mạnh, mình không nên lắp đặt đầu ống dạng phun tia (spray bar). Ống nước ra phải cho nó thấp hơn mặt nước và hãy quên việc sử dụng – lắp đặt đầu ống phun tia.

Phương pháp dùng sỏi từ lớp nền bên dưới làm lọc đáy sẽ có 1 vài ảnh hưởng. Đầu tiên, lớp phân nền(trộn với sỏi) bên dưới không thể sử dụng được, thứ 2 khi sử dụng 1 thời gian cát bắt đầu hết tác dụng trong việc lọc, cuối cùng, khi cây lớn lên, rễ cây sẽ ngăn dòng chảy của nước thông qua lớp nền bên dưới. Tuy nhiên phương pháp này lại tốt cho hồ thủy sinh giai đoạn đầu khi mới set up . Nó sẽ đem Oxy trong nước trực tiếp đến rễ cây và làm cho nhiệt độ (đã chênh lệch) giữa nền và nước bằng nhau. Mặc dù có sự phát triển tốt hơn trong thời gian đầu, nhưng trên thực tế hệ thống lọc đáy , sau 1 thời gian, sẽ làm nảy sinh các vấn đề đã đề cập ở trên. Chắc chắn nguyên lý này không ứng dụng cho người trồng cây thủy sinh muốn thay đổi bố cục thường xuyên.

Nguyên lý lọc có thể phân ra được 2 lọai:

  • Lọc hóa học
  • Lọc sinh học

Quá trình lọc sinh học

Lọc hóa học dùng than họat tính hay zeolite để loại Ammonia & Nitrogen ra khỏi nước. Còn lọc tự nhiên hay sinh học thì dùng vi khuẩn để phân hủy Ammonia & Nitrogen và chuyển hóa thành Nitrates ít độc hại hơn (với thực vật thuỷ sinh) qua quá trình Oxy hóa. Cả 2 phương pháp này đều có lợi điểm và cùng được sử dụng cho hồ cá và cây thủy sinh.

Khi mới set up hồ cho đến lúc vi khuẩn đã phát triển tối đa trong vật liệu lọc, quá trình lọc hóa học với than họat tính có thể làm giảm vi khuẩn. Nhưng nếu chỉ dùng than họat tính bỏ vào trong hộp lọc của máy, nó sẽ giữ lại nhiều mẩu cặn thải lớn. Sau 1 thời gian các cặn thải này sẽ trở thành thức ăn cho vi khuẩn (nitrobacteria), chuẩn bị vào quá trình lọc sinh học 100%. Than họat tính sẽ tự mất khả năng lọc của nó trong 1 hoặc 2 tuần, thay vào đó hệ vi sinh bám trên than hoạt tính sẽ phát triển tốt hơn và đảm nhận vai trò lọc sinh học.

Việc xác định thời gian chuyển đổi từ lọc hóa học sang lọc sinh học rất quan trọng. Không nên chuyển từ lọc với than hoạt tính sang lọc sinh học trong thời gian quá ngắn. Vì hệ vi sinh (nitrobacteria) bám trên than và các vật liệu lọc khác chưa phát triển đủ mạnh để đảm nhận trọng trách lọc sinh học trong thời gian đầu. Nếu điều này xảy ra (lấy than hoạt tính ra khỏi lọc) sẽ có sự mất cân bằng về sinh thái, cá sẽ bắt đầu chết và rêu tảo bắt đầu phát triển. Do đó, than hoạt tính có thể tiếp tục được sử dụng như là vật liệu lọc cho quá trình lọc sinh học.

Mặc dù là 1 vật liệu lọc rất tốt và cần thiết để làm sạch môi trường nước nhưng than hoạt tính có 1 bất lợi là hay làm cho lọc bị tắc sau 1 thời gian. Vì vậy nó thường được thay thế bằng các vật liệu lọc khác cũng tốt cho sự phát triển của con vi khuẩn. Việc thay vật liệu lọc không quá khó, việc quyết định thời gian khi nào cần thay mới khó. Tóm lại, than họat tính nên được thay thế ngay sau lần thứ nhất hay thứ hai lọc bị tắc.

