Cá la hán sinh sản

cá la hán bột

Cá la hán rất khó đẻ trong môi trường bể kính, muốn lai tạo cần phân biệt đực cái. Sau 1 năm tuổi cá có thể sinh sản. Cá mái có con tháng xả trứng 3 lần, có con 2,3 tháng mới xả. Tùy vào chế độ dinh dương và thể trạng cá

Phân biệt cá la hán đực, mái

Cá đực: Gù to, người thon, dẹp, nên chọn cá to để tránh bị cá mái đánh

Cá mái: Người nhỏ, không có gù, nhiều châu, hậu môn nhú ra ngoài nhiều,

Ghép cặp

Khi bộ phận sinh dục của cá mái nhú ra là cá sắp đẻ, lúc này bắt đầu ghép đôi. cho cá vào bể ngăn đôi bằng vách kích, khi nào 2 con chịu quấn sát nhau qua vách kích thì cho cá vào 1 bể.

Cá đực và cá mái sẽ bắt đầu giao phối và đẻ trứng

Cá la hán con 1 tháng tuổi

Cách nuôi cá la hán con

Sau khi cá đẻ có thể tách cá bố mẹ ra, sau 3 ngày trứng sẽ nở thành cá bôt. Sau tầm 4 ngày cá con bắt đầu tìm kiếm thức ăn.

Trong giai đoạn cá la hán con mới nở cần tắt lọc, để sủi nhẹ. Có thể cho cá ăn bobo, artemia hoặc trùn chỉ. Ngày 3 bữa, chia nhỏ bữa tránh hỏng nước

cá la hán bột
Cá la hán bột

Lưu ý, không cho cá ăn quá nhiều nếu không nước sẽ ô nhiễm, gây bệnh chết cá con.

Xem thêm: Cách chăm sóc cá la hán con

Cách nuôi cá la hán và kinh nghiệm bí truyền

cách nuôi cá la hán bí truyền

Bể nuôi cá

  • Yêu cầu bể cá la hán rộng có kích thước dài tối thiểu 70cm
  • Chỉ nên nuôi 1 mình
  • Trang trí: Không nên để phụ kiện như đá, lũa, cây, cá cần không gian rộng để bơi
  • Đèn: Ánh sáng vừa đủ, không cần quá mạnh, tùy từng loại cá sẽ có chế độ màu đèn khác nhau để cá hấp thụ lên màu
  • Lọc: Phải có lọc, tốt nhất là lọc tràn trên, thức ăn của la hán rất giàu protein nên cần chạy lọc 24/24
  • Sủi: Nên có sủi để nước giàu oxy, giúp cá khỏe mạnh, lên màu tốt hơn
  • Nhiệt độ: Từ 25-31 độ, mùa đông nên cắm sưởi để tránh các bệnh của la hán
  • Môi trường nước: Độ pH từ 7,5-8,0, sần sục hết clo trước khi cho nước vào bể
  • Thay nước: 1 tuần 1 lần, chỉ nên thay < 50% lượng nước, tránh cá sốc nước

Xem thêm: Chọn bể la hán theo chiều dài cá

bể cá la hán
Bể cá la hán

Cá la hán nuôi chung với cá nào?

Cá la hán thuộc dòng cá dữ, có tập tính bảo vệ lãnh thổ chỉ nên nuôi với cá dọn bể. Không nên nuôi chung với các loại cá dữ khác như cá rồng, cá hổ….

Thức ăn cá la hán

Cá la hán ăn gì để đẹp nhất là câu hỏi của rất nhiều anh em chơi cá. Với nguồn gốc là cá rô phi lên chúng rất phàm ăn, từ thức ăn tươi, động lạnh hay thức ăn khô. Các loại thức ăn giúp lên gù nhiều nhất thường giàu protein

Cá nhỏ, tôm tép, châu chấu, dế, sâu

Đây là nguồn thức ăn tươi sống mà cá La Hán rất thích và tốt nhất, bạn nên chọn những loại nhỏ vừa miệng như cá chép con, cá trâm, tép,..có kích thước nhỏ để cá dễ ăn và tiện lợi cho việc vệ sinh nước, vệ sinh bể cá.

Thịt bò, gan lợn, thức ăn đông lạnh

Đây chủ yếu là các loại thức ăn tự chế biến cho cá. Thịt bò, gan lợn cắt nhỏ hay xay nhuyễn. Tuy nhiên loại thức ăn này nên cho ăn ít, tránh bẩn nước, sình bụng cá

Thức ăn hạt, viên tổng hợp

Đây là các loại thức ăn bán sẵn tại các cửa hàng cá cảnh. Ưu điểm là tiện lợi nhanh chóng, tuy nhiên sẽ không đảm bảo dinh dưỡng.

Trùn chỉn, bo bo

Đây là các loại thức ăn rất nhỏ, giàu dinh dưỡng chỉ phù hợp với cá la hán con

Kinh nghiệm bí truyền về cách nuôi

Lên màu:

  • Một sai lầm của người chơi cá la hán là ép cá lên màu mình thích. Tùy vào bản thân loại cá để kích màu tốt nhất. Với mỗi dòng cá hãy tìm hiểu nó mạnh màu gì để đánh đèn phù hợp. Và cá lên màu tốt hơn khi có thêm ánh sáng mặt trời
  • Nên chọn thức ăn giàu dinh dưỡng và thức ăn bổ trợ cho màu sắc đó, có thể kết hợp thêm các chất bổ trợ như Astaxanthin ( đỏ cam), Xanthophyll ( vàng)
  • Kè với cá mái

Chi tiết bài viết: Lên màu cho la hán

Lên gù

  • Với cá nhỏ đang ươm nên chọn bể cao, ngắn để hạn chế chiều dài cá, cá bơi lên xuống, người ngắn sẽ phát triển đầu hơn
  • Soi gương: trong bể có thể để 1 tấm gương để cá nhìn thấy, sẽ kích thích gù hơn
  • Sử dụng thức ăn kích gù
  • Dùng thuốc: Trên thị trường có 1 số loài thuốc kích gù, tất nhiên đã dùng thuốc thì cá sẽ không tốt
  • Bơm gù: Cách này tỷ lệ tử vong rất cao

Xem chi tiết tại bài : Lên gù cho cá la hán

bơm gù cho la hán
1 sự cố đáng tiếc từ bơm gù

Kết luận: Hãy yêu con cá của mình, và hãy chăm nó tốt nhất, đừng vì cố tăng 1 cái gì đó là hại đến cá yêu của mình.

Cá mún đen – Hình ảnh tránh nhầm lẫn

cá mún đen

Cá mún đen (Platy Black) hay cá mún nhung là 1 loại cá mún có màu sắc đen toàn thân hoặc 1 phần lớn trên thân. Về đặc điểm sinh học thì giống với các loài cá mún khác

1 số loại cá mún có màu đen như sau:

Cá mún đen

Đây là dòng cá cực hiếm, ko thấy xuất hiện tại Việt Nam. Trên thế giới đã lai tạo được ra nhưng chưa nhập về.

cá mún đen
Cá mún full đen
hình ảnh cá mún đen

Cá mún đen xanh

Đây là dòng cá mún có phần lớn màu đen ánh xanh, pha lẫn với vàng cam.

Màu sắc cá này khá phổ biến ở các hàng cá cảnh, giá giao động 5-10.000đ / đôi

Cá mún đen xanh
Cá mún đen xanh

Cá mún đen vàng

Cá mún đen vàng

Cá mún trắng đen ( panda)

Cá mún trắng đen ( panda)

Nhầm lẫn với các dòng cá khác

Dễ nhầm lẫn với các dòng khác Bình tích khác như cá bình tích đen short body, cá molly đen

Cá  Molly đen
Cá Molly đen
Cá bình tích short body đen
Cá bình tích short body đen

Phân biệt cá mún đực và cái

Cách phân biệt cá mún đực và cái dựa trên 3 yếu tố chính: Kích thước, bụng và vây hậu môn.

  • Kích thước cá mún đực sẽ bé hơn cá mái vì vậy nhìn cá đực dài hơn, cá mái nhìn ngắn hơn
  • Bụng cá mái to và tròn hơn, hậu môn đen
  • Vây hậu môn: Cá đực bé và cúp dài, cá mái mở rộng
cá mún đực
Cá mún trống người dài, vây hậu môn cúp, dài
cá mún cái
Cá mún mái bụng tròn, vây hậu môn mở rộng
phân biệt cá mún đực và cái
Hình ảnh phân biệt cá mún đực và cái

Trên đây là bài phân biệt cá mún trống và mái, bạn có thể tìm hiểu thêm về các mún tại bài viết: Cá mún: Giới thiệu, sinh sản và phân loại

Tạo thế cân bằng cho cá và cảnh

Ngoài thiên nhiên, một góc ao, hồ, sông, lạch, nơi có ánh nắng đầy đủ, bên dưới mặt nước thường xuất hiện đủ loại rong, rêu mọc ken dầy, đôi khi trên mặt nước là bèo, lục bình. Khi dưới nước rong rêu phủ kín, bèo, lục bình hầu như vắng bóng và ngược lại, khi trên mặt nước phủ kín bèo, lục bình hoặc đôi khi là lá sen… thì dưới nước không còn cây cỏ gì mọc được.

cân bằng sinh thái

Nguyên tắc chung để tạo một hồ cá sao cho ít phải chăm sóc nhất: cây và rong trong hồ cá sẽ hấp thụ CO2 (dioxid carbon) và nước để tạo ra hydrat carbon nuôi cây theo chu trình sinh hóa cân bằng (trong điều kiện phù hợp).

Thức ăn cho cá tiêu hóa sẽ bài tiết qua phân và nước tiểu (Amoniac+ nước hình thành Amonium) để nuôi cây. Một phần khác bị oxy hóa thành Nitrite (kết hợp với oxy trong nước) bởi vi khuẩn họ Nitrosomonas, Nitrosococus, Nitrosospira và Nitrosolobus – lập tức chuyển Nitrite thành Nitrat (vô hại). Khi kết hợp với oxy – một phần nitrat chuyển hóa nuôi cây, phần khác sẽ phát triển các đơn bào thủy sinh và nuôi các đơn bào động vật (Plaukton) và nuôi sống cá bằng các loại thủy sinh này.

 tạo thế cân bằng cho cá và cảnh

Để tạo thế cân bằng cho cá và cảnh phải đặc biệt lưu ý:

  • Chỉ nuôi các loại cá có kích thước nhỏ (để chất bài tiết ít) với số lượng vừa phải (10 con/100 lít) như các loại tetra (Neontetra, Hemigammus…) hoặc cá bảy màu (poecilia – recticulata).
  • Trồng các loại rong dễ sống như cỏ đuôi chồn (ceratophyllum submersum) rong lá hẹ (gramineus), rong có nguồn gốc Senegal (amania senegaleusis), rong amazon (echinodorus amazonicus), hoặc các loại rong khác nhập vào Việt Nam đã lâu và thích hợp cho hồ cá.
  • Ánh sáng trong hồ phải đủ cho quá trình quang hợp của cây. Ánh sáng đủ, cây sẽ thải oxy và hấp thụ CO2, trong trường hợp ngược lại, cây sẽ hút oxy và nhả CO2 (cây và cá sẽ chết nếu quá trình này lặp lại thường xuyên).

Nói chung, bạn muốn có một hồ cá và cảnh mà không phải hàng ngày cho thức ăn, cá vẫn sống và cây vẫn mọc thì lẽ dĩ nhiên bạn phải có đủ kiến thức, đủ kiên nhẫn để theo dõi và thực hiện từng bước một.

Cá Neon: Phân loại, cách nuôi và sinh sản

cá neon thủy sinh

Cá Neon là cá gì?

Cá Neon tên tiếng anh là Paracheirodon innesi thuộc bộ và họ cá chim trắng Characiformes với thân hình nhỏ, với màu sắc xanh đỏ chủ đạo ưa nhìn, bơi theo đàn rất đẹp nên được rất nhiều người ưa chuộng. Hầu hết, giống cá này là giống cá ngoại, nguồn gốc ở Nam Mỹ và nhập vào Việt Nam từ những năm 90.

cá neon bơi theo đàn
Cá Neon bơi theo đàn –
sinhvatcanh.org

Khi được chiếu đèn vào thì cá Neon sẽ phát sáng từ vạch xanh dọc theo lưng, nhìn rất long lanh, đẹp,

Cá neon là loài cá chủ yếu sống trong môi trường nước sạch, giàu oxy hòa tan và không gian rộng rãi. Nếu như không đáp ứng đủ các yếu tố về môi trường sống như bên trên, cá sẽ có màu sắc nhợt nhạt và dễ chết.

Video bể thủy sinh cá Neon đẹp

Đặc điểm các loại cá Neon

Cá Neon Vua ( đỏ)

Cá Neon vua hay Neon Hoàng Đế với đặc trưng là màu đậm, sặc sỡ hơn cá Neon thường. Vạch xanh ở giữa thân chạy dài từ đầu tới cuối đuôi, kích cỡ lớn hơn, có chiều dài lên tới 4-5cm.

cá neon vua
Cá Neon vua có màu sặc sỡ

Giá cá Neon vua đắt hơn giao động tầm 25.000 đồng/ đôi

Cá Neon thường ( xanh)

Ca Neon thường hay Neon xanh màu nhạt hơn, vạch xanh chỉ từ đầu đến quá nửa người, không tới sát đuôi, kích thước nhỏ hơn khá nhiều

cá neon thường
Cá Neon thường

Phân biệt cá Neon thường và Neon vua dựa trên màu sắc và vạch xanh, đỏ. Cá Neon thường có vạch xanh từ đầu đến gần đuôi, vạch đỏ từ đuôi đến giữa thân, còn Neon vua thì vạch xanh đỏ từ đầu đến sát đuôi, màu sặc sỡ hơn

Giá cá Neon thường giao động từ 10-15.000đ/ đôi

Cá Neon Kim Cương

neon kim cương
Cá Neon kim cương

Là loại cá hiếm xuất hiện trên thị trường với đặc điểm đầu xanh ngọc, người trắng và phần đuôi đỏ.

Cá Neon đen

Cá neon đen
Cá neon đen

Cá Neon đen với đặc trưng là bạch đen từ mang cá xuống sát đuôi, với kích cỡ khá lớn có thể từ 5-6cm

Giá cá neon đen dao động từ 10-20.000/ đôi

Cá Neon vàng

Cá Neon vàng
Cá Neon vàng

Cá Neon vàng với đặc trưng màu vàng, loại này cũng khá hiêm trên thị trường so với các loại trên.

Cá neon có dễ nuôi không?

Cá Neon khá dễ nuôi và không yêu cầu cao về đặc tính nước, có thể sống hòa hợp với nhiều loài cá thủy sinh khác như bảy màu, mún, ngựa vằn…

Cá neon nuôi chung với cá nào?

Cá Neon với đặc tính hiền lành, bơi theo đàn, có thể sống với đa phần các cá khác cùng kích cỡ như mún, bảy màu, bã trầu, kiếm, trâm…Cá neon cũng có thể nuôi chung với tép. Tuy nhiên tép mới đẻ có thể bị cá ăn thịt.

Hướng dẫn cách nuôi cá Neon sau khi mua về

Chọn bể nuôi cá Neon

Bể nuôi cá neon nên > 50cm để cá có thể thoải mái bơi. Cá Neon thường bơi theo đàn nên bạn cần mua khoảng từ 15 đến 20 con để chúng có thể chơi với nhau.

Neon là một loài cá cũng khá nhạy cảm với ánh sáng. Bạn nên chú ý không để bể cá ở nơi quá tốt hoặc quá sáng. Ánh sáng quá tối sẽ không làm nổi bật màu sắc của cá neon vua. Ngược lại, nếu ánh sáng quá mạnh sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của cá.

Nuôi cá neon cần phải có lọc để giữ nước sạch và lọc bỏ thức ăn, cặn bã thừa, tránh tình trạng cá bị nấm.

Môi trường nước

Về nhiệt độ nước trong bể cá cần phải duy trì ở mức từ 20 đến 26 độ C. Độ cùng của nước khoảng từ 5 đến 20 dH và độ pH phù hợp nhất là từ 5 đến 7. Bạn có thể mua các loại giấy đo độ dH và pH ở hiệu thuốc hoặc ở những nơi bán đồ nuôi cá đều có.

Trại cá Neon khủng hơn 800.000 con – Trại cá Thiên Phúc

Cách xử lý sau khi mua về

Trước khi mua cá Neon về bạn sẽ cần chuẩn bị một môi trường thích nghi ban đầu cho cá bằng các bước như sau:
Bước 1: Bạn chuẩn bị một thùng xốp có chứa nước. Tiếp theo bạn thả các loại rong rêu dư thừa vào trong thùng xốp đó.
Bước 2: Bạn thả ba chiếc lá bàng khô ( nhớ rửa sạch ) vào thùng xốp và ngâm trong vòng 3 đến 4 ngày. Đợi cho nước bên trong thùng chuyển sang màu ngả vàng đậm. Lá bàng thì bạn cứ để yên trong đó, trừ khi lá quá mục thì vớt ra và cho lá bàng khác vào.
Tại sao cần có bước cho lá bàng ngâm vào nước?
Đó là vì nước lá bàng có khả năng làm giảm độ pH và sát khuẩn rất tốt. Đây là môi trường lý tưởng theo kinh nghiệm của nhiều người nuôi cá chỉ dẫn khi xử lý cá sau khi mua về.
Bước 3: sau khi mua cá Neon về, bạn hãy thả chúng vào thùng xốp đã chuẩn bị bên trên và nuôi chúng trong vòng 2-3 ngày, cho cá ăn ít và chỉ cho ăn 1 lần/ 1 ngày. Môi trường nước bằng lá bàng ban đầu sẽ giúp cho cá ổn định và khỏe mạnh hơn cho quá trình nuôi sau này. Cá cũng sẽ thích nghi được với môi trường nước và trở nên lì lợm hơn, không bị yếu. Sau 3 ngày, bạn hoàn toàn có thể chuyển cá sang bể thủy sinh mini và nuôi bình thường.

Làm tốt bước này thì cá sẽ rất khỏe, ko bị bệnh, và ko lây bệnh sang cá trong bể.

