Lễ hội Bonsai Trường Thọ được tôt chức tại Vinhomes Smart City Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội từ 15/01 – 30/01/2020 mặc dù điều kiện thời tiết không thực sự thuận lợi, thế nhưng con số hơn 20.000 lượt khách tham dự trong suốt 14 ngày tổ chức đã cho thấy sức hút, sự hấp dẫn cực lớn của Lễ hội
Một số hình ảnh đẹp trong lễ hội “Bonsai Trường Thọ” & Tuần lễ văn hóa Việt – Nhật
Trước tốc độ đô thị hóa và diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, thời gian qua nhiều hộ nông dân ở thành phố Biên Hòa đã chuyển đổi sang một số nghề mới cho phù hợp.
Trên diện tích rộng khoảng 400m2, anh Nguyễn Thanh Vũ, ấp Tam Hòa, xã Hiệp Hòa, trồng khoảng 8.000 chậu lan các loại như: Đenbrô, Macara, Mãng đình hồng, Hồ điệp…, trong đó 2/3 là hoa lan Đenbrô, với khoảng gần 5.000 chậu. Do loại lan này dễ trồng, cách chăm sóc cũng khá đơn giản, thời gian ra hoa kéo dài hơn so với các loại lan khác. Mỗi tháng cắt cành bán thu được mấy triệu đồng. Anh Vũ cho biết, trồng bất kỳ loại lan nào thì người trồng cũng phải thật sự yêu thích, chịu khó bỏ nhiều công sức, thời gian để chăm sóc và phải áp dụng đúng kỹ thuật.
Ông Nguyễn Háo Văn, cũng ở ấp Tam Hòa, hiện trồng trên 4.000 chậu hoa lan các loại, trong đó hơn 2/3 là hoa lan Đenbrô, bình quân mỗi tháng vườn lan nhà ông cho thu nhập khoảng trên dưới 3 triệu đồng. Ông cho rằng, ưu điểm của nghề này là không cần nhiều diện tích đất, vốn đầu tư tùy theo quy mô của người trồng và không cần nhiều lao động.
Bà Nguyễn Thị Lan, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: “Trong những năm gần đây, diện tích đất ruộng giảm dần do nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Hiệp Hòa đã thành lập CLB hoa kiểng để hướng dẫn các hội viên kỹ thuật trồng lan cắt cành. Đã có nhiều hộ đạt hiệu quả kinh tế cao. Hướng tới, xã sẽ nhân rộng và phát triển thêm mô hình này nhằm tạo công ăn việc làm và thu nhập cho nông dân”.
Nếu trồng lan kinh doanh cần thiết kế khung giàn lan làm bằng sắt chắc chắn, đảm bảo bền, chống gió bão. Giàn che ánh sáng dùng lưới màu xám hay xanh đen. Giàn đặt chậu làm bằng sắt, giàn treo làm bằng tầm vông hay sắt ống nước. Xung quanh vườn cần dựng hàng rào chắn chắc chắn hay rào bằng lưới B40
Thiết kế hàng trồng theo hướng Bắc Nam để vuông góc với dường đi của ánh nắng. Các chậu lan cần chọn cùng cỡ kích thước, cùng giống, cùng độ tuổi, bố trí theo từng khu vực để dễ chăm sóc. Nước tưới phải sạch, có rãnh nước dưới dàn lan để tạo khí hậu mát cho vườn lan. Nếu trồng lan để chơi trên lan can, mái hiên, sân thượng cần chú ý rằng tiểu khí hậu các nơi này thường bị khô nóng do ảnh hưởng của các kết cấu bê tông, mái tole… xung quanh. Cần đặt thêm các chậu cảnh khác như cau, mai chiếu thuỷ, nguyệt quế… để giảm bớt ảnh hưởng của các yếu tố này. Cần che bớt ánh sáng mặt trời, tránh ánh nắng chiếu toàn bộ, nhất là vào buổi chiều.
2. Chọn giống
Loài thích hợp cho trồng lan kinh doanh là Dendrobium, Phalaenopsis, Oncidium, Vanda, Cattleya… đây là những loài ra hoa khoẻ, đẹp và bền cây, cho thu hoạch liên tục. Nếu trồng lan để chơi, giải trí nên trồng Dendrobium, Vũ nữ, Hồ điệp; đây là những loài dễ chăm sóc và ra hoa. Có thể nhân giống bằng nuôi cấy mô hay tách mầm. Điều kiện môi trường nuôi cấy mô phong lan với nhiệt độ 22-27oC, cường độ ánh sáng thích hợp, pH từ 5-5,7. Khử trùng mô bằng Starner 20 WP cấy bằng Clorox hoặc Hipocloritcalci, bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng. Có thể tách mầm từ các chậu lan lớn, mỗi phần để 2-3 nhánh. Dùng dao sắc khử trùng bằng cồn, vết cắt cần gọn, sau cắt bôi vôi vào vết cắt cho nhanh lành sẹo.
3. Chuẩn bị giá thể và chậu
Có thể than gỗ, xơ dừa, vỏ lạc làm giá thể để trồng lan. Than gỗ nung cần chặt khúc, kích thước 1 x 2 x 3cm, than phải ngâm, rửa sạch, phơi khô. Xơ dừa xé cho tơi ngâm khoảng 1 tuần cho bớt tanin và mặn, phơi khô. Mụn dừa cũng cần rửa sạch phơi khô. Vỏ dừa chặt khúc 1 x 2 x 3 cm xử lý bằng nước vôi 5%. Chậu trồng bằng nhựa hay đất nung, kích cỡ tuỳ loại và độ tuổi.
