Green water (Tảo lục)

Đây thường là hệ quả của hiện tượng đục nước kéo dài trên 10 – 14 ngày. Nên nhớ là hiện tượng nước có màu xanh do tảo lục gây ra này không phải lúc nào cũng giống nhau. Vì đây là vấn đề rất thường xảy ra và khó giải quyết, nên cũng có nhiều biện pháp khắc phục để ta cân nhắc, lựa chọn. 

Hoàn cảnh – điều kiện dẫn đến việc nước bị đục và có màu xanh này thường là do tình trạng phú dưỡng của môi trường nước: hàm lượng nitrate, phosphate cao cộng thêm sự hiện diện của ammonia/ammonium. Việc xáo trộn nền thường là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên. Trong điều kiện phú dưỡng của môi trường, loại tảo lục sẽ phát triển rất mạnh, cần nhớ rằng rêu tảo hấp thu phosphate dễ dàng hơn cây thủy sinh nhờ vào thành tế bào rất mỏng của chúng. Tảo lục sẽ nhanh chóng hấp thu hết ammonia/ammonium và phosphate, nhưng sau đó chúng không tàn lụi đi mà sẽ chuyển qua hấp thu các loại dinh dưỡng khác như nitrate. Vì vậy bạn sẽ hiểu tại sao thay nước không giải quyết được vấn đề tảo lục. Khi tảo lục bộc phát, nguồn dinh dưỡng trong nước nhanh chóng giảm thấp do bị hấp thu mạnh, nhưng sau đó tảo lục có thể quay sang hấp thu các chất khác như sắt và các nguyên tố vi lượng khác. Vì vậy, thường người ta tìm cách khắc phục từ căn nguyên của vấn đề, nhưng vẫn không tài nào hạn chế được tảo lục phát triển do những lý do mà tôi đã đề cập đến.

Tảo lục

Có 5 biện pháp để xử lý – khống chế hiện tượng nước xanh do tảo lục:

  1. Tắt đèn
  2. Dùng máy lọc tảo cát
  3. Chiếu xạ bằng tia cực tím (UV)
  4. Phù du phiêu sinh
  5. Thuốc diệt tảo/chất kết dính, kết tủa


4 biện pháp đầu không gây hại cho cá, biện pháp thứ 5 thì ngược lại.

1. Tắt đèn và che kín hoàn toàn hồ thủy sinh

Áp dụng trong thời gian 4 ngày bằng khăn trùm, hoặc giấy dán có màu sẫm…phải chuẩn bị tinh thần là, nước sẽ bị ô nhiễm do xác tảo lục chết, phân hủy trong quá trình diệt tảo này. Do vậy, phải thay nước lúc trước và sau quá trình diệt tảo theo phương pháp ngăn ánh sáng này, và cũng phải kiểm tra hàm lượng ammonia sau khi thay nước.

2. Dùng máy lọc tảo cát

Đây là cách mà tôi thích áp dụng. Tôi thường dùng máy lọc tảo (Diatom filter) Magnum 350w/Micron với bột tảo cát. Kiểu lọc này sẽ loại bỏ sạch sẽ tảo lục, không gây mất cân bằng hệ vi sinh, không có chuyện xác tảo lục còn nằm lại phân hủy gây ô nhiễm. Nếu hồ bạn bị tảo lục nặng thì nên kiểm tra lọc liên tục để phòng ngửa lọc bị nghẹt. Chỉ việc làm vệ sinh rồi cho lọc chạy tiếp. Để trả nước hồ về trạng thái trong xanh lchỉ là vấn đề vài phút hoặc cao lắm là vài giờ tùy theo kích thước hồ và tình trạng rêu tảo.

Để hiểu thêm về máy lọc tảo cát (Diatom filter) tham khảo link này: http://www.aquariumguys.com/diatomfilter.html

3. Chiếu xạ bằng tia cực tím (UV)

Chiếu xạ thanh trùng bằng tia UV (tia cực tím, tia tử ngọai) sẽ không những diệt tảo mà còn diệt cả phiêu sinh và các loại khuẩn trong nước. Nếu thường xuyên sử dụng phương pháp này thì hồ thủy sinh của bạn sẽ có vấn đề (về biến dưỡng) do hao hụt một vài dưỡng chất quan trọng. Khá tốn kém nhưng không giải quyết được vấn đề xác tảo chết phân hủy gây ô nhiễm nước. Nếu bạn có khả năng sắm máy thì có thể áp dụng…nhưng dĩ nhiên là không hiệu quả bằng máy lọc tảo (Diatom filter).

4. Phù du phiêu sinh

Thả một loại sinh vật phù du có tên là Daphnia (thủy trần, bo bo?) vào hồ để chúng ăn tảo lục. Cách này hơi khó một chút. Thứ nhất, bạn phải chắc rằng ngòai Daphnia ra bạn không đưa kèm mấy thứ không mong muốn khác vào hồ. Thứ hai, bạn phải cách ly đàn cá khỏi hồ, nếu không bọn cá sẽ nhậu sạch sẽ đám Daphnia này trước khi chúng có thể thi hành công vụ được.

Xem link: http://en.wikipedia.org/wiki/Daphnia

5. Thuốc diệt tảo/chất kết dính, kết tủa

Tôi không thích cái cách cuối này lắm. Thuốc diệt tảo có thể gây ngộ độc cho cá, còn chất kết dính/kết tủa thì dính vào mang cá, tuy không làm chết cá nhưng làm giảm chức năng hô hấp của cá khiến chúng yếu sức dễ nhiễm các loại bệnh cơ hội.

Câu hỏi - Thắc mắc - Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *