Rất ít người chơi thủy sinh chú ý đến dòng chảy của nước. Tuy nhiên dòng chảy của nước rất quan trọng và ảnh hưởng đến rất nhiều chu trình quan trọng trong hồ thủy sinh.
Các cách tác động đến dòng chảy của nước trong hồ thủy sinh
Giả dụ, hồ thủy sinh chỉ có đất nền, đá và cây thủy sinh sẽ có rất ít sự chuyển động của dòng nước trong hồ thủy sinh.
Nếu chúng ta lắp cây sưởi vào hồ, dòng chảy của nước sẽ được hình thành sự đối lưu, nước xung quanh cây sưởi sẽ ấm di chuyển lên trên (nước ấm sẽ nhẹ hơn nước mát) và nước mát hơn sẽ thế chổ. Chỉ với cây sưởi trong hồ chúng ta sẽ có hai lớp nước với nhiệt độ khác nhau. Lớp nước ấm hơn sẽ nằm bên trên và lớp nước mát hơn sẽ nằm dưới.
Nếu chúng ta bỏ cá vào hồ, một lượng nước nhất định sẽ di chuyển do sự chuyển động của vây cá khi chúng di chuyển. Số lượng nước di chuyển trong trường hợp này phụ thuộc vào kích thước và số lượng cá trong hồ.Thí dụ, chúng ta chỉ có khoảng nửa chục con Neon trong hồ thì dòng chảy của nước là không đáng kể.
Nếu chúng ta sử dụng máy sụt khí hoặc máy lọc chìm thì dòng chảy của nước sẽ đáng kể do bọt khí của các thiết bị trên tạo ra.
Nếu chúng ta muốn có dòng chảy mạnh hơn trong hồ ta có thể sử dụng, máy lọc ngoài, máy bơm nhỏ đặt trong hồ.
Những yếu tố ảnh hưởng của dòng chảy trong hồ thủy sinh
Trước tiên đối với trường hợp có cây sưởi, dòng chảy sẻ giúp giải quyết vấn đề chênh lệch nhiệt độ của hai lớp nước bàng cách hòa lẫn chúng với nhau. Kết quả là nhiệt độ của hồ sẽ ấm hơn.
Dòng chảy của nước giúp ngăn chặn sự hình thành của váng trên mặt nước. Tăng cường sự trao đổi khí giữ nước trong hồ và không khí.
Dòng chuyển động trong hồ, giúp tăng cường bề mặt tiếp xúc với không khí khi liên lục thay đổi bề mặt của nước. Tất nhiên là sẽ giúp tăng cường tỉ lệ oxygen hòa tan trong nước và giải phóng carbon dioxide vào không khí. Oxygen rất cần thiết cho sức khỏe của cá do đó chúng ta sẽ có thể nuôi được nhiều cá hơn trong cùng một hồ.
Dòng chảy của nước mang oxygen cho vi khuẩn nitrat hóa trong hồ, vi khuẩn nitrat hóa có nhiệm vụ phân hủy những chất thải độc hại trong nước và giúp mang lại dinh dưỡng cho cây thủy sinh.
Một dòng chảy mạnh trong hồ thủy sinh sẽ có giúp tạo luồng nước cho cá bơi lượn thỏa thích và rất có ích.
Dòng chảy của nước thật quan trọng phải không bạn? Do đó bạn hãy tạo dòng chảy cho hồ thủy sinh của mình theo đúng nhu cầu và mục đích của mình.
(Dịch từ “Water Movement in the Aquarium” của Richard Brown)
Một số loài cá cảnh có thể phá cây, dẫu vậy hầu như tất cả chúng đều yêu thích hồ thủy sinh. Cây thủy sinh cung cấp cho cá nơi ẩn náu, thức ăn, lãnh thổ và cũng cải thiện môi trường hồ tốt lên nhiều, xét về khía cạnh chất lượng nước và thẩm mỹ. Nhiều loài cá cũng có ích đối với cây nhờ làm sạch vụn đáy và ăn tảo trên lá. Việc lựa chọn cá và cây thích hợp sẽ mang lại lợi ích tương hỗ nhờ đó tạo ra quang cảnh thủy sinh sống động và thú vị.
Cá ăn tảo
Bề mặt của lá cây thủy sinh là môi trường lý tưởng để tảo phát triển và nếu tảo không được làm sạch khỏi những cây lá lớn và tăng trưởng chậm, nó có thể cản trở quá trình quang hợp. Làm sạch tảo bằng tay khá khó khăn và thường khiến lá bị tổn thương, vì vậy bạn cần tìm ra cách khác để giải quyết việc này. Hầu hết các loại tảo đều chứa nhiều chất đạm và giàu dinh dưỡng, cho nên chúng là nguồn thức ăn lý tưởng đối với cá. Không phải mọi loài cá đều tiêu thụ tảo với số lượng lớn, nhưng qua nhiều năm trời, một số loài nhất định đã thích nghi và phát triển thành loài ăn tảo xuất sắc. Hầu hết những loài cá này đều thuộc nhóm cá tỳ bà, mặc dù một số cá chuột và cá đẻ con cũng là những loài ăn tảo xuất sắc.
Trong hồ thủy sinh, lưu ý chỉ sử dụng những loài cá ăn tảo kích thước nhỏ, một số loài cá ăn tảo phát triển rất to và rồi chúng có thể phá cây nhiều hơn là diệt tảo. Những loài tỳ bà nhỏ, chẳng hạn như Otocinclus và Peckoltia là những loài cá ăn tảo xuất sắc mà chúng có thể nuôi thành bầy nhỏ trong hồ thủy sinh. Chúng liên tục ăn tảo trên cây mà không làm tổn hại đến lá và cũng không phát triển quá to. Các loài cá chuột, chẳng hạn như mập đuôi đỏ (Epalzeorhynchus bicolor) hay cá nút (E. frenatum) chỉ lớn khoảng 15 cm, nhưng thường là những thực khách nhiệt thành. Chúng là những loài lý tưởng đối với hồ trồng cây lá lớn và cứng, chẳng hạn như một số loài Echinodorus. Cá chuồn sông (Crossocheilus siamensis) và cá chuột may (Gyrinocheilus aymonieri) ăn tảo cực mạnh; một số cá chuồn sông thậm chí ăn cả tảo chùm đen, loại mà nhiều loài cá ăn tảo khác từ chối. Cá bảy màu và molly cũng là những loài ăn tảo giỏi và cá molly thậm chí còn ăn cả ốc.
Gyrinocheilus aymonieri (Cá chuột may – sucking loach)
Otocinclus affinis (Cá chuột oto – dwaft otocinclus – tên mới Macrotocinclus affinis)
Peckoltia pulcher (Cá tỳ bà lùn – dwaft pleco – tên mới Dekeyseria pulchra)
Poecilia reticulata (Cá bảy màu)
Poecilia sphenops (Cá molly)
Poecilia velifera (Cá molly vây buồm)
Rineloricaria hasemania (Cá tỳ bà roi – whiptail catfish)
Mặc dù loài cá mập đuôi đỏ (Epalzeorhynchus bicolor) có thể phát triển rất to, chúng rất hữu ích đối với hồ thủy sinh. Loài cá hấp dẫn, linh động và có màu sắc nổi bật này dành phần lớn thời gian để ăn tảo trên các tảng đá và lá cây. Loài cá molly vây cánh buồm (Poecilia velifera) xinh đẹp dùng tảo như là một phần thực đơn của chúng và cũng ăn cả một số ốc sên nhỏ. Loài cá dạn dĩ này thường phô bày bộ vây của mình trong hồ thủy sinh.
Cá vệ sinh
Nhiều loài cây có lá nhỏ, mảnh ở mặt tiền hồ thường bị dính cặn trên lá. Ngoài tự nhiên, cặn bã sẽ được dòng nước và cá vệ sinh dọn sạch. Cá vệ sinh nhỏ có thể được thả vào hồ thủy sinh với mục đích tương tự. Làm sạch cặn bã sẽ giúp cây nhận được nhiều ánh sáng hơn và hành vi sục sạo cũng khiến cặn bã được đẩy đến gần bộ lọc nơi nó bị ngăn lại và loại khỏi hồ. Chuột cory là những loài cá vệ sinh lý tưởng và có thể được nuôi thành nhóm nhỏ trong hồ thủy sinh. Mặc dù cá vệ sinh kiếm được nhiều thức ăn dưới đáy, bạn cũng nên cho chúng ăn thêm thức ăn viên và tấm để đảm bảo chúng nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng.
Một số loài cá chuột, chẳng hạn như chuột culi (Pangio kuhlii) hay bống cát (Acantopsis choirorhynchos) là những loài cá vệ sinh xuất sắc mà chúng thường tự vùi thân và di chuyển bên dưới lớp nền trên cùng. Điều này khiến lớp nền trên cùng thường xuyên được xáo trộn, từ đó ngăn cản sự tăng trưởng của tảo và loại bỏ cặn lắng. Những loài cá như vậy dành phần lớn thời gian ẩn mình bên dưới nền, lũa và đá hay giữa các cây thủy sinh lá nhỏ.
Mặc dù bạn không thấy chúng thường xuyên nhưng chúng đang đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì hồ thủy sinh.
Những loài cá vệ sinh hữu ích đối với hồ thủy sinh
Thực vật nổi vừa hữu ích vừa đem lại vẻ đẹp cho hồ thủy sinh. Các loài cá hoạt động ở tầng mặt như cá sặc, cá bảy màu và cá rìu rất chuộng nơi ẩn náu tạo ra bởi thực vật nổi và rễ của chúng. Nhiều loài thuộc họ cá tai tượng (bao gồm cả cá sặc) làm tổ bọt ngay chỗ có thực vật nổi để đẻ trứng. Điều này hiếm khi xảy ra trong môi trường hồ cảnh đông đúc, nhưng nếu điều kiện phù hợp và mật độ cá thấp, một hồ thủy sinh trong lành với nhiều thực vật nổi là môi trường lý tưởng để các loài thuộc họ cá tai tượng sinh sản.
Những loài cá tầng mặt dành cho hồ thủy sinh
Betta splendens (cá lia thia mang đỏ, cá thia thia)
Bầy cá rìu vạch dành toàn bộ thời gian của chúng để tìm kiếm thức ăn trên mặt nước. Loài cá này thích ẩn náu bên dưới các cây cao và thực vật nổi.
Cá bầy đàn tầng giữa
Những loài cá tetra và lòng tong nhỏ là bổ sung sống động và tuyệt vời đối với hồ thủy sinh. Chúng bơi theo bầy lẫn trong lá cây và vật dụng trang trí trong hồ, thường rượt đuổi lẫn nhau khiến tách thành từng nhóm nhỏ. Hầu hết các loài cá tetra thích hợp với nước hơi mềm và có tính a-xít, môi trường phù hợp với hầu hết cây thủy sinh và thường là trạng thái của hồ thủy sinh được cấp khí CO2. Bởi vì hầu hết cá tetra và lòng tong tương đối nhỏ, chúng có thể được nuôi theo bầy lớn mà không làm hại cây thủy sinh.
Chuột cory là loài nuôi theo bầy rất hữu ích bởi vì chúng xáo trộn nhẹ nhàng lớp nền trong khi liên tục tìm kiếm thức ăn. Dưới đây là loài chuột cory sọc Corydoras trilineatus. Một số cá lòng tong và danio rất linh hoạt và yêu thích dòng chảy vừa phải với thật nhiều không gian trống trong hồ. Những loài này chuộng hồ có dòng chảy và cây to hơn và có lẽ không nên nuôi trong hồ thủy sinh có dòng nước chảy chậm, nghèo ô-xy, và cây cối rậm rạp. Những loài cá bầy đàn cỡ nhỏ dành cho hồ thủy sinh
Rasbora heteromorpha (lòng tong tam giác – harlequin rasbora – tên mới Trigonostigma heteromorpha)
Những loài cá bầy đàn cỡ nhỏ ưa chuộng dòng chảy
Danio sp. (cá xảm bay, danio)
Hasemania nana (tetra chanh – silver-tip tetra)
Tanichthys albonubes (kim tơ, bạch vân sơn điều ngư – white cloud mountain minnow)
Một bầy cá nhỏ, sặc sỡ như trông rất thú vị đối với bất kỳ loại hồ cá nào, nhưng một hồ thủy sinh trong lành sẽ cung cấp rất nhiều chỗ để chúng bơi ra bơi vào.
Cá lớn tầng giữa
Một số loài cá lớn có thể được nuôi trong hồ thủy sinh mà không làm hại cây và nhiều loài còn khiến hồ cá trông sinh động và nổi bật hơn. Loài thông dụng nhất thuộc loại này là cá ông tiên (Pterophyllum scalare) mà chúng di chuyển một cách duyên dáng giữa những cây cao như Vallisneria spp. Mặc dù khi trưởng thành hết cỡ, loài cá này đủ lớn để xơi những con cá nhỏ hơn, chẳng hạn như cá neon đỏ non (Paracheirodon axelrodi) hay lòng tong tam giác non (Rasbora heteromorpha), chúng vẫn thường được nuôi với những loài cá nhỏ hơn chúng rất nhiều.
Nhiều loài thuộc họ cá tai tượng có thể phát triển rất to, bao gồm những con cá sặc mà chúng có thể lớn đến 10-15 cm, mặc dù chúng còn trông có vẻ to hơn nhờ hình dáng tròn trĩnh. Một số loài cá lớn, chủ yếu là cichlid, chọn bề mặt nhẵn nhụi để đẻ trứng. Rồi chúng dành thời gian để chăm sóc trứng và bảo vệ cá con. Quan sát quá trình này trong hồ cảnh là một trải nghiệm tuyệt vời đối với người nuôi cá. Lá thủy sinh lớn chẳng hạn như Echinodorus spp. là nơi lý tưởng để đẻ trứng. Cá ông tiên (Pterophyllum scalare) và cá đĩa (Symphysodon spp.) đặc biệt thích đẻ trứng trên những lá lớn.
