Một hệ thống ánh sáng thích hợp rất cần thiết đối với sự phát triển của cây. Phần rất lớn cây trong môi trường tự nhiên sinh trưởng dựa trên một quá trình gọi là quang hợp (Photosynthesis). Cây thủy sinh cũng vậy. Khi nói đến đây chắc hẳn bạn đang hình dung đến các dãy quang phổ, nhưng thật ra nó cũng chỉ là một yếu tố khác mà mắt ta ko nhìn thấy được (UV và IR).Để mua được loại đèn có ánh sáng thích hợp thì phải dựa vào loại cây nào được bố trí vào bố cục hồ thủy sinh của bạn. Chuyện này còn tùy thuộc vào loài cây nào cần nhiều sáng, cây nào cần ít, khi nó ko cân bằng sẽ gây ra nhiều vấn đề khác như:
- Ánh sáng quá yếu sẽ làm cho 1 số loài có đốt dài ngoằng
- Ánh sáng quá nhiều sẽ làm cho rêu hạu bùng phát cũng như nâng nhiệt độ, nó sẽ làm cho cây èo uột.
Hai loại thường được sử dụng là Fluorescent lights (Đèn tuýp) và Metal Halide HQI (Cao áp)
Fluorescent lighting (Đèn Tuýp hay đèn huỳnh quang)
Đèn tuýp là đèn 1 bóng với 2 đuôi cắm ở cuối 2 đầu. Đường kính dùng để phân biệt 2 loại T8 và T5 (Ở Việt Nam còn có T12)
T8 là loại đèn thông dụng được dùng trong việc thắp sáng trong nhà (Ở Việt Nam mình thường là T12). Nhưng cũng có 1 vài loại bóng thích hợp với việc trồng cây thủy sinh.
T5 có đường kính nhỏ hơn T8, nhưng vẫn có độ sáng như T8. Được việc hơn là T5 chiếm diện tích nhỏ hơn nên có thể đặt nhiều bóng hơn cho 1 hồ. Thường thì có 2 loại thích hợp; 1 là HE (High performance – tiết kiệm cao) và HO (High output – công suất cao).
PL thường được gọi là đèn cây đũa, là 1 dạng khác của đèn tuýp. Nó được cấu tạo bởi 1 đèn được uốn cong thành hình chữ U, song song với nhau. Chỉ có 1 đầu cắm. Công suất của nó cũng chỉ như những đèn T5 hay T8.
Metal Halide HQI (Đèn cao áp)
Đèn Metal Halide là loại đèn gần nhất với Full spectrum và sức xuyên thấu của nó cao nhất đối với các loại đèn khác.
Nhưng có 2 khuyết điểm về loại đèn này là :
- Khả năng sinh ra ánh sáng thấp (khởi động lâu)
- Sinh nhiệt rất nhiều.
Nhiệt độ màu
Nhiệt độ màu là màu sắc nhận biết được qua độ sáng.Đơn vị để đo nó là K(Kelvin).Thường được sử dụng trong khoảng 5500K-8000K. Nếu thấp hơn nó sẽ ngả về màu vàng và cao hơn thì ngả về màu xanh dương.
Sự chiếu sáng
Cây thủy sinh mọc dựa trên đồng hồ sinh học của chúng,chúng hoạt động vào ban ngày và ngủ vào ban đêm. Quang hợp được kích hoạt bởi ánh sáng mặt trời,và sẽ ko ngừng cho đến khi mặt trời lặn.Sử dụng sự chiếu sáng 1 cách thích đáng,chúng ta có thể làm cho quá trình quang hợp này tốt hơn ngoài tự nhiên,và làm cho cây TS mọc đẹp hơn.Nếu như cây TS ngủ vào ban đêm (Thường xếp lá lại), thì cho dù dưới ánh sáng mạnh thật mạnh chúng cũng ko hoạt động lại. Những loài mọc nhanh sẽ cần thời gian chiếu sáng nhiều hơn đối với những loài mọc chậm.Tốt nhất là có 10 giờ chiếu sáng mỗi ngày.
Chất lượng ánh sáng và ảnh hưởng của nó lên sự phát triển cây thủy sinh.
Quang hợp ko phải là một hiện tượng xảy ra một cách đồng đều giữa các bước ánh sáng khác nhau. Ánh sáng khác màu nhau sẽ có nhiều ảnh hưởng khác nhau trên cây thủy sinh. Ví dụ như những cây màu đỏ sẽ dễ tiếp nhận các loại ánh sáng có quang phổ màu xanh dương, là loại ánh sáng tương tự như tia cực tím. Nếu kết hợp cùng với dinh dưỡng thích hợp, nó sẽ làm cho cây màu đỏ trông rực rỡ hơn. Đèn huỳnh quang dùng cho cây thủy sinh thật ko có đến một sự phân phối quang phổ. Cường độ của chúng cũng giảm thiểu theo thời gian. Việc này có thể thấy qua sự phát triển chậm chạp và mất màu của cây. Cùng lúc đó, cây ko phát triển đúng sẽ làm thừa ra dinh dưỡng, dinh dưỡng đó sẽ giúp ta nuôi rêu hại tốt hơn khi rêu hại cực kì thích hợp với loại ánh sáng đó. Cho nên, thay bóng định kỳ sẽ đảm bảo cho chất lượng ánh sáng và tác dụng của chúng lên cây. Nếu ta dùng bóng Huỳnh quang thì nên thay chúng 3 tháng 1 lần, còn bóng có công suất cao hơn như bóng T5 thì phải thay mỗi 6 tháng.
Lượng chiếu sáng
Không có luật nào gọi là mấy bóng cho 1 hồ, chúng ta chỉ tính ánh sáng theo cách W/Liter. Có nghĩa là 1 hồ có thể tích là 100 lít thì phải có hệ thống chiếu sáng tương đương 100W (thấp hơn hoặc cao hơn tùy vào loại cây)
Dù thế, nhưng vẫn có hồ cao hoặc thấp, cho nên chỉ có chịu thử nghiệm mới tìm ra được 1 đáp án chính xác cho lượng ánh sáng. Thường thì những loài cây mọc nhanh cần nhiều hơn là 1l/1w. Trong những hồ thủy sinh sâu hơn với nhiều cây mọc nhanh thì sẽ cần khoảng 1.5 cho tới 1 .7w/l hoặc hơn. Vậy cho nên trong 1 hồ 100l có thể cần khoảng 150W hoặc hơn.
Độ xuyên thấu
Độ xuyên thấu có nghĩa là sức xuyên qua nước của ánh sáng, và sẽ giảm cường độ đi khi qua độ sâu của nước.
Độ lumen cũng sẽ cho ra những độ xuyên thấu khác nhau, ánh sáng màu đỏ là yếu nhất. Ở biển sâu, ánh sáng màu đỏ ko thể xuyên thấu cho nên chỉ thấy ánh sáng màu xanh. Hệ thống chiếu sáng khác nhau cũng có độ xuyên thấu khác nhau.