Quá trình lọc sinh học

Thật sự không cường điệu chút nào khi nói rằng môi trường hồ thủy sinh phụ thuộc rất nhiều vào quá trình lọc sinh học. Khi hệ vi sinh phát triển thịnh vượng, nước sẽ sạch và không có rêu tảo.

Phản ứng hóa học (thông qua quá trình oxy hóa) bởi vi khuẩn đã chuyển hóa Ammonia từ dạng độc hại sang không độc hại : ammonia (NH3) > Nitriet (NO2), Nitrate (NO3). Vi khuẩn chuyển NH3 thành NO2 được gọi là Nitrosomonas và NO3 là Nitrobacter. Nghiên cứu cho thấy rằng việc duy trì nitrate sẽ ít độc hai hơn nitrite khỏang 70 lần. Nhưng nếu tích luỹ nhiều trong nước nó cũng trở thành độc hại. Do đó, chúng ta cần phải luôn thay nước thường xuyên ngay cả khi vẫn dùng máy lọc nước. Máy lọc nước có khả năng loại bỏ nitrates có thể xuất hiện trong thế kỷ sau.

Để quyết định độ Nitrate và Nitrite trong nước có 2 cách tính: dùng dụng cụ đo và phương pháp hóa học. Cách thứ 2 sẽ tốt hơn nhưng đó có thể không thuận tiện về chi phí. Tốt nhất để biết được độ nitrates mình có thể đánh gía từ độ pH. Khi nitrates tăng độ pH sẽ giảm, và nước nếu có nitrites cao sẽ có pH cao. Nếu độ pH 5.0 nó cho thấy độ nitrate cao.

Độ pH bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố. Yếu tố thứ nhất là nitrates còn gọi là acid. Yếu tố thứ 2 khi vi khuẩn bị oxy hóa chúng sẽ hấp thu Oxygen và thải ra Co2. Tương tự ,mức độ ô nhiễm ở sông cũng được biểu hiện như một biểu đồ gọi là B.O.D(như cầu sinh hóa học – Oxygenbiochemical oxygen demand) . Điều này cho thấy rằng có bao nhiêu Oxygen được sử dụng bởi vi khuẩn, do đó nó là cũng vật chỉ thị mức độ chất thải hữu cơ trên sông.

Cách giữ hoa tươi lâu

Cách giữ hoa tươi lâu

Để giữ cho hoa cắm bình tươi lâu không có một biện pháp đơn lẻ nào giải quyết được mà các bạn phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp. Sau đây xin giới thiệu với các bạn một số biện pháp chính để các bạn tham khảo và áp dụng phối hợp:

1. Bình cắm hoa phải sạch

Trước khi cắm hoa phải rửa bình thật sạch sẽ bằng xà bông, nên phơi khô ngoài nắng, nhất là những bình hoa đã cũ và cắm nhiều loại hoa có cành mềm dễ gây thối nước như hoa huệ, layơn, thược dược…Sau mỗi lần thay nước cũng phải rửa sạch sẽ

2. Thời điểm cắt hoa

Nếu là hoa có sẵn trong vườn nhà thì các bạn nên cắt cành hoa vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, là thời điểm tốt nhất trong ngày vì lúc này cây thoát hơi nước không nhiều, cành hoa đang chứa nhiều nước và carbohydrat.

3. Xử lý hoa trước khi cắm để tăng khả năng hút nước của hoa

Cắt xéo vết cắt để tăng bề mặt hút nước cho cành hoa, đồng thời khi cắm mặt cắt không áp sát đáy bình, cành hoa hút nước dễ hơn. Những loại hoa có thân gỗ như hoa Mai, đào…phải hơ gốc cành trên ngọn lửa một đoạn khoảng 5cm, để ngăn cản sự thoát nhựa từ cành ra ngoài nước bình, đồng thời khi bị đốt các mô chết dẫn nước sẽ tốt hơn. Có thể sử dụng nước ấm để cắm hoa nếu hoa được  đóng gói khô hoặc tồn trữ bảo quản ở nhiệt độ thấp.