Cá cichlid tí hon cũng thể hiện hành vi tương tự trong hồ thủy sinh, dù nhiều loài đẻ trứng trong hang hốc tự nhiên cũng như trên lá cây. Những loài cá này là bổ sung lý tưởng đối với hồ thủy sinh có một số khoảng trống gần nền đáy, và thể hiện nhiều hành vi và cá tính hơn so với các loài cá khác.
Pelvicachromis pulcher (cichlid cầu vồng – kribensis)
Nuôi chung cá sặc chẳng hạn như những con trân châu, cẩm thạch và cẩm thạch vàng này để phòng tránh sự hung dữ của từng cá thể. Những loài cá lớn này rất duyên dáng và bơi lội khoan thai nên không làm hại cây. Có rất ít loài cichlid phù hợp với hồ thủy sinh, nhưng loài cichlid vẹt lùn này (Apistogramma cacatuoides) không quá lớn và sẽ dựa vào cây thủy sinh để thiết lập một vùng lãnh thổ nhỏ, và thậm chí còn sinh sản.
Cá lớn và cá ăn cây
Có nhiều loài cá không thể nuôi trong hồ thủy sinh. Một số cá characin cỡ lớn là những loài ăn thực vật và tiêu thụ cây cực nhanh; các loài cichlid hung dữ cũng phá cây mặc dù điều này là hậu quả của hành vi bảo vệ lãnh thổ chứ không phải là chúng ăn cây; và những loài cá lớn như cá he đỏ và cá đong mỏ-lết (spanner barb) sẽ phá cây vì lối bơi lội càn quấy của chúng.
Tuy nhiên, một số cây đủ mạnh mẽ và được dùng để bổ sung thêm ít cây cối cho hồ nuôi những loài cá này.
Dương xỉ Java (Microsorium pteropus) là loài cây mạnh mẽ với lá có nhựa độc để chống bị cá ăn, dẫu vậy đa số cá ban đầu vẫn cố thử nhấm nháp một chút. Mặc dù khó ăn, một số loài cichlid lớn vẫn có thể cắn nát dương xỉ Java nhưng những loài cá ăn thực vật có thể nuôi chung với dương xỉ Java một cách an toàn.
Hầu hết các loài Anubias có lá dày như da thuộc khiến chúng đủ mạnh để chịu đựng được đôi chút càn quấy từ cá lớn. Điều này cũng đúng với các loài cây bán cạn, mà chúng thường có lá dày với bề mặt trơn láng để không bị khô khi vươn lên khỏi mặt nướ
Khi cắt tỉa cây thủy sinh có nhiều vấn đề cần chú ý, điều này có liên quan đến việc sinh trưởng của cây sau khi cắt tỉa:
Cắt tỉa và thay nước tránh tiến hành đồng thời , khi cắt tỉa xong cây thường bị tổn thương, sẽ ngừng thời gian sinh trưởng trong một thời gian ngắn, nếu đồng thời thay nước, chất nước sẽ sản sinh biến hóa làm rối loạn cây.
Khi cắt tỉa, cố gắng tránh cắt tỉa toàn bộ các cây trong bể thủy sinh, nếu làm như vậy các cây trong bể thủy sinh sẽ ngừng sinh trưởng một thời gian, trong thời gian chưa bểi phục, phải tiến hành điều chỉnh điều kiện môi trường trong bể thủy sinh như việc tăng cường ánh sáng và khí CO2, phân bón cho cây phải giảm thiểu để tránh thời gian cây không hấp thụ được sẽ tạo điều kiện cho các loại rong hấp thụ các chất dinh dưỡng còn thừa sẽ sinh sôi, nảy nở.
Nhổ cây khi cắt tỉa, phải dọn sạch những rễ già lưu lại ở đáy, để tránh thối rữa làm biến hóa chất nước( sản sinh khí amoniac và axit kali nitrat).
Khi cắt tỉa cố gắng loại bỏ những lá già, để lại những lá mới.
Chăm sóc bể thủy sinh
Thay nước bể thủy sinh
Khi cỏ được nuôi dưỡng trong thời gian dài, việc thay nước sẽ vô cùng quan trong đối với việc sinh trưởng của cây. Dù là đã lắp đặt một thiết bị lọc nước tương đối tốt nhưng trong bể thủy sinh vẫn tích lũy các thực vật làm trở ngại quá trình sinh trưởng của cây. Trong điều kiện này phải tiến hành bón phân, thực vật cũng không thể sinh trưởng tốt được, sẽ tạo ra lượng phân quá nhiều. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự xuất hiện các loại rong rêu. Để phòng trừ phải thay nước định kì. Quá trình thay nước sẽ căn cứ vào số lượng cây trong bể thủy sinh và các chủng loại cây khác nhau. Thông thường thì khoảng hai tuần thay 1/4 – 1/3 lượng nước trong bể thủy sinh. Nếu không thêm khí CO2 thì khoảng 2 -3 ngày tiến hành thay nước 1/4 – 1/3 lượng nước. Đặc biệt là khi thay nước phải chú ý những việc sau:
Tốt nhất trước khi thay nước, bổ sung lượng nước mới phải xử lý tốt nước đưa vào( Loại trừ sạch Clo, khử trùng tiệt trùng nước, loại trừ các mầm mống của rong rêu, nguyên nhân của bệnh và vi khuẩn nảy sinh).
Khống chế nhiệt độ khi thay nước, đặc biệt là ở mùa đông, phải thay nước nhanh, lượng nước thay một lần không nên quá nhiều.
Khi thay nước kiến nghị nên ngừng hoạt động của máy lọc nước, làm cho mặt nước yên lặng, sau đó tiến hành công việc thanh lý bể như loại trừ rong rêu ra khỏi bể thủy sinh( để tránh cho các loại rong theo nước vào trong bể).
Khi thay nước nếu khi máy lọc đang trong quá trình lọc, phải dùng nước sạch để thay để tránh phá hoại sinh thái trong máy lọc.
Càng không nên thay máy lọc đồng thời với việc thay nước.
Ánh sáng bể thủy sinh
Đối với bể thủy sinh, thời gian chiếu sáng nên có quy luật, thời gian chiếu sáng một ngày khoảng trên dưới 10 tiếng là tốt nhất. Nếu trong điều kiện có thể khống chế được ánh sáng chiếu vào, thời gian chiếu sáng có thể điều chỉnh cho thích hợp, bể thủy sinh cả ngày luôn được chiếu sáng thì nhất định phải có 5- 6 tiếng hoàn toàn tối mới tốt. Nếu thời gian tối không đủ, thời gian sáng quá dài sự sinh trưởng của cây sẽ trở nên xấu đi.
Ngoài ra, chiếu sáng không có quy luật sẽ làm tổn hại đến sự sinh trưởng của cây. Nếu vì bận rộn mà không có thời gian chăm sóc cây, có thể dùng máy hẹn giờ. Làm như vậy có thể tự động cố định thời gian chiếu sáng hoặc để tối, thời gian chiếu sáng sẽ đươc duy trì cố định.