4. Kỹ thuật chuyển chậu
Nếu dùng lan cấy mô thì khi lan mô đạt khoảng 4cm cần chuyển ra ngoài. Cây mô rửa sạch để trên miếng lưới hay rổ kê trên chậu nước để giữ mát cho cây con. Giai đoạn trồng chung trên giàn lấy xơ dừa bó xung quanh cây lan cấy mô, dùng dây thun cuốn lại rồi đặt lên giàn. Sau khi trồng trên giàn được 6-7 tháng thì chuyển sang chậu nhỏ. Khoảng 6 tháng thì chuyển sang chậu lớn. Sau mỗi lần chuyển chậu khoảng 1 tuần mới được bón phân. Việc thay đổi chậu còn tùy kích cỡ của cây, mức độ thối, hư mục rêu bám… Nếu trồng lan để chơi, lan lâu ngày ra hoa ít cần dỡ lan ra khỏi chậu, cắt bớt các rễ già và quá dài, chuyển sang chậu mới, thay giá thể mới, lan sẽ sinh trưởng tốt và ra hoa trở lại.
5. Chăm sóc phong lan
Lan là cây trồng dễ chăm sóc nếu chúng ta đảm bảo được các điều kiện thuận lợi cho lan phát triển. Các yếu tố quan trọng nhất đối với lan là ánh sáng, nước tưới, độ ẩm, chậu hay giá thể và dinh dưỡng.
Chiếu sáng: Mật độ chiếu sáng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sinh trưởng, phát triển và ra hoa của lan. Thiếu nắng cây lan vươn cao nhưng nhỏ và ốm yếu, lá màu xanh tối, dễ bị sâu bệnh tấn công, cây ít nảy chồi, khó ra hoa, hoa nhỏ và ngắn màu sắc không tươi, hoa nhanh tàn. Thừa nắng lan thấp cây, lá vàng có vết nhăn và khô, mép lá có xu hướng cụp vào, dễ ra hoa sớm khi cây còn nhỏ nên hoa ngắn, nhỏ, cây kém phát triển. Nếu nắng gắt quá lá sẽ bị cháy, khô dần rồi chết.
Lan có yêu cầu khác nhau về mức độ chiếu sáng tùy theo loài lan và tuổi cây. Lan Hồ điệp (Phalaenopsis) ít chịu nắng nhất, có thể chịu được 30% nắng, lan Cattleya chịu được 50% nắng, lan Dendrobium hay Vanda lá hẹp chịu được 70% nắng, trong khi lan Vanda lá dài và Bò cạp chịu được tới 100% nắng. Lan con từ 0-12 tháng đang trong giai đoạn tăng trưởng thân lá chỉ cần chiếu sáng 50%, lan nhỡ từ 12-18 tháng cần chiếu sáng tới 70% và thời điểm kích thích ra hoa có thể cho chiếu sáng nhiều hơn, thậm chí bỏ dàn che để chiếu sáng tự nhiên. Hướng chiếu sáng cũng rất quan trọng đối với lan. Lan đặt ở hướng Đông nhận ánh nắng buổi sáng sẽ tốt hơn nhiều so với lan đặt ở hướng Tây nhận ánh nắng buổi chiều. Chính vì vậy nếu trồng lan trên sân thượng hay ban công ở phía Tây lan kém phát triển và ít hoa. Khi trồng lan cần bố trí hàng theo hướng Bắc – Nam để cây nhận được ánh sáng phân bố đầy đủ nhất.
Phân bón: Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với lan. Khi lan đầy đủ dinh dưỡng cây tươi tốt, ra nhiều hoa, hoa to đẹp, bền trong khi thiếu dinh dưỡng lan còi cọc, kém phát triển, không hoặc ít có hoa. Lan cần 13 chất dinh dưỡng khoáng, thuộc các nhóm đa, trung và vi lượng:
Dinh dưỡng đa lượng gồm Đạm (N), Lân (P) và Kali (K).
Dinh dưỡng trung lượng gồm Lưu huỳnh (S), Magiê (Mg) và Canxi (Ca).
Dinh dưỡng vi lượng gồm Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Bo (B), Molypđen (Mo) và Clo (Cl).
Thiếu đạm, cây còi cọc, ít ra lá, ra chồi mới, lá dần chuyển vàng theo qui luật lá già trước, lá non sau, rễ mọc ra nhiều nhưng cằn cỗi, cây khó ra hoa.
Thừa đạm, thân lá xanh mướt nhưng mềm yếu, dễ đổ ngã và sâu bệnh, đầu rễ chuyển xám đen, cây khó ra hoa.
Thiếu lân, cây còi cọc, lá nhỏ, ngắn, chuyển xanh đậm, rễ không trắng sáng mà chuyển màu xám đen, không ra hoa.
Thừa lân cây thấp, lá dày, ra hoa sớm nhưng hoa ngắn, nhỏ và xấu, cây mất sức rất nhanh sau ra hoa và khó phục hồi. Thừa lân thường dẫn đến thiếu Kẽm, Sắt và Mangan.
Thiếu kali, cây kém phát triển, lá già vàng dần từ hai mép lá và chóp lá sau lan dần vào trong, lá đôi khi bị xoắn lại, cây mềm yếu dễ bị sâu bệnh tấn công, cây chậm ra hoa, hoa nhỏ, màu không sắc tươi và dễ bị dập nát.
Thừa kali, thân lá không mỡ màng, lá nhỏ. Thừa kali dễ dẫn đến thiếu magiê và can xi.
Thiếu lưu huỳnh, lá non chuyển vàng nhạt, cây còi cọc, kém phát triển, sinh trưởng của chồi bị hạn chế, số hoa giảm.
