Cá rồng Kim Long Quá Bối (Scleropages Macrocephalus)

Kim long quá bối

Cá rồng Kim Long Quá Bối là gì?

Giống quá bối quá nổi tiếng vì một đặc điểm là sự uy nghi, đặc thù chỉ có quá bối mới có được là khi trưởng thành, toàn thân cuả quá bối sẽ là màu vàng ròng 24K, tượng trưng cho sự quý phái của các bậc đế vương. Giống loại quá bối này thường được gọi là vàng ròng 24K (24K gold).

Kích thước: Lớn hơn 90cm ngoài thiên nhiên
Phân bố: phân bố ở bang Pahang và hồ Bukit Merah, bang Perak, Malaysia
Yêu cầu n ước: Mềm, độ acid vừa phải
Nhiệt độ: 24-32 độ C

Kim long quá bối
Cá rồng Kim Long Quá Bối


Kim Long Quá Bối (Crossback Golden) còn được gọi là “Malaysia Golden” hay “Malayan Bonytongue”, đây là một trong hai giống cá rồng đẹp và mắc tiền nhất trên thị trường cá cảnh (loài kia là huyết long) thực tế đây là giống loại cá rồng Châu Á đắt tiền nhất. Mặc dầu huyết long rất khó khăn để ép giống thành công, nếu không nói là khó nhất trong các loại cá rồng, nhưng khi so sánh về giá cả cũng phải xin chào thua quá bối Giống. Loại này chỉ được ép giống và nuôi tại các trại cá rồng tại Malaysia và Singapore. Vì thế, số lượng của chúng trong các trại cá cũng không được nhiều

Video cá kim long quá bối



Thật không may, đợt nghiên cứu của nhà khoa học Pouyaud và đồng sự vào năm 2003 đã bỏ qua giống cá này với lý do không có đủ mẫu vật để nghiên cứu. Vì vậy, giống này hiện vẫn được xếp chung với thanh long dưới tên khoa học Scleropages formosus, tuy nhiên, căn cứ vào các đặc điểm bề ngoài, chúng rất tương đồng với loài kim long hồng vĩ, điều này giúp suy đoán rằng cả hai có quan hệ họ hàng gần với nhau. Kim Long Quá Bối phân bố ở bang Pahang và hồ Bukit Merah, bang Perak, Malaysia (có tài liệu còn liệt kê thêm các bang Johor và Trengganu). Chúng có đầu to và thân tương đối ngắn so với các giống cá rồng châu Á khác. So với kim long hồng vĩ, Kim Long Quá Bối có màu vàng sáng hơn và luôn phát triển lên đến hàng vảy thứ năm. Nhìn chung, một con Kim Long Quá Bối chất lượng phải có màu sắc trên vảy, nắp mang và vùng xung quanh mắt sáng và đều, màu sắcphát triển lên tới lưng, đặc biệt là vùng gần vây lưng khi cá còn rất nhỏ (dưới 15 cm).

Bản đồ phân bố Kim Long Quá Bối

Địa bàn phân bố tự nhiên của Kim Long Quá Bối gồm bang Pahang và hồ Bukit Merah, bang Perak. Địa bàn phân bố tự nhiên của thanh long Nami ở hồ Muda, bang Kedah, Malaysia.

bản đồ phân bố
Bản đồ phân bố kim long quá bối

Để so sánh, bà con họ gần nhất với quá bối là Kim Long Hồng Vỹ, chỉ có thể có viền vàng lên đến vẩy hàng thứ 4. Vẩy hàng thứ 5 và 6 của Kim Long Hồng Vỹ sẽ có màu đen đặc thù cho giống loại này. Đồng thời độ vàng kim óng ả của Kim Long Hồng Vỹ không thể nào so sánh được với màu vàng của quá bối. Nếu màu vàng của quá bối là màu của vàng ròng 24 K, thì màu vàng của Kim Long Hồng Vỹ là màu vàng của 12K. Phần vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi của quá bối và Kim Long Hồng Vỹ sẽ nhìn tương tự như nhau, với màu xanh đậm hay đen cho vây lưng và 1/3 phần trên của vây đuôi. Các vây còn lại sẽ có màu đỏ cam.

Trong môi trường sống ngoài thiên nhiên như sông ngòi, ao hồ, những điểm về màu sắc vừa nêu trên của quá bối sẽ có thay đổi đôi chút. Vì phải sinh sống dưới ánh nắng mặt trời gần 12 tiếng mổi ngày, 365 ngày một năm, một số quá bối sẽ có sống lưng đen như Kim Long Hồng Vỹ, tuy nhiên khi được mang vào nuôi dưỡng trong môi trường bể kiếng với phông nền với các màu sắc đậm, màu vàng ánh kim của vẩy hàng thứ 5th và 6th sẽ trở lại trong khoảng 2 – 4 tháng. Vì thế, các nhân viên trại cá rồng với ý định sẽ mang cá đi dự thi, triển lảm, hay chụp ảnh quảng cáo thương hiệu, sẽ thuyên chuyển những con quá bối đã được chọn vào trong môi trường bể kiếng trong vài tháng trước ngày trọng đại để chuẩn bị.

Kim Long Quá Bối được chia thành nhiều loại bao gồm “blue-based”, “purple-based”, “green-base”, “gold-based” và “silver-base” tuỳ thuộc vào màu sắc ở tâm vảy. Các loại “Blue-based” và “purple-based” là như nhau vì màu xanh hay tím là tuỳ vào góc nhìn, khi còn nhỏ loại cá này thường sậm màu. Những con có màu xanh đậm và sáng lan rộng trên vảy và nắp mang lớn lên sẽ rất đẹp. Với loại này, màu xanh ở tâm vảy thường lan rộng làm màu vàng trên viền vảy hẹp lại (thin-frame). Loại “gold-based” khi còn nhỏ thường có màu vàng nhạt, màu sắc của chúng phát triển lên lưng sớm hơn so với những loại khác. Loại này trông rất hấp dẫn bởi vì khi trưởng thành toàn thân vàng óng giống như thỏi vàng 24K di động! Với loại này, màu vàng đậm ở tâm vảy thường co lại làm màu vàng trên viền vảy rộng (thick-frame).

Kim long quá bối
Cá rồng kim long


Hầu hết, quá bối khi còn non sẽ nhìn như có nhiều màu ánh tím, nhưng ánh màu này có thể sẽ thay đổi khi chúng lớn. Vì thế, kể cả các nhân viên trại cá hay người sành điệu cũng chỉ có thể đoán được tương lai về màu sắc của quá bối với khoảng 70 – 80% độ chính xác khi chúng trưởng thành là màu gì. Những phỏng đoán về màu sắc của quá bối sẽ chính xác hơn khi cá đạt được kích thước từ 25cm trở lên. Ngoài màu nền chủ yếu của vẩy là màu nền tím, một số ít quá bối sẽ có màu nền màu xanh nước biển, vàng hay xanh lá cây. Một con quá bối có kích thước 20 cm, với thành viền mỏng vẩn có thể biến dạng thay đổi thành thành viền dầy khi đạt được kích thước khoảng 30 – 40cm. Vì thế khi chọn mua cá rồng quá bối, ta nên lựa chọn cho thật cẩn thận và hãy yêu quý chúng không cân biết màu sắc sau này của quá bối lúc trưởng thành sẽ là màu gì.

Trong các màu nên của quá bối, màu nền vàng thường rất hiếm, và khi hoàn toàn trưởng thành, quá bối nền vàng sẽ trở nên một thỏi vàng ròng 24K biết bơi, và chúng rất có khả năng làm choáng ngạt người xem. Mặc dầu không tuyệt đối chính xác 100%, có vài đặc điểm mà quá bối nền vàng cần phải có khi còn non, mà người chơi có thể xem xét. Những đặc điểm đó như sau:

  1. Tất cả vây của quá bối nền vàng cũng như vẩy cá trên cơ thể cũng sẽ có màu nhạt hơn
  2. Khi nhìn quá bối nền vàng lúc còn non từ xa, chúng sẽ nhìn có vẻ vàng hơn là xanh/tím.
  3. Viền xoang bao bọc đồng tử (tròng đen) của quá bối nền vàng thường sẽ phải là màu vàng. Vì thế, nếu viền xoang mắt bao bọc tròng đen của quá bối nếu có màu đỏ, thì không thể nào là quá bối nền vàng được.


Thực tế, đôi khi rất khó phân biệt Kim Long Quá Bối thuộc loại nào kể trên vì ngày nay người ta lai chéo (cross breed) các loại với nhau. Việc lai chéo cũng giúp tạo ra những loại Kim Long Quá Bối đặc biệt như “platinum” và “royal blue”. Những loại mới này rất đẹp nên giá cũng rất cao và thường được bán qua các thị trường cao cấp như Nhật Bản và Đài Loan.

Những con quá bối với màu xanh dương-xanh lá cây trên cơ thể và chúng thường được gọi là “Emerald Blue” (tạm dịch là hoàng thạch xanh) hay vẩy có màu tím đậm còn được gọi mà “Bukit Merah Blue”.

Nhìn chung, Kim Long Quá Bối là một trong những giống cá rồng đắt nhất bởi vì chúng hiếm và sinh sản ít hơn so với những giống cá rồng khác. Để tham khảo, chúng tôi xin liệt kê bảng xếp hạng Kim Long Quá Bối của William Goh (http://dragonfish.com)

  • Hạng thường: loại “gold-based”, “blue-based” nhạt màu và các loại nền khác. Màu phát triển lên 50% hàng vảy thứ 5. Màu sắc nhạt hơn so với loại A và AA.
  • Hạng A: loại “emerald blue-based” tức nền xanh ngọc, loại “blue-based” xuất xứ từ hồ Bukit Merah và “gold-based”. Màu phát triển lên 50% hàng vảy thứ 5. Cá dưới 8 tháng tuổi và kích thước dưới 20 cm. Điểm quan trọng nhất đó là đầu cá phải có dạng “spoon head” và môi không bị trề.
  • Hạng AA: loại “emerald blue-based” tức nền xanh ngọc và loại “blue-based” xuất xứ từ hồ Bukit Merah. Màu phát triển lên toàn bộ hàng vảy thứ 5 và một ít “châu” xuất hiện ở gốc vây lưng. Cá dưới 8 tháng tuổi và kích thước dưới 20 cm. Điểm quan trọng nhất đó là đầu cá phải có dạng “spoon head” và môi không bị trề.
  • Hạng AAA: loại cá rất hiếm. Màu phải phát triển lên đến hàng vảy thứ 6 trên lưng và một ít”châu” xuất hiện ở gốc vây lưng. Cá dưới 8 tháng tuổi và kích thước dưới 20 cm. Điểm quan trọng nhất đó là đầu cá phải có dạng “spoon head” và miệng đều một cách hoàn hảo.
  • Hạng AAA+: loại cá cực hiếm gồm “gold head”, “full gold” và “platium”. Màu phải phát triển lên đến hàng vảy thứ 6 trên lưng và một ít “châu” xuất hiện ở gốc vây lưng. Cá dưới 8 tháng tuổi và kích thước dưới 20 cm. Loại “gold head” có những vệt màu vàng trên đầu, loại “full gold” toàn thân màu vàng còn loại “platinum” toàn thân ánh bạc. Giá đặc biệt cao.

Những thắc mắc về Kim Long Quá Bối

Một thắc mắc thông thường được hỏi là “Quá bối ngoài hoang dã có đẹp hơn quá bối được nuôi trong môi trường nhân tạo?”

Câu trả lời thường sẽ là “không”. Lý do – người chơi cá rồng vì bất cứ một lý do gì có thể thả con cá quá bối không được hoàn hảo của họ về với thiên nhiên. Trong hoang dã những con quá bối không được đẹp này có thể sẽ bắt cặp với huyết long, Kim Long Hồng Vỹ, thanh long và tạo nên những con quá bối lai tạo không được đẹp cho lắm với những màu sắc yếu kém, không giống cả bố lẩn mẹ. Chỉ có cá quá bôi bán ra từ trại cá có tiếng đã được chọ lựa kỷ càng trước khi được cho ép giống là nên đáng được người thưởng ngoạn lựa chọn và thu mua.

Môt câu hỏi khác “Làm sao tôi có thể biết sự khác biệt giữa quá bối hoang dã và quá bối có nguồn gốc từ trại cá?”

Cá quá bối hoang dã sẽ có phần đầu tròn hơn. Cặp râu của quá bối nơi hoang dã sẽ dài hơn vì chúng được xử dụng nhiều trong chức năng săn mồi. Màu sắc của quá bối hoang dã sẽ rất nhạt nhòa không ấn tượng vì phải sinh sống dưới ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên nếu được nuôi dưỡng trong môi trường bể kiếng, thì chỉ trong vài tháng, tiềm năng màu sắc của quá bối sẽ thay đổi như đã đề cập.

Cuối cùng “Làm sao tôi có thể lựa quá bối với phẩm chất cao?”

Đầu tiên bạn phải xác quyết đay là con quá bối chứ không phải là Kim Long Hồng Vỹ. Khi ở kích thước từ 15 – 20 cm, các hạt trai li ti giáp cận với vây lưng phải có. Đặc điểm này vô cùng quan trọng khi lựa chọn và mua quá bối, vì đây là nơi mà hàng vẩy thứ 6th sẽ xuất hiện đầu tiên. Nếu cá đã được 20 – 25 cm, mà chưa có đặc điểm này, thì bạn nên nghi ngờ ngay lập tức! Kế tiếp là vẩy của quá bối phải rực sáng và có đặc tính phản xạ ánh kim khi so sanh với Kim Long Hồng Vỹ.

Về giá cả, quá bối phải đắt hơn Kim Long Hồng Vỹ từ 4 – 5X cho một con quá bối với phẩm chất trung bình. Vì thế nếu bạn thấy một con quá bối mà giá được bán ra quá hời thì hãy nên cẩn thận. Xin lưu ý là quá bối platinum sẽ đăt gần gấp đôi giá con quá bối trung bình. Câu “tiền nào của nấy” rất đúng trong trường hợp này. Cá quá bối có nhữn đặc điểm càng hiếm thì càng có nhiều người ưa chuộng và giá sẽ càng cao.

Một khi bạn đã biết chắc chắn 100% đây là quá bối thì hãy xem xét thêm các điểm sau đây:

  1. Vóc dáng của cá rồng kim long quá bối phải thon dài và bản rộng, cân bằng và vây thật to.
  2. Vây đuôi, vây lưng và vây hậu môn phải thật to và bung xòe. Tất cả những đường chỉ đen trên 3 vây này phải đậm nét và rõ ràng.
  3. Các hàng vẩy trên cơ thể cá phải rực sáng, và có đặc tính phản xạ. Càng sáng càng tốt.
  4. 3 lằn chỉ vàng phía trên đôi mắt phải là màu vàng đậm.
  5. Nếu bạn đang dự tính mua cá quá bối với kích thước từ 20 cm trở lên, hàm dưới của nên có lằn chỉ vàng chạy dọc theo viền của hàm dưới. Đặc điểm này hiếm, nhưng nếu có được thì đây là một trong những dấu chỉ của một con quá bối đầy tiềm năng.

Cá rồng Huyết Long (Scleropages Legendrei)

Cá rồng Huyết Long

Kích thước: Lớn hơn 90cm ngoài thiên nhiên
Phân bố: thượng lưu sông Kapuas và vùng hồ Sentarum, tỉnh Tây Kalimantan, đảo Borneo, Indonesia
Yêu cầu nước: Mềm, độ acid vừa phải
Nhiệt độ: 24-32 độ C

Huyết long
Cá rồng huyết long
Video thực tế cá rồng Huyết Long không tật lỗi

Huyết long (super red) là loài cá rồng phân bố ở thượng lưu sông Kapuas và vùng hồ Sentarum, tỉnh Tây Kalimantan, đảo Borneo, Indonesia. Hồ Sentarum là một tập hợp gồm vô số những hồ nhỏ ăn thông với nhau bằng hệ thống kinh rạch chằng chịt và đổ ra sông Kapuas. Vùng này phủ đầy bùn đất phát sinh từ lá cây và gỗ mục tạo ra môi trường sống hoang dã cho loài cá sơ khai này, dòng nước đen và nguồn thức ăn đa dạng có tác động tích cực lên màu sắc và hình dạng của chúng. Sự đa dạng về môi trường sinh thái này có thể là nguyên nhân tạo ra vô số những đặc điểm phân hoá ở loài huyết long. Chẳng hạn một số cá thể có thân rộng, một số khác có đầu hình muỗng (spoon head), một số có màu rất đỏ hay một số lại có màu nền rất sậm. Nghiên cứu của các nhà khoa học ở trường Đại học Quốc gia Singapore vào năm 2005 trên 41 cá thể huyết long hoang dã cho thấy độ khác biệt về gen giữa các cá thể là khá lớn, điều này chứng tỏ sự tồn tại của những dòng cá huyết long khác nhau. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại không đề cập gì đến đặc điểm bề ngoài của chúng. Việc nghiên cứu xa hơn trong tương lai có lẽ sẽ gặp nhiều khó khăn vì số lượng cá huyết long đang bị suy giảm nghiêm trọng do những biến đổi về môi trường mà chủ yếu là việc khai thác rừng.

Hiện tại huyết long đứng hàng thứ hai sau quá bối về giá cả, huyết long trong quá khứ đã có lúc còn đắt hơn cả quá bối. Thời gian phải chờ đợi, từ 4 – 6 năm, để cho huyết long trưởng thành và ép giống là lý do tại sao huyết long đã quá đắt trong quá khứ. Tuy nhiên, ngày nay, vì các trại cá rồng đang có giấy phép của CITES để nuôi, ép giống và kinh doanh tại Singapore, Maylaysia, và Indonesia đã tạo nên thặng dư và làm chên lệnh cán cân cung va cầu, nên giá thành của huyết long đã phần nào giảm bớt rất nhiều.

Huyết long thường được biết qua tên phổ thông là huyết long loại 1. Loại này sau khi trưởng thành khoảng đô 3 – 4 năm tuổi hay đôi lúc lâu hơn thì phần nấp mang, vây lưng, hậu môn và đuôi , cùng với các hàng vẩy trên cơ thể sẽ chuyển màu thành màu đỏ rực. Ấn tượng khi thấy một con huyết long, thuần chủng thật to lớn uy nghi và oai vệ bơi lội trong bể quả thật là một hình ảnh khó quên cho nhiều người. Vẻ đẹp của huyết long quá quyến rủ đến độ như bị nghiện cho những người yêu thích chúng được biểu hiện qua bằng chứng là chúng luôn được giới thưởng ngoạn săn lùng để mua.

Thực tế, dựa trên màu sắc của chúng, những nhà kinh doanh cá rồng trước đây đã chia huyết long thành hai loại đó là “chili red” phân bố ở vùng phía Nam và “blood red” phân bố ở vùng phía Bắc hồ Sentarum.

