Cá Neon: Phân loại, cách nuôi và sinh sản

Cá Neon là cá gì?

Cá Neon tên tiếng anh là Paracheirodon innesi thuộc bộ và họ cá chim trắng Characiformes với thân hình nhỏ, với màu sắc xanh đỏ chủ đạo ưa nhìn, bơi theo đàn rất đẹp nên được rất nhiều người ưa chuộng. Hầu hết, giống cá này là giống cá ngoại, nguồn gốc ở Nam Mỹ và nhập vào Việt Nam từ những năm 90.

cá neon bơi theo đàn
Cá Neon bơi theo đàn –
sinhvatcanh.org

Khi được chiếu đèn vào thì cá Neon sẽ phát sáng từ vạch xanh dọc theo lưng, nhìn rất long lanh, đẹp,

Cá neon là loài cá chủ yếu sống trong môi trường nước sạch, giàu oxy hòa tan và không gian rộng rãi. Nếu như không đáp ứng đủ các yếu tố về môi trường sống như bên trên, cá sẽ có màu sắc nhợt nhạt và dễ chết.

Video bể thủy sinh cá Neon đẹp

Đặc điểm các loại cá Neon

Cá Neon Vua ( đỏ)

Cá Neon vua hay Neon Hoàng Đế với đặc trưng là màu đậm, sặc sỡ hơn cá Neon thường. Vạch xanh ở giữa thân chạy dài từ đầu tới cuối đuôi, kích cỡ lớn hơn, có chiều dài lên tới 4-5cm.

cá neon vua
Cá Neon vua có màu sặc sỡ

Giá cá Neon vua đắt hơn giao động tầm 25.000 đồng/ đôi

Cá Neon thường ( xanh)

Ca Neon thường hay Neon xanh màu nhạt hơn, vạch xanh chỉ từ đầu đến quá nửa người, không tới sát đuôi, kích thước nhỏ hơn khá nhiều

cá neon thường
Cá Neon thường

Phân biệt cá Neon thường và Neon vua dựa trên màu sắc và vạch xanh, đỏ. Cá Neon thường có vạch xanh từ đầu đến gần đuôi, vạch đỏ từ đuôi đến giữa thân, còn Neon vua thì vạch xanh đỏ từ đầu đến sát đuôi, màu sặc sỡ hơn

Giá cá Neon thường giao động từ 10-15.000đ/ đôi

Cá Neon Kim Cương

neon kim cương
Cá Neon kim cương

Là loại cá hiếm xuất hiện trên thị trường với đặc điểm đầu xanh ngọc, người trắng và phần đuôi đỏ.

Cá Neon đen

Cá neon đen
Cá neon đen

Cá Neon đen với đặc trưng là bạch đen từ mang cá xuống sát đuôi, với kích cỡ khá lớn có thể từ 5-6cm

Giá cá neon đen dao động từ 10-20.000/ đôi

Cá Neon vàng

Cá Neon vàng
Cá Neon vàng

Cá Neon vàng với đặc trưng màu vàng, loại này cũng khá hiêm trên thị trường so với các loại trên.

Cá neon có dễ nuôi không?

Cá Neon khá dễ nuôi và không yêu cầu cao về đặc tính nước, có thể sống hòa hợp với nhiều loài cá thủy sinh khác như bảy màu, mún, ngựa vằn…

Cá neon nuôi chung với cá nào?

Cá Neon với đặc tính hiền lành, bơi theo đàn, có thể sống với đa phần các cá khác cùng kích cỡ như mún, bảy màu, bã trầu, kiếm, trâm…Cá neon cũng có thể nuôi chung với tép. Tuy nhiên tép mới đẻ có thể bị cá ăn thịt.

Hướng dẫn cách nuôi cá Neon sau khi mua về

Chọn bể nuôi cá Neon

Bể nuôi cá neon nên > 50cm để cá có thể thoải mái bơi. Cá Neon thường bơi theo đàn nên bạn cần mua khoảng từ 15 đến 20 con để chúng có thể chơi với nhau.

Neon là một loài cá cũng khá nhạy cảm với ánh sáng. Bạn nên chú ý không để bể cá ở nơi quá tốt hoặc quá sáng. Ánh sáng quá tối sẽ không làm nổi bật màu sắc của cá neon vua. Ngược lại, nếu ánh sáng quá mạnh sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của cá.

Nuôi cá neon cần phải có lọc để giữ nước sạch và lọc bỏ thức ăn, cặn bã thừa, tránh tình trạng cá bị nấm.

Môi trường nước

Về nhiệt độ nước trong bể cá cần phải duy trì ở mức từ 20 đến 26 độ C. Độ cùng của nước khoảng từ 5 đến 20 dH và độ pH phù hợp nhất là từ 5 đến 7. Bạn có thể mua các loại giấy đo độ dH và pH ở hiệu thuốc hoặc ở những nơi bán đồ nuôi cá đều có.