Xưa kia thời Pháp thuộc, người Hà Nội chơi Thủy tiên thường tới phố Lãn Ông và phố Thuốc Bắc để mua lại của người Hoa kiều, hoặc dân buôn từ biên giới Trung Quốc về.
hoa thủy tiên
Hằng năm cứ vào dịp Tết Nguyên đán, thường là trước Tết từ một tháng đến 15 ngày, người ta mua về rồi ngâm vào nước lã (nước mưa là tốt nhất), từ một đến hai ngày rồi làm vệ sinh, rửa sạch, bóc các vỏ xây xát, cắt bỏ rễ thối… Hằng ngày thay nước trong sạch, rồi tùy thuộc vào sự nảy mầm mà cắt gọt củ để phát nụ. Cắt gọt và hãm nụ sao cho hoa nở theo ý định của mình. Ðó là việc làm tài nghệ của người chơi hoa Thủy tiên.
Xưa kia trong cung đình và ở hội chợ đã có những cuộc thi hoa Thủy tiên. Hội thi hoa Thủy tiên xưa được tổ chức long trọng. Giải thưởng được đặt lên nhang án sơn son thếp vàng gồm có vật phẩm và tiền bạc. Tùy theo từng vùng và từng năm để định giải, thường là có trà mạn, thuốc lá thơm, đôi cốc pha-lê làm bình đựng thủy tiên, v.v. Nhưng bấy giờ đặc biệt phải có bánh pháo.
Người được giải được rước kiệu hoặc xe tay kéo có gọng nạm đồng hoặc bịt bạc. Khi về tới địa phương được người có chức sắc cao nhất và các cụ tiên chỉ mặc áo tụng xanh ra đón. Có cờ hội và cờ đại bái cắm song hàng. Pháo nổ giòn giã liên hồi, làng xóm, bạn bè hân hoan chúc tụng…
Khi còn sinh thời, bác Lộc người phố Bùi Thị Xuân, quận Hai Bà Trưng đã bỏ ra một chỉ vàng để mua cả hòm Thủy tiên từ Phúc Kiến gửi về để chơi và tặng bạn. Bác Lộc cầu kỳ đến mức sau khi tìm được cụ Tiên đã ngoài 80 tuổi để nhờ cụ gọt Thủy tiên, lại đi tìm người chơi cây sành và là nhà báo đưa đến tận nhà cụ Tiên để cụ phổ biến, dạy bảo cho cách chơi, cách gọt. Hằng ngày thay nước cho Thủy tiên, tối đưa ra sân, ngày lại đưa vào nhà, bác Lộc say sưa bưng bình thủy tiên như ôm vào lòng mình một vật báu mà tiền bạc bao nhiêu cũng không mua nổi.
Muốn bảo đảm cho Thủy tiên nở hoa vào Tết Nguyên đán, trước Tết khoảng hai tuần mới ngâm củ vào nước, làm vệ sinh như đã nói ở phần đầu. Hằng ngày thay nước trong mát cho đến khi mầm nảy, dùng dao gọt, tốt nhất bộ đồ làm bằng tre cật vót mỏng sắc, hoặc lưỡi dao sáng không gỉ để tránh gỉ sắt làm thối vỏ.
Khi mầm vươn dài khoảng 5 cm, ta có thể dùng giấy mỏng (thay cho dây buộc để tránh xước) ghì nhẹ cho mầm mọc theo hướng mình định. Trong quá trình gọt và tạo dáng của mầm, tuyệt đối không gọt và đụng chạm vào cọng hoa. Ðiều cần biết, mỗi một mầm là một giò hoa sẽ nảy từ trong kẽ lá ra nên phải theo dõi quan sát kỹ.
Nếu do thời tiết rét quá hoa chậm nở, có thể dùng nước ấm đổ vào, hoặc để trong phòng kín có nhiệt độ dưới 20oC để kích thích cho hoa nở mau hơn. Trường hợp thời tiết nồm nóng, dùng giấy mỏng bọc nụ hoa rồi lấy lòng trắng trứng gà quết trên mặt củ để hãm cho tốc độ hoa nở chậm lại. Không nên bọc quá chặt nụ sẽ làm chi nụ bị thui chột. Nếu củ Thủy tiên nào nảy nhiều nhánh cần tách bẻ bớt đi cho đỡ rối rắm, rườm rà. Chỉ nên để một ngọn giữa, hai nhánh trên nhỏ làm hai tay, hai nhánh dưới to làm hai chân, phần dưới ở giữa là bộ rễ. Rễ càng dài càng đẹp, hai nhánh dưới càng mập càng vui mắt.
Chọn bình đứng, phải là thủy tinh pha-lê mới đẹp. Dáng của bình phải có chân như chân cô tây uống rượu. Ðộ sâu khoảng 12 cm là vừa phải, sâu hơn phải kê nhiều sẽ bị xấu. Nơi để bình Thủy tiên, không nên để giữa bàn thờ mà phải để hơi chếch một bên để khỏi phạm húy. Nếu có sập gụ, tủ chè hoặc một chiếc bàn cuốn hay hỷ khảo bằng gỗ gụ, để bình Thủy tiên vào những vị trí ấy càng làm tăng vẻ đẹp và giá trị.
Tùy theo túi tiền mà bạn có cách trang trí riêng cho ngôi nhà thân yêu của mình. Ngoài việc trang trí bằng tranh treo tường, bình gốm, tượng… bạn cũng có thể làm tăng sự duyên dáng của ngôi nhà bằng cách trang trí hoa khô.
Trang trí nhà với hoa khô
Hiện nay, hoa khô được coi là hàng xa xỉ bởi giá còn khá cao. Tuy nhiên giá hoa khô cũng vô chừng tùy theo sự lựa chọn của bạn, bởi bạn chỉ cần sự đơn giản mà phù hợp chứ không nhất thiết phải dùng những loại hoa quá đắt tiền.
Hoa khô có thể trang trí bất cứ đâu trong nhà, miễn là bạn lưu ý đến vị trí để bảo quản hoa được lâu. Nếu trang trí hoa khô trong phòng khách, bạn phải lưu ý đến sự hài hòa với nột thất. Có thể chọn bình lớn, hoa to để trang trí nếu bạn dùng bộ bàn ghế sô-pha, salon cho phòng khách. Ngoài ra còn phải chú ý đến màu sắc, tốt nhất là nên chọn màu hoa tương phản hoặc màu sáng để làm vui mắt nơi tiếp khách của bạn.
Đối với phòng ngủ, bạn nên chọn loại hoa cánh nhỏ, chưng trong bình hay vòng hoa treo trên cánh cửa. Nên chọn màu ứng với màu của drap trải giường hoặc màu dịu mắt. Nếu chọn vòng hoa để trang trí thì bạn có thể dùng loại vòng hoa phù hợp với từng mùa.