  • Chili Red: Cá có màu đỏ tươi, thân rộng và dày, dày đều từ đầu cho đến đuôi… Loại “chili red” có nền xanh “green-based”, đầu hình muỗng (spoon head) và đuôi hình thoi. “chili red” có mắt màu đỏ và to. Mắt “chili red” lớn đến nỗi có khi viền ngoài của nó “chạm” đến đầu và hàm dưới
  • Blood red: Cá có màu đỏ sậm, thân dài và mảnh, thuôn về phía đuôi. loại “blood red” có màu đỏ sậm, nền đen nâu “dark-based”, đầu hình viên đạn (bullet head) và đuôi hình quạt. loại “blood red” có mắt nhạt màu và nhỏ hơn. Đuôi của “blood red” hình quạt trông đẹp hơn đuôi hình thoi của “chili red”.


Đặc điểm này phát triển khi cá còn non giúp chúng ta có thể phân biệt được 2 loại cá một cách dễ dàng.

Huyết long máu có nhiều hơn về số lượng, nên giá cả của chúng cũng vì thế mà rẻ hơn đôi chút so với huyết long ớt. Huyết long ớt khan hiếm hơn về số lượng, nên giá cũng sẽ đắt hơn huyết long máu. Về phần màu sắc đỏ, huyết long máu sẽ lên màu nhanh hơn huyết long ớt, nhanh nhất có thể từ 1 năm và kéo dài cho đến 3 năm. Khả năng lên màu đỏ sớm là lý do tại sao huyết long máu rất được ưa chuộng trong giới chơi cá rồng.

Dù có khác biệt, cả hai đều chuyển sang màu đỏ thực thụ khi đến tuổi trưởng thành. “Chili red” lên màu chậm hơn 1-2 năm so với “blood red” nhưng màu tuyệt đẹp với loại vảy bản mỏng “thin frame”. Quá trình lên màu của cả hai tương tự như nhau. Màu cam thường là màu trung gian trước khi cá chuyển sang màu đỏ. Cá biệt có con đến 8 tuổi mà vẫn nhợt nhạt nhưng bỗng lên màu đỏ rực chỉ trong một thời gian ngắn làm người nuôi ngỡ ngàng. Việc đánh giá về huyết long đôi khi gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi nhiều nỗ lực và kiên nhẫn để phát hiện ra tiềm năng thực sự của một con huyết long non.

vảy cá rồng
Cả cá rồng huyết long

“Chili red” và “blood red” là tên gọi của các loại cá rồng hoang dã. Nên nhớ rằng các cá thể hoang dã bị cấm mua bán vì chúng là động vật cần được bảo vệ. Các trang trại cá cảnh thường lai chéo hai loại cá này với nhau để cho ra giống huyết long “super red”, cho nên trên thực tế, dòng huyết long thuần chủng đúng nghĩa không hề tồn tại trên thị trường cá cảnh cho dù có những cá thể mang đặc điểm của “chili red” hay “blood red”.

Cá huyết long chất lượng cao thường có màu vây đỏ sậm và đều ngay từ khi còn nhỏ. Chúng còn có màu sắc nổi bật và lưng thật sậm màu. Những con cá đẹp cũng có nhiều màu ánh kim trên thân. Đặc điểm này hiện rõ khi quan sát cá dưới ánh sáng tự nhiên. Khi cá đạt 25-30 cm, nắp mang và viền vảy phải có màu tím hay đỏ nâu, còn nếu chỉ hanh vàng là không đạt.

Huyết long loại hai như “Banjar red” cũng thường được bán lẫn lộn như huyết long chính hiệu nhưng có thể nhận biết vì vảy và vây của chúng luôn nhạt màu hơn. Những loại huyết long thương mại khác như “golden red” và “orange red” cũng là cá lai và không bao giờ đạt đến màu đỏ thực sự. Tuy nhiên, nếu cá kém chất lượng được cho ăn chất lên màu thì rất khó phân biệt vì chúng cũng đỏ rực như huyết long. Người nuôi cá không nên ham rẻ, tốt nhất là mua cá từ nguồn cung cấp uy tín, cá có gắn chip và cấp giấy chứng nhận đàng hoàng.

Như tất cả các giống loại cá rồng Á Châu, trại cá cũng có những tiêu chuẩn để đánh giá phẩm chất của huyết long. Ví dụ, một con huyết long có tên gọi là Ruby red (huyết long xanh/tím) , có vây , môi, cặp râu thật đậm đỏ, và hàng vẩy màu xanh đậm sẽ có giá rất cao ở kích thước từ 12-15cm. Loại Ruby Red này giá còn đắt hơn cả loại quá bối hạng trung bình. Vì thế, đối với những con huyết long có phẩm chất thuộc hàng tuyệt phẩm, sẽ nhìn đẹp, và đắt giá hơn bất kỳ con quá bối nào. Tương tự như thê, giống loại kim long hồng vỹ nếu vì vài đặc điểm hiếm quý và đẹp nào cũng có thể đắt giá hơn huyết long. Sự đột biến của genes, và kết quả của ép giống đồng huyết thường tạo nên những bất ngờ tuyệt vời.

Bản đồ phân bố

phân bố cá rồng
Phân bố cá rồng Huyết Long

Địa bàn phân bố tự nhiên của huyết long (Scleropages legendrei): thượng lưu sông Kapuas và hồ Sentarum, tỉnh Tây Kalimantan. Địa bàn phân bố của thanh long Borneo (Scleropages macrocephalus): các nhánh sông Melawi và Pinoh (dòng greytail), tỉnh Tây Kalimantan và sông Barito (dòng yellowtail), tỉnh Trung Kalimantan.

Những thắc mắc về Huyết Long


Sư phát triển về màu sắc của huyết long thường là chủ đề rất thú vị và đầy kịch tính. Có bạn sẽ rất may mắn khi sở hửu một con huyết long mà chỉ trong 1 năm đã lên màu đỏ (cực hiếm). Trong khi đó, những bạn khác thì không được may mắn như thế, và thời gian chờ đợi từ 4-5 năm là chuyện thường tình. Rất nhiều bạn thường than phiền rằng: “cá tôi đã nuôi được 3-4 năm mà chẳng thấy màu đỏ nơi đâu ?” “Cá tôi chỉ có màu cam nhạt, còn màu đỏ đâu thì chẳng thấy ?” Có phải những bạn này đã bị lường gạt bởi trại cá hay lái cá ? Câu trả lời là “rất có thể” và “không”.

Câu trả lời “rất có thể” đã bị lường gạt nằm trong phần phân tách sau đây. Huyết long thường được cho nhân giống với kim long hồng vỹ hoặc thanh long hay thanh long chỉ vàng với mục đích để nâng cao phẩm chất và tạo thêm sắc tố đỏ nơi vi kỳ của thanh long hay thanh long chỉ vàng. Kết quả của cuộc tình có tính toán này thường cho ra bọn hậu duệ với hàng vẩy trên cơ thể như thanh long hoặc thanh long chỉ vàng, không có chi thay đổi. Bầy hậu duệ này sẽ được phân loại là huyết long loại 1.5 thay vì là huyết long
loại 1.

Huyết long loại 1, đúng huyết thống thường chỉ có thể đi vào chu kỳ sinh sản vào lúc 4-5 năm tuổi hay cao hơn. Tuy nhiên một khi đã bị lai tạo với một giống loại khác, bon hậu duệ huyết long 1.5 giờ đây sẽ có thể “biết yêu” ở tuổi sớm hơn vào năm thứ 3. Vì thế , thời gian chờ đợi sẽ được rút ngắn lại gần phân nữa và giá cả của loại này cũng vì thế mà rẻ hơn rất nhiều.Các trại cá sản xuất loại huyết long 1.5 cho thị trường cá rồng thường là các trại không đủ vốn kinh doanh. Người tiêu thụ khi yêu thích huyết long, nhưng không đủ khả năng tài chánh , thì sẽ đành ép lòng chịu mua huyết long 1.5. Vì thế trong những lần đi tham quan, khảo giá thị trường, bạn bất chợt thấy một con huyết long nhìn cũng đẹp, nhưng giá tiền thì chỉ bằng 1 phần nào của giá cả huyết long trên thị trường, bạn nên cẩn thận. Một số lái cá ranh mảnh hoặc rất có thể cả chủ tiệm cá cũng chẳng biết vì kém kiến thức về cá rồng, sẽ bán cho bạn con cá rồng đó như là huyết long loại 1, nhưng thật ra chỉ là huyết long loại 1.5. Màu sắc của loại huyết long 1.5 này , cứ mổi năm trôi qua, màu sắc càng phai nhạt đi, trong khi huyết long chính thống thì màu sắc càng tăng theo với thời gian.

Còn về phần câu trả lời “không” , bạn không bị gạt nằm trong phần phân tích như sau: huyết thống, phẩm chất của nước, thức ăn và ánh nắng mặt trời đều có những tác động lên màu sắc của huyết long. Nếu chế độ dinh dưỡng của huyết long thiếu vắng chất beta-caroteine là nguyên nhân chính tạo nên màu sắc đỏ quá mờ nhạt, chậm trể. Thức ăn có nhiều nguồn beta-caroteine này là từ tôm tép. Dế và sâu quy cho ăn cà rốt, và sau đó đem cho huyết long ăn cũng hửu hiệu như cho ăn tôm tép. Ánh sáng mặt trời cũng có tác động quan trọng lên màu sắc của huyết long. Nếu nuôi huyết long trong nhà, thì đèn của bể cá nên được bật lên vài tiếng trong một ngày. Nếu làm thế trong một thời gian dài, ánh đèn sẽ có tác dụng tốt với màu sắc của huyết long.