Trại cá Neon khủng hơn 800.000 con – Trại cá Thiên Phúc

Cách xử lý sau khi mua về

Trước khi mua cá Neon về bạn sẽ cần chuẩn bị một môi trường thích nghi ban đầu cho cá bằng các bước như sau:
Bước 1: Bạn chuẩn bị một thùng xốp có chứa nước. Tiếp theo bạn thả các loại rong rêu dư thừa vào trong thùng xốp đó.
Bước 2: Bạn thả ba chiếc lá bàng khô ( nhớ rửa sạch ) vào thùng xốp và ngâm trong vòng 3 đến 4 ngày. Đợi cho nước bên trong thùng chuyển sang màu ngả vàng đậm. Lá bàng thì bạn cứ để yên trong đó, trừ khi lá quá mục thì vớt ra và cho lá bàng khác vào.
Tại sao cần có bước cho lá bàng ngâm vào nước?
Đó là vì nước lá bàng có khả năng làm giảm độ pH và sát khuẩn rất tốt. Đây là môi trường lý tưởng theo kinh nghiệm của nhiều người nuôi cá chỉ dẫn khi xử lý cá sau khi mua về.
Bước 3: sau khi mua cá Neon về, bạn hãy thả chúng vào thùng xốp đã chuẩn bị bên trên và nuôi chúng trong vòng 2-3 ngày, cho cá ăn ít và chỉ cho ăn 1 lần/ 1 ngày. Môi trường nước bằng lá bàng ban đầu sẽ giúp cho cá ổn định và khỏe mạnh hơn cho quá trình nuôi sau này. Cá cũng sẽ thích nghi được với môi trường nước và trở nên lì lợm hơn, không bị yếu. Sau 3 ngày, bạn hoàn toàn có thể chuyển cá sang bể thủy sinh mini và nuôi bình thường.

Làm tốt bước này thì cá sẽ rất khỏe, ko bị bệnh, và ko lây bệnh sang cá trong bể.

Thức ăn cho cá Neon

Thức ăn cho cá Neon khá đơn giản nên khi bạn không phải quá lo lắng. Cá Neon là loài cá thích ăn tạp. Chúng thường ăn mùn bã từ thực vật, các con côn trùng, giáp xác, bobo, trùn chỉ hoặc các loại thức ăn viên có kích cỡ nhỏ.

Thức ăn viên được dán ở thành bể cho cá ăn

Kỹ thuật nuôi cá Neon sinh sản

Cá Neon là một trong những loại cá khó đẻ và đòi hỏi rất nhiều vào yếu tố môi trườngvà kỹ thuật nuôi. Hiện tại ở Việt Nam đã nuôi sinh sản được loài cá neon khó tính này
Loài cá này khi đã trưởng thành sẽ có chiều dài từ 3 đến 5 cm. Giữa các đợt đẻ, bạn cần tách riêng đực và cái để có chế độ nuôi vỗ.

Trong tự nhiên, cá bố mẹ sẽ làm tổ ở những nơi có thực vật nổi và ít ánh sáng để ẩn nấp. Còn trong sinh sản nhân tạo như bạn nuôi, những bể nuôi chứa khoảng 20 đến 30 lít nước, căng một tấm lưới các phần đáy vài cm để cá bố mẹ không ăn trứng. Đồng thời, trong bể bạn cần đặt một ít rong và các loài thực vật thủy sinh khác để tạo chỗ trú ẩn giống như tự nhiên, bên ngoài thì che hoặc giảm một chút ánh sáng là tốt nhất.

Video Cá neon bố mẹ tìm chỗ đẻ

Bên cạnh đó, đừng quên dùng máy lọc nước tuần hoàn để có thể loại bớt được tinh dịch gây ô nhiễm. Lưu ý rằng, không cho cá ăn khi cá bố mẹ đã được tách ra và chờ đẻ vào sáng hôm sau. Nhưng nếu sau ba ngày, cá vẫn chưa đẻ thì cho vào để để nuôi vỗ lại.
Vậy làm sao để nhận biết được cá Neon đẻ?

Khi đẻ, cá bố sẽ dùng miệng thúc vào cá mẹ, đồng thời bơi ngang trước cá mẹ và rung rung các vảy, sau đó sẽ bơi vào các lùm thực vật. Cá mẹ sẽ bơi theo cá bố, cả hai ép sát vào nhau bằng cách dùng vây ngực giữ chặt nhau. Cá bố sẽ dùng các vây hậu môn để móc vào vây của cá mẹ. Cặp cá sẽ xoay tròn theo trục thân rồi phóng tinh và trứng ra, khi đó trừng sẽ rớt xuống đáy hoặc đọng vào lá.
Mỗi lần đẻ cá Neon sẽ đẻ từ 100 đến 300 trứng, mỗi vụ sẽ có từ 4 đến 6 lần đẻ. Bạn nên dùng chất chống nấm trong bể bởi vì trứng cá rất dễ bị bệnh nấm. Trứng cá cũng nở rất nhanh sau 24 đến 36 giờ, sau khoảng 5 đến 6 ngày cá sẽ bắt đầu bơi và tìm kiếm mồi tự do.

Các loại bệnh mà cá Neon hay gặp phải

Cá Neon bị nấm, thối thân

Đây là dấu hiệu của nước bị dơ bẩn, không ổn định vi sinh. Cần khắc phục triệt để bằng cách tạo vi sinh, giữ cho nước luôn sạch bằng hệ thống lọc. Chỉ cần giữ nước sạch là cá sẽ hết nấm, hoặc có thể tách cá ra tắm muối hoặc ngâm với lá bàng.

cá neon bị nấm trắng

Cá Neon bị sình bụng, xù vảy

Nguyên nhân do cá cho ăn nhiều, không tiêu, cần giảm lượng thức ăn xuống, bổ sung thêm vi sinh vào bể.

Câu hỏi - Thắc mắc - Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *