Gỗ lũa là phần lõi cây cứng nhất còn sót lại sau khi cây bị chết, các tác động của nắng, mưa, côn trùng, dòng chảy cuả nước…vv… đều chào thua phần lõi cứng này. Phần lõi cứng của cây thường chỉ có ở những loài danh mộc, có chất lượng gỗ tốt, hoặc những loài sống lâu năm cằn cỗi trên các khu vực đất nghèo dinh dưỡng, Chính vì vậy, lũa tìm được ở đâu không quan trọng, vấn đề chính là ở chỗ chất lượng của chính cục lũa đó.
Đặc tính cơ bản của lũa theo ý kiến chủ quan
Chắc, nặng, và chìm ngay khi còn khô hoàn toàn.
Không thấm nước, dù được ngâm thật lâu, khi mang ra cưa, bên trong vẫn khô.
Các phương pháp xử lý gỗ lũa
a. Khử màu gỗ lũa Do lũa có thể ra màu khi ngâm trong hồ thuỷ sinh. Chính vì vậy, chúng ta cần giúp quá trình thải màu nhanh hơn bằng cách:
Luộc
Ngâm chung với nước oxy già H202, phơi nắng trong vòng 1 tuần.
b. Nối ghép gỗ lũa Phần quan trọng nhất của việc dùng lũa chính ta tay nghề phối hợp, liên kết, chế tác, thậm chí tạo hình những điểm chưa vừa ý cũa các khối, cành lũa, để phục vụ nhu cầu sáng tạo bố cục cho hồ thuỷ sinh.
Các phương pháp thường gặp:
Dùng cây cước, buộc chúng lại với nhau để tạo hình.
Dùng keo 502 và mạt cưa để liên kết.
Dùng keo chuyên dùng 2 thành phần để liên kết.
Dùng đinh, vít inox để liên kết.
Tuy nhiên, trên thực tế, không phải lúc nào chúng ta cũng may mắn có được những khúc lũa như ý, mà đôi khi chỉ là…gỗ ngấm nước. Có nghĩa là, khi còn khô, chúng nổi, qua một thời gian ngâm, xử lý chúng mới chìm. Đối với loại này, khi nối ghép, chúng ta chỉ nên sử dụng cách thứ 1 và thứ 4 mà thôi. Nếu không, một thời gian sau các đoạn nối của bạn sẽ tự động rời ra từng đoạn.
Trên thế giới có rất nhiều nơi có phong cảnh đẹp và việc tái hiện chúng trong hồ thuỷ sinh chỉ là một trong những thử thách cuả cái nghề chơi lắm công phu này. Tôi thường tìm cảm hứng cho thuỷ cảnh cuả mình từ rất nhiều nguồn. Ý tưởng cho thuỷ cảnh hiện tại cuả tôi là từ 1 nơi có núi rừng chập chùng, nhưng rất đẹp có tên là Big Sur – California. Bờ biển ở khu vực này đẹp đến nỗi tôi phải tìm cách tái hiện nó trong một hồ kiểu ADA garden cube 60p (có kích thước 60cm x 30cm x 36cm). Đây chỉ là một gợi ý để bạn biết cách tìm ý tưởng, cảm hứng cho thuỷ cảnh kế tiếp cuả bạn. Cách hay nhất là tìm lấy một mảnh thiên nhiên nào đó, dù đó là cả một dãy núi hay chỉ là một mỏm đá chơ vơ, rồi dựa vào đó mà sáng tạo nên một thuỷ cảnh.
Một phương pháp tìm cảm hứng & ý tưởng khác, đó là xem càng nhiều tác phẩm hồ thuỷ sinh càng tốt. Có rất nhiều sách về thuỷ cảnh để bạn tham khảo. Người có ảnh hưởng mạnh nhất trong thú chơi thuỷ cảnh này là Takashi Amano. Ông ấy đã phát hành rất nhiều sách về các tác phẩm thuỷ sinh cuả ông với các chú thích về tên cây, cá đầy đủ. Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta nên có trong tay hay ít nhất là tìm cách xem qua những quyển sách tuyệt vời này để tìm cảm hứng. Tôi thường tìm đến những quyển sách này để tìm ý tưởng mới. bản thân tôi không hề muốn tái hiện lại (copy) y hệt những tác phẩm cuả ông ấy, mà chỉ muốn cóp nhặt một vài phần nhỏ trong những tác phẩm ấy để đưa vào tác phẩm riêng cuả mình. Tôi cũng nhận ra là tham gia vào một cuộc thi, hay ít nhất là theo dõi các cuộc thi là cách tốt nhất để tìm ra những ý tưởng mới, lạ. Chả ai muốn sao chép nguyên si tác phẩm cuả người khác vì chẳng hay ho gì, nhưng khai thác ý tưởng từ những thiết kế cuả người khác để bắt đầu một bố cục mới cuả mình thì lại rất hay đấy!
Còn một cách nữa là…vận dụng những ý tưởng sáng tạo cuả bản thân và đưa chúng vào thuỷ cảnh. Đây có lẽ là cách khó nhất đối với một số người. Tôi cho rằng những thuỷ cảnh xịn nhất cuả mình xuất phát từ phương thức này. Tưởng tượng, hình dung ra một cảnh thiên nhiên, nhưng thực tế thì chưa thấy nó bao giờ, hoặc nó chưa bao giờ có thật là một công việc hết sức khó khăn, nhưng ai cũng có thể làm được. Vì trí não ta có khả năng tập hợp, kết nối những hình ảnh ta đã từng thấy qua từ nguồn tạp chí, sách báo, phim ảnh.
Khi tôi đã có khái niệm và ghi nhớ, việc tái hiện cái cảnh tưởng tưởng đó thành một thuỷ cảnh thực quả là một trải nghiệm tuyệt vời. Ta sẽ cảm thấy rất thú vị và thoả mãn khi thể hiện thành công một thuỷ cảnh như vậy. Một kiểu thuỷ cảnh độc đáo, có một không hai do mình tự nghĩ ra!
Không cần biết nguồn cảm hứng cuả bạn từ đâu, cái đó là tuỳ bạn thôi. Tạo thuỷ cảnh để cho vui là chính. Vì vậy, ta cứ tìm đến thiên nhiên và cảm thụ nó càng nhiều càng tốt. Biết đâu, cái thuỷ cảnh đoạt giải trong kỳ thi tới lại chính là cái đang nằm trong nhà bạn đấy!
Trong những năm gần đây thuật ngữ bố cục đã trở nên phổ biến trong giới thuỷ sinh toàn thế giới. Một người Nhật nổi tiếng, ông Takashi Amano đã mở ra phong cách mới trong bộ môn thuỷ sinh bằng một cuốn sách. Sự góp nhặt cây rong, những hòn đá hay khối lũa đẹp không còn là mục tiêu của nhiều người chơi thuỷ sinh.
Bài viết này dựa trên phong cách và ý tưởng của hồ thuỷ sinh theo trường phái thiên nhiên (Nature Aquarium), kết hợp với những quan điểm và kinh nghiệm rất riêng của tôi. Luôn tồn tại sự băn khăn về xu hướng cá nhân rằng bạn đang cố gắng hoàn thiện theo phong cách bố cục nào. Nhiều người yêu thích phong cách bố cục bắt mắt của Nhật nhưng họ lại cảm thấy khó mà đạt được như vậy. Vấn đề không phải phụ thuộc vào kinh nghiệm để thực hiện được hay không. Làm 1 hồ thuỷ sinh theo trường phái thiên nhiên cũng không khó hơn nhiều so với 1 hồ bình thường là bao. Điều làm nên sự khác biệt chỉ là sự lựa chọn cẩn thận rong rêu và phụ kiện kèm theo. Tuy vậy nhiều người lại không đủ tự tin để thử xem sao. Bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn 1 cách súc tích. Làm theo các quy tắc và bạn sẽ đạt mục đích của mình.
Hồ thuỷ sinh kiểu Amano (Amanos Nature Aquarium), thường bị hiểu sai đi. Phong cách này không nhằm tái tạo 1 quần thể tự nhiên của 1 vùng sông hồ cụ thể nào. Mục đích chính là đưa vào hồ 1 cảnh quan. Cảnh quan đó đã được nhìn thấy ở đâu đó trong thiên nhiên, trên cạn.
Ngay như tôi khi mới bắt đầu cũng cố bắt chước 1 vài hồ Amano. Rồi tôi sớm nhận ra rằng mình không thể sao chép cái gì thuộc về vốn sống. Tuy vậy khởi đầu bằng sao chép 1 bố cục mà bạn thực sự thích cũng là 1 cách thực hành rất hay. Bạn sẽ sử dụng chính xác ngay loại cây rong, đặt hòn đá đúng vị trí và tạo ra những khoảng trống khiến cho hồ bạn trở nên có chiều sâu hơn. Theo thời gian, phong cách riêng sẽ dần định hình, tới lúc đó bạn thậm chí còn đòi hỏi cao hơn hồ mà bạn đã cố sao chép.
Tới lúc này thì bạn sẽ bắt tay vào làm 1 hồ mới bằng cách nghĩ tới những phong cảnh mà bạn đã bắt gặp và làm bạn thực sự ấn tượng. Đó có thể là tập hợp những hòn đá trên dốc núi hay 1 không gian bát ngát của 1 cánh rừng. Mọi người đều có sở thích riêng, vì vậy họ sẽ chọn ra những phong cảnh khác nhau và tạo nên phong cách riêng biệt.