Thức ăn cho cá Neon

Thức ăn cho cá Neon khá đơn giản nên khi bạn không phải quá lo lắng. Cá Neon là loài cá thích ăn tạp. Chúng thường ăn mùn bã từ thực vật, các con côn trùng, giáp xác, bobo, trùn chỉ hoặc các loại thức ăn viên có kích cỡ nhỏ.

Thức ăn viên được dán ở thành bể cho cá ăn

Kỹ thuật nuôi cá Neon sinh sản

Cá Neon là một trong những loại cá khó đẻ và đòi hỏi rất nhiều vào yếu tố môi trườngvà kỹ thuật nuôi. Hiện tại ở Việt Nam đã nuôi sinh sản được loài cá neon khó tính này
Loài cá này khi đã trưởng thành sẽ có chiều dài từ 3 đến 5 cm. Giữa các đợt đẻ, bạn cần tách riêng đực và cái để có chế độ nuôi vỗ.

Trong tự nhiên, cá bố mẹ sẽ làm tổ ở những nơi có thực vật nổi và ít ánh sáng để ẩn nấp. Còn trong sinh sản nhân tạo như bạn nuôi, những bể nuôi chứa khoảng 20 đến 30 lít nước, căng một tấm lưới các phần đáy vài cm để cá bố mẹ không ăn trứng. Đồng thời, trong bể bạn cần đặt một ít rong và các loài thực vật thủy sinh khác để tạo chỗ trú ẩn giống như tự nhiên, bên ngoài thì che hoặc giảm một chút ánh sáng là tốt nhất.

Video Cá neon bố mẹ tìm chỗ đẻ

Bên cạnh đó, đừng quên dùng máy lọc nước tuần hoàn để có thể loại bớt được tinh dịch gây ô nhiễm. Lưu ý rằng, không cho cá ăn khi cá bố mẹ đã được tách ra và chờ đẻ vào sáng hôm sau. Nhưng nếu sau ba ngày, cá vẫn chưa đẻ thì cho vào để để nuôi vỗ lại.
Vậy làm sao để nhận biết được cá Neon đẻ?

Khi đẻ, cá bố sẽ dùng miệng thúc vào cá mẹ, đồng thời bơi ngang trước cá mẹ và rung rung các vảy, sau đó sẽ bơi vào các lùm thực vật. Cá mẹ sẽ bơi theo cá bố, cả hai ép sát vào nhau bằng cách dùng vây ngực giữ chặt nhau. Cá bố sẽ dùng các vây hậu môn để móc vào vây của cá mẹ. Cặp cá sẽ xoay tròn theo trục thân rồi phóng tinh và trứng ra, khi đó trừng sẽ rớt xuống đáy hoặc đọng vào lá.
Mỗi lần đẻ cá Neon sẽ đẻ từ 100 đến 300 trứng, mỗi vụ sẽ có từ 4 đến 6 lần đẻ. Bạn nên dùng chất chống nấm trong bể bởi vì trứng cá rất dễ bị bệnh nấm. Trứng cá cũng nở rất nhanh sau 24 đến 36 giờ, sau khoảng 5 đến 6 ngày cá sẽ bắt đầu bơi và tìm kiếm mồi tự do.

Các loại bệnh mà cá Neon hay gặp phải

Cá Neon bị nấm, thối thân

Đây là dấu hiệu của nước bị dơ bẩn, không ổn định vi sinh. Cần khắc phục triệt để bằng cách tạo vi sinh, giữ cho nước luôn sạch bằng hệ thống lọc. Chỉ cần giữ nước sạch là cá sẽ hết nấm, hoặc có thể tách cá ra tắm muối hoặc ngâm với lá bàng.

cá neon bị nấm trắng

Cá Neon bị sình bụng, xù vảy

Nguyên nhân do cá cho ăn nhiều, không tiêu, cần giảm lượng thức ăn xuống, bổ sung thêm vi sinh vào bể.

Cá sặc gấm và những đặc tính thú vị ít người biết đến

Giới thiệu chung về cá sặc gấm

Cá sặc gấm hay cá sặc lửa tên khoa học Colisa lalia thuộc dòng cá nước ngọt là một trong những loài cá cảnh đẹp nhất bởi màu sắc sặc sỡ, đẹp mắt, được nhiều dân chơi cá cảnh yêu thích. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn rõ hơn về cá sặc gấm và cách nuôi chúng.

Cá sặc gấm hay cá sặc lửa
Cá sặc gấm hay còn gọi cá sặc lửa

Đặc điểm, nơi sống

Cá sặc gấm sống trong ao hồ, đầm lầy vùng Đông Bắc Ấn Độ, Bangladesh và một vài nước thuộc vùng Nam Á. Ngày nay được phổ biến khắp nơi trên thế giới do khả năng sinh sản nhanh và đa dạng về chủng loại. Cá có màu sắc sặc sỡ hơn các loại các sặc khác. Thân cá có hình oval, màu xanh pha nâu, trên mình có những dãy điểm màu xếp thành từng đôi, gồm những điểm xanh lam, lục hay đỏ, xiên và hẹp làm cho cá có vẻ như có vạch, trông chúng như sáng lấp lánh phát sáng trong hồ. Khi trưởng thành cá sặc gấm có chiều dài 8,8 cm.

Video về các sặc gấm

Tuổi thọ cá sặc gấm

Đây là loài cá dễ nuôi, sống khỏe, ít bệnh tật có tuổi thọ khá cao. Với điều kiện nuôi trong bể kính cá có thể sống đến 5 năm, còn với bể ngoài trời, diện tích rộng, ánh sáng điều kiện sống tốt cá có thể sống tới gần 10 năm

Cá sặc gấm có dữ không

Cá sặc gấm là loài cá hiền lành, có thể nuôi chung với các loài cá nhỏ khác, tạo sự phong phú cho bể cá.

Cá sặc gấm có dữ không
Cá sặc gấm hiền, nuôi chung với nhiều loại cá

Cá sặc gấm nuôi chung với cá nào

Các sặc gấm có thể nuôi chung với hầu hết các loài cá nhỏ như bảy màu, neon, thần tiên, mún, kiếm, sóc đầu đỏ…

Hướng dẫn cách nuôi cá sặc gấm

Cá sặc gấm là loại cá rất dễ nuôi. Nhưng để chúng luôn khỏe mạnh, phát triển và sinh sản tốt thì người nuôi cần đảm bảo các yếu tố cơ bản sau:

Môi trường nước

Môi trường nước là vấn đề quan trọng nhất đối với việc nuôi cá cảnh. Người nuôi cá phải đảm bảo cho môi trường nước luôn sạch, không bị ô nhiễm, đảm bảo độ pH an toàn cho cá.

cá sặc gấm trong bể thủy sinh
Hình ảnh cá sặc gấm

Trung bình mỗi 1 – 2 tuần cần phải thay bể nước 1 lần, vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo môi trường tốt nhất cho cá. Tuy nhiên khi thay nước, chúng ta không nên thay hết 100 nước trong bể mà chỉ thay khoảng ¼ lượng nước trong bể.

Nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên cá sặc gấm chịu được ngưỡng oxy thấp, thường lên thở khí trên mặt nước nên chúng ta có thể sục khí hoặc không đều được.

Độ PH an toàn cho cá là 6 – 8, độ cứng nước thích hợp là 5 – 20.

Nhiệt độ nước

Đây cũng là yếu tố quan trọng đối với người nuôi cá. Nếu chúng ta không biết được nhiệt độ phù hợp với cá thì rất dễ sinh bệnh và chết. Nhiệt độ nước để cá sặc gấm phát triển tốt nhất là 25 – 30 độ. Đối với miền Bắc vào những đợt hè nắng nóng, chúng ta có thể để bể cá ở những nơi mát, tránh nhiệt độ quá cao làm cho cá bị sốc và chết.

cá sặc gấm màu đỏ

Thiết kế bể

Có thể nuôi cá sặc gấm trong bể kính, bể xi măng…Cá khỏe và lên màu đẹp nhất trong bể có nhiều cây thủy sinh với một ít thực vật nổi như bèo tạo nơi trú ẩn và đẻ trứng cho cá. Bể cần có nắp đậy, nhiều ánh sáng và không gian rộng cho cá bơi lội.

bể nuôi cá sặc gấm
Bể nuôi cá sặc gấm nên có thêm rong, rêu, cây thủy sinh

Cá sặc gấm ăn gì?

Cá sặc gấm là loại cá ăn tạp. Thức ăn của chúng là trùn chỉ, loăng quăng, ấu trùng, giáp xác, thức ăn viên. Tuyệt đối không nên cho cá ăn thức ăn hỏng, không nên cho ăn quá nhiều gây thừa thức ăn làm ô nhiễm môi trường nước.

Trong trùn chỉ thường hay lẫn các nguồn bệnh nguy hiểm như sán. Vì vậy cần kiểm tra kỹ bằng cách lọc, khử trùng trước khi cho ăn để tránh gây bệnh cho cá.

Cá sặc gấm sinh sản

Phân biệt cá sặc gấm trống mái

Con đực có nhiều sọc hay hoa văn, màu sắc sặc sỡ hơn con cái, Ngoài ra vây lưng con trống lưng nhọn, kéo dài đến tận đuôi và cũng cao hơn, vây bụng đỏ. Trong mùa sinh sản, cá đực có những đám màu xanh chàm ở cổ họng và bụng, vây bụng có màu da cam.

Clip hướng dẫn phân biệt cá trống mái

Ép đẻ cá

Cá sặc gấm trưởng thành sau 5 tháng tuổi và sinh sản vào mùa mưa. Điều thú vị là cá đực làm tổ bằng bọt khí và thực vật trên bề mặt nước, cá cái đẻ trứng vào tổ, cá đực ấp và giữ trứng. Sau khi cá cái đẻ xong thường bị cá đực rượt cắn (có khi tới chết), nên cần phải vớt cá cái ra riêng. Đến ngày thứ 4 có thể tách cá đực nuôi riêng, hoặc tách ổ trứng sang bể ấp mới, không cần cá bố chăm sóc.

Video ép đẻ các sặc gấm

Cá cái mỗi lần đẻ khoảng 800 – 1500 trứng, cá sặc gấm cái có thể đẻ lại sau 2 – 4 tuần tùy thuộc vào dinh dưỡng, chế độ chăm sóc của người nuôi.  

Nuôi cá sặc gấm con

Sau 5 ngày có thể cho cá sặc gấm con ăn lòng đỏ trứng hay bobo, atemia. Trong hồ nên cho nhiều rong rêu để cá trú ngụ, và ăn rong, tảo bán trên cây

Cá sặc gấm giá bao nhiêu

Đây là loại cá giá rẻ do nuôi sinh sản được tại Việt Nam, giá cá sặc gấm tùy loại từ 5k đến 30k/ con tùy kích cỡ và nơi bán.

Clip quay lại hồ cá tại 1 tiệm cá cảnh tại HCM

Mua cá sặc gấm ở đâu

Bạn có thể mua ở hầu hết các cửa hàng cá cỏ, nơi bán các loại cá nhỏ tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Với những chia sẻ trên đây, chúng tôi mong rằng các bạn đã hiểu biết thêm về cá sặc gấm và đúc kết thêm những kinh nghiệm để nuôi chúng một cách tốt nhất. Chúc các bạn nuôi cá thành công.

Cá bình tích ( Cá Trân Châu ): Đặc điểm, sinh sản và cách nuôi

Cá bình tích hay còn gọi là cá trân châu, trong tự nhiên được tìm thấy chủ yếu ở các mương, ao nước ngọt, chúng có màu sắc rất đa dạng. Từ 3 màu của cá nguyên thủy là trắng, vàng cam và đen sau đó chúng được lại tạo ra với nhiều màu sắc phong phú và đa dạng khác nhau mang lại một vẻ đẹp thu hút và trở thành một trong những loại cá cảnh được nhiều người thích nuôi nhất.

Cá bình tích
Có khá nhiều dòng cá bình tích

Tuy rất dễ nuôi nhưng đối với những người chưa nuôi bao giờ thì cũng có thể khiến cá bình tích chết vì không biết cách chăm sóc. Để có thể nuôi được loại cá này một cách mạnh khỏe và đẹp nhất các bạn hãy tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi nhé.

Đặc điểm các loại cá bình tích

Cá bình tích ( cá trân châu) tên khoa học là Poecilia latipinn phân bổ chủ yếu ở Trung Mỹ, là loài cá ăn tạp, đẻ con và rất mắn đẻ. Được nuôi nhiều trong các bể thủy sinh, cá có thể sống trên 2 năm với điều kiện nuôi dưỡng tốt.

Ngoài sở hữu những màu sắc đa dạng hấp dẫn thì cá bình tích có đặc điểm đuôi rất cuốn hút. Những con cá có hình đuôi cánh buồm, đuôi càng cua được cho là những con cá bình tích đẹp. Có 5 loại bình tích chính:

Bình tích đen ( Hắc Molly)

Hay còn gọi là cá hắc molly với vẻ đẹp đen tuyền. Đây là 1 biến thể có tên tiếng anh là black molly. Cá bình tích đen là 1 dòng cá thường bán riêng ở 1 bể cá khác.

Bình tích đen
Cá bình tích đen

Bình tích vàng cam

Đây là dòng cá có màu vàng cam là chủ đạo, được bán rất nhiều tại tất cả các cửa hàng cá cảnh. Màu sắc đẹp, sáng nên khá thu hút người chơi

Bình tích vàng

Bình tích trân trâu trắng

Hay còn gọi là cá én trắng với màu trắng full toàn thân.

Bình tích trân trâu trắng

Bình tích trân châu muối tiêu

Với tên gọi muối tiêu vì chúng pha giữa màu trắng và chấm đen, có màu giống với gia vị muối tiêu

trân châu muối tiêu

Bình tích trân châu hoàng kim

Đây là dòng cá khá hiếm ở các cửa hàng cá cảnh với màu full vàng tươi, màu hoàng kim. Rất ít khi thấy bán

trân châu hoàng kim

Cách nuôi cá bình tích

Cá bình tích được cho là dễ nuôi nhưng dù là bất kỳ loại cá nào thì các bạn cũng phải chú ý và đảm bảo được những điều sau đây.

Bể nuôi cá

Tùy theo số lượng cá bạn định nuôi mà chuẩn bị bể cho phù hợp tuy nhiên càng rộng càng thoải mái thì sẽ tốt cho sự phát triển của cá hơn. ít nhất là 25 lít để có sống khỏe mạnh. Người nuôi cá nên trồng thêm các loại cây thủy sinh để đảm bảo sự cân bằng sinh học cho môi trường sống của cá, các loại cậy, rêu sẽ giúp bỏ được các độc tố trong nước và tăng nồng độ O2 giúp cho cá khỏe mạnh hơn.

Cá trân châu không cần sục oxy, tuy nhiên nếu nuôi nhiều thì nên có để cá sống khỏe mạnh hơn

Ngoài ra hệ sinh thái trong bể nuôi còn giúp cá có những nơi ẩn trú, rong rêu, tảo bám trên các loại cây là một nguồn thức ăn rất tốt cho loại cá này. Và một tác dụng rất quan trọng của việc thiết lập hệ sinh thái cho bể cá là để cho bể cá của bạn trông đẹp hơn, hấp dẫn hơn.

Lọc nước và ánh sáng

Với bể thủy sinh thùy bạn có thể dùng lọc thác hay lọc vi sinh để giúp nước trong và không bị bệnh , kết hợp với 1 cây đèn kẹp để làm nổi bật cá.

Môi trường nước

Môi trường nước là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc nuôi cá. Trước khi cung cấp nguồn nước cho cá bạn phải chuẩn bị nước trước 3 ngày để khử clo và tăng lượng oxy trong nước sau đấy mới có thể cung cấp nước vào bể cá.

Trung bình mỗi tuần bạn nên thay nước cho cá 1 lần để đảm bảo nước luôn sạch và không bị ôm nhiễm bởi những thức ăn thừa của cá để lại. Mỗi lần thay nước không nên thay hết, chỉ nên thay khoảng 30% nước trong bể để tránh tình trạng cá bị sốc nước và thay đổi môi trường quá đột ngột, chũng sẽ dễ bị bệnh và chết.

Cá bình tích nuôi bể ngoài trời
Cá bình tích nuôi bể ngoài trời

Cá bình tích ăn gì

Cá bình tích rất ăn tạp và dễ chọn thức ăn cho chúng, cá loại thức ăn như dạng viên mua sẵn ở hàng cá cảnh, các loại ấu trùng nhỏ như loăng quăng, bo bo, atemia, trùn chỉ, sâu đỏ

Lưu ý cho cá ăn rất ít, tránh thức ăn thừa gây bệnh hoặc làm hỏng nước

Cá bình tích đẻ ( sinh sản)

Đây là một trong những loại cá dễ đẻ và đẻ nhiều nhất, nếu bạn biết cách lựa chọn cá thì khi bạn mua về chỉ cần đến 1, 2 ngày là chúng có thể đẻ rồi.

Cá bình tích đẻ con hay trứng ?

Cá bình tích đẻ con mỗi lần từ 20-40 con, có kích cỡ to bằng ngòi bút bi. Khi vừa đẻ chúng sẽ tìm các chỗ kín để ẩn nấp như bụi rong rêu hay khe đá để ẩn náu

Cá bình tích có ăn cá con khi vừa đẻ ra, vì tưởng nhầm là thức ăn. vậy nên khi cá đẻ cần bố trí rong rêu hay chỗ ẩn nấp cho cá con. Khi cá đẻ xong thì vớt cá mẹ ra.

Phân biệt cá bình tích đực và mái

Cá đực ( trống) : Tùy từng dòng sẽ có các đặc điểm như phần vây hậu môn nhọn, vây lưng rộng, dài, ánh kim, đuôi có hình vòng cung, người dài

Cá mái: Vây lưng thấp, nhỏ, người ngắn, bụng to, vây tròn

Dấu hiệu cá bình tích sắp đẻ

Với cá bình tích sắp đẻ thì bụng thường rất to, hậu môn đen. Thích chui vào góc. cá rất nhạy cảm với nước mới. Khi thay nước cá rất dễ đẻ. Vì thế nhiều bạn mua cá mới về có thể đẻ luôn.