Khi cắt hoa từ trên cây nên cắt dài một chút để khi cắm vào lọ bạn có thể cắt ở phần gốc của cành hoa khoảng 3-5cm (nơi có cột không khí trong ống mạch cản trở việc hút nước của cành hoa). Khi cắt bỏ đoạn gốc của cành hoa phải nhúng cả gốc cành vào trong nước hoặc đưa gốc cành vào vòi nước đang chảy để cắt, sau đó cắm nhanh cành hoa vào lọ. Làm như vậy nước trong lọ sẽ tiếp xúc trực tiếp được với cột nước trong các ống mạch của cành hoa, tạo thành một cột nước liên tục chảy đều các cành hoa, giữ cho hoa tươi lâu hơn. Cắt bỏ bớt lá một cách hợp lý để giảm bớt sự thoát hơi nước ở cành hoa.

4. Đảm bảo sự cân bằng nước trong cành hoa

Sau khi cắt rời khỏi cây mẹ, yêu cầu đầu tiên của cành hoa trong lúc này là nước, nên sau khi cắt phải nhanh chóng cắm được cành hoa vào nước cáng sớm càng tốt, để cành hoa trong trạng thái trương nước, nếu không cành hoa sẽ dễ bị héo do chúng vẫn tiếp tục thoát hơi nước nhưng không được bổ sung nên bị thiếu hụt nước. Nếu tình trạng thiếu hụt nước kéo dài cành hoa sẽ không có khả năng tươi trở lại, hoặc nếu có tươi trở lại được thì cũng yếu sức, mau tàn,

5. Sử dụng nước sạch và thay nước hằng ngày

Phải sử dụng nước sạch để cắm hoa (có thể dùng nước ấm khoảng 38-40°C, vì nước ấm vận chuyển vào cành nhanh hơn), không dùng nước có chứa nhiều Calcium, Magnesium. Nước có fluor có thể hủy hoại mô lá, hoa, vì vậy nếu nguồn nước có chứa fluor phải cho chảy vào trong xô, chậu dự trữ chờ một vài ngày cho hóa chất này bay hơi hết mới dùng để cắm hoa. Phải thay nước bình hằng ngày, khi thay nước phải rửa sạch cuống hoa, nhất là phần cắm ngập trong nước.

6. Hạn chế vi khuẩn gây thối

Trước khi cắm, cắt bỏ các lá phía dưới, không để cho lá ngập trong nước gây thối làm cho nước nhiễm khuẩn, vi khuẩn bám xung quanh gốc cành bị chận lại và làm chonước bị nhiễm khuẩn.

Nếu là hoa có thân mềm như cúc, thược dược, layơn…thì mỗi khi thay nước nên cắt bỏ phần gốc cành bị thối. Không nên để nước trong bình quá nhiều, chỉ để vừa đủ để cắm ngập gốc cành khoảng 3-5cm, vì việc hút nước chủ yếu được thực hiện ở chỗ vết cắt. Nếu cắm ngập sâu gốc cành dễ bị vi khuẩn gây thối. Có thể sử dụng một vài loại hóa chất như nước javel, Sulfat đồng, thuốc tím… (nồng độ 0, 05 gam/lít) để ức chế vi sinh vật gây thối, làm cho hoa tươi lâu hơn, với hoa có màu trắng không nên dùng thuốc tím hoặc Sulfat đồng.

7. Vị trí đặt bình hoa

Không đặt bình hoa ở chỗ có ánh nắng trực tiếp chiếu vào, dưới mái tôn nóng, ở những chỗ thường có gió lùa, dưới quạt hoặc trên mặt tivi, radio… vì hơi nóng làm giảm tuổi thọ của hoa, không khí nóng, gió làm cành hoa bị mất nước nhanh, trong khi chúng hút nước không kịp để  bổ sung sẽ làm hoa héo, nhanh tàn. Vào buổi tối trước khi đi ngủ nên đưa bình hoa vào chỗ mát hoặc ngoài sân để chúng “hứng sương”.