Thiếu magiê, thân lá èo uột, xuất hiện dải màu vàng ở phần thịt của các lá già trong khi hai bên gân chính vẫn còn xanh do diệp lục tố hình thành không đầy đủ, cây dễ bị sâu bệnh và khó nở hoa.
Thiếu canxi, cây kém phát triển, rễ nhỏ và ngắn, thân mềm, lá nhỏ, cây yếu dễ bị đổ ngã và sâu bệnh tấn công.
Thiếu kẽm, xuất hiện các đốm nhỏ rải rác hay các vệt sọc màu vàng nhạt chủ yếu trên các lá đã trưởng thành, các lá non trở nên ngắn, hẹp và mọc sít nhau, các đốt mắt ngọn ngắn lại, cây thấp, rất khó ra hoa.
Thiếu đồng, xuất hiện các đốm màu vàng và quăn phiến lá, đầu lá chuyển trắng, số hoa hình thành ít bị hạn chế, cây yếu dễ bị nấm tấn công.
Thiếu sắt, các lá non chuyển úa vàng sau trở nên trắng nhợt, cây còi cọc, ít hoa và dễ bị sâu bệnh tấn công.
Thiếu mangan, úa vàng giữa các gân của lá non, đặc trưng bởi sự xuất hiện các đốm vàng và hoại tử, các đốm này xuất hiện từ cuống lá non sau lan ra cả lá, cây còi cọc, chậm phát triển.
Thiếu bo, lá dày, đôi khi bị cong lên và dòn, cây còi cọc, dễ bị chết khô đỉnh sinh trưởng, rễ còi cọc số nụ ít, hoa dễ bị bị rụng, không thơm và nhanh tàn.
Thiếu molypden, xuất hiện đốm vàng ở giữa các gân của những lá dưới, nếu thiếu nặng, các đốm này lan rộng và khô, mép lá cũng khô dần, cây kém phát triển.
Thiếu clo, xuất hiện các vệt úa vàng trên các lá trưởng thành sau chuyển màu đồng thau, cây còi cọc, kém phát triển.
Lan rất cần phân bón nhưng không chịu được nồng độ dinh dưỡng cao, vì vậy bón phân cho lan phải thực hiện thường xuyên và tốt nhất là bằng cách phun qua lá. Phân bón cho lan phải chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng với thành phần và tỷ lệ phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây. Nguyên tắc chung là lan trong thời kỳ sinh trưởng thân lá mạnh cần đạm cao, lân và kali thấp, trước khi ra hoa cần lân và kali cao, đạm thấp trong khi lan nở hoa cần kali cao, lân và đạm thấp hơn.
Phân bón thích hợp cho các thời kỳ này là Đầu Trâu 501, 701 và 901, đây là loại phân có đầy đủ và cân đối đa, trung, vi lượng và các chất điều hòa sinh trưởng. Nồng độ và liều lượng phun tùy thuộc tuổi và thời kỳ phát triển như sau:
Lan mới trồng 0-6 tháng hoặc lan mới ra chồi non sau cắt hoa: Phun phân bón lá Đầu Trâu 501 (30-15-10) nồng độ 500 ppm (0,5 g/lít). Giai đoạn trước 3 tháng phun định kỳ 3 ngày/lần, từ 3-6 tháng định kỳ 7 ngày/lần.
Lan mới trồng 6-12 tháng hay lan cũ có chồi mới đang phát triển mạnh: Phun phân bón lá Đầu Trâu 501 (30-15-10) nồng độ 2.000 ppm (2g/lít), định kỳ 7 ngày/lần.
Lan mới trồng 12-18 tháng hay lan cũ có chồi đã thành thục chuẩn bị ra hoa: Phun phân bón lá Đầu Trâu 701 (10-30-20) nồng độ 3.000 ppm (3g/lít), định kỳ 7 ngày/lần. Giai đoạn này cần giảm nước tưới và bỏ bớt mật độ giàn che để năng mức độ chiếu sáng nhằm kích thích ra hoa.
Khi vòi hoa xuất hiện: Phun phân bón lá Đầu Trâu 901 (15-20-25) nồng độ 2.000 ppm (2g/lít) nhằm thúc hoa nở to, đẹp, giữ hoa lâu tàn.
Tưới nước: Lan rất cần nước cho quá trình sinh trưởng phát triển. Nếu thiếu nước cây sẽ khô héo, giả hành teo lại, lá rụng nhưng không chết, nụ có thể trước khi nở hoa. Thừa nước, cây dễ bị thối đọt nhất là với các giống lan có lá đứng mọc sít nhau. Quá nhiều nước rễ có rong rêu và nấm bệnh phát triển mạnh. Nước tưới cho lan không quá mặn, phèn và clor dưới ngưỡng cho phép, pH 5,6. Chỉ tưới nước đủ ẩm, nên tưới vào sáng sớm hay chiều mát, tránh tưới buổi trưa khi trời đang nắng nóng. Sau những trận mưa bất thường, nhất là mưa đầu mùa cần tưới lại ngay để rửa bớt các chất cặn đọng lại trên thân lá.
Phòng trừ sâu bệnh: Lan là cây cũng dễ bị sâu bệnh, nhất là trong điều kiện chăm sóc kém, điều kiện môi trường không thuận lợi. Tùy theo từng loại sâu bệnh mà dùng các loại thuốc thích hợp. Liều lượng và nồng độ phun cần theo đúng hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Nếu lan bị các loại sâu hại thân lá có thể dùng các thuốc chứa hoạt chất Fenitrothion, Trichlorfon như Ofatox 400EC, hoạt chất Cartap như Patox 95SP hay Captafon, Captan hoặc Actara 25WG. Lan bị rệp sáp, rệp trắng, rầy mềm dùng Supracid 40ED/ND, Suprathion 40EC, Bitox 40EC hay Ofatox 400EC. Lan bị nấm, vi khuẩn hay virus gây nên tình trạng cháy lá từng đám, vết cháy lan tròn dần, bệnh thối rễ dùng Zinep, Starner 20 WP hay Benomyl.