Nếu có ý định trang trí nhà bếp, phòng ăn bằng hoa khô bạn phải lưu ý đến việc chọn hoa và bảo quản hoa. Có thể chọn những loại hoa cánh nhỏ, màu sặc sỡ để tăng không khí vui tươi nhưng không kém phần trang nhã cho phòng ăn. Lưu ý tránh để gần nơi có độ ẩm cao vì có thể làm hoa mau hư.
Bạn cũng có thể tự làm hoa khô tại nhà bằng cách chọn những loại hoa mới nở, đậm màu. Sau đó chốc ngược hoa xuống rồi treo vào chỗ nóng khô nhưng không có gió, nắng hoặc dùng máy sấy tóc sấy cho đến khi hoa khô. Khi hoa khô rồi thì dùng keo xịt tóc xịt lên hoa để giữ màu lâu. Cách làm này đơn giản và không mất nhiều thời gian công sức. Còn cách làm như hoa khô bán trên thị trường thì phải nhuộm hoa khi hoa còn tươi .Nhuộm bằng cách cho màu đặc biệt để nhuộm hoa vào nước cắm hoa cho hoa hút màu nước này rồi mang hoa đi sấy. Sấy xong lại nhuộm khô rồi xịt thuốc giữ cho hoa bền.
Trong ngày cưới của mình cô dâu chú rể nào cũng muốn chọn cho mình những sắc hoa tươi thắm nhất làm ngày cưới thêm sang trọng và rực rỡ.
Nhưng chọn hoa thế nào?, và loài hoa nào được coi là tượng trưng cho tình yêu?. Đó chính là hoa hồng, hầu như không có loài hoa nào có thể thay thế được vì sự phổ biến và giá trị mà nó mang lại, đó chính là loài hoa lý tưởng cho đám cưới của bạn.
Chọn màu sắc hoa hồng mà bạn yêu thích. Hoa hồng trắng là một sự lựa chọn đẹp và tao nhã cho đám cưới vào mùa đông, còn hoa hồng thích hợp cho đám cưới tổ chức vào mùa hè. Còn hoa hồng đỏ hầu như bạn có thể dùng cho bất kỳ mùa nào trong năm cũng như loại hình đám cưới của bạn. Nếu bạn có một chủ đề cho đám cưới của mình thì hãy chọn màu hoa cho thích hợp với chủ đề đó.
Sau khi đã chọn được màu sắc của hoa, bạn hãy thiết kế phong cách trang trí hoa cho đám cưới của bạn. Nếu chưa có ý tưởng bạn có thể nhờ bạn bè và những người có kinh nghiệm để thiết kế. Từ đó bạn có thể phối kết hợp với những loài hoa khác. Một kiểu thiết kế được nhiều người sử dụng đó phong cách màu tươi mát mang hơi thở của thiên nhiên. Bạn có thể lấy một vài chiếc lông vũ và kết hợp với nhiều màu sắc khác nhau để tạo phong cách riêng cho đám cưới của bạn.
Chọn nơi đặt hoa. Cho dù bạn tự thiết kế hoa cho mình hay thuê người thiết kế thì bạn hãy dành thời gian để tìm hiểu chỗ đặt hoa. Đám cưới là lễ kỷ niệm quan trọng nhất chính vì thế hãy dành thời gian trước ít nhất là hai tuần để đặt hoa. Hãy đến những cửa hàng bán hoa lớn để có thể mua hoa với giá rẻ hơn.
Sau khi nhận hoa bạn hãy bảo quản chúng cẩn thận, và sắp xếp những đóa hoa theo đúng thiết kế của bạn. Nếu có thời gian bạn có thể bó chúng và tạo ra những bó hoa thật đẹp theo trí tưởng tượng của bạn.
Những cành mai có dáng đẹp, với các hình dáng một “lão mai” gốc to, da sần sùi, mọc rong rêu càng tốt, nhánh khẳng khiu và có thể có những hình thể như: Chân quỳ, Hạc bay, Phụng Hoàng…
Cách chọn hoa mai tết
Ngoài những nét trên, người mua mai còn chú trọng đến sự phân chia các nhánh trên một gốc mai. Nhánh to, nhánh nhỏ, sự sắp xếp các nhánh. Có thể phân chia tên gọi tùy sự phong phú của các tay chơi mai chuyện nghiệp. Nhìn chung có các điểm cần chú ý khi lực một nhành mai: Các cành phân chia thứ lớp, bông rải đều, nhánh to khỏe, nhánh uyển chuyển, nụ bụ bẩm, lá non vừa nhú. Ngoài ra các người chơi mai chuyên môn cònphân biệt thêm nhiều thứ phụ khác nữa mà chỉ có họ biết mà thôi. Ví dụ như Nhụy Âm Dương, Cành Tứ Quý. Nhụy âm dương là chỉ đạo vợ chồng phu phụ, cành tứ quý chỉ bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông… Đặc biệt là các nhà nho học chơi mai rất công phu. Một cành mai nở không đúng vào dịp Tết, mai vừa nở đã rụng, hoặc các nhánh phân bố không hợp cách là xui xẻo cả năm (Người chơi mai tin như vậy).
Dáng cành đẹp: Mai đẹp không chỉ ở hoa mà quý ở dáng cây. Nên chọn những cây nhánh đẹp cân đối. Vỏ đen tự nhiên, không đốm vảy nấm mốc. Không nên chọn cây quá nhiều nhánh, các nhánh to nhỏ chênh nhau quá nhiều.
Đừng “tham” cây nhiều nụ: Tất nhiên là hoa càng nhiều thì cành mai trông càng đẹp, nhưng hoa có nở đẹp và lâu bền hay không còn tùy vào khả năng nuôi dưỡng của cành, cây, nhất là trong điều kiện chưng bình. Nên chọn cành hoặc cây mai có nụ nhiều vừa phải và phân bố đẹp trên cả cành. Các nụ hoa phải đủ “bụ bẫm” để nở kịp ba ngày Tết.
Hoa mai đẹp: Cánh hoa mịn, đều nhau. Màu sắc và độ to của hoa rất đa dạng, tùy vào sở thích mỗi người mà chọn lựa cho phù hợp, chứ đó không phải là tiêu chí chọn hoa mai đẹp.
Lá mai: Một cành mai đẹp không thể là cành mai trụi lá hoặc lá xanh um nhiều như hoa. Tốt nhất nên chọn cành mai nhiều hoa và nụ, điểm những chiếc lá non xanh mềm hoặc đỏ tía. Nếu trên cành còn sót lại một vài chiếc lá cũ hoặc có thêm vài chiếc lá đã già xanh, hãy ngắt bỏ chúng – điều này sẽ giúp giảm sự thoát hơi nước của cành mai.
Trồng mai trên đất vườn phải là thứ đất đen, đất thịt nhưng không giữ nước để tránh úng thủy. Mai trồng trên các luống vồng cao, có khoảng cách vừa đủ đề cây tăng trưởng. Mỗi năm vào rằm tháng 10 Âm Lịch phải ngắt hết lá để dồn nhựa cho các nhánh ra hoa. Tuốt lá không đúng ngày sẽ ảnh hưởng đến ngày hoa nở. Khi cắt nhánh đem ra chợ phải đốt gốc. Cách đốt gốc cũng góp một phần không nhỏ vào việc giữ cho hoa nở bền hơn.