Trong 1 hồ thuỷ sinh phong cách thiên nhiên, cây và cá là thành phần trung tâm. Trong khi cung cấp cho cây những điều kiện tối ưu để phát triển, bạn cũng đồng thời làm vậy với bầy cá trong hồ. Khi cây cối nhận được mọi thứ để phát triển tốt, chúng sẽ tự động cung cấp những điều kiện tốt nhất cho bầy cá. Cây cối sử dụng dinh dưỡng dư thừa trong nước giúp tránh tăng độ Nitrate và chúng sẽ tạo ra oxygen, thứ không thể thiếu đôí với cuộc sống của bầy cá.
Nhấn mạnh: bài viết ngắn này giúp bạn tạo ra những bố cục lung linh mà bạn từng nhìn thấy trong các tạp chí hay các website trên internet và bạn không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ làm được.
Nào ta cùng bắt đầu:
1. Trí tưởng tượng
Trí tưởng tượng là chìa khóa của bố cục thuỷ sinh.
Hãy hình dung trong đầu bạn những cây cỏ và phụ kiện sẵn có. Cố gắng kết hợp chúng bằng nhiều cách. Nếu bạn không làm được như vậy, tốt hơn là bắt đầu bằng việc sao chép 1 hồ mà bạn thích. Dần dần bạn sẽ nhận ra rằng làm theo trí tưởng tượng của mình còn dễ hơn.
Bạn đã hình dung ra chưa? ta tiếp tục nhé…
2. Chọn hậu cảnh
Có nhiều cách để chọn hậu cảnh. Có thể dùng xốp, gỗ, sơn màu, hoặc tự mình dính bằng cành lá. Dù bằng cách nào thì bạn cũng sẽ phải làm hậu cảnh cho hồ khi không đặt nó ở giữa phòng. Sẽ rất mất tự nhiên khi nhìn rõ nào dây, nào ống chằng chịt phía sau hồ.
Khi sơn hay dùng keo dính: hãy dùng màu đen hoặc xanh lơ. Như vậy hồ của bạn sẽ có sự tương phản tuyệt vời và khiến ta dễ dàng tập trung vào bố cục hồ. Bạn sẽ chẳng muốn nguời ta chú ý vào hậu cảnh chỉ bởi vì nó đỏ chói lên?
3. Chọn nền
Có vẻ như không tự nhiên khi bạn chọn sỏi nền màu hồng, xanh hay lơ. Hãy dùng màu nâu, xám hay đen. Có nhiều loại nền khác nhau làm cho cây cối phát triển tốt hoặc tồi. Hãy tham khảo trên nét trước khi dùng.
4. Chọn hình dáng bố cục
Có 1 vài kiểu bố cục sau:
Kiểu lòng chảo ( cao hai bên và thấp ở giữa)
Kiểu dáng lồi (ngược lại với kiểu trên, thấp hai bên và cao dần vào giữa)
Để tạo độ lồi không nhất thiết chỉ bằng cây cối như bạn thấy ở trên.
Kiểu tam giác (cao từ một phía và đổ thấp dần xuống phía kia)
Bạn nên tránh bố cục hình chữ nhật (chỗ nào cũng cao). Nó chiếm lĩnh nhiều không gian và khoảng trống. Nhưng nó lại vô cùng quan trọng để tạo ra cảm giác về độ sâu.
5. Chọn phụ kiện
Trong một thời gian dài, người chơi thường kiếm tìm những cành lũa hay khối đá thật đẹp, sau đó họ đặt chúng vô hồ và… thấy không hài lòng.
Nhất là khi tạo bố cục với đá, điều quan trọng là sử dụng một loại đá với nhiều hòn kích cỡ khác nhau chứ không phải chỉ lấy một khối thật đẹp. Một khối đá đơn lẻ trong hồ cho cảm giác rất nhân tạo, nhưng khi bạn dùng hai hay nhiều khối, nó sẽ giống như bạn thường thấy ngoài thiên nhiên.
Bây giờ thì hãy sắp xếp đá hay lũa theo kiểu tam giác (nếu có ít nhất 3 hòn). Hòn to nhất (nếu có) thường là điểm nhấn, nên cần sắp đặt nó 1 cách thật cẩn thận (xem tỉ lệ vàng và điểm nhấn ở phần tiếp theo)
Không bao giờ dùng các loại đá hay lũa khác nhau. Bạn có thể lượm ngay cả những hòn đá mà bạn cho là xấu nhất, nhưng chúng phải cùng chủng loại. Sắp xếp chúng theo nhóm, tôi tin rằng như vậy nhìn sẽ rất ổn.
6. Tạo điểm nhấn
Để thiết kế 1 bố cục hồ hoàn chỉnh, bạn cần tạo 1 hoặc nhiều nhất là 2 điểm nhấn. Đó thường là một vật gì thu hút tầm nhìn của bạn. Một hòn đá, một cành lũa hay một khóm cây đẹp. Từ đó ra đời tỉ lệ vàng.
Bạn thường đặt những khóm cây đẹp nhất vào ngay giữa hồ, nhưng rồi trông lại chẳng ổn tí nào, phải không? Đó là bời vì khi bạn sắp xếp theo bố cục cân xứng, tầm nhìn của bạn luôn lướt từ trái sang phải rồi ra sau, từ trước ra sau…nó sẽ không tạo được cảm giác thoải mái khi bạn ngồi hàng giờ để ngắm hồ.
Từ xa xưa, các nhà triết học và toán học đã tìm ra một tỉ lệ tốt nhất cho mắt bạn là 1:1,618…
Để lý giải, khi bạn uống cà phê, bạn hoà trộn 1 phần sữa và 5 phần cà phê (chỉ là một ví dụ), tỉ lệ sẽ là 1:5
Vậy khi tạo điểm nhấn, bạn chia hồ thành 2 phần, 1 phần với tỉ lệ 1,618, phần kia là 1.
Làm thế nào để chia ra? Đơn giản thôi, chỉ cần chia chiều dài hồ cho 2.618. Lấy kết quả đó rồi đo từ 1 cạnh hồ lại, đánh dấu. Phần còn lại sẽ là 1,618 (ví dụ hồ dài 70 cm chia cho 2.618 => 26.73 cm). Vị trí này gọi là tiêu điểm đặc biệt, điểm nhấn hay tuỳ bạn gọi…
Không nên tạo 2 điểm nhấn trong 1 hồ nhỏ dưới 200L.
7. Tiền, trung và hậu cảnh
Để tạo chiều sâu cho hồ, điều quan trọng nhất là sử dụng các loại cây thấp. Không nhất thiết phải dùng các loại cây cao bởi vì bạn có thể dùng các hòn đá hay lũa cao để tạo nên cảnh đồi núi.
Nếu bạn không có đá, hay lũa để làm, thì cần dùng các loại cây cao để tạo ra 1 hậu cảnh tốt.
Ông Amano thường dùng Riccia hay Trân Châu Nhật. Trong khi Trân Châu thực sự là 1 trở ngại, đôi khi ngay cả với những người có kinh nghiệm thì ricca lại khá dễ chịu, đó là một loại thuỷ sinh trôi nổi không cần chăm sóc nhiều.
Họ Ngưu Mao Chiên (eleocharis) cũng là 1 loại cây thường được chọn cho tiền cảnh. Chú ý: Trân Châu và Ngưu Mao Chiên không nên trồng nguyên mảng ngay khi mua từ tiệm về. Tách chúng ra thành từng cụm thật nhỏ, trồng riêng rẽ. Như vậy chúng sẽ phát triển mạnh và nhảy con rất nhanh, tránh bị thối gốc. Sau khi trồng Ngưu Mao Chiên, nên xén ngắn chúng xuống còn 1.5 cm. Cho tới khi chồi non xuất hiện, lá già sẽ rữa đi và bị tảo xâm thực.
8. Các bước trồng cây
Trồng gần điểm nhấn trước tiên. Sau đó là cây thấp, cây trung và cuối cùng tới cây cao.
Cố gắng trồng thật dày.
Nhất là với các loại cây thân đốt thường được dùng để tạo bố cục. Những loài có lá nhỏ như Trân Châu cao, Trân Châu lá tròn, bách diệp hay họ rotala rất dễ để cắt tỉa thành hình dáng mong muốn. Nếu vậy thì bạn phải trồng thật dày ngay từ đầu. Kẹp 2 – 3 ngọn, dùng nhíp cắm xuống nền cách nhau 2 – 3 cm. Càng trồng dày ngay từ đầu, bố cục hồ càng mau hoàn chỉnh. Thời gian tiếp theo, cắt phần ngọn cắm lại ngay cạnh gốc cũ, phần nằm dưới nền sẽ mau chóng nảy ra những ngọn mới.
9. Màu sắc của lá cây
Cần khôn khéo phối các loại lá cây có kích thước và màu sắc khác nhau. Điều này cũng giúp tạo thêm độ sâu và nét tự nhiên cho hồ. Nếu hồ nhỏ dưới 200L hãy sử dụng các loại cây lá nhỏ để làm cho hồ có vẻ lớn hơn so với thực tế.
Đặc biệt với các loại cây lá đỏ sẽ cho hồ thêm sự tương phản. Những hãy lưu ý nếu bạn trồng một cây đỏ đơn lẻ thì nó sẽ đóng vai trò điểm nhấn. Trong khi bạn đã chọn một khối đá làm điểm nhấn rồi, bạn sẽ làm cho hồ trở nên rối bố cục và mắt của bạn sẽ không ngừng lướt từ chỗ này qua chỗ kia.
10. Cá cho hồ thủy sinh
Không nên thả cá ngay khi hồ mới làm xong. Có rất nhiều bài viết về cá trên internet.
Hãy chọn những loài cá nhỏ bơi theo đàn thì hơn là những loài cá to. Một đàn neon hay tam giác đông đúc sẽ làm cho hồ bạn lớn hơn nhiều (nhất là khi chụp hình gửi dự thi chẳng hạn)
Chọn loài cá không làm ảnh hưởng tới bố cục hồ. Nhiều loài có xu hướng đào hang sẽ không tốt cho một thảm cây tiền cảnh như bạn có thể tưởng tượng.
Cũng cần nhớ rằng có loại cá lúc mua thì bé xíu nhưng sau đó lớn vù vù gần bằng nửa cái hồ luôn. Để tốt cho cả cá lẫn bố cục, hãy đọc tài liệu trước khi mua hoặc hỏi trên internet. Tiệm cá họ chỉ muốn bán được hàng. Khi họ nói loài cá này sẽ bé thì có khi nó lại dễ dàng lớn bằng con cá mập nhỏ
11. Bảo dưỡng
Tạo ra 1 bố cục là 1 chuyện, còn duy trì và làm tăng vẻ đẹp của hồ lại hoàn toàn khác. Chỉ có cắt tỉa và thay nước đều đặn cũng như điều chỉnh lượng dinh dưỡng/ánh sáng/CO2 phù hợp mới giúp bạn đạt mục đích. Đôi khi cây mọc lên, bạn còn phải thay đổi cả một nhóm cây chỉ bởi vì nó không như lúc đầu bạn tưởng tượng. Thật ra thì cũng không khó lắm vì bạn có sẵn nhiều thông tin trên internet. Hãy tự tin và thử sức mình bạn nhé!
Làm sao để gỗ lũa có thể chìm dưới đáy, việc này còn tuỳ theo loại gỗ lũa . Loại nặng và rắn từ bên trong sẽ dễ dàng chìm xuống đáy hơn, tuy nhiên có một loại gỗ lũa rất khó để chìm. Vậy làm sau để khắc phục chuyện này
1. Đun gỗ lũa trong nước sôi
Cách để làm gỗ lũa chìm là bạn hãy cho thanh gỗ lũa này vào nồi nước đun sôi lên. Khi các loại gỗ lũa được ngâm trong nồi nước sôi khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ, thì tác dụng của nước sôi làm cho các lỗ hổng bên trong của thanh gỗ lũa hé mở ra. Khi chúng hé mở ra, thì nước sẽ có khả năng ngấm vào gỗ lũa mau hơn, và tăng trọng lượng vì vậy gỗ sẽ chìm. Xin lưu ý là thời gian đun sôi gỗ lũa rất quan trọng .
2. Nhét vật cứng vào gỗ lũa
Một cách khác, vì đôi lúc có những thanh gỗ lũa tuy đẹp, nhưng cứ bọng và nổi lềnh bềnh trên mặt bể. Nếu không có đủ kiên nhẩn để đun sôi, thì bạn làm như sau.
Đục và khoét lỗ ở phần dày nhất của gỗ lũa, nhét vào đấy các vật liệu nặng nhưng không có khả năng rỉ sét. Bỏ đá hay các viên bi của trẻ em chơi cũng rất tiện dụng. Sau đó thì dùng keo silicon dán kiếng hồ cá, trét vào, và bịt kín chổ khoét với miếng đậy đã được khoét ra. Đợi silicon khô và dính liền với nắp đậy và miếng gỗ lũa là xong (khoảng 24 – 48 tiếng). Khi khoan nhớ để ý đến vị trí của lỗ khoét, nên là bên dưới đáy của gỗ lũa để tránh phần mất thẩm mỹ.
3. Kẹp gỗ lũa vào vật cứng
Một cách khác nữa, là kẹp vào gỗ lũa với các vật liệu kim khí không có khả năng bị rỉ sét trong nước. Sau đó bắt ốc chết. Loại ốc được bắt chết, cũng phải là loại không có khả năng rỉ sét trong nước. Khi gỗ lũa được trưng bày, thì sẽ được trang trí với các loại cây thủy sinh để che đi phần đã bị bắt ốc chết.
Gốc lũa thật thì có hình dáng tự nhiên, toàn thân đồng nhất. Các mắt hốc trơn tròn nhưng không bóng. Chơi lũa cũng như chơi đá. Lũa mang dấu ấn của tự nhiên nhưng thể hiện tính biểu cảm cô đọng và thẩm mĩ, đặc biệt là trên lũa còn thể hiện sự trải nghiệm của thời gian do lũa được hình thành qua nhiều năm.
Gỗ lũa là phần lõi còn lại của cây gỗ chết sau khi bị ăn mòn bởi nước, hoặc mục, hoặc mối xông. Cái lõi này do nhiều nguyên nhân mà không bị phân huỷ bởi nước, mục ruỗng hay mối. Có thể là do tập trung xenlulô quá dày đặc, hoặc do nhựa cây lúc còn sống tiết ra khiến mối mọt, nước và thời gian cũng chịu thua. Nặng hay nhẹ thì tuỳ từng loại cây và vị trí trên cây của khúc lũa. Ở gốc thì đương nhiên là nặng hơn.
Nói chung thì các khúc lũa đều nổi cả vì lũa kiếm được ở rừng thường đã lộ thiên nhiều năm, hoặc trong thời gian thu gom vận chuyển thì lũa đã khô nước rồi. Gỗ chỉ chìm được khi no nước thôi. Khúc gỗ do người gọt đẽo và khúc gỗ do thiên thiên gọt trông nó khác nhau hẳn. Có khúc được gọt với các đường nét trơn tròn, hốc mắt tự nhiên nhìn là thấy ngay. Nhưng mà có thể nhầm. Đấy là các gốc cây thường do người bán rong bán ở dọc đường. Các khúc cây đó nhìn qua thì cũng thấy hình thù kỳ dị, nhưng nhìn kỹ thì sẽ thấy còn nguyên dấu vết cành que, rễ, vỏ, thân. Thân thường bóng, không đồng nhất và ruột lại xốp và rỗng. Các gốc này thường là gốc chết của sú, vẹt, đước ở vùng đất ngập mặn, tuy có giống lũa về sự hình thành nhưng quá trình xảy ra nhanh trong vài năm và gỗ đó không bền và giá trị thẩm mĩ không cao.
Gốc lũa thật thì có hình dáng tự nhiên, toàn thân đồng nhất. Các mắt hốc trơn tròn nhưng không bóng. Chơi lũa cũng như chơi đá. Lũa mang dấu ấn của tự nhiên nhưng thể hiện tính biểu cảm cô đọng và thẩm mĩ, đặc biệt là trên lũa còn thể hiện sự trải nghiệm của thời gian do lũa được hình thành qua nhiều năm. Kị nhất là trên gốc lũa có thấy tác động của bàn tay con người. Chơi lũa bình thường thì lũa có thể mô phỏng các hình thù có thật như con thú, núi đá, hang hốc… Nhưng chơi đến đỉnh cao thì lại thể hiện những khái niệm, triết lý trừu tượng, thần thái.
Làm lũa no nước thì đúng là chỉ có ngâm nhiều và luộc lên thôi. Họ xử lý gỗ bằng cách luộc đến 3 ngày cơ, để cho ngấm nước đồng đều, rồi lại sấy khô. Tuy nhiên luộc hay ngâm nước đều không chắc chắn là gỗ sẽ chìm. Những khúc nào xuất xứ chìm ở dưới nước thì mới có thể chìm. Còn những khúc trên cạn hoặc trước ở dưới nước rồi lên cạn lâu quá thì chắc sẽ khó chìm đấy. Vì xuất xứ gỗ khác nhau nên có người làm chìm được, có người không. Ở tự nhiên có khi lũa bị ngâm đến hàng trăm năm. Theo kinh nghiệm của dân chơi thì thường dùng cách tốt nhất là cứ buộc nó lại. Vừa chắc ăn lại rút ngắn thời gian rất nhiều.
Một số đặc điểm nổi bật của gỗ lũa
Chọn hình dáng – có thể chọn theo phong cách tự nhiên gỗ có hình dáng đẹp, hoặc chọn và ghép gỗ theo cá tính, hoặc chủ đề.
Chọn mua gỗ lũa phải chọn loại ít mùn, không phai trong nước càng bị lũa càng tốt thịt gỗ đanh, loại này không cần phải luộc mà chỉ cần ngâm trong nuớc vài ngày sẽ tự chìm.
Gỗ tự nhiên trải qua các điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên như lũ lụt….. làm mục các loại cây chết, và bị bào mòn trong môi trường nuớc, đất ngập nước.
Phần bị bào mòn có thể tạo nên những khoảng rỗng và phần còn lại thịt gỗ có đặc tính là chắc, đanh và nặng.
Bản thân gỗ lũa tự chìm do no nước trong đièu kiện ngập trong nước hoặc bị dòng chảy bào mòn.
Thông thường gỗ lũa được các nghệ nhân, người chơi sưu tầm để chế tác thành những tác phẩm nghệ thuật hoặc chơi theo cách của người Nhật. Với những loại gỗ lũa này khi đưa vào bể cá không có khó khăn gì nhiều, chỉ cần chọn thế và dáng cho phù hợp là được.
Đã là dân chơi bể thuỷ sinh, hầu hết ai cũng muốn bố cục thuỷ cảnh của mình trở nên đầy đặn, tinh tế. Một trong các yếu tố tạo nên vẻ đẹp hoàn mỹ cho nó chính những bụi cây thuỷ sinh thân đốt (ta hay gọi là cây cắt – cắm) tròn triạ, rậm rạp. Để tạo được những đường nét hoàn hảo như mong muốn trong bài này, tôi hy vọng sẽ giúp bạn làm được điều đó.