+ Khi cá cá cái bụng to, sắp đẻ các bạn phải vớt ra một hồ cá nhỏ riêng, một môi trường riêng yên tĩnh, không có bất kỳ điều gì tác động. Sau khi cá mẹ đẻ xong thì bạn lại phải vớt cá mẹ ra một môi trường khác nữa hoặc trả lại vào bể để tránh tình trạng một số cá mẹ ăn cá con

Nhiều người gặp trường hợp cá bình tích bụng to nhưng ko đẻ, cách ép đẻ là thay nước, thay đổi môi trường sống, khi đó cá sẽ có thể đẻ, tất nhiên là khi cá phải được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và đã căng trứng.

Cá bình tích con ăn gì

+ Cá bình tích con sau vài ngày đã có thể bơi ra ngoài tìm thức ăn.

Thức ăn yêu thích của cá bình tích con là trùn chỉ, atemia, bo bo, loăng quăng, đây là nhóm thức ăn tươi sống giúp cá lớn nhanh nhất. Ngoài ra cá bình tích con có thể ăn các loại thức ăn khô, nhưng sẽ chậm lớn hơn.

cá bình tích con
Hình ảnh cá bình tích con

Cá bình tích size lớn hơn

Khi cá đã lớn bằng 1/2 cá bố mẹ thì có thể thả vào hồ nuôi chính. Lúc này không sợ cá bố mẹ ăn thịt nữa.

Cá bình tích nuôi chung với cá gì?

Cá bình tích khi thả hồ thủy sinh có thể nuôi chung với các loại cá hiền khác cùng kích cỡ như bảy màu, mún, phượng hoàng, neon…

Bán cá bình tích giá rẻ ở đâu?

Giá của những con cá bình tích rất rẻ, chỉ khoảng 2000 – 3000đ một con và được bày bán rất nhiều ở các khu bán cá cảnh hay ở các cổng trường, nó thích hợp để nuôi ở cả những bình thủy sinh nhỏ nhắn đáng yêu dành cho giới trẻ.

Trên đây là những điều bạn cần lưu ý khi nuôi cá bình tích, tuy dễ nuôi nhưng nếu các bạn không chú ý tới những điều cơ bản trên cũng có thể khiến cá dễ bị bệnh và chết.

Câu hỏi thường gặp:

  • Tuổi thọ cá bình tích : Cá bình tích nếu nuôi trong môi trường thích hợp có thể sống tới 5 năm, thuộc dòng cá có tuổi thọ ngắn, sinh sản nhanh và nhiều
  • Cá bình tích nuôi có dễ không? :Cá bình tích nuôi rất đơn giản và không yêu cầu cao về môi trường sống, phù hợp nuôi trong cả bể kính lẫn bể ngoài trời
  • Cá bình tích bao lâu thì đẻ?: Cá tầm 4 tháng là bắt đầu sinh sản, mỗi lần sinh sản từ 20-40 con, cá con có tỉ lệ sống cao
  • Cá bình tích con mới đẻ ăn gì?: Cá bình tích con có thể ăn các loại thức ăn khô nghiền nhỏ, hoặc các loại thức ăn tươi như bobo, atemia, hay trùn chỉ con
  • Mua cá bình tích ở đâu? : Có thể mua ở tất cả các cửa hàng cá cảnh, vì đây là dòng cá phổ biến

Cá La Hán: Phân loại, nguồn gốc và cách nuôi

Một trong những loài cá cảnh được biết đến nhiều nhất trên thị trường hiện nay đó chính là cá La Hán. Từ năm 2008 trở lại đây, thì cá La Hán chính là một trong những loài cá cảnh được yêu thích nhất.

Đặc điểm, hình ảnh

Cá La Hán tiếng Anh là Flower Horn, đây là một trong những loài cá cảnh nhiệt đới đẹp, có những đặc điểm hình thái bắt mắt, dễ nhận biết:

  • Hình dáng: Cá La Hán thường có hình dáng hình oval, phần mình hơi dày, nổi bật với đầu ( gù) tròn, to
  • 2 Bên người có 1 dọc đen nên nhiều người nhìn tưởng cá la hán có chữ
  • Màu sắc: Loài cá này thường có màu đỏ, đặc biệt là từ phần má cho đến vùng bụng, phần nền của chúng có thêm màu nền gần như màu đỏ rực.
cá la hán
Hình ảnh cá la hán có chữ
  • Đây là loài thích sống 1 mình, không thích bị cá khác xâm chiếm lãnh thổ. Tuy nhiên vẫn có 1 số loài cá khác có thể sinh sống cùng.

Cá La Hán trưởng thành có kích thước từ 20 cm đến 30 cm tùy loài. Loài cá này rất hiếu động, bơi lội nhiều chính vì vậy nó thường được nuôi ở các hồ trơn để tránh không làm hỏng các cây thủy sinh

Video cá la hán

Phân loại các dòng cá la hán

Qua quá trính lai tạo giống, được biết đến với hơn 60 loài, tuy nhiên nói về những loài cá cảnh được ưa chuộng nhất thì có 1 số loại:

Cá la hán thái đỏ ( Rồng đỏ RD)

Đây là loại cá bán phổ biến nhất trên thị trường, với tông màu đỏ làm chủ đạo, do được lai tạo nhiều nên Châu, màu đỏ, vảy có thể có chút khác nhau

thái đỏ
Hình ảnh cá la hán thái đỏ

Cá la hán King Kamfa

Đây là dòng cá được lai tạo từ những năm 2000, với đặc điểm thân có bản rộng, vây bao, không có dị tật, nhưng khuyết điểm là màu yếu.

Đa phần cá thể đực kamfa là vô sinh, với cá mắt đỏ tỉ lệ vô sinh ít hơn tầm 50%, còn mắt trắng lên tới 90%.

King Kamfa
King Kamfa

Bài chi tiết về La Hán King Kamfa

La hán Trân châu ( Châu la hán)

Cái tên cá đã thể hiện lên ý đồ lai tạo ra loại cá này, với mong muốn cải thiện Châu và màu sắc cá.

  • Có 2 loại màu chủ yếu là chủ đạo nền xanh và nền đỏ.
  • Phân ra 2 loại châu là châu hột và châu sợi, những con mà châu lan lên tới đầu gọi là châu “quấn đầu”
La hán Trân Châu

Cá la hán đen

Đặc điểm: Màu đen chủ đạo, tên gọi thông qua màu sắc của cá

Cá la hán đen

Cá la hán rồng xanh ( BD)

Đây là dòng cá có thêm màu xanh trên thân, cá biệt có những chú cá full xanh rất đẹp

la hán rồng xanh
Đây là loài oại la hán có màu xanh nổi bật hơn

Cá la hán khỉ đỏ

Là các thế hệ cá đỏ thuần tuý, chúng khai thác gen lột một cách triệt để

Super Red
Khỉ đỏ

Xem chi tiết tại cá la hán khỉ đỏ :

Cá la hán Bonsai

Đặc điểm: Thân hình ngắn cũn cỡn, dị tật, gù bé

cá la hán bonsai
cá la hán bonsai

Xem bài viết chi tiết la hán bonsai : Tại đây

Cá la hán kim cương

Đặc điểm với màu hồng nhạt, kem, mặt vàng, hoa văn không rõ ràng chính là dòng cá la hán kim cương

cá la hán kim cương
Đặc điểm mặt vàng, thân có màu hồng nhạt

Cá la hán hoàng kim

Hoàng Kim hay cá la hán màu vàng ( golden based) là những con La Hán lột toàn thân, thường có thân màu vàng và bụng đỏ , chữ bay và nhạt dần

la hán hoàng kim

Cá la hán Kim Mã Lưu ( Kamalau)

Đặc điểm: Màu đỏ ở kamalau đậm hơn trân châu la hán, giống như màu máu và không bị phai, môi cá mỏng, hàm dưới nghếch lên

phân biệt kamalau
kamalau
Kim Mã Lưu

Cá la hán Phượng Hoàng Lửa

Đặc điểm Cá la hán Phượng Hoàng Lửa ( RED PHOENIX) : Mùa sắc đỏ rực, không phập phù như cá la hán khỉ đỏ. Thông tin về loại cá này rất ít vì khó lai tạo.

Nhiều người cho rằng đây chính là lài Kamffa đỏ toàn thân.

CÁ LA HÁN PHƯỢNG HOÀNG LỬA

Một số loại cá la hán khác

Còn khá nhiều loại cá la hán khác như: Bạch ngọc ( bạch tạng) Phượng hoàng lửa, red texas, trân châu, Hoàng kim..

Tuổi thọ cá la hán

Cá La Hán có tuổi thọ khá cao, chúng có thể sống đến hơn 10 năm và sức sống của chúng khá tốt , dễ nuôi, gần người.

Nguồn gốc

Cá La Hán là một loài được biết đến do những phương pháp lai tạo giống với rất nhiều những nỗ lực và tâm huyết. Có rất nhiều nhận định cho rằng cá La Hán được lai tạo từ hai loài đó chính là từ cá Hồng Két (Red Parrot) và cá rô phi họng đỏ mà ra.

Tuy nhiên sự thật thì chúng được lai tạo từ nhiều giống. Chúng có những đặc tính tương tự như cá rô phi và được rất nhiều người trên các nước khác nhau biết đến

Cách chọn cá la hán đẹp

Cá lớn

Khi cá đã phát triển đầy đủ thì cần chú ý các yếu tố về hình dáng, đầu, màu sắc, châu châu, vân….

