Cắt tỉa cây thủy sinh
Khi cắt tỉa cây thủy sinh có nhiều vấn đề cần chú ý, điều này có liên quan đến việc sinh trưởng của cây sau khi cắt tỉa:
- Cắt tỉa và thay nước tránh tiến hành đồng thời , khi cắt tỉa xong cây thường bị tổn thương, sẽ ngừng thời gian sinh trưởng trong một thời gian ngắn, nếu đồng thời thay nước, chất nước sẽ sản sinh biến hóa làm rối loạn cây.
- Khi cắt tỉa, cố gắng tránh cắt tỉa toàn bộ các cây trong bể thủy sinh, nếu làm như vậy các cây trong bể thủy sinh sẽ ngừng sinh trưởng một thời gian, trong thời gian chưa bểi phục, phải tiến hành điều chỉnh điều kiện môi trường trong bể thủy sinh như việc tăng cường ánh sáng và khí CO2, phân bón cho cây phải giảm thiểu để tránh thời gian cây không hấp thụ được sẽ tạo điều kiện cho các loại rong hấp thụ các chất dinh dưỡng còn thừa sẽ sinh sôi, nảy nở.
- Nhổ cây khi cắt tỉa, phải dọn sạch những rễ già lưu lại ở đáy, để tránh thối rữa làm biến hóa chất nước( sản sinh khí amoniac và axit kali nitrat).
- Khi cắt tỉa cố gắng loại bỏ những lá già, để lại những lá mới.
Thay nước bể thủy sinh
Khi cỏ được nuôi dưỡng trong thời gian dài, việc thay nước sẽ vô cùng quan trong đối với việc sinh trưởng của cây. Dù là đã lắp đặt một thiết bị lọc nước tương đối tốt nhưng trong bể thủy sinh vẫn tích lũy các thực vật làm trở ngại quá trình sinh trưởng của cây. Trong điều kiện này phải tiến hành bón phân, thực vật cũng không thể sinh trưởng tốt được, sẽ tạo ra lượng phân quá nhiều. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự xuất hiện các loại rong rêu. Để phòng trừ phải thay nước định kì. Quá trình thay nước sẽ căn cứ vào số lượng cây trong bể thủy sinh và các chủng loại cây khác nhau. Thông thường thì khoảng hai tuần thay 1/4 – 1/3 lượng nước trong bể thủy sinh. Nếu không thêm khí CO2 thì khoảng 2 -3 ngày tiến hành thay nước 1/4 – 1/3 lượng nước. Đặc biệt là khi thay nước phải chú ý những việc sau:
- Tốt nhất trước khi thay nước, bổ sung lượng nước mới phải xử lý tốt nước đưa vào( Loại trừ sạch Clo, khử trùng tiệt trùng nước, loại trừ các mầm mống của rong rêu, nguyên nhân của bệnh và vi khuẩn nảy sinh).
- Khống chế nhiệt độ khi thay nước, đặc biệt là ở mùa đông, phải thay nước nhanh, lượng nước thay một lần không nên quá nhiều.
- Khi thay nước kiến nghị nên ngừng hoạt động của máy lọc nước, làm cho mặt nước yên lặng, sau đó tiến hành công việc thanh lý bể như loại trừ rong rêu ra khỏi bể thủy sinh( để tránh cho các loại rong theo nước vào trong bể).
- Khi thay nước nếu khi máy lọc đang trong quá trình lọc, phải dùng nước sạch để thay để tránh phá hoại sinh thái trong máy lọc.
- Càng không nên thay máy lọc đồng thời với việc thay nước.
Ánh sáng bể thủy sinh
Đối với bể thủy sinh, thời gian chiếu sáng nên có quy luật, thời gian chiếu sáng một ngày khoảng trên dưới 10 tiếng là tốt nhất. Nếu trong điều kiện có thể khống chế được ánh sáng chiếu vào, thời gian chiếu sáng có thể điều chỉnh cho thích hợp, bể thủy sinh cả ngày luôn được chiếu sáng thì nhất định phải có 5- 6 tiếng hoàn toàn tối mới tốt. Nếu thời gian tối không đủ, thời gian sáng quá dài sự sinh trưởng của cây sẽ trở nên xấu đi.
Ngoài ra, chiếu sáng không có quy luật sẽ làm tổn hại đến sự sinh trưởng của cây. Nếu vì bận rộn mà không có thời gian chăm sóc cây, có thể dùng máy hẹn giờ. Làm như vậy có thể tự động cố định thời gian chiếu sáng hoặc để tối, thời gian chiếu sáng sẽ đươc duy trì cố định.