Vật liệu dùng thực hiện bon sai loại nhỏ và mini thì chủ yếu được chế tạo bằng những phương pháp nhân tạo.Ngoài việc gieo hạt và chọn cành, ta cũng phải vận dụng nhưng phương pháp truyền giống đặc biệt.
Gieo hạt
Có thể gieo hạt cho tất cả các loại cây hoa và ra quả. Hạt hột, cần được ngâm trong nước ở nhiệt độ 30 – 40 độ C để thúc cho hạt đâm chồi . Nếu vỏ của hạt cứng quá không hay thụ nước được nhanh, ta nên ngâm trong nước nóng 80 độ C. Gieo hạt đã ngâm nước trong một cái bát có đất, hoặc ở miếng đất nhỏ riêng biệt. Trên mặt đất cần được phủ lá thông hoặc trấu để đất không bị xói khỉ tưới nước. Sau khi chồi non nhú lớn thì bỏ lớp lá thông hoặc trấu. Ta có thể gieo hạt vào mùa thu hoặc vùi hạt trong đất ướt rồi chờ đến mùa xuân thì gieo. Hạt cây thích và cây du Nhật Bản thì có thể gieo ngay sau khi lấy được từ cây .
Giâm cành
Phần lớn cây được truyền giống bằng cách giâm cành, tuy cũng có một số cây như du, đậu tía, dâu rừng, mộc qua có hoa thì có thể truyền giống bằng cách giâm rễ. Giâm cành, cành cứng hay mềm, thì tùy theo thời gian mà cắt cành. Cành cứng là cành đã trở thành gỗ trong thời gian rụng lá. Chồi non, nói chung sẽ dài từ 5 cm -15 cm. Phần trên của chồi cần giữ lại vài lá búp và phần dưới ,chỗ mặt bị cắt thì cần cắt gần chỗ có mấu (đốt)để rễ mới dễ trổ. Giâm cành mềm thì điều tối cần là phải cắt cành non mà cành đó đó một thân cứng cáp, trở thành gỗ và cắt vào mùa mưa, thường là tháng tư và tháng năm. Phần trên cùng của cành non nên giữ lại hai lá, còn đầu dưới nơi cắt thì nên giữ lại lớp vỏ nơi giao nhau của các cành cũ để rễ mới mau tăng trưởng. Cành mềm giâm xong thì cần được che nắng và phun bụi nước đều khắp mặt lá. Đất cắm cành giâm luôn giữ ướt xốp và nhặt hết côn trùng. Cành giâm phải được cắm vào đất hơn nửa chiều dài của nó và tưới đẫm nước ngay sau khi cắm.
Có một số cây không sống được bằng cách giâm cành nhưng lại sống được bằng giâm rễ. Nói chung, một rễ giâm thường dài 10 cm và ba phần tư của nó phải cắm xuống đất. Một rễ dài, mảnh có thể để cho nó bò ngoằn ngoèo trên mặt đất. Sau khi trồng, chồi non thường mọc ngay vết cắt đầu trên của rễ giâm. Nếu muốn chồi mọc ra hướng khác, ta cạo lớp vỏ phía ta muốn chồi mọc, chồi non sẽ nhú ra chỗ vết cạo đó.
Trồng cành giâm của một cành cây già là một phương pháp mới mẻ đối với bonsai. Để rút ngắn thời gian tạo hình một bonsai, những cành già được dùng như chồi non cho việc truyền giống. Những cành già, xoắn, có dáng đẹp khác nhau được chọn để thực hiện. Ngay khi thấy cành có khả năng sống sót, người ta tỉa sơ qua, và thế là nó có thể được đem trồng. Nếu một cành hoàng dương một năm tuổi sống được sau khi trồng. mười năm sau nó mới cao thêm được khỏang 1.5cm. Nếu kiếm được một cành hoàng dương như thế, ta có thể tạo dáng cho nó vào năm sau khi các rễ của nó mọc đầy đủ. Ngoài hoàng dương, cành giâm từ cây nhựa ruồi Trung Quốc, Hedge sageretia, du, đậu tía, hoa trà Fujian, hoa nhài có mũ và hoa nhài sao Trung Quốc có thể thực hiện phương pháp ghép cành. Phương pháp sau đây cần được áp dụng: cắt một cành già, dáng đẹp. Nếu cắt từ loại cây xanh quanh năm thì nên giữ lại một ít là. Chôn cành nghiêng một bên trong đất, chỉ để lú lên phần ngọn cú lá. Ta có thể trồng những cành giâm như thế vào mùa xuân, hè và thu. Loại cây nào cũng cần được che nắng vào mưa hè và thường xuyên phun bụi nước cho lá, giữ bề mặt lá luôn ẩm. Sau khi cành giâm như thế được trồng, một rễ mới sẽ nhú ra trong vòng một đến hai tháng.