Những chứng bệnh của hoa lan được xếp vào 4 nhóm như sau:
Nhiễm trùng(Bacterial diseases)
Bệnh nấm (Fungal diseases)
Nhiễm vi khuẩn (viral diseases)
Sâu bọ
Nhiễm trùng – Đốm và thối (Bacterial spot/Rot)
Bệnh nay do vi trùng Pseudomonas và Erwirnia làm cho chết cây và lan sang các cây khác mau lẹ.
Nhiễm trùng – Đốm và thối
Dấu hiệu: Lá hay cuống lá có đốm hay vệt mầu nâu hay đen hay phỏng nước từ từ loang to. Hoa có đốm mầu hồng hay nâu nhạt .Rễ bị nhũn ra và ngửi có mùi hôi.
Cách ngăn ngừa và chữa trị:
Hãy cắt bỏ hết những chỗ bị thối và cắt sâu thêm ít nhất là 2 phân vào phần còn khỏe mạnh.
Dao kéo cắt cây phải đốt qua lửa để diệt trùng.
Rắc bột diêm sinh vào chỗ cắt để khử trùng, khử nấm.
Nếu gốc cây hoặc rễ bị thối nên thay chậu bằng chậu sạch và vỏ cây mới.
Để xa những cây lành mạnh
Tăng cường sự thoáng gió
Giảm độ ẩm
Bớt tưới nước và tránh làm ướt lá.
Bệnh nấm (Fungal diseases)
Nấm thối đen (Black rot: Phythopthora) thường xảy ra cho lan Cattleya và nhiều loại khác.
Dấu hiệu: mầm non bị thối đen từ gốc lan lên trên và có những chấm mốc trắng bên ngoài. Bệnh này lan ra nhanh chóng từ cây nhỏ đến cây lớn. Thông thường cây sẽ chết, mặc dầu đã cắt bỏ và chữa trị như trên.
Thân cây bị thối hoặc chết khô (Black leg/ Dry rot) thường xảy ra cho các lọai Vanda và Dendrobium do nấm Fusarium và Rhizoctonia. Nguyên nhân nước đọng quá nhiều trong chậu và nhiễm bệnh.
Dấu hiệu: thân cây bị mềm hoặc khô lại, rụng lá dần dần từ gốc đến ngọn. Chữa trị như trên.
Lá có đốm hay chấm nâu đen hay loang lổ (spot, dot, blotch), hơi sần sùi xảy ra cho Cattleya, Dendrobium, Oncidium, Vanda v.v… do các thứ nấm Cercospora, Colletotrichum, Septoria, Phyllosticta gây ra làm cho lá rụng sớm hơn và làm cho cây cũng như hoa không được tươi tốt và mau tàn.
Cách chữa trị như trên và phải phun thuốc trừ nấm như Physan, Benomyl, Daconil v.v…, nhưng những chấm này để lại các vết sẹo trên lá không sao hết được ngoại trừ cắt bỏ.
Nhiễm vi khuẩn (viral diseases)
Lan bị nhiễm vi khuẩn, có nhiều thứ rất khó lòng nhận diện, bởi vì vi khuẩn rất nhỏ, dấu hiệu thay đổi và nhiều khi lại giống như các bệnh nhiễm trùng hay nấm. Chỉ có thí nghiệm mới biết chắc chắn. Có một điều nên biết là những cây bị nhiễm trùng hay nấm nếu đã được chữa trị, sẽ không có dấu vết trên các cây con, còn vi khuẩn sẽ lây lan sang các cây con và không có cách gì chữa trị được đành phải vất bỏ, bời vì cây quặt quẹo, yếu đuối, hoa bị lệch lạc, cong queo, có nhửng tì vết và chóng tàn.
Nhưng cũng có 2 thứ vi khuẩn thông thường nhất rất dễ nhận diện đó là: Cymbidium mosaic virus và Odontoglossum Ring spot virus thường lan truyền sang cây khác bởi việc cắt xẻ cây bằng dao kéo không được khử trùng, nước tưới bắn sang cây bên cạnh hoặc côn trùng hút nhựa rồi mang bệnh từ cây này sang cây khác.
Sâu bọ
Rệp xanh hay đen (aphid) thường bám vào nụ hoa hay cây non. Rệp không những hút hết nhựa cây mà còn truyền bệnh nữa. Xit bằng nước hay cồn 75% hay dùng cây tăm nhúng vào cồn lấy ra. Phải coi chừng khỏang 5-7 ngày sau trứng sẽ nở và phải diệt lại.
Rệp trắng (false spider mites) rất nhỏ nhưng người tinh mắt có thể nhìn thấy đuơc. Rệp hút nhựa cây, nếu không trị ngay, cây sẽ chết và lan rộng mau lẹ nhất là khi nhiệt độ lên cao và ẩm độ lại quá thấp. Rệp trắng hay để lại những chấm vàng nhỏ trên mặt lá Paphiopedilum hay Phalaenopsis . Dùng xà phòng loại sát trùng (insecticidal soap) Mathalion hay pha 1 thía cà phê xà phòng rửa chén với 1 thìa cà phê dầu ăn loại thực vật, 250 ml cồn và 250 ml nuớc cho vào bình xit, lắc cho thật đều rồi xịt 3 lần, cách nhau một tuần lễ.
Rệp đỏ (Red Spider mites) cũng rất nhỏ để lại những chấm mầu bạc ở mặt dưới lá Cymbidium hay Dendrobium. Diệt trừ như trên.
Rệp bông (mealy bugs) có thể nhìn thấy dễ dàng, thường để lại dấu vết như bông gòn ở cuống hoa, gốc cây. Diệt trừ như trên.
Rệp vẩy (scales) có 2 loại: vỏ cứng mầu nâu và gồ cao lên rất dễ nhận ở trên mặt, phía dưới lá hay thân cây. Loại thứ hai rệp sáp mầu trắng hay nâu nhạt, mềm và nhỏ còn có tên Boisduval scales. thường ở dưới lá, cuống hoa và tệ hại nhất là chui vào những ngóc ngách cúa cuống lá, bẹ hoa khó lòng diệt trừ. Loại vỏ cứng chỉ cần lấy ra còn loại mềm phai dùng thuốc diệt trùng loại ngấm vào cây (systemic insectiside) hay dung dịch kể trên phun nhiều lần mới hết.
Ruồi trắng (white fly) thường hay bám ở mặt dưới lá đẻ trứng và sinh sàn mau lẹ. Mới đầu chỉ là nhửng vòng trắng nho nhỏ sau đó thành bầy và lan ra các cây khác. Cách diệt trừ như trên.
Kiến tưởng như vô hại nhưng thực ra mang rệp và đủ chứng bệnh cho lan cần phải tuyệt diệt bằng Malathion hay Diazinon hay rắc Diazinon hạt trên mặt chậu rời tuới nước cho ngấm xuống.
Ốc sên và sên không vỏ (Snails, Slugs). Hai thứ này rất tai hại, không những ăn hoa, nụ còn ăn cả lá hoặc cây non, nhất là loại không vỏ thường trú ấn trong chậu cây. Chúng thường để lại những vết nhớt nên rất dễ nhận ra .Dièt trừ bắng các loại thuốc diệt sên có chất metaldehyde như Correy’s chẳng hạn. Có thể rắc muối dưới đất, nhưng đừng rắc vào trong chậu.Ngoài ra có thể soi đèn vào buổi tối, hay đổ rượu bia vào chiếc đĩa để bắt sên.
3 Công thức cần nhớ
Diệt trừ sâu bọ
1 chai cồn rubbing alcohol 70% 16 Oz
1 chai 16 0z nước lã
1 thìa súp xà bông rửa chén
1 thìa súp dầu ăn
1 ly cà phê đen
Cho vào bình phun (Sprayer) lắc cho thật kỹ. Mỗi khi phun phải lắc cho đều. Tránh phun vào cây để ở chỗ nắng. Phun 4 lần, mỗi lần cách nhau một tuần lễ.
Cây nhập cảng trơ rễ (bare root)
1 thìa súp đường
1 thìa cà phê phân bón 30/10/10
10 giọt superthrive hay 1viên thuốc ngừa thai
2 gallon nước
Khuấy cho đều, ngâm cây trong 4 giờ, lấy ra để cho ráo nước. Ngâm 4 giờ nữa rồi để khô qua đêm. Ngày hôm sau tái tục, cây sẽ không bị khô kiệt (dehydrated) Dùng nước này nhưng không có đuờng ngâm vỏ cây tối thiểu 24 giờ rồi mới trồng.
Diệt trừ kiến và rệp
1 cup 250ml dung dịch 409 hay Fantastik
1 cup isopropyl rubbing alcohol 75%
2 cup nước cho vào bình xit, lắc cho đều trước khi phun.
hoặc
Dr. Bronner’s Peppermint Soap mua ở Health Food Store Pha 1 thìa cà phê với 1 lit nước, lắc cho kỹ trước khi phun
Cách ngăn ngừa
Tất cả những chứng bệnh kể trên có thể ngăn ngừa được tới 90% nếu chúng ta:
Mua những cây khỏe mạnh không tì vết.
Nuôi cây đúng cách từ ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, tưới nước và thoáng khí.
Để cây xa nhau.
Giữ dao, kéo cho thật sạch
Diệt côn trùng
Quan sát thường xuyên và chữa trị kịp thời.
Tuy vậy khi thấy lá cây vàng úa và rụng toàn bộ chớ vội kết luận là lan bị bệnh, bởi vì có nhiều cây đến mùa thu là vào chu kỳ rụng lá để sang năm lên chồi mới như cây Bletia, Calanthe, Stenoglotis và nhiều giống Dendrobium chỉ ra hoa trên cành đã khô trụi lá. Những đốm hay chấm trên lá cũng không hoàn toàn là do nấm, bị nhiễm trùng hay virus mà chỉ là đặc điểm của cây lan bởi vì có những cây nhiều năm mới rụng lá. Những lá già phần đông đều có dấu hiệu trông chẳng khác gì bị bệnh. Nhiều cây lan khác thiếu chất lục diệp tố (chlorophyll) cũng có hiện tương như vậy. Cây lan Phaius maculata hình bên cạnh là một thí dụ diển hình.
Trên đây chỉ là một vài điều căn bản, muốn thấu hiểu chi tiết hơn xin tham khảo cuốn Orchid Pests and Diseases do Hội hoa lan Hoa Kỳ và Home Orchid Growing của Rebeca Tyson Northen hay những tài liệu khác.
Lan nếu được nuôi dưỡng đúng cách, cây sẽ khỏe mạnh, đâm chồi nẩy nụ và hoa sẽ tươi đẹp bền bỉ. Nếu không cây sẽ yếu ớt, không ra hoa lại hay bị nhiễm bệnh và chết.
Nguyên nhân làm cho lan không được khỏe mạnh liên quan đến nhiều vấn đề khá quan trọng như: nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ, tưới nước, phân bón v.v… nhưng 80% là tưới quá thường xuyên. Nên nhớ lan cần ẩm độ cao nhưng không cần tưới quá nhiều nước.
Chăm sóc lan tốt sẽ ra hoa to và đẹp
Nóng quá cây sẽ bị còi cọc, lá vàng vọt không lớn được, hoa chóng tàn.
Lạnh quá nhựa cây không lưu chuyển được, cây yếu dần và dễ bị bệnh.
Thay đổi nhiệt độ đột ngột nụ hoa sẽ thui chột và bị rụng
Nắng quá cây sẽ làm cháy lá, úa vàng cằn cỗi.
Thiếu ánh sáng cây èo uột, lá mềm và rũ xuống.
Ẩm độ quá thấp củ bẹ nhăn nheo, teo tóp lại.
Ẩm độ quá cao, cây dễ bị nhiễm bệnh.
Thiếu nước cây bị khô cằn, lá bị nhăn nhúm chun xếp lại.
Quá nhiều nước cây sẽ bị thối củ, thối rễ
Bón quá nhiều cây sẽ bị còi cọc vì muối đọng trong chậu làm cháy rễ, đầu lá bị cháy.
Thiếu phân bón thường có những hiện tượng sau:
Thiếu chất đạm (nitrogen) cây không lớn, lá từ từ lá vàng úa, lá già trước lá non sau
Thừa chất đạm lá xanh mướt, dài và mềm
Thiếu chất lân (phosphorous) lá ngắn và nhỏ
Thừa chất lân cây thấp, lá ít và dầy, ra hoa sớm, dò hoa thấp ngắn.
Thiếu chất cali (potassium) cây bị mềm yếu, lá bị xoăn lại và không ra hoa
Thừa cali thân cây và lá bị nhỏ đi, cây không lớn được.
Kinh nghiệm cho biết lan cần rất ít phân bón vì vậy chỉ nên bón thật loãng và thưa, ngoại trừ Vanda, Dendrobium và Cymbidium. Những giống nguyên thủy (species) không ưa nhiều phân bón. Những khiếm khuyết kể trên làm cho cây yếu ớt nên dễ bị bệnh. Thông thường do những vết trầy, cắt hay gẫy, khi bị quá ẩm ướt vào mùa mưa lạnh lại bị thiếu nắng, không thoáng gió thêm vào quá nhiều phân bón.
Nhiều người thắc mắc không biết nên trồng lan bằng chất liệu gì cho đúng cách vì trên thị trường có quá nhiều chất liệu và mỗi người trồng một khác. Chúng ta những người chơi lan tài tử thường mắc chung một chứng bệnh: Muốn trồng đủ loại, nhưng lại để cùng một chỗ, trồng với nhiều chất liệu khác nhau mà lại tưới bón như nhau. Xin phân tách từng thứ một để chúng ta chọn lựa, bởi vì chẳng có một thứ nào lý tưởng 100% có thể dùng cho tất cả các loại lan.