Nếu huyết long của bạn là thuần chủng với huyết thống của HL 100%, thì sự phát triển của màu đỏ sẽ trải qua từng giai đoan. Thông thường, những chấm nhỏ li ti sẽ xuất hiện trên viền của các hàng vẩy. Trong giai đoạn đầu, những chấm nhỏ này sẽ là màu vàng, và sẽ chuyển qua màu cam. Trong một thời gian nhất đinh, những chấm vàng cam này sẽ kết nối lại và sẽ bao phủ phần viền của các hàng vẩy trên cơ thể cá. Màu hồng cam trên nấp mang sẽ xuất hiện từng đốm lổm chổm cùng với màu vàng và bạc. Giai đoạn chuyển tiếp của màu cam có thể kéo dài đến cả vài năm. Đây là thời điểm mà các bạn chơi huyết long sẽ cảm thấy chán nản, thất vong, và mất niềm tin, cũng như nghi ngờ về nguồn gốc của con huyết long đang sở hửu.

Theo như kinh nghiệm cũng như quan điểm của người viết, nhẩn nại là đức tính cần phải có cho những ai chơi cá rồng huyết long. Sụ kiên nhẩn của bạn cuối cùng sẽ được tưởng thưởng xứng đáng. Tôi xin kể cho bạn nghe một mẩu chuyện ngắn về con cá huyết long của một nha sĩ bên Nhật. Con cá của ông ấy chỉ là một màu vàng cam , đây là màu của giai đoạn chuyển tiếp. Và con cá huyết long này cứ trơ trơ trong giai đoạn ởm ờ này trong thời gian kỷ lục là 9 năm. Một ngày nọ, con cá màu vàng cam kia thật sự chuyển mình hóa rồng đỏ, và trở nên màu đỏ rực như máu. Đây không phải chỉ là một câu chuyện riêng lẻ, mà thường rất xảy ra cho giống huyết long. Chúng sẽ chuyển từ màu cam sang màu đỏ rực chỉ trong khoảng vài tuần, khi giai đoạn chuyển tiếp đã chấm dứt. Tôi tin lúc ấy các bạn sẽ biết quý và yêu thích cá huyết long của bạn hơn.

Thức ăn, dinh dưỡng cho tép kiểng

Ngay cả khi tép có tiếng là ăn rêu, chúng không là loài chỉ ăn thực vật. Từ ăn tạp có lẽ thích hợp hơn và như vậy, tất cả thức ăn cả động vật và thực vật chúng đều ăn. Nhưng phải tránh nguồn Protein động vật với số lượng lớn, nên hạn chế. Kết quả những nghiên cứu cho thấy, quá trình lột vỏ tăng cao và chúng chết rất nhanh. 

Trong bể nuôi chung với nhiều cá thực ra không cần cho chúng ăn, thức ăn thừa của cá rơi xuống luôn đủ cho chúng. Thực đơn của tép có thể là viên khô, thức ăn công nghiệp, đồ sống hoặc đông lạnh, Spinat, dưa leo, đậu Hà Lan… luôn được chúng đón chào nồng nhiệt. Người viết đã thu được kết quả tốt khi sử dụng viên thức ăn chứa lượng Spirulina cao.

thức ăn tép cảnh
Thức ăn tép cảnh rất đa dạng, bất kỳ loại thức ăn nào chúng cũng có thể “gặm”

Lượng thức ăn cần được tiêu thụ hết trong một giờ. Phần còn thừa hút, đưa ra ngoài, vì làm ô nhiễm nước nếu để lâu.

Ngoài bữa chính, tép còn nhặt nhạnh rêu, vi sinh vật quanh bể nên trong những bể đã ổn định nếu không cho chúng ăn vài ngày cũng không có chú nào chết đói cả.

Trong vài trường hợp có thể tép nảy ra ý định ngông cuồng gặm cả Moos mềm như Riccia,Pellia, nhưng chỉ xẩy ra ở những bể lớn nhân giống tép với số lượng lớn. Bình thường chúng ta không cần lo lắng đến cây trồng, chúng chỉ gặm đi những phần đã hư hỏng trên cây.

Để thực đơn cho tép thêm phần phong phú, chúng ta có thể trong khi đi dạo nhặt ít lá khô, rửa sạch nhúng qua nước sôi rồi cho vào bể. Các bạn sẽ thấy tép đổ xô đến tìm tòi thức ăn trên lá, và qua thời gian lá sẽ được gặm bớt đến khi chỉ còn lại cuống. Lá khô có tác dụng tốt làm ổn định quá trình lột vỏ của tép, nhả acidhumin giảm pH, chống nấm, mầm bệnh trong bể và là sân chơi ưa thích của tép.

Bể nuôi tép kiểng

Nền bể

Dù bằng cát hay sỏi, đen hay trắng, mỗi người có thể thiết kế theo ý mình. Tép kiểng không “quan tâm” đến nhiều lắm. Tuy nhiên cần chú ý không dùng nền đá sỏi quá lớn, thức ăn thừa có thể lọt xuống bên dưới, hư thối làm ô nhiễm nước.

Thêm một điểm nhỏ: trước khi chọn nền cho bể, cần biết sẽ nuôi loại tép kiểng nào để chọn màu. Tép kiểng đỏ trên nền sáng thường không nổi bằng nền có màu sẫm hơn.

bể nuôi tép kiểng
Bể nuôi tép kiểng

Gỗ lũa

Nếu có thể, bố trí vài khúc gỗ lũa cho bể. Không phải là bắt buộc nhưng tép kiểng rất thích trèo lên lũa tìm tòi thức ăn bám lên. Cũng cần chú ý không dùng gỗ lũa chất lượng xấu, còn thải ra nhiều tạp chất, sẽ ảnh hưởng đến tép kiểng.

Cây thủy sinh

Cũng có thể chọn theo ý thích. Đặc biệt nên bố trí những góc trồng Moos bám trên lũa (Javamoos, Vesicularia dubyana, Pellia, Monosolenium tenerum), đây là những nơi rút vào cho tép kiểng khi thay vỏ và là nơi sống, tìm thức ăn an toàn cho tép kiểng con.

Trong bể quá ít cây, đôi khi tép kiểng không tìm được nơi trú ẩn cho quá trình thay vỏ. Trong trường hợp xấu, chúng sẽ bị chính đồng loại tấn công do vỏ còn mềm, tép kiểng còn yếu. Đó cũng là lý do khi tép kiểng rút lui lên tầng trên của bể, bám bất động ở điểm nào đó vì không tìm được nơi trú ẩn trong quá trình thay vỏ.

Kinh nghiệm nuôi tép ong sinh sản

kinh nghiệm nuôi tép ong sinh sản

Tôi bắt đầu nuôi tép ong đỏ khoảng 1 năm trước đây. Khởi đầu bằng 1 vài cặp loại thường, mua của một người Mỹ và nuôi chúng trong 1 cái hồ 20 lít. Chúng có vẻ khỏe mạnh nhưng không thấy có tép con mặc dù có 1 vài con tép mái mang trứng trong thời gian ngắn. Sau đó tôi chuyển chúng sang 1 cái hồ khoảng 80 lít, trồng cây thủy sinh có dùng Co2, chúng bắt đầu sinh sản và thấy tép con xuất hiện mỗi lứa vài con… Vài tháng sau, tôi nhập từ Singapore 35 con ong đỏ hạng đặc biệt và thả chúng vào hồ tép mà tôi nói ở trên. Thêm vài tháng trôi qua, tép mái bắt đầu mang trứng và tôi mừng rỡ khi thấy tép con xuất hiện.

téo ong đỏ
Tép ong sinh sản

Trước đó tôi cũng có khá nhiều kinh nghiệm nuôi tép red cherry mà tôi áp dụng phần lớn vào việc nuôi ong đỏ. Tuy nhiên trong quá trình nuôi tôi học được một số điều mà tôi nghĩ nó có ích cho những người đang muốn nuôi thử loài ong đỏ. Tép ong đỏ thật là quyến rũ và dễ nuôi nhưng cần chú ý 1 vài điểm khác biệt với tép cherry.

Sau đây là những điều tôi đã rút ra từ bản thân về kinh nghiệm nuôi tép ong sinh sản và tôi thường tư vấn những người muốn thử nuôi thử:

  1. Kích thước hồ ít nhất là 90L, rất hiếm khi cho tép đẻ thành công trong hồ nhỏ hơn.
  2. Nhiệt độ từ 21.5 tới 24 độ C, một số người nuôi ong đỏ chung với cherry ở nhiệt độ trên 25 cũng không sao nhưng ở nhiệt độ mát tép ong đạt màu chuẩn và có xu hướng sinh sản dễ dàng hơn. Tôi nhận ra điều này sau nhiều lần nuôi 1 đàn tép có nhiều con mái mang trứng ở nhiệt độ 26, kết quả là rất ít tép con xuất hiện.
  3. Nước có độ cứng vừa phải có vẻ rất phù hợp cho tép sinh sản và lên màu chuẩn.
  4. Một điều rất quan trọng là nên trồng cây thủy sinh nhằm ổn định chất lượng nước và tạo môi trường tự nhiên cho tép.
  5. Máy lọc đi kèm miếng mút chặn đầu hút để không gây nguy hiểm cho tép con.
  6. PH ở 7.4 là lý tưởng với tôi nhưng tôi cũng biết 1 số người nuôi tép đẻ thành công với môi trường axit. Tôi đảm bảo rằng tép sẽ không bao giờ sống tốt trong môi trường kiềm.
  7. Hãy thay nước đều đặn! Ong đỏ rất dễ bị ngộ độc nitrate, chúng yêu cầu nước chất lượng cao để sống khỏe và thay vỏ. Thay 30% nước mỗi tuần. Tôi dùng nước thẳng từ vòi (độ cứng vừa phải, PH 7.6) và dùng thuốc khử Clo (Amquel+ và Novaqua).
  8. Tôi sử dụng hệ thống Co2 với liều lượng nhẹ để giữ cho cây khỏe và nó cũng giúp ổn định PH nữa. Thực ra Co2 không cần thiết trong việc nuôi tép ong đẻ và khá nguy hiểm cho tép khi ta không chú ý tới liều lượng.
  9. Tôi sử dụng hệ thống chiếu sáng quang phổ đầy đủ với 10 tiếng 1 ngày có hẹn giờ.
  10. Tôi không bao giờ dùng bất cứ loại hóa chất hỗ trợ nào vì tép đã nhận đầy đủ chất từ chế độ ăn riêng biệt.
  11. Tôi cho tép ăn HBH Vegetable Wafers và HBC Crab & Lobster Bites. Mọi loại thức ăn dành cho loài giáp xác đều chấp nhận được khi và chỉ khi trong thành phần không chứa nhiều hàm lượng đồng (hãy đọc kĩ nhãn mác). Thỉnh thoảng tôi cho chúng ăn rau xanh luộc (bí hoặc xà lách bina). Tôi cho ăn ngày 1 lần với liều lượng rất nhỏ.