Chiết cành trên không
Nếu việc giâm một cành có dáng đẹp không sống được, ta cú thể dựng phương pháp chiết cành trên không. Trước hết, gọt bỏ lớp vỏ dưới điểm ta đã chọn. Vùng thân cây gọt vỏ ta phải đo bằng đúng gấp ba lần đường kính của thân cây. Nếu là cây thuộc họ thông, nhựa sẽ rỉ ra sau khi bị gọt vỏ. Phần vỏ phía trên và phía dưới chỗ vỏ bị gọt cần được quấn chặt bằng dây kẽm. Đây là sự can thiệp cần thiết để ngăn chặn những đường ống dẫn trong sợi vỏ khi chất dinh dưỡng tạo ra từ lá cây đi xuống, tuôn ra chỗ bị đứt, chúng sẽ tích tụ tại đó, giúp hàn nhanh những mụ bị thương và thúc cho một rễ mới chúng mọc. đến, phủ kín vết cắt bằng bùn, cho thêm hormone thực vật vào bùn, phủ ngoài bùn bằng rêu rồi quấn tất cả bằng một tấm phim nhựa. Phải giữ như thế trong vài ngày và ướt nước đều. Một hoặc hai tháng sau, rễ mới mọc, cành có thể cắt được và đem trồng. Sau khi thấy có rễ mới xuất hiện, phải giữ cây trong bóng mát, giữ cành, lá và đất luôn ẩm trong hai tuần. Phương pháp chiết cành trên không có thể áp dụng vào mùa xuân và hạ, cũng có thể vào đầu mùa thu.
Có nhiều cách chiết cành. Những cách chiết cành thông thường gồm có: chiết cạnh, chiết giâm, chiết gần (cũng gọi ghép áp), chiết cành non và chiết rễ chiết cạnh: phương pháp này thường được dùng để truyền giống thông trắng và thông kim tuyến Nhật Bản. Ta nên thực hiện việc chiết cành những loại cây đó với đầu mùa xuân, vì đó là lúc cây chưa đâm chồi nhưng là thời điểm sắp đâm chồi. Nếu ta chiết thông trắng và thông kim tuyến Nhật Bản thì nên chọn cây thông đen Nhật Bản họ thông Masson được hai đến ba năm tuổi nhưng có những chồi non và lỏ ở gốc ghép .
Một cành non từ một đến hai năm tuổi được Chọn làm mầm thì cần dài khoảng 10 cm. Khoản 10 cụm lá kia (cây thông) ở đỉnh cần giữ lại, những cụm khác thì cần loại bỏ. Ta cắt phía dưới chồi non này một đường chéo dài 2 cm ở một bên, một đường chéo 1/2 cm ở bên kia. Sau đó, rạch một đường xiên ở gốc ghép gần nơi tiếp giáp với đất. Vết rạch này phải ở một góc 30 độ với trục thẳng đứng với gốc ghép. Chiều sâu của đường rạch phải bằng một phần ba đến một nửa bề ngang của gốc ghép được dựng. Kế đến, ta cắm chồi non vào vết rạch chéo, bề mặt vết cắt dài hướng lên trên, đặt thẳng phần “cambnan” (nghĩa là lớp sợi vỏ có sự sống bên dưới vỏ cây) của chồi non khớp với gốc ghép, cột chúng lại bằng một lớp ny – lông. Khi thấy cành chiết (ghép cạnh) này sống được, ta chờ đến mùa đông thì cắt lấy cành khỏi gốc ghép.
Chiết giâm
Phương pháp chiết giâm được áp dụng khi nhựa bắt đầu chảy nhưng cây không ra chồi non. Phương pháp này thường được áp dụng để truyền giống cây mận đào trường sinh, đậu tía. táo dại và cây sơ-ri có hoa Nhật Bản. Để chiết cành, gốc ghép cần được cắt bỏ khoảng 3 cm trên mặt đất. Phần thân trơn láng hơn thường được chọn, ta rạch một đường khoảng 3 cm giữa phần gỗ và vỏ. Hai hoặc ba chồi cần được bảo dưỡng ở phía trên của mầm, đầu thấp ta gọt nhọn như mũi lao, cũng giống như cách ghép cạnh. Sau đó, ta áp mặt cắt dài vào phần cứng của gốc ghép nhưng nếu ta đặt chính xác phần “cambnan” của cành mầm và gốc ghép, việc chiết coi như thành công. Vỏ của gốc ghép cần được giữ liền lạc ở bên ngoài và cột chặt bằng một lớp ny- lông rồi ta nén đất cho chặt.
Chiết gân (ghép áp)
Kết hợp cành non với một gốc ghép trong khi cả hai đang phát triển bệnh thường bằng rộ của riêng chúng. Nhơ vậy cành chiết sẽ dễ sống hơn trong quá trình chiết vì cả cành và gốc ghép đều được sự hỗ trợ của rễ riờng. Phương pháp này thường được áp dụng cho những loại cây ít khả năng sống còn. Đôi khi ta để ý thấy mẫu bonsai của ta thiếu một cành ở một vị trí nào đó mà đấy lại là nhược điểm trong một tác phẩm coi như. . . hoàn hảo. Việc ghép gần hay ghép áp được thực hiện để hoàn chỉnh dáng của cây. Trong quá trình việc ghép như vậy, trước hết phải chọn lựa vị trí nơi tiếp giáp của gốc ghép và chồi rồi gọt chính xác nơi đó, cả chồi và gốc ghép khoảng một phần ba đến một nửa sau vào trong thân gỗ. Chiều dài của vùng giao nhau tùy theo chiều ngang của chồi , thường thì chính xác gấp bốn lần đường kính của chồi. Sau đó, áp hai phần gọt vào nhau, chính xác phần ta đó gọt, cột chặt chằng lại bằng nylông. Thường thường vết thương của chúng sẽ lành khoảng một tháng sau. Khi thấy chồi sống được, ta cắt chồi ở chỗ giao nhau, cũng gốc ghép thì cắt ở phía trên. Phương pháp ghép gần này có thể áp dụng chúng trong thời gian tăng trưởng của các loại cây.