Người ta có thể trồng lan bằng nhiều thứ như vỏ cây, đá, sơ dừa, rêu v.v… Nhưng mỗi chất liệu có những đặc tính khác nhau cho nên có những lợi điểm và khuyết điểm. Chúng ta nên nhớ rằng mỗi loại lan cần một chất liệu trồng khác nhau và mỗi chất liệu lại cần một cách tưới bón thích hợp. Thí dụ loại phong lan không thể dùng những chất liệu trồng cho địa lan hay ngược lại. Loại lan cần nhiều nước không thể dùng chất liệu mau khô được. Ngoài ra còn có những vấn đề phụ thuộc liên quan đến như: Tưới nước, sẵn có trên thị trường, giá cả, tiện dụng hay không? Trong phạm vi bài này chúng tôi chỉ xin đề cập đến nhưng thứ có sẵn và thông dụng trên thị trường Hoa Kỳ mà thôi.
Vỏ thông (Fir Bark)
Thứ này thông dụng hơn cả, rẻ tiền, dễ mua, giữ nước và độ ẩm, khá thích hợp cho nhiều thứ lan cho nên nhiều người dùng. Điều bất tiện là thứ này giữ chất muối có sẵn trong nước và trong phân bón, chỉ giữ được chừng 2/3 số Nitrogene trong phân bón và thông thường sẽ bị mục nát trong khoảng 2-3 năm.
Vỏ thông – giá thể trồng lan rất tốt
Fir Bark có 3 hạng:
Lớn (coarse) to khoảng 3/4” trở lên dùng cho các cây lớn, cần tưới nhiều và thoát nước.
Vừa (medium) từ 1/4 đến 1/2” dùng cho những cây trung bình và rễ nhỏ.
Nhỏ (fine) từ 1/8 đến 1/4” dùng cho các cây còn nhỏ hoặc những loại cần giữ nuớc lâu hơn.
Xin đừng nhầm lẫn với loại Pine bark, cũng là vỏ thông nhưng có lẫn gỗ trong đó, thứ này mau mục, úng nước, lên men mốc trắng, dầu thông trong gỗ sẽ làm hại rễ. Lan không ưa thứ Pine Bark này.
Gỗ thông đỏ (Red wood shaving)
Thứ này cũng không quá đắt, giữ nước nhiều nước và độ ẩm, lại nhiều acide cho nên chỉ dùng dưới 50%, trừ được nấm men trắng. Sên không vỏ (slug) không ưa thứ này. Điều bất tiện là thứ này trồng không chặt cho nên phải cột cây vào chậu và khó tìm loại gỗ tốt.
Rễ cây dương sỉ (Tree fern)
Thứ này mau khô, lâu bền dược trên 3 năm mới mục, nhẹ thích hợp với những rổ treo (hanging basket)
Sơ dừa, vỏ dừa (Coconut fiber, chip)
Sơ dừa dùng để lót đáy chậu hay rổ treo hoặc trồng những loại lan cần ráo nước. Khuyết điểm mau khô và nhẹ cho nên châu hay bị đổ.
Vỏ dừa cắt nhỏ có hai loại vừa (Medium) và nhỏ (fine). Ưu diểm là ngấm nước mau hơn và giữ độ ẩm lâu hơn, Nhưng phần đông các loại sơ dừa đều có nhiều muối ở trong, nên cần phải ngâm nước vài ngày, xả cho sạch rồi mới trồng được. Theo kinh nghiệm các giống lan Laelia không ưa trồng bằng sơ dừa.
Rêu (Sphagnum moss)
Loại rêu bản xứ hoặc Canada mầu nâu đen hoặc nâu xanh không nên dùng vì phẩm chất xấu và trong rêu có nhiếu chất làm cho cây lan yếu đi. Chỉ nên dùng loại rêu nhập cảng từ New Zealand hoặc Brasil mầu vàng rơm để trồng lan vì trong rêu có tác dụng trừ nấm mốc. Khi trồng, không nên nén quá chặt mới chưá được nhiều nước. Rất tốt để trồng lan trên cành cây và chậu gỗ nhưng quá đắt tiền, chóng hư mục và giữ muối cho nên cứ vài tháng phải xả nước cho nhiều hay ngâm trong nước.
Than (Charcoal)
Than trồng lan không phải là thứ lan đốt lò đã làm sẵn từng viên. Than phải đốt từ củi dùng cho viêc trồng trọt (Agriculture charcoal). Than có ưu điểm lâu bền từ 5-6 năm mới phải thay chậu và chỉ dùng một cỡ cho đủ thứ cây lớn nhỏ. Sên không vỏ (Slug) không ưa sống trong than. Nhược điểm quá đắt và giữ chất muối và phân bón cho nên cứ hai tháng phải xả thật nhiều nước cho sạch.
Đá núi lửa (Lava rock)
Đá núi lửa có ưu điểm dễ ngấm nước, không bị mục, thoáng hơi và không quá nặng. Rất tốt để lót đáy chậu thay cho chất xốp đậu phọng (Peanut foam) Nhược điểm là giữ chất muối cho nên cứ 2 tháng phải xả nước cho sạch. Sên không vỏ ưa trú ngụ trong kẽ đá.
Đá xốp (Pumice rock)
Đá pumice là một loại lava rock nhưng nhẹ hơn và thấm nước, lâu bền không bị mục nhưng cũng có nhược điểm là giữ muối vì thế có nhiều loại lan không ưa loại đá này.
Đá bọt (Perlite or sponge rock)
Đá bọt rất nhẹ và thấm nước, dùng để trộn với vỏ thông hoặc rễ cây để cho thoáng khí rất thích hợp cho các loại lan có rễ nhỏ.
Một vài công thức trồng lan
Người ta trồng lan với khá nhiều công thức khác nhau, sau đây là một vài công thức khá thông dụng và kết quả mỹ mãn.
LAN ĐẤT CYMBIDIUM
Vỏ thông nhỏ 1/8 – 1/4”; (Fine grade)
5 phần
Vỏ thông vừa 1/2”; (Medium grade)
2 phần
Vỏ dừa nhỏ hoặc lớn (Coconut chip)
2 phần
Cát số 12
1 phần
Gổ thông đỏ (red wood shaving)
1/2 phần
CATTLEYA, LAELIA, SCHOMGBURKIA, PHALAENOPSIS v.v…
Vỏ thông vừa 1/2”
6 phần
Vỏ dừa lớn 1/2”
2 phần
Đá xanh hay đá xốp
2 phần
Perlite
1 phần
Gỗ thông đỏ
1/2 phần
DENDROBIUM
Vỏ thông vừa 1/2”
4 phần
Vỏ dừa 1/2”
2 phần
Đá xanh hay đá xốp
4 phần
Gỗ thông đỏ
1/2 phần
NỮ HÀI VÀ CÁC CÂY CÓ RỄ NHỎ NHƯ MILTONIA, ONCIDIUM