Tóm lại bạn có thể nuôi ong đỏ trong điều kiện giống như các loài tép nước ngọt khác. Tuy nhiên chìa khóa thành công để cho sinh sản lại phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ và chất lượng nước.

Thể tích bể nuôi tép kiểng

Thể tích cần của bể nuôi tép chỉ đóng vai trò thứ yếu. Ngay cả với bể 12l người ta có thể nuôi được tốt một bầy tép nhỏ.

thể tích nuôi đép cảnh
Thể tích nuôi tép cảnh cần hợp lý

Tất nhiên ở những bể lớn hơn sẽ giảm thiểu hậu quả những sai phạm hay xẩy ra: cho ăn quá nhiều, thay nước không đều đặn, vì thế thể tích nhỏ nhất được khuyên cho bể nuôi tép từ 54l trở lên, cũng là kích thước phổ biến dễ tìm mua của bể làm sẵn trên thị trường. Trở lên trên không có giới hạn tối đa, người viết cũng thỉnh thoảng mơ tưởng đến bể có dung tích lít… bốn năm số, nhưng đó lại là chuyện khác rồi.

Tép kiểng

tép cảnh

Cùng với cơn sốt tép cảnh trên diễn đàn, người viết muốn cùng các bạn hiểu sâu hơn về những sinh vật xinh đẹp, chăm chỉ và năng động này đang ngày càng được ưa chuộng trong giới thủy sinh toàn thế giới.

tép cảnh
Tép cảnh

Sự xuất hiện chính thức của tép cảnh trong giới thủy sinh bắt đầu vào cuối thập kỷ 80, vẫn hạn chế con số người chơi trong phạm vi chơi, trao đổi riêng lẻ. Ít được để ý trong một thời gian dài, đến khi người ta biết đến khả năng diệt rêu của chúng. Điều này khiến cho nhu cầu tép cảnh tăng cao đột ngột, nhất là cho những bể bị rêu hoành hành, và khi cạnh đó tập quán thú vị của chúng được phát hiện, cơn sốt tép cảnh lây lan không thể ngăn chặn nổi nữa. Sự chăm chỉ, điều kiện nuôi dưỡng không mấy khó khăn, và không kém quan trọng trong vai trò bảo vệ chất lượng môi trường bể, làm chúng hiện diện gần như trong mỗi bể thủy sinh. Quả thực rất thú vị, cũng là những niềm vui khi ngắm nhìn những bầy tép cùng tìm thức ăn, cùng “gây gổ” và lại dàn hòa với nhau. Ai đã quan sát kỹ càng, có lẽ sẽ ngày càng yêu thích chúng hơn.

Tép là gì?

Tép thuộc bộ giáp xác, hay còn gọi là bộ giáp xác mười chân. Hiện diện trong nước ngọt, cũng như nước mặn. Tép được cấu tạo bởi hai phần, phần đầu (Cephalothorax) và phần thân sau (Abdomen). Trong phần đầu bao gồm tất cả những nội quan quan trọng, chỉ có ruột chạy xuyên qua phần thân sau đến trước đuôi như ở động vật có xương sống. Tép có năm đôi chân, hai đôi chân trước được sử dụng như dụng cụ đào bới, nhặt tìm, cắt thức ăn (càng, vợt lọc thức ăn đơn bào ở một số loại). Ba đôi chân còn lại làm thành chức năng di chuyển trên nền. Để di chuyển trong nước, tép sử dụng năm đôi vây chèo dưới phần thân sau. Hai đôi râu đặc biệt phát triển rất tốt, có công dụng như cần anten dò tìm, định vị cho tép.

Tép lớn lên trong cả dòng đời, nhưng bộ vỏ không cùng lớn lên theo, buộc chúng phải thay vỏ, lột xác đều đặn. Trong quá trình này, vỏ nứt ra ở đoạn nhất định giữa vùng tiếp giáp đầu và thân sau, tép giẫy mạnh và thoát ra khỏi lớp vỏ cũ. Tép trong quá trình này thường rút vào nơi yên tĩnh kín đáo trong bể do tấm giáp non còn mềm, dễ bị thương tổn. Chiếc vỏ cũ nên để lại như nguồn dinh dưỡng cao cho những động vật khác trong bể. Khi tép lột xác đều đặn, là dấu hiệu tốt cho thấy sức khỏe tốt và phát triển ổn định

Thú chơi tép kiểng giá ngàn đô

Trào lưu chơi tép kiểng tại TP Hồ Chí Minh đang “thịnh”. Đặc biệt là những loại tép ngoại với những cái tên rất  “oách” như: Reb cherry Shrimp, Caridina sp Tiger (tép cọp), Crytal Red Shrimp (tép ong đỏ), tép Sulawesi… 

tép ong đỏ
Tép đỏ

Đáng nói là giá của những loại tép này cũng không “dễ xài”, từ vài chục USD đến hơn 100 USD. Đặc biệt, loại tép ong đỏ chỉ bằng đầu tăm nhưng có giá đến 1.000 USD/con. Theo anh Lê Đức Huy (quận Phú Nhuận) người chơi tép lâu năm thì loại tép này xuất xứ từ Nhật Bản, có màu trắng, trên đỉnh đầu có chấm màu đỏ, giống biểu tượng của lá cờ Nhật nên tại nước này, loại tép ong đỏ rất quý hiếm và được ưa chuộng. Đây cũng là loại tép khó nuôi vì đòi hỏi môi trường nước tinh khiết, giống của nó đột biến nên khả năng thích ứng với môi trường kém, sinh sản khó nên giá thành rất cao.

Tại TP.HCM hiện nay giới chơi đang rất hứng thú với những loại tép mới du nhập như tép Sulawesi của Indonesia, tép cọp, tép ong đỏ…

Hình dáng và màu sắc của những loại tép này khá đa dạng, nhưng nổi bật và được ưa chuộng là màu đỏ, trắng tinh, đen sọc trắng, đen sọc đỏ… “Sự lôi cuốn của những con tép này đối với người chơi là nó làm đẹp cho hồ thủy sinh và đặc biệt hơn là vẻ đẹp về màu sắc của nó. Mỗi loại là một vẻ đẹp riêng” – anh Huy cho biết.


Anh Minh Hà (quận 3), một người mới tập tành chơi tép chia sẻ: “Nuôi tép cũng phải có chế độ dinh dưỡng với thức ăn riêng dành cho chúng, phải có đầy đủ vitamin thì chúng mới phát triển tốt được. Cái thú vị là nhìn nó bé tí nhưng màu sắc rực rỡ. Thấy con Reb Cherry Shrimp của tôi không, màu đỏ rất lộng lẫy, tôi mua nó của một người bạn, giá gần 100 USD đó”.

Nhìn mấy con Sulawesi của anh Hà đang tung tăng trong hồ cũng thấy thú vị thật, bé tí tẹo nhưng trông rất bắt mắt. “Cái thú vị chính là ở sự nhỏ bé của nó, thử tưởng tượng một cái hồ mà có nhiều tép với nhiều màu sắc thì thật là thích thú khi ngắm nhìn. Trông chúng như một thứ ánh sáng bé xíu đang phát ra trong làn nước”.

Chơi tép kiểng

tép cảnh

Sau khi nhàm chán với cá, chim, cây kiểng, người Sài Gòn đang rủ nhau chơi… tép kiểng. Trong những bể kính trong suốt, bên cạnh những gờ đá rong rêu cỏ cây là những chú tép “riu” nhỏ bằng cọng bún tung tăng bơi lượn. Màu sắc của tép kiểng cũng đa dạng không kém gì cá kiểng. 

Trong những ngày dưỡng bệnh nằm nhà, anh Tăng Vỹ Cường (ở phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP.HCM) giải khuây bằng cách o bế mấy chú tép kiểng của mình. Mở hết đèn quanh bể kính, anh say sưa ngắm nhìn chúng chui ra chui vô những ngõ ngách trong hốc đá, len lỏi trong những đám rong, nép mình bên thân cây dương xỉ và… soi gương qua vách kính. Tới giờ ăn, anh dùng chiếc kẹp gắp từng viên thức ăn nhỏ xíu thả nhẹ vào bể.

tép cảnh
Tép cảnh – thú vui mới

Một tốp 3-4 chú tép bu lại rỉ rả rỉa mồi, cái đuôi ngúc ngoắc, cái đầu lắc lư ra chiều thích thú. Anh Cường sảng khoái: “Đi làm về coi bấy nhiêu đó là mệt mỏi tan biến”. Anh chỉ vào từng chú tép rồi giới thiệu: “Tôi mới thả mấy chú mũi đỏ thôi. Giống này nhập từ Thái Lan, nhưng giới bình dân cũng có thể săn lùng tại các chợ… cá. Loài tép mũi đỏ (Red nose) này có giá 20.000-40.000 đồng/con. Thông thường, người mới chơi tép hay chọn loại tép đỏ (Red cherry) có giá 50.000-80.000đ/con”.

Anh Nguyễn Quốc Long ở đường Nguyễn Gia Thiều (phường 6, quận 3) có bốn bể tép kiểng, trong đó riêng một bể có tới cả trăm chú tép đỏ. Ngoài tép đỏ anh còn có những loại tép mang tên khá ngộ nghĩnh khác như: Tiger, Yamato, Hennessy, Ong đỏ… Anh cho biết giới chơi tép đặt tên chúng theo màu sắc, hình dáng. Ví dụ tép Hennessy vì nó có màu giống rượu… Hennessy; tép mũi đỏ vì có cái mũi màu đỏ, còn toàn thân màu trắng trong; tép Ong có màu sắc trên thân phân thành nhiều khoang giống như con ong…

Giá các loại tép này (trừ tép Ong) cũng mềm, dễ chơi, dễ nuôi, đặc biệt là có thể sinh sản được. Anh chỉ tôi xem hàng trăm chú tép nhỏ li ti bằng cọng chân nhang đang tung tăng bơi lượn. Có chú tép con mới ra đời hai ngày, lớn hơn trứng cá một chút, phải nhướng mắt thật to mới nhìn thấy được. “Còn phải tuyển lại nữa – anh Long giải thích – trong hàng trăm tép con đó chỉ xài được chừng vài chú, tùy màu sắc của chúng khi lớn lên. Đặc biệt, để tránh tình trạng đồng huyết, người chơi phải tách tép ra nhiều bể khác nhau và thường xuyên cho chúng thay đổi bạn tình bằng các loại tép khác vùng miền”.

Chị Trần Thị Lệ Giang, giám đốc Công ty APT (giới thiệu sản phẩm và kỹ thuật nuôi trồng cây thủy sinh – quận 11, TP.HCM), cho biết hiện TP.HCM chỉ mới có chừng mười người chơi tép kiểng vì đây là thú chơi mới mẻ, vừa du nhập vào VN. Đa số người chơi bắt đầu bằng cách chọn loại tép vừa túi tiền, có giá từ vài mươi ngàn đến 100.000-200.000 đồng/con. Tuy nhiên, cũng có người trang bị bể nuôi của mình vài chú tép Ong có giá 40 USD/con trở lên.

Người chơi sành điệu nhất ở TP.HCM, theo đánh giá của giới tép kiểng, là anh Ân Phúc Thành, người Thái gốc Việt, ông xã của chị Lệ Giang. Anh chính là người “bày đầu” chuyện chơi tép kiểng với việc du nhập con giống, nguyên vật liệu, trang thiết bị cho bể thủy sinh. Tại gian hàng của anh có hẳn một bể tép Ong. Đẳng cấp của tép Ong này là có các khoang đỏ – trắng đậm nét và đồng đều nhau.

Anh cho biết nuôi tép Ong mà đạt được màu trắng sữa là “ăn tiền”. Giá trị của loại tép này tăng dần (từ 40 USD đến 100 USD/con), tùy màu trắng trên mình tép nhiều hay ít. Màu trắng mà “trong” một chút là mất giá. Tép Ong có nhiều màu được bắt từ thiên nhiên như: trắng – đỏ, trắng – đen, vàng – xanh… Đặc biệt, có loại tép Ong mang trên mình duy nhất một màu trắng sữa rất quí hiếm. Loại này năm ngoái được bán đấu giá ở Đức 2.000 euro/con.

Bể tép Ong của anh Thành có một… máy lạnh đặt ở dưới, có hệ thống nối lên bể để đảm bảo nhiệt độ nước lúc nào cũng ở mức 23-26 độ. Ở một góc đáy bể, anh bố trí 4-5 “cục đá” bằng nắm tay. Đó là xỉ tro núi lửa, dùng bổ sung nguồn canxi cho tép khi chúng lột vỏ. Ở nền đáy bể phải dùng phân đất của Nhật để giữ ổn định độ pH ở mức 6.5. Còn thức ăn, nuôi tép Ong phải dùng loại nhập từ Thái Lan có giá 8 USD/hộp (nhỏ bằng cái hộp quẹt), thỉnh thoảng phải bổ sung khoáng chất cho tép bằng thức ăn là… cải bó xôi luộc.

Chuyện… ở của tép Ong cũng khá công phu. Phải đặt những hốc đá lãng mạn cho chúng tình tự, và nước phải là… nước khoáng LaVie. “Loại này ăn dơ nhưng lại ở rất sạch” – anh Thành kết luận. Theo anh, muốn đầu tư một bể tép cỡ này phải mất 5-7 triệu đồng cho phần trang bị như: dàn lạnh (2 triệu), bộ lọc và các chất lọc nước (3 triệu) rồi phân, đá, cây, dung dịch giúp tép “lên màu”…

Mỗi tối đi làm về, anh Nguyễn Quốc Long dính chặt với bể tép. “Coi tép ăn sướng lắm, mỗi con ăn một kiểu. Tép Hennessy thì lăng xăng như con nít, tép Red cherry thì từ tốn nhấm nháp, còn tép Ong thì tha mồi ra chỗ vắng nhâm nhi rỉ rả…”.

Đối với chị Phương Mỹ (quận Phú Nhuận), một thành viên tích cực của phong trào chơi tép đang phát triển tại TP.HCM: “Trước khi mê tép, bà con mình mê… bể thủy sinh. Đó là một thế giới thu nhỏ, lung linh, sống động, nơi họ tha hồ sáng tạo, đưa tâm hồn vào đó. Mỗi cái bể là biểu hiện một tính cách chủ nhân, cẩn thận, tỉ mỉ hay qua quít; khoáng đạt hay thiển cẩn; là biểu hiện của tài năng, trình độ và khả năng… tài chính.

Cái thế giới ấy có núi đồi, cổ thụ già, đồng ruộng, những dòng suối mộng mơ… giúp người ta bớt “xìtrét” vì những giờ hít bụi bặm ngoài đường, những phút giây căng thẳng mưu sinh…”. Ban đầu mới chơi, người ta bắt chước nhau nuôi những loài cá được khoe trên diễn đàn, phổ biến ở các tiệm cá, thêm một ít tép, một ít loài thủy sinh chuyên xử lý thức ăn thừa… Sau khi “rành rẽ”, chơi lâu, người ta sưu tầm hàng “độc” là các loài cá, tép hiếm, đẹp (và dĩ nhiên là mắc tiền hơn).

Chín tháng trước đây, tép đỏ rất hiếm ở VN. Bây giờ nó đã phổ biến trong các bể thủy sinh ở Sài Gòn. Rồi xuất hiện tép CRS (pha lê đỏ – Crystal red shrimp), giống mới lai tạo được ở Nhật có vẻ đẹp mê ly, cực mắc, mà lại khó nuôi dưỡng và sinh sản. Điều gì làm người ta mê nuôi tép kiểng? Chị Mỹ cho biết: “Vẻ đẹp của chúng, sự thách thức chinh phục của chúng, và hạnh phúc của chúng ở thế giới bể thủy sinh”!

Bệnh của cá rồng và cách chữa trị

kênh nắp mang

Bệnh xoăn mang (kênh mang)

Đối với cá rồng việc thiếu chăm sóc, nhiễm bẩn và ký sinh là những nguyên nhân chính gây bệnh cho cá. Việc không thay nước thường xuyên khiến cho lượng nitrat, amôniắc trong nước tăng cao, lượng 02 giảm nên dẫn tới việc thở của con cá khó khăn, nhất là việc lượng cả trong bể dày đặc. Một số loại vi khuẩn ký sinh trong mang khiến cho các cơ cấu mang bị viêm và đẩy vỏ mang phình lên. Quan trọng không kém là không gian trong bể phải đủ cho con cá (tối thiểu là khi con cá trưởng thành thì chiều dài của bể phải gấp 3 chiều dài con cá, chiều rộng = chiều dài cá, chiều cao = chiều dài cá) và máy lọc hoạt động tốt.

xoăn mang
xoăn mang

Triệu chứng:
Trong giai đoạn đầu thì cá thở gấp, mang mở đóng không êm ái. Về sau lớp viền mang cá mở rộng, phơi bày những những cơ cấu ở trong mang. Về sau thì lớp vỏ cứng của mang cũng kênh ra. Việc này làm cho con cá khó thở nên kém ăn và quan trọng là con cá trở nên xấu, mất giá trị.
Cách chữa trị:
Khi thấy cá thở bất thường thì nên thay đổi 20% nước bể mỗi ngày. Tăng cường sủi khí, nếu cần thiết có thể dùng bình oxy bơm vào bể và có gắng duy trì PH là 6,5, duy trì 2 lạng muối/100 lít nước. Một số trường hợp cá bị xoăn nhẹ dùng lá bàng khô ngâm nước rồi lấy nước đó đổ vào bể và lớp xoăn giảm rất nhiều.
Còn nếu cá bị xoăn lớp mỏng viền mang thì có thể dùng biện pháp cắt bỏ rồi chăm sóc với chế độ giàu oxy. Nếu mang cá kênh ra phần vỏ cứng thì chịu, không khắc phục được.