Xem chi tiết tại: 7 tiêu chí chọn cá la hán đẹp

Cách chọn cá la hán bột

Cá la hán nhỏ sẽ rất khó chọn, chủ yếu đến từ nguồn gốc của cá bố mẹ. Với 1 cặp cá bố mẹ đẹp thì tỉ lệ cá con sẽ đẹp. Các tiêu chí chính khi chọn cá

  • Chọn cá con từ các trại uy tín, có nguồn gốc cá rõ ràng
  • Cá con có màu rõ ràng, gù nhú cao nhất có thể
  • Chọn con to nhất, thường là khỏe nhất
  • Cá nuôi nhốt từ bé gù sẽ to hơn cá nuôi ngoài tự nhiên
  • Không ham rẻ khi mua, vì cá rẻ thường là loại thải loại
  • Chọn cá lành lặn, không khuyết tất, ko hỏng vảy, rách vây
la hán con
Chọn cá la hán con khá khó

Cách nuôi cá la hán

  • Yêu cầu bể cá la hán rộng có kích thước dài tối thiểu 70cm
  • Nhiệt độ: Từ 25-31 độ, mùa đông nên cắm sưởi để tránh các bệnh của la hán
  • Môi trường nước: Độ pH từ 7,5-8,0, sần sục hết clo trước khi cho nước vào bể
  • Thay nước: 1 tuần 1 lần, chỉ nên thay < 50% lượng nước, tránh cá sốc nước
  • Thức ăn: Tôm cá bé. thức ăn hạt tổng hợp…
  • Ngày cho cá ăn 1-2 lần

Chi tiết tại: Cách nuôi cá la hán và kinh nghiệm bí truyền

Mua cá La Hán ở đâu?

Để mua cá la hán đẹp thì nên đến các cửa hàng cá cảnh lớn, chuyên bán các dòng cá lớn. Địa chỉ bán cá la hán chủ yếu tập chung tại Hà Nội và TP.HCM

Địa chỉ bán cá La Hán tại Hà Nội: Dọc đường Hoàng Hoa Thám + Làng Yên phụ

Địa chỉ bán cá La Hán Sài Gòn: Dọc Đường Phan Đăng Lưu, Lưu Xuân Tín…

Cá Lông Gà (Cá lông vũ) – Đặc điểm, thức ăn và sinh sản

Một trong số những loài cá cảnh được xem là độc đáo và hấp dẫn nhất hiện nay đó chính là cá lông gà, nổi tiếng là loài săn mồi về đêm với khả năng săn mồi vô cùng đặc biệt của mình. Để hiểu hơn về loài cá này, hãy cùng nhau theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Đặc điểm cá Lông Gà

cá lông vũ
Cá lông gà hay còn gọi là cá lông vũ

Cá lông gà hay cá lông vũ có tên  khoa học là Apteronotus albifrons (Linnaeus, 1766), tên  Tiếng Anh là Black ghost knifefish, đây là loài cá rất đặc biệt về hình dáng và cách bơi

Thuộc bộ Perciformes ( hay còn gọi là bộ cá vược)

Họ: Cichlidae (họ cá rô phi)

Đàn cá lông gà rất đẹp

Đặc điểm của cá lông gà đúng như cái tên của nó, giống như 1 cái lông gà vô cùng mềm mại, uyển chuyển, không có vây lưng, vây đuôi. Đặc biệt cá này không có vảy, trơn mịn, khả năng sử dụng điện từ ở đuôi để bắt mồi vô cùng độc đáo

Màu sắc chủ yếu là đen và có 1 số khoang và dọc lưng màu trắng sữa

Tuy loài cá này thuộc dòng cá bán hung dữ, nhưng chúng vẫn có thể được nuôi ở những hồ cá thủy sinh với thảm thực vật đầy phong  phú và hấp dẫn

Video cá lông gà

Phân bổ: Nhiều nhất ở một số nước Nam Mỹ, với sự độc đáo và sức hấp dẫn của mình ngày nay cá lông gà đã trở thành một trong số các loài cá được ưa chuộng nhất và có mặt hầu hết trên thế giới

Tuổi thọ: Có thể lên tới 15 năm , có thể huấn luyện chúng bơi vào tay bạn.

Cách nuôi cá lông gà

Cá lông gà cần người có kinh nghiệm chứ không dành cho người mới chơi cá cảnh hay thủy sinh. Yêu cầu cả về bể cá lẫn kinh nghiềm đều phải có

Huấn luyện cá lông vũ
Cá lông vũ có thể huấn luyện được

Yêu cầu bể cá

Chúng sinh sống và phát triển tốt ở nhiệt độ nước (C):25 – 280C , Độ cứng nước (dH):5 – 20,  Độ pH: 6,0 – 8,0.

Thể tích bể nuôi (L): 300 (L) , bể nhỏ có thể làm cá trở lên hung dữ hơn

Hình thức nuôi: Ghép

Trang trí bể: Nên trải nền mịn, kết hợp sỏi to, trơn, không dùng các vật sắc nhọn tránh cá bị thương

Yêu cầu ánh sáng: Yếu, bởi khi lượng ánh sáng yếu chúng mới có thể hoạt động một cách dễ dàng, đặc biệt chúng rất thích vào ban đêm. Thời điểm này chính là lúc chúng săn mồi.

Yêu cầu lọc nước: Nhiều Yêu cầu sục khí: Trung bình

bể nuôi cá lông gà
Hồ nuôi cá lông gà tránh các vật nhọn

Chi tiết kĩ thuật nuôi

  • Loài cá này có kích thước khá dài nên người nuôi cần phải chuẩn bị một chiếc bể thủy sinh với chiều dài tầm 120 – 150 cm, để cho chúng có đủ diện tích sinh hoạt và bơi lội thỏa thích.
  • Nên thiết kế bể có dòng nước chảy nhẹ, kết hợp với cây thủy sinh và cát nền. Chúng thường bơi lội ở tầng đáy và thích sống trong vùng nước tối nên không cần nhiều ánh sáng, đây cũng chính là một trong những lý do mà chúng ta nên cản bớt ánh sáng.
  • Cá lông vũ kiếm ăn về đêm và phát điện từ để kiếm mồi. Cá khá nhậy cảm về thay đổi điều kiện sống nên các bạn nên chú ý khi thay nước và thay đổi nhiệt độ của nước
  • Đây cũng là một loài cá ưa thích sự sạch sẽ, chính vì vậy khi nuôi chúng nên vệ sinh nước, vệ sinh bể thật sạch. Đặc biệt nên có một thảm thực vật thật đa dạng để chúng có thể phát triển tốt hơn, có nhiều chỗ để chú ẩn hơn.

Cá lông gà ăn gì

Cá lông gà thường ăn các loại côn trùng, giáp xác nhỏ, trùn chỉ, thức ăn viên dạng chìm. Tuy nhiên theo đặc tính cá lớn nuốt cá bé nên người nuôi tránh nuôi chung cá lông gà cùng với những loài cá quá nhỏ, đặc biệt là các loài cá bột.

trùn chỉ
Trùn chỉ là thức ăn yêu thích

Cá lông gà là loài ăn đêm, nên ít khi bạn thấy cá ăn, điều này ko phải lo ngại, đêm chúng sẽ hoạt động mạnh.

Cá lông gà nuôi chung với cá nào?

Cần tránh nuôi trung với các loài cá dữ thích rỉa vây các khác như xecan ( tứ vân), cá kiếm hay các loại kích thước lớn như cá rồng, sấu mỏ vịt…, Tránh ko nuôi nhiều cá lông gà trong 1 bể

nuôi chung với cá lông vũ
Cá đĩa rất phù hợp nuôi chung với lông vũ

Các loài cá hiền có thể nuôi cùng như:

  • Cá mún
  • Cá bút chì
  • Cá neon
  • Cá hồng két
  • Cá chuột
  • Cá đĩa

Sinh sản

Cá lông vũ rất khó phân biệt đực cái, chỉ biết rằng cá cái phát ra luồng điện lớn hơn cá đực.

Cá lông gà rất khó sinh sản trong môi trường bể kính, đây là loài đẻ trứng và khó lai tạo.

Tuy nhiên cùng với kỹ thuật tiên tiến ở Indonesia và Malaysia chúng đã được sản xuất giống thành công, tuy nhiên họ ko nói cách cho sinh sản, nên hầu như ko có tài liệu nào

cá lông gà khó sinh sản
Cá lông gà rất khó sinh sản trong bể kính

Cá lông gà giá bao nhiêu?

Cá Lông gà khá kén người chơi và khó lai tạo nên giá cá khá đắt đỏ, tùy kích cỡ mà giá giao động từ 80- 150k/ con

Có thể mua cá lông gà tại các cửa hàng cá cảnh lớn tại Hà Nội và Hồ Chí Minh

Cá mún: Giới thiệu, các loại cá mún đẹp, cách nuôi và sinh sản

Trong các loài cá cảnh, cá mún được xem là một loài dễ nuôi và có khả năng sinh sản nhanh nhất tương đương với loài cá bảy màu. Tuy kích thước không lớn nhưng với những màu sắc cũng như tập tính của mình, chúng đã chiếm được rất nhiều tình cảm của người chơi cá cảnh. . Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu kỹ hơn về loài cá này nhé.