Làm thế nào để tạo sự rậm rạp – um tùm cho cây
Điều cần nhớ là phải trồng càng nhiều cây thân đốt càng tốt ngay từ đầu, chính điều này sẽ giúp tạo sự rậm rạp – um tùm ngay từ đầu. Sau khi được trồng vào hồ, cây thuỷ sinh sẽ phải trải qua giai đoạn tự thích nghi với môi trường. Sau khi đã hồi phục, cây thân đốt sẽ ra rễ và cây bắt đầu phát triển tiếp phần ngọn.
Khi cây phát triển, ta sẽ thấy phần đẹp nhất của chúng là phần ngọn. Cứ để cho chúng mọc vươn tới mặt nước. Ta chỉ cần cắt tỉa sơ sơ trước những cây mọc quá nhanh so với số còn lại. Đến giai đoạn khi đa số cây đã phát triển gần đến mặt nước, đó chính là thời điểm ta phải cắt tỉa hàng loạt.
Chiều dài đoạn thân phải cắt bỏ trong lần cắt tỉa hàng loạt đầu tiên này sẽ cỡ khoảng 7 – 10cm, tuỳ theo chiều sâu cuả hồ nhà bạn tính từ bề mặt nền. Đa số các loại cây thân đốt sẽ đâm 2 – 3 tược mới ngay đốt gần nhất bên dưới vết cắt. Như thế sau lần cắt tỉa hàng loạt đầu tiên này, bạn sẽ có gần như gấp đôi số lượng cây thân đốt sau đợt cắm đầu tiên. Phải nhớ điều chỉnh lại lượng CO2 và lượng dinh dưỡng (giảm) sau đợt cắt tỉa loại bỏ cây hàng loạt này.
Khi cây đâm tược mới, cứ để chúng phát triển thêm cỡ 10 – 12 cm nữa. Khi cây đạt chiều cao cần thiết, việc cắt tỉa lần thứ 2 này sẽ gồm 2 công đoạn. Trước tiên, ta cứ canh bên trên vết cắt cũ (lần trước) khoảng 5 cm thì cắt ngang. Như vậy số tược mới sau này sẽ lại được nhân đôi. Kế tiếp, ta tiến hành tỉa tạo hình cho cả bụi cây theo hình dạng mà ta mong muốn. Việc làm này giúp ta tạo được chiều sâu và mạch chuyển cho thủy cảnh.
Sau này, các lần cắt tỉa tiếp theo ta sẽ dựa theo hình dáng của bụi cây trong lần tỉa tạo hình lần thứ 2 này để thực hiện. Bạn nên nhớ là ngọn cuả cây thân đốt là phần đẹp nhất cuả chúng, vì vậy khi cắt tỉa phải tính toán làm sao để ngay khu vực thấp nhất của cả bụi vẫn có những ngọn mọc chen đều để che đi phần gốc xấu xí, trơ trụi. Bạn hãy tưởng tượng công đoạn cắt tỉa cho chúng cần tỉ mỉ và thẩm mỹ y như bạn đang cắm một lọ hoa.
Tôn dáng vẻ tự nhiên
Vẻ đẹp tự nhiên luôn có sức hút đặc biệt. Trong nghệ thuật cắt tỉa cho cây thuỷ sinh thân đốt thông thường các nghệ nhân kết hợp cả 2 hình thức chăm chút: tạo dáng nhân tạo và tôn vẻ đẹp tự nhiên. Sau khi đã cắt tỉa 2 lần, bạn chỉ cần thỉnh thoảng tỉa tót lại vài chỗ “thừa”, vướng víu, có ảnh hưởng đến mặt tiền chung. Chỉ tỉa bớt những nhánh mọc quá nhanh, sao cho chúng hơi thấp hơn những cây còn lại, là sẽ duy trình được hình khối cuả cả cụm một cách tự nhiên, mà không gây cảm giác mất tự nhiên do quá nhiều can thiệp cuả dao, kéo.
Với cách này bạn không cần theo dõi tốc độ phát triển cuả cây cối thường xuyên như phương pháp kia. Mặc dù, cả cụm cây sẽ phát triển đều và liên tục, thỉnh thoảng có vài chỗ vẫn cần phải cắt tỉa tạo hình lại theo kiểu lần thứ 2.
Cuối bài tôi xin đưa ra một số loại cây thân đốt dễ cắt tỉa tạo thành bụi xum xuê – rậm rạp giúp các bạn tham khảo:
Hemianthus micranthemoides – Trân Châu Thường (Trân Châu Cao)
5 tribat (đất sạch mua trong siêu thị, bao màu vàng)
5 cát xây nhà
5 đất sét bột (bán ở các cửa hàng vật liệu xây dựng, 30 ngàn 1 bao 50kg, giữ cho nền nhả chậm)
1,5 phân con trùn đỏ (hay trùn quế)
0,5 tracatu (tạo vi sinh, nếu ko mua được trong siêu thị thì phải tăng phân trùn đỏ lên 2kg rồi xin vài lít nước của 1 thành viên nào có bể thật trong xanh cây xanh tốt và ko có rêu hại , nếu người đó dùng ADA và có kèm cục vi sinh Bacter ball thì chất lượng nước bể của họ sẽ đem lại các vi sinh tốt cho bể của bạn, đổ lượng nước này vào bể khi mới setup xong nhé)
0,5 tro trấu (mua ở các vườn kiểng, để tạo mùn)
2. Lớp trên:
Đất sạch Tribat và cát xây nhà tỉ lệ 1:1
Sau khi trộn xong 2 lớp bạn làm như sau:
Pha lớp dưới với nước cho sệt lại như trộn vữa xây nhà rồi dùng muỗng múc và rải xuống nền bể khoảng 2cm
Cũng pha lớp trên với nước cho sệt rồi đậy mặt lên trên khoảng 2cm.
Chú ý: pha nước cho thật kỹ và làm từng chậu nhỏ để định lượng cho vừa phải với diện tích đáy bể.
Cuối cùng là lớp sạn nhỏ trang trí cho nền dày tối thiểu 2cm rải lên trên cùng
Các lớp nền có thể được bạn cân chỉnh cho phù hợp với thời gian chơi hay loại cây nhé, nếu theo y như tỉ lệ trên thì sau 8 tháng nền sẽ yếu dần. Nếu muốn nền bền hơn thì tăng thêm độ dày cho lớp dưới (hoặc tăng phân trùn đỏ nhưng đừng quá tay khi chưa có kinh nghiệm).
Như vậy là xong cái nền rồi, vị chi khoảng 30 ngàn cho bể từ 0.8m đến 1,3m tùy theo bạn thích dày hay mỏng.
Sau khi dùng xong các thứ còn thừa để dùng cho những lần sau vì vẫn còn là nguyên liệu khô, chưa bị pha nước.
Rất ít người chơi thủy sinh chú ý đến dòng chảy của nước. Tuy nhiên dòng chảy của nước rất quan trọng và ảnh hưởng đến rất nhiều chu trình quan trọng trong hồ thủy sinh.
Các cách tác động đến dòng chảy của nước trong hồ thủy sinh
Giả dụ, hồ thủy sinh chỉ có đất nền, đá và cây thủy sinh sẽ có rất ít sự chuyển động của dòng nước trong hồ thủy sinh.
Nếu chúng ta lắp cây sưởi vào hồ, dòng chảy của nước sẽ được hình thành sự đối lưu, nước xung quanh cây sưởi sẽ ấm di chuyển lên trên (nước ấm sẽ nhẹ hơn nước mát) và nước mát hơn sẽ thế chổ. Chỉ với cây sưởi trong hồ chúng ta sẽ có hai lớp nước với nhiệt độ khác nhau. Lớp nước ấm hơn sẽ nằm bên trên và lớp nước mát hơn sẽ nằm dưới.
Nếu chúng ta bỏ cá vào hồ, một lượng nước nhất định sẽ di chuyển do sự chuyển động của vây cá khi chúng di chuyển. Số lượng nước di chuyển trong trường hợp này phụ thuộc vào kích thước và số lượng cá trong hồ.Thí dụ, chúng ta chỉ có khoảng nửa chục con Neon trong hồ thì dòng chảy của nước là không đáng kể.
Nếu chúng ta sử dụng máy sụt khí hoặc máy lọc chìm thì dòng chảy của nước sẽ đáng kể do bọt khí của các thiết bị trên tạo ra.
Nếu chúng ta muốn có dòng chảy mạnh hơn trong hồ ta có thể sử dụng, máy lọc ngoài, máy bơm nhỏ đặt trong hồ.
Những yếu tố ảnh hưởng của dòng chảy trong hồ thủy sinh
Trước tiên đối với trường hợp có cây sưởi, dòng chảy sẻ giúp giải quyết vấn đề chênh lệch nhiệt độ của hai lớp nước bàng cách hòa lẫn chúng với nhau. Kết quả là nhiệt độ của hồ sẽ ấm hơn.
Dòng chảy của nước giúp ngăn chặn sự hình thành của váng trên mặt nước. Tăng cường sự trao đổi khí giữ nước trong hồ và không khí.
Dòng chuyển động trong hồ, giúp tăng cường bề mặt tiếp xúc với không khí khi liên lục thay đổi bề mặt của nước. Tất nhiên là sẽ giúp tăng cường tỉ lệ oxygen hòa tan trong nước và giải phóng carbon dioxide vào không khí. Oxygen rất cần thiết cho sức khỏe của cá do đó chúng ta sẽ có thể nuôi được nhiều cá hơn trong cùng một hồ.
Dòng chảy của nước mang oxygen cho vi khuẩn nitrat hóa trong hồ, vi khuẩn nitrat hóa có nhiệm vụ phân hủy những chất thải độc hại trong nước và giúp mang lại dinh dưỡng cho cây thủy sinh.
Một dòng chảy mạnh trong hồ thủy sinh sẽ có giúp tạo luồng nước cho cá bơi lượn thỏa thích và rất có ích.
Dòng chảy của nước thật quan trọng phải không bạn? Do đó bạn hãy tạo dòng chảy cho hồ thủy sinh của mình theo đúng nhu cầu và mục đích của mình.
(Dịch từ “Water Movement in the Aquarium” của Richard Brown)
Một số loài cá cảnh có thể phá cây, dẫu vậy hầu như tất cả chúng đều yêu thích hồ thủy sinh. Cây thủy sinh cung cấp cho cá nơi ẩn náu, thức ăn, lãnh thổ và cũng cải thiện môi trường hồ tốt lên nhiều, xét về khía cạnh chất lượng nước và thẩm mỹ. Nhiều loài cá cũng có ích đối với cây nhờ làm sạch vụn đáy và ăn tảo trên lá. Việc lựa chọn cá và cây thích hợp sẽ mang lại lợi ích tương hỗ nhờ đó tạo ra quang cảnh thủy sinh sống động và thú vị.
Cá ăn tảo
Bề mặt của lá cây thủy sinh là môi trường lý tưởng để tảo phát triển và nếu tảo không được làm sạch khỏi những cây lá lớn và tăng trưởng chậm, nó có thể cản trở quá trình quang hợp. Làm sạch tảo bằng tay khá khó khăn và thường khiến lá bị tổn thương, vì vậy bạn cần tìm ra cách khác để giải quyết việc này. Hầu hết các loại tảo đều chứa nhiều chất đạm và giàu dinh dưỡng, cho nên chúng là nguồn thức ăn lý tưởng đối với cá. Không phải mọi loài cá đều tiêu thụ tảo với số lượng lớn, nhưng qua nhiều năm trời, một số loài nhất định đã thích nghi và phát triển thành loài ăn tảo xuất sắc. Hầu hết những loài cá này đều thuộc nhóm cá tỳ bà, mặc dù một số cá chuột và cá đẻ con cũng là những loài ăn tảo xuất sắc.
Trong hồ thủy sinh, lưu ý chỉ sử dụng những loài cá ăn tảo kích thước nhỏ, một số loài cá ăn tảo phát triển rất to và rồi chúng có thể phá cây nhiều hơn là diệt tảo. Những loài tỳ bà nhỏ, chẳng hạn như Otocinclus và Peckoltia là những loài cá ăn tảo xuất sắc mà chúng có thể nuôi thành bầy nhỏ trong hồ thủy sinh. Chúng liên tục ăn tảo trên cây mà không làm tổn hại đến lá và cũng không phát triển quá to. Các loài cá chuột, chẳng hạn như mập đuôi đỏ (Epalzeorhynchus bicolor) hay cá nút (E. frenatum) chỉ lớn khoảng 15 cm, nhưng thường là những thực khách nhiệt thành. Chúng là những loài lý tưởng đối với hồ trồng cây lá lớn và cứng, chẳng hạn như một số loài Echinodorus. Cá chuồn sông (Crossocheilus siamensis) và cá chuột may (Gyrinocheilus aymonieri) ăn tảo cực mạnh; một số cá chuồn sông thậm chí ăn cả tảo chùm đen, loại mà nhiều loài cá ăn tảo khác từ chối. Cá bảy màu và molly cũng là những loài ăn tảo giỏi và cá molly thậm chí còn ăn cả ốc.
Gyrinocheilus aymonieri (Cá chuột may – sucking loach)
Otocinclus affinis (Cá chuột oto – dwaft otocinclus – tên mới Macrotocinclus affinis)
Peckoltia pulcher (Cá tỳ bà lùn – dwaft pleco – tên mới Dekeyseria pulchra)
Poecilia reticulata (Cá bảy màu)
Poecilia sphenops (Cá molly)
Poecilia velifera (Cá molly vây buồm)
Rineloricaria hasemania (Cá tỳ bà roi – whiptail catfish)
Mặc dù loài cá mập đuôi đỏ (Epalzeorhynchus bicolor) có thể phát triển rất to, chúng rất hữu ích đối với hồ thủy sinh. Loài cá hấp dẫn, linh động và có màu sắc nổi bật này dành phần lớn thời gian để ăn tảo trên các tảng đá và lá cây. Loài cá molly vây cánh buồm (Poecilia velifera) xinh đẹp dùng tảo như là một phần thực đơn của chúng và cũng ăn cả một số ốc sên nhỏ. Loài cá dạn dĩ này thường phô bày bộ vây của mình trong hồ thủy sinh.
Cá vệ sinh
Nhiều loài cây có lá nhỏ, mảnh ở mặt tiền hồ thường bị dính cặn trên lá. Ngoài tự nhiên, cặn bã sẽ được dòng nước và cá vệ sinh dọn sạch. Cá vệ sinh nhỏ có thể được thả vào hồ thủy sinh với mục đích tương tự. Làm sạch cặn bã sẽ giúp cây nhận được nhiều ánh sáng hơn và hành vi sục sạo cũng khiến cặn bã được đẩy đến gần bộ lọc nơi nó bị ngăn lại và loại khỏi hồ. Chuột cory là những loài cá vệ sinh lý tưởng và có thể được nuôi thành nhóm nhỏ trong hồ thủy sinh. Mặc dù cá vệ sinh kiếm được nhiều thức ăn dưới đáy, bạn cũng nên cho chúng ăn thêm thức ăn viên và tấm để đảm bảo chúng nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng.
Một số loài cá chuột, chẳng hạn như chuột culi (Pangio kuhlii) hay bống cát (Acantopsis choirorhynchos) là những loài cá vệ sinh xuất sắc mà chúng thường tự vùi thân và di chuyển bên dưới lớp nền trên cùng. Điều này khiến lớp nền trên cùng thường xuyên được xáo trộn, từ đó ngăn cản sự tăng trưởng của tảo và loại bỏ cặn lắng. Những loài cá như vậy dành phần lớn thời gian ẩn mình bên dưới nền, lũa và đá hay giữa các cây thủy sinh lá nhỏ.
Mặc dù bạn không thấy chúng thường xuyên nhưng chúng đang đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì hồ thủy sinh.
Những loài cá vệ sinh hữu ích đối với hồ thủy sinh
Thực vật nổi vừa hữu ích vừa đem lại vẻ đẹp cho hồ thủy sinh. Các loài cá hoạt động ở tầng mặt như cá sặc, cá bảy màu và cá rìu rất chuộng nơi ẩn náu tạo ra bởi thực vật nổi và rễ của chúng. Nhiều loài thuộc họ cá tai tượng (bao gồm cả cá sặc) làm tổ bọt ngay chỗ có thực vật nổi để đẻ trứng. Điều này hiếm khi xảy ra trong môi trường hồ cảnh đông đúc, nhưng nếu điều kiện phù hợp và mật độ cá thấp, một hồ thủy sinh trong lành với nhiều thực vật nổi là môi trường lý tưởng để các loài thuộc họ cá tai tượng sinh sản.
Những loài cá tầng mặt dành cho hồ thủy sinh
Betta splendens (cá lia thia mang đỏ, cá thia thia)
Bầy cá rìu vạch dành toàn bộ thời gian của chúng để tìm kiếm thức ăn trên mặt nước. Loài cá này thích ẩn náu bên dưới các cây cao và thực vật nổi.
Cá bầy đàn tầng giữa
Những loài cá tetra và lòng tong nhỏ là bổ sung sống động và tuyệt vời đối với hồ thủy sinh. Chúng bơi theo bầy lẫn trong lá cây và vật dụng trang trí trong hồ, thường rượt đuổi lẫn nhau khiến tách thành từng nhóm nhỏ. Hầu hết các loài cá tetra thích hợp với nước hơi mềm và có tính a-xít, môi trường phù hợp với hầu hết cây thủy sinh và thường là trạng thái của hồ thủy sinh được cấp khí CO2. Bởi vì hầu hết cá tetra và lòng tong tương đối nhỏ, chúng có thể được nuôi theo bầy lớn mà không làm hại cây thủy sinh.
Chuột cory là loài nuôi theo bầy rất hữu ích bởi vì chúng xáo trộn nhẹ nhàng lớp nền trong khi liên tục tìm kiếm thức ăn. Dưới đây là loài chuột cory sọc Corydoras trilineatus. Một số cá lòng tong và danio rất linh hoạt và yêu thích dòng chảy vừa phải với thật nhiều không gian trống trong hồ. Những loài này chuộng hồ có dòng chảy và cây to hơn và có lẽ không nên nuôi trong hồ thủy sinh có dòng nước chảy chậm, nghèo ô-xy, và cây cối rậm rạp. Những loài cá bầy đàn cỡ nhỏ dành cho hồ thủy sinh
Rasbora heteromorpha (lòng tong tam giác – harlequin rasbora – tên mới Trigonostigma heteromorpha)
Những loài cá bầy đàn cỡ nhỏ ưa chuộng dòng chảy
Danio sp. (cá xảm bay, danio)
Hasemania nana (tetra chanh – silver-tip tetra)
Tanichthys albonubes (kim tơ, bạch vân sơn điều ngư – white cloud mountain minnow)
Một bầy cá nhỏ, sặc sỡ như trông rất thú vị đối với bất kỳ loại hồ cá nào, nhưng một hồ thủy sinh trong lành sẽ cung cấp rất nhiều chỗ để chúng bơi ra bơi vào.