Chiết cành non
Nếu ta tìm được một thân cây cụt cổ dáng đẹp nhưng chưa hoàn chỉnh, ta có thể ghép những cành non đó tuyển chọn vào những cành có chồi non của thân cây cụt để có những hoa đẹp và quả to. Ví dụ như ta có thể chiết ghép một cành dâu dại non đang có quả và một thân cây dâu dại cụt đào ở nơi hoang dã, hoặc ta cũng có thể chiết những cây lai họ đỗ quyên vào cây khô họ đỗ quyên hoặc đỗ quyên tuyết . Để ghép như vậy, ta cắt bỏ phần dưới của cành non gốc ghép, gọt sạch, chẻ nó một đường thẳng chính giữa khoảng 1 cm. Kế đến, gọt hai nhát hai bên cành để ghép, tạo thành hình mũi lao ở phần dưới, cắm nó vào khe ta đó chẻ của cành non gốc ghép. Nếu gốc ghép to lớn lớn, có nhiều cành tỏa rộng, ta có thể ghép nhiều cành non một lúc. Sau cùng, ta cột chúng lại bằng ny- lông và dùng bao ny- lông che trên ngọn của những chồi non để giữ không cho lá bị khô.
Chiết rễ
Lấy rễ của một cây còn nhỏ gốc ghép rồi nối một cành nào vào nó là phương pháp chiết rễ thông thường, cũng có một cách chiết rễ nữa, nếu một cây thiếu một rễ lớn vỡ rễ chính tỏa ra nhiều rễ nhỏ ở mọi hướng, ta có thể áp dụng cách chiết nhiều rễ ở gốc và có thể chiết ở ngay cả một cành non có dáng đẹp phía phần dưới rồi trồng luôn nó trong đất Nhờ vậy ta có thề tự tạo rễ để kết cấu một cây trở nên hoàn mỹ.
Giai đoạn làm quen với môi trường mới của tép rất quan trọng. Chúng nhạy cảm hơn rất nhiều các loại cá khác.Ví dụ quá trình lột vỏ của tép phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nhiệt độ, các chỉ số khác của nước. Nếu quá trình làm quen nước mới không tiến hành thận trong, sẽ xẩy ra hiện tượng shock với quá trình lột, hoặc các nội quan thương tổn, tép gặp khó khăn ở lần lột vỏ tiếp theo. Những khó khăn mà tép thường phải trả giá bằng sự sống của mình. Người viết không sử dụng đến những từ chuyên môn như áp xuất osmosis, độ dẫn của nước… để đa số người đọc nắm bắt được ngay vấn đề.
Tốt nhất, mở túi đựng tép và đổ từ từ vào một cái chậu đủ lớn. Chú ý không để sót lại tép bám bên trong thành túi. Sau đó mỗi mười phút đổ một ít nước bể vào, hoặc dùng một ống dẫn nước từ bể vào, kẹp bớt đầu ống cho nhỏ từng giọt. Hai đến ba tiếng sau khi nước trong chậu gấp hai lượng nước ban đầu, mới chính thức thả tép vào bể. Việc này cũng tiến hành khi chuyển tép từ bể này sang bể khác ngay trong cùng nhà.
Tép kiểng cần thời gian để làm quen với môi trường, các động vật thủy sinh mới. Khi chất lượng môi trường không ổn, hoặc có kẻ thù đe dọa, có khả năng tép tìm cách thoát ra khỏi bể. Vì vậy người ta thường đậy bể lại trong thời gian mới thả. Khi quan sát thấy nếu đã cả tuần trôi qua mà chúng vẫn tìm cách trốn, cần tìm ra nguyên nhân nhanh chóng để giải quyết, tạo cho chúng nơi sống dễ chịu. Nếu không nguồn vui sẽ không được lâu dài.
Tóm lại: Tép kiểng làm quen với môi trường mới rất chậm. Các bạn cần kiên nhẫn và dành thời gian cho chúng trong giai đoạn này.
Khi mua, chọn tép kiểng, không để bị choáng trước những cái tên mỹ miều hấp dẫn của người bán đặt cho. Cũng vì lý do tép là lĩnh vực chưa được tìm hiểu, nghiên cứu cặn kẽ nên những nơi nhập, buôn bán tép lớn hay dễ dãi với tên gọi. Đã có nơi bán loại Crystal Cherry? Xui xẻo cho người mua chưa có thông tin cơ bản ví dụ mua lầm Red Fire(Cherry) dưới tên Red Crystal với giá đắt hơn thực sự.
Người mua cần chú ý đến biểu hiện khỏe mạnh của tép, cơ động bơi tới lui trong bể và chân trước nhặt tìm thức ăn không ngừng.
Bộ giáp cần mầu sắc đều đặn, không có điểm lạ như chấm nâu đỏ hoặc mầu lạ không đặc trưng của loại tép đó, thủng lỗ hoặc nổi bọc, mụn.
Người bán càng vất vả, mồ hôi mồ kê chảy càng nhiều, mặt mũi càng đỏ tưng bừng bao nhiêu khi vớt tép bán càng tốt. Tép khỏe mạnh di chuyển, trốn nhanh như chớp, người vớt phải cần nhiều khéo léo và cử động mới mong tóm được chúng. Những con di chuyển chậm chạp lờ đờ hoặc đứng yên bất động, chúng ta nên để chúng… đứng luôn tại đó, không đưa về nhà.
Hầu hết tép là loại sống theo bầy. Nếu ai chỉ cho chúng có một, hai “bạn chơi”, có lẽ chẳng có mấy cơ hội nhìn thấy chúng rời khỏi nơi ẩn nấp. Đặc biệt ở những bể thả nhiều cá kích thước tương đối lớn. Điều này thay đổi tức khắc khi chúng hợp được thành bầy, ít nhất từ mười con trở lên. Hầu như sự nhút nhát ở chúng biến mất hoàn toàn.