Giới thiệu

Cá mún có tên tiếng Anh là Platy fish hay còn gọi là cá hà lan, cá hột lựu chúng thuộc bộ Cyprinodontiformes (bộ cá sóc), họ Poeciliidae (họ cá khổng tước); cùng dòng họ với cá bảy màu và được phân bố trong tự nhiên, chúng được biết đến nhiều nhất ở Mexico và trung Mỹ.

cá mún
Cá mún đỏ là loại phổ biến nhất

Cá có kích thước tương đối bé,dễ sống, đặc biệt rất thích ăn những loại rêu trong bể, vì vậy đây cũng là một loài giúp cho bể cá nhà bạn thêm phần sạch và đẹp hơn.

Về ngoại hình, có thể thấy rằng cá mún đỏ có hình dạng rất giống với cá đuôi kiếm nên có thể sẽ có người nhầm lẫn. Nhưng so với cá đuôi kiếm thì cá mún có chiều dài ngắn hơn và đặc biệt  đuôi của chúng cũng không dài nhọn được như cá đuôi kiếm.

Tuổi thọ cá mún

Tuổi thọ của cá có thể lên tới 3 năm, nếu nuôi trong điều kiện tốt có thể lên tới 5 năm

Các loại cá mún đẹp ở Việt Nam

phân loại các dòng cá mún
Hình ảnh các loại cá mún

Cá mún có rất nhiều loại, phân biệt theo màu sắc, loại vây, hình dạng người.. Dưới đây là các dòng phổ thông tại Việt nam

Cá mún đỏ

cá mún đỏ

Cá mún đỏ là dòng cá toàn thân mang màu đỏ, tên gọi theo màu sắc, đây là loại cá phổ biến nhất tại các cửa hàng cá cảnh.

Cá mún Panda

Cá mún Panda

Cá mún Panda hay cá mún gấu trúc do màu sắc trắng đen giống với màu của loài gấu trúc. Đây là dòng cá hiếm, ít khi thấy bán tại các của hàng cá cảnh. Do vậy giá cá cũng cao hơn

Mún hạt lựu

Mún hạt lựu

Cá mún hạt lựu là dòng cá nhỏ hơn, có hình giống hạt lựu, thường nuôi theo đàn nhiều con, kích cỡ tầm 2-3cm khi trưởng thành

Cá mún vây dài

Đây là dòng cá mún lai có vây dài, nhìn rất đẹp, giá thành cũng cao hơn hẳn, dao động từ 20.000đ/ con trở lên tùy loại vây.

cá mún vây dài
Cá mún vây dài đặc trưng với vây trên rất dài
cá mún lửa vây dài
Cá mún lửa vây dài
cá mún vây dài 2
Đây là dòng cá lai mới, khá hiếm trên thị trường

Cá mún đen – xanh

Cá mún đen là dòng cá toàn thân có nhiều màu đen có ánh xanh thẫm, cũng phân loại dựa trên màu sắc, cơ bản giống cá mún đỏ, bán nhiều tại các hàng cá cảnh

Cá mún đen

Cá mún vàng

Cá mún vàng là dòng cá có phần lớn người màu vàng, ít khi thấy full vàng.

Cá mún Koi

Cá mún Koi

Cá mún Koi là dòng cá lai hiếm, với màu sắc đỏ và trắng trong, gióng với màu cá chép Koi của Nhật Bản. Giá loại cá này cũng khá đắt giao động từ 20-50k/ đôi

Cá mún uyên ương

Cá mún uyên ương là dòng cá người màu vàng và đuôi màu đỏ cam nhìn rất đẹp, ở Việt Nam có thể mua ở các cửa hàng cá cảnh lớn

Cá mún uyên ương
Cá mún uyên ương

Cá mún trắng đuôi đen

Cá mún trắng đuôi đen hay còn gọi cá mún sữa với đặc điểm trên người trắng sữa, đuôi và vay có màu đen. Loại này khá hiếm trên thị trường

Cá mún trắng sữa đuôi, vây đên

Các loại khác

Ngoài ra còn có các loại cá mún khác như cá mún kim tiền, cá mún vàng đen, cá mún hà lan, cá mún vây dài…

Chọn bể nuôi cá mún

Để có một bể cá cảnh đẹp và khỏe mạnh, bạn nên chú ý đến các thông số dưới đây.

Kích thước bể cá tối thiểu: 40 lít

pH tối ưu: 7-8.5 (từ trung tính cho đến hơi kiềm)

Độ cứng nước (dH): 15 – 30

Nhiệt độ tối ưu: 20-26 °C (68-79 °F)

Ánh sáng vừa phải và không cần phải sục khí có mạnh và liên tục.

Bể thủy sinh thả 200 chú cá mún

Cá mún nuôi chung với cá nào?

Cá mún được xếp vào dòng cá rất dễ nuôi, có thể sống ở mọi tầng nước. Chúng rất hiền lành nuôi chung với các loài cá cảnh đẻ con khác như cá bảy màu, cá bình tích, đuôi kiếm,…để tạo nên một bể cá mini đầy hấp dẫn.

Với bản tính hiền lành, nhút nhát, cá mún sống khá hòa hợp trong bể thủy sinh

Bể cá mún sống chung với bảy màu, molly, thần tiên

Đặc biệt bạn nên để trong bể cá các loại cây thủy sinh để cho cá có thêm nguồn thức ăn và có nơi để ẩn nấp, đặc biệt vào mùa sinh sản. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng mà cho quá nhiều cây, làm thu hẹp không gian hoạt động của chúng.

Thức ăn cá mún

Cá mún được xếp vào loại ăn tạp, dễ ăn, chủ yếu là thức ăn tươi: artemia, trùn chỉ (giun), sâu đông lạnh, bobo (hồng trần)…. hay thức ăn khô tổng hợp như thức ăn khô, cám công nghiệp…

bo bo thức ăn cho cá
Bo bo, artemia là thức ăn yêu thích

Đặc biệt, bạn nên chú ý đến tình trạng của thức ăn để đảm bảo đồ ăn không bị hư hỏng. Chỉ cho cá ăn với một lượng thức ăn vừa phải, không cho ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng làm dư thức ăn trong nước gây ảnh hưởng đến môi trường sống của cá.

Nếu thức ăn thừa và để lại cặn dưới đáy bể bạn cần phải hút phần cặn đó hoặc thay nước để không làm ảnh hưởng đến môi trường sống của cá.

Hình thức sinh sản

Cá mún là dòng cá đẻ con, Cá mẹ có tập tính ăn cá con vì tưởng nhầm là thức ăn.

Cá mún có đời sống ngắn, chính vì vậy mà chúng sinh sản cũng rất nhanh. Cá mún con sau khoảng 4 tháng đã có thể sinh sản.

Đặc biệt chúng không hề kén chọn bạn đời chúng sẽ giao phối với những con cá khác cùng giống nòi với mình mà không hề phân biệt màu sắc, tốc độ sinh sản của chúng phải nói là nhanh đến chóng mặt.

Cách phân biệt cá mún đực và cái

Ở loài này, cá cái và cá đực có những đặc điểm khá giống nhau, chỉ khác nhau ở kích thước. Con đực sẽ có kích thước nhỏ hơn, người dài, còn cá cái bụng tròn to, nhìn ngắn hơn

Xem chi tiết tại bài: Phân biệt cá mún đực và cái

Dấu hiệu cá mún sắp đẻ

Khi cá mún bụng to tròn, hậu môn căng, có màu sậm đen, thích chui vào các hốc kín để nấp thì đấy là dấu hiệu cá sắp đẻ. Ngoài ra khi thay nước, môi trường thay đổi sẽ kích thích cá đẻ.

Cá mún đang đẻ con
Cá mún đang đẻ con

Cá mún đẻ bao nhiêu con

Cá có hình thức sinh sản là đẻ con , tùy kích cỡ cá mẹ, mỗi lần đẻ có thể từ 15-40 con, thường giao động ở mức 25 con

cá mún đẻ
Cá mún có dấu hiệu đẻ thì có thể cho vào 1 cái cốc to để hạn chế các khác ăn con

Khi cá mẹ đẻ con, chúng ta nên tách riêng đàn cá mới sinh vào một bể khác để cá con có thời gian thích nghi với môi trường và không bị các loài cá khác ăn thịt. Tốt nhất khi thấy cá sắp đẻ thì tách ra bể riêng, sau khi đẻ thì bắt cá mẹ ra.

Video cá mún con mới nở

Cá mún con sau 3 ngày có thể ăn được bobo, artemia, trùn chỉ.

Cá mún giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Cá mún là một trong những loại cá cảnh đã được nhân giống rộng rãi trong các trại cá cảnh từ rất lâu đời ở Việt Nam, và được bán ở hầu hết các cửa hàng cá cảnh.

Giá cá mún rất rẻ từ 5-10k/ đôi nên đối với những người mới nuôi thì đây quả thật sẽ là một gợi ý vô cùng hoàn hảo.

cửa hàng bán cá mún
Cá mún bán ở tất cả các cửa hàng cá cảnh

Để phục vụ cho nhu cầu chơi cá cảnh của đông đảo khách hàng, hiện nay cá mún đã được lai tạo để tạo ra rất nhiều những màu sắc khác nhau vô cùng nổi bật và hấp dẫn, từ xanh ngọc bích, trắng, vàng, cam, đen đến loại đỏ tươi như son. Ngoài ra còn có loại vây dài rất đẹp.

Tuy nhiên ở trên thị trường hiện nay thì chúng ta thường chỉ tìm được những chú cá có màu cam và màu đỏ.

Hỏi đáp:

Cá mún có dễ nuôi không? : Cá mún rất dễ nuôi, giá rẻ, sinh sản nhanh, không yêu cầu nhiều về môi trường sống

Cá mún nuôi chung với cá nào?: Cá mún thích hợp sống chung với các loại cá hiền khác như cá bảy màu, cá bình tích, đuôi kiếm, thần tiên…

Cá mún bao lâu thì đẻ?: Cá tầm 4 tháng là bắt đầu đẻ, cá con khỏe mạnh, tỉ lệ sống rất cao

Cá mún có ăn tép không?: Cá mún có ăn tép con, kích thước nhỏ, còn tép to thì sẽ không ăn

Cá mún mua ở đâu, giá bao nhiêu? : Cá mún bán phổ biến ở tất cả các hàng cá cảnh, giá giao động từ 5-20.000đ/ đôi

Cá Phượng Hoàng: Giới thiệu, hình ảnh, thức ăn và cách nuôi sinh sản

Cá phượng hoàng còn được xem là nữ hoàng trong bể thủy sinh, bởi đúng với cái tên của chúng, những màu sắc rực rỡ kiều diễm ấy đã để lại những dấu ấn khó quên trong tâm trí của những tay nuôi chuyên nghiệp. Tuy không quá khó nuôi nhưng chúng cũng cần có những kỹ thuật nuôi, chăm sóc riêng, hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn nhé.

Giới thiệu về cá phượng hoàng

cá phượng hoàng

Cá phượng hoàng có tên khoa học là Mikrogeophagus ramirezi, thuộc họ cá rô phi. Chúng là một loài cá đặc hữu tự nhiên của lưu vực sông Orinoco, ở các savan của Venezuela và Colombia tại Nam Mỹ. Với vẻ đẹp độc đáo của mình, ngày nay chúng đã được biết đến nhiều hơn với vai trò là những chú cá cảnh. Trải qua quá trình nhân giống và lai tạo chúng trở nên đẹp hơn, hấp dẫn hơn.

Video cá Phượng Hoàng đẹp

Cá phượng hoàng có màu sắc rất đẹp, đặc biệt chúng không chỉ có một màu mà toàn thân lại có màu ngũ sắc cầu vồng lấp lánh và những đốm xanh rải đều khắp mình. Phần lưng màu sẫm, nhạt dần về phía bụng và có một đường sẫm chạy dọc từ sau nắp mang đến gốc đuôi. Các vây cá ở phần cuối đều kéo dài thêm. Vây đuôi một thùy, phần cuối nhọn, tương tự như một chiếc quạt tròn rất đẹp.

Đặc biệt ở cá đực, phía trước vây lưng có hai tia cứng thứ hai và thứ ba dài. Điểm đặc biệt hơn ở loài cá này đó chính là ở dưới ánh sáng trực tiếp, màu sắc cá biến đổi liên tục theo cường độ ánh sáng, tạo cho cá một vẻ đẹp huyền ảo hơn hẳn các loài cá khác. Chúng có chiều dài khoảng 5cm, sống tốt ở nhiệt độ 23-30 độ C

Cá phượng hoàng người dài
Cá phượng hoàng người dài trong bể thủy sinh

Cá phượng hoàng sống được ở mọi tầng nước, nên nuôi ghép trong hồ có nhiều cây thủy sinh với ánh sáng vừa phải, yêu cầu lọc nước sục khí nhiều, cá ít nhiễm bệnh. Cá khỏe mạnh nếu được nuôi trong nguồn nước sạch hơi mềm (pH thích hợp: 6,0 – 7,5) và bộ lọc thường xuyên hoạt động hay định kỳ thay nước vì cá rất nhạy cảm với nitrít độc hại sinh ra bởi phân thải và thức ăn thừa.

Cá phượng hoàng nuôi chung với cá nào?

Chúng rất thích được hoạt động, bơi lội, hiền và đặc biệt có tập tính sống theo cặp và rất thích hợp để nuôi chung với các loài cá khác nhau.

Các loài cá thích hợp như neon, thần tiên, mún, kiếm, chuột, đĩa….

Cá Phượng Hoàng ăn gì?

Thức ăn cho cá phượng hoàng: Cá ăn tạp thiên về động vật, thức ăn bao gồm trùng chỉ, cung quăng, giáp xác, côn trùng nhỏ và thức ăn viên.

Tuy nhiên, bạn vẫn nên cho cá ăn với một lượng vừa phải để tránh thừa thức ăn gây ảnh hưởng đến môi trường nước.

Đến mùa sinh sản cần trang bị thêm giá thể cho cá ẩn nấp như đá, sỏi, gỗ. Môi trường nuôi tốt cá sẽ lên màu rất đẹp, khi cá bệnh yếu chúng sẽ bị sẫm màu hoặc xuất hiện những sọc đen đậm dọc thân, chính vì vậy bạn nên theo dõi một cách liên tục để kịp thời xử lý.

Cá Phượng Hoàng sinh sản

cá phượng hoàng đẻ trứng
Cá phượng hoàng ghép đôi, vờn nhau và đẻ trứng

Hình thức sinh sản: Cá phượng hoàng bắt cặp sinh sản, đẻ trứng dính lên giá thể được dọn sẵn, cá bố mẹ chăm sóc trứng và cá con.

Tuy nhiên, cá phượng hoàng bố mẹ lại thích ăn trứng của chính mình và trứng của chúng lại rất dễ bị tấn công bởi vi khuẩn và nấm và chết. Bởi vậy, khi chăm sóc cá đẻ bạn phải để ý và chăm chút thật kỹ lưỡng, xử lý nước trong bể thật sạch sẽ.

Để cá có thể sinh sống một cách tốt nhất, người nuôi nên chú ý đến những yêu cầu sau:

-Bể nuôi với bất cứ hình dạng nào có diện tích đáy khoảng 300cm2 cũng có thể giúp cá Phượng Hoàng bắt cặp và sinh sản. Rửa bể nuôi thật sạch sẽ, trải một lớp nền mỏng bằng sỏi nhỏ (1 – 2cm là đủ), đổ nước và chờ đợi nước lắng xuống. Ngoài ra trước khi thả cá, nên sử dụng nước đã khử clo. Phơi nước trong khoảng 3 – 4 ngày cho nước bay hơi hết clo, sau đó mới nên thả cá vào bể.

-Tuy nhiên, người nuôi nên chú ý hơn đến khu vực mà cá đẻ trứng. Ở khu vực này nước nên có tính axit cao hơn một chút và nhiệt độ nước không bao giờ được thấp hơn 25 độ C.

-Nên cho dòng chảy nước ở khu đẻ trứng chảy nhẹ nhàng để không gây ảnh hưởng đến trứng, lúc này nên hạn chế sục khí.

-Trong giai đoạn sinh nở, không nên cho cá ăn thức ăn đông lạnh và thức ăn khô nên cho cá ăn trùn chỉ.

cá phượng hoàng chăm con
Cá phượng hoàng chăm con rất kỹ

-Sau khoảng 2-3 ngày cá bố mẹ sẽ bắt cặp với nhau và tiến hành giao phối, đẻ trứng. Tùy vào độ tuổi của cá sẽ quyết định số lượng trứng được sinh ra là bao nhiêu, số lượng trứng có thể dao động từ khoảng 70 – 80 trứng cho đến 300 – 400 trứng.

-Khi cá cái đẻ, cá phượng hoàng đực thường ở lại canh gác trứng và bảo vệ lãnh thổ của mình. Sau khi trứng nở, cá con nằm trên bề mặt trong khoảng 5 đến 7 ngày. Sau đó cá bố bắt đầu đưa cá con vào những chiếc hố đã được đào sẵn trên đáy bể. Cá bố mẹ tiếp tục bơi cùng để chăm sóc cá con khi chúng đã biết bơi. Cá bố sẽ  bơi cùng dạy cá con cách kiếm ăn. Ở giai đoạn đầu cá con thường chỉ ăn giun nhỏ và ấu trùng. Sau vài ngày, nên tách cá con sang những bể nuôi không rải đáy vì điều này giúp cho việc vệ sinh bể dễ dàng hơn. Thông thường lượng cá con còn sống sót sẽ chiếm 1/3 số cá ban đầu và chúng bắt đầu lên màu sau khoảng 90-100 ngày tuổi.

Một số hình ảnh cá phượng hoàng phổ biến

Cá Phượng Hoàng lam

phượng hoàng lam
Tên tiếng anh Blue Ram Cichlid

Cá Phượng Hoàng Ngũ sắc

phượng hoàng ngũ sắc
Diamond Ram Cichlid

Cá Phượng Hoàng Bolivia

phượng hoàng bolivia
Bolivian Ram Cichlid

Cá Phượng Hoàng Đá quý

phượng hoàng đá quý
Jewel Ram Cichlid

Cá Phượng Hoàng vàng lùn

Phượng hoàng vàng lùn
Balloon Ram Cichlid

Cá phượng hoàng xanh

cá phượng hoàng xanh

Mua, bán cá phượng hoàng

Cá phượng hoàng bán rất nhiều tại các cửa hàng cá cảnh, hầu như cửa hàng nào cũng có. Giá cá giao động từ 10-150k/ đôi