Cá lớn tầng giữa
Một số loài cá lớn có thể được nuôi trong hồ thủy sinh mà không làm hại cây và nhiều loài còn khiến hồ cá trông sinh động và nổi bật hơn. Loài thông dụng nhất thuộc loại này là cá ông tiên (Pterophyllum scalare) mà chúng di chuyển một cách duyên dáng giữa những cây cao như Vallisneria spp. Mặc dù khi trưởng thành hết cỡ, loài cá này đủ lớn để xơi những con cá nhỏ hơn, chẳng hạn như cá neon đỏ non (Paracheirodon axelrodi) hay lòng tong tam giác non (Rasbora heteromorpha), chúng vẫn thường được nuôi với những loài cá nhỏ hơn chúng rất nhiều.
Nhiều loài thuộc họ cá tai tượng có thể phát triển rất to, bao gồm những con cá sặc mà chúng có thể lớn đến 10-15 cm, mặc dù chúng còn trông có vẻ to hơn nhờ hình dáng tròn trĩnh. Một số loài cá lớn, chủ yếu là cichlid, chọn bề mặt nhẵn nhụi để đẻ trứng. Rồi chúng dành thời gian để chăm sóc trứng và bảo vệ cá con. Quan sát quá trình này trong hồ cảnh là một trải nghiệm tuyệt vời đối với người nuôi cá. Lá thủy sinh lớn chẳng hạn như Echinodorus spp. là nơi lý tưởng để đẻ trứng. Cá ông tiên (Pterophyllum scalare) và cá đĩa (Symphysodon spp.) đặc biệt thích đẻ trứng trên những lá lớn.
Cá cichlid tí hon cũng thể hiện hành vi tương tự trong hồ thủy sinh, dù nhiều loài đẻ trứng trong hang hốc tự nhiên cũng như trên lá cây. Những loài cá này là bổ sung lý tưởng đối với hồ thủy sinh có một số khoảng trống gần nền đáy, và thể hiện nhiều hành vi và cá tính hơn so với các loài cá khác.
Pelvicachromis pulcher (cichlid cầu vồng – kribensis)
Nuôi chung cá sặc chẳng hạn như những con trân châu, cẩm thạch và cẩm thạch vàng này để phòng tránh sự hung dữ của từng cá thể. Những loài cá lớn này rất duyên dáng và bơi lội khoan thai nên không làm hại cây. Có rất ít loài cichlid phù hợp với hồ thủy sinh, nhưng loài cichlid vẹt lùn này (Apistogramma cacatuoides) không quá lớn và sẽ dựa vào cây thủy sinh để thiết lập một vùng lãnh thổ nhỏ, và thậm chí còn sinh sản.
Cá lớn và cá ăn cây
Có nhiều loài cá không thể nuôi trong hồ thủy sinh. Một số cá characin cỡ lớn là những loài ăn thực vật và tiêu thụ cây cực nhanh; các loài cichlid hung dữ cũng phá cây mặc dù điều này là hậu quả của hành vi bảo vệ lãnh thổ chứ không phải là chúng ăn cây; và những loài cá lớn như cá he đỏ và cá đong mỏ-lết (spanner barb) sẽ phá cây vì lối bơi lội càn quấy của chúng.
Tuy nhiên, một số cây đủ mạnh mẽ và được dùng để bổ sung thêm ít cây cối cho hồ nuôi những loài cá này.
Dương xỉ Java (Microsorium pteropus) là loài cây mạnh mẽ với lá có nhựa độc để chống bị cá ăn, dẫu vậy đa số cá ban đầu vẫn cố thử nhấm nháp một chút. Mặc dù khó ăn, một số loài cichlid lớn vẫn có thể cắn nát dương xỉ Java nhưng những loài cá ăn thực vật có thể nuôi chung với dương xỉ Java một cách an toàn.
Hầu hết các loài Anubias có lá dày như da thuộc khiến chúng đủ mạnh để chịu đựng được đôi chút càn quấy từ cá lớn. Điều này cũng đúng với các loài cây bán cạn, mà chúng thường có lá dày với bề mặt trơn láng để không bị khô khi vươn lên khỏi mặt nướ
Khi cắt tỉa cây thủy sinh có nhiều vấn đề cần chú ý, điều này có liên quan đến việc sinh trưởng của cây sau khi cắt tỉa:
Cắt tỉa và thay nước tránh tiến hành đồng thời , khi cắt tỉa xong cây thường bị tổn thương, sẽ ngừng thời gian sinh trưởng trong một thời gian ngắn, nếu đồng thời thay nước, chất nước sẽ sản sinh biến hóa làm rối loạn cây.
Khi cắt tỉa, cố gắng tránh cắt tỉa toàn bộ các cây trong bể thủy sinh, nếu làm như vậy các cây trong bể thủy sinh sẽ ngừng sinh trưởng một thời gian, trong thời gian chưa bểi phục, phải tiến hành điều chỉnh điều kiện môi trường trong bể thủy sinh như việc tăng cường ánh sáng và khí CO2, phân bón cho cây phải giảm thiểu để tránh thời gian cây không hấp thụ được sẽ tạo điều kiện cho các loại rong hấp thụ các chất dinh dưỡng còn thừa sẽ sinh sôi, nảy nở.
Nhổ cây khi cắt tỉa, phải dọn sạch những rễ già lưu lại ở đáy, để tránh thối rữa làm biến hóa chất nước( sản sinh khí amoniac và axit kali nitrat).
Khi cắt tỉa cố gắng loại bỏ những lá già, để lại những lá mới.
Thay nước bể thủy sinh
Khi cỏ được nuôi dưỡng trong thời gian dài, việc thay nước sẽ vô cùng quan trong đối với việc sinh trưởng của cây. Dù là đã lắp đặt một thiết bị lọc nước tương đối tốt nhưng trong bể thủy sinh vẫn tích lũy các thực vật làm trở ngại quá trình sinh trưởng của cây. Trong điều kiện này phải tiến hành bón phân, thực vật cũng không thể sinh trưởng tốt được, sẽ tạo ra lượng phân quá nhiều. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự xuất hiện các loại rong rêu. Để phòng trừ phải thay nước định kì. Quá trình thay nước sẽ căn cứ vào số lượng cây trong bể thủy sinh và các chủng loại cây khác nhau. Thông thường thì khoảng hai tuần thay 1/4 – 1/3 lượng nước trong bể thủy sinh. Nếu không thêm khí CO2 thì khoảng 2 -3 ngày tiến hành thay nước 1/4 – 1/3 lượng nước. Đặc biệt là khi thay nước phải chú ý những việc sau:
Tốt nhất trước khi thay nước, bổ sung lượng nước mới phải xử lý tốt nước đưa vào( Loại trừ sạch Clo, khử trùng tiệt trùng nước, loại trừ các mầm mống của rong rêu, nguyên nhân của bệnh và vi khuẩn nảy sinh).
Khống chế nhiệt độ khi thay nước, đặc biệt là ở mùa đông, phải thay nước nhanh, lượng nước thay một lần không nên quá nhiều.
Khi thay nước kiến nghị nên ngừng hoạt động của máy lọc nước, làm cho mặt nước yên lặng, sau đó tiến hành công việc thanh lý bể như loại trừ rong rêu ra khỏi bể thủy sinh( để tránh cho các loại rong theo nước vào trong bể).
Khi thay nước nếu khi máy lọc đang trong quá trình lọc, phải dùng nước sạch để thay để tránh phá hoại sinh thái trong máy lọc.
Càng không nên thay máy lọc đồng thời với việc thay nước.
Ánh sáng bể thủy sinh
Đối với bể thủy sinh, thời gian chiếu sáng nên có quy luật, thời gian chiếu sáng một ngày khoảng trên dưới 10 tiếng là tốt nhất. Nếu trong điều kiện có thể khống chế được ánh sáng chiếu vào, thời gian chiếu sáng có thể điều chỉnh cho thích hợp, bể thủy sinh cả ngày luôn được chiếu sáng thì nhất định phải có 5- 6 tiếng hoàn toàn tối mới tốt. Nếu thời gian tối không đủ, thời gian sáng quá dài sự sinh trưởng của cây sẽ trở nên xấu đi.
Ngoài ra, chiếu sáng không có quy luật sẽ làm tổn hại đến sự sinh trưởng của cây. Nếu vì bận rộn mà không có thời gian chăm sóc cây, có thể dùng máy hẹn giờ. Làm như vậy có thể tự động cố định thời gian chiếu sáng hoặc để tối, thời gian chiếu sáng sẽ đươc duy trì cố định.
Tôi không nhớ là tôi đã yêu thủy sinh từ khi nào. Tôi chỉ nhớ là nó cũng đã lâu lắm rồi (cho đến bây giờ tôi vấn còn mê mệt). Và khi đã lỡ yêu “thủy sinh” thì tôi cũng sẵn sàng làm tất cả mọi cách để có được cái mà mình yêu thích. Trải qua bao nhiêu thăng trầm, cuối cùng hôm nay tôi cũng tích luỹ được 1 ít kinh nghiệm (kể cả máu xương) để chia sẻ với các bạn “Những người đã, đang và sẽ yêu thủy sinh”. Đối với người mới chơi hồ thủy sinh và chưa có kinh nghiệm:
1. Không nên dùng hồ quá nhỏ hay quá lớn để trồng cây
Vì hồ thủy sinh cũng là một hệ sinh thái (được thu nhỏ). Hồ nhỏ cũng như ao nước nhỏ, cơ hội nước bị thúi càng cao(nếu không có biện pháp xử lý đúng đắn). Còn nếu như hồ lớn thì đòi hỏi người chơi phải có kinh nghiệm trong việc làm nền, trồng cây… Chiều dài của hồ thích hợp cho người mới chơi thủy sinh theo tôi thì 60-120 cm là tốt.
2.Chiều cao của hồ đừng có quá cao
Vì nếu hồ cao quá thì ánh sáng chiếu xuống hồ không được sâu(ảnh hưởng đến việc quang hợp của cây), rất bất tiện cho việc làm vệ sinh hồ. Bình thường nếu dùng đèn huỳnh quang(neon) thì chiều cao của hồ không nên cao quá 60 cm. Còn nếu cần hồ có chiều cao hơn 60 cm. thì nên dùng loại đèn có ánh sáng mạnh như đèn Metal Halide.
3.Hồ thủy sinh không nên có nắp
Nếu hồ có nắp sẽ làm cho mình rất vất vả khi phải làm vệ sinh hồ hay cắt tỉa cây. Vì cây thuỷ sinh, phải được chăm sóc và cắt tỉa thường xuyên thì cây mới đẹp hơn. Ngoài việc bất tiện như nêu trên, việc bổ xung thêm bóng đèn cho phù hợp với như cầu của cây thì không thể. Vì nắp hồ chỉ cho phép gắn được 1 hay 2 bóng thôi. Quan trọng nhất, xứ mình là xứ nóng (nhiệt đới). Nếu hồ có nắp sẽ làm cho hơi nóng phát ra từ bóng đèn không thoát ra ngoài được. Cộng với nhiệt độ cao bên ngoài sể làm cho nhiệt độ của nước trong hồ tăng cao, làm ảnh hưởng đến cây không phát triển được và sau đó sẽ chết. Cây thủy sinh nói chung, thích hợp với nhiệt độ nước lạnh từ 20-28 độ C vì thế chúng ta phải làm cho nước luôn luôn mát, có thể gắn thêm quạt cho thổi xuống mặt nước để giải nhiệt.
4.Tránh việc dùng lọc trong hồ (Internal fillter)
Vì đa số, hồ được làm và bán trên thị trường là hồ nuôi cá. Bên trong hồ hay có hộp lọc kiểu cho nước tràn vào và bơm ra. Đây là nguyên do làm cho CO2 phát tán vào không khí nhiều hơn thay vì tan trong nước trước khi cây hấp thụ. Còn một vấn đề nữa là lọc tràn sẽ làm dòng chảy của nước trong hồ chỉ tập trung vào một chỗ. Về thẩm mỹ thì lọc trong hay chiếm diện tích và khó sắp sếp bố cục.
5.Nền hồ thủy sinh
Nếu dùng nền công nghiệp dạng hạt như ADA thì không có gì phải lo lắng. Chỉ bỏ vào hồ, sắp sếp bố cục và trồng cây là xong. Còn dùng sỏi nước ngọt trộn với phân chuyên dùng cho cây thủy sinh làm nền thì đòi hỏi sự tỷ mỷ hơn. Không nên dùng sỏi có kích cỡ quá lớn hay quá nhỏ hoặc cát xây dựng và sỏi có vỏ ốc& san hô để làm nền. Sỏi có kích cỡ quá lớn sẽ làm cho những loại cây thủy sinh có bộ lễ nhỏ không bám vào nền được. Còn sỏi nhỏ hay cát xây dựng, qua một thời gian sẽ bị áp lực của nước trong hồ đè ép làm cho Oxygen mà rễ cây nhã ra không thể lưu chuyển được và sẽ xảy ra tình trạng dưới đáy nền bị đen thúi (do vi sinh yếm khí). Còn sỏi có vỏ ốc & san hô sẽ làm cho nước cứng (độ pH cao) không thích hợp cho việc trồng cây thủy sinh. Nói đúng ra việc làm nền này rất quan trọng và phải chuẩn bị, có kế họach thật tốt ví dụ chỗ nào mình làm nền cao thì nên trồng những loại cây có bộ lễ khỏe. Bình thường nền hồ phải có độ dầy khoảng 6-8 cm. Lưu ý: Nếu chưa có kinh nghiệm, không nên tự trộn sỏi và phân chuyên dùng cho cây thủy sinh với đất sét. Đất sét sẽ làm cho nước đục khi nhổ cây, và cũng là nguyên do làm cho nền bị bí dẫn đến đáy nền bị thúi. Bất cứ chất hữu cơ nào cũng không nên trộn với sỏi để làm nền.
6. Không thả cá vào ngay sau khi set up hồ xong
Vì trong thời gian này hệ sinh thái trong hồ và lọc nước chưa đi vào ổn định, trong hồ xảy ra quá nhiều chất độc hại đối với cá và cá sẽ không chịu đựng được và chết. Sau khi set up hồ xong thì 2-3 ngày sau mới thay nước khoảng 50% và sau đó có thể thả cá hay tép ăn rêu vào vì đa số những loại cá ăn rêu sẽ có sức chịu đựng với môi trường của hồ mới set up tốt hơn. Sau thời gian set up hồ ít nhất 2 tuần mình mới có thể thả cá vào đươc.
7. Đèn cho hồ thủy sinh
Việc lắp đèn chiếu sáng cho hồ thủy sinh nên lắp dự trữ theo kiểu thà là dư (More is better) vì nếu mình lắp đèn dự trữ cho hồ sau này việc tăng hoặc giảm đèn theo tình hình hay theo loại cây thì sẽ dễ dàng hơn. Việc lắp đèn nhiều có thể làm cho cây không được khỏe(nếu CO2 và dinh dưỡng không cân bằng với ánh sáng) nhưng nếu hồ thiếu ánh sáng thì sẽ có một số loại cây biến mất hoặc chết.
8. Phân cho hồ thủy sinh
Nguyên tắc bón phân nước sẽ ngược lại với việc lắp đèn thà là thiếu (Less is enough) để tránh vấn đề rêu. Người mới chơi thủy sinh, mà tôi đã từng gặp (có một số người) khi hồ có vấn đề về rêu và không biết cách điều trị rêu đã cảm thấy nản lòng và bỏ chơi luôn. Vì vậy cho dù là người mới chơi hay người đã có kinh nghiệm thì nên bón phân mội lần 1 ít và sau đó theo dõi tình hình sức khỏe của cây. Còn phân nhét thì phải sử dụng thường xuyên để giữ dinh dưỡng trong nền được lâu dài.
9. Hồ mới set up với người mới chơi
Để tránh vấn đề rêu khi làm nền xong nên bỏ nước vào cho đầy hồ (chưa trồng cây) và cho máy lọc chạy khoảng 1-2 tuần là cần thiết. Thời gian đầu set up hồ nếu tránh được rêu thì việc chăm sóc cây sau này sẽ dễ dàng hơn. Việc cho máy lọc chạy trong thời gian chưa trồng cây mình không cần mở đèn và CO2 và ngược lại mình nên bơm oxy vào hồ để giúp cho vi sinh phát triển được nhanh. Nhưng vi sinh sẽ phát triển nhanh hơn nếu mình lấy nước nuôi cá từ hồ khác bỏ vào hay lấy bông lọc nước cũ (đang xài và hồ đó không bị bỏ muối trị bệnh cho cá) từ hồ khác bỏ vào máy lọc. Nếu muốn nhanh hơn, ta có thể xài vi sinh công nghiệp.
10. Thời gian đầu nên trồng nhiều cây và nhiều chủng loại để tránh việc rêu xuất hiện trong hồ
Nên trồng loại cây Stem plant và loại cây rẽ tiền vì mấy loại cây này sống dai và dể kiếm và nếu muốn trồng cây đắt tiền hoặc cây khó trồng để thử tay nghề thì nên chờ cho hồ qua thời gian RUN IN PERIOD. Việc trồng cây thủy sinh là một việc đòi hỏi người trồng phải có kiến thức và hiểu biết về thủy sinh và quan trọng nhất là phải biết kiên nhẫn. Hình của tất cả các hồ thủy sinh đẹp mà đăng tải trong những tạp chí và cả trên mạng không phải hồ mới set up rồi đẹp ngay. Tất cả hồ đó phải trải qua thời gian nhiều tháng và bỏ nhiều công sức chăm sóc nó mới đẹp như mình thấy.
Như các bạn đã biết hồ thủy sinh là một hệ sinh thái khép kín. Trong hồ có nhiều loại động vât thủy sinh sinh sống kể cả những loại vi khuẩn. Mỗi ngày chúng ăn và thải ra nhiều chất thải. Chất thải này nếu không được sử lý hay sử lý không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và hệ sinh thái trong hồ. Thậm chí nó sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe của cây và thủy sinh vật. Để sử lý những chất thải này, thay nước cũng là 1 biện pháp để giảm thiểu lượng chất thải. Nhưng thay nước nhiều hay thường xuyên cũng không phải việc làm có lợi cho hồ thuỷ sinh (việc thay nước chỉ nên thay mỗi tuần 1 – 2 lần). Để đạt được hiệu quả cao trong việc sử lý chất thải trong hồ thủy sinh, lọc nước sẽ đóng vai trò này.
Máy lọc dùng cho việc lọc nước trong hồ có hình dạng khác nhau cũng như nguyên lý hoạt động. Loại máy lọc thường gặp là:
Lọc treo (Overhang fillter)
Lọc đáy (lọc nền) dùng sỏi đáy trong hồ làm vật liệu lọc
Lọc ngoài (Canister or External fillter) đặt ở ngoài hồ
Cây thủy sinh sẽ nhả ra Oxy mà thủy sinh vật cần và làm sạch nước “tự nhiên” bằng cách hấp thu chất độc hại như Ammonia và Nitrogen mà thủy sinh vật thải ra. Đó là lý do tôi luôn luôn nói “Nếu cây thủy sinh trong hồ khỏe thì cá, tép đương nhiên cũng sẽ khỏe (ngoại trừ cá mới mang về hoặc cá đã có mầm bệnh)”.