Đáng tiếc rằng chỉ riêng số lượng vẫn chưa là điều kiện đủ để chúng rời khỏi nơi ẩn nấp trong nhiều trường hợp. Trong bể của người viết thời gian bắt đầu nuôi tép, chỉ một con cá Phượng hoàng duy nhất trong bể đã đủ làm hai mươi chú tép Amano nấp kỹ lưỡng sau đống lũa. Tình hình thay đổi ngay trong ngày đầu tiên khi PH được dời sang bể khác, chú tép đầu tiên đã lò dò khỏi lô cốt. Đến ngày thứ hai cả bầy đã liên tục tuần tra khắp bể.
Lại có thông tin tép dạo chơi đường hoàng trong bể có nuôi cá Ali hoặc Discus. Những thông tin trái ngược nhau đó làm chúng ta trước mắt có thể bỏ qua việc lập list loại cá nào thích hợp, không thích hợp, ít thích hợp nuôi chung với tép. Nhưng trong mọi trường hợp không thể ít hơn hai, ba con trong một bể. Số lượng được khuyên nên thả từ đầu để có được đàn tép khỏe mạnh phát triển về sau không nên ít hơn năm con, hoặc hơn vài đôi càng tốt.
Cùng tìm hiểu những đặc điểm lý thú của các sa mạc kỳ vĩ nhất thế giới: Sa mạc trắng như kem sữa, sa mạc đen, sa mạc đỏ rực như lửa, sa mạc có nhiều muối nhất…
1. Sa mạc Taklamakan (Tân Cương, Trung Quốc)
Sa mạc có tuyết bao phủ Taklamakan là một trong những sa mạc cát lớn nhất thế giới, xếp thứ 15 về diện tích, trên 337.600 km2, dài 1.000 km, rộng 400 km. Năm 2008, một trận mưa tuyết nặng kéo dài 11 ngày đã biến nó thành sa mạc trắng.
2. Sa mạc Lencois Maranhenses (Brazil)
Sa mạc Lencois Maranhenses (Brazil) có nhiều hồ nước mặn. Mặc dù chiếm 14% lượng nước ngọt thế giới và cũng là nước có rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, Brazil vẫn là một trong những nước có sa mạc kỳ vĩ nhất. Hàng năm từ tháng 7 đến tháng 9, những cơn mưa lớn tạo nên hàng nghìn chiếc hồ ở sa mạc. Những cồn cát trắng hòa với nước hồ xanh trong khiến du khách phải tự hỏi không biết mình đang ở trên sa mạc hay trên biển…
3. Sa mạc Uyuni Desert (Bolivia)
Sa mạc có hồ nước mặn lớn nhất thế giới. Sa mạc nằm ở vùng cao nguyên phía nam Bolivia, có diện tích 12.000 km2 với chiều dài 250 km và chiều rộng 150 km. Uyuni có 65 tỉ tấn muối cùng rất nhiều cánh đồng muối trải rộng hơn 10m. Bề mặt hồ phản chiếu ánh mặt trời như tấm gương khổng lồ, nước hồ lấp lánh vì có nhiều khoáng chất nằm dưới đáy. Tuy nhiên, sa mạc này khó tiếp cận vì nó nằm ở độ cao 3.700m và không có cư dân sinh sống trên diện tích 10.000 km2.
4. Sa mạc Farafara (Ai Cập)
Đối lập với sa mạc cát vàng ở hầu hết các nơi khác, sa mạc Farafara này có màu trắng kem.
5. Sa mạc Atacama (Chile)
Atacama nằm trên cao nguyên không có mưa ở Nam Mỹ, theo sách Kỷ lục Guinness thì đây là sa mạc khô hạn nhất thế giới. Kỷ lục 400 năm hạn hán được ghi nhận tại sa mạc này, kéo dài suốt từ cuối thế kỷ 16 tới năm 1971.
6. Sa mạc Namib (Namibia)
Nằm ở phía tây Nam Phi, sa mạc này được cho là sa mạc cổ xưa nhất thế giới. Tại đây người ta tìm thấy nhiều hóa thạch của động thực vật, cùng những cồn cát cao tới 300m, cao nhất thế giới.
7. Sa mạc Simpson (Australia)
Nổi tiếng với màu đỏ rực rỡ do oxyt sắt có trong cát biến thành bột hòa lẫn với cát. Dưới ánh mặt trời, sa mạc trông như một đám lửa bất tận.
8. Sa mạc Đen (Ai Cập)
Nằm ở khu vực tạo thành từ núi lửa phun trào, cách sa mạc trắng Farafara chỉ 100km về phía đông bắc, sa mạc Đen có nhiều đá đen nhỏ.
9. Sa mạc Nam cực
Đây là sa mạc khô nhất nhưng có độ ẩm cao nhất thế giới. Lượng mưa trung bình ở sa mạc Nam cực dưới 5mm, nhưng đồng thời có độ ẩm tới 98%, bao phủ bởi tuyết và băng đá. Do vậy mà thời tiết ở đây khô, ẩm và lạnh, khiến con người không thể sinh sống được.
10. Sa mạc Sahara
Lớn nhất thế giới, rộng hơn 9 triệu km2, bao phủ hầu hết bắc Phi, trải dài từ biển Hồng Hải, bao gồm cả bờ biển Địa Trung Hải tới Đại Tây Dương.
Một nhà khoa học tại Vườn thực vật Missouri (Mỹ) đã tái phát hiện và nhận dạng một loài cây ký sinh hiếm hoi mà giới khoa học không hề nhìn thấy trong hơn 20 năm qua.
Mẫu vật duy nhất của loài cây này được tìm thấy tại Mexico năm 1985, nhưng kể từ đó không ai thấy chúng, cho đến gần đây, George Yatskievych và một cộng sự đã tìm thấy nó trong một cánh rừng sồi thông ở vùng núi Mexico.
Loài cây kỳ lạ này, lần đầu tiên sẽ được đặt tên, không phải là một loài hoa đẹp. Cuống cây to, thô, màu nâu vàng và có một chùm hoa dày đặc hình nón quả thông ở bên trên.
Tuy nhiên, với người phát hiện ra nó, loài cây này “kỳ lạ và tuyệt đẹp”.
Loài cây này từng được phát hiện ra năm 1985, tuy nhiên, các nhà thực vật không công nhận nó vì khi bị ép khô, nó trở nên mất màu và hư hỏng cấu trúc, giống như các loài thực vật ký sinh khác.Tags:
Chính xác là 26 ngón: 7 ngón mỗi chân trước, 6 ngón mỗi chân sau. Cũng nhờ đó mà mèo Extra có lợi thế leo trèo hơn hẳn đám bạn cùng loài.
Gia đình nhà Gerrard ở Auckland, New Zealand nhận ra những dấu hiệu bất thường đầu tiên khi cô mèo 3 tháng tuổi bỗng trở nên thích cào xé hơn hẳn những con mèo thường. Khi kiểm tra chân, họ mới hiểu ra lý do hết sức đơn giản: mèo Extra thừa những 6 ngón.
“Có lẽ đây là đặc tính di truyền, bởi bà ngoại và anh trai của Extra cũng có 6 ngón. Tuy nhiên chưa từng nghe thấy trường hợp nào có 7 ngón chân như cô mèo cái này” – bác sĩ Shelley Ryan ở bệnh viện thú y Glendowie địa phương cho biết.
Thông thường chỉ những động vật lớn thuộc họ nhà mèo như hổ, báo… mới hay mắc bệnh thừa ngón (polydactyly), còn trường hợp như của “tiểu hổ” Extra là rất hiếm.
Bệnh polydactyly có khá nhiều biến tướng, từ việc số ngón trên mỗi chân không đều nhau cho đến hiện tượng nhiều ngón chân một cách bất thường đồng thời không có ngón cái. Thực tế cho thấy, lũ mèo thừa chân có tài xoay vần các đồ vật nhỏ cực kỳ thành thạo và khéo léo.
Theo một bản báo cáo của Tổ chức bảo vệ các loài động vật hoang dã (WWF), trong vòng 1 năm qua, các nhà khoa học đã tìm ra 52 loài động vật và thực vật mới tại đảo Borneo và Sumatra của Indonesia, đặc biệt trong đó có một loài báo hoàn toàn mới thuộc họ mèo.
Loài báo mây Borneo có những dấu mây nhỏ, rất nhiều đốm dễ nhận thấy, lông màu xám hơn và có hai sọc ở lưng. Nhìn tổng thể nó sẫm màu hơn loài báo ở đất liền.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Ung thư quốc gia Mỹ tin rằng loài báo ở Borneo gần như đã tách ra khỏi loài báo ở đất liền từ hàng triệu năm trước. Khu ở tập trung của loài báo mây hiện nay được cho là tại vùng rừng rộng trên đảo Borneo với diện tích lên tới 220,000 km2.
Báo mây là loài động vật ăn thịt lớn nhất ở Borneo, có những con to như loài báo đen nhỏ và nổi tiếng với những chiếc răng nanh dài nhất so với kích cỡ cơ thể của bất kỳ loài nào thuộc họ mèo. Người ta ước tính có khoảng 5,000 đến 11,000 con báo mây sống tại Borneo, và khoảng từ 3,000 đến 7,000 con tại đảo Sumatra. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết vẫn cần có những nghiên cứu sâu hơn để có những dữ liệu chính xác về số lượng loài này.
Việc phá huỷ môi trường sống của loài báo mây đang là vấn đề đau đầu với các nhà chức trách. Tháng trước, tại Bali (Indonesia), bộ trưởng của ba nước thuộc vùng Borneo là Brunei, Indonesia và Malaysia đã ký một hiệp định lịch sử nhằm bảo vệ và quản lý bền vững Borneo. Hiệp định này đã đưa vùng trở thành một trong những ưu tiên bảo tồn hàng đầu của toàn cầu.
Một người làm vườn ở Anh đã thu hoạch được quả bí xanh khổng lồ nặng tới 50,8kg.
Ông Phillip Vowles, 61 tuổi, ở Llanharry, miền nam xứ Wales, nghĩ rằng chắc chắn ông sẽ được ghi tên mình vào sách kỷ lục Guinness với quả bí “quái vật” này.
Nhưng ông Vowles thất vọng khi phát hiện ra rằng quả bí của ông chỉ kém quả bí xanh đang giữ kỷ lục hiện này chỉ 450 gram.
Ông Phillip chỉ mới trồng quả bí cách đây 6 tuần. “Tôi hoàn toàn thất vọng, nhưng dù sao thì đó cũng là quả bí lớn nhất mà tôi từng nhìn thấy. Tôi đã cất giữ hạt bí giống trong suốt 25 năm qua”.
Kỷ lục quả bí xanh hiện thời thuộc về một quả bí do người nông dân Ken Dade, ở Norfolk, Anh trồng được hồi năm 2008.
Ông Phillip cho hay ông đang trồng các loại rau khổng lồ để chuẩn bị cho hội chợ rau củ khổng lồ Llanharry vào tháng tới.
Hồi năm ngoái, một quả bí ngô nặng 286kg, một củ cải nặng 33kg và một chiếc bắp cải nặng 36kg đã nằm trong số các loại rau củ giành chiến thắng tại hội chợ.
Hội chợ rau củ khổng lồ Llanharry sẽ khai mạc vào 11/9 tới.