Bệnh xù vẩy

Bệnh này thường xảy ra ở những cá nhỏ và cá yếu. Bệnh này thường hay xuất hiện vào mùa thu và đông.

xù vảy
Xù vảy – kênh vảy

Triệu chứng:
Các hàng vẩy bị kênh lên (phần lớn ở lưng). Trường hợp nặng thì toàn bộ vẩy trên người bị kênh, hai mắt hơi lồi ra. Lúc đó cá bỏ ăn và hay oằn mình.
Nguyên nhân:
Bệnh chủ yếu là do nấm và sự thay đổi quá đột ngột của môi trường, nước quá bẩn và nghèo oxy.
Cách chữa trị:
Với trường hợp thì xự phát hiện bệnh và xử lý càng sớm càng tốt. Đầu tiên là cố gắng duy trì nhiệt độ nước trong bể khoảng 30-31 độ C, tăng cường lượng muối trong bể, bổ xung thuốc bột vàng của Nhật. Một ngày có thể thay nước 2 lần nhưng lượng nước thêm vào và bớt ra thật ít. Trong những ngày đầu trị bệnh không nên cho cá ăn và những ngày sau cho ăn hạn chế. Nếu cá bị nhẹ thì chỉ 2 ngày là hết những vẫn phải duy trì nhiệt độ và thay nước trong 1 tuần. Nếu để bị nặng quá thì khả năng chết cao.

Bệnh xụp mắt (xệ mắt)

Thực ra xụp mắt cũng không phải là bệnh mà là tình trạng đặc trưng của cá rồng. Theo một số thông tin ở nước ngoài thì khả năng xụp mắt do di truyền chiếm tới 60%. Cá trẻ đang trưởng thành khả năng bị xụp mắt rất cao vì còn một số nguyên nhân khác như cách cho ăn (thả nhiều mồi xuống bể một lúc nên tạo cho cá thói quen ăn chìm nên cá đói hay nhìn xuống đáy), ăn quá nhiều (tạo ra lớp mỡ dưới tròng mắt nhiều, đẩy trong ra ngoài), xung quanh bể ở tầng thấp có quá nhiều vật chuyển động (đặt lồng chim, chó, mèo…) nên tạo thói quen quan sát ở thấp…

xệ mắt
Xệ mắt

Cách chữa trị:
Thả vật nổi trên mặt nước (có thể là bóng bàn nhiều mầu), lúc cá bé thì tạo thói quen ăn mồi nổi (như gián, châu chấu, thạch thùng, dế…) với số lượng hạn chế. Vớt mồi còn sót nếu cá không ăn. Nếu cá rồng có giá trị cao như kim hồng vĩ, hồng long thì chỉ nên nuôi một mình 1 bể và đáy bể dán kín. Còn nếu nuôi chung thì tránh nuôi một số loại cá ăn chìm như sam, vịt, lau bể… Nói chung các phương pháp này chỉ nhằm mục đích không cá bị xụp mắt sớm thôi còn nuôi lâu thì gần như con nào cũng bị xụp mắt. Quan trọng nhất là khi mua cá phải chọn cá mắt phải đẹp, vì khi xụp rồi dù ít hay nhiều đều không chữa được…

Bệnh trướng bụng

Bệnh này có lẽ là ít gặp mà có gặp chắc là chết, vì vậy nên phòng là chính.
Triệu chứng:
Cá bỏ ăn, bụng to hơn bình thường, bơi lội khó khăn, có trường hợp nặng thì chổng đầu hoặc đuôi lên trời (gọi chung là trồng cây chuối). Nặng hơn nữa thì ở hậu môn chảy ra nước nhờn.

Nguyên nhân:
Chủ yếu là do ăn uống. Vì vậy nên tránh cho cá ăn quá no vì không phải lúc nào thức ăn cũng đạt tiêu chuẩn gây ra không tiêu và viêm ruột. Nếu cho ăn tôm thì nên bóc cả đầu và râu trước khi cho vào bể vì đầu tôm có 1 cây kiếm có thể đâm thủng ruột cá. Nếu cho ăn dế, gián, châu chấu thì nên ngắt bỏ càng và chân tránh hiện tượng hóc. Nếu cho cá rồng ăn động vật thì phải còn sống, tránh cho ăn động vật chết. Nếu ăn thức ăn đông lạnh thì phải rã đá kỹ. Một số cá rồng bị viêm ruột mãn tính nên hậu môn đỏ và lòi ra (lòi trĩ).
Cách chữa trị:
Bệnh này rất khó chữa, khả năng chết cực cao. Vậy nếu thấy cá bỏ ăn, bụng hơi to, hay oằn mình thì nên thay 1/3 lượng nước, tăng cường bơm hơi, tăng lượng muối và duy trì nhiệt độ ở 30 độ C và có thể thêm một lượng metronidazol rồi theo dõi.

Bệnh đốm trắng

Vốn dĩ bệnh này rất chung cho mọi loại cá. Trên thân, nhất là trên vây, đuôi xuất hiện những đốm trắng và phát triển rất nhanh.

đốm trắng
Đốm trắng

Triệu chứng:
Nước trong bề hơi đục và có mùi tanh nồng. Cá bơi lội hay giật mình, chà xát người vào thành bể, bỏ ăn… trường hợp nặng thì trên vây cá có những điểm trắng như những u nang, gây ra cụt vây. Nếu không chữa kịp thời để bệnh chuyển sang giai đoạn nặng thì cá sẽ chết.
Cách chữa trị:
Những đốm trắng là một dạng nấm, bám trên thân cá và hút chất lỏng trên thân thể cá làm cho cá khó chịu. Loại nấm này phát triển rất nhanh ở 25oC. Vì vậy khi thấy cá bị bệnh nên tăng nhiệt độ (khoảng 32oC), trong trường hợp nhẹ thì cá tự khỏi. Nếu nặng thì ta phải thay nước liên tục với số lượng ít một, bổ xung muối ăn. Nên dùng một số thuốc ở hàng cá và phải chữa khỏi dứt điểm, tránh để bệnh kéo dài.

Cá rồng Châu Á

Cá rồng châu Á (Scleropages Formosus) là một trong những loài cá cảnh hàng đầu bởi vì sự khan hiếm, danh tiếng, giá trị và vẻ đẹp tự nhiên của chúng. Đây cũng là giống loại cá rồng có nguy cơ bị tuyệt chủng nơi hoang dã và được bảo vệ bởi CITES (Hội Nghị Công Ước Quốc Tế Về Giao Thương Các Giống Loại Động Thực Vật Hoang Dã Đang Có Nguy Cơ Bị Tuyệt Chủng) từ năm 1980. Chỉ có huyết long, kim long quá bối, kim long hồng vỹ, thanh long, và thanh long chỉ vàng (yellow tail arowana) bên Nam Á là được cho vào sổ đỏ để được bảo vệ, được giới thưởng ngoạn ưa chuộng, vì thế người chơi phải tốn một số tiền không nhỏ để sở hửu chúng . Một giống loại cá rồng có họ với cá rồng Châu Á là kim long Châu Úc (Scleropages jardini, và Scleropages leichardti), không được bảo vệ bởi CITES, vì số lượng của loại kim long Úc nơi hoang dã rất nhiều nên giá trị kinh tế cũng vì thế thấp nếu so với giá cả của cá rồng Châu Á . Ngân long và Hắc long có nguồn gốc từ Nam Mỹ cũng là bà con có họ xa với giống cá rồng Châu Á, cũng không được bảo vệ bởi CITES, và có giá trị kinh tế thấp nhất trên thị trường.

cá rồng huyết long
Cá rồng châu Á

Lý do cá rồng Châu Á có tên trong sổ đỏ của các động thực vật cần phải được bảo vệ bởi CITES là vì trong thập niên 1970, số lượng các giống loại cá rồng Châu Á ngoài thiên nhiên hoang dã đã tuột dốc đến mức độ nguy hiểm và báo động vì chúng bị săn lùng, đánh bắt quá mức vì giá trị kinh tế của chúng. Được xem là có hình dạng và dáng bơi tương tự như con rồng trong truyền thuyết, người ta tin tưởng rằng cá rồng tượng trưng cho may mắn, thịnh vượng, của cải và sức khoẻ. Vì vậy, chúng được nuôi với mong muốn đem lại tác dụng phong thuỷ tích cực. Người Trung Hoa tin cá rồng Châu Á có khả năng “trừ tà”, giải tỏa những chuyện không may cho gia chủ, vì thế khi sở hửu và chăm sóc chúng tốt, gia chủ đổi lại sẽ có được sự “bảo vệ” của giống loại cá rồng này. Ngoài ra, màu sắc của một số loài cá rồng châu Á như huyết long và kim long quá bối cũng đẹp nhất trong họ cá rồng nói chung.

cá rồng châu Á phân bố ở các nước trong vùng Đông Nam Á và có quan hệ họ hàng gần với cá rồng châu Úc hơn là cá rồng Nam Mỹ do cá rồng Châu Á được phân nhánh tách ra từ cá rồng Châu Úc với niên đại khoảng 140 triệu năm trước. Vây ngực và vây hậu môn của chúng lùi xa về phía sau tuy nhiên cá rồng châu Á chỉ có 5 hàng vảy mỗi bên thân so với 7 hàng vảy ở cá rồng châu Úc. Điều ngạc nhiên là dù rất nổi tiếng nhưng những nghiên cứu khoa học liên quan đến cá rồng châu Á lại khá ít ỏi, bằng chứng là trong một thời gian rất dài tất cả cá rồng châu Á đều được gộp chung dưới một tên khoa học là Scleropages formosus cho dù chúng có bề ngoài rất khác biệt. Sự đa dạng về chủng loại cá rồng trên thị trường cá cảnh là một minh chứng cho điều này. Nghiên cứu của Pouyaud và đồng sự (2003) đã phân lập các loài cá rồng ở Indonesia gồm Huyết Long (Scleropages legendrei), Thanh Long Borneo (Scleropages macrocephalus) và Kim Long Hồng Vĩ (Scleropages aureus) thành những loài riêng biệt. Kim Long Quá Bối và Thanh long Nami vẫn được xếp chung với thanh long dưới tên Scleropages formosus cho dù chúng cũng có thể là những loài riêng biệt.