Nhưng ngoài hệ thống lọc, chúng ta cũng nên nghĩ đến những nhu cầu cơ bản của cây thủy sinh:
Nước
Ánh sáng
CO2 (carbon dioxide).
Cây thủy sinh sống và tồn tại dựa vào nước. Cây thủy sinh thực thụ mà chúng ta trồng có thể sống trong môi trường nước nghèo nàn dinh dưỡng. Khi nước trở nên giầu dinh dưỡng, rêu tảo sẽ thừa cơ hội hấp thu dinh dưỡng và phát triển nhanh hơn cây thủy sinh. Trong trường hợp này nếu lọc nước tốt sẽ có khả năng loại trừ vấn đề này song song với việc thay nước thường xuyên.
Nếu lọc nước của chúng ta có dung tích nhỏ, đương nhiên là số lượng nước được lọc sẽ ít theo và không thể loại trừ hay ngăn cản rêu tảo ra khỏi hồ. Ngoài ra cá, tép trong hồ sẽ bị bệnh nếu lọc nước không được làm vệ sinh thường xuyên. Nếu lọc tốt, hệ vi sinh trong lọc sẽ loại trừ hay khống chế mầm bệnh (gây bệnh cho cá tép) và rêu tảo không tồn tại được.
Tiếp theo, xét về yếu tố ánh sáng, Lọc treo hay lọc trên hồ sẽ làm giảm hay ngăn cản nguồn ánh sáng mà cây thủy sinh rất cần. Hồ thủy sinh, ánh sáng phải được phân bổ đều khắp hồ và không bị che khuất.
Cuối cùng, xét về vấn đề liên quan đến CO2. Máy lọc có khả năng làm thông khí hay đánh tan khí vào nước, đó là nguyên do làm cho CO2 bị thất thoát. Giống như chúng ta lắc lon SODA. Sau đó mở nắp lon “Xuỵt” tất cả CO2 trong lon sẽ bay ra vào không khí, soda sẽ trở nên nhạt tẻ. Chắc chắn chúng ta không thích soda nhạt cũng như cây thủy sinh. Tất cả các loại lọc tạo sự tiếp xúc giữa nước và không khí, là nguyên nhân làm cho Co2 trong nước thất thoát. CO2 dễ dàng hòa tan vào trong nước hơn không khí gấp 70 lần nhưng dễ hòa tan bao nhiêu thì cũng dễ thất thoát vào không khí bẫy nhiêu. Lọc nước chuyên dùng cho hồ cá là yếu tố đầu tiên liên quan trực tiếp đến cá, tép, phải tạo ra Ôxy thay thế CO2. Còn hồ nuôi trồng cây thủy sinh thì không thể dùng lọc nước làm phân tán CO2 hay tạo ra sự chuyển động hoặc làm cho nước tiếp xúc trực tiếp với khí.
Máy lọc mà đáp ứng được cho cả 3 hình thức (làm sạch nước, không che nguồn ánh sáng, không làm Co2 tan trong không khí) là 1 trong những thiết kế đặc biệt để cây thủy sinh phát triển : Máy lọc ngòai (external, canister power filter) rất mạnh, mình không nên lắp đặt đầu ống dạng phun tia (spray bar). Ống nước ra phải cho nó thấp hơn mặt nước và hãy quên việc sử dụng – lắp đặt đầu ống phun tia.
Phương pháp dùng sỏi từ lớp nền bên dưới làm lọc đáy sẽ có 1 vài ảnh hưởng. Đầu tiên, lớp phân nền(trộn với sỏi) bên dưới không thể sử dụng được, thứ 2 khi sử dụng 1 thời gian cát bắt đầu hết tác dụng trong việc lọc, cuối cùng, khi cây lớn lên, rễ cây sẽ ngăn dòng chảy của nước thông qua lớp nền bên dưới. Tuy nhiên phương pháp này lại tốt cho hồ thủy sinh giai đoạn đầu khi mới set up . Nó sẽ đem Oxy trong nước trực tiếp đến rễ cây và làm cho nhiệt độ (đã chênh lệch) giữa nền và nước bằng nhau. Mặc dù có sự phát triển tốt hơn trong thời gian đầu, nhưng trên thực tế hệ thống lọc đáy , sau 1 thời gian, sẽ làm nảy sinh các vấn đề đã đề cập ở trên. Chắc chắn nguyên lý này không ứng dụng cho người trồng cây thủy sinh muốn thay đổi bố cục thường xuyên.
Nguyên lý lọc có thể phân ra được 2 lọai:
Lọc hóa học
Lọc sinh học
Quá trình lọc sinh học
Lọc hóa học dùng than họat tính hay zeolite để loại Ammonia & Nitrogen ra khỏi nước. Còn lọc tự nhiên hay sinh học thì dùng vi khuẩn để phân hủy Ammonia & Nitrogen và chuyển hóa thành Nitrates ít độc hại hơn (với thực vật thuỷ sinh) qua quá trình Oxy hóa. Cả 2 phương pháp này đều có lợi điểm và cùng được sử dụng cho hồ cá và cây thủy sinh.
Khi mới set up hồ cho đến lúc vi khuẩn đã phát triển tối đa trong vật liệu lọc, quá trình lọc hóa học với than họat tính có thể làm giảm vi khuẩn. Nhưng nếu chỉ dùng than họat tính bỏ vào trong hộp lọc của máy, nó sẽ giữ lại nhiều mẩu cặn thải lớn. Sau 1 thời gian các cặn thải này sẽ trở thành thức ăn cho vi khuẩn (nitrobacteria), chuẩn bị vào quá trình lọc sinh học 100%. Than họat tính sẽ tự mất khả năng lọc của nó trong 1 hoặc 2 tuần, thay vào đó hệ vi sinh bám trên than hoạt tính sẽ phát triển tốt hơn và đảm nhận vai trò lọc sinh học.
Việc xác định thời gian chuyển đổi từ lọc hóa học sang lọc sinh học rất quan trọng. Không nên chuyển từ lọc với than hoạt tính sang lọc sinh học trong thời gian quá ngắn. Vì hệ vi sinh (nitrobacteria) bám trên than và các vật liệu lọc khác chưa phát triển đủ mạnh để đảm nhận trọng trách lọc sinh học trong thời gian đầu. Nếu điều này xảy ra (lấy than hoạt tính ra khỏi lọc) sẽ có sự mất cân bằng về sinh thái, cá sẽ bắt đầu chết và rêu tảo bắt đầu phát triển. Do đó, than hoạt tính có thể tiếp tục được sử dụng như là vật liệu lọc cho quá trình lọc sinh học.
Mặc dù là 1 vật liệu lọc rất tốt và cần thiết để làm sạch môi trường nước nhưng than hoạt tính có 1 bất lợi là hay làm cho lọc bị tắc sau 1 thời gian. Vì vậy nó thường được thay thế bằng các vật liệu lọc khác cũng tốt cho sự phát triển của con vi khuẩn. Việc thay vật liệu lọc không quá khó, việc quyết định thời gian khi nào cần thay mới khó. Tóm lại, than họat tính nên được thay thế ngay sau lần thứ nhất hay thứ hai lọc bị tắc.
Quá trình lọc sinh học
Thật sự không cường điệu chút nào khi nói rằng môi trường hồ thủy sinh phụ thuộc rất nhiều vào quá trình lọc sinh học. Khi hệ vi sinh phát triển thịnh vượng, nước sẽ sạch và không có rêu tảo.
Phản ứng hóa học (thông qua quá trình oxy hóa) bởi vi khuẩn đã chuyển hóa Ammonia từ dạng độc hại sang không độc hại : ammonia (NH3) > Nitriet (NO2), Nitrate (NO3). Vi khuẩn chuyển NH3 thành NO2 được gọi là Nitrosomonas và NO3 là Nitrobacter. Nghiên cứu cho thấy rằng việc duy trì nitrate sẽ ít độc hai hơn nitrite khỏang 70 lần. Nhưng nếu tích luỹ nhiều trong nước nó cũng trở thành độc hại. Do đó, chúng ta cần phải luôn thay nước thường xuyên ngay cả khi vẫn dùng máy lọc nước. Máy lọc nước có khả năng loại bỏ nitrates có thể xuất hiện trong thế kỷ sau.
Để quyết định độ Nitrate và Nitrite trong nước có 2 cách tính: dùng dụng cụ đo và phương pháp hóa học. Cách thứ 2 sẽ tốt hơn nhưng đó có thể không thuận tiện về chi phí. Tốt nhất để biết được độ nitrates mình có thể đánh gía từ độ pH. Khi nitrates tăng độ pH sẽ giảm, và nước nếu có nitrites cao sẽ có pH cao. Nếu độ pH 5.0 nó cho thấy độ nitrate cao.
Độ pH bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố. Yếu tố thứ nhất là nitrates còn gọi là acid. Yếu tố thứ 2 khi vi khuẩn bị oxy hóa chúng sẽ hấp thu Oxygen và thải ra Co2. Tương tự ,mức độ ô nhiễm ở sông cũng được biểu hiện như một biểu đồ gọi là B.O.D(như cầu sinh hóa học – Oxygenbiochemical oxygen demand) . Điều này cho thấy rằng có bao nhiêu Oxygen được sử dụng bởi vi khuẩn, do đó nó là cũng vật chỉ thị mức độ chất thải hữu cơ trên sông.