Thậm chí, trong từng loài cũng có thể có những dòng khác nhau. Về màu sắc, bên cạnh màu chủ đạo nằm ngoài viền vảy, màu ở trung tâm vảy gọi là màu nền. Ở mỗi loài lại phân ra nền xanh dương “blue-based”, nền xanh lá “green-based”, nền vàng “gold-based”, nền tím “purple-based”… Màu nền lan rộng trên mặt vảy làm màu viền hẹp lại là loại vảy bản mỏng “thin frame”, bằng ngược lại màu nền co cụm ở tâm vảy là loại vảy bản dày “thick frame”. Về hình dáng, có dạng đuôi hình thoi “diamond shape” và dạng đuôi hình quạt “fan shape”, có dạng đầu hình muỗng “spoon head” và dạng đầu hình viên đạn “bullet head”, có dạng thân rộng và ngắn, có dạng thân dài và mảnh mai… Việc lai chéo (cross breed) các dòng cá rồng hoang dã ở một loài diễn ra khá phổ biến trong các trang trại cá cảnh ở Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia. Do đó, các nghiên cứu khoa học về cá rồng châu Á gặp rất nhiều khó khăn vì phải dựa vào các cá thể hoang dã vốn còn sót lại rất ít.

Tổng quan về cá rồng

tổng quan cá rồng

Họ cá rồng có các tên gọi dân gian: Arowana, Dragon fish, Malayan Bonytongue, Nirwana.

cá rồng có tên gọi là Arowana xuất phát từ hai tên gọi của chúng ở Indonesia là “Arwana” hay “Nirwana” có nghĩa là lý tưởng, hoàn hảo.

Tổng quan về cá rồng
Cá rồng đẹp

Đây là một loài cá thuộc họ cá xương nước ngọt với tên khoa học Osteoglossidae, đôi khi còn gọi là “cá lưỡi xương” (cốt thiệt ngư). Trong họ cá này, đầu của chúng nhiều xương và thân thuôn dài được che phủ bằng các vảy lớn và nặng, với kiểu khảm ống. Cá có thân thon dài và dẹt bên, có một đôi râu mõm dài, vẩy to lấp lánh, vây ngực dài, vây lưng và vây hậu môn nằm về phía sau, cá có thể đạt tới chiều dài từ 60cm đến 90cm trường hợp ngoại lệ lên đến 120cm và nặng đến 7,2 kg. Đây là loài cá hung dữ và có tuổi thọ cao nhất trong các loài cá được nuôi làm cảnh. Thực tế đã chứng minh tuổi thọ của loài cá này có thể lên đến 50 năm. Cá có các vây lưng và vây hậu môn có các tia vây mềm và dài, trong khi vây ức và vây bụng lại nhỏ. Tên gọi ‘cá lưỡi xương’ (Bonytongue) có nguồn gốc từ xương dạng răng trên phần sàn của miệng (lưỡi), được trang bị cùng các răng và ngoạm vào các răng ở phần trên trần của miệng. Cá có thể thu được ôxy từ không khí bằng cách hít nó vào trong bong bóng được bao bọc bằng các mao mạch tương tự như phổi. Cá Hải tượng (Arapaima gigas) là “cá thở không khí cưỡng bách”.

Đối với người Trung Hoa và các nền văn hóa Châu Á, đặc biệt là một số nước như Nhật, Đài Loan, Hongkong… hay vùng Đông Á có ảnh hưởng nặng nề của văn hoá Trung Hoa thì con rồng là biểu tượng của sự quyền quý, may mắn và thịnh vượng. Trong mắt của người Trung Hoa, cá rồng với thân hình dài, dáng bơi luôn khoan thai, điềm đạm là biểu hiện cho một phong thái quân tử và sự uy nghi của rồng, đặc biệt cá rồng có bộ vảy lớn với màu sắc vàng, bạc, đỏ… long lánh được liên tưởng đến vảy rồng, râu cá rồng cũng được liên tưởng đến râu của con rồng huyền thoại. Sự tiến hoá hang trăm triệu năm cùng tuổi thọ cao của loài cá này cũng được cho là biểu hiện của sự trường tồn. Chính vì vậy người Trung Hoa nói riêng và người Châu Á nói chung luôn muốn nuôi trong nhà cá rồng với hi vọng tránh được những điều đen đủi, những vận hạn và mang lại sự may mắn, giàu sang và thịnh vượng. Thường thì những con cá rồng màu đỏ được cho là tránh điềm xui và mang lại may mắn trong công việc còn những con cá rồng màu vàng, màu trắng thì được cho sẽ đem lại tài lộc và sự thăng tiến trong công việc kinh doanh. Với các lý do trên cá rồng thường được sử dụng trong phong thuỷ như là một giải pháp mang tính thủ thuật rất hữu hiệu để cải biến môi trường sống và làm việc với mục đích mang lại may mắn và sự phồn vinh cho gia chủ. Trong dân gian đã truyền tụng nhiều câu truyện liên quan đến sự may mắn và giàu sang do cá rồng đem lại cho chủ.

Phân loại và địa động vật học cá rồng

Họ cá rồng là họ cá nguyên thủy (cơ sở) có từ kỷ Hạ đệ tam (khoảng hơn 200 triệu năm trước) và được đặt trong bộ cá vây tia có tên khoa học Osteoglossiformes. Hiện tại còn 10 loài còn sinh tồn đã được miêu tả:

  • 3 từ Nam Mỹ
  • 1 từ châu Phi
  • 4 từ châu Á
  • 2 từ Australia

Họ Osteoglossidae là họ cá nước ngọt duy nhất được tìm thấy ở cả hai bên của đường Wallace (ranh giới thời gian bắt đầu thời đại khủng long). Điều này có thể giải thích bằng thực tế là cá rồng châu Á (S. formosus) đã phân nhánh ra khỏi hai loài ở Australia từ chi Scleropages là S. Jardinii và S. Leichardti vào khoảng 140 triệu năm trước, chứng tỏ một điều rằng các dạng cá rồng châu Á đã được lan truyền tới châu Á theo đường qua tiểu lục địa Ấn Độ.

Qua quá trình nghiên cứu khảo cổ học trên thế giới từ trước đến nay đã chứng minh có ít nhất là 5 loài cá cổ, chỉ được biết đến từ các hóa thạch, cũng được phân loại vào họ Osteoglossidae; chúng có niên đại vào khoảng cuối kỷ Phấn Trắng. Các hóa thạch khác có niên đại xa hơn tới cuối kỷ Jura hay đầu kỷ Phấn Trắng nói chung được coi là thuộc về siêu bộ cá rồng (Osteoglossomorpha ). Các hóa thạch của cá dạng cá rồng được tìm thấy trên mọi châu lục, ngoại trừ châu Nam Cực.

Các loài cá rồng

Họ cá rồng chứa hai phân họ là Heterotidinae (2 loài) và Osteoglossinae (8 loài) đã biết.

  • Phân họ Heterotidinae
    • Chi Arapaima
      • Arapaima gigas : Cá hải tượng. Nguồn gốc Nam Mỹ
    • Chi Heterotis
      • Heterotis niloticus : cá rồng châu Phi, khổng tượng châu Phi, rồng đen châu Phi. Nguồn gốc châu Phi
  • Phân họ Osteoglossinae
    • Chi Osteoglossum
      • Osteoglossum bicirrhosum : Cá ngân long. Nguồn gốc Nam Mỹ
      • Osteoglossum ferreirai : Cá hắc long. Nguồn gốc Nam Mỹ.
    • Chi Scleropages
      • Scleropages aureus : Kim long hồng vĩ. Nguồn gốc châu Á
      • Scleropages formosus : Cá thanh long ( cá mơn ). Nguồn gốc châu Á
      • Scleropages jardinii : Cá trân châu long, kim long Úc, châu long Úc rằn. Nguồn gốc Australia
      • Scleropages legendrei : Cá huyết long, cá rồng đỏ. Nguồn gốc châu Á.
      • Scleropages leichardti : Cá hồng điểm long, châu long Úc đốm sao. Nguồn gốc Australia
      • Scleropages macrocephalus : Cá thanh long Borneo, kim long Indonesia. Nguồn gốc châu Á.

Theo cách phân loại của giới sinh vật cảnh thì cá rồng được phân loại theo biên giới địa lý bao gồm các loại sau:

  • cá rồng Châu Á
  • cá rồng Châu Úc
  • cá rồng Châu Mỹ
  • cá rồng Châu Phi.

Nghiên cứu di truyền học gần đây chỉ ra rằng nhánh dẫn tới cá hải tượng và cá rồng châu Phi đã phân nhánh vào khoảng 220 Ma (Tức cách đây khoảng 220 triệu năm) trong kỷ Hậu Trias, nhánh dẫn tới ngân long và hắc long của Nam Mỹ đã rẽ nhánh khoảng 170 Ma (khoảng 170 triệu năm), trong Trung Trias. Nhánh dẫn tới các loài cá rồng Australia phân nhánh ra khỏi nhánh dẫn tới các loài cá rồng châu Á vào khoảng 140 Ma (khoảng 140 triệu năm), trong kỷ Tiền